Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thành lập atlas kiến trúc cấu tạo quặng việt nam biên tập để xuất bản 04 atlas kiến trúc đá và quặng (magma, biến chất, trầm tích và quặng) atlas kiến trúc và cấu tạo quặng ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.65 MB, 110 trang )

Bộ Tài nguyên và môi trờng
viện nghiên cứu địa chất và khoáng sản
---------------------***--------------------

atlas kiến trúc và cấu tạo quặng
ở Việt nam

Viện trởng
Viện NC Địa chất và Khoáng sản

Chủ nhiệm đề tài

PGS.TS. Nguyễn Xuân Khiển

TS. Nguyễn Văn Học

6379-1
21/5/2007
Hà Nội, 2006


Bộ Tài nguyên và môi trờng
viện nghiên cứu địa chất và khoáng sản
---------------------***--------------------

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Văn Học
Những ngời tham gia: Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Thị
Cánh, Lã Thị Kim Liên, Lê Thị Thanh Hơng, Phạm
Diệu Linh
Ban biên tập: TS. Nguyễn Văn Học (Chủ biên)
Ths. Lê Thị Thanh Hơng



atlas kiến trúc và cấu tạo quặng
ở Việt nam
Thuộc đề tài: Thành lập atlas kiến trúc - cấu tạo quặng Việt Nam;
Biên tập để xuất bản 04 atlas kiến trúc - cấu tạo đá và quặng
(magma, biến chất, trầm tích và quặng)

Hà Nội, 2006


MỤC LỤC
Trang

Lời mở đầu

2

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CÁC KIẾN TRÚC VÀ
CẤU TẠO QUẶNG

5

I.1 KIẾN TRÚC QUẶNG

7

I.1.1 Nhóm kiến trúc hạt

7


I.1.2 Nhóm kiến trúc keo

8

I.1.3 Nhóm kiến trúc nhũ tương

9

I.1.4 Nhóm kiến trúc dạng tấm

9

I.1.5 Nhóm kiến trúc sót

9

I.1.6 Nhóm kiến trúc vụn cà nát

10

I.2 CẤU TẠO QUẶNG

10

CHƯƠNG II: CÁC KIẾN TRÚC – CẤU TẠO QUẶNG VIỆT NAM

12

II.1 CÁC KIẾN TRÚC – CẤU TẠO QUẶNG NHÓM NGUỒN GỐC
MAGMA


12

II.2 CÁC KIẾN TRÚC – CẤU TẠO QUẶNG NHÓM NGUỒN GỐC NHIỆT
DỊCH VÀ BIẾN CHẤT TRAO ĐỔI

18

II.3 CÁC KIẾN TRÚC – CẤU TẠO QUẶNG NGUỒN GỐC TRẦM TÍCH
VÀ TRẦM TÍCH BIẾN CHẤT

64

II.4 CÁC KIẾN TRÚC – CẤU TẠO QUẶNG NGUỒN GỐC PHONG HOÁ
THẤM ĐỌNG

67

KẾT LUẬN

75

BẢNG TRA CỨU

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

77



Lời mở đầu
Từ lâu ở hầu hết các nước có nền khoa học địa chất phát triển như Nga, Mỹ, Nhật,
Canada... đã thành lập atlas kiến trúc – cấu tạo đá và quặng, atlas chuyên khảo kiến trúc cấu
tạo đá và quặng được coi là một trong những tài liệu tra cứu quan trọng mang tính cẩm nang
cho mỗi nhà nghiên cứu địa chất, giảng viên và sinh viên các trường đại học có sử dụng kính
hiển vi phân cực. Do điều kiện khách quan nên chỉ gần đây ở Việt nam mới bắt đầu nghiên
cứu và thành lập atlas kiến trúc cấu tạo đá magma Việt Nam(2000), atlas kiến trúc cấu tạo đá
biến chất Việt nam(2004) và atlas kiến trúc cấu tạo đá trầm tích Việt nam(2005). Việc triển
khai xây dựng atlas kiến trúc cấu tạo quặng và biên tập để xuất bản 04 atlas kiến trúc cấu tạo
đá và quặng (magma, biến chất, trầm tích và quặng) là cần thiết để phục vụ không những
cho công tác nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ về địa chất và khoáng sản mà còn
phục vụ công tác giảng dạy ở các trường đại học.
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, ngày 10 tháng 8 năm 2005 Bộ Tài nguyên và
Môi trường (bên A) đã ký hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ số 06 - ĐC/BTNMT
– HĐKHCN với Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản (bên B) giao cho bên B thực hiện
đề tài “Thành lập atlas kiến trúc – cấu tạo quặng Việt Nam; Biên tập để xuất bản 04 atlas
kiến trúc – cấu tạo đá và quặng (magma, biến chất, trầm tích và quặng). Ngày 15 tháng 08
năm 2005, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản ra quyết định phiếu giao
việc số 90 GV/VĐCKS – KHTC giao cho phòng phân tích Khoáng thạch học thực hiện đề
tài nghiên cứu có tên trên do TS Nguyễn Văn Học làm chủ nhiệm.
Trên cơ sở nhiệm vụ năm 2005 được phê duyệt, tập thể tác giả đã tiến hành thu thập,
gia công, phân tích, lựa chọn chụp ảnh và thành lập atlas kiến trúc – cấu tạo quặng Việt nam,
biên tập atlas kiến trúc cấu tạo đá magma và bổ sung một số mẫu trong atlas đá biến chất. Về
cơ bản mục tiêu nhiệm vụ đề ra đã được hoàn thành và được hội đồng nghiệm thu bước
thông qua. Biên tập để xuất bản atlas kiến trúc – cấu tạo quặng là một trong những mục tiêu
và nhiệm vụ năm 2006 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, chúng tôi biên tập
lại theo nguyên tắc sau:
- Lựa chọn những kiến trúc – cấu tạo đặc trưng nhất hoặc những kiến trúc – cấu tạo
đặc biệt của các loại quặng Việt Nam.


2


- Cân đối số lượng ảnh của các nhóm quặng để đại diện cho các mỏ và điểm quặng
nổi tiếng ở Việt Nam.
- Bổ sung các ảnh kiến trúc hoặc cấu tạo còn thiếu, chọn lọc các ảnh đẹp, Sắp xếp,
dàn dựng bố cục atlas theo trật tự hợp lý và khoa học.
- Hiệu chỉnh nội dung diễn giải đi kèm theo trật tự: đưa tên kiến trúc (hoặc cấu tạo)
lên đầu, tiếp theo là tên gọi quặng, mô tả vắn tắt đặc điểm của các khoáng vật có mặt trong
quặng; tiếp theo là số hiệu mẫu, nơi lấy mẫu, chế độ chụp, người sưu tập mẫu và người chụp
ảnh.
-

Các khoáng vật có trong ảnh đều được kèm theo chữ viết tắt thể hiện tên khoáng

vật.
Các kiến trúc và cấu tạo vẫn được mô tả theo trật tự các nhóm quặng.
Nội dung atlas kiến trúc và cấu tạo quặng tuân thủ theo sự thống nhất là phân chia
kiến trúc cấu tạo theo nhóm nguồn gốc. Căn cứ vào tài liệu hiện có với sự thiếu vắng một số
nhóm nguồn gốc nhất định có thể phân chia kiến trúc cấu tạo quặng thành các nhóm nguồn
gốc sau:
1. Nhóm nguồn gốc magma
2. Nhóm nguồn gốc nhiệt dịch và biến chất trao đổi
3. Nhóm nguồn gốc trầm tích và trầm tích biến chất
4. Nhóm nguồn gốc phong hoá, thấm đọng
Trong quá trình thành lập Atlas, tập thể tác giả đã nhận được sự động viên và giúp đỡ
của Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn và nghiệp vụ có liên quan của Viện Nghiên cứu
Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng như của các đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tập thể tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ quý báu

đó.
Do điều kiện thời gian và kinh phí đầu tư có hạn, Atlas không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết, kể cả nội dung khoa học, cũng như hình thức thể hiện, tập thể tác giả rất
mong nhận được ý kiến góp ý của tất cả đồng nghiệp sử dụng Atlas. Xin trân trọng cám ơn.

3


DANH SÁCH TÊN VIẾT TẮT KHOÁNG VẬT
Tên khoáng vật
Antimonit
Arsenopyrit
Azuzit
Bertierit
Bismuthinit
Bismutin
Bornit
Burnonit
Casiterit
Chalcopyrit
Chalcozin
Chalcostibit
Chromit
Covelin
Cubanit
Cuprit
Đồng xám (Tetrahedrit)
Đồng tự sinh
Electrum
Galenit

Galenobismutin
Germanit
Goethit
Hematit
Ilmenit
Lepidocrokit
Limonit
Magnetit
Malachit
Molipdenit
Pentlandit
Psilomilan
Pyrargirit
Pyrit
Pyroluzit
Pyrotin
Semseit
Scododit
Sheelit
Specularit
Sphalerit
Stanin
Sulvanit

Ký hiệu
Anm
Ar
Az
Be
Bis

Bm
Bo
Bn
Cas
Chp
Chz
Chs
Cr
Cv
Cn
Cp
Teh
Cu
El
Gal
Gb
Ge
Gh
Hm
Il
Lpc
Li
Mt
Ma
Mo
Ptn
Psl
Pr
Py
Ps

Pyr
Ss
Sd
She
Sp
Spl
Sn
Sul

4


CHƯƠNG I:
KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CÁC KIẾN TRÚC
VÀ CẤU TẠO QUẶNG
Kiến trúc phản ánh đặc tính của điều kiện hoá lý và nhiệt động thành tạo các khoáng
vật trong quặng và trình tự phân tách của chúng. Cấu tạo quặng cho phép xác lập mối tương
quan giữa tập hợp khoáng vật tạo quặng và cho phép phân chia các thời kỳ và giai đoạn tạo
khoáng, kết nối chúng với hoàn cảnh địa chất chung.
Trong quặng nguồn gốc khác nhau thường thoạt nhìn đã thấy nhiều điểm rất giống
nhau về hình thái kiến trúc và cấu tạo. Để phân biệt chúng cần phải nghiên cứu tỉ mỉ hình
dạng cấu tạo và sự thay đổi hạt khoáng vật và tập hợp hạt khoáng vật.
Đặc tính kiến trúc và cấu tạo của quặng, các loại hình mỏ khác nhau được chú ý để
lựa chọn công nghệ khai thác cũng như để khai thác hợp phần có ích cần phải biết không
những thành phần khoáng vật quặng mà còn quy luật ghép và phân bố các khoáng vật và tập
hợp khoáng vật quặng.
Khái niệm kiến trúc và cấu tạo quặng và bảng phân loại kiến trúc quặng đầu tiên do I.
F. Grigoriev đưa ra năm 1928. Theo ông kiến trúc là sự kết hợp của các khoáng vật được
quan sát dưới kính hiển vi, còn cấu tạo là sự kết hợp của các khoáng vật được quan sát bằng
mắt thường. Bảng phân loại của I. F. Grigoriev chỉ bao gồm sự kết hợp của các khoáng vật

được quan sát dưới kính hiển vi (kiến trúc).
Vào năm 1937 A. G. Betectin đưa ra bảng phân loại cả kiến trúc và cấu tạo quặng.
Theo định nghĩa của ông, kiến trúc là đặc tính cấu trúc của các tập hợp khoáng vật được quy
định bởi hình dạng, kích thước và phương thức kết hợp của các hạt tinh thể tạo nên tập hợp
khoáng vật. Cấu tạo quặng cũng là những đặc điểm cấu trúc của chúng được quy định bởi
hình dạng, kích thước và phương thức kết hợp của các tập hợp khoáng vật như hợp phần
quặng khác biệt nhau về thành phần và thường về kiến trúc.
A. G. Betectin phân chia kiến trúc quặng ra 5 nhóm nguồn gốc:
1. Kiến trúc kết tinh của các khoáng vật từ dung dịch nóng chảy lỏng
2. Kiến trúc tách dung dịch cứng
3. Kiến trúc tái kết tinh vật chất trong trạng thái rắn
4. Kiến trúc cà nát
5. Kiến trúc quặng nguồn gốc trầm tích

5


Cấu tạo quặng được chia ra 3 nhóm nguồn gốc:
1. Cấu tạo quặng nội sinh
2. Cấu tạo quặng ngoại sinh
3. Cấu tạo quặng biến chất
Trong bảng phân loại của X.A. Vakhromeev vào năm 1950 khái niệm kiến trúc cấu
tạo quặng cũng giống A.G. Betectin. Các kiểu kiến trúc khác nhau được ông gộp vào 5
nhóm nguồn gốc:
1. Kiến trúc kết tinh.
2. Kiến trúc tách dung dịch cứng
3. Kiến trúc tái kết tinh chất keo
4. Kiến trúc gặm mòn
5. Kiến trúc áp lực
Cấu tạo Vakhromeev phân chia theo điều kiện thành tạo và chia ra thành 06 nhóm

nguồn gốc:
1. Magma
2. Tiếp xúc trao đổi
3. Nhiệt dịch
4. Phong hoá
5. Trầm tích
6. Biến chất
Atlas kiến trúc và cấu tạo quặng do X.I. Taldukin, N.F. Goncharock, G.N. Enhikieva.
. . thành lập được xuất bản năm 1945. Khái niệm kiến trúc được hiểu là đặc tính cấu trúc của
khối quặng quy định bởi hình dạng, kích thước và mối tương quan của các hợp phần, còn
cấu tạo là sự phân bố không gian của các tập hợp khoáng vật cùng một kiến trúc hoặc khác
kiến trúc.
Vào năm 1958 một nhóm cộng tác viên của IGEM do A.G. Betectin chủ biên đưa ra
công trình: “ Kiến trúc và cấu tạo quặng” trong đó mô tả chi tiết các kiểu nguồn gốc khác
nhau của các kiến trúc và cấu tạo quặng.
Cùng trong thời gian này ở các nước phương tây xuất hiện nhiều công trình về kiến
trúc cấu tạo quặng. Đáng chú ý là các công trình của E. Baxtin (1950), A.Iedvarde (1945),
6


G. Wvatrtx (1951), P. Ramdor (1955), G. Sneiderkhen (1955). Hầu hết các công trình này
đều không có sự khác biệt rõ ràng giữa khái niệm kiến trúc và cấu tạo.
Trong atlas này chúng tôi sử dụng khái niệm kiến trúc và cấu tạo quặng của X.A.
Iucko (1966). Theo đó cấu tạo quặng là cấu trúc quặng được quy định bởi hình dạng, kích
thước, thành phần khoáng vật và kiểu kết hợp của tập hợp khoáng vật. Tập hợp khoáng vật
được hiểu là các khoáng vật trầm đọng cùng nhau, sự hình thành của chúng xảy ra trong các
giai đoạn và thời kỳ tạo khoáng xác định.
Kiến trúc quặng là cấu trúc tập hợp khoáng vật tạo quặng, được quy định bởi hình
dạng kích thước và kiểu kết hợp của các khoáng vật. Hình dạng các khoáng vật có thể là tự
hình, nửa tự hình và tha hình, đồng thời có thể ở dạng thành tạo keo, mảnh vỡ và mảnh vụn.


I.1. KIẾN TRÚC QUẶNG
I.1.1. NHÓM KIẾN TRÚC HẠT
- Kiến trúc hạt tự hình (idiomorphic granular texture) đặc trưng cho tập hợp khoáng
vật mà đa số các khoáng vật có hình dạng tinh thể hoàn chỉnh. Kiến trúc này đặc trưng cho
các khoáng vật kết tinh trong các ổ mở và khe nứt. Nếu các khoáng vật tự hình dạng kéo dài
mọc vuông góc với thành khe nứt thì gọi là kiến trúc hình lược. Kiến trúc hạt tự hình thường
gặp trong quặng được kết tinh từ dung dịch nhiệt dịch, biến chất trao đổi, quặng tái kết tinh
và tách dung dịch cứng. Một dạng của kiến trúc tự hình là kiến trúc tấm tự hình (idiomorphic
lamellar texture) khi các tinh thể khoáng vật tự hình có dạng tấm.
- Kiến trúc hạt nửa tự hình (hipidiomorphic granular texture) đặc trưng cho các
khoáng vật trong đó các hạt tinh thể của các khoáng vật khác nhau có mức độ tự hình khác
nhau. Kiến trúc này rất phổ biến trong các tập hợp khoáng vật có thứ tự kết tinh thể hiện rõ.
Các hạt tinh thể khoáng vật kết tinh trước có hình dạng tự hình, còn các hạt khoáng vật kết
tinh sau thì tha hình.
- Một dạng kiến trúc hạt nửa tự hình là kiến trúc sideronit (sideronitic texture). Kiến
trúc này đặc trưng cho quặng có nguồn gốc magma và đặc trưng bởi tập hợp tinh thể silicat
(olivin, pyroxen, plagioclas . . . ) và quặng (magnetit, ilmenit, pyrotin, penlandit,
chalcopyrit). Các khoáng vật silicat kết tinh sớm hơn quặng vì thế chúng có dạng tự hình.
Các khoáng vật quặng kết tinh muộn vì thế chúng lấp đầy vào các khoảng trống giữa các hạt
silicat và có hình dạng tha hình. Đối với kiến trúc hạt nửa tự hình và sideronit đặc trưng là
sự có mặt của ranh giới gặm mòn của các khoáng vật thành tạo trước.
- Kiến trúc porphyr (porphyritic texture) là một dạng của kiến trúc hạt nửa tự hình
nhưng khác biệt ở chỗ là các hạt tinh thể kết tinh trước có kích thước lớn hơn nhiều so với
hạt khoáng vật thành tạo sau và ranh giới các hạt hình thành trước bị gặm mòn vũng vịnh.
7


- Kiến trúc khảm (poikilitic texture) cũng là một dạng kiến trúc hạt nửa tự hình đặc
trưng bởi sự phân bố không trật tự của các hạt nhỏ của một khoáng vật quặng mọc ghép

trong các hạt tinh thể lớn của khoáng vật quặng khác. Hạt khoáng vật nhỏ đôi khi có dạng tự
hình. Kiểu kiến trúc này đặc trưng nhất cho các hạt tinh thể sphalerit, chalcopyrit và pyrit
trong quặng conchedan. Đồng thời kiến trúc này khá phổ biến trong quặng có nguồn gốc
nhiệt dịch, quặng kết tinh từ dung dịch, quặng biến chất trao đổi, quặng tái kết tinh từ dung
dịch và tách dung dịch cứng.
- Kiến trúc hạt tha hình (allotriomorphic granular texture) đặc trưng cho tập hợp
khoáng vật mà hạt tinh thể có thể có hình dạng méo mó tạo nên ranh giới giữa chúng dạng
răng cưa, đặc biệt là tập hợp khoáng vật xuất hiện đồng thời. Kiến trúc này khá phổ biến
trong quặng kết tinh từ dung thể nóng chảy, trong quặng biến chất trao đổi, tách dung dịch
cứng, tái kết tinh và cà nát.
- Một dạng của kiến trúc hạt tha hình là kiến trúc vân chữ (graphic texture) đặc trưng
là sự mọc xen của hai khoáng vật kiểu kiến trúc vân chữ granit.
- Kiến trúc á vân chữ (subgraphic texture), một dạng của kiến trúc vân chữ trong
trường hợp một trong hai khoáng vật hợp kép, khoáng vật thành tạo sau luôn tồn tại lượng ít
và có dạng mọc ghép từng phần giống vân chữ. Kiến trúc này thường hay gặp trong quặng
với hợp kép bornit và chalcopyrit, chalcopyrit và sphalerit, sphalerit và galenit, chancozin và
covelin .....
- Kiến trúc ngọn lửa (flame texture) là một dạng của kiến trúc lưới. Khi sự phân tách
của một trong số các khoáng vật được tạo thành trong quá trình tách dung dịch cứng nằm ở
rìa các hạt và dọc theo các khe cát khai của khoáng vật khác và có dạng ngọn lửa. Kiến trúc
này đặc trưng cho dung dịch cứng pyrotin – penlandit.
I.1.2. NHÓM KIẾN TRÚC KEO
Nhóm kiến trúc keo đặc trưng cho tổ hợp khoáng vật hình thành trong quá trình lắng
đọng trầm tích, tái kết tinh. Tuy nhiên cũng thường gặp kiểu kiến trúc ẩn tinh trong quặng
kết tinh dung dịch nhiệt dịch và biến chất trao đổi.
- Kiến trúc ẩn tinh (aphanitic texture) là một dạng của kiến trúc keo đặc trưng là các
hạt tinh thể riêng biệt không thể phân biệt được thậm chí dưới kính hiển vi. Kiến trúc này
được tạo thành khi kết tinh nhanh các khoáng vật từ dung dịch quá bão hoà. Quá bão hoà
dung dịch đôi khi xảy ra do sự bay hơi của dung dịch dưới ảnh hưởng của sự giảm áp đột
ngột.


8


- Kiến trúc keo (colloid texture) có tập hợp khoáng vật với cấu trúc vô định hình.
Đồng thời trong khối chặt xít các khoáng vật thường thấy các khe nứt khô tóp và từng phần
hình dạng cầu và toả tia có cấu trúc đồng tâm. Kiến trúc này đặc trưng cho hydroxit Mn, Fe
trong đới oxi hoá và đới làm giàu thứ sinh sunfua, đồng thời phổ biến rộng rãi trong quặng
nguồn gốc trầm tích.
- Kiến trúc spherolit (spherulitic texture) hay gọi là kiến trúc toả tia tạo thành trong
quá trình tái kết tinh keo đơn thành phần, nếu tinh thể phát triển ở phần trung tâm của vật
chất keo hoặc tái kết tinh vật chất keo trên mặt của một bao thể lạ. Kiểu kiến trúc này phổ
biến cho các khoáng vật pyrit, markazit, vurtzit, malachit, pyroluzit.
I.1.3. NHÓM KIẾN TRÚC NHŨ TƯƠNG (EMULSION TEXTURE)
Nhóm kiến trúc nhũ tương chủ yếu gặp trong quặng hình thành trong quá trình tách
dung dịch cứng, là kiểu kiến trúc có sự mọc ghép của các hạt khoáng vật dạng chấm nằm
trong một khoáng vật khác, chúng thường có ranh giới phẳng không có dấu hiệu gặm mòn.
Đôi khi các thể nhũ tương phân bố có quy luật như phát triển dọc theo đường khâu song
tinh và cát khai. Kiến trúc nhũ tương xuất hiện khi tách dung dịch cứng chalcopyrit –
sphalerit, pyrotin – sphalerit, chalcopyrit – stanin.
- Một dạng của kiến trúc nhũ tương là kiến trúc mọc xen tách dung dịch cứng, khi
các thể nhũ tương có lượng ít và kích thước lớn dạng mọc xen trong một khoáng vật khác.
I.1.4. NHÓM KIẾN TRÚC DẠNG TẤM
- Kiến trúc dạng tấm (lamellar texture) được hình thành khi tách dung dich cứng có
dạng trụ dọc theo cát khai của khoáng vật khác. Ranh giới giữa các khoáng vật phẳng và
không có dấu vết gặm mòn. Kiến trúc này đặc trưng cho các khoáng vật như pyrotin –
pentlandit, cubanit – chalcopyrit, ilmenit – magnetit.
- Kiến trúc ô mạng là một dạng của kiến trúc tấm. Khi các tấm của một khoáng vật
sắp xếp theo hai hướng vuông góc tương ứng với mặt cát khai của khoáng vật khác. Kiểu
kiến trúc này đặc trưng cho tách dung dịch cứng của ilmenit – magnetit, ilmenit – hematit,

chalcopyrit – bornit.
- Kiến trúc lưới (netted texture ) được tạo thành trong trường hợp một trong số
khoáng vật phân tách nằm ở rìa hạt khoáng vật khác. Kiểu kiến trúc này quan sát thấy khi
tách dung dịch cứng pentlandit – pyrotin, argentit – galenit.

9


I.1.5. NHÓM KIẾN TRÚC SÓT
- Kiến trúc gặm mòn (corrosion texture): được thành tạo trong quá trình kết tinh liên tục các
khoáng vật khi các hạt của khoáng vật kết tinh trước một phần bị gặm mòn. Phần bị gặm
mòn được thay thế bởi khoáng vật kết tinh sau.
- Kiến trúc khung xương (skeleton texture) được tạo thành trong quá trình kết tinh
liên tục các khoáng vật khi mà các tinh thể tự hình của khoáng vật sinh trước do bị gặm mòn
chỉ còn lại phần khung tinh thể. Khung xương được gắn kết bởi khoáng vật kết tinh muộn
tạo nên kiến trúc khung xương. Kiến trúc này đặc trưng cho tập hợp kép pyrit và chalcopyrit,
pyrit và sphalerit, arsenopyrit và galenit, arsenopyrit và thạch anh.
- Kiến trúc tàn dư (relic texture) được tạo thành trong quá trình kết tinh khoáng vật
từ dung dịch khi các hạt tinh thể kết tinh trước bị dập vỡ dưới tác dụng của sự thay đổi điều
kiện hoá lý. Các mảnh hạt tinh thể bị tác động gặm mòn mạnh mẽ, sau đó được gắn kết lại
bởi ximăng là khoáng vật kết tinh sau. Một đặc điểm nổi bật của kiến trúc tàn dư là sự sắp
xếp của vật chất tàn dư vẫn giữ nguyên hình dạng bên ngoài của khoáng vật trước. Kiến trúc
này đặc trưng cho hợp kép pyrit và sphalerit, pyrit và chalcopyrit, pyrit và bornit.
- Kiến trúc thay thế là một biến thể kết hợp giữa kiến trúc tàn dư và kiến trúc gặm
mòn.
- Kiến trúc vành riềm là một dạng của kiến trúc gặm mòn thay thế khi các khoáng
vật nguyên sinh được thay thế bởi khoáng vật thứ sinh, tạo nên vành riềm bao quanh.
I.1.6. NHÓM KIẾN TRÚC VỤN CÀ NÁT
- Kiến trúc vụn được hình thành trong quá trình lắng đọng vụn cơ học của khoáng vật
trong các hồ đầm lầy. . . . Đặc trưng của kiến trúc này là ranh giới tròn cạnh bền vững khi bị

phong hoá và hình dạng méo mó của các mảnh vụn khoáng vật dễ bị phá huỷ. Kiểu kiến
trúc này chỉ gặp trong quá trình trầm tích.
- Kiến trúc cà nát (cataclastic texture) thường thấy trong các tổ hợp khoáng vật bị
dập vỡ bởi nhiều khe nứt. Các hạt khoáng vật bị dập vỡ bởi nhiều khe nứt. Các hạt khoáng
vật dòn bị cà vỡ với sự hình thành các mảnh hình dạng và kích thước khác nhau. Thường
gặp hai biến thể của kiến trúc này là hạt cà nát và pocfia cà nát.
- Kiến trúc xuyên lấp là một dạng của kiến trúc cà nát. Các khoáng vật thành tạo
trước bị cà nát tạo thành các khe nứt và được lấp nhét bởi các khoáng vật sinh sau.
- Kiến trúc ximăng đặc trưng cho quặng có nguồn gốc trầm tích và phong hoá thấm
đọng. Xi măng gắn kết các hạt vụn là vật chất quặng.

10


I.2. CẤU TẠO QUẶNG
- Cấu tạo dải là sự xen kẽ các dải quặng và phi quặng sắp xếp song song nhau. Cấu
tạo này thường gặp trong quặng nguồn gốc dung ly, trầm tích, biến chất trao đổi, biến chất
nhiệt động khu vực.
- Cấu tạo lớp đặc trưng bởi sự xen kẽ các lớp có thành phần khoáng vật màu sắc và
độ cứng khác nhau trong quặng nguồn gốc trầm tích hoặc các tập hợp khoáng vật do có tỷ
trọng khác nhau, tách biệt thành các lớp có sự khác nhau về thành phần khoáng vật và kiến
trúc trong quặng phân dị magma, trong quặng biến chất trao đổi.
- Cấu tạo thấu kính là một dạng của cấu tạo lớp được hình thành trong trường hợp
vát nhọn nhanh của các lớp quặng. Kiểu cấu tạo này thường gặp trong quặng có nguồn gốc
trầm tích, quặng biến chất trao đổi và quặng biến chất trao đổi và quặng biến chất khu vực.
- Cấu tạo phân phiến được tạo nên do áp suất định hướng và đặc trưng bởi sự phân
bố định hướng song song hoặc tuyến kéo dài của tập hợp khoáng vật dạng kéo dài.
- Cấu tạo gân mạch trong quặng kết tinh từ magma hình thành do phần silicat của
dung dịch đá đông cứng gần như hoàn toàn, phần quặng nằm trong trạng thái dung thể có
tính linh động lớn ngấm theo khe nứt tách của silicat và gắn kết chúng. Đối với quặng trầm

tích cấu tạo này hình thành trong quá trình tạo đá các khoáng vật quặng chui vào các khe nứt
trong các khoáng vật phi quặng. Riêng đối với quặng nhiệt dịch quặng lấp đầy vào các khe
nứt tách của đá vây quanh.
- Cấu tạo ximăng hình thành khi các khoáng vật quặng gắn kết các hạt vụn hoặc
mảnh đá vây quanh.
- Cấu tạo xâm tán là các hạt quặng nhỏ xâm tán trong đá. Hình dạng của các hạt xâm
tán phụ thuộc vào điều kiện thành tạo. Kích thước không vượt quá 10mm, hàm lượng trong
đá không vượt quá 5%.
- Cấu tạo dăm hình thành khi thay đổi điều kiện trong quá trình kết tinh hoặc bị tác
động của quá trình biến chất động lực. Đặc trưng là các mảnh khoáng vật sinh trước được
gắn kết bởi các khoáng vật thành tạo sau. Cấu tạo dạng dăm là một dạng của cấu tạo dăm,
có sự khác ở hình dạng phẳng, trơn của các mảnh dăm.
- Cấu tạo khối đặc trưng bởi sự phân bố chặt xít của khoáng vật quặng và tập hợp
khoáng vật trong quặng không có lỗ hổng và khe nứt.
- Cấu tạo kết hạch đặc trưng bởi sự hình thành các kết hạch hoặc cầu kéo dài hình
ovan, hiếm hơn là dạng méo mó của khoáng vật quặng.

11


CHƯƠNG II
CÁC KIẾN TRÚC – CẤU TẠO QUẶNG VIỆT NAM
II.1 CÁC KIẾN TRÚC – CẤU TẠO QUẶNG NHÓM NGUỒN GỐC
MAGMA
Quặng nguồn gốc magma được hình thành trong quá trình kết tinh magma. Các
khoáng vật quặng nặng kết tinh sớm hơn các silicat và lắng trong dung thể silicat thường
là do trọng lực. Thuộc kiểu này có các khoáng vật của quặng crom, platin, titan. Các
khoáng vật thường tự hình tạo nên kiến trúc hạt hoặc tấm tự hình (hình II.1.1, II.1.2).
Một kiểu quặng khác là nhờ sự có mặt của chất bốc các khoáng vật silicat kết tinh trước,
còn quặng tồn tại ở dạng dung dịch tàn dư cho đến khi các silicat kết tinh hết. Dung dịch

tàn dư dưới ảnh hưởng của tác động cơ học bên ngoài và sức nén bên trong từ từ được
tích góp chất bốc và kết tinh lấp nhét vào khoảng trống giữa các khoáng vật quặng hoặc
silicat kết tinh trước tạo nên kiến trúc nửa tự hình (hình II.1.3, II.1.4, II.1.5); hoặc tha
hình (hình II.1.6). Đôi khi phát triển theo mặt cát khai của các khoáng vật silicat tạo nên
kiến trúc ô mạng (hình II.1.7).
Quá trình biến đổi thứ sinh hay xuất hiện kiến trúc vành riềm thay thế (hình II.1.8)
hoặc kiến trúc tàn dư (hình II.1.9).
Cấu tạo chủ yếu của quặng nhóm nguồn gốc magma là xâm tán (hình II.1.10)

12


Hình II.1.1: Kiến trúc tấm- hạt tự hình (idiomorphic lamellar texture), song tinh liên phiến
trong quặng titanomagnetit (Tm) nguồn gốc magma. Mỏ Cây Châm, Thái Nguyên. Nicol (+).
Người sưu tập: Lê Thị Thanh Hương.

Hình II.1.2: Kiến trúc hạt tự hình (idiomorphic granular texture), cấu tạo xâm tán. Các hạt
chromit (Cr) hình dạng tương đối đẳng thước, bị nứt vỡ nhẹ, xâm tán xen giữa các khoáng
vật silicat bị serpentinit hoá trong đá siêu mafic. Mẫu số 102/2a, Hón Vắng, Thường Xuân,
Thanh Hoá. Nicol (-). Người sưu tập: Nguyễn Thị Cánh.
13


Hình II.1.3: Kiến trúc hạt nửa tự hình (hipidiomorphic granular texture). Magnetit
(Mt) dạng hạt khá đẳng thước tự hình, phản quang màu xám ánh nâu. Pyrotin (Pyr)
phản quang màu kem và pentlandit phản quang màu vàng sáng hạt nửa tự hình bao
quanh magnetit. Chalcopyrit tha hình xuyên lấp vào khe nứt của các khoáng vật
trên. Bản Phúc, Sơn La. Nicol (+). Người sưu tập: Lê Thị Thanh Hương.

Hình II.1.4: Kiến trúc hạt nửa tự hình (hipidiomorphic granular texture). Sulvanit (Sl) tự

hình phản quang màu trắng vàng chứa các bao thể của germanit (Ge) phản quang màu
hồng, được bao quanh bởi chalcopyrit (Chp) tha hình phản quang màu vàng trong quặng
đồng – nickel nguồn gốc magma. Tạ Khoa, Sơn La. Nicol (-). Người sưu tập: Nguyễn Thị
Cánh.

14


Hình II.1.5: Kiến trúc hạt nửa tự hình (hipidiomorphic granular texture). Các hạt pyrit (Py) tự
hình phản quang màu vàng sáng được gắn kết bởi chalcopyrit (Chp) tha hình phản quang màu
vàng tạo nên dạng xi măng trong quặng đồng – nickel nguồn gốc magma. Tạ Khoa, Sơn La. Nicol
(-). Người sưu tập: Lã Thị Kim Liên.

Hình II.1.6: Kiến trúc hạt tha hình (allotriomorphic granular texture). Tập hợp khoáng vật
pentlandit(Ptn) phản quang màu vàng sáng + pyrotin (Pyr) phản quang màu kem + chalcopyrit
(Chp) phản quang màu vàng dạng hạt nhỏ tha hình, cộng sinh chặt chẽ với nhau trong cùng một
tập hợp hạt, lấp đầy ranh giới các hạt olivin trong đá siêu mafic. Cao Bằng. Nicol (-). Người sưu
tập: Nguyễn Thị Cánh.
15


Hình II.1.7: Kiến trúc ô mạng (lattice texture). Các tinh thể pentlandit (Ptn) dạng tấm nhỏ
phân bố định hướng theo phương mặt cát khai của pyrotin (Pyt) do quá trình tách dung dịch
cứng trong đá siêu mafic. Cao Bằng. Nicol (-). Người sưu tập: Nguyễn Thị Cánh.

Hình II.1.8: Kiến trúc vành riềm thay thế (replacement texture). Bornit (Bo) tha hình phản
quang màu hồng bị thay thế bởi covenlin (Co) phản quang màu xanh tạo thành vành riềm
bao quanh rìa hạt bornit trong quặng đồng – nickel nguồn gốc magma. Tạ Khoa, Sơn La.
Nicol (-). Người sưu tập: Nguyễn Thị Cánh.


16


Hình II.1.9: Kiến trúc tàn dư ( relic texture). Các hạt đồng tự sinh (Cu) phản quang màu
hồng còn sót lại trong nền cuprit (Cp) phản quang màu trắng xám sắc xanh lam trong quặng
đồng – nickel nguồn gốc magma. Tạ Khoa, Sơn La. Nicol (-). Người sưu tập: Lã Thị Kim
Liên.

Hình II.1.10: Cấu tạo xâm tán dày trong quặng cromit. Núi Nưa, Thanh Hoá. Sưu tập: Bảo
tàng Địa Chất Viện NCĐC&KS.
17


II.2 CÁC KIẾN TRÚC – CẤU TẠO NHÓM QUẶNG NGUỒN GỐC
NHIỆT DỊCH VÀ BIẾN CHẤT TRAO ĐỔI
Trong quá trình xuyên lên của magma dung nham có nhiệt độ rất cao tới 10000 C tiếp
xúc với đất đá vây quanh có nhiệt độ tương đối lạnh. Các khoáng vật tạo đá trở nên không bền
vững, xảy ra hiện tượng tái tạo khoáng vật mới. Sự thay đổi thành phần không chỉ xảy ra trong
đá vây quanh mà còn cả trong bản thân đá magma; hình thành một loạt các khoáng vật biến
chất trao đổi và quặng hoá liên quan.
Sau khi định hình và đông kết magma, xảy ra sự phân tách các dung dịch khí lỏng hậu
magma, từ magma mang đi không những chất bốc mà còn nhiều kim loại và phi kim loại có
giá trị lắng đọng trong các loại đất đá vây quanh để hình thành các mỏ nhiệt dịch.
Kiến trúc và cấu tạo quặng của nhóm nguồn gốc này khá phong phú và đa dạng.
Kiến trúc hạt tự hình của hematit (hình II.2.11) magnetit (hình II.2.12, 2.13, 2.14), của
casiterit (hình II.2.15, 2.17, 2.18, 2.19, 2.22), arsenopyrit (hình II.2.16, 2.20), cubanit (hình
II.2.21), burnonit (hình II.2.24), ilmenit (hình II.2.28), tấm tự hình của bertierit (hình II.2.23),
bismutin (hình II.2.25) và wolframit (hình II.2.26, 2.27); tấm – sợi của molybdenit (hình
II.2.29, 2.30, 2.31, 2.32). Kiến trúc nửa tự hình thường gặp trong quặng đa kim (hình II.2.33),
quặng đồng (hình II.2.34), quặng thiếc đa kim (hình II.2.35). Kiến trúc hạt, tấm tha hình khá

đặc trưng cho sphalerit (hình II.2.36), burnonit (hình II.2.37), antimonit (hình II.2.38), vàng tự
sinh (hình II.2.39, 2.40, 2.43, 44, 45, 46, 47), electrum (hình II.2.41, 2.42). Kiến trúc xuyên lấp
khá phổ biến đối với quặng đa kim, đồng và vàng; đặc biệt đối với các khoáng vật được thành
tạo ở giai đoạn tạo khoáng muộn như galenit (hình II.2.48, 2.50, 2.51, 2.52), chalcopyrit (hình
I.2.49, 2.53), vàng tự sinh (hình II.2.54, 2.55, 2.56, 2.57, 2.58). Trong quặng nhóm nhiệt dịch
trao đổi cũng thường gặp kiến trúc khảm (hình II.2.59), kiến trúc mọc xen (hình II.2.60, 2.61,
2.63, 2.66, 2.67,2.68), kiến trúc ngọn lửa (hình II.2. 62), kiến trúc nhũ tương (hình II.2. 64),
kiến trúc lưới (hình II.2. 65), kiến trúc thay thế giả hình (hình II.2.69), kiến trúc thay thế (hình
II.2. 70, 2.74, 2.75), kiến trúc gặm mòn thay thế (hình II.2.69, 2.70, 2.71), kiến trúc tàn dư
(hình II.2.74), kiến trúc toả tia (hình II.2.75, 2.76), kiến trúc keo (hình II.2.79, 2.80, 2.81). ảnh
hưởng của hoạt động phá huỷ kiến tạo thường tạo nên kiến trúc cà nát trong quặng (hình
II.2.82, 2.83, 2.84, 2.85, 2.86, 2.87, 2.88). Về cấu tạo quặng cũng khá đa dạng: Cấu tạo phân
dải (hình II.2.89), cấu tạo mạch định hướng (hình II.2.90), cấu tạo mạch (hình II.2.91, 2.92,
2.93, 2.94), cấu tạo răng lược (hình II.2.95), cấu tạo xâm tán (hình II.2.96, 2.97), cấu tạo khối
(hình II.2.98, 2.99) và cấu tạo cầu (hình II.2.100).

18


Hình II.2.11: Kiến trúc tấm tự hình ( idiomorphic lamellar texture), cấu tạo xâm tán. Các
tấm hematit (Hm) dạng tấm, trụ ngắn, rất tự hình, xâm tán trong nền thạch anh. Sông Ba.
Nicol(-). Người sưu tập: Nguyễn Quang Nương.

Hình II.2.12: Kiến trúc hạt tự hình (idiomorphic granular texture). Hạt magnetit (Mt) tự hình,
xâm tán trong nền phi quặng, rìa ngoài hạt bị martit hoá tạo thành hematit (Hm) dạng chân
chim bao quanh rìa và phát triển dọc theo kẽ nứt của hạt magnetit. Mỏ sắt Thạch Khê, Hà
Tĩnh. Nicol (-). Người sưu tập: Nguyễn Thị Cánh.

19



Hình II.2.13: Kiến trúc hạt tự hình (idiomorphic granular texture), cấu tạo xâm tán. Các tinh
thể magnetit (Mt) tự hình, kích thước khá đồng đều, xâm tán rải rác trong nền phi quặng. Mỏ
sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh. Nicol(-). Người sưu tập: Nguyễn Thị Cánh

Hình II.2.14: Kiến trúc hạt tự hình (idiomorphic granular texture), tấm sợi, vi cấu tạo phân
dải. Các hạt magnetit (Mt) khá tự hình bị thay thế bởi hematit (Hm), limonit (Li) dạng sợi phân
bố thành dải định hướng. Mỏ sắt Thái Nguyên. Nicol (-). Người sưu tập: Lê Thị Thanh
Hương.

20


Hình II.2.15: Kiến trúc hạt tự hình (idiomorphic granular texture), cấu tạo xâm tán. Các hạt
casiterit (Cas) tự hình dạng tấm, trụ ngắn, phản quang màu xám, xâm tán trong nền phi
quặng. Mẫu số ĐL 219/3, Đà Lạt, Lâm Đồng. Nicol (-). Người sưu tập: Nguyễn Thị Cánh.

Hình II.2.16: Kiến trúc hạt tự hình (idiomorphic granular texture), cấu tạo xâm tán. Các tinh
thể arsenopyrit (Ar) tự hình dạng hình thoi, lăng trụ, phản quang màu trắng sắc vàng, xâm
tán rải rác trong nền phi quặng. Đồng Nai. Nicol (-). Người sưu tập: Nguyễn Thị Cánh.

21


Hình II.2.17: Kiến trúc tấm tự hình (idiomorphic lamellar texture). Các tinh thể casiterit
(Cas) tự hình phản quang màu xám có chứa các bao thể tantalit – columbit (Ta) phản quang
màu xám trắng. Kim Cương, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Nicol (-). Người sưu tập: Lã Thị Kim Liên

Hình II.2.18: Kiến trúc hạt tự hình (idiomorphic granular texture), cấu tạo khối. Các tinh thể
casiterit (Cas) tự hình dạng tấm, hoặc méo mó, phản quang màu xám, tạo thành khối đặc xít.

Số hiệu mẫu V93, Quỳ Hợp, Nghệ An. Nicol (-). Người sưu tập: Nguyễn Thị Cánh
22


Hình II.2.19: Kiến trúc hạt tự hình (idiomorphic granular texture), vành riềm, cấu tạo khối.
Các hạt casiterit (Cas) tự hình dạng tấm, trụ hoặc méo mó, phản quang màu xám, bị
bao quanh bởi các riềm limonit (Li) dạng lấp đầy, phản quang màu xám sắc lục. Số
hiệu mẫu V.65. Nicol (-). Người sưu tập: Nguyễn Thị Cánh.

Hình II.2.20: Kiến trúc hạt tự hình (idiomorphic granular texture). Các hạt arsenopyrit (Ar)
tự hình, tạo thành đám hạt bị rạn nứt. Dưới ánh sáng phản quang có màu trắng sắc vàng
hồng. Chi Lăng, Lạng Sơn. Nicol (-). Người sưu tập: Lê Thị Thanh Hương.

23


×