Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Taking stock an update on recent economic developments and reforms in vietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.51 KB, 33 trang )

Public Disclosure Authorized

Public Disclosure Authorized

50194

ĐIỂM LẠI

Báo cáo Cập nhật

Public Disclosure Authorized

Public Disclosure Authorized

Tình hình Cải cách và Phát triển kinh tế
của
Việt Nam

Hội nghị giữa kỳ
Nhóm Tư vấn các nhà Tài trợ cho Việt nam
Thành phố Vinh, 16-17/6/2004


MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AFTA
ASEAN
CPI
CPRGS
DAF
DATC


FDI
FSQL
GC
HCFP
IAS
IMF
LUC
LSDS
MOF
MONRE
MPI
MTEF
NPL
NSCERD
PAR
PER
PRSC
QR
SBV
SOCB
SOE
USBTA
WTO

-

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Chỉ số Gía cả Tiêu dùng
Chiến lược Tăng trưởng và Giảm nghèo Toàn diện

Qũy Hỗ trợ Phát triển
Công ty Mua bán Tài sản và Nợ
Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài
Mức độ Chất lượng Giáo dục Cơ sở
Tổng Công ty
Qũy Chăm sóc sức khỏe cho Người nghèo
Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế
Qũy Tiền tệ Quốc tế
Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đai
Chiến lược Xây dựng Hệ thống pháp luật
Bộ Tài chính
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Khuôn khổ Chi tiêu Trung hạn
Nợ không sinh lời
Ban chỉ đạo Quốc gia về Phát triển và Cải cách doanh nghiệp
Cải cách Hành chính Công
Đánh giá Chi tiêu Công
Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo
Hạn chế Số lượng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng thương mại Quốc doanh
Doanh nghiệp nhà nước
Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ
Tổ chức Thương mại Thế giới

ii


MỤC LỤC


PHẦN I:

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ………..........................................1

PHẦN II:

CẢI CÁCH KINH TẾ.........…...................................................................11

Bảng
Bảng 1 : Đóng góp của các Ngành vào tăng trưởng GDP...................................................3
Bảng 2: Tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu ...................................................................4
Bảng 3: Số DNNN chuyển đổi..........................................................................................13
Bảng 4: Quy mô DNNN chuyển đổi sở hữu.....................................................................14
Bảng 5: Các chỉ số Ngân hàng..........................................................................................19
Bảng 6: So sánh cách tiếp cận Kế hoạch 5 năm với Chiến lược TT & GNTD…............26

Hình
Hình 1:
Hình 2:
Hình 3:
Hình 4:
Hình 5:
Hình 6:

Khách nước ngoài đến Việt Nam ..........................................................................2
Thị trường xuất khẩu chính....................................................................................4
Tăng trưởng giá trị nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu............................................5
Nợ trong và ngoài ngân sách..................................................................................7
Chỉ số giá lương thực và phi lương thực...............................................................8

Đồng tiền giảm giá dần.................................... ....................................................9

Khung
Khung 1: Giá dầu tăng có tác động đến Việt nam như thế nào.........................................10
Khung 2: Những thay đổi pháp lý bảo đảm chuyển đổi DNNN quy mô lớn ...................15
Khung 3: Phát triển thị trường chứng khoán ....................................................................21

Báo cáo do Theo Ib Larsen, Vivek Suri và Đinh Tuấn Việt viết với các ý kiến đóng góp của Soren
Davidsen, Daniel Musson và James Seward, Ahsan Ali, Irina Luca, Soren Baussgaard dưới chỉ
đạo chung của Martin Rama. Nguyễn Thị Thu Hằng và Trần Thị Ngọc Dung trợ giúp công việc
thư ký. Nhóm Minh Vu Translation thực hiện phần dịch tiếng Việt.

iii


PHẦN I

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1


Năm 2003, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,2 % mặc dù xuất hiện những thách
thức của dịch bệnh SARS và sự phát triển chậm chạp của kinh tế toàn cầu. Về mặt giá
trị, xuất khẩu đã tăng trưởng cao hơn dự kiến, đạt mức 21% trong 2003 và đã tăng 17%
trong 5 tháng đầu năm 2004. Sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển mạnh và đầu tư
tăng ổn định. Trong quý 1 năm 2004, tăng trưởng GDP ở mức 7% thấp hơn so với mục
tiêu khoảng 8% mà chính phủ đặt ra cho cả năm 2004.
Dịch cúm gà đe dọa nền kinh tế nhưng đã được kiềm chế
Trong quý 1 năm 2004, nền kinh tế phải đương đầu với thách thức của dịch cúm

gà. Trong hai năm liền, Việt Nam phải gánh chịu bệch dịch lây lan. Điều này không chỉ
đe dọa đến đời sống của người dân mà còn đến các hoạt động kinh tế cụ thể. Mặc dù kịch
bản xấu nhất về khả năng lây lan nhanh của virus sang người đã không xảy ra, nhưng
dịch cúm gà đã có tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi gia cầm. Khoảng 39 triệu trong
tổng số 258 triệu con gia cầm đã bị tiêu huỷ. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn đánh giá thiệt hại liên quan chỉ ở mức dưới 0,5% GDP.
Hình 1: Khách nước ngoài đến Việt Nam
350

SEA Games
300
250
200

Cúm gà

150

SARS
100
50
0
Jan02

Mar- May02
02

Jul02

Sep- Nov02

02

Jan03

Mar- May03
03

Jul03

Sep- Nov03
03

Jan04

Mar- May04
04

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Tác động kinh tế của dịch cúm gà đối với các ngành khác (ngoài ngành chăn nuôi
gia cầm) còn tương đối khiêm tốn. Trong năm tháng đầu năm, tỷ trọng khách nước ngoài
tăng 19% cao hơn mức cùng kỳ năm ngoái, thời điểm mà số lượng khách nước ngoài đến
Việt Nam giảm xuống do xuất hiện dịch SARS (Hình 1). Tỷ trọng khách nước ngoài đến
Việt Nam với mục đích kinh doanh là chủ yếu đã tăng 23% trong năm tháng đầu năm
2004 so với cùng kỳ năm 2003.

2


Sản xuất công nghiệp dẫn đầu tăng trưởng

Như những năm trước, ngành công nghiệp đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng.
Sản lượng công nghiệp tăng 15%, đóng góp khoảng bốn điểm phần trăm cho tăng trưởng
trong ba tháng đầu năm (Bảng 1). Sản xuất điện đạt mức 18 tỷ kWh trong năm tháng đầu
năm nay, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Cung cấp điện cho các ngành công nghiệp
và xây dựng tăng 29%. Mức cung ứng điện cho các hộ gia đình tăng 9%. Trong năm
tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp của khu vực tư nhân nước ngoài và trong nước tăng
mức ương ứng 14% và 22% so với tỷ lệ tăng trưởng 12% của khu vực nhà nước trong
lĩnh vực này. Khu vực ngoài quốc doanh trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài gộp
lại chiếm 71% sản xuất công nghiệp.
Bảng 1: Đóng góp của các ngành vào Tăng trưởng GDP
(phần trăm)

2002

2003

Q1 2004

7.0

7.2

7.0

Nông nghiệp, ngư nghiệp

0.9

0.7


0.0

Công nghiệp & xây dựng

3.5

3.9

4.1

Trong đó: Công nghiệp

2.6

3.0

3.7

2.7

2.7

2.9

Tăng trưởng GDP

Dịch vụ
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Xuất khẩu phát triển mạnh bất chấp khó khăn bên ngoài

Sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam và khu vực chế tạo nói riêng phụ
thuộc vào tăng trưởng xuất khẩu (Bảng 2). Kinh tế vẫn phát triển mặc dù xuất khẩu dệt
may sang thị trường Hoa Kỳ đã giảm mạnh kể từ quý hai năm 2003. Sự sụt giảm đó phản
ánh tác động của việc Hoa Kỳ áp đặt hạn ngạch ở mức khoảng 1,8 tỷ USD đối với xuất
khẩu dệt may của Việt Nam vào năm ngoái. Hạn ngạch tiếp tục bị giảm thêm 4,5 % nữa
(hoặc khoảng 80 triệu USD) năm 2004. Nguyên nhân của việc giảm hạn ngạch là do các
nhà xuất khẩu từ Việt Nam đã làm giả giấy chứng nhận xuất xứ và bị phát hiện chuyên
trở các sản phẩm dệt may được sản xuất ở các nước khác sang thị trường Hoa Kỳ. Việc
giảm hạn ngạch dệt may Hoa Kỳ đã được bù đắp phần nào bởi việc tăng hạn ngạch dệt
may của EU. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu dệt may chỉ tăng khoảng 7% trong thời gian 5
tháng đầu năm 2004 so với mức 70% cùng kỳ năm ngoái và 34% trong cả năm 2003.
Xuất khẩu thủy sản bị tác động do nhu cầu thực phẩm trong nước tăng dịch cúm
gà. Xuất khẩu thủy sản cũng giảm sút thêm do Hoa Kỳ kiện phá giá đối với nhập khẩu cá
tra và đe dọa khởi kiện với lý do tương tự đối với xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phần nào nhờ áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tốt
hơn, Việt Nam đã khá thành công trong việc thâm nhập vào thị trường Nhật Bản và EU
để bù đắp một phần tác động này. Trong quý 1 năm 2004, xuất khẩu thủy sản sang thị
trường Hoa Kỳ giảm 1% trong khi tăng hơn 30% sang thị trường Nhật Bản và EU.

3


Bảng 2: Tăng trưởng và Kim ngạch Xuất khẩu
Giá trị
(Tr. USD)

Tổng kim ngạch xuất khẩu
Dầu thô
Mặt hàng ngoài dầu thô
Sản phẩm nông nghiệp

Thủy sản
Sản phẩm khai khoáng
Dệt may
Giầy dép
Điện tử & máy tính
Thủ công & mỹ nghệ
Các mặt hàng khác

Tỷ trọng %

Tăng trưởng %

Đóng góp
vào tăng
truởng 1/

2003

2003

5T-04

2003

5TM-04

5T-04

20,176
3,821

16,355
2,252
2,200
184
3,687
2,268
672
367
4,726

100.0
18.9
81.1
11.2
10.9
0.9
18.3
11.2
3.3
1.8
23.4

100.0
21.2
78.8
11.6
8.2
1.2
16.3
10.8

3.6
1.7
25.3

20.8
16.8
21.7
14.5
8.7
18.2
34.0
21.5
36.6
10.7
22.8

17.4
21.3
16.4
14.6
1.7
54.6
6.9
10.8
31.0
7.2
31.0

17.4
4.4

13.0
1.7
0.2
0.5
1.2
1.2
1.0
0.1
7.0

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan.
Ghi chú: 1/ điểm phần trăm.

Hình 2: Thị trường Xuất khẩu chính
25.0
20.0
15.0
10.0
5.0
0.0
Trung quèc

Hoa kú

2002

NhËt b¶n

2003


C§ Ch©u ¢u

ASEAN

Q1-04

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan.

Về thị trường xuất khẩu, nếu như trong hai năm qua, thị phần xuất khẩu sang Hoa
Kỳ tăng nhanh nhất thì đến nay Hoa Kỳ đã nhường vị trí là thị trường xuất khẩu quan
trọng nhất của Việt Nam cho EU (Hình 2). Tuy vậy, con số này vẫn chưa thể hiện việc

4


EU mở rộng sang 10 nước thành viên mới. Mặc dù, thị phần Trung Quốc tăng nhanh,
nhưng Trung Quốc vẫn chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 10 của Việt Nam.
Chi tiêu nhập khẩu tăng theo giá và đầu tư
Về nhập khẩu, do đầu tư vẫn tăng vững chắc năm 2003, nên nhu cầu đối với hàng
hóa tư liệu sản xuất và phụ kiện máy móc đã tăng theo nhanh chóng, đạt tỷ lệ tăng kỷ lục
41% năm ngoái. Mặt hàng nhập khẩu đáng kể là máy bay nhập từ Hoa Kỳ. Nếu không
tính nhập khẩu máy bay, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu là 27%. Do tính chung với nhập
khẩu những mặt hàng lớn như máy bay và các mặt khác, nên con số chung về tăng trưởng
công nghiệp khá cao. Nếu tính riêng, giá trị nhập khẩu tư liệu sản xuất đã giảm trong năm
tháng đầu năm 2004 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói liệu
sự sụp giảm trong nhập khẩu máy móc này có thể hiện một tỷ lệ đầu tư giảm sút hơn
trong năm hay không.
Việc tăng giá quốc tế một số mặt hàng nhập khẩu chủ chốt như thép, phân bón và
các sản phẩm lọc dầu đã làm tăng chi tiêu nhập khẩu. Mức tăng giá trị nhập khẩu cao hơn
nhiều so với mức tăng về khối lượng nhập khẩu (Hình 3).


Hình 3: Tăng trưởng giá trị nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu
25%
20%
15%
10%
5%
0%
2002

2003

2004-5M

-5%

Gi¸

L−îng

Nguồn: Tổng cục thống kê và Tổng cục hải quan.
Lưu ý: Các mặt hàng nhập gồm sản phẩm dầu khí, clan-ke, nguyên liệu nhựa, phân
bón, giấy, bột giấy, sợi dệt, bông, sắt thép và bột mỳ.

Kiều hối và FDI bù đắp thâm hụt thương mại
Mặc dù thâm hụt thương mại đạt mức 7% GDP vào cuối năm 2003, thâm hụt tài
khoản vãng lai được khống chế ở mức dưới 5% GDP nhờ nguồn vốn thu hút đạt mức
tăng kỷ lục. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) ước tính lượng kiều hối vào

5



Việt Nam đạt khoảng 2,6 tỷ USD trong năm ngoái và đã dự báo mức kiều hối sẽ tăng lên
trong khoảng từ 3,2 tỷ USD đến 3,5 tỷ USD năm 2004. Nếu tính cả dòng vốn chuyển về
theo kênh phi chính thức, tổng số kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam sẽ có thể vượt mức
4 tỷ USD. Con số này tương ứng với khoảng từ 1/5 đến 1/4 doanh thu xuất khẩu hàng
năm.
FDI dự tính đạt mức 1,5 tỷ USD năm 2003. Giải ngân ODA đạt mức 1,1 tỷ USD.
Do các tổ chức và cá nhân phi ngân hàng trong nước chuyển một lượng lớn dự trữ đô la
sang tiền đồng, nên các dòng vốn này cho phép NHNNVN tăng dự trữ ngoại tệ lên thêm
1,9 tỷ USD, đạt tổng mức dự trữ ngoại tệ 5,6 tỷ USD vào cuối năm 2003. Con số này
tương đương với 10 tuần nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, tăng dự trữ cùng với
mức nhập khẩu gắn với đầu tư hiện nay có nghĩa là thâm hụt tài khoản vãng lai không
còn là một quan ngại vào thời điểm này.
Đầu tư trong nước tăng vững chắc
Tỷ lệ đầu tư tăng hơn một điểm phần trăm, đạt 35,6% GDP năm 2003. Tỷ trọng
đầu của khu vực nhà nước đạt khoảng 57%, trong khi tỷ trọng đầu tư dự tính của khu vực
ngoài quốc doanh trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tương ứng 28% và
17%. Trong năm 2003, hơn 30.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh, cao hơn
năm trước khoảng 26%. Tính trung bình, các doanh nghiệp này có vốn đăng ký khoảng
2,1 tỷ đồng, vượt mức 1,5 tỷ đồng năm 2002.
Thâm hụt ngân sách được kiềm chế nhưng chi tiêu ngoài ngân sách tăng
Thâm hụt ngân sách ở mức khoảng 2% GDP trong năm 2003 so với mức 1,9%
của năm 2003 và thấp hơn so với mức dự kiến 2,8% do thu ngân sách đã tăng đáng kể.
Thu ngân sách tăng cũng giúp giải quyết sức ép tăng 38% chi ngân sách cho lương và
hưu trí. Do vậy, thâm hụt ngân sách năm 2004 tăng lên một chút ở mức 2,3% GDP.
Nguồn thu ngân sách được duy trì ở mức 21-22% GDP trong những năm qua. Tuy nhiên,
mức thâm hụt ước tính không tính đến các dòng vốn tạo nợ khác của chính phủ như các
khoản vay hiện tại (dự tính ở mức khoảng 2,8% GDP) và chi phí tái cấp vốn cho các ngân
hàng quốc doanh có thể chiếm khoảng 1,2% GDP. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ

trên GDP của chính phủ được hình thành do các khoản ngoài ngân sách, chứ không phải
do thâm hụt của chi tiêu trong ngân sách (Hình 4).

6


Hình 4: Nợ trong và ngoài Ngân sách
45.0

41.0

37.0
33.0

29.0

25.0
2000

2001

2002

2003

Tæng nî /GDP
(Tæng nî + T¸i cÊp vèn NHTMQD) /GDP
(Tæng nî + T¸i cÊp vèn NHTMQD + Vèn huy ®éng cña Quü HTPT) /GDP

Nguồn: Bộ Tài chính, NHNNVN và ước tính của NHTG


Chi xây dựng cơ bản chiếm gần 30% tổng chi ngân sách. Trong hai năm qua,
chính phủ đã phụ thuộc nhiều hơn vào việc phát hành trái phiếu trong nước để tạo nguồn
tài chính cho chi tiêu xây dựng cơ bản. Trái phiếu phát hành trong nước tạo nguồn tài
chính cho khoảng 55% thâm hụt trong giai đoạn 2000-02 và nhiều khả năng sẽ tăng lên
khoảng 75% năm 2004. Chính phủ cũng đã phát hành trái phiếu với thời hạn từ 5 đến 10
năm nhằm tài trợ một phần cho các chi tiêu ngoài ngân sách. Năm 2004, chính phủ có kế
hoạch phát hành khoảng 8,2 nghìn tỷ tiền trái phiếu cho phát triển cơ sở hạ tầng và 2,5
nghìn tỷ đồng cho ngành giáo dục.Theo kế hoạch, một khoản tiền trái phiếu bổ sung từ 7
đến 8 nghìn tỷ đồng cũng sẽ được huy động cho Qũy Hỗ trợ Phát triển.
Trái phiếu có thời hạn 2 và 5 năm có mức lãi suất tương ứng là 7,7% và 8,4%. Tỷ
lệ này cao hơn một chút so với tỷ lệ lãi suất tiền gửi mà ngân hàng áp dụng cho tiền gửi
với thời hạn tương tự. Trái phiếu với thời hạn 15 năm với mức lãi suất 9,4% cũng đã
được phát hành. Tiền thu được từ trái phiếu loại này sẽ được chuyển đến Qũy Hỗ trợ Phát
triển. Ngân hàng TMQD là khách hàng trên thị trường trái phiếu Chính phủ.
Tín dụng tăng nhưng chất lượng còn đáng lo ngại
Tỷ lệ tăng trưởng cao hiện nay dẫn đến xu hướng tiền tệ hóa nền kinh tế và nhu
cầu tín dụng tăng mạnh. Tiền rộng tăng 18% năm 2002 và 20% năm 2003. Tiền gửi ngân
hàng tăng với tốc độ tương tự, đạt mức trên 56% GDP năm 2003, cho thấy niềm tin của
người dân vào khu vực tài chính chính thức đang tăng lên. Tăng trưởng tín dụng tăng
28%. Tỷ trọng tín dụng giành cho khu vực ngoài quốc doanh tiếp tục tăng và hiện nay
chiếm gần 2/3 tổng số tín dụng được cung ứng. Tuy nhiên, chất lượng cho vay của các
Ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) là một vấn đề đáng lo ngại. Mặc dù, đã

7


có tiến bộ là sử dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế khi kiểm toán các NHTMQD, nhưng
việc phân loại nợ theo mức độ hiệu quả là một việc khó khăn. Do vậy, dự tính tổng khoản
nợ không sinh lời của các NHTMQD đạt khoảng 4-5% GDP và từ 10-11% tổng tín dụng

ngân hàng giành cho nền kinh tế.
Lạm phát tăng do giá nhập khẩu và lương thực tăng
Sau hai năm giảm phát nhẹ, giá cả tăng lên 3-4% năm 2002-2003. Một số yếu tố
tạm thời đã làm tăng mức lạm phát lên 7,1% vào tháng 5/2004 so với tháng 5/2005. Việc
tăng lạm phát năm nay liên quan nhiều hơn đến các yếu tố cung hơn là do sự mất cân đối
về kinh tế vĩ mô. Các yếu tố dẫn đến lạm phát tăng là việc tăng giá lương thực do dịch
cúm gà bùng phát, việc cấm bán thịt gia cầm và việc tăng giá cả các mặt hàng chủ chốt
như xăng dầu, sắt thép và phân bón trên thị trường thế giới. Giá lương thực - thực phẩm,
chiếm gần một nửa trong chỉ số giá cả tiêu dùng tháng 5/2004, tăng hơn 12% so với tháng
5 năm ngoái và tăng 1,8% so với tháng trước, trong đó giá lương thực tăng 13,8% và thực
phẩm tăng 12,4%. Giá thuốc chữa bệnh tiếp tục có xu hướng tăng mạnh đến tháng 5. Chi
tiêu vào thuốc chữa bệnh của người dân dự tính ở mức trên một nửa tổng chi phí cho sức
khỏe.

Hình 5: Chỉ số giá lương thực và phi lương thực
chØ sè
120
115
110
105
100
95
Dec-02

Feb-03

Apr-03

Jun-03


Aug-03

ChØ sè chung

Oct-03

L−¬ng thùc

Dec-03

Feb-04

Apr-04

Phi l−¬ng thùc

Nguồn: Tổng cục Thống kê, và ước tính của NHTG

Nhìn chung, những biến động về tỷ lệ lạm phát nổi bật trong thời gian vừa qua
liên quan đến những biến động lên xuống của giá lương thực (Hình 5). Mặc dù, việc tăng
lạm phát giá lương thực gần đây có thể chỉ mang tính tạm thời nhưng việc tăng giá dầu
lên mức cao nhất trong vòng 13 năm qua là trên 40 đô la một thùng chắc chắn sẽ có tác
động lan tỏa tới toàn bộ nền kinh tế. Dự kiến mức lạm phát có thể tăng lên nên chính phủ
đã cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xăng dầu nhằm bình ổn giá cả. Đồng thời, các công ty
điện nước cũng đã trì hoãn việc tăng giá điện và nước. Trong một nỗ lực gần đây nhằm
kiềm chế hiện tượng tăng giá dược phẩm nhập khẩu, chiếm tới 60% dược phẩm tại Việt

8



Nam, Bộ Y tế đã cho phép các doanh nghiệp địa phương cùng tiến hành nhập khẩu dược
phẩm. Động thái này đã có thể phần nào giúp giảm nhẹ sức ép giá cả thông qua việc bảo
đảm một nguồn cung ứng đủ dược phẩm nhập khẩu ở mức giá thấp hơn hiện tại ở Việt
Nam.
Để duy trì tiền gửi bằng đồng, một số ngân hàng thương mại gần đây đã tăng hoặc
thể hiện ý định tăng tỷ lệ lãi suất tiền gửi lên một chút để đối phó với tỷ lệ lạm phát tăng
cao hơn. Ngân hàng trung ương không ủng hộ hành động này và mong muốn duy trì mức
lãi suất như trong 12 tháng qua. Nhìn chung, những giải pháp chính sách đối phó lạm
phát của chính phủ tỏ ra phù hợp. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mà chính phủ cần tiếp
tục theo dõi sát sao.
Việc giảm giá của đồng đô-la mà tiền đồng gắn chặt vào, có thể chỉ làm trầm
trọng thêm việc tăng lạm phát. Do vậy, tiền đồng giảm giá so với đồng euro và yên (Hình
6). Điều này có tác động làm cho hàng hóa Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn
trên thị trường Châu Âu và Nhật Bản. Mặc khác, điều này cũng làm tăng chi phí cho các
nhà nhập khẩu Việt Nam.

Hình 6: Đồng tiền giảm giá dần
160

22000
JPY

150

20000

JPY

130


EUR

120

18000
16000

110

USD

14000

USD, EUR

140

100
12000

90
80
Jan-03

Apr-03

Aug-03

Nov-03


Feb-04

10000
Jun-04

Nguồn: Hệ thống Giám sát Tích hợp Ngân hàng Thế giới.

Cũng có những yếu tố kinh tế sâu sắc hơn và mang tính cơ cấu hơn đằng sau xu
hướng tăng lạm phát. Gía cả ở Việt Nam vẫn còn rất rẻ theo tiêu chuẩn quốc tế và giá cả
có xu hướng tăng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Điều này cũng đúng
đối với chi phí lao động. Với một cơ chế tỷ giá được quản lý tích cực, sự tăng giá thực sự
đang diễn ra thông qua mức giá trong nước cao hơn.

9


Khung 1: Gía dầu tăng có tác động đến Việt Nam như thế nào ?
Việt Nam xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế. Về mặt giá trị, Việt
Nam là nước xuất khẩu dầu ròng với giá trị xuất khẩu đạt 3,78 tỷ USD (chiếm 19% tổng kim
ngạch xuất khẩu) và giá trị nhập khẩu đạt 2,41 tỷ USD (chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu)
năm 2003. Do đó, trên quan điểm cân đối thương mại, việc tăng giá dầu sẽ tạo lợi thế cho Việt
Nam. Trong bốn tháng đầu năm 2004, nhập khẩu tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 1,1
tỷ USD trong khi xuất khẩu tăng 17% đạt mức1,6 tỷ USD.
Dầu khí là một nguồn thu ngân sách chủ yếu. Về mặt sản xuất, nguồn thu này được thu
theo hình thức thuế thu nhập công ty, thuế tài nguyên thiên nhiên và lợi nhuận sau thuế của các
doanh nghiệp khai thác dầu khí (PetroVietnam). Về mặt tiêu dùng, nguồn thu này được thu từ
thuế tiêu thụ và thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dầu khí nhập khẩu. Năm 2003, nguồn thu từ
sản xuất chiếm khoảng 22% tổng thu và nguồn thu từ tiêu dùng chiếm thêm 6% nữa. Trong bốn
tháng đầu năm 2004, nguồn thu từ sảu xuất tăng 1,5%. Mặc khác, chừng nào nhà nước vẫn bao
cấp cho việc tiêu thụ một số sản phẩm dầu nhập khẩu, thì chừng đó vẫn còn một hạng mục chi

tiêu cho các sản phẩm dầu khi.
Petrolimex là cơ quan chính có nhiệm vụ nhập khẩu và phân phối các sản phẩm dầu khí .
Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã cố gắng giúp người tiêu dùng tránh khỏi sức ép tăng
giá dầu trên thị trường thế giới. Gía các sản phẩm dầu được bán trên thị trường trong nước được
hình thành bởi mấy yếu tố. Gía sản phẩm dầu nhập khẩu tăng lên do phải chịu thuế nhập khẩu,
thuế VAT, thuế tiêu thụ và một tỷ lệ phí phân phối. Do giá sản phẩm dầu nhập khẩu tăng lên, nên
chính phủ thường xuyên phải giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dầu. Tuy nhiên, trước
tình hình giá dầu nhập khẩu tăng vượt mức giá trong nước được ấn định cho người tiêu dùng, cần
xem xét các giải pháp khác.
Tháng 2, giá dầu cho tiêu thụ nội địa được tăng lên 6-7%. Tuy vậy, mức tăng này cũng
chỉ là sự điều chỉnh giá một phần trước xu hướng tăng giá quốc tế. Tháng 5, thuế nhập khẩu đối
với một số sản phẩm dầu tinh chế đã giảm từ 5% xuống 0%. Tuy nhiên, do giá dầu tăng nhanh
hơn mức giảm thuế nhập khẩu, nên các nhà phân phối dầu phải chịu một tỷ lệ lãi lề thấp hơn. Các
nhà phân phối cho rằng họ bị "lỗ" từ 600-1000 VND đối với mỗi lít dầu bán ra. Đối với 9 nhà
phân phối của nhà nước hoạt động tại Việt Nam, mức lỗ gộp lại lên tới 1,2 nghìn tỷ VND trong
quý 1 năm 2004. Chính phủ chỉ bao cấp một phần mức giảm lợi nhuận.
Có một số nguyên nhân giải thích tại sao chính phủ gặp khó khăn trong việc tăng giá vào
thời điểm này. Do dầu là một yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong ngành giao thông (chiếm 3040%), nên việc tăng giá dầu có thể dẫn đến tăng giá đối với các ngành khác do chi phí vẫn chuyển
hàng hóa tăng. Tăng giá dầu diễn ra vào thời điểm giá lương thực đã và đang tăng cũng như giá
một số mặt hàng nhập khẩu chủ chốt khác như thép. Chính phủ cũng muốn tránh tăng giá đối với
một số sản phẩm như dầu hỏa thường được người nghèo sử dụng làm dầu đốt.
Trong trường hợp giá dầu không giảm xuống thấp hơn mức hiện nay và giá cả trong nước
vẫn không thay đổi, thì chính phủ sẽ có thể phải trợ cấp ở mức 10-12 nghìn tỷ trong năm nay.

10


PHẦN II

CẢI CÁCH KINH TẾ


11


Việt Nam tiếp tục thực hiện một chương trình nghị sự cải cách toàn diện. Mục
tiêu chính của Việt Nam là hoàn thành quá trình quá độ sang một nền kinh tế thị trường,
bảo đảm sự phát triển bền vững và công bằng và xây dựng năng lực quản lý quốc gia hiện
đại. Mặc dù đã có những tiến bộ trong tất cả các mục tiêu này, mức độ tiến bộ trong việc
thực hiện mỗi mục tiêu còn khác nhau nhiều. Những vấn đề nổi bật trong những tháng
gần đây là tiến bộ đáng kể trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, những bước
đi hứa hẹn trong việc giảm bớt cho vay chính sách, việc đẩy mạnh quá trình cải cách
SOE, và sự quyết tâm rõ rệt trong việc thực hiện giải pháp chống tham nhũng toàn diện.
Mặc khác, việc cải cách ngân hàng đạt được tiến bộ ít ỏi vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.
Hội nhập nền kinh tế thế giới
12 tháng qua chứng kiến sự tiến bộ vững chắc trong quá trình hội nhập vào nền
kinh tế thế giới. Các hoạt động chuẩn bị cho việc gia nhập WTO đang được đẩy mạnh.
Mặc dù Việt Nam đã tuyên bố ý định trở thành thành viên của WTO từ năm 1995, nhưng
cho đến gần đây, các cuộc đàm phán còn đạt được rất tiến bộ. Vấn đề quan tâm hiện nay
là hàng rào thương mại còn tương đối cao nhằm bảo vệ một số ngành được coi là chiến
lược (như ô tô, xi măng, hóa chất, phân bón, thép và đường) và vẫn còn trở ngại gia nhập
các ngành dịch vụ do nhà nước chi phối (đặc biệt là ngân hàng và viễn thông). Giữa năm
2003, trong bối cảnh đạt được những thành tích khích lệ của hiệp định thương mại song
phương với Hoa Kỳ, Chính phủ đã có quyết định sớm gia nhập WTO vào năm 2005. Kể
từ đó, chính phủ đã tích cực chuẩn bị lộ trình gia nhập WTO cho các ngành chủ chốt của
nền kinh tế.
Chính phủ đã trình bản chào sửa đổi gia nhập WTO cho các đối tác thương mại và
bản chào này đang được xem xét. Hiện tại, còn quá sớm để biết liệu thời hạn 2005 sẽ có
thể đạt được không. Tuy nhiên, sự thay đổi về bản chất cuộc tranh luận từ việc, liệu Việt
Nam có nên gia nhập WTO sang việc khi nào Việt Nam gia nhập, thể hiện quyết tâm mới
của Chính phủ. Việc tuân thủ các quy định WTO sẽ tạo một cơ chế mạnh mẽ nhằm gắn

kết quá trình cải cách vào khuôn khổ WTO, đặc biệt đối với các vấn đề "sau biên giới"
(các vấn đề phi thuế quan và thương mại dịch vụ).
Việc chuẩn bị lộ trình thay đổi thuế quan chi tiết, bao gồm đánh giá tác động
ngành và thời gian thực hiện dự kiến là một đóng góp quan trọng cho quá trình đàm phán
các điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam. Điều quan trọng hơn là những lộ trình này
đưa ra một tầm nhìn cho cơ cấu kinh tế hộ lâu dài. Tầm nhìn đó là: thuế nhập khẩu trung
bình sẽ thấp, hầu hết các hàng rào phi quan thuế sẽ bị loại bỏ và không có các ngành
được hưởng mức bảo hộ cao. Một số động thái chính sách được thực hiện trong năm qua
có mục tiêu nhằm bảo đảm nền kinh tế phát triển theo hướng đó.
Hạn chế về số lượng đối với nhập khẩu các sản phẩm dầu đã bị loại bỏ. Điều này
diễn ra sau khi có các biện pháp loại bỏ hạn chế định lượng đối với các mặt hàng như
giấy, kính xây dựng, thép, dầu thực vật, phương tiện chở khách 9 chỗ, xi-măng và
clanhke. Do đó, tỷ lệ áp dụng hạn chế định lượng giảm từ mức 20% nhập khẩu và 22%
sản xuất năm 2001, xuống còn 13% và 4% tương ứng hiện nay. Năm 2004, thuế đối với

12


484 mặc hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, hầu hết là nông sản và thủy sản đã giảm. Động
thái này được gọi là Chương trình Thu hoạch sớm, là một bước tiến đến việc thực hiện
hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc.Ngoài ra, trong năm qua, một số quy
định được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các quy định của WTO. Các quy định này
liên quan đến định giá hải quan và áp dụng Hệ thống mã số và phân loại chung (HCCS)
trên cơ sở đa phương.
Cải cách doanh nghiệp nhà nước
Theo dự tính của Chính phủ, Việt Nam hiện có 4296 DNNN với tổng số vốn
khoảng 189 nghìn tỷ VND (tương đương 12 tỷ USD). Các số liệu về các DNNN đó cần
được xem xét một cách thận trọng do hệ thống thông tin còn rất yếu kém trong lĩnh vực
này. Gần 47% doanh nghiệp tuyên bố có mức vốn dưới 5 tỷ USD. Mức lợi nhuận trên
vốn bình quân gần đây nhất dự tính đạt 7,34%. Khoảng 77% DNNN báo cáo đạt lợi

nhuận trong khi các DNNN còn lại hòa vốn hoặc chịu lỗ.
Bảng 3: Số DNNN chuyển đổi
2001

2002

2003

5T-2004

193

211

341

173

Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố

156

145

229

111

Bộ chủ quản


26

46

95

47

Tổng công ty 91

11

20

17

15

Bán/Chuyển nhượng

58

38

43

4

Thanh lý/Phá sản


21

24

28

4

-

1

9

5

272

274

421

193

298

698

107


Cố phẩn hóa DNNN
thuộc quyền quản lý của:

Công ty TNHH một thành viên
Tổng số
Ghi chú: Các kế hoạch xắp xếp lại
DNNN đã được phê chuẩn
Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Cải cách DNNN

Số DNNN đã giảm dần theo thời gian (Bảng 3). Nhiều doanh nghiệp đang trải qua
quá trình chuyển đổi nằm trong kế hoạch tổng thể cải cách DNNN của năm 2002 với
mục tiêu cổ phần hóa, bán hoặc thanh lý khoảng 2400 DNNN trong giai đoạn ba năm.
Tốc độ chuyển đổi DNNN đã tăng lên năm 2003, tăng gần 60% so với năm trước đó.
Tốc độ này vẫn còn tăng nhanh trong năm 2004. Một DNNN chuyển đổi được coi là hoàn
chỉnh khi hội nghị cổ đông đầu tiên được tổ chức và doanh nghiệp mới hoàn tất các thủ
tục đăng ký kinh doanh. Điều này khác với số doanh nghiệp thường được nêu lên trên
báo chí, sử dụng số lượng các doanh nghiệp được phê chuẩn chuyển đổi sở hữu nhưng
thực tế không phải tất cả doanh nghiệp này đã hoàn tất đăng ký kinh doanh.

13


Trong số các DNNN đang được chuyển đổi, mặc dù quy mô trung bình các doanh
nghiệp được chuyển đổi còn nhỏ nhưng một số doanh nghiệp được chuyển đổi có quy mô
ngày càng lớn (Bảng 4). Tuy nhiên, tỷ trọng vốn do nhà nước nắm giữ cũng có xu hướng
tăng cao hơn.
Bảng 4: Quy mô DNNN chuyển đổi sở hữu

Vốn điều lệ bình quân (tỷ đồng)
Vốn điều lệ cao hơn 10 tỷ đồng

Mức nợ ngân hàng bình quân (tỷ đồng)
Số người lao động bình quân
Tỷ lệ cổ phần nhà nước cao hơn 35 %

2001

2002

2003

5T-04

7
17 %
5
250
26 %

7
27 %
6
221
27 %

10
25 %
8
183
45 %


10
25 %
10
260
55 %

Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Cải cách DNNN

Gần đây, cải cách DNNN lớn, bao gồm các Tổng Công ty 91 (GC) đã tập trung
vào tăng cường năng lực cạnh tranh thay vì cổ phần hóa các công ty này. Tuy vậy, cách
làm này tỏ ra không hiệu quả. Các cuộc kiểm toán chẩn đoán các TCty đã cho thấy cơ cấu
hiện nay của các công ty này là không phù hợp, dẫn đến hoạt động yếu kém của các
DNNN. Đặc biệt, còn thiếu rõ ràng trong việc xác định các quyền quản lý và sở hữu,
trách nhiệm và trách nhiệm giải trình giữa Nhà nước và TCty, trong nội bộ TCty và giữa
TCty với các DNNN thành viên. Do đó, không có đơn vị nào hoàn toàn chịu trách nhiệm
về hiệu quả hoạt động của công ty. Bất cập này cần được khắc phục.
Chỉ thị số 11/2004/CT-TTg của Thủ tướng, ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2004,
đã thể hiện sự thay đổi chính sách và mở rộng cổ phần hóa cho các DNNN lớn hơn. Chỉ
thị thúc đẩy quá trình cơ cấu lại DNNN này được đưa ra sau Nghị quyết Lần thứ 9 của
Đại hội Đảng lần thứ 9. Các ngành nằm trong diện cơ cấu lại này bao gồm ngành điện,
bưu chính viễn thông, hóa chất, cơ khí, ngân hàng vào bảo hiểm. Hơn nữa, đã có nhận
thức rằng cổ phần trong các công ty này có thể được bán cho các nhà đầu tư bên ngoài và
việc định giá tài sản cần phải dựa trên giá trị thị trường. Chính phủ có ý định tạo thuận lợi
nhiều hơn cho các DNNN trong việc tuyển dụng các chuyên gia tư vấn tài chính cho mục
đích định giá.
Việc đánh giá kết quả hoạt động của DNNN còn tiến triển chậm chạp. Trước đây,
các DNNN thường không tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo hiện hành. Quyết định
271/2003/QD-TTg đã quy định sử phạt hành chính đối với trường hợp thiếu tuân thủ và
chỉ thị phân loại các DNNN theo một trong ba loại hình phụ thuộc vào mức thu nhập, lợi
tức trên vốn nhà nước và khả năng trả nợ. Việc phân loại thực tế dự kiến sẽ bắt đầu tháng

7/2004. Về nguyên tắc phân loại, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả trong hai
năm liền phải bị cơ cấu lại, bao gồm cả việc thay đổi cán bộ quản lý. Các DNNN không
đệ trình báo cáo tài chính cuối cùng đúng hạn sẽ bị sử phạt.

14


Khung 2: Những thay đổi pháp lý bảo đảm chuyển đổi DNNN có quy mô lớn
Một số văn bản pháp lý cần được ban hành, sửa đổi hoặc bổ sung nhằm tạo cơ sở chuyển
đổi DNNN lớn cũng như đảy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhỏ. Chỉ thị số 11 của Thủ
tướng đã chỉ đạo trình các văn bản pháp luật sửa đổi sau đây trong vài tháng tới:
Quyết định số 58/2002/QD-TTg qui định các DNNN sẽ được phép chuyển đổi nếu các
doanh nghiệp này không nằm trong danh sách các ngành công nghiệp chiến lược và ở dưới mức
ngưỡng quy định. Quy định này cũng nêu rõ các doanh nghiệp nhà nước không thể trả nợ sẽ phải
phá sản. Việc xuất hiện các hiện tượng phá sản chứng tỏ khía cạnh này của Quyết định đã không
được thực hiện. Tương tự như vậy, với việc yêu cầu các tổng công ty phải tái tổ chức nếu những
tổng công ty này không đạt tiêu chi về quy mô và doanh thu cũng không được thực hiện. Dù vậy,
Quyết định 58 có ý nghĩa rất quan trọng, tạo khung cho các quyết định chuyển đổi hơn 2,000
doanh nghiệp nhà nước và quá trình này đang được thực hiện mạnh. Trong Quyết định 58, một
danh mục rất dài và không phù hợp về những ngành công nghiệp “dấu trừ”, tức là những nghành
công nghiệp mà các doanh nghiệp nhà nước không được phép chuyển đổi, sẽ gây cản trở đối với
quá trình cổ phẩn hoá của các doanh nghiệp nhà nước lớn.
Nghị định 64/2002/ND-CP quy định việc chuyển đổi của doanh nghiệp nhà nước thành
các công ty cổ phần (cổ phần hoá). So với Nghị định mà nó thay thế trước đó, Nghị định này đã
mở rộng các tiêu chí có thể sử dụng để định giá. Nghị định này cũng qui định, nếu các cổ phần
vẫn giữ nguyên không bán sau khi giám đốc, nhân viên và một số nhà cung ứng bán phần của
mình, thì ít nhất 30% các cổ phần còn lại sẽ được bán cho người ngoài qua hình thức đấu giá.
Những vấn đề sẽ sửa đổi trong Nghị định 64 bao gồm vấn đề định giá đất,vai trò của trung gian
tài chính, định mức cổ phần cho những người bên ngoài,việc gắn cổ phần hoá với niêm yết trên
thị trường chứng khoán,và có thể cả việc giải quyết nợ.

Nghị định 49/2003/ND-CP là sửa đổi của Nghị định 103/1999. Nghị định này quy định
việc chuyển nhượng (bán với giá chỉ định), bán trực tiếp cho nhân viên, hợp đồng hoặc thuê các
doanh nghiệp nhà nước có vốn nhà nước dưới mức 5 tỷ đồng mà "không thể được cổ phần hoá".
Tính ứng dụng của Nghị định này sẽ được mở rộng thông qua việc tăng mức ngưỡng 5 tỷ đồng
quy định này.
Nghị định 63/2001/ND-CP quy định việc chuyển đổi của các doanh nghiệp nhà nước
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tuy nhiện kết quả thực hiện Nghị định này
còn chưa đáng kể mặc dù nó đã được thông qua từ 32 tháng trước đây. Một doanh nghiệp dưới sự
chỉ đạo của một bộ máy quản lý trao đổi địa vị của mình với tư cách là một DNNN để đổi lấy địa
vị của một công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp,nhưng lại vẫn duy trì bộ máy quản lý như
vậy, để trở thành "một thành viên". Không có hoạt động bán cổ phần nào diễn ra.
Nghị định 41/2002/ND-CP quy định việc giải quyết vấn đề giải quyết người lao động dôi
dư trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Hiện đang chờ một nghị định sửa đổi để làm
rõ việc các cán bộ ở các nông trường quốc doanh và nông trường lâm nghiệp nằm trong phạm vi
của Nghị định này.

15


Cải thiện môi trường kinh doanh
Việc ban hành luật doanh nghiệp tạo một động lực lớn đối với việc phát triển khu
vực tư nhân thông qua tạo điều kiện sự ra đời của doanh nghiệp. Việc áp dụng một luật
duy nhất bao gồm các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước là giai đoạn tiếp theo trong quá
trình đổi mới khung pháp lý nhằm tạo cơ hội công bằng cho khu vực tư nhân.Ngoài ra,
một luật thống nhất cũng đang được xây dựng nhằm điều tiết đầu tư trong nước và nước
ngoài, hai hình thức đầu tư hiện đang chịu sự kiểm soát của hai luật riêng biệt nhau. Nội
dung và Nguyên tắc Chủ đạo của các luật này được Thủ tướng chính phủ thông qua vào
tháng 4 năm 2004. Một số tiểu ban soạn thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo hiện
đang xây dựng dự thảo của những luật này. Dự kiến các luật này sẽ được trình Quốc hội
thông qua vào cuối năm 2005 hoặc đầu 2006. Nếu những nguyên tắc chủ đạo nói trên

được thể hiện trong những luật này, đây sẽ là một dấu hiệu tốt có thể cải thiện đáng kể
môi trường kinh doanh được quy định bởi luật doanh nghiệp hiện đại và qui chế đầu tư.
Nhưng nếu những nguyên tắc này được thể hiện một cách hạn hẹp ví dụ chỉ áp dụng hạn
chế đối với các doanh nghiệp nhà nước, thì mục tiêu và tác động của luật sửa đổi này sẽ
bị ảnh hưởng lớn.
Trong khi đó, một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra một sân chơi bình đẳng
giữa khu vực tư nhân trong nước với khu vực tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài là việc
điều chỉnh mức thuế thu nhập năm 2003. Mức thuế mới 28%(có hiệu lực từ1/1/2004) áp
dụng giống nhau cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (DNĐTNG) và doanh nghiệp
tư nhân trong nước. Như vậy, đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước, mức thuế này
giảm từ mức 32% và đối với các doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư nước ngoài mức thuế
này được tăng từ mức trước đó là 25%. Đồng thời, thuế thu nhập bổ sung cho các doanh
nghiệp trong nước được xoá bỏ. Tương tự như vậy, thuế chuyển lợi nhuận về nước của
các FIE cũng được xóa bỏ. Chính sách xoá bỏ việc tăng gấp đôi giá sử dụng điện nước là
một động thái được hoan nghênh khác trong định hướng này
Với việc ra đời của Nghị định 164 về thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp,
chính sách khuyến khích áp dụng đối với các công ty trong nước và nước ngoài đã được
làm cho hài hoà. Các chính sách khuyến khích áp dụng đối với các công ty địa phương
khó hiểu và chồng chéo trước đây nay đã bị bãi bỏ và thay thế bằng một loạt các chính
sách khuyến khích thuế được cải thiện. Mặc dù, các doanh nghiệp mới được thành lập
vẫn được hưởng chính sách khuyến khích về thuế tốt hơn so với các công ty đang tồn tại
có dự án mở rộng, nhưng sự khác nhau là không đáng kể.
Khu vực tư nhân trước đây đã đưa ra lý lẽ rằng mức thuế thu nhập cá nhân quá
cao đối với những người Việt nam có thu nhập cao dẫn đến chi phí lương tổng thể rất
cao. Mức này so với chuẩn trong khu vực là không thể cạnh tranh nổi. Do đó, điều này
làm nản lòng các công ty tư nhân và nước ngoài muốn đầu tư lớn vào phát triển đội ngũ
kỹ thuật và các nhà quản lý địa phương có tay nghề cao. Đồng thời, thu nhập của người
nước ngoài đã bị đánh thuế ở mức thấp hơn.
Luật mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 đã giải quyết được mối băn khoăn này.
Mức thuế thu nhập cao nhất sẽ được giảm từ 50% xuống còn 40% và sẽ áp dụng như


16


nhau đối với tất cả các công dân Việt nam cũng như người lao động nước ngoài. Tỷ lệ
mức thu nhập của mức thuế cao nhất được áp dụng sẽ tăng từ 15 triệu đồng đến 40 triệu
đồng. Điều này không xoá bỏ được hoàn toàn khoảng cách giữa người lao động trong
nước và người nước ngoài vì mức thu nhập của mức thuế cao nhất đối với người nước
ngoài là 80 triệu đồng. Thuế thu nhập bổ sung 30% đối với người lao động Việt nam sẽ
được xoá bỏ. Mức thu nhập ngưỡng, mà mức thu nhập thấp hơn mức ngưỡng đó không
phải đóng thuế, sẽ được tăng từ 3 triệu lên 5 triệu đồng 1 tháng.
Hai biện pháp nữa sẽ hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân thông qua việc
khuyến khích nhiều hơn sự tham gia của nước ngoài. Thứ nhất, Nghị định 38 mở ra một
dự án thí điểm việc các DNĐTNG có thể trở thành các công ty cổ phần. Có khoảng hơn
20 chục DNĐTNG đã có tên trong danh sách các công ty đầu tiên tham gia. Biện pháp
thứ hai là quyết định 146 đã nâng mức vốn cổ phần tối đa của các tổ chức và cá nhân
quốc tế trong các công ty cổ phần trong nước được niêm yết lên 30% (từ mức 20%) trong
tổng mức cổ phần của bất kỳ một công ty niêm yết nào. Những sáng kiến này đưa ra mức
trần đầu tư nước ngoài tại các công ty trong nước cổ phần tiền hành niêm yết hoặc và
không niêm yết và loại bỏ yêu cầu về mức trần cụ thể đối với tổng mức cổ phần của bất
kỳ cá nhân và tổ chức quốc tế nào trong một công ty niêm yết. Tổng đóng góp vốn nước
ngoài tối đa trong một công ty cổ phiếu liên doanh được tăng lên 49% (từ 30%). Ngoài
ra, các công ty quản lý quỹ tại Việt nam hiện đã được phép hoạt động với sự vốn đóng
góp nước ngoài lên đến 49%.
Việc quản lý quyền sở hữu trí tuệ được tăng cường. Nghị định 28/2004/ND-CP
trao quyền giải quyết vấn đề thương hiệu cho Cục Bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ Quốc gia
(CBVQSHTTQG). Nghị định này cũng tăng cường chức năng của CBVQSHTTQG và
coi đây là đầu mối liên lạc cho tất cả những thắc mắc về quyền sở hữu trí tuệ. Mục đích
của nghị định là nhằm rút ngắn thời gian từ công đoạn nộp đơn đăng ký quyền sở hữu trí
tuệ cho đến khi được đăng ký hoặc bị từ chối. Thủ tục hành chính phức tạp và mất nhiều

thời gian hiện nay đã gây ra trì trệ và thiệt hại cho công việc. Số đơn xin đăng ký tăng từ
9000 năm 2001 lên đến 15,000 năm 2002 và cao hơn năm 2003.
Nghị định 88/2003/ND-CP được ban hành giúp tăng cường khung pháp lý cho
việc tổ chức, vận hành và quản lý các hiệp hội. Mặc dù một số văn bản pháp lý hiện nay
cũng có quy định về các hoạt động dân sự, nhưng khung pháp lý nhìn chung vẫn còn
nhiều hạn chế, phức tạp và còn rải rác. Nghị định 88 đưa ra một khung pháp lý về quyền
và nghĩa vụ của các hiệp hội theo một cách thức minh bạch hơn. Mặc dù Nghị định 88 là
một hướng đi đúng, nhưng một số vấn đề vần còn chưa rõ ràng đối với các hiệp hội kinh
doanh. Cần có thêm các văn bản pháp lý trong lĩnh vực này.
Một thách thức hiện nay là phải cải tiến hơn nữa môi trường vận hành cho các
công ty tư nhân sao cho một tỷ lệ lớn các công ty này có thể tồn tại và phát triển mạnh
hơn. Để thực hiện được điều này, cần phải hành động trong các lĩnh vực như tiếp cận thị
trường, đất, tín dụng, thuế là những lĩnh vực cần đơn giản hóa thủ tục và giảm cơ hội
hoạt động tùy tiện của các cơ quan công quyền.

17


Ngân hàng thương mại quốc doanh
Tháng 6/2003, chính phủ tuyên bố ý định cổ phần hóa các NHTMQD trong giai
đoạn 2006-2010 với sự tham gia của các đối tác và cổ đông nước ngoài. Kế hoạch này trở
nên cụ thể hơn sau Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 11/2004 trong đó chỉ đạo
NHNNVN phối hợp với Bộ Tài chính đệ trình dự thảo kế hoạch cổ phần hóa Ngân hàng
Ngoại thương Việt nam (Vietcombank) và Ngân hàng Nhà Mekong trước ngày
30/6/2004.
NHNNVN đã đồng ý trên nguyên tắc việc cổ phần hóa Ngân hàng Nhà Mekông
năm 2005 với sự tham gia của một nhà đầu tư chiến lược quốc tế. Vietcombank là một
trong những NHTMQD lớn nhất và làm ăn có lãi nhất. Cuối năm 2003, Vietcombank có
tổng số tài sản 97,3 nghìn tỷ và vốn điều lệ 4,5 nghìn tỷ (bao gồm khoản tái cấp vốn của
chính phủ là 400 tỷ năm 2003). Do nền tảng vốn của ngân hàng còn thấp, nên chắc chắn

Vietcombank sẽ còn được phép nâng mức vốn bằng cách phát hành những công cụ tài
chính thu hút vốn trước khi tiến hành cổ phần hóa. Dự kiến, mức phát hành cổ phần có
thể lên tới 2-2,5 nghìn tỷ và người nước ngoài có thể mua được cổ phiếu đó.
Việc tái cấp vốn các NHTMQD thông qua phát hành cổ phần hoặc các công cụ
tương tự sẽ làm giảm nhẹ gắng nặng tài chính trong quá trình cải cách ngành tài chính và
giúp củng cố năng lực quản lý doanh nghiệp của NHTMQD. Do tỷ lệ tiết kiệm cao ở Việt
Nam và do các hình thức tiền kiệm dài hạn còn hạn chế, nên việc phát hành cổ phiếu
hoặc các trái phiếu có thể chuyển đổi có thể giúp các NHTMQD tăng nguồn lực đáng kể
nhằm đạt tỷ lệ mức dự trữ vốn an toàn. Tuy nhiên, nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông,
cần cung cấp các thông tin đáng tin cậy về tình hình các NHTMQD và cần có kế hoạch
giải quyết những yếu kém quan trọng nhất, đặc biệt liên quan đến vấn để giải quyết các
khoản nợ không sinh lời. Việc đưa ra đánh giá toàn diện về NHTMQD cần là điều kiện
tiên quyết trước khi tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc phát hành các
trái phiếu có thể chuyển đổi.
Các NHTMQD lớn đã nhận được tổng mức vốn được cấp khoảng 10,9 nghìn tỷ
đồng trong ba năm qua. Việc tái cấp vốn này chủ yếu dựa trên hình thức chính phủ phát
hành trái phiếu có thời hạn 20 năm với lãi suât 3,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ dự trữ vốn vãng lai
của ngân hàng ở mức dưới 4% như hiện này là khá thấp so với tiêu chuẩn chung cho
phép. Cũng có lo ngại rằng việc tái cấp vốn đã không hoàn toàn dựa trên hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Ví dụ, vẫn chưa gắn việc tái cấp vốn với điều kiện phải tuân thủ
chặt chẽ kế hoạch tài cơ cấu cho từng ngân hàng.
Hiện tại, vẫn chưa có các số liệu chính xác về sự phân bổ ngành và chất lượng tín
dụng ngân hàng. Do thiếu những số liệu đó, Bảng 5 chỉ mô tả các khoản tín dụng giành
cho khu vực DNNN nói chung. Số liệu cho thấy tỷ trọng vốn vay trên tổng tín dung ngân
hàng cho DNNN vay đã giảm và tổng mức nợ của DNNN đã không chiếm tỷ trọng chi
phối trong GDP.
Bảng 5 báo cáo các chỉ số về các khoản nợ không sinh lời dựa trên kiểm toán
theo Tiêu chuẩn kế toán Quốc tế (TCKTQT). Các cuộc kiểm toán tương tự được tiến
hành cho tất cả các NHTMQD lớn vào năm 2000 và 2001 và cho hai NHTMQT năm
18



2002. Do đó, vẫn chưa hình thành một bức tranh chung cập nhật về chất lượng tín dụng
trong bốn NHTMQD. Các số liệu được trình bày trong Bảng 5 cho năm 2002 có được là
nhờ phân tích ngoại suy xu hướng của 2 trong số 4 NHTMQD lớn. Thậm chí các con số
thực tế dựa trên IAS có thể còn đánh giá thấp hơn mức độ thật sự của các khoản vay
không sinh lời bởi lẽ các khoản nợ không có khả năng hoàn trả được gia hạn có thể được
coi là đã được trả rồi. Kiểm toán cho thấy mức chi phí giải quyết các khoản nợ không
sinh lời thấp hơn so với hiện nay. Tuy nhiên, theo các phương tiện thông tin đại chúng
của Việt nam thì vào thời điểm hiện nay tổng số nợ xấu chỉ chiếm khoảng 4,7% tổng dư
nợ ngân hàng dựa theo Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (TCKTVN). Mặc dù Quyết định
1627 được đưa ra năm 2001 đã đưa TCKTVN gần hơn với TCKTQT, nhưng vẫn có dấu
hiệu cho thấy NHTMQD đã tránh được các tiêu chuẩn TCKTQT này. Bốn Ngân hàng
Thương mại quốc doanh đã được kiểm toán về báo cáo tài chính dựa trên IAS. Các cuộc
kiểm toán cho năm 2000, 2001 và 2002 đã được hoàn thành.
Bảng 5: Các chỉ số Ngân hàng
2000

2001

2002

2003

Tín dụng cho nền kinh tế (nghìn tỷ đồng)

156

189


231

289

Tín dụng cho nền kinh tế (phần trăm GDP)

36

41

44

50

Vốn vay cho DNNN (nghìn tỷ đồng)

70

80

90

104

Vốn vay cho DNNN (tỷ lệ % tín dụng trong nền kinh tế)

45

42


39

36

Vốn vay cho DNNN (tỷ lệ % GDP)

16

17

17

18

Nợ không sinh lời theo IAS (nghìn tỷ đồng)

15

18

25 *

-

Nợ không sinh lời theo IAS (tỷ lệ tín dụng cho nền kinh tế)

10

10


11 *

-

Nợ không sinh lời theo IAS (tỷ lệ % GDP)

4

4

5*

-

Nợ không sinh lời theo IAS (tỷ lệ % cho vay của NHTMQD)

13

13

14 *

-

Lưu ý: Các số liệu về khoản nợ không sinh lời dựa trên các cuộc kiểm toán IAS của bốn NHTMQD
năm 2000 và 2001 và kiểm toán IAS đối với hai NHTMQD và ước tính của NHTG cho năm 2002.
Số liệu có dấu sao là số liệu dự tính.
Nguồn: Ước tính của NHTG và IMF dựa trên số liệu của NHNNVN, Công ty Price WaterhouseCoopers và Ernst & Young.

Việc cải thiện chất lượng tín dụng mới đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm

cải cách ngân hàng thực sự. Trong khi số liệu đựa trên TCKTVN và TCKTQT cho thấy
tỷ lệ không có khả năng hoàn trả không tăng lên, nhưng điều này phần nào liên quan đến
việc "giải quyết" các khoản vay không sinh lời dựa trên việc xóa nợ nhờ sự chi trả hoặc
trợ cấp của chính phủ. Hiện tại một thông tư 74/2002/TT-BTC là một cơ chế xác định lại
giá trị của các khoản vay không sinh lời còn lại đang được thực hiện. Thông tin sơ bộ cho
thấy số lượng vốn được hoàn trả còn thấp. Do đó, tốc độ giải quyết khoản nợ không sinh
lời có thể sẽ chậm lại trong thời gian tới và như vậy chất lượng của tín dụng mới sẽ trở

19


thành một yếu tố quyết định chính đối với lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động tín dụng
là một lĩnh vực cải cách ngân hàng diễn ra chậm hơn. Khi tín dụng cho nền kinh tế ngày
càng tăng trong GDP, có nhiều khả năng chi phí tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng sẽ
tăng lên theo.
Mặc dù các NHTMQD đã có công ty quản lý tài sản riêng của mình, nhưng hiện
tại họ vẫn thiếu quyền hạn tịch thu tài sản thế chấp, thu giữ tài sản và buộc doanh nghiệp
thanh lý nếu cần thiết. Một giải pháp khác vẫn đang chờ kiểm nghiệm là cần dựa vào
Công ty Mua bán Tài sản và Nợ Trung ương (CTMBTSN) mới được thành lập gần đây.
Các quy định hướng dẫn hoạt động của công ty này đã được ban hành. CTMBTSN sẽ có
vốn điều lệ khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Công ty sẽ hoạt động trên cơ sở thử nghiệm trước,
giúp giải quyết cho 20 DNNN có khoản nợ xấu trị giá khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng. Trong
số 20 công ty này, 12 công ty sẽ được cổ phần hóa, 6 công ty sẽ chuyển đổi thành công ty
trách nhiệm hữu hạn độc chủ. Một công ty còn lại sẽ trao quyền sở hữu cho người lao
động và một công ty khác sẽ được sát nhập.
Kế hoạch hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng đã được NHNNVN xây dựng
tháng 6/2003 thông qua quyết định số 663 của Thống đốc NHNN. Kế hoạch này nhận
diện những thách thức mà hệ thống ngân hàng sẽ gặp phải khi các cam kết quốc tế được
thực hiện theo hướng tạo ra một sân chân bình đẳng hơn giữa các ngân hàng quốc tế và
trong nước. Kế hoạch này cũng có mục đích sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và loại bỏ các

văn bản pháp luật và chính sách nào không còn phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế
quốc tế. Nhằm phần nào thực hiện các cam kết quốc tế, chính phủ đã nới lỏng đáng kể
các hạn chế đối với hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng
liên doanh. Ví dụ, ngân hàng Hoa Kỳ và Châu Âu hiện nay đã được phép nhận một lượng
tiền gửi lớn hơn 500% so với mức vốn của mình so với tỷ lệ 50% cách đây một năm .
Các quy định mới cũng cho phép ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam
được mua đến 30% cổ phần tại ngân hàng thương mại cổ phần địa phương (NHTMCP).
Giới hạn tỷ lệ cổ phần của các tổ chức nước ngoài trong NHTMCP sẽ tăng từ 10% lên
15%. Trong khi đó, mức tỷ lệ cổ phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài cá nhân sẽ
không thay đổi ở mức 10%. Luật sửa đổi và bổ sung Luật các Tổ chức Tín dụng đã được
Quốc hội thông qua vào ngà 26 tháng 6 năm 2004 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 10
năm 2004. Luật sửa đổi đã quy định tự do hoá hoạt động của tất cả cácngân hàng nước
ngoài, cho phép các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài được họt động tại Việt nam. Tuy
nhiên, các quy định hướng dẫn thực hiện các điều khoản của Luật Các tổ chức tín dụng
sửa đổi này còn chưa soạn thảo.

20


Khung 3: Phát triển Thị trường Chứng khoán
Đã có những bước tiến nhắm thúc đẩy thị trường chứng khoán đang phát triển chậm chạp.
Hiện tại, có 24 công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán với tổng giá trị thị trường vào
khoảng 250 triệu USD. Tháng 11/2003, chính phủ ban hành Nghị định 144 (thay thế Nghị định
48) nhằm giảm yêu cầu niêm yết đối với các công ty. Nhằm khuyến khích các côngty nhỏ niêm
yết, yêu cầu vốn tốn thiểu đã giảm xuống còn 5 tỷ đồng. Chính phủ cho rằng việc cho phép các
DNNN và NHTMQD cổ phần hóa thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ là một nhân
tố quan trọng trong sự phát triển của thị trường này trong tương lai. Tháng 3, Bộ Tài chính đã
chính thức quản lý Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, cơ quan điều tiết thị trường chứng khoán.
Chính phủ hy vọng rằng điều này sẽ tạo thuận lợi cho sự hợp tác tốt hơn giữa cơ quan điều tiết thị
trưòng chứng khoán với các bộ tham gia vào quá trình phát triển thị trường chứng khoán.

Gần đây đã có một số các NHTM cổ phần quan tâm tới việc niêm yết trên thị trường
chứng khoán. NHNNVN đã bày tỏ ủng hộ và đang trong quá trình xây dựng các quy định để thực
hiện điều này. Những ngân hàng cổ phần này phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 70 tỷ đồng và
phải hoạt động tối thiểu trong 5 năm và phải có lợi nhuận trong 2 năm gần đây. Ngoài ra, tỷ lệ các
khoản nợ không sinh lời của các ngân hàng này phải dưới 3% trong hai năm qua. Dự kiến ngân
hàng ACB và Sacombank có thể là ngân hàng cổ phần đầu tiên tham gia niêm yết. Tháng 3/2004,
Uỷ ban chứng khoán nhà nước Việt Nam đã cấp giấy phép cho quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên
của Việt Nam - Qũy Đầu tư chứng khoán Việt Nam - nhằm tạo ra một kênh đầu tư mới cho cả các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Giấy chứng hoạt động của quỹ sẽ được niêm yết tại Trung tâm
thương mại chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Qũy có mức tài chính trần đạt 300 tỷ đồng.
60% nguồn vốn của quỹ sẽ được đầu tư vào các công ty niêm yết hoặc những công ty có tiềm
năng niêm yết. Phần còn lại sẽ đầu tư vào trái phiếu chính phủ và bất động sản.

Đã thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm trong
lĩnh vực ngân hàng. Một hệ thống tài khoản mới đã được sử dụng cho ngân hàng. Hệ
thống tài khoản mới này, cũng như các quy đinh kế toán và quy định báo cáo ngân hàng
mới sẽ gần sát với Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IAS). Tuy nhiên, vẫn còn chậm chễ trong
việc công bố các báo cáo kiểm toán IAS, đôi khi kéo dài hơn 9 tháng. Những sự chậm
chễ này xuất phát từ các cuộc đàm phán với ngân hàng thương mại quốc doanh về nội
dung kiểm toán. Nhằm ngăn chặn sự chậm chễ này, NHNNVN hiện tại đã quy định thời
gian tối đa 60 ngày cho các cuộc đàm phán như vậy. Nhằm tiến tới cải thiện chất lượng
các khoản vay, bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đã phát hành các cẩm nan tín dụng
mới. Điều này sẽ tạo cơ sở tốt hơn cho việc lồng ghép nội dung quản lý rủi ro trong quá
trình hoạt động và giúp tăng cường công tác đánh giá rủi ro tài chính và các dòng tiền
mặt của người vay.
Cải thiện khuôn khổ điều tiết cho vay theo chính sách
Hoạt động cho vay chính sách đã chính thức tách khỏi hệ thống ngân hàng thương
mại.. Tuy vậy, hoạt động nay vẫn tiếp diễn với tốc độ nhanh chóng. Qũy Hỗ trợ Phát triển
(QHTPT) đã mở rộng đáng kể trong ba năm qua và vẫn còn là một công cụ quan trọng
nhằm cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính cho các DNNN. Việc ban hành Nghị định


21


106/2004/ND-chính phủ nhằm điều tiết họat động của QHTPT là một bước đi nhằm tiến
tới việc xây dựng một khung điều tiết vững chắc cho các hoạt động cho vay chính sách.
Nghị định cũng quy định chỉ có các dự án có khả năng hoàn trả trực tiếp, có hiệu
quả kinh tế xã hội và có kế hoạch sản xuất hoặc kinh doanh khả thi thì mới được QHTPT
hỗ trợ. Nghị định cũng nhấn mạnh rằng các tài sản dự án sẽ được sử dụng làm vật thế
chấp và những tài sản đó không thể bị chuyển nhượng, thanh lý, cầm cố hoặc cam kết cho
đến khi hoàn trả hết nợ. Nghị định cũng cho phép thực hiện cơ chế chia sẻ rủi ro, thông
qua việc cùng đóng góp tài chính của các cơ quan chính phủ hoặc ngân hàng thương mại.
Sau khi sử dụng tất cả các cơ chế sẵn có, tổng hỗ trợ của QHTPT không được vượt quá
85% tổng vốn đầu tư của một dự án. Khuôn khổ mới sẽ giới hạn số lượng các cơ chế hỗ
trợ và sẽ dẫn đến sự phụ thuộc một phần vào cho vay thương mại. Những cơ chế đó là
các khoản vay dự án, trợ cấp tín dụng và bảo lãnh tín dụng. Chỉ có vốn vay dự án sẽ do
QHTPT cung cấp. Vấn đề xin hỗ trợ tài chính thông qua trợ cấp lãi suất và bảo lãnh là do
ngân hàng thương mại quản lý. Trợ cấp chỉ áp dụng cho các dự án đã được hoàn thành
và đang được sử dụng trên cơ sở thương mại và đã hoàn trả đẩy đủ nợ. Thành công trong
việc đưa hoạt động của QHTPT vào một khuôn khổ ổn định hơn sẽ phụ thuộc rất nhiều
vào việc thực hiện hiệu quả các biện pháp đó.
Quy mô và chất lượng giáo dục
Đã đạt được những tiến bộ theo hướng tăng chi tiêu chung cho ngành giáo dục,
cải thiện việc phân bổ nguồn lực và nâng cao chất lượng dạy học. Phương pháp tiếp cận
tổng thể trong lĩnh vực giáo dục được thể hiện trong khung Giáo Dục cho Mọi người.
Các biện pháp được thực hiện trong năm vừa qua dựa trên sự kết hợp 2 yếu tố: tiêu
chuẩn chất lượng giáo dục và cơ chế phân bổ nguồn lực. Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục
và đào tạo đã được tăng lên đến 17,1 % ngân sách cho năm 2004, gần bằng mục tiêu đặt
ra trong CLTT&GN năm 2005. Tỷ trọng này chỉ đạt 13,8 % năm 2002, và tăng lên đến
15,8% năm 2003. Đồng thời, những tiêu chuẩn tối thiếu cho giáo dục tiểu học đã được áp

dụng trên toàn quốc. Một cuộc điều tra bao phủ trên tất cả các huyện đã được bắt đầu tiến
hành nhằm đánh giá hiện trạng giáo dục so với các tiêu chuẩn đặt ra. Những tiêu chuẩn
giáo dục không chỉ sẽ hướng dẫn việc phân bổ nguồn lực, mà sẽ làm thước đo phục vụ
cho việc giám sát, ở cả cấp trung ương và địa phương. Những tiêu chuẩn này liên quan
đến cơ sở hạ tầng vật chất, đội ngũ giáo viên, tổ chức và quản lý trường học, tham gia của
xã hội vào giáo dục, hoạt động và chất lượng giáo dục và các kết quả giáo dục mong đợi.
Tiếp cận tổng thể này sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ của một chiến lược hướng
vào mục tiêu. Một chỉ số thiệt thòi về giáo dục đã được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa
tỷ lệ nhập học dòng, tỷ lệ phần trăm trẻ 6 tuổi được tiếp cận trường học và tỷ lệ tốt
nghiệp. Cơ chế xác định mục tiêu cho phép xác định một số lượng lớn các huyện có các
chỉ số giáo dục thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn quốc. Dự kiến, các thông lệ
quản lý giáo dục sẽ được nâng cấp một cách cơ bản nhờ việc thực hiện thí điểm Khuôn
khổ chi tiêu trung hạn trong ngành giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được lựa chọn
thực hiện thí điểm khuôn khổ này.

22


×