Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

VÀI nét về tùy bút SÔNG đà và NGƯỜI lái đò SÔNG đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.39 KB, 2 trang )

VÀI NÉT VỀ TÙY BÚT “SÔNG ĐÀ” VÀ TÁC PHẨM “NGƯỜI LÁI
ĐÒ SÔNG ĐÀ” – NGUYỄN TUÂN
Văn bản này được viết theo thể tùy bút. Đặc điểm của thể tùy bút là tính chủ quan, trình bày
tự do, phúng túng, biến hóa linh hoạt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ phong phú, nhiều
cách so sánh liên tưởng. Qua các tùy bút Nguyễn Tuân nói chuyện với người đọc không chỉ
bằng một trái tim nghệ sỹ mà còn bằng một trí tuệ uyên bác, một học vấn sâu rộng, lịch lãm về
nhiều lĩnh vực, bằng tác phong của một nhà nghiên cứu, điều tra tỉ mỉ vấn đề. Vài nét về tùy bút
“Sông Đà”:
– Tùy bút ‘sông Đà’ là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân thu hoạch được trong
chuyến đi gian khổ mà đầy hứng khởi. Không chỉ thỏa mãn niềm đam mê xê dịch, khám phá
những miền đất lạ, đến với Tây Bắc, Nguyễn Tuân còn khao khát đi tìm kiến “chất vàng mười”
của thiên nhiên và “thứ vàng mười đã qua thử lửa”, tâm hồn của những con người lao động mà
chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng
– Gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ phác thảo, xuất bản vào năm 1960 phản ánh thiên nhiên và
thực tế cuộc sống sinh hoạt của con người Tây Bắc trên bước đường tiến lên xây dựng xã hội chủ
nghĩa: Phong cảnh Tây Bắc vừa uy nghiêm hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình. Con người Tây Bắc
dũng cảm, lao động cần cù
– Thể hiện tâm hồn, tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân, cho thấy sự đổi thay trong phong cách
nghệ thuật của nhà văn:
+ Trước cách mạng: ông dùng vốn kiến thức ấy để chơi ngông với đời, để khoe tài, để thể hiện
bản lĩnh của mình và ông tìm đến những vẻ đẹp xưa vẫn còn vang bóng, thấy cái đẹp trong
những con người kiệt xuất.
+ Sau cách mạng: ông dùng nó để ca ngợi Tổ Quốc, ca ngợi nhân dân, ca ngợi thời đại mới. Ông
tìm thấy cái đẹp ở hiện tại, trong cuộc sống và chiến đấu, thấy cái đẹp trong quần chúng nhân
dân – những con người bình dị. Chúng ta sẽ thấy rõ sự thay đổi đó của Nguyễn Tuân trong tập
tùy bút Sông Đà nói chung và Người lái đò Sông Đà nói riêng.
1. Tác phẩm “Người lái đò sông Đà”:

Nếu như trước cách mạng Nguyễn Tuân khao khát đi đây đi đó mà ông gọi là chủ nghĩa xê
dịch để phần nào vơi bớt cảm giác thiếu quê hương thì sau cách mạng trong chuyến đi thực tế
Tây Bắc không chỉ để thỏa niềm khát khao xê dịch mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên


nhiên cùng thứ vàng đã qua thử lửa trong tâm hồn con người Tây Bắc. Tập tùy bút Sông Đà
gồm 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo. Trong đó Người lái đò Sông Đà là một trong những tùy
bút đặc sắc.
1. Nội dung


– Tác phẩm đã giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở
miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với
đất nước và con người Việt Nam.
2. Nghệ thuật

– Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị;
– Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao;
– Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ
tình…
– Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như điện ảnh, võ thuật, âm nhạc,…



×