Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHỦ ĐỀ 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 23 trang )

CHỦ ĐỀ 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI
NHẬP
1. LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Trong chương trình giáo dục các môn khoa học xã hội cấp THPT, vấn đề
kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập là nội dung quan trọng. Nội
dung này được đề cập ở nhiều khía cạnh như: Việt Nam trên con đường đổi mới và
hội nhập; Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (19862000); Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000),…
Theo định hướng của chương trình giáo dục hiện nay, dạy học tích hợp liên
môn là yêu cầu nhằm định hướng phát triển năng lực người học, đồng thời khắc
phục những điểm trùng lặp về mặt kiến thức giữa các môn học cũng như các nội
dung, các bài trong một môn học. Dạy học tích hợp liên môn cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho GV vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
Chủ đề “Kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập” sẽ giúp HS
tăng cường sự hiểu biết về sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập, nhận thức được những khó khăn và thách thức khi Việt Nam trên con đường
đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới.
2. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
2.1. Kiến thức
- Biết được bối cảnh kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới.
- Trình bày được những thành tựu nổi bật về kinh tế của nước ta trong thời kì
đổi mới và hội nhập.
- Biết được những khó khăn và thách thức về kinh tế của nước ta trong thời
kì đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới.
2.2 Kĩ năng
- Tìm kiếm tư liệu để phân tích, chứng minh những chuyển biến tích cực và
những khó khăn thách thức của nền kinh tế nước ta.
- Làm việc nhóm.
1


- Thuyết trình.


2.3. Thái độ
- Có ý thức, hành động để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo; hợp
tác; tự học.
3. GỢI Ý NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
Những nội dung chính của chủ đề được thể hiện qua sơ đồ sau:
Bối cảnh nước ta trước thời kì đổi mới

Kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập

Những thành tựu nổi bật của kinh tế nước ta
Những khó khăn và thách thức
…………….

3.1. Sơ lược bối cảnh nước ta thời kì trước đổi mới
Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với quá
trình dựng nước và giữ nước.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho
nhân dân. Tiếp sau đó là chin năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
Đất nước bị chia cắt từ năm 1954 đến tận ngày giải phóng miền Nam 30-41975. Trong suốt thời gian đó, miền Bắc vừa kiên cường chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mĩ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến lớn
miền Nam. Miền Nam dưới chế độ của chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế tập trung
phát triển ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng,…chủ yếu phục vụ chiến
tranh.
Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Vào cuối những năm
thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, bối cảnh trong nước và quốc tế hết sức
2


phức tạp. Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu

quả nặng nề của chiến tranh. Tất cả những điều này đưa nước ta vào khủng hoảng
kéo dài với tình trạng lạm phát cao, sản xuất đình trệ, lạc hậu.
Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đổi
mới. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI (1986) và được điều chỉnh bổ sung, phát triển qua các kì đại hội
đại biểu toàn quốc tiếp theo…đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng
khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.
2. Những thành tựu nổi bật về kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới và hội
nhập
Tính đến nay (2017), công cuộc Đổi mới của nước ta đã trải qua chặng
đường 31 năm, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu. Nước ta đã thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi.
Trong kế hoạch 5 năm (1986-1990), cả nước tập trung sức người, sức của
nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế là lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dung và hàng xuất khẩu. Kết quả từ chỗ thiếu ăn hàng năm, đến
năm 1990 đã đáp ứng nhu cầu trong nước , có dự trữ và xuất khẩu. Hàng hóa trên
thị trường dồi dào, nhất là hàng tiêu dùng, trong đó nguồn hàng xuất khẩu tăng.
Trong kế hoạch 5 năm (1991-1995), cả nước phấn đấu vượt qua khó khăn
thách thức, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đưa
nước ta về cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng
sản phẩm trong nước tăng bình quân là 8,2%.
Sau 5 năm thực hiện kế hoạch (1996-2000), nền kinh tế vẫn giữ được nhịp
độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm là 7%.
Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển.
Bước vào kế hoạch 5 năm đầu tiên của thế kỷ mới (2001-2005), tình hình
trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với nhiều
khó khăn, thách thức lớn. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5
năm 2001-2005 là 7,5%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,3%, công nghiệp
và xây dựng tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2%.
3



Bước sang kế hoạch 5 năm (2005-2010), nền kinh tế trong nước và thế giới
có nhiều biến động trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng nước ta vẫn
phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đề
ra. Với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những
nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78%.
Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Cho tới đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỉ
trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ. Từng bước, tỉ trọng
khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm; tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, vượt
cả tỉ trọng khu vực dịch vụ.
Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm, nổi
bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu
dùng.
Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy
hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài. Nước ta đang trong quá trình
hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt. Một mặt hình thành
các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các
trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng
núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.
Nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời
sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nghị quyết
Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam có đề ra: Đến năm 2020, chúng ta
phải phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại.
3. Những khó khăn và thách thức khi Việt Nam trên con đường đổi mới và hội
nhập kinh tế thế giới
Trong quá trình phát triển, nước ta cũng gặp nhiều khó khăn. Ở nhiều tỉnh,

huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn các xã nghèo. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai
thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. Vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, giáo
dục, y tế, xóa đói giảm nghèo,...vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
4


Những biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi
nước ta thực hiện cam kết NAFTA (Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á). Hiệp
định thương mại Việt – Mĩ, gia nhập WTO,…đòi hỏi nhân dân ta phải nỗ lực đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức.
Một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế và hội nhập đó
là: Thực hiện chiến lược về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo; đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức; đẩy mạnh hội
nhập kinh tế quốc tế để tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia; bảo vệ tài nguyên
môi trường và phát triển bền vững; đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển
nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường.
4. GỢI Ý CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
4.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ lược bối cảnh nước ta trước thời kì đổi mới
* Đặt vấn đề và nêu giả thuyết – khởi động
- Bước 1: GV nêu vấn đề cho HS “Có nhận định cho rằng hội nhập quốc tế
sẽ dẫn đến bị hòa tan, văn hóa dân tộc sẽ bị mai một. Do đó, Việt Nam không nên
tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Nhận định trên đúng hay sai? Tại sao?”
- Bước 2:
+ HS nêu các giả thuyết ban đầu bằng cách trả lời câu hỏi mà GV đã nêu.
+ GV dẫn dắt từ câu trả lời của HS để HS thấy cần phải tiếp tục tìm hiểu vấn
đề.
* Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
- Bước 1: GV cung cấp cho HS khái niệm về đổi mới và hội nhập kinh tế
quốc tế để HS thấy nhiệm vụ của mình là đang tìm hiểu về kinh tế Việt Nam trong

thời kì đổi mới và hội nhập:
+ Đổi Mới là một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do
Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi Mới
được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI,
năm 1986.
5


+ Hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt
động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu,
giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các
luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.
- Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS, bao gồm các HS có
trình độ nhận thức khác nhau.
- Bước 3: GV phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập và hướng dẫn HS cách
thức hoạt động nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM
Nhóm trưởng:.…………….Thư kí:………………………………..
1. Phân công nhiệm vụ trong nhóm
STT

Họ tên các thành viên trong
nhóm

Nhiệm vụ

1
2
3
4

2. Nhiệm vụ
Dựa vào những thông tin được cung cấp, hãy trình bày sơ lược bối cảnh lịch sử
nước ta trước thời kì đổi mới.
3. Hướng dẫn hoạt động nhóm
- Giai đoạn hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân tự lựa chọn trong số các nhiệm vụ
được phân công nghiên cứu một đoạn thông tin trong thời gian 5 phút để xác
định một hoàn cảnh lịch sử.
- Giai đoạn làm việc theo nhóm: Sau hi mỗi cá nhân hoàn thành nhiệm vụ của
mình, cả nhóm cùng thảo luận trong thời gian 10 phút để thống nhất các bối
cảnh lịch sử của nước ta trước thời kì đổi mới.

6


THÔNG TIN HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG NHÓM
1. Nhiệm vụ 1: Dựa vào hộp thông tin hãy trình bày thuận lợi và khó khăn sau khi
đất nước giành được độc lập.
Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, quân và dân ta đã
đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của Mỹ, giải phóng miền Nam, thống
nhất tổ quốc.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất,
cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn cả nước phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba mươi năm qua kể từ khi đất nước thống nhất là chặng đường tìm tòi, sáng
tạo, thử nghiệm, tổng kết của Đảng và nhân dân ta để xây dựng cương lĩnh cho
cách mạng nước ta trong giai đoạn mới và đề ra chiến lược phát triển kinh tế lâu
dài.
Vào những năm 1976 - 1985, chúng ta bước vào xây dựng đất nước trong
điều kiện thách thức và thời cơ, khó khăn và thuận lợi đan xen. Chúng ta có thuận
lợi đất nước thống nhất, hòa bình, nhưng chúng ta cũng có nhiều khó khăn khách

quan như đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh lâu dài, xuất phát điểm nền kinh
tế quá thấp kém, sự chống phá của cả thế lực phản động quốc tế và cũng có nhiều
những khuyết điểm chủ quan như duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu
bao cấp.
(Nguồn: 60 năm phát triển kinh tế- xã hội từ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, )
2. Nhiệm vụ 2: Dựa vào biểu đồ để xác định một hoàn cảnh lịch sử của nước ta
trước thời kì đổi mới thông qua yêu cầu sau:
- Nhận xét về tình hình lạm phát của nước ta trong giai đoạn 1980-1986.

7

Tốc độ tăng GDP so với lạm phát giai đoạn 1976-1985
(Nguồn: )


Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thời kỳ 1980-2010
(Nguồn: />
3. Nhiệm vụ 3: Dựa vào hình ảnh hãy cho biết: Theo em thời bao cấp là gì?

8


Bám thành tàu điện thời bao cấp,
khỏi mất tiền mua vé
(Nguồn: )

Phiếu mua vải. Mức mua giới hạn nhiều
nhất là 1 mét, và tối thiểu là 10 cm
(Nguồn: )


Cảnh mua bán tại một quầy hàng
mậu dịch Nhà nước.
(Nguồn: )

Phiếu mua thịt năm 1981
(Nguồn: )

9


4. Nhiệm vụ 4: Dựa vào hộp thông tin sau hãy trình bày về đặc điểm xã hội nước
ta trước đổi mới năm 1986.
Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử
Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số
sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều
người phải ăn bo bo trong thời gian dài. Lượng lương thực tính trên đầu người
giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981
vẫn không hồi phục lại mức năm 1976. Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất
đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn
khóTrước đổi mới đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Sự thiếu thốn thời đó
khiến nạn ăn cắp vặt nảy sinh. Phân hóa giàu nghèo rất thấp. Giáo dục, y tế được
bao cấp dù khá nghèo nàn về trang thiết bị. Sinh viên ra trường đều có việc làm
nhưng chịu sự phân công của nhà nước, không được tự lựa chọn công việc, không
bị thất nghiệp. Thi đại học rất khó, đòi hỏi tiêu chuẩn cao. Tính cộng đồng trong xã
hội cao. Không
có nhiều
loạiGIÁ
hình
trí nhưng

con
người
ít chịu
áp lực của công
PHIẾU
ĐÁNH
CÁgiải
NHÂN
TRONG
HOẠT
ĐỘNG
NHÓM
việc và nhu cầu vật chất hơn so với thời kỳ Đổi Mới.
Cá nhân được đánh giá:…………………….…………….;
Lớp:…………….
(Nguồn: )
* Giải quyết vấn đề và kết luận
Các yếu tố đánh
Mức độ đánh giá
giá1: HS tiến hành hoạt
(3) động nhóm theo
(2)kỹ thuật “Khăn trải
(1) bàn”.
- Bước
Mức độ hoàn
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
thành
nhiệm

vụ
- Bước 2: GV sử dụng phiếu đánh giá sau để đánh giá năng lực làm việc
được giao
nhómĐóng
của HS:
góp vào
Nhiều
Bình thường
Không nhiều lắm
công việc chung
của nhóm
Mức độ tham gia
Nhiệt tình
Bình thường
Không nhiệt tình
vào các hoạt động
của nhóm
Khả năng lắng
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
nghe và chia sẻ
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
(Đánh số 1,2 hoặc 3 tương ứng với mỗi mức độ đánh giá được mô tả ở bảng trên)
Thành viên
trong nhóm

Mức độ hoàn
thành nhiệm
vụ được giao


Các yếu tố đánh giá
Đóng góp
Mức độ
vào công việc tham gia vào
chung của
các hoạt
nhóm
động của
nhóm

10

Khả năng
lắng nghe và
chia sẻ


PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÓM
Nhóm đánh giá………………………………………………………
Nhóm tiêu chí đánh giá
Tốt

Đánh giá
Bình
thường

Chưa tốt

- Nhóm:…………..

+ Nêu được bối cảnh của nước ta
trước đổi mới
+ Trình bày kết quả nhómlưu loát,
dễ hiểu
- Nhóm:…………..
+ Nêu được bối cảnh của nước ta
trước đổi mới
+ Trình bày kết quả nhóm lưu loát,
Bước 3: GV yêu cầu 4 nhóm HS lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm
dễ- hiểu
- Nhóm:…………..
mình,
mỗi nhóm trình bày 2 hoàn cảnh của nước ta trước đổi mới, mỗi nhóm sẽ sử
+ Nêu
bối cảnh
củaquả
nước
ta động và cách thức trình bày kết quả của nhóm
dụng
phiếuđược
để đánh
giá kết
hoạt
trước đổi mới
khác.
+ Trình bày kết quả nhóm lưu loát,
dễ hiểu
- Nhóm:…………..
+ Nêu được bối cảnh của nước ta
trước đổi mới

+ Trình bày kết quả nhóm lưu loát,
dễ hiểu
11


- Bước 4: GV và các nhóm HS nhận xét kết quả làm việc của các nhóm (sử
dụng phiếu đánh giá).
- Bước 5: GV và HS kết luận về sơ lược bối cảnh lịch sử nước ta trước đổi
mới.
4.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu những thành tựu nổi bật về kinh tế của nước ta
trong thời kì đổi mới và hội nhập
12


- Bước 1: GV yêu cầu HS về nhà tìm kiếm thông tin về những thành tựu nổi
bật về kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới và hội nhập. Nội dung tìm hiểu như
sau:
PHIẾU HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
Họ và tên HS:……………………………….…; Lớp:………………….
Nhiệm vụ: tìm hiêu thông tin về những thành tựu nổi bật về kinh tế của nước ta
trong thời kì đổi mới và hội nhập với các ý cụ thể sau:
- Lạm phát:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
+ Theo thành phần kinh tế
+ Theo ngành:
+ Theo lãnh thổ:
- An sinh xã hội:
Kết quả tìm hiểu:
……………………………………………….……………………………………………….

……………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
………………….

THÔNG TIN HỖ TRỢ CHO HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
13


Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2010
(Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê)

Biểu đồ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1986-2014
(Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê)

14


Tốc độ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1986-1995
(Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê)

Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 1986 và năm 2013
(Nguồn: Số liệu của Tổng cực thống kê)

15


Bảng 1: Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta
giai đoạn 1986-2011
(Đơn vị: %)
Năm


1986

1990

2000

2005

2007

2010

2013

Khu vực I

38,1

38,7

24,6

19,3

20,3

20,6

18,4


Khu vực II

28,8

22,6

36,7

38,1

42,0

41,6

38,3

Khu vực III

33,1

38,7

38,7

38,0

37,7

37,8


43,3

Ở nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên
canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. Việc phát
huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng trưởng hội
nhập với thế giới đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất
giữa các vùng trong nước. Ví dụ Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp
mạnh nhất, với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới 55,6% cả nước (năm 2005).
Trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực,
thực phẩm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,7% cả
nước.Trên phạm vi cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
(Nguồn: )
Bảng 2: Tỉ lệ hộ nghèo của nước ta giai đoạn 1998-2015
(Đơn vị: %)
199
8

Năm
Tỉ lệ
nghèo

200
2002 4

201
2006 2008 0


201
2011 2

201
3

201
4

2015

hộ
37,4 28,9 18,1 15,5 13,4 14,2 12,6 11,1 9,8 8,4
Bảng 3: Số cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn 1995-2015

Năm
Bệnh viện
Số giường

bệnh

1995
791,0
192,3

2000
835,0
192,0
16


2005
878,0
197,3

2010
1.030,0
246,3

7,0
2015
1.071,0
306,0


(nghìn giường)

Lớp học thời bao cấp
(Nguồn: )

Lớp học ngày nay
(Nguồn:
)

Cầu Long Biên xưa và nay
(Nguồn: )

Phố Tràng Tiền xưa và nay
17



(Nguồn: )
- Bước 2: HS tìm hiểu ở nhà dựa trên những định hướng của GV.
- Bước 3: Đại diện HS trình bày những hiểu biết của mình về những thành tựu
nổi bật về kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới và hội nhập.
- Bước 4: HS và GV cùng nhận xét và chuẩn hóa kiến thức
- Bước 5: GV thu lại các phiếu học tập của HS để đánh giá.
4.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu những khó khăn và thách thức khi Việt Nam trên
con đường đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới
- Bước 1: GV nêu câu hỏi: “Việt Nam gặp những khó khăn và thách thức gì
trên con đường đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới? Định hướng để đẩy mạnh
công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế là gì?”
GV chia lớp thành các nhóm với 2 nhiệm vụ như sau:
+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những khó khăn khi Việt Nam tham gia công cuộc
đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới. Đề xuất biện pháp giải quyết.
+ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những thách thức khi Việt Nam tham gia công cuộc
đổi mới và hội nhập. Đề xuất biện pháp khắc phục.
- Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm thuyết trình về nhiệm vụ được giao.
- Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
THÔNG TIN HỖ TRỢ HỌC SINH
Bảng 4. Tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2008-2015
Năm
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

18


2008
2,29
1,13
2,24
1,42
3,74
2,71

2010
2,61
1,21
2,94
2,15
3,91
3,59

2013
2,65
0,81
2,15
1,51
2,7
2,42

2015
2,42
1,1
2,71
1,03
2,74

2,27


Bảng 5. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của câc nước Đông Nam Á

(Nguồn: )

Một xã nghèo ở miền núi phía Bắc
()

Vẻ đẹp toàn cảnh của chợ Bến Thành
()

19


Công tác khai thác khoáng sản gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng
()

Ô nhiễm môi trường ở khu công
nghiệp
(Nguồn: )

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã làm bộc lộ nhiều bất cập của nền hành
chính quốc gia. Do một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch
hóa nên khi gia nhập WTO, nền hành chính quốc gia chắc chắn sẽ phải có sự thay
đổi theo hướng công khai hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn. Đó phải là nền
hành chính vì quyền lợi chính đáng của mọi người dân, trong đó có doanh nghiệp
và doanh nhân, lấy người dân, doanh nghiệp, doanh nhân làm trọng tâm phục vụ,

khăc phục mọi biểu hiện trì trệ, thờ ơ và vô trách nhiệm. Nếu không tạo ra được
một nền hành chính như vậy thì chẳng những không tận dụng được các cơ hội do
hội nhập kinh tế nói chung và việc gia nhập WTO nói riêng đem lại mà cũng
không chống được tham nhũng, lãng phí nguồn lực.
Để bảo đảm tiến trình hội nhập đạt hiệu quả, bên cạnh quyết tâm về chủ
trươn, cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh nhân đủ
mạnh. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ
của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự tham gia của
yếu tố nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị phù hợp, thách thức này sẽ chuyển
thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.
Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự hợp tác về an ninh và văn hóa. Đồng
thời, việc mở cửa thị trường, mở rộng giao lưu trong điều kiện bùng nổ thông tin
hiện nay, bên cạnh nhiều mặt tốt, những cái xấu cũng du nhập vào, đòi hỏi các cấp
lãnh đạo, quản lý và mọi người dân phải nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao sức đề kháng, chống lại sự tha hóa, biến chất,
chống lại lối sống hưởng thụ, tự do tư sản xuất.,
( Nguồn: )
20


5. GỢI Ý CÁCH ĐÁNH GIÁ TRONG CHỦ ĐỀ
5.1. Bảng mô tả các mức độ và công cụ đánh giá được sử dụng trong chủ đề
Nội dung
Sơ lược bối cảnh
nước ta trước đổi
mới

Những thành tựu
nổi bật về kinh tế
của nước ta trong

thời kì đổi mới và
hội nhập
Những khó khăn
và thách thức khi
Việt Nam trên
con đường đổi
mới và hội nhập
kinh tế thế giới

Mục tiêu

Sản phẩm
yêu cầu
- Biết được sơ lược - Biết được những
bối cảnh nước ta thuận lợi và khó
trước đổi mới.
khăn của nước ta
- Phát triển năng trước đổi mới.
lực hợp tác, giải
quyết vấn đề.
- Biết được những - Trình bày được
thành tựu nổi bật những thành tựu
về kinh tế.
nổi bật về kinh tế:
- Phát triển năng Tốc
độ
tăng
lực tự học.
trưởng,
GDP,

chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
- Hiểu rõ những - Trình bày được
khó khăn và thách những khó khăn và
thức khi Việt Nam thách thức.
tham gia đổi mới - Đề xuất ý kiến để
và hội nhập.
khắc phục những
khó khăn, thách
thức của Việt Nam
trong công cuộc
đổi mới và hội
nhập.

Công cụ đánh giá
- Phiếu hoạt động
nhóm.
- Phiếu đánh giá cá
nhân trong hoạt
động nhóm.
- Câu hỏi 1,2
- Sơ đồ tư duy.
- Câu hỏi 3,4

Câu hỏi 5,6

5.2. Câu hỏi/bài tập
Câu 1. Vì sao nước ta phải tiến hành đổi mới kinh tế?
Câu 2. Bằng kiến thích của mình, hãy lựa chọn và phân tích một bối cảnh của
nước ta trước thời kì đổi mới và hội nhập.

Câu 3. Hãy nêu một số thành tựu trong công cuộc đổi mới và hội nhập của nước
ta.

21


Câu 4. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của
nước ta (Đơn vị %)
Năm

Nông-lâm-thủy sản

Công nghiệp
Dịch vụ
-xây dựng
2000
24.6
36.7
38.7
2005
21.0
41.0
38.0
2010
20.6
41.0
37.8
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
của nước ta giai đoạn 2000-2010.

b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.
Câu 5. Trình bày một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập ở
nước ta.
Câu 6. Nêu suy nghĩ của mình về vai trò của HS trong công cuộc đổi mới và xây
dựng đất nước.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thách thức trong tiến trình Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam,

2. 60 năm phát triển kinh tế- xã hội từ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh- nhiệm vụ “sống còn”
4. )
5.
6.
7.
8.
9.
22


10. giaoduchuongnghiep.edu.vn
11.
12.
13.
14.

23




×