Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đặc sắc nghệ thuật trong 9 câu thơ đầu bài thơ đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.55 KB, 2 trang )

Đặc sắc nghệ thuật trong 9 câu thơ đầu bài thơ Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ thơ năm chống
Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điêm lôi cuốn người đọc bởi xúc cảm lắng đọng, giàu chất suy
tư. Bài thơ Đất Nước là một đoạn trích tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Đất
Nước là phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” – tác phẩm được ra đời
vào năm 1971, giữa lúc của kháng chiến chống Mĩ diễn ra khốc liệt.
1.Khúc dạo đầu của Đất Nước hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính
chính luận vã trữ tình, giữa suy tư sâu lắng và cảm xúc nồng nàn. Đoạn thơ xoay quanh hai câu
hỏi “Đất Nước có từ bao giiờ?” và “Đất Nước như thế nào”. Nguyễn Khoa Điềm đã trả lời câu
hỏi đó bằng những hình ảnh vừa có tính hình tượng cao, vừa dạt dào cảm xúc.

Đặc sắc nghệ thuật
trong 9 câu thơ đầu bài thơ Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm
– Thể thơ tự do, nhịp thơ biến hóa kết hợp với biện pháp tu từ như liệt kê, điệp từ, điệp ngữ
khiến giọng thơ biến hóa. Khi là lời thủ thỉ tâm tình của lứa đôi, khi như lời tự nhủ với chính
mình trầm lắng chất suy tư.
2.Việc vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian: Đoạn thơ thấm đượm chất liệu văn hóa
dân gian và hương sắc của văn hóa dân gian. Hiếm có trong tác phẩm nào, chất liệu dân gian lại
đậm đặc, đa dạng như khúc thơ này. Có đến 7/9 câu thơ sử dụng chất liệu văn hóa độc đáo này.
Nào là truyền thuyết, cao dao, tục ngữ; nào là thành ngữ, tục ngữ, rồi đến các phong tục tập
quán, truyền thống, lối sống của người dân bao đời.


– Cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian lại vô cùng biến hóa, sáng tạo. Có khi trích dẫn
nguyên văn ( “ngày xửa ngày xưa”). Còn phần nhiều, Nguyễn Khoa Điềm chỉ lấy ý nảy từ rồi để
người đọc tự liên tưởng, tưởng tượng về một miền văn hóa truyền thống mênh mang, thăm thẳm
Ví như, chỉ với hình ảnh “miếng trầu bà ăn bây giờ” đã gơi dậy trong tâm trí người Việt biết bao
điều. Đó là tục bà ăn trầu từ ngàn xưa gắn với sự tích trầu cau, là những thành ngữ, tục ngữ, cao
dao, dân ca thấp thoáng hình ảnh quả cau, lá trầu. Nhờ cách vận dụng sáng tạo ấy mà vẻ đẹp lung
linh của văn học dân gian thấm sâu vào từng câu, từng chữ tạo nên hình tượng thơ vừa bình dị,
mộc mạc, gần gũi; vừa thiêng liêng, bay bổng, lãng mạn, vừa mới mẻ, lạ lẫm





×