Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Phát triển dịch vụ y tế thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 78 trang )

3

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ Y TẾ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ
1.1. Dịch vụ y tế
1.1.1. Khái niệm dịch vụ
Theo lý thuyết kinh tế học, dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế không phải
là vật phẩm mà công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức
và kỹ năng chuyên nghiệp, kinh nghiệm tổ chức và thương mại.
Có nhiều ngành dịch vụ khác nhau và mỗi ngành có một đặc điểm riêng, tuy
nhiên, dịch vụ được các nhà nghiên cứu định nghĩa như sau:
Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên
kia chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu của một cái gì đó. Dịch vụ
của nó có thể có hay không gắn liền với sản phẩm vật chất.
Như vậy, dịch vụ cũng là một sản phẩm và phải được gắn liền với các hoạt
động để tạo ra nó tùy theo đặc điểm và mục tiêu của từng loại hình dịch vụ đó. Dịch
vụ không tồn tại dưới dạng hiện vật và không có các yếu tố cấu thành giống như sản
phẩm vật chất, do đó, dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với sản phẩm vật
chất, nên dịch vụ là sản phẩm có tính vô hình. Con người không thể nhìn thấy dịch
vụ và không thể đánh giá, nhận xét như sản phẩm vật chất thông thường.
1.1.2. Dịch vụ y tế
1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người
cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ như: Khám chữa
bệnh, phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ, tư vấn sức khoẻ do các cơ sở y tế Nhà nước
(trạm y tế xã/phường, trung tâm y tế quận/huyện, các cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành
phố và trung ương) và các cơ sở y tế tư nhân (phòng khám, bệnh viện tư, hiệu
thuốc) cung cấp.
Dịch vụ y tế là các chức năng dễ thấy nhất của bất kỳ hệ thống y tế, cả hai
cho người dùng và công chúng nói chung. Dịch vụ cung cấp đề cập đến các đầu vào
như tiền bạc, trang thiết bị, nhân viên và các loại thuốc được kết hợp để cho phép




4

việc cung cấp các can thiệp y tế. Cải thiện tiếp cận, vùng phủ sóng và chất lượng
dịch vụ phụ thuộc vào các nguồn lực này chính là có sẵn, về những cách dịch vụ
được tổ chức và quản lý, và ưu đãi ảnh hưởng đến các nhà cung cấp và người sử
dụng.
Có quan niệm cho rằng, dịch vụ y tế là hàng hoá y tế song không được sử
dụng vì dễ bị lợi dụng để biện minh cho hoạt động y tế kiếm lời, trái đạo đức của
thầy thuốc, nhưng trên thực tế các dịch vụ y tế vẫn ít nhiều mang tính chất của hàng
hoá: có nhu cầu, có người cung cấp và có người sử dụng thì phải trả tiền (có thể
người trả tiền là cá nhân, tập thể, Nhà nước).
Trong cơ chế thị trường, nhà sản xuất để có lợi nhuận tối đa sẽ căn cứ vào
nhu cầu và giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và
sản xuất cho ai. Thông qua cơ chế thị trường, các nguồn lực của nền kinh tế tự động
phân bổ một cách tối ưu. Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức
năng của mình, thị trường phải có môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đầy đủ
và không bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại lai... Trong lĩnh vực y tế, cơ chế thị
trường không thể vận hành một cách hiệu quả. Các nhà phân tích kinh tế đã thừa
nhận trong thị trường y tế luôn tồn tại các yếu tố “thất bại thị trường”, cụ thể:
- Thị trường y tế không phải là thị trường tự do. Trong thị trường tự do, giá
của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người mua
và người bán. Trong thị trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ
do người bán quyết định.
- Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất
định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn
cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những
điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường dịch vụ y
tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo.

- Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ.
Như trên đã trình bày, trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ
định điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của


5

thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết định). Nếu vấn
đề này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung
ứng, đẩy cao chi phí y tế.
- Dịch vụ y tế là các dịch vụ có đặc điểm “hàng hóa công cộng” và mang tính
chất “ngoại lai”. Đặc điểm “ngoại lai” của các dịch vụ này là lợi ích không chỉ giới
hạn ở những người trả tiền để hưởng dịch vụ mà kể cả những người không trả tiền
(Ví dụ: các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe). Chính điều này, không tạo ra
được động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, làm việc cung ứng các dịch vụ đó thấp.
Lúc này, để đảm bảo đủ cung đáp ứng cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà
nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng. Chẳng hạn: Khu vực tư
nhân tham gia vào nhiều dịch vụ chủ chốt, bao gồm cả kiểm soát bệnh tật và chăm
sóc sức khỏe trẻ em và sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, tiêm chủng, kế hoạch hóa gia
đình và chăm sóc sức khỏe có chuyên môn, thường là lĩnh vực do khu vực công
cung cấp nhiều hơn. Thậm chí ở Ấn Độ, những người chủ yếu chuyển sang nhà
cung cấp dịch vụ tư để chữa bệnh, vẫn phải phụ thuộc vào khu vực công để tiêm
chủng (93%) và chăm sóc tiền sinh sản (74%).
Do tính chất đặc thù của dịch vụ y tế và thị trường dịch vụ y tế, Nhà nước
đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ. Nhà nước cần giữ vai trò cung ứng đối với các dịch vụ y tế “công cộng” và
dịch vụ dành cho các đối tượng cần ưu tiên, còn để tư nhân cung ứng các dịch vụ y
tế tư. Đồng thời, với sự tạo điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình dịch vụ y tế
tư, vai trò quản lý của Nhà nước rất cần thiết trong việc kiểm soát giá cả và chất
lượng dịch vụ, tăng cường thông tin, thẩm định điều kiện hành nghề như đã nêu ở

trên. Công cụ hữu hiệu nhất trong kiểm soát giá cả và dịch vụ cung ứng chính là
phương thức chi trả phù hợp. Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy rất khó kiểm soát
các yếu tố thất bại thị trường trong thị trường bảo hiểm y tế tư nhân. Mục tiêu bao
phủ bảo hiểm y tế và tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản cho mọi người dân chỉ có thể đạt
được thông qua con đường bảo hiểm y tế toàn dân với sự hỗ trợ của Nhà nước cho
các đối tượng như người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, người già…và sự tham
gia tự giác của cộng đồng.


6

Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử
dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ.
1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ y tế
Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các
mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường
người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được.
Dịch vụ y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng (người bệnh) thường không
tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do bên cung ứng (cơ sở y tế) quyết định. Nói
một cách khác, ngược lại với thông lệ “Cầu quyết định cung” trong dịch vụ y tế
“Cung quyết định cầu”. Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng điều
trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy,
người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị
chứ không được chủ động lựa phương pháp điều trị.
Dịch vụ y tế là loại hàng hoá gắn liền với sức khoẻ, tính mạng con người nên
không giống các nhu cầu khác, khi bị ốm, mặc dù không có tiền nhưng người ta vẫn phải
mua (khám chữa bệnh) đây là đặc điểm đặc biệt không giống các loại hàng hóa khác.
Dịch vụ y tế nhiều khi không bình đẳng trong mối quan hệ, đặc biệt trong
tình trạng cấp cứu: Không thể chờ đợi được và chấp nhận dịch vụ bằng mọi giá.
Bên cung cấp dịch vụ có thể là một tổ chức hay cũng có thể là một cá nhân.

Để được là bên cung cấp dịch vụ y tế thì phải có giấy phép hành nghề theo quy định
của Nhà nước.
1.1.2.3. Phân loại dịch vụ y tế
* Phân loại theo đối tượng phục vụ: Có ba loại dịch vụ y tế: dịch vụ y tế
công cộng (public good), dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên (merit
good) và dịch vụ y tế cá nhân (private good).
- Dịch vụ y tế công cộng là các dịch vụ mà lợi ích của những dịch vụ này
không chỉ giới hạn ở việc cung ứng trực tiếp (dịch vụ khám chữa bệnh) cho người
sử dụng mà còn cung ứng gián tiếp cho cộng đồng như các dịch vụ phòng bệnh,
giáo dục y tế.


7

- Dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên: sẽ được dành cho một
số đối tượng đặc biệt như người nghèo, bà mẹ - trẻ em, người có công với cách
mạng...
- Dịch vụ y tế cá nhân là các dịch vụ y tế chỉ cung ứng trực tiếp cho người sử
dụng dịch vụ.
* Phân theo từng loại hình dịch vụ y tế:
- Các dịch vụ nha khoa và y tế: Các dịch vụ chủ yếu nhằm mục đích dự
phòng, chẩn đoán và chữa bệnh qua tham vấn với các bệnh nhân mà không có chăm
sóc tại bệnh viện...
- Các dịch vụ do hộ sinh, y tá, vật lý trị liệu và nhân viên kỹ thuật y tế cung
cấp: Các dịch vụ như giám sát trong thai kỳ và sinh con... chăm sóc (không nhập
viện), tư vấn và dự phòng cho bệnh nhân tại gia.
- Các dịch vụ bệnh viện: Các dịch vụ được cung cấp theo chỉ dẫn của bác sĩ
chủ yếu đối với các bệnh nhân nội trú nhằm mục đích chữa trị, phục hồi và/hoặc
duy trì tình trạng sức khoẻ...
- Các dịch vụ y tế con người khác: Các dịch vụ ngoại trú, các dịch vụ y tế

kèm nơi ở thay vì các dịch vụ bệnh viện.
1.1.2.4. Tổ chức hoạt động dịch vụ y tế
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động dịch vụ
y tế để đạt được tính công bằng và hiệu quả trong nền kinh tế xã hội. Các chính sách
của Nhà nước nhằm đảm bảo kiểm soát các dịch bệnh lây lan, khuyến khích sự phát
triển của khoa học. Bảo vệ người tiêu dùng tránh mua phải những dịch vụ không
cần thiết, chất lượng kém hoặc chi phí cao.
Sức khoẻ tốt đang ngày càng được xem như một quyền cơ bản của con người
trong xã hội. Đảm bảo sức khoẻ tốt cho mọi người là việc rất cần thiết của chính
phủ. Hiện nay, ở Việt Nam đang lấy dịch vụ y tế Nhà nước làm chủ đạo và phát
triển từng bước hợp lý dịch vụ y tế tư nhân. Nhà nước nắm trong tay nguồn nhân
lực y tế, đặc biệt là y tế cơ sở tuyến quận/huyện, tuyến xã/phường và thôn bản. Nhà
nước lấy nguồn NSNN làm nguồn tài chính chủ yếu cho y tế để chủ động điều


8

chỉnh kinh phí cho vùng nghèo và các đối tượng nghèo cũng như các đối tượng
hưởng chính sách (những người có công với nước), thực hiện công bằng xã hội
trong chăm sóc sức khoẻ và giải quyết những việc bức bách, cấp thiết của các vụ
dịch hoặc những hậu quả do thiên tai, thảm hoạ gây ra... Trong giai đoạn hiện nay,
nhiệm vụ của khu vực y tế công là đảm bảo ba mục tiêu lớn:
+ Tăng cường sức khoẻ nhân dân,
+ Thực hiện công bằng xã hội trong CSSK,
+ Tăng cường hiệu quả và chất lượng trong chăm sóc sức khoẻ.
Tuy lấy dịch vụ y tế Nhà nước là chủ đạo nhưng hiện nay chúng ta vẫn kết
hợp phát triển từng bước hợp lý dịch vụ y tế tư nhân vì dịch vụ y tế Nhà nước tuy
có các ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm ở chỗ thiếu tính cạnh tranh. Trong hoàn
cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay nguồn ngân sách Nhà nước có hạn và tốc độ tăng
trưởng kinh tế chưa cao, sự phát triển không đồng đều giữa nông thôn và thành thị,

giữa đồng bằng và miền núi, có bộ phận dân cư giàu lên nhưng đại bộ phận vẫn ở
mức nghèo. Vì vậy, việc huy động tài chính từ một bộ phận dân cư giàu lên để đỡ
một phần gánh nặng NSNN, đó là việc làm cần thiết.
Xã hội hoá y tế là một chiến lược quan trọng nhưng muốn đảm bảo được sự
công bằng theo hướng XHCN thì không thể lấy việc giải quyết khó khăn của nguồn
NSNN cung cấp cho ngành y tế và làm giảm gánh nặng cho NSNN là mục đích đầu
tiên của XHH, mà phải lấy việc giải quyết nhu cầu của công tác CSSK trong khi
nền y tế công chưa thể thoả mãn được nhu cầu này làm mục đích chính.
Hệ thống y tế tư nhân ở Việt Nam bao gồm các phòng khám, bệnh viện của
tư nhân, các hiệu thuốc tư nhân... hoạt động vì lợi nhuận cũng như không vì lợi
nhuận, các tổ chức phi Chính phủ. YTTN hoạt động theo luật HNYDTN năm 1993,
chủ yếu cung cấp các dịch vụ KCB ngoại trú và một số dịch vụ chẩn đoán.
1.1.2.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động dịch vụ y tế
Với một nguồn lực nhất định, chúng ta đều muốn đạt được nhiều lợi ích hơn
khi sử dụng nó. Trong thực tế nguồn lực luôn hạn hẹp, do vậy phải lựa chọn biện
pháp tốt nhất để sử dụng. Để đạt được mục tiêu của mình, các cơ sở y tế và cả cơ


9

quan bảo hiểm đều phải đối mặt với sự lựa chọn để tìm ra những giải pháp tốt nhất
cho việc sử dụng các nguồn lực. Bất kể quốc gia nào, nguồn lực dành cho y tế luôn
hạn hẹp và luôn phải cạnh tranh với lĩnh vực khác. Với mục đích như vậy, kiểm tra
và đánh giá hoạt động dịch vụ y tế là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động dịch
vụ y tế, song các phương pháp kiểm tra và đánh giá trở nên phức tạp vì dịch vụ y tế
là hàng hoá công cộng được cung cấp cho tất cả mọi người trong xã hội nên không
có giá cả trong thị trường.
* Các phương pháp đánh giá dịch vụ y tế:
- Phân tích giảm thiểu chi phí (Cost Minimization Anlysisa – CMA) dựa trên
các phát hiện dịch tễ học, kỹ thuật này dùng để xác định các chi phí can thiệp nhỏ

nhất.
- Phân tích chi phí hiệu quả (Cost Effectiveness Analysis - CEA) Phát hiện
phương pháp tốt nhất để hoàn thành một mục tiêu đơn bằng cách so sánh chi phí với
hiệu quả:
+ Loại can thiệp nào trong một số can thiệp sẽ hoàn thành với chi phí nhỏ
nhất.
+ Với một ngân sách cố định, loại can thiệp nào sẽ tối đa hoá hiệu quả của
chi phí.
+ Các kết quả đánh giá sẽ được biểu hiện bằng chi phí, hoặc hiệu quả tính
bằng đơn vị tiền tệ.
- Phân tích chi phí lợi ích (Cost Bebefit Analysis – CBA) Đó là việc định giá
cả chi phí và lợi ích thành tiền, so sánh chúng, lượng giá xem đề án, chương trình
có phải là điều mong muốn không, qua cách sử dụng các tiêu chuẩn để ra quyết
định: Nếu tỷ số Lợi ích/Chi phí >1 là khả thi.
- Phân tích chi phí hữu dụng (Cost Unitity Analysis - CUA) là một dạng của
CEA nhưng nó đo lường hiệu quả của một dự án, chương trình bằng tính hữu dụng,
có thể hướng vào việc tối thiểu hoá chi phí hoặc tối đa hoá hiệu quả.
1.2. Vai trò của phát triển dịch vụ y tế trong việc phát triển kinh tế - xã hội
Dịch vụ y tế bao gồm các nhà dưỡng lão, bệnh viện, bác sĩ, nha sĩ, hiệu


10

thuốc, dịch vụ cấp cứu y tế… Một câu hỏi quan trọng là tại sao dịch vụ chăm sóc
sức khỏe ngày càng tăng nhanh đến vậy?.
Vai trò chăm sóc sức khỏe như là một ngành công nghiệp cơ bản, xuất khẩu
chỉ là một phần ảnh hưởng của một nền kinh tế. Chăm sóc y tế sử dụng lao động và
người lao động được người mua quan trọng của hàng hóa và dịch vụ hỗ trợ cơ sở
kinh doanh nhiều địa phương. Các nghề nghiệp và nhân viên trong công tác chăm
sóc sức khỏe, chẳng hạn như công nhân nhà bệnh viện và y tá, bác sĩ, nha sĩ, dược

sĩ; là một nguồn thu nhập quan trọng trong cộng đồng hỗ trợ các dịch vụ như nhà ở
và xây dựng, cơ sở bán lẻ, nhà hàng và dịch vụ địa phương khác. Các bệnh viện và
cơ sở y tế khác cũng được mua đầu vào quan trọng của địa phương như dịch vụ giặt
là, quản lý chất thải và các nguồn lực khác.
Sự tồn tại của một mạng lưới chăm sóc sức khỏe mạnh có thể giảm chi phí
chăm sóc sức khỏe cho các công ty và nhân viên của họ và cung cấp các dịch vụ giá
trị gia tăng cho các công ty như sức khỏe nghề nghiệp. Ngoài ra, người về hưu và
công nhân sẽ có nhiều khả năng lựa chọn các dich vụ chăm sóc sức khỏe chất
lượng.
Như vậy, có 3 vai trò quan trọng cho việc chăm sóc y tế trong phát triển kinh
tế: (1) là một ngành công nghiệp cơ sở kinh tế thu hút USD từ bên ngoài, (2) có
nhân viên và các tổ chức được mua hàng hóa tại địa phương và các dịch vụ và (3) là
một yếu tố để các doanh nghiệp tuyển dụng và người lao động.
1.3. Nội dung của phát triển dịch vụ y tế
1.3.1. Khái niệm phát triển dịch vụ y tế
Phát triển dịch vụ y tế không chỉ là sự gia tăng thuần túy về mặt lượng của
các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: viện phí, công suất sử dụng giường bệnh… mà nó còn
là những biến đổi về mặt chất của ngành y tế, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu
ngành theo hướng CNH – HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao chất
lượng các loại hình dịch vụ thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: tuổi thọ trung bình, tỷ
lệ chết của trẻ sơ sinh và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào
phát triển kinh tế - xã hội…


11

1.3.2. Nội dung của phát triển dịch vụ y tế
1.3.2.1. Về quy mô mạng lưới cơ sở y tế
* Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng khám,

phòng và chữa bệnh.
- Về vốn đầu tư:
Việc đầu tư cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân phải dựa
vào nhiều nguồn lực khác nhau, bao gồm: đầu tư của Nhà nước, đóng góp của cộng
đồng và viện trợ quốc tế... trong đó đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Thực hiện phân bổ ngân sách dựa trên mức thu nhập và nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ, mức độ bao phủ của bảo hiểm y tế và khả năng chi trả viện phí của người
dân tại mỗi vùng. Ngân sách Nhà nuớc ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi và
các hoạt động y tế dự phòng, y học cổ truyền, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban
đầu tại y tế cơ sở, khám chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng chính sách.
Nhà nước cần phải đầu tư cho các mục tiêu chương trình y tế quốc gia và
một số chương trình sức khoẻ ưu tiên để chủ động giải quyết các vấn đề sức khoẻ.
Ngân sách Nhà nước tập trung cho những chương trình có tác động rộng rãi đến sức
khoẻ và đời sống kinh tế - văn hoá xã hội của cộng đồng. Bố trí, cân đối lại tỷ trọng
đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vay vốn hoặc viện trợ để đảm bảo tính bền vững của
các chương trình.
Thực hiện cơ chế chính sách tài chính mới tại một số bệnh viện ở các thành
phố lớn tiến tới tự cân đối thu chi thường xuyên dựa trên BHYT và viện phí. Nhà
nước sẽ hỗ trợ cho đầu tư phát triển và thực hiện các chính sách của Nhà nước trong
khám chữa bệnh.
- Về hệ thống mạng lưới y tế:
Đầu tư nâng cấp hệ thống khám chữa bệnh một cách đồng bộ, phù hợp với
nhu cầu từng vùng và khả năng kinh tế xã hội. Tập trung nguồn lực cho việc nâng
cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở trung tâm y tế chuyên sâu. Phân tuyến chuyên môn
kỹ thuật và có quy định chuyển tuyến chặt chẽ hơn để giảm bớt tình trạng quá tải ở


12

các bệnh viện tuyến trên. Sớm hoàn thành quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh,

chuẩn hoá các phương tiện và kỹ thuật thường quy, sử dụng có hiệu quả và khai
thác hết công suất các thiết bị trong chuẩn đoán và điều trị. Xây dựng danh mục
thuốc điều trị phù hợp với nhu cầu của bệnh viện...
Tập trung triển khai tốt quy chế bệnh viện, cải cách các thủ tục hành chính
trong khám chữa bệnh để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân. Đảm bảo điều kiện
phục vụ các bệnh nhân tại cơ sở khám chữa bệnh như ăn, ở và sinh hoạt. Tiếp tục
giáo dục cán bộ toàn ngành y tế thấm nhuần y đức xoá bỏ tiêu cực trong bệnh viện,
đổi mới cơ chế quản lý các dịch vụ y tế...
Đa dạng hoá các cơ sở khám chữa bệnh bao gồm các cơ sở của Nhà nước, y
tế các ngành, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, bán công và tư nhân.
Theo Nghị định về hành nghề y dược tư nhân, có 10 loại cơ sở y tế tư nhân
trong đó 4 loại thuộc về các cơ sở y học cổ truyền tư nhân và có 4 loại thuộc các cơ
sở dược tư nhân, đó là:
+ Các bệnh viện, các nhà hộ sinh, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên
khoa, phòng khám chữa răng, phòng xét nghiệm và thăm dò chức năng, phòng X
quang, các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ, các trung tâm phục hồi chức năng, các trung
tâm điều dưỡng, cơ sở làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình hay dịch vụ tiêm, truyền.
+ Các bệnh viện y học cổ truyền, các phòng khám y học cổ truyền, các trung
tâm phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền và các trung tâm điều dưỡng, các cơ
sở châm cứu y học cổ truyền, các cơ sở tắm hơi, xoa bóp.
+ Các nhà thuốc tư, đại lý của các công ty dược phẩm, các xí nghiệp dược
phẩm, công ty trách nhiệm hữu hạn, và những người bán thảo dược.
* Về trang thiết bị y tế
Ở một số nơi, trang thiết bị ngoại nhập đắt tiền thậm chí vẫn được "đắp
chiếu" do quá hiện đại với khả năng của người vận hành, sử dụng.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp, khai thác chưa hết tính năng, công suất
hoặc không được sử dụng của TTBYT, đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá ngành y tế,
phấn đấu đạt trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực, cần phải:



13

- Kiện toàn về tổ chức và xây dựng các trung tâm dịch vụ kỹ thuật trang thiết
bị y tế, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về trang thiết bị y tế. Đầu tư trang
thiết bị y tế theo phân tuyến kỹ thuật của hệ thống phòng bệnh và khám chữa bệnh.
- Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh
vực trang thiết bị y tế với các nước và các ngành, nhằm phát triển nền công nghiệp
trang thiết bị y tế ở Việt Nam.
* Nhân lực y tế
Nhân lực y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống y tế, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Do vậy, yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ
y tế phải ngày càng phát triển, chuyên môn hoá cao và sâu. Công tác quản lý ngành
ngày càng đa dạng hơn do việc đưa các loại thiết bị hiện đại và các cán bộ kỹ thuật
khác nhau vào trong công tác y tế, đặc biệt trong lĩnh vực cận lâm sàng.
Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, kỹ thuật cao và
quy trình tự động hoá cao đòi hỏi phải đổi mới cơ chế quản lý nhân lực y tế, tiêu
chuẩn hoá việc đào tạo các loại hình cán bộ cho từng tuyến. Cải cách chương trình
giảng dạy, đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng đào tạo hướng vào việc hình
thành các năng lực và phẩm chất đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,
thực hiện các chương trình y tế và sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật y học
hiện đại.
Phân bổ lực lượng cán bộ y tế phù hợp giữa các vùng theo nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ của nhân dân. Sắp xếp lại nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh/thành phố,
tuyến quận/huyện để có thể điều động luân phiên các bác sĩ về tăng cường cho y tế
cơ sở. Nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường kỷ luật lao động và y đức của cán
bộ y tế.
1.3.2.2. Chủng loại dịch vụ y tế
Một nhiệm vụ ít nhiều dễ thực hiện hơn là hỗ trợ cho việc tự chăm sóc sức
khỏe từ gia đình và cộng đồng, ví dụ như thông tin nhằm hỗ trợ sự thay đổi hành vi
dinh dưỡng và tình dục. Dịch vụ này là hoàn toàn tùy quyết bởi vì nó phải phù hợp

với môi trường xã hội của từng gia đình, song lại đòi hỏi ít các giao dịch chuyên
môn hơn so với các dịch vụ chữa bệnh cá nhân.


14

Một số dịch vụ chuyên nghiệp, mặc dù mang tính chuyên môn cao và gồm
nhiều giao dịch, cũng được chuẩn hóa tốt và bớt tính tùy quyết hơn. Những dịch vụ
loại này bao gồm các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đồng nhất của công chúng - ví dụ
như kiểm soát truyền nhiễm, tiêm chủng, bổ sung vitamin A, hoặc tuyên truyền về
bệnh đái đường.
Các xét nghiệm chuẩn đoán và khám sức khỏe chung có tính chất phòng
ngừa, ở mức thường xuyên theo yêu cầu của bệnh nhân, vượt quá điểm mà chúng
được cung cấp như chăm sóc cơ bản.
Các dịch vụ bảo vệ sức khỏe nhằm duy trì hay tăng cường thể lực, ví dụ như
thể dục, xoa bóp, điều trị bằng tắm hay xông.
Trong trường hợp các bệnh cấp tính, việc đảm bảo điều kiện thoải mái hơn
so với đảm bảo y tế cơ bản. Nếu việc vào viện là không thể tránh khỏi, thì chỗ nằm
tiện nghi hơn mức đảm bảo y tế cơ bản cung cấp (nằm phòng riêng, thiết bị tốt hơn,
phòng có máy lạnh, tivi, radio, ăn uống khá hơn…). Sự tiện nghi, thoải mái hơn này
có thể có nhiều cấp độ với các mức phí khác nhau.
Điều trị tại gia, yêu cầu thêm chăm sóc của bác sĩ hay y tá.
Trong các loại thuốc có thể thay thế nhau về mặt y học, và bệnh nhân chọn
thuốc đắt hơn thay cho thuốc rẻ hơn.
Phẫu thuật thẩm mỹ và phẫu thuật chỉnh hình vì mục đích thẩm mỹ…
1.3.2.3. Về chất lượng dịch vụ y tế
Được thể hiện thông qua những chỉ tiêu y tế đạt được như: giảm số ca tử
vong, giảm tỷ lệ mắc, giảm mức độ thương tật… hay là sự thỏa mãn của bệnh nhân,
thời gian chờ đợi, mức độ sẵn có của thuốc men, thái độ phục vụ của bác sĩ và y
tá…

* Dịch vụ y tế dự phòng
Vì qui mô của các bệnh mà nước ta đang đối phó rất lớn, chúng ta không thể
kì vọng rằng xây thêm bệnh viện hay nhập thiết bị y khoa hiện đại sẽ giải quyết
được vấn đề. Nhu cầu tăng cường cơ sở vật chất y tế hiện đại là cần thiết nhưng
mang tính cấp thiết, bởi vì một nhu cầu khác lâu dài hơn và quan trọng hơn là xây


15

dựng một mạng lưới y tế cộng đồng hay y tế dự phòng. Tại sao cần phải xây dựng
mạng lưới y tế dự phòng? Câu trả lời đơn giản là tại vì chúng ta muốn phòng bệnh
hơn là chữa bệnh.
Y tế dự phòng không chỉ quan tâm đến các bệnh truyền nhiễm hay suy dinh
dưỡng, mà còn liên quan trực tiếp đến các bệnh mãn tính như tim mạch, viêm khớp
xương, đái tháo đường, cao huyết áp, tai biến, loãng xương, ung thư,… Y tế dự
phòng quan niệm rằng sự phát sinh các bệnh mãn tính là hệ quả của một quá trình
tích lũy những rối loạn sinh lí qua phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ. Do đó, can thiệp
vào các yếu tố nguy cơ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở qui mô cộng đồng.
Các yếu tố nguy cơ này có thể chia thành 2 nhóm: nhóm có thể can thiệp
được và nhóm không thể can thiệp được. Các yếu tố không có thể can thiệp được
như tuổi tác và di truyền. Nhưng các yếu tố có thể can thiệp được như dinh dưỡng,
vận động thể lực, lối sống (hút thuốc lá, thói quen rượu bia), môi trường sống (như
nước, không khí, phương tiện đi lại),… Từ đó, các chiến lược y tế dự phòng là làm
thay đổi các yếu tố có thể can thiệp được để nâng cao chất lượng sống cho cộng
đồng. Tình trạng sức khỏe có thể được thể hiện qua hai nhóm chỉ số:
- Các chỉ số tiêu cực: Sức khỏe được thể hiện qua các chỉ số đo lường quy
mô của các tình trạng sức khỏe không mong muốn hoặc gánh nặng do chăm sóc sức
khỏe: tần suất mắc bệnh, các yếu tố nguy cơ, gánh nặng bệnh tật… Mục tiêu của
các chương trình y tế là nhằm giảm quy mô của các tình trạng không mong muốn,
giảm gánh nặng bệnh tật.

- Các chỉ số tích cực: Sức khỏe được thể hiện qua các chỉ số đo lường chất
lượng cuộc sống và khả năng thực hiện các chức năng khác nhau: chức năng chăm
sóc, chức năng xã hội, chức năng tình dục, chức năng gia đình… Mục tiêu của các
chương trình y tế là làm tăng các chỉ số sức khỏe tích cực. Cụ thể như sau:
Thực hiện các mục tiêu Chương trình Quốc gia thanh toán một số bệnh xã
hội và dịch bệnh nguy hiểm.
Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra.
Củng cố hệ thống báo cáo, giám sát dịch tễ, hiện đại hoá hệ thống quản lý số liệu để


16

có các thông tin kịp thời cho việc xử lý các vụ dịch. Lãnh đạo chính quyền tỉnh,
thành phố có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, cung cấp nguồn lực, huy động các ban
ngành, đoàn thể và nhân dân tham gia phòng chống dịch và các chương trình như
cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường...
Triển khai thực hiện rộng rãi các chương trình phòng chống các bệnh không
nhiễm trùng như: tim mạch, ung thư, đái tháo đường....
Tham gia tích cực trong việc phòng chống tai nạn thương tích, nhất là tai nạn
giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp...
Tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển đội
ngũ thanh tra và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các tuyến.
Triển khai mạnh mẽ chương trình sức khoẻ sinh sản, làm mẹ an toàn, chăm
sóc sản khoa thiết yếu và các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình...
Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em như: Phòng chống suy
dinh dưỡng, sức khoẻ vị thành niên... Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao nâng
cao sức khoẻ.
* Dịch vụ khám chữa bệnh được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau (theo Quyết
định số 40/2006/QĐ-BYT ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế):

- Số lượt khám bệnh: Chỉ tiêu này đánh giá tình hình sức khỏe và kết quả
hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, các tuyến và các địa phương. Đồng
thời, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ y tế như nhân lực,
trang thiết bị, thuốc men.
Số lượt khám bệnh trung bình 1
người/năm

=

∑ lượt khám bệnh trong 1 năm
Dân số trung bình trong cùng năm

- Tổng số lượt điều trị nội trú: đánh giá tình hình bệnh tật và chăm sóc sức
khỏe của ngành y tế.
Tổng số lượt điều trị nội trú

=

∑ lượt bệnh nhân điều trị nội trú trong 1 năm
Dân số trung bình trong cùng năm

- Tổng số ngày điều trị của người bệnh nội trú: đánh giá tình hình hoạt động
và năng lực chuyên môn của các cơ sở khám chữa bệnh tại các tuyến và các vùng.


17

Số ngày điều trị nội trú
trung bình 1 người bệnh


=

∑ ngày điều trị nội trú trong 1 năm
∑ lượt người điều trị nội trú trong cùng năm

- Tổng số lần phẫu thuật: đánh giá năng lực cán bộ y tế, mô hình dịch vụ.
Tỷ lệ phẫu
thuật (%)

=

 lượt bệnh nhân điều trị nội trú trong 1 năm
 lượt người điều trị nội trú trong cùng năm

× 100

- Tổng số xét nghiệm: phản ánh chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ của
cơ sở y tế.
Số xét
=
nghiệm/người/năm

 xét nghiệm của người bệnh trong 1 năm xác định
 lượt khám bệnh

- Tổng số lượt chụp X quang: đánh giá chất lượng chẩn đoán và năng lực cán
bộ y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh.
Số lượt chụp X quang/
người/năm


=

∑ lượt chụp X quang trong 1 năm xác định
∑ lượt khám bệnh

- Tổng số lần siêu âm: đánh giá chất lượng chẩn đoán và năng lực cán bộ y tế
trong các cơ sở khám chữa bệnh.
Số lần siêu âm/ người/năm

=

∑ lượt siêu âm trong 1 năm xác định
∑ lượt khám bệnh

- Tổng số lần chụp cắt lớp/cộng hưởng từ; tổng số nội soi: đánh giá năng
lực và đầu tư cho hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh, các tuyến và
các địa phương.
+ Số lần chụp CTScan/
MRI trung bình 1 lượt =
khám bệnh/năm

∑ lượt chụp CTScan/ MRI trong 1 năm xác định
∑ lượt khám bệnh
∑ lượt siêu âm trong 1 năm xác định
∑ lượt khám bệnh

+ Số lần nội soi trung
=
bình 1 lượt KB/năm


- Tỷ suất mắc/chết tại các loại bệnh theo ICD-10: Lựa chọn các bệnh mắc/chết
cao nhất theo tiêu chuẩn của WHO để đánh giá mô hình bệnh tật của các vùng,
địa phương, quốc gia trên cơ sở đó có kế hoạch phòng chống và điều trị làm
giảm mắc và tử vong.
=

∑ lượt người mắc/chết theo bệnh
trong 1 năm xác định


18

Tỷ suất mắc/chết bệnh trên
100.000 dân

Dân số trung bình trong cùng năm

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ y tế
1.4.1. Nhân tố khách quan
1.4.1.1. Dân số
Yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ chăm sóc y tế.
Nhờ những tiến bộ y khoa thời gian qua mà tuổi thọ trung bình của con người trên
thế giới đã tăng nhanh và số người già cần được trợ giúp và chăm sóc thường xuyên
đã gia tăng đều đặn, đặc biệt là tại các nước phát triển, kéo theo chi phí chăm sóc y
tế cũng tăng mạnh.
Đối với các nước đang phát triển, xu hướng dễ nhận thấy là dân số trẻ, tỷ lệ
trẻ em dưới 16 tuổi rất lớn và yếu tố này có tác động lớn đến sự phát triển của dịch
vụ y tế học đường…
1.4.1.2. Ô nhiễm môi trường
Với tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều khu dân cư được quy hoạch mở rộng, hạ

tầng cơ sở được chỉnh trang, nhiều khu công nghiệp, khu du lịch được mở ra. Đồng
thời, đi cùng với quá trình đô thị hoá này sẽ dẫn đến vệ sinh môi trường phức tạp
nhưng chưa được chú ý đầu tư giải quyết, tình trạng ô nhiễm môi trường do ảnh
hưởng của quá trình phát triển và các chất thải công nghiệp làm ảnh hưởng không ít
đến sức khỏe nhân dân, vì vậy, đi kèm với nó phải có hệ thống mạng lưới y tế cần
thiết để phục vụ.
1.4.1.3. Thiên tai, lũ lụt
Thiên tai, lũ lụt dễ gây ra dịch bệnh cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
của nhân dân, vì vậy, ngành y tế phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện
tham gia phục vụ nhân dân khi có tình huống xấu xảy ra.
1.4.1.4. Khoa học công nghệ
Sự thay đổi công nghệ - ở dạng các loại thuốc mới, các quy trình mới, và các
thiết bị mới – đã cách mạng hóa việc điều trị đối với nhiều điều kiện sức khỏe, làm
tăng cả sự sử dụng lẫn chi phí của một mức sử dụng cho trước.


19

Hiện nay, kỹ thuật điện tử và công nghệ tin học đã được ứng dụng trong việc
nghiên cứu chế tạo hàng loạt các thiết bị y tế hiện đại nhằm thực hiện mục tiêu phát
hiện bệnh sớm, chẩn đoán chính xác để kịp thời phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
Ngoài ra, phát triển dịch vụ y tế còn phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước,
môi trường đầu tư, giá đầu vào…
1.4.2. Nhân tố chủ quan
1.4.2.1. Thu nhập
Khi người dân có thu nhập cao hơn sẽ có khả năng sử dụng nhiều dịch vụ
chăm sóc sức khỏe hơn và có điều kiện sử dụng dịch vụ với giá cả cao hơn. Mức
thu nhập cao đáp ứng dịch vụ y tế tuyến 2, tuyến 3 và các dịch vụ y tế tư nhân cũng
có nghĩa là sự chênh lệch trong sử dụng dịch vụ y tế giữa các nhóm giàu và nhóm
nghèo sẽ gia tăng trong một hệ thống y tế định hướng thị trường.

1.4.2.2. Giá cả dịch vụ
Giá dịch vụ y tế càng cao thì yêu cầu đối với các dịch vụ đó càng thấp. Điều
đó lý giải tại sao tỷ lệ sử dụng dịch vụ của người nghèo lại thấp hơn người giàu – vì
giá những dịch vụ mà họ phải chi trả là cao so với thu nhập. Chất lượng chấp nhận
được của dịch vụ cũng phần nào ảnh hưởng đến yêu cầu. Cùng một giá cả dịch vụ,
sự cải thiện về chất lượng dịch vụ bị người dân đánh giá là kém thì tỷ lệ sử dụng
dịch vụ sẽ thấp. Yếu tố này đi ngược lại lợi ích của người nghèo, vì ở hầu hết các
nước, so với người giàu thì người nghèo chỉ có đủ điều kiện tiếp cận những dịch vụ
có chất lượng thấp hơn. Điều đó cũng có nghĩa là cần căn cứ vào chất lượng dịch vụ
để định giá cho những dịch vụ y tế mà người nghèo sử dụng.
Ví dụ: Nhu cầu về sử dụng dịch vụ y tế của một người có thể thấy thông qua
số lần khám của anh ta tại trung tâm y tế trong một năm. Nếu giá cả 1 lần khám là
1.000đ, anh ta sẽ đến trung tâm y tế 3 lần, nhưng nếu giá là 2.000đ thì anh ta sẽ chỉ
đến 2 lần. Tại mức giá 2.000đ, anh ta sẽ không đến TTYT nếu anh ta có vấn đề về
sức khỏe mà anh ta cho là ít nghiêm trọng. Anh ta đã đi theo triết lý “Mọi thứ khác
không thay đổi”. Mặc dù việc anh ta đến TTYT phụ thuộc rất nhiều vào giá cả dịch


20

vụ y tế, nhưng cùng một lúc nó cũng phụ thuộc vào những nhân tố khác như là tình
trạng sức khỏe của anh ta. Nếu anh ta không hay bị ốm, nhu cầu về dịch vụ y tế của
anh ta sẽ thấp ngay cả khi giá cả của dịch vụ này thấp.
1.4.2.3. Trình độ học vấn
Bằng chứng thực tế cho thấy, những người có học vấn cao hơn thì sử dụng
dịch vụ y tế nhiều hơn so với những người không có học vấn. Điều này, đặc biệt
đúng đối với việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trẻ em; những đứa trẻ mà mẹ có học
vấn cao hơn thì khi ốm đau thường có điều kiện để được điều trị hơn là những đứa
trẻ mà mẹ học vấn thấp hoặc không có học vấn. Người nghèo điển hình là có trình
độ học vấn thấp hơn và thực tế này giúp giải thích tại sao họ có mức sử dụng dịch

vụ y tế thấp hơn người giàu.
1.5. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ y tế trong và ngoài nước
1.5.1. Phát triển dịch vụ y tế ở thành phố Hồ Chí Minh
Với quyết tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh trong
những năm qua luôn duy trì khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/
năm. Để đạt được mức tăng trưởng như vậy, thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một
số nhiệm vụ cụ thể về phát triển các dịch vụ y tế.
Đó là xây dựng 5 khu điều trị kỹ thuật cao, gồm 1 khu trung tâm là các bệnh
viện hiện nay, và 4 khu cửa ngõ vào thành phố: 1- Bình Chánh, Bình Tân, quận 8;
2- Thủ Đức, quận 9, quận 2; 3 - Củ Chi, Hóc Môn, quận 12; 4- Cần Giờ, Nhà Bè,
quận 7. Xây dựng khu xét nghiệm kỹ thuật cao, trung y học cổ truyền thành phố hòa
nhập với các quốc gia khu vực và thế giới. Xây dựng viện trường ở Củ Chi (quy mô
100 ha, vốn đầu tư khoảng 85 triệu euro) phục vụ lâu dài cho công tác đào tạo cán
bộ y tế của thành phố.
Xác định nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng tăng, nhất là
các dịch vụ y tế chất lượng cao, thành phố HCM đã bắt đầu từ những thế mạnh sẵn
có là phụ sản, hỗ trợ sinh sản, thẩm mỹ, nha khoa sau đó mở rộng sang một số lĩnh
vực khác. Để phát triển chất lượng dịch vụ y tế trên địa bàn, thành phố HCM đang
tập trung đầu tư vào một số cơ sở nhất định, chuẩn hoá cơ sở vật chất, quản lý và


21

nhân sự để đạt chuẩn quốc tế bằng việc thực hiện các chính sách:
- Thu hút đầu tư từ mọi nguồn lực trong xã hội nhằm thực hiện tốt công tác
xã hội hoá y tế.
- Về nhân lực: Cơ sở y tế được phép mời chuyên gia về hội chẩn, mời
chuyên gia của đơn vị khác, chuyên gia đến khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh
viện, mổ các trường hợp khó… tại đơn vị mình;
- Cho phép tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ theo hợp đồng và được

thanh toán từ NSNN, như dịch vụ vệ sinh, giặt là, duy tu, bảo dưỡng thiết bị máy
móc công nghệ cao, cung cấp thực phẩm... để ban lãnh đạo bệnh viện tập trung vào
vấn đề quan trọng hơn của các dịch vụ y tế.
- Cho phép cùng tổ chức một bộ phận cung cấp dịch vụ y tế, cùng hạch toán
trong cơ sở y tế công.
- Bộ phận khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh viện công được phép giao
cho một tổ chức y tế tư nhân phụ trách.
- Liên doanh góp vốn mở một khoa KCB theo yêu cầu với nước ngoài.
- Dịch vụ cung cấp thuốc ngoài danh mục thuốc thiết yếu trong bệnh viện.
- Công tư phối hợp trong tạo nguồn tài chính cho các hoạt động CSSK.
+ Tư nhân bỏ vốn mua thiết bị y tế đặt tại các cơ sở y tế công, tự lo cả kinh
phí bảo dưỡng, được thu hồi vốn thông qua việc thu phí dịch vụ. Bệnh viện có thiết
bị phục vụ khám chữa bệnh, trả tiền sử dụng máy thông qua cơ chế trích một tỷ lệ
cố định trên số phí dịch vụ thu được.
+ Công tư góp vốn bằng hình thức cổ phần để xây dựng bộ phận bán công
trong cơ sở y tế công hoặc hoạt động độc lập như một vệ tinh của cơ sở công lập đó.
+ Tư nhân cho cơ sở y tế công lập vay tiền để đầu tư mua sắm trang thiết bị,
nhà, cơ sở hạ tầng. Đơn vị vay trả dần bằng ngân sách hàng năm hoặc trả bằng
nguồn viện phí thu được từ hoạt động chuyên môn.
Chính cơ chế này đã và đang thúc đẩy sự phát triển dịch vụ y tế của thành
phố Hồ Chí Minh thành trung tâm cung cấp dịch vụ y tế lớn nhất trong cả nước.


22

Đánh dấu sự chuyển mình của ngành y tế Việt Nam phù hợp với nền kinh tế thị
trường hiện nay.
Ví dụ: Hai trung tâm cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao ở thành phố Hồ
Chí Minh là Trung tâm Medic Bình Tân, bệnh viện Chợ Rẫy đang được đầu tư dự
án PET-CT có chức năng sản xuất chất đồng vị phóng xạ dùng chẩn đoán ung thư.

Chi phí cho hệ thống trị giá 5 triệu USD. So với những kỹ thuật chẩn đoán khác,
PET-CT có độ chính xác cao hơn, lên đến 93% trong xác định tính chất lành hay ác
của khối u phổi, 92% trong phát hiện di căn gan. Trong bệnh lý thần kinh trung
ương, PET - CT đánh giá được những tổn thương u còn sót lại sau điều trị bằng tia
xạ hoặc hoá chất. Ngoài ra, PET - CT đánh giá tốt tiến triển điều trị bệnh mạch
vành, xác định vùng cơ tim bị tổn thương có thể điều trị được hay không.
Hiện ở khu vực ASEAN, chỉ Singapore và Philippines có PET - CT. Như thế
Việt Nam là nước thứ ba trong khu vực trang bị được kỹ thuật tiên tiến này. Chi phí
chụp PET - CT tại Singapore khoảng 3.500 USD, nếu tính cả chi phí đi lại cũng mất
5.000 USD. Trong khi với PET - CT trong nước, người dân chỉ mất khoảng 1.000
USD. Dịch vụ y tế chất lượng cao này sẽ được thành phố HCM đưa vào danh mục
kỹ thuật dùng trong BHYT nên nó đáp ứng không chỉ người có tiền, mà người
nghèo cũng có thể tiếp cận được với kỹ thuật cao này.
Trong kế hoạch lâu dài chủ trương của ngành y tế thành phố HCM, một số
bệnh viện như: Medic Bình Tân, bệnh viện Chợ rẫy, bệnh viện Tù Dũ... đã được đầu
tư để đạt chuẩn quốc tế sẽ là nơi tiếp nhận các bác sĩ nước ngoài thực tập và điều trị
bệnh nhân nước ngoài, biến y tế trở thành một dịch vụ kinh tế thu ngoại tệ. Đây là
mô hình mà các quốc gia Ấn Độ, Singapore, Thái Lan đã áp dụng thành công.
1.5.2. Phát triển dịch vụ y tế ở Singapore
Có người nói, y học Singapore với tay sang những nước chung quanh vì
người dân của họ được chăm sóc y tế quá tốt, nên không còn mấy người ốm đau,
bệnh tật. Vì thế, để tồn tại, các cơ sở y tế nước này buộc phải đi kiếm bệnh nhân từ
bên ngoài. Cách lý giải đó phần nào đúng, nhưng đúng hơn là trước sau như một
người Singapore vẫn trung thành với chiến lược phát triển đất nước bằng việc cung


23

cấp dịch vụ chất lượng cao, trong đó y tế là mảnh đất phì nhiêu.
Là một quốc đảo nhỏ bé với hơn bốn triệu dân, không có tài nguyên thiên

nhiên, đến nước sinh hoạt còn phải nhập khẩu, Singapore chỉ dựa vào nguồn tài
nguyên duy nhất là con người. Từ lâu Singapore đã xác định muốn tồn tại phát triển
và phồn thịnh, họ phải tập trung mạnh vào công nghệ và dịch vụ chất lượng cao
trong đó công nghệ sinh y học và dịch vụ y tế.
Trong chiến lược phát triển kinh tế từ nay và trong tương lai, công nghệ sinh
y học và dịch vụ y tế được coi là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế
Singapore. Nói đi đôi với làm, trong những năm vừa qua, chính phủ Singapore đã
đầu tư rất mạnh cho công nghệ sinh y học, tăng cường hơn nữa việc “nhập khẩu
chất xám” đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo, quyết tâm biến Singapore thành trung
tâm hàng đầu thế giới về công nghệ sinh y học.
Dịch vụ y tế cũng được đẩy mạnh tạo điều kiện tốt hơn nữa cho bệnh nhân
nước ngoài. Trong rất nhiều hội nghị, các vị bộ trưởng trong chính phủ Singapore
luôn nhắc đến cụm từ: “bán kính 5 giờ bay” (5 hour flight radius) ý nói chỉ trong 5
giờ bay Singapore đã có một thị trường khổng lồ với hơn 2,7 tỷ dân trong đó có 560
triệu dân ASEAN, và hơn hai tỷ dân Ấn Độ và Trung Quốc với tiềm năng kinh tế
lớn. Và đương nhiên Việt Nam được coi là một điểm sáng trong “bán kính 5 giờ”
này.
Các tập đoàn y tế nhà nước và tư nhân của Singapore đã mở văn phòng đại
diện ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng thị trường trọng điểm của họ vẫn là các
nước ASEAN. Ở Việt Nam có các văn phòng như: Singhealth, NHG, Parkway,
Raffles. Tạo thuận lợi cho người bệnh nước ngoài, tập đoàn Raffles mở cả văn
phòng tại sân bay quốc tế Changi, để đón tiếp bệnh nhân sau khi hạ cánh.
Tại các bệnh viện Singapore, người ta thấy chung một công thức, đó là uy
tín, trọng thị và rõ ràng. Các chuyên gia tâm lý đã khẳng định, yếu tố tâm lý tác
động rất nhiều đến sự chuyển biến của bệnh tật. Trong quá trình chữa bệnh, điều trị
về tinh thần là vô cùng quan trọng. Có những người mắc bệnh nan y như ung thư,
nếu được sống trong một môi trường thân thiện, thoải mái, tâm lý tốt, có thể kéo dài


24


cuộc sống thêm vài năm, thậm chí là vài chục năm. Chính điều này, đã được các bác
sĩ tại Singapore áp dụng rất thành công và cũng chính như vậy đã làm cho đất nước
Sigapore trở thành nước xuất khẩu dịch vụ y tế đứng đầu ASEAN. “Bệnh viện ở
Singapore lộng lẫy như khách sạn, nó giống chỗ nghỉ ngơi du lịch hơn là nơi chữa
bệnh. Bác sĩ nơi đây thân thiện như người trong gia đình, và đặc biệt là không hề có
mùi của thuốc tẩy. Tôi không có cảm giác là mình đang bị bệnh...”. Đó là tâm sự
của một bệnh nhân Việt Nam đã từng đi chữa bệnh tại Singapore.


25

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
GIAI ĐOẠN 2001 – 2009
2.1. Tổng quan thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Vị trí của thành phố
Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và
các nước: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước Đông Bắc Á qua
tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây; nằm ngay trên một trong những tuyến đường
biển, đường hàng không quốc tế.
Ngoài ra, Đà Nẵng còn ở gần các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới như:
Phong Nha - Kẽ Bàng, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn...
2.1.2. Dân số
Dân số của Đà Nẵng năm 2000 là 716,28 nghìn người, đến năm 2009 là
890,49 nghìn người và đạt tốc độ tăng dân số bình quân 2,45%/năm, cao hơn mức
tăng của cả nước (1,15%/năm).
Trong 10 năm qua (giai đoạn 1999 - 2009), tốc độ tăng dân số bình quân
hàng năm cao nhất là Liên Chiểu với tốc độ tăng 7,4%/năm. Tiếp theo là Cẩm Lệ và
Ngũ Hành Sơn. Đây là những quận không nằm tại trung tâm thành phố. Quận Hải

Châu - là quận trung tâm - có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, chỉ 0,7%/ năm.
Tốc độ đô thị hoá nhanh nên tỷ lệ tăng dân số cao và mật độ dân số Đà Nẵng
cũng tăng theo, từ 570 người/km 2 năm 2000 lên 694 người/km2 năm 2009 (mật độ
dân số toàn miền Trung đạt 197 người/km2 và cả nước là 260 người/km2).
2.1.3. Kinh tế, xã hội và môi trường
2.1.3.1. Kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng cao liên tục qua các năm, tăng bình
quân giai đoạn 2001 - 2009 đạt mức 11,73%/năm. Trong đó, công nghiệp tăng
12,47%/năm, dịch vụ tăng 12,30%/năm, nông nghiệp tăng 0,95%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và ngành
công nghiệp, giảm ngành nông nghiệp. Năm 2009, ngành dịch vụ 51,5%, ngành
công nghiệp - xây dựng 44,58%, ngành nông nghiệp 3,9%.


26

Thu nhập bình quân đầu người của nhân dân thành phố liên tục tăng trưởng
qua các năm, từ 7 triệu đồng/người năm 2000 lên 27,696 triệu đồng/người năm
2009 (gấp 3,43 lần).
2.1.3.2. Môi trường
Trong những năm qua, với nỗ lực toàn diện trong việc chú trọng phát triển
kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và đảm bảo yếu tố phát triển bền vững, công
tác bảo vệ môi trường của Đà Nẵng có những chuyển biến tích cực. Thành phố đã
triển khai dự án điều tra và đánh giá hiện trạng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác quản lý nước ngầm; ban hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn và
vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng, thi công trong các khu công nghiệp;
thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp; ban hành Chỉ thị về
phong trào ngày Chủ nhật xanh - sạch - đẹp. Nhiều đề án, dự án về môi trường được
tập trung cao độ như: xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
thuộc 05 ngành ưu tiên (sắt thép, giấy, vật liệu xây dựng, dệt nhuộm, chế biến thủy

sản). Đặc biệt, thành phố đã triển khai dự án thoát nước và vệ sinh, hệ thống thu
gom chất thải rắn và nước thải đưa về trạm xử lý tập trung, góp phần giải quyết cơ
bản tình trạng ngập úng và ô nhiễm môi trường.
Tóm lại, 1 trong năm hướng đột phá chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội
của Đà Nẵng là phát triển các ngành dịch vụ trong đó phát triển dịch vụ y tế thành
một thế mạnh của thành phố (theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ
TP Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010 - 2015). Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu CSSK ngày càng
cao của nhân dân, hệ thống y tế thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục đổi mới và có định
hướng phát triển từng lĩnh vực … để phát triển ngành một cách ổn định, hiệu quả,
bền vững.
2.2. Thực trạng sức khỏe nhân dân và mô hình bệnh tật
2.2.1. Tình hình bệnh tật
Theo tổ chức y tế thế giới, các bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới như bệnh
tim mạch, ung thư, bệnh đường hô hấp dưới mạn tính, tai nạn (liên quan đến rượu), đái
tháo đường, cảm cúm và viêm phổi, bệnh Alzheimer, bệnh thận, nhiễm trùng.


27

Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe như môi trường sống, lối sống
có hại như uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, lười vận động, ăn uống vô độ… Nếu
các yếu tố này được điều chỉnh sớm thì có thể ngăn ngừa bệnh không xảy ra.
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2001 – 2009 thường hay xuất
hiện các bệnh với số người mắc bệnh cao như: bệnh lỵ trùng; lỵ a mip; hội chứng
lỵ; ỉa chảy; sốt xuất huyết; thủy đậu; quai bị; ARI (<5); viêm phế quản; viêm phổi;
cúm; tai nạn, ngộ độc, chấn thương các loại. Trong đó, các bệnh gây tử vong là ỉa
chảy; sốt xuất huyết; viêm phổi; tai nạn, ngộ độc, chấn thương các loại (như Hình
2.1).

Hình 2.1: Các bệnh lây và bệnh quan trọng hay mắc và gây chết ở Đà Nẵng

(Nguồn: Báo cáo thống kê y tế các năm của Sở Y tế Đà Nẵng)


×