Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Gender based violence the case of vietnam (vietnamese)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.83 KB, 48 trang )

Public Disclosure Authorized

26987

Public Disclosure Authorized

Public Disclosure Authorized

Public Disclosure Authorized

Bạo lực trên cơ sở giới:
trường hợp việt nam

TS. Vũ Mạnh Lợi, Phòng Xã hội học Gia đình, Viện Xã hội học (XHH)
TS. Vũ Tuấn Huy, XHH
TS. Nguyễn Hữu Minh, XHH
Jennifer Clement, Tư vấn độc lập

Công trình được Ngân hàng Thế giới tài trợ này là một đóng góp vào việc chuẩn bị Báo cáo Nghiên
cứu Chính sách về Giới và Phát triển. Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu định tính về bạo
lực trên cơ sở giới ở Việt nam do nhóm nghiên cứu thực hiện trong tháng 4 và tháng 5 năm 1999.
Chúng tôi cảm ơn Beth King, Andrew Mason, Tosca Bruno-van Vijfeijken, và Nisha Agrawal vì
những góp ý bổ ích ngay từ những ngày đầu của cuộc nghiên cứu. Chúng tôi cũng xin cảm ơn Sidney
Ruth Schuler, Anne Tierney Goldstein và những người tham dự Hội thảo của các tác giả vì những
đóng góp quý báu của họ.

i


mục lục


Bạo lực trên cơ sở giới: Trường hợp việt nam .................................................................i
tóm tắt.......................................................................................................................................................i
Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực............................................................................................................... i
Nhận thức về sự thay đổi của bạo lực trong gia đình ......................................................................................ii
Phản ứng của cá nhân và các thiết chế x hội .................................................................................................ii
Các khuyến nghị ............................................................................................................................................iii
ĐặT VấN Đề................................................................................................................................................ 1
Nhận thức quốc tế về nạn bạo lực trên cơ sở giới............................................................................................ 1
Sự thừa nhận về nạn bạo lực trong gia đình ở Việt nam.................................................................................. 2
I.

Về cuộc nghiên cứu.................................................................................................................. 4

1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................................................. 4
Phương pháp luận............................................................................................................................................ 5
Chọn mẫu nghiên cứu............................................................................................................................ 5
Các phỏng vấn sâu ................................................................................................................................ 6
Thảo luận nhóm tập trung ..................................................................................................................... 6
Bảng hỏi ................................................................................................................................................ 7
Phân tích các bài viết trên phương tiện thông tin đại chúng ................................................................. 7
Những hạn chế và tiềm năng sai lệch của kết quả nghiên cứu ........................................................................ 8
Tính nhạy cảm của đề tài ...................................................................................................................... 8
Sai lệch do chọn mẫu............................................................................................................................. 8
Sai lệch do trả lời theo chuẩn mực ........................................................................................................ 8
Hiểu nhầm các khái niệm ...................................................................................................................... 8
Sai lệch của phỏng vấn viên .................................................................................................................. 9
II.

kết quả............................................................................................................................................. 9


1. Định nghĩa bạo lực trong gia đình .............................................................................................................. 9
2.
Nhận thức của người được hỏi về mức độ phổ biến, tần số, và độ nghiêm trọng của bạo lực ............. 11
Ngược đi về thân thể và lời nói ......................................................................................................... 12
Ngược đi về tình cảm......................................................................................................................... 13
Các ngược đi liên quan đến tình dục................................................................................................. 13
3.
Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực .................................................................................................. 14
Khó khăn kinh tế và bạo lực ................................................................................................................ 14
Học vấn và bạo lực.............................................................................................................................. 15
Lạm dụng rượu và bạo lực................................................................................................................... 16
Cờ bạc và nợ nần ................................................................................................................................ 16
Những thành kiến về giới và bạo lực ................................................................................................... 17
Vấn đề tình dục và bạo lực .................................................................................................................. 19
Cưỡng ép làm tình ............................................................................................................................... 20
Các mối quan hệ gia đình mở rộng ..................................................................................................... 20
4.
Nhận thức về sự thay đổi của nạn bạo lực trong mười năm qua .......................................................... 21
Cảm nhận cá nhân của người được phỏng vấn ................................................................................... 21
Phân tích so sánh báo chí ................................................................................................................... 22
Phân tích báo và tạp chí từ 1983 ........................................................................................................ 24
5.
Phản ứng của cá nhân và các thể chế................................................................................................... 26
Phản ứng của cá nhân phụ nữ............................................................................................................. 26
Phản ứng của hàng xóm và bạn bè...................................................................................................... 27
Phản ứng của các thể chế.................................................................................................................... 28
Tổ dân cư............................................................................................................................................. 29
Hội phụ nữ và tổ hòa giải.................................................................................................................... 29

ii



Các dịch vụ tư vấn............................................................................................................................... 31
Phản ứng trong hệ thống luật pháp ..................................................................................................... 32
III.

kết luận và kiến nghị ...................................................................................................... 35

Kiến nghị 1:
Kiến nghị 2:
Kiến nghị 3:
Kiến nghị 4:
Kiến nghị 5:
Kiến nghị 6:
Kiến nghị 7:

Một chương trình vận động thuyết phục .......................................................................... 36
Nâng cao nhận thức .......................................................................................................... 36
Tập huấn........................................................................................................................... 37
Mở rộng các dịch vụ tư vấn .............................................................................................. 37
Nhà tạm lánh .................................................................................................................... 38
Nghiên cứu ....................................................................................................................... 38
Theo dõi mức độ phổ biến và xu hướng ........................................................................... 39

tài liệu tham khảo .......................................................................................................................... 40

Các bảng

List of Tables ................................................................................................................................................iii
Bảng 1: Tần số của ngược đãi theo mức thu nhập tự phân hạng ............................................................ 15

Bảng 2: Người có thu nhập chính và bạo lực trong gia đình ................................................................... 18
Bảng 3. Các bài viết trên báo chí .............................................................................................................. 23

iii


Bạo lực trên cơ sở giới: Trường hợp việt nam

tóm tắt
Định nghĩa và đo lường bạo lực trong gia đình ở Việt nam là công việc khó khăn. Những người khác nhau
thường bày tỏ những nhận thức khác nhau về điều gì là hành động ngược đi không thể chấp nhận được
trong gia đình. Đối với nhiều người, xung đột thỉnh thoảng mới xảy ra là chuyện bình thường trong cuộc
sống gia đình. Một bộ phận lớn phụ nữ và nam giới cũng cho rằng việc thỉnh thoảng đánh vợ cũng là chức
năng bình thường của người chồng trong vai trò người chủ gia đình và người giáo dục vợ con.
Bạo lực trong gia đình ở Việt nam diễn ra ở mọi vùng, cả ở đô thị lẫn nông thôn, và trong các gia đình
thuộc mọi mức thu nhập. Tuy nhiên, tỷ lệ bạo lực thay đổi tuỳ thuộc vào biến số này hoặc biến số khác.
Lý do sâu xa của sự tồn tại bạo lực trong gia đình là những thái độ đ ăn sâu trong tiềm thức về các vai trò,
các trách nhiệm được quy định về mặt văn hóa và x hội và các đặc điểm của nam giới và nữ giới. Người ta
giả định chung rằng phụ nữ có trách nhiệm duy trì sự thanh bình và sự hài hòa trong gia đình, và trong các
quan hệ gia đình phụ nữ được coi là lệ thuộc vào đàn ông. Ngược lại, "sự thiếu tính kiềm chế" được xem
như một đặc điểm mang tính đàn ông. Đàn ông được xem là có đặc trưng nóng tính và họ không thể kiềm
chế được đặc trưng này, nhất là khi uống rượu. Uống rượu cũng là một đặc trưng được chấp nhận của đàn
ông và được xem như là một phần cần thiết của vai trò nam giới trong việc đại diện cho gia đình về mặt x
hội. Mặc dù sự bình đẳng giới và quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo đảm, những thái
độ dung dưỡng sự bất bình đẳng và bạo lực vẫn tồn tại dai dẳng trong phần lớn các cộng đồng và trong các
thiết chế có nhiệm vụ giám sát việc thi hành và thi hành luật pháp.

Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực
Việt Nam, dư luận rộng ri coi bạo lực ở mức độ nặng là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nghiên
cứu này cho thấy rằng khi bạo lực xảy ra, cả phụ nữ và nam giới đều thường coi đó là do lỗi của phụ nữ, và

người đàn ông có lý khi đánh vợ mình. Bạo lực bị coi là bất hợp pháp và không thể chấp nhận được về mặt
x hội chỉ trong trường hợp nếu người phụ nữ được xem như "không có lỗi".
Nghiên cứu này chỉ ra rằng hai yếu tố quan trọng nhất góp phần gây ra bạo lực trong gia đình là khó khăn
về kinh tế và lạm dụng rượu. Trong nhiều trường hợp hai vấn đề này kết hợp với nhau một cách chặt chẽ.
Những yếu tố chủ yếu khác liên quan đến tình dục (ngoại tình, ghen tuông, sự không tương thích về tình
dục); các thói quen có hại khác như đánh bạc và nghiện hút ma túy; và các bất đồng chính kiến trong việc
nuôi dạy con cái và đối xử với bạn bè và họ hàng.
Những người được phỏng vấn thuộc tất cả các nhóm kinh tế đều cho rằng rằng bạo lực trong gia đình bị
trầm trọng thêm bởi những khó khăn về kinh tế. òkiến này tỏ ra được hỗ trợ bởi số liệu của một khảo sát
định lượng nhỏ được tiến hành trong cuộc nghiên cứu này. Số liệu này cho thấy có mối liên quan giữa sự
nghèo khổ (đo bằng sự tự phân hạng giàu nghèo của người được hỏi) và bạo lực trong gia đình. Cách lý
giải phổ biến nhất đối với điều này là các cặp vợ chồng đang phải lăn lộn kiếm sống là những người bị
nhiều ức chế về thần kinh hơn.
Ngược lại, nghiên cứu đ phát hiện ra rằng, người chồng và người vợ có học vấn càng cao thì càng có tỷ lệ
thấp hơn những ngược đi dưới dạng mắng chửi, đánh đập, cấm đoán vợ đi lại hay nhốt, và cưỡng ép vợ làm
tình khi vợ không muốn. Mối tương quan này được cho là có thể liên quan đến việc những người có học
vấn càng cao thì càng ít bị nghèo khổ hơn. Tỷ lệ bạo lực về thân thể ở các hộ gia đình nông thôn cao hơn
cũng được cho là chủ yếu do nghèo khổ.
Thói quen uống rượu của người chồng cũng là đề tài được láy đi láy lại trong các phỏng vấn. Một nửa số
phụ nữ phỏng vấn bằng bảng hỏi cho biết chồng họ nghiện rượu, tỷ lệ này cao hơn ở khu vực nông thôn (và
có thể đóng góp vào cái vòng trầm luân luẩn quẩn của vấn đề nghèo khổ). Nam giới thường cho đó là lý do
mà các bà vợ dai dẳng cằn nhằn về họ và nghĩ rằng phụ nữ nên kiên nhẫn hơn khi người chồng uống rượu
say. Các vấn đề khác có liên quan đến bạo lực trong gia đình là thói quen cờ bạc của đàn ông và tác động
của nợ nần đến gia đình. Nạn nghiện hút ma túy cũng có liên quan đến bạo lực trong gia đình ở một số gia
đình.

i


Trong khi nhìn chung mọi người cho rằng bạo lực gia đình có giảm bớt ở các khu đô thị, người ta lại tin

rằng những xung đột vợ chồng trở nên trầm trọng hơn do việc nhiều ông chồng thường đi uống bia ôm và
đến các nhà hàng xoa bóp (massage). Đàn ông sống ở đô thị cũng có khả năng xem các băng hình đồi trụy
nhiều hơn. Một số người được hỏi đ gắn những điều này với việc người chồng có những đòi hỏi về tình
dục lớn hơn ở người vợ.
Một số phụ nữ cũng nói đến sự ghen tuông của nam giới. Những phụ nữ có giao thiệp rộng--thường thông
qua công việc--nhìn chung ít chịu bạo lực trên cơ sở giới hơn có lẽ vì họ có tính độc lập về kinh tế. Tuy
nhiên có những trường hợp những phụ nữ này bị mắng chửi và/hoặc đánh đập vì sự ghen tuông của người
chồng.
Nạn ngoại tình của đàn ông cũng tỏ ra khá phổ biến. Trong một số trường hợp điều này có liên quan đến
việc đi uống bia ôm như đ nêu trên. các trường hợp khác đàn ông có bồ bịch hay vợ bé. Những phụ nữ
được hỏi gán điều này cho việc phụ nữ không có khả năng sinh con trai hay do người vợ không thể thỏa
mn người chồng về mặt tình dục được. Vì thế phần lớn phụ nữ cho rằng họ không có quyền từ chối khi
người chồng đòi hỏi tình dục bởi, và xem đó là quyền của người chồng. Việc từ chối đó có thể đẩy người
chồng đến chỗ đi tìm cách thỏa mn nhu cầu tình dục bên ngoài hôn nhân.
Những yếu tố khác góp phần gây ra những xung đột vợ chồng và bạo lực trên cơ sở giới bao gồm những
mối quan hệ với gia đình mở rộng và các quan hệ với bạn bè và họ hàng nói chung. Các ông chồng và các
bà vợ cũng thường bất hòa với nhau về việc nuôi dạy con cái. Phụ nữ nói chung được xem là người nuông
chiều con cái và dịu dàng dạy bảo con để dung hòa vai trò nghiêm khắc hơn của người bố.
Bình đẳng giới trong hộ gia đình tỏ ra là biến số quan trọng trong bạo lực gia đình. Trong các gia đình mà
cả vợ và chồng cùng có thu nhập và cùng ra các quyết định chi tiêu thì mức độ có bạo lực trong gia đình
thấp hơn.

Nhận thức về sự thay đổi của bạo lực trong gia đình
Trái với giả thuyết ban đầu của chúng tôi, ở cả ba vùng được nghiên cứu đều có kết quả khá bất ngờ là ý
kiến chung của những người được hỏi là bạo lực trong gia đình đang giảm bớt. Các lý do đưa ra cho sự
giảm bớt này là:
tiêu chuẩn sống đ được cải thiện dẫn đến sự giảm bớt mức độ căng thẳng về kinh tế trong gia đình
địa vị phụ nữ trong gia đình và trong cộng đồng rộng lớn hơn tăng lên
ngày nay người ta tôn trọng pháp luật hơn và có học vấn cao hơn
phụ nữ ngày nay có nhiều tiếp xúc bên ngoài gia đình hơn

phụ nữ tỏ ra kiên nhẫn hơn đối với các ông chồng của mình
Ngược lại, một số ít các bài báo và trên các phương tiện thông tin đại chúng về bạo lực trong gia đình cho
thấy rằng vấn đề này đang bị bỏ qua, và chính vì thế các vụ bạo hành thực tế có thể đang gia tăng. Điều
này thường được quy lỗi cho các luồng ảnh hưởng từ bên ngoài và sự gia tăng của các "tệ nạn x hội" như
văn hóa phẩm đồi trụy và các ổ mi dâm, đặc biệt ở các vùng đô thị. Tuy nhiên, kết quả của cuộc nghiên
cứu này không đưa ra được xu hướng xác định và cho thấy không có bằng chứng xác thực hỗ trợ cho cả hai
giả thuyết về sự gia tăng và sự giảm bớt tỷ lệ bạo lực trong gia đình.

Phản ứng của cá nhân và các thiết chế xã hội
Những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực trong gia đình không có nhiều sự lựa chọn. Phần lớn phụ nữ phải
chịu đựng sự ngược đi này và không muốn nói cho người ngoài biết. Trong những trường hợp nghiêm
trọng phụ nữ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của hàng xóm, bạn bè, và họ hàng để ngăn chặn nạn bạo hành.
Thêm vào đó, họ hàng, và nhất là cha mẹ đẻ của người vợ, có thể là nơi để người phụ nữ tạm lánh và tìm lời
khuyên.
Các tổ chức chính thức như tổ/cụm dân cư, các tổ/ban hòa giải, hội Phụ nữ, và chính quyền địa phương (ểy
ban nhân dân, công an) chỉ can thiệp những trường hợp nghiêm trọng. Theo luật, chính quyền địa phương
có thể phạt người đàn ông đánh vợ. Hội Phụ nữ và các tổ/ban hòa giải là những tổ chức quan trọng có thẩm
quyền hòa giải cặp vợ chồng trong các trường hợp có đơn xin ly hôn. Những tổ chức này có thể đưa những
kẻ bạo hành ra tòa, nhưng điều này không phổ biến nếu người phụ nữ không yêu cầu. Nhìn chung, những
người đại diện của các tổ chức này làm việc xuất phát từ lòng nhiệt tình về đạo đức của họ. Họ không phải

ii


là các chuyên gia được đào tạo. Vì thế họ thường khuyên phụ nữ chịu đựng hoàn cảnh và đặt sự toàn vẹn
của gia đình và lợi ích của con cái lên trên nhu cầu cá nhân riêng của người phụ nữ. Ngoài những tổ chức
này dường như có ít hoặc không có hành động tập thể nào của phụ nữ đề cập đến bạo lực gia đình trong x
hội.
Phụ nữ thường chỉ tìm đến luật pháp khi sự ngược đi rất nghiêm trọng và kéo dài. Ngay cả trong trường
hợp này phụ nữ cũng tỏ ra rất miễn cưỡng trong việc truy tố chồng mình. Hơn nữa, tòa án có thể không

giải quyết nếu tòa không cho đó là trường hợp nghiêm trọng. Tuy nhiên, các cơ cấu cho việc giám sát và
can thiệp vào các trường hợp có bạo lực trong gia đình trước khi nó được đưa đến các cơ quan pháp luật
được thiết lập khá tốt. Một phần của quá trình can thiệp này là việc cung cấp các lời khuyên, nhưng những
lời khuyên này thường bị tác động bởi các giá trị truyền thống và kêu gọi phụ nữ sống thụ động và chịu
đựng hoàn cảnh của mình.
Các kết quả của cuộc nghiên cứu này gợi ra rằng bạo lực trong gia đình là một quá trình rất phức tạp chịu
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tính trầm trọng và tần suất của nạn bạo lực là điều khó đo lường vì bạo lực có
nhiều hình thức và với nhiều mức độ trầm trọng. Tuy nhiên, cơ sở của mọi yếu tố có thể dẫn đến bạo lực
trong gia đình là các vai trò, các trách nhiệm, các giá trị truyền thống về giới. Không làm được việc thách
thức các định kiến về giới đ thâm căn cố đế và còn đang tồn tại là điều cho phép nạn bạo lực trong gia
đình diễn ra và thẩm thấu vào mọi tầng lớp của x hội như một phần "bình thường" và được chấp nhận của
các quan hệ vợ chồng. Với những nhận thức đ bắt rễ sâu sắc như vậy, điều không ngạc nhiên là các hành
động mang tính thiết chế và các văn bản chính sách tiếp tục giúp cho việc duy trì tình trạng hiện có.
Cảm nhận chung của những người được phỏng vấn là tỷ lệ bạo lực trên cơ sở giới là tương đối thấp trong
các cộng đồng họ đang sống (với các đánh giá về các vụ đánh đập xảy ra trong khoảng từ 5 đến 20 phần
trăm số hộ gia đình). Con số này thấp hơn đáng kể các số liệu thu được trên thế giới và có thể đơn thuần
phản ánh thực tế là một mức độ nhất định của nạn bạo lực trong gia đình được coi là bình thường theo văn
hóa Việt nam. Tuy nhiên, cũng có thể đúng là bạo lực trong gia đình ở Việt nam đ được hạn chế ở mức tối
thiểu nhờ các nhóm cộng đồng có nhiệm vụ duy trì trật tự x hội (tổ dân cư, hội phụ nữ, vân vân).
Các vụ bạo lực chống lại phụ nữ phổ biến hơn trong các x hội nơi mà bạo lực được chấp nhận nhiều hơn
như cách thức giải quyết các xung đột và ở nơi mà sự chuyên quyền là phổ biến chứ không phải giải pháp
đối với sự bất đồng dựa trên sự thương lượng (Sanchez & Gonzalez 1997:73). Rõ ràng ta có thể lập luận
rằng Việt nam tương đối không phải là một x hội bạo lực và vì thế người ta có thể chờ đợi rằng bạo lực
dựa trên cơ sở giới sẽ thấp một cách tương ứng. Quan điểm lý luận này, tuy nhiên, không nên được hiểu
theo hướng làm lu mờ thực tế rằng bạo lực trong gia đình là một vấn đề rất thật và phổ biến ở Việt nam
đang tác động đến phụ nữ trong mọi nhóm x hội và khu vực địa lý.

Các khuyến nghị
Báo cáo này khuyến nghị rằng:
1.


bạo lực trên cơ sở giới cần được các nhà làm chính sách ưu tiên chú ý và được coi như một vấn đề x
hội quan trọng. Điều này sẽ đòi hỏi những thay đổi căn bản trong cách mà người ta nhìn nhận các vai
trò giới và sự bình đẳng giới. Cần có một chương trình vận động thuyết phục có hiệu quả nhằm nâng
cao nhận thức của các nhà làm chính sách ở mọi cấp, nhằm tạo ra một môi trường có tính thiết chế
thuận lợi cho việc đấu tranh với nạn bạo lực trong gia đình.

2.

nên có một chương trình được thiết kế cẩn thận nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về bạo lực trên
cơ sở giới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các chiến dịch nâng cao nhận thức cũng có
thể được thực hiện thông qua các hoạt động dựa trên cộng đồng như các buổi gặp gỡ, các buổi thảo
luận với các nhóm đối tượng và việc phân phát các tài liệu truyền thông như sách nhỏ hay tờ rơi. Các
thông điệp nên được xây dựng có phân hóa đối tượng theo giới. Trong chiến dịch nâng cao nhận thức
này, các đề tài về bạo lực trong gia đình nên được lồng ghép với các khái niệm rộng hơn về sự bình
đẳng giới và nên được lồng ghép vào chương trình nâng cao nhận thức nhân dân về các vấn đề luật
pháp đang được triển khai.

3.

một chương trình tập huấn cần được xây dựng nhằm nâng cao năng lực của Hội Phụ nữ và các nhóm
hòa giải nhằm nâng cao tính nhạy cảm về giới của họ, hiểu biết về luật pháp và về các kỹ năng tư vấn.
Cũng có khuyến nghị rằng các hội thảo tập huấn chuyên biệt nên được khởi xướng tổ chức ở cấp

iii


quận/huyện nhằm giúp các quan chức ngành tòa án và kiểm sát tránh những thiên lệch về giới trong
việc lý giải pháp luật và trong việc giải quyết các trường hợp bạo lực trên cơ sở giới. Chương trình tập
huấn có thể được tổ chức trước hết để tập huấn cho một nhóm nhỏ các chuyên gia cấp quốc gia, những

người mà sau đó sẽ giúp tập huấn cho các nhà hoạt động thực tế ở cấp thấp hơn.
4.

những trung tâm tư vấn hiện có nên được đầu tư nguồn lực tốt hơn và các dịch vụ tư vấn nên được mở
rộng ra các vùng khác. Những trung tâm hiện có có thể cần một chương trình tiếp thị tích cực nhằm
làm cho các dịch vụ của họ được nhiều người biết đến. Quá trình mở rộng các dịch vụ tư vấn ra các
địa phương khác có thể mất một thời gian, và các chương trình tập huấn chuyên biệt nhằm đào tạo các
chuyên gia tư vấn có thể cần được tổ chức trước khi các trung tâm tư vấn mới có thể được thiết lập ở
các thành phố và các vùng nông thôn khác.

5.

việc thiết lập các nhà tạm lánh cho phụ nữ là những người đang tìm sự trợ giúp tạm thời cần được xem
xét và nghiên cứu. Có thể bắt đầu bằng những dự án thí điểm nhỏ ở một số ít nơi trong nước. Kinh
nghiệm về các nhà tạm lánh ở các nước khác cũng cần được tham khảo.

6.

cần tiến hành nghiên cứu tiếp nhằm soi sáng thêm nhiều khía cạnh quan trọng của bạo lực trên cơ sở
giới ở Việt nam. Chẳng hạn, đánh giá về sự phổ biến, tần số, và sự thay đổi của các loại bạo lực khác
nhau trong nghiên cứu này chỉ là đánh giá bước đầu và dựa trên nhận thức của người được hỏi. Nghiên
cứu định tính này chỉ gợi ra các cách giải thích có tính giả thuyết đòi hỏi có thêm những đo lường và sự
kiểm chứng chặt chẽ và cẩn thận hơn. đây có khuyến nghị rằng cần tổ chức một nghiên cứu chọn
mẫu đại diện quốc gia về bạo lực trên cơ sở giới nhằm tìm hiểu các hình thức bạo lực, sự phổ biến và
tần số của nó, các yếu tố quyết định, các nguyên nhân và hậu quả. Nghiên cứu này có thể tạo nên một
cơ sở mà từ đó đo lường các biến đổi cả về diện bao trùm lẫn về cường độ của bạo lực và về các thái độ
x hội đối với nạn bạo lực. Một nghiên cứu riêng biệt về các thực tế pháp lý và thực tiễn của các tổ
chức x hội tham gia vào việc giải quyết các vụ bạo lực cũng sẽ rất có giá trị.

7.


các hệ thống thống kê, phân tích và báo cáo về các vụ bạo lực của các thể chế cơ bản như tòa án, công
an, và các ủy ban nhân dân cần được xem xét lại và nâng cấp. Chúng tôi cũng khuyến nghị rằng một
lực lượng đặc nhiệm cần được thành lập trong ểy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ nhằm theo dõi
thường xuyên mức độ và xu hướng của nạn bạo lực trên cơ sở giới ở Việt nam.

iv


ĐặT VấN Đề

Nhận thức quốc tế về nạn bạo lực trên cơ sở giới
Trong nhận thức quốc tế trong thập niên vừa qua nạn bạo lực trên cơ sở giới rõ ràng được đặt trong lĩnh vực
quyền con người của phụ nữ. Trước năm 1993 phần lớn các chính phủ coi bạo lực chống lại phụ nữ chủ
yếu là vấn đề riêng tư giữa các cá nhân (United Nations 1996). Tuy nhiên, thông qua nhiều diễn đàn quốc
tế khác nhau, bạo lực trong gia đình ngày càng được nhìn nhận như "một trở ngại đối với sự bình đẳng, và
là sự vi phạm không thể chấp nhận được đối với nhân phẩm con người". Nghiên cứu quốc tế đ cho thấy
rằng bạo lực trong gia đình là một hiện tượng có tính chất toàn thế giới đang tác động đến khoảng 20 đến
50% toàn bộ số phụ nữ trên thế giới. Phần lớn bạo lực chống lại phụ nữ xảy ra trong gia đình và người gây
ra bạo lực gần như luôn luôn là đàn ông, thường là người chồng/bạn đời, hoặc chồng cũ/bạn đời cũ, hay
những người đàn ông quen biết của phụ nữ" (WHO 1998:5).

Phụ nữ thuộc mọi nhóm tộc người, mọi dân tộc và tầng lớp đều có tiềm năng là nạn nhân của bạo lực. Bạo
lực không giới hạn ở một tầng lớp kinh tế-x hội đặc biệt nào mà có liên quan chặt chẽ tới sự kiểm soát đời
sống tình dục của phụ nữ và các quy định về văn hóa của vị trí phụ nữ trong nền văn hóa ấy. Vì vậy phụ nữ
trên toàn thế giới là đối tượng của một hợp đồng không thành văn mà theo đó các x hội của họ bảo đảm sự
an sinh về kinh tế và x hội với điều kiện họ không vi phạm những khuôn khổ được thiết lập về mặt x hội.
Chương trình hành động của hội nghị về phụ nữ ở Bắc Kinh cho rằng "bạo lực chống lại phụ nữ là biểu hiện
của các quan hệ quyền lực không bình đẳng về mặt lịch sử giữa nam giới và nữ giới, điều đ dẫn đến sự
thống trị và phân biệt đối xử của nam giới đối với phụ nữ và ngăn cản sự tiến bộ về mọi mặt của phụ nữ"

(United Nations 1995:75). Đương nhiên không có phụ nữ nào được loại trừ khỏi sự đe dọa bạo lực dựa trên
cơ sở giới. Bằng chính việc là nữ giới, phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực. "Bạo lực trên cơ sở giới không phải là
bạo lực xảy ra theo cách ngẫu nhiên mà trong đó nạn nhân tình cờ là phụ nữ và các cô gái; đúng hơn 'yếu tố
có nguy cơ' là việc họ là phụ nữ" (Bunch, Carillo và Shaw 1998, trích từ UNIFEM 1998)

Các hành động hoặc sự đe dọa bạo lực chống lại phụ nữ đ gây ra nỗi hoảng sợ và trạng thái bất an trong
cuộc sống của phụ nữ và cản trở sự phát triển của họ và việc đạt được sự bình đẳng. Nỗi lo sợ bạo lực là trở
ngại thường xuyên đối với tính cơ động của phụ nữ và hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lực và các hoạt
động cơ bản của họ. Cái giá đắt về kinh tế, x hội, và sức khỏe đối với cá nhân và x hội cũng có liên quan

1


đến nạn bạo lực chống lại phụ nữ (United Nations 1995:74). những nơi mà bạo lực đang tiếp diễn, người
phụ nữ sống trong sự lo sợ thường xuyên về hành động bạo lực tiếp theo và sẽ cố gắng thích ứng cuộc sống
của mình với điều kiện này nhằm giảm thiểu nạn bạo lực. Như vậy, thay vì là một chuỗi những vụ bạo lực
riêng lẻ, nạn bạo lực trong gia đình thường là điều kiện lâu dài và kinh niên có tác động lũy tiến thực sự đến
phúc lợi cuộc sống chung của phụ nữ. Nếu bạo lực do một người có quan hệ gần gũi với phụ nữ gây nên,
nó càng đặt ra những trở ngại đáng kể cho việc tìm kiếm sự giúp đỡ (Njovana 1996:46). Những nghiên cứu
trên thế giới--kể cả Việt nam, ếc, và Zimbabwe gợi ra rằng các nạn nhân có thể không tìm kiếm sự giúp
đỡ trong 10 năm hoặc hơn sau khi nạn bạo lực bắt đầu (Njovana 1996; Lê Thị Phương Mai 1999; và Dang
1999).

Trong khi các quan hệ bất bình đẳng về giới là gốc rễ của nạn bạo lực, một số yếu tố nhất định có thể làm
trầm trọng thêm nguy cơ và thực tế của nạn bạo lực. Các yếu tố kinh tế, x hội, và văn hóa có thể củng cố
và kết hợp với tệ nạn này. Trong nghiên cứu về sự giao lưu giữa giới, tầng lớp x hội, và dân tộc khi xem
xét nạn bạo lực dựa trên cơ sở giới, Saffioti đ kết luận rằng nếu đàn ông không thống trị về phương diện
tầng lớp x hội, họ có thể dùng quyền lực về giới để bù lại. Saffioti nhìn nhận nạn bạo lực trên cơ sở giới
không chỉ như sự khẳng định quyền lực của nam giới mà còn như một phản ứng đối với sự bất lực của nam
giới (Saffioti 1997:75-76). Có liên quan đến vấn đề tầng lớp x hội là vấn đề nghèo khổ. Sự nghèo khổ

không phải là nguyên nhân trực tiếp của nạn bạo lực và nó không thể được chữa trị chỉ thuần túy bằng các
giải pháp kinh tế, mà đúng hơn là nạn bạo lực thường trở nên trầm trọng hơn bởi sự nghèo khổ (UNIFEM
1998). Ngoài tác động của sự nghèo khổ đến các hộ gia đình, sự nghèo khổ ngăn cản mạnh mẽ khả năng
rời bỏ một hộ gia đình bạo lực của phụ nữ (Clarke 1997:60). Dĩ nhiên, những phụ nữ giàu có và thuộc tầng
lớp trung lưu cũng không tránh được bạo lực trong gia đình, nhiều người trong số họ có thể âm thầm chịu
đựng vì sợ thành kiến x hội.

Sự thừa nhận về nạn bạo lực trong gia đình ở Việt nam
Việt nam, bạo lực trong gia đình vẫn chưa được các nhà làm chính sách thừa nhận như một trở ngại quan
trọng đối với sự tiến bộ của phụ nữ mặc dù Việt nam đ ký Công ước CEDAW và chương trình hành động
ở hội nghị Bắc Kinh. Cả hai văn kiện này đều kêu gọi có hành động chống lại nạn bạo lực dựa trên cơ sở
giới có tính công cộng cũng như riêng tư. Cho đến nay có rất ít nghiên cứu hay chính sách xung quanh

2


vấn đề này ở Việt nam. Một số ít nghiên cứu đ tiến hành về bạo lực có liên quan đến giới thường chỉ tập
trung nhiều hơn vào các vụ bạo lực có tính công cộng như buôn bán phụ nữ và nạn mi dâm ỏ trẻ em.
Những lạm dụng tình dục trẻ em cũng chỉ được tìm hiểu ở mức độ hạn chế.

Năm 1997 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam tiến hành một nghiên cứu về bạo lực trong gia đình. Đó là một
nghiên cứu nhỏ mà trong đó các nhà nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp lấy từ báo chí và các cơ quan khác
nhau tại ba tỉnh (Hà nội, Hà Tây, và Thái Bình) làm cơ sở cho phân tích của họ. Kết quả quan trọng nhất
của nghiên cứu này là bạo lực trong gia đình tỏ ra khá phổ biến. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu này đ không
cung cấp được một bức tranh thực sự toàn diện về nạn bạo lực dựa trên cơ sở giới.

Gần đây nhất, Hội đồng Dân số đ chuẩn bị một báo cáo dựa trên các thông tin định tính về "Bạo lực và
hậu quả đối với sức khỏe sinh sản: hiện trạng của Việt nam" trong đó bao gồm các chi tiết về các trường
hợp bạo lực trong gia đình chủ yếu lấy từ các phỏng vấn phụ nữ là những người đến Trung tâm tư vấn và
thông qua đường điện thoại nóng của nó ở thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết này thảo luận về hệ tư tưởng

truyền thống nền tảng và hệ tư tưởng Nho giáo đ thúc đẩy sự bất bình đẳng giới. Thảo luận tiếp về các
hình thức khác nhau của nạn bạo lực dựa trên cơ sở giới, kể cả bạo lực trong gia đình, tác giả thấy rằng
"bạo lực đối với phụ nữ có thể xảy ra trong nhiều gia đình và ở mọi tầng lớp x hội khác nhau" (Lê Thị
Phương Mai 1998:37). Tác giả đưa ra một số lý do có thể dẫn tới bạo lực là lạm dụng rượu và ma túy, cờ
bạc, bệnh tâm thần, sự căng thẳng thần kinh và/hoặc những bực tức và sở thích có con trai. Trong các thảo
luận nhóm nhỏ nam giới và nữ giới, vấn đề cưỡng bức tình dục trong hôn nhân cũng được nêu lên. Điều
này được xem là vấn đề mà phụ nữ phải chịu đựng trong khi nam giới không coi đó là vấn đề nghiêm trọng.

Lê Thị Quý, trong bài viết của mình về bạo lực trong gia đình ở Việt nam, đ xác định bốn nguyên nhân
của nạn bạo lực trong gia đình là các vấn đề kinh tế; học vấn thấp và "tàn dư của chế độ phong kiến" mà
theo đó người ta trọng nam khinh nữ; các thói quen văn hóa và x hội như uống rượu, cờ bạc, ngoại tình và
ghen tuông; và bệnh thần kinh của người dùng bạo lực. Những lĩnh vực khác dẫn đến tranh ci giữa vợ và
chồng bao gồm việc không có con trai và tính phức tạp trong quan hệ giữa cha mẹ và con dâu hay con rể
của họ (Lê Thị Quý 269).

3


I.

Về cuộc nghiên cứu

Báo cáo này dựa trên nghiên cứu thực địa định tính và định lượng được tiến hành ở Việt nam vào tháng Tư
và tháng Năm năm 1999. Báo cáo này cũng bao gồm điểm mục các bài viết trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Cho đến nay, khối lượng nghiên cứu và số liệu thứ cấp về bạo lực trên cơ sở giới ở Việt nam còn
rất hạn chế. Báo cáo này nhằm mục đích tạo ra một cơ hội cho việc thảo luận sâu hơn vấn đề tế nhị này ở
Việt nam.

1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào (a) thái độ của cộng đồng và các thể chế xung quanh vấn đề bạo lực dựa trên

cơ sở giới; và (b) các phản ứng của cá nhân, cộng đồng, luật pháp và các thể chế đối với nạn bạo lực trong
gia đình. Nghiên cứu này được thiết kế nhằm:



Xem xét sự thiếu nhất quán giữa luật pháp hiện hành và việc nó được lý giải và được thực hiện như thế
nào ở cấp quận/huyện và cấp phường/x;



Mô tả thái độ của cộng đồng và các thể chế đối với nội dung của khái niệm bạo lực trong gia đình và
điều gì đ gây ra nạn bạo lực này, các thái độ đó khác nhau như thế nào giữa phụ nữ và nam giới, giữa
các nhóm tuổi khác nhau, giữa đô thị và nông thôn và giữa ba miền địa lý;



Mô tả nhận thức về sự thay đổi--ở cấp độ quận/huyện và x/phường-- liên quan đến mức độ nghiêm
trọng và tần số của nạn bạo lực trong khoảng 10 năm qua và những lý do của sự thay đổi đó được
người ta nhận thức;



Phân tích phản ứng của các thể chế như công an, tòa án, các tổ chức x hội và chính quyền địa phương
đối với các vụ bạo lực (các vụ bạo lực đ thu hút sự chú ý của các nhà chức trách như thế nào, các thủ
tục và hệ thống báo cáo hiện có nhằm đáp lại các vụ bạo lực, và liệu có quyết định gì được đưa ra
nhằm đem những vụ này ra truy tố hay không);



Phân tích các bài viết trên phương tiện thông tin đại chúng về bạo lực trên cơ sở giới tại thời điểm 1989

và 1999 nhằm xem xét và so sánh số lượng và kiểu loại của các vụ bạo lực được đề cập tới; các phương
tiện thông tin đại chúng lý giải và báo cáo các sự kiện này như thế nào; và các phương tiện thông tin
đại chúng đ hình thành hay tuân thủ các chuẩn mực văn hóa và x hội như thế nào;

4




Nghiên cứu xem phụ nữ, hoặc với tư cách cá nhân hoặc theo cách tập thể, đang cố gắng (hay có thể)
giải quyết nạn bạo lực trên cơ sở giới như thế nào;



Xác định những lĩnh vực khả dĩ cho nghiên cứu tiếp theo (đặc biệt là nghiên cứu sâu hơn về định lượng
hay theo cách lịch đại) và các phản ứng về chính sách, chương trình, và các dự án khả dĩ có được đối
với chính phủ, các tổ chức quần chúng, và các nhà tài trợ (kể cả các tổ chức phi chính phủ) nhằm giải
quyết nạn bạo lực dựa trên cơ sở giới.

Việc nghiên cứu mọi khía cạnh của nạn bạo lực dựa trên cơ sở giới vượt ra ngoài khuôn khổ của nghiên cứu
này. Vì thế, nghiên cứu đặt trọng tâm vào nạn bạo lực trong gia đình chống lại phụ nữ do chồng hay thành
viên khác trong gia đình tiến hành. Nghiên cứu này không đề cập đến nạn lạm dụng trẻ em trong gia đình;
nạn bạo lực có tính công cộng như buôn bán phụ nữ, hiếp dâm "công cộng" hay nạn mi dâm; và nạn bạo
lực do Nhà nước duy trì. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn để mắt đến những vấn đề này và các vấn đề
khác nếu chúng nảy sinh trong các phỏng vấn.

Phương pháp luận
Một khía cạnh quan trọng của nghiên cứu này là nó nhằm soi sáng thêm những bằng chứng có tính chất
giai thoại về nạn bạo lực trong gia đình nhằm vào phụ nữ trong gia đình ở Việt nam. Vì thời gian có hạn và
vì tính chất nhạy cảm của vấn đề được bàn, nghiên cứu này chủ yếu mang bản chất định tính dựa trên các

thông tin thu được từ các phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung, nghiên cứu trường hợp và điểm mục và
phân tích các bài viết trên phương tiện thông tin đại chúng ở Việt nam. Tuy nhiên những thông tin thu
được từ các phương pháp này được bổ xung bằng 601 bảng hỏi định lượng, tạo cơ hội cho việc so sánh số
liệu từ các nguồn khác nhau.

Chọn mẫu nghiên cứu
Việt nam--một nước dài và hẹp về mặt địa lý-- được chia ra làm ba vùng địa lý khác nhau cho mục đích của
cuộc nghiên cứu này, mỗi vùng có các đặc trưng về kinh tế và x hội khác nhau. Các cuộc điều tra riêng
biệt được tiến hành tại mỗi một trong ba vùng này là miền Trung (tỉnh Thừa Thiên--Huế), miền Bắc (Hà
nội), và miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh). Một quận ở đô thị và một huyện ở nông thôn tại mỗi vùng đ
được chọn làm điểm nghiên cứu. Tại sáu quận/huyện này, một x/phường trong mỗi quận/huyện được lựa
chọn. Nghiên cứu chỉ được thực hiện tại các cộng đồng người Kinh (là nhóm dân tộc đa số ở Việt nam).

5


Các phỏng vấn sâu
Tại cấp quận/huyện các phỏng vấn sâu được tiến hành với những người có thể phải giải quyết các trường
hợp bạo lực trên cơ sở giới trong công việc của mình. Những người này bao gồm đại diện của các ểy ban
nhân dân, công an, các quan chức tòa án, cán bộ hội Phụ nữ và các quan chức điều tra tội phạm.

Những phỏng vấn tương tự được tiến hành với các cán bộ cấp x/phường, bao gồm công an, Hội phụ nữ, và
các cán bộ của các tổ chức quần chúng khác, cán bộ tư pháp, và đại diện của Uỷ ban nhân dân. Điều được
giả định là các quan chức cấp quận/huyện có lẽ chỉ gặp phải những trường hợp xâm phạm cơ thể nghiêm
trọng hơn của bạo lực dựa trên cơ sở giới trong khi các cán bộ cấp x/phường sẽ biết nhiều hơn đến các
trường hợp chung của bạo lực tại x/phường. Tại cấp x/phường các phỏng vấn sâu được tổ chức đối với
công an, cán bộ phụ nữ và các tổ chức quần chúng khác, cán bộ tư pháp, và đại diện củaểy ban nhân dân.

Lúc đầu, nghiên cứu dự định tổ chức phỏng vấn sâu 2 phụ nữ đ ly hôn tại mỗi một trong sáu x/phường
được chọn. Tổng số 7 phỏng vấn như vậy đ được thực hiện.


Thảo luận nhóm tập trung
Ngoài những phỏng vấn sâu nói trên, nhóm nghiên cứu lập kế hoạch tổ chức 24 thảo luận nhóm tập trung
tại cấp x/phường. Trong mỗi nhóm những người tham gia được lựa chọn trên cơ sở tình trạng hôn nhân,
tuổi và giới. Theo mục đích của cuộc nghiên cứu, chỉ có phụ nữ và nam giới đ lập gia đình được chọn cho
các thảo luận nhóm tập trung. Tại mỗi x/phường dự định tiến hành 4 thảo luận nhóm tập trung:


nhóm nam giới dưới 30 tuổi



nhóm nam giới trên 30 tuổi



nhóm phụ nữ dưới 30 tuổi



nhóm phụ nữ trên 30 tuổi

Tuy nhiên, như sẽ trình bày dưới đây, chỉ có 21 thảo luận nhóm tập trung trong số 24 nhóm dự kiến đ
được thực hiện.

6


Bảng hỏi
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu làm việc tại Hà nội trong hai ngày xây dựng chương trình hướng dẫn phỏng vấn

sâu và thảo luận nhóm tập trung. Dựa trên phỏng vấn thử ở Hà nội, các câu hỏi hướng dẫn đ được sửa đổi
và nhóm nghiên cứu cũng quyết định thiết kế một bảng hỏi tương tự để phỏng vấn 600 phụ nữ có chồng
(100 phụ nữ tại mỗi x/phường được chọn). Những phụ nữ này được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên từ danh sách tất cả các phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh sản do cán bộ kế hoạch hóa gia đình
cung cấp. Phỏng vấn đại trà này có thể cung cấp một khối lượng số liệu định lượng hợp lý nhằm hỗ trợ các
số liệu định tính. Do điều kiện thời gian hạn chế cho cuộc nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đ quyết định chỉ
phỏng vấn phụ nữ có chồng vì các nhà nghiên cứu cho rằng ý kiến của phụ nữ sẽ có nhiều thông tin quý
báu hơn ý kiến của nam giới.

Phân tích các bài viết trên phương tiện thông tin đại chúng
Hoạt động khác của cuộc nghiên cứu là tại mỗi vùng nhóm nghiên cứu sẽ phân tích thông tin trên một số tờ
báo chủ yếu và tuần báo "Phụ nữ" ấn hành trong một tháng--tháng 4 năm 1999. Nhóm nghiên cứu cũng dự
định xem xét cũng những ấn phẩm đó vào cùng tháng đó 10 năm về trước là tháng 4 năm 1990. Tiếc thay
điều này không thực hiện được trong mọi trường hợp vì thiếu các lưu trữ đầy đủ. Trong trường hợp như
vậy, nhóm nghiên cứu chọn một tháng có đủ các số báo gần với tháng dự định nhất của 10 năm về trước.

Tổng cộng, có 55 phỏng vấn sâu cán bộ của các cơ quan chủ yếu, 21 thảo luận nhóm tập trung tại cấp
quận/huyện và cấp x, và 7 phỏng vấn sâu với các phụ nữ ly hôn. Hai nhóm nam dưới 30 tuổi (một ở đô thị
và một ở nông thôn) ở Hà nội, và một nhóm phụ nữ dưới 30 tuổi ở một phường ở thành phố Huế đ không
được thực hiện. Lý do chủ yếu là do tuổi kết hôn cao đối với nam giới ở Hà nội, và do việc nhiều thanh
niên đi tìm việc làm tạm thời ở nơi khác làm cho việc tìm kiếm một nhóm nam đ có vợ dưới 30 tuổi rất
khó khăn. Tại phường ở Huế có ít phụ nữ dưới 30 tuổi tham gia vào hội Phụ nữ và do đó cán bộ hội Phụ nữ
giúp cho nhóm nghiên cứu không thể mời đủ số phụ nữ có chồng trẻ để tham gia thảo luận nhóm tập trung.

7


Những hạn chế và tiềm năng sai lệch của kết quả nghiên cứu
Tính nhạy cảm của đề tài
Với tính nhạy cảm sẵn có của vấn đề bạo lực trên cơ sở giới ở Việt nam, sự sai lệch nhất định có thể xảy ra

khi người được phỏng vấn có thể ngại ngùng hoặc miễn cưỡng thảo luận về kinh nghiệm của riêng mình về
vấn đề bạo lực với nhà nghiên cứu bên ngoài. Một số bước cần thiết nhằm giảm thiểu tiềm năng sai lệch đ
được thực hiện. Trong các phỏng vấn sâu với các cán bộ và các thảo luận nhóm, vấn đề được nêu lên để
thảo luận dưới dạng "người thứ ba" và không hỏi về kinh nghiệm của bản thân người đó về bạo lực. Nếu
người đó tự cung cấp những thông tin như vậy nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận. Các chi tiết về cá nhân có
được hỏi trong 601 bảng hỏi. Tuy nhiên, người được hỏi được thông tin đầy đủ về mục đích nghiên cứu, về
tính khuyết danh của cuộc nghiên cứu, và về bản chất tự nguyện tham gia của họ (người được hỏi có thể
không trả lời bất cứ câu hỏi nào hay từ chối không tham gia vào cuộc nghiên cứu nếu họ muốn).

Sai lệch do chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên là một quá trình rất phức tạp và mất nhiều thời gian ở Việt nam vì nó liên quan đến
nhiều thủ tục hành chính. Trong nghiên cứu này những trợ lý cho cuộc nghiên cứu được tuyển chọn trong
hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên là những người giúp cho việc xác định người được hỏi cho các phỏng vấn
sâu và thảo luận nhóm tập trung. Bản chất của cuộc nghiên cứu và mối quan hệ mà những người này có
trong cộng đồng có thể có ảnh hưởng tới quá trình chọn mẫu.

Sai lệch do trả lời theo chuẩn mực
Nhận thức của người được phỏng vấn về mục đích của cuộc phỏng vấn và mong muống cung cấp các thông
tin mà họ nghĩ là câu trả lời "đúng" có thể có ảnh hưởng đến các câu trả lời của họ.

Hiểu nhầm các khái niệm
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu nhóm nghiên cứu thấy rõ ràng có vấn đề trong cách hiểu của người
được phỏng vấn về khái niệm bạo lực trong gia đình. Điều trở nên rõ ràng là một mức độ nhất định của bạo
lực trong gia đình được coi là chuẩn mực x hội. Điều này có thể dẫn đến việc báo thiếu các vụ bạo lực
trong các phỏng vấn.

8


Sai lệch của phỏng vấn viên

Với thời gian hạn chế của cuộc nghiên cứu, không thể tập huấn phỏng vấn viên kỹ đến một mức thích hợp
được. Mặc dù phỏng vấn viên được lựa chọn nói chung là những người có kinh nghiệm nghiên cứu, một số
sai lệch có thể nảy sinh. Trước hết, vì vấn đề bạo lực trong gia đình không được hiểu một cách rộng ri nên
các phỏng vấn viên được lựa chọn có thể không đánh giá hết được mục đích của cuộc nghiên cứu và nhận
thức cũng như những thiên lệch của riêng họ có thể tác động đến kết quả. Đối với những thảo luận nhóm
tập trung và phỏng vấn sâu một khó khăn gặp phải là phỏng vấn viên chưa quen thuộc nhiều với các kỹ
thuật định tính và không gợi mở hoặc hỏi thêm khi cần thiết.

II.

kết quả

Các kết quả trình bày dưới đây chủ yếu dựa vào các phỏng vấn định tính. Các số liệu định lượng được trích
dẫn ở một số chỗ nhằm bổ xung cho các số liệu định tính.

1. Định nghĩa bạo lực trong gia đình
Nghiên cứu này chọn định nghĩa về bạo lực trong gia đình một định nghĩa được chấp nhận rộng ri trên thế
giới nêu trong Tuyên ngôn về loại trừ nạn bạo lực chống lại phụ nữ do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông
qua năm 1993. Theo tài liệu này, bạo lực chống lại phụ nữ được định nghĩa là "bất kỳ một hành động bạo
lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn thất về thân thể, về tình dục hay
tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức
hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư"
(United Nations 1995: 73; UNIFEM 1998)

Điều 2 của Tuyên ngôn này xác định ba lĩnh vực mà trong đó bạo lực về thân thể, về tình dục và về tâm lý
thường xảy ra là 1) gia đình, 2) cộng đồng nói chung, và 3) bạo lực được nhà nước duy trì hay bỏ qua
(United Nations 1996).

9



Trong nghiên cứu này trọng tâm là ở lĩnh vực đầu tiên của bạo lực, cụ thể là bạo lực xảy ra trong gia đình,
đặc biệt bạo lực do người chồng gây ra cho vợ mình. Bạo lực trong gia đình bao gồm đánh vợ; lạm dụng
tình dục của trẻ em nam và nữ; bạo lực liên quan đến của hồi môn; hiếp dâm trong hôn nhân; việc cắt bỏ
âm vật của phụ nữ; mắng chửi; lạm dụng về kinh tế; sự tước đoạt các nguồn tài chính, x hội, và tình cảm;
nạn giết trẻ em gái và nạo thai có chọn lọc theo giơi.

Nghiên cứu này không thấy có bằng chứng nào về bạo lực liên quan đến của hồi môn, việc cắt bỏ âm vật
của phụ nữ, nạn giết trẻ em gái và nạo thai có chọn lọc theo giới. Khái niệm hiếp dâm trong hôn nhân tỏ ra
không tồn tại ở Việt nam mặc dù người được hỏi có cho biết những trường hợp cưỡng ép làm tình. Cưỡng
ép làm tình xảy ra khi người chồng khăng khăng đòi người vợ làm tình với mình trong khi người vợ đ nói
rõ rằng chị ta không muốn. Phân tích chi tiết hơn về việc cưỡng ép làm tình sẽ được trình bày trong phần
sau.

Với định nghĩa rộng được chấp nhận trên thế giới này trong tâm trí, nhóm nghiên cứu thăm dò cởi mở điều
mà người Việt nam coi là bạo lực chống lại phụ nữ. Điều trở nên rõ ràng trong các phỏng vấn thử lúc đầu
và sau đó được khẳng định lại bởi các phỏng vấn khác là người được hỏi hiểu bạo lực trong khung cảnh gia
đình có khác. Trong các x/phường được nghiên cứu, chỉ có những lạm dụng có hệ thống và nghiêm trọng
chống lại phụ nữ làm tổn hại đáng kể đến quan hệ vợ chồng mới được người được hỏi coi là bạo lực. Chuẩn
mực là các thành viên trong gia đình phải yêu thương và quan tâm đến nhau và giữ gìn sự thanh bình và hài
hòa trong gia đình. Tuy nhiên, xung đột xảy ra và đôi khi bạo lực xuất hiện trong nhiều gia đình. Thực tế
là nếu bạo lực không xảy ra thường xuyên người phụ nữ thường tha thứ cho người chồng. Trong trường
hợp đó, mối quan hệ vợ chồng không được xem là bạo lực. Trong nhiều trường hợp người được hỏi coi bạo
lực trong gia đình như một quá trình đang tiếp diễn hơn là một sự kiện đơn lẻ.

Như vậy, có vẻ như có ba khía cạnh của phản ứng của người chồng trong các xung đột gia đình quyết định
việc cộng đồng có xem các hành động của anh ta là bạo lực hay không. Những khía cạnh này là (1) tần số
của hành vi đó, (2) mức độ tổn thương về thân thể và tinh thần của người phụ nữ, và (3) ai là người được
xem là có lỗi trong việc gây ra xung đột. Nếu một người đàn ông đối xử tệ với vợ mình một cách có hệ
thống (dù hai tiêu chuẩn kia là như thế nào đi chăng nữa) thì anh ta được xem như một người đàn ông bạo


10


lực. Những hành động có tính thảng hoặc, kể cả tát tai, nếu không được xem là nghiêm trọng, được coi
như những hành động không mong muốn nhưng không nhất thiết là bạo lực. Những hành động có tính
thảng hoặc mà gây ra những tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe hay tâm lý được coi là bạo lực. Ví dụ
hành vi tình dục ngoài hôn nhân hay đánh vợ nặng được coi là bạo lực thậm chí chúng chỉ xảy ra một lần.
Nếu người vợ được coi là có lỗi trong việc gây ra rắc rối thì hành động bạo lực của người chồng, mặc dù
không phải là điều mong muốn về mặt x hội, được coi là "có thể hiểu được" và "có thể biện minh được".

Người ta nghĩ rằng điều này [xung đột gia đình] là không tránh khỏi trong đời sống gia đình, như
ông cha ta trước đây thường nói rằng đến bát đĩa trong trạn còn có lúc bị xô đi đẩy lại huống hồ
quan hệ vợ chồng. Họ nghĩ rằng điều đó là bình thường. Chỉ khi nào người vợ bị đánh thành
thương tích hay khi chị ta bị đánh thường xuyên thì người ta mới nhờ đến chính quyền địa phương.
Nếu họ chỉ chửi mắng nhau thì họ không cần sự giúp đỡ.
Hội trưởng hội Phụ nữ
Nhiều khi chúng tôi [phụ nữ] có lỗi. Do đó các ông chồng đánh chúng tôi. Điều này không sao vì
chúng tôi có lỗi.
Phụ nữ có chồng, 26 tuổi
Như vậy, thay vì đưa ra một định nghĩa chuẩn về bạo lực dựa trên cơ sở giới, nghiên cứu này cố gắng đo
lường cách hiểu chung của cộng đồng về bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình chấp nhận được và không
chấp nhận được. Nghiên cứu này tìm cách phân loại bạo lực theo mức độ nghiêm trọng và theo bản chất
của hành vi bạo lực, cụ thể là bạo lực bằng lời nói, bạo lực về thân thể hay bạo lực về tình cảm. Bạo lực
bằng lời nói bao gồm việc người chồng chửi rủa hay dùng ngôn ngữ thô bạo và xỉ nhục. Bạo lực về tình
cảm bao gồm việc cấm đoán các hoạt động của vợ (nhốt tại nhà, không cho vợ làm điều gì đó...), phớt lờ vợ
(không nói chuyện với vợ), và ngoại tình. Trong khi đó, bạo lực về thân thể bao gồm đánh và tát vợ, đánh
gây thương tích, cưỡng ép làm tình, và giết vợ.

Trong khi nhìn nhận rằng nam giới cũng đôi khi là nạn nhân của các bạo lực trong hôn nhân (bằng lời nói,

bằng tình cảm, và bằng thân thể), trọng tâm của các kết quả trình bày ở đây là về bạo lực trên cơ sở giới
chống lại phụ nữ vì luận đề chính là phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới bởi chính tính chất giới của họ.

2.
Nhận thức của người được hỏi về mức độ phổ biến, tần số, và độ nghiêm
trọng của bạo lực

11


Những thí dụ về các trường hợp bạo lực về thân thể nghiêm trọng được đề cập đến nhiều hơn trong các
phỏng vấn với các cán bộ cấp quận/huyện và cấp x/phường hơn là với các thành viên nói chung của cộng
đồng. Những vụ này bao gồm đánh vợ gây thương tích hay mất trật tự x hội tại nơi ở, cấm đoán hay nhốt
vợ, ngoại tình và bạo lực về thân thể dẫn đến ly hôn. Bạo lực bên ngoài gia đình như hiếp dâm hay giết
người cũng được đề cập đến trong một số ít phỏng vấn với các cán bộ tòa án.

Điều lý thú là các thành viên của thảo luận nhóm được đại diện của cộng đồng lựa chọn ngẫu nhiên (mặc
dù có thể có sai lệch nào đó ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ), và trong mỗi nhóm nam và nữ không được
hỏi về kinh nghiệm cá nhân của họ mà chỉ được hỏi về nhận thức chung. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong
phần lớn các nhóm hoặc là có các phụ nữ là nạn nhân của bạo lực bằng lời nói và/hoặc về thân thể hoặc là
có nam giới là người dùng bạo lực chống lại vợ mình.

Trong gia đình tôi, khi chồng tôi bực tức anh ấy đánh tôi, nhưng anh ấy không hề sỉ nhục tôi.
Chẳng hạn có lần anh ấy bảo tôi làm một điều gì đó nhưng tôi quên. Tôi ci lại nên anh ấy đánh
tôi. Tôi phải chấp nhận vì tôi yếu hơn chồng tôi. Nếu tôi khỏe hơn, tôi sẽ đánh lại.
Phụ nữ trong thảo luận nhóm ở Huế
Trong gia đìnnh tôi, nếu vợ tôi đối xử tệ với bạn bè tôi đến chơi, tôi có thể mắng cô ấy sau đó.
Nếu cô ấy không nghe thì khó tránh được việc cho cô ấy mấy cái tát vì giận dữ. Đó là điều bình
thường. Đó là cuộc sống gia đình chúng tôi.
Nam công nhân trong thảo luận nhóm ở Hà nội


Ngược đi về thân thể và lời nói
Người được hỏi cho biết rằng hiếm khi sự ngược đi về thân thể và lời nói nghiêm trọng tới mức thu hút sự
chú ý của hàng xóm. Một số người được hỏi trong các thảo luận nhóm cố gắng đánh giá tần số của các
hình thức bạo lực trong gia đình khác nhau trong cộng đồng của họ. Trong khi không có sự nhất trí rõ
ràng, phụ nữ ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng ngược đi về lời nói xảy ra trong khoảng 20% gia đình và
bạo lực về thân thể xảy ra trong khoảng dưới 10% gia đình. Một nhóm nam giới ở Huế đánh giá rằng 50%
các ông chồng trong khu ở của họ có hành động ngược đi về lời nói đối với vợ. Một nhóm nam giới ở
nông thôn ở Hà nội đánh giá rằng khoảng 10% gia đình trong x có hành động bạo lực chống lại người vợ
dưới dạng này hay khác, và đánh vợ chỉ là một phần nhỏ trong số đó. Một nhóm phụ nữ ở nông thôn ở Hà
nội đưa ra đánh giá dưới 5% phụ nữ trong x phải chịu nạn bạo lực nghiêm trọng. Lưu ý là những đánh giá
này không tính những hành động bạo lực có tính chất thỉnh thoảng được coi là "bình thường". Mặc dù tính

12


chính xác của những đánh giá này có thể còn phải bàn, chúng cũng đưa ra được điểm xuất phát cho việc
nghiên cứu chiều sâu của nạn bạo lực trong gia đình xảy ra trong cộng đồng đó.

Ngược đi về tình cảm
Người được hỏi thường đề cập đến cách tiếp cận "chiến tranh lạnh" được cả phụ nữ và nam giới sử dụng để
đối phó với xung đột. Cách tiếp cận này bao gồm việc phớt lờ nhau và không nói chuyện với nhau trong
một thời gian. Tuy nhiên, điều này nói chung không được nhìn nhận như một dạng của bạo lực hay ngược
đi. Kết quả của phỏng vấn đại trà cho thấy 75% người chồng phớt lờ vợ mình một lúc nào đó. Việc xác
định sách lược "chiến tranh lạnh" từ sự ngược đi và tước đoạt về tình cảm một cách có hệ thống hơn là
điều khó đánh giá. Tuy nhiên có bằng chứng cho thấy rằng sự tước đoạt về tình cảm có xảy ra, nhất là
trong các trường hợp người chồng có nhân tình hay đang tìm cách li dị vợ.

Các ngược đi liên quan đến tình dục
Các ngược đi liên quan đến tình dục trong gia đình thường có hình thức ngược đi về tình cảm (phớt lờ vợ

một cách có hệ thống, người chồng có nhân tình) hay ngược đi về thân thể (cưỡng ép làm tình). Trong nền
văn hóa Việt nam, cũng như trong nhiều nền văn hóa khác, người ta coi việc làm tình với vợ mình là quyền
của người chồng. Trong một thảo luận nhóm tập trung của phụ nữ ở một x nông thôn, khi được hỏi "các
chị nghĩ thế nào nếu người chồng khăng khăng đòi làm tình và trên thực tế đ thực hiện điều đó trong khi
người vợ đ nói rõ cho chồng rằng chị không muốn. Liệu điều đó có phải là ngược đi không? Liệu điều
đó có phải là bất hợp pháp không?" các câu trả lời là:

Tôi vừa mới lấy chồng, tôi không biết. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu tôi không muốn và chồng tôi cứ
nhất định cưỡng bức tôi làm tình thì đó là một dạng cưỡng ép tình dục và có thể coi là sự ngược
đi và là hành động bất hợp pháp.
Phụ nữ 34 tuổi, nội trợ ở đô thị
Một khi họ đ là vợ chồng thì không thể gọi là bất hợp pháp được. Đó là quyền của người chồng
và quyền đó không thể được coi là bất hợp pháp được vì người chồng và người vợ có quyền đó.
Theo ý tôi, đó cũng không phải là ngược đi... Tôi không nghĩ rằng việc phê phán anh ta là điều
tốt. Là phụ nữ chúng ta nên cư xử sao cho người chồng quan tâm đến chúng ta để giảm bớt cảm
giác khó chịu. Nhiều bạn tôi nói với tôi "ôi dào, nằm xuống và kệ cho nó muốn làm gì thì làm".
Người khác thì từ chối người chồng để điều khiển anh ta, muốn anh ta xin xỏ nhiều lần và hứa làm
những việc khác cho mình trước khi cho anh ta làm tình. Ngược đi chỉ xảy ra khi anh ta chửi tục
và đánh vợ để cưỡng bức vợ làm tình. Còn thì chẳn phải là ngược đi.
Phụ nữ nông dân 41 tuổi
Tôi nghĩ rằng đó không phải là bất hợp pháp. Người chồng và người vợ nên nói chuyện với nhau.

13


Phụ nữ nông dân 30 tuổi
Theo truyền thống, tình dục không phải là đề tài thảo luận công cộng. Điều này làm cho việc đánh giá độ
phổ biến và tần số của cưỡng ép tình dục rất khó khăn. Phần lớn các trường hợp cưỡng ép tình dục được
thông báo có liên quan đến ly hôn hay các xung đột đòi hỏi sự can thiệp của các tổ chức ở địa phương.
Trong nhiều cuộc phỏng vấn các cán bộ luật pháp có bằng chứng về cưỡng ép tình dục trong nhiều trường

hợp ly hôn, nhưng không thể đo lường được mức độ của nó. Những trục trặc về tình dục có thể là một
nguyên nhân quan trọng của lý do thường được nêu lên nhất trong các trường hợp ly hôn là "không phù hợp
về tính tình giữa vợ và chồng".

3.

Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực

Các nghiên cứu quốc tế đi đến kết luận rằng gốc rễ của nạn bạo lực dựa trên cơ sở giới là sự bất bình đẳng
trong các quan hệ giới, tuy nhiên, có một số yếu tố đóng góp vào tính chất nghiêm trọng và tần số xảy ra
của bạo lực dựa trên cơ sở giới. Trong nghiên cứu này hai yếu tố quan trọng nhất nổi lên là khó khăn kinh
tế và sự lạm dụng rượu. Trong nhiều trường hợp hai yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Những yếu tố
chủ yếu khác liên quan đến vấn đề tình dục (ngoại tình, ghen tuông, và sự không hợp nhau về tình dục), sự
bất đồng ý kiến về nuôi dạy con cái, các truyền thống gia trưởng, và cách đối xử với bạn bè và họ hàng.
Bạo lực trong gia đình có thể xảy ra ở các cặp vợ chồng thuộc mọi nhóm x hội, nhưng có ấn tượng rất
mạnh trong các cộng đồng được nghiên cứu là hình thức và tần số xảy ra bạo lực trong gia đình có chiều
cạnh giai tầng x hội.

Khó khăn kinh tế và bạo lực
Có nhận thức chung trong các phỏng vấn ở mọi cấp là bạo lực trong gia đình do những khó khăn kinh tế
gây ra. òkiến này tỏ ra phù hợp với các số liệu định lượng cho thấy rằng có mối tương quan giữa sự nghèo
khổ (đo bằng sự tự phân loại của người được hỏi về của cải của họ so với các gia đình khác trong cộng
đồng) và nạn bạo lực trong gia đình. Những gia đình "khá giả" thường ít có những ngược đi bằng lời nói
hay ngược đi về thân thể, mặc dù những gia đình này tỏ ra có tỷ lệ cưỡng ép làm tình cao hơn (Bảng 1).
Cách giải thích chung nhất cho hiện tượng này là những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống
thường có nhiều sự căng thẳng về thần kinh hơn.

14



[Xung đột gia đình] thường xảy ra trong các gia đình nghèo đang phải đương đầu với tình cảnh
không có cửa trước cửa sau. Nói cách khác, khi đầu óc rối bời thì chẳng tìm ra lối thoát. Khi đó
dễ xảy ra xung đột gia đình nếu anh hay vợ anh nói một câu gì đó xúc phạm hay làm điều gì đó
thiếu suy nghĩ.
Nam, thành viên tổ hòa giải
Bảng 1: Tần số của ngược đãi theo mức thu nhập tự phân hạng
Tự phân hạng mức
Mọi loại ngược đãi
Đánh vợ
thu nhập
Nghèo
86%
25%

Cưỡng ép tình dục
25%

Trung bình

82%

13%

16%

Khá giả

74%

10%


18%

Học vấn và bạo lực
Người được hỏi cũng thường cho rằng tần số và mức độ nghiêm trọng của ngược đi cũng liên quan đến
mức học vấn của cặp vợ chồng--học vấn càng cao thì tỷ lệ ngược đi bằng lời nói hay ngược đi về thân thể
càng thấp. Chẳng hạn, nhận thức khá phổ biến là hình thức "chiến tranh lạnh" xảy ra nhiều hơn trong các
cặp vợ chồng trung lưu có học vấn cao hơn. Một cán bộ Hội phụ nữ ở một phường ở Huế tin rằng các cặp
vợ chồng có địa vị cao và có học vấn cao thường giải quyết xung đột bằng đối thoại. Điều này tương phản
với các gia đình mà trong đó người chồng có học vấn thấp hơn và hay sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn
đề.

Đối với trí thức họ có thể để bụng hàng tuần lễ nếu họ giận vì người chồng dùng lời lẽ thô bạo.
Đối với họ, việc dùng lời lẽ thô bạo đ là sự xỉ nhục. Đối với người lao động bình thường, họ có
học vấn thấp và họ nghĩ rằng đó là điều bình thường.
Nam công nhân ở một phường đô thị
Tuy nhiên, bạo lực về thân thể cũng xảy ra trong những cặp vợ chồng có học vấn cao.

Con rể tôi tát cho vợ nó vài cái trước mặt mọi người trong gia đình tôi. Điều này rất thường xảy
ra mặc dù đó là gia đình bác sỹ. Con rể tôi là bác sỹ, bố nó là y sỹ, và họ nghĩ rằng tát vợ vài cái
là bình thường!
Một phụ nữ trong thảo luận nhóm ở một phường đô thị
Nhận thức này, tuy nhiên, tỏ ra dựa trên thực tế là những người có học vấn thấp cũng thường là những
người phải đương đầu hàng ngày với tình trạng nghèo khổ. Các số liệu định lượng cho thấy rằng không có

15


mối quan hệ tuyến tính nào giữa trình độ học vấn của người chồng và nạn đánh vợ. Khi xem xét trong cùng
một mức thu nhập thì trình độ học vấn không tỏ ra là một yếu tố quan trọng. Các số liệu cho thấy rằng mức

học vấn của người chồng càng cao thì khả năng có ngược đi bằng lời nói cũng càng cao, nhưng khả năng
có cưỡng ép tình dục lại càng thấp.

Lạm dụng rượu và bạo lực
Thói quen nghiện rượu của người chồng là đề tài lặp đi lặp lại nhiều lần trong các phỏng vấn và thường
được gắn với nạn bạo lực và nghèo khổ. Đàn ông có thể uống rượu nếu họ nghèo khổ để quên đi những
khó khăn của mình, và ngược lại, một người chồng phung phí nguồn thu nhập ít ỏi của gia đình vào rượu có
thể làm căng thẳng thêm cuộc sống vợ chồng.

Trong khu ở của tôi có một cặp vợ chồng, ông C. và bà L. Họ bán phở ngoài phố. Ông C. là một
người đàn ông hiền lành khi nào ông ta không uống rượu say. Nhưng mỗi khi ông ấy uống rượu
say ông ấy thường mắng chửi vợ và đánh bà ấy. Họ vừa có đánh nhau trong hai ngày qua và
không bán phở như mọi khi.
Một phụ nữ trong thảo luận nhóm ở một phường ở Hà nội
Khoảng một nửa số phụ nữ được phỏng vấn bằng bảng hỏi đại trà cho biết chồng họ có thói quen uống
rượu. Vấn đề này rõ ràng cao hơn ở các vùng nông thôn (53.7%) so với các vùng đô thị (45.2%) và, không
nghi ngờ gì nữa, có đóng góp cho cái vòng luẩn quẩn của vấn đề nghèo khổ đ nêu trên. Số phụ nữ cho biết
rằng chồng họ có thói quen uống rượu là cao nhất ở miền Nam ở thành phố Hồ Chí Minh (53.6%), và thấp
nhất ở miền Trung ở Thừa Thiên-Huế (44.9%). Uống rượu được nam giới xem như một bộ phận bình
thường trong các trách nhiệm x hội của mình, nhưng cả nam giới lẫn phụ nữ đều chống lại nạn rượu chè
bê tha quá đáng và triền miên và thấy được mối liên hệ giữa say rượu và các ngược đi bằng lời nói và
ngược đi về thân thể.

Tôi rất bực mình vì chồng tôi uống rượu. Bao nhiêu việc đổ lên đầu tôi, rồi học hành của con cái,
nhưng ông ấy chỉ chú ý đến uống rượu. Ông ấy thường rủ bạn bè đến nhà tôi uống rượu và làm
bừa bi nhà cửa. Bất đồng giữa vợ và chồng và xung đột gia đình thường xảy ra từ đó.
Nữ nông dân 39 tuổi, TP Hồ Chí Minh

Cờ bạc và nợ nần
Những thói quen có thể dẫn đến nợ nần, và như vậy làm tăng thêm sự bất an về kinh tế trong hộ gia đình,

cũng là những yếu tố đóng góp vào sự căng thẳng trong gia đình và nạn bạo lực. Đàn ông thường mắc nợ
nhiều hơn vì thói quen cờ bạc. 12,5% phụ nữ cho biết rằng chồng họ chơi cờ bạc. Mặt khác, phụ nữ

16


thường rơi vào vòng nợ nần nhiều hơn thông qua chơi họ. Theo một chánh án ở quận 9 ở thành phố Hồ Chí
Minh, nợ nần vì cờ bạc và chơi họ là một trong những lý do chính của xung đột gia đình.

Trong nhiều trường hợp, những đặc trưng cá nhân nêu trên kết hợp với những thất bại về kinh tế hay x hội
cụ thể khác. Chẳng hạn, thất bại trong công việc có thể dễ dàng biến thành sự giận dữ ở nhà.

Cuộc sống gia đình rất phức tạp. Không chỉ có tình dục hay rượu chè làm đảo lộn cuộc sống của
một cặp vợ chồng. Tôi biết một cặp vợ chồng, người chồng và người vợ sống với nhau rất hợp.
Người chồng không nghiện rượu, nhưng anh ta có rất nhiều khó khăn ở chỗ làm. Anh ta đ thay
đổi việc nhiều lần và lần nào cũng thất vọng về công việc của mình. Người vợ không cố gắng hiểu
tình cảnh của anh ta. Cô ta trách anh ta vì những yếu điểm của anh ấy. Từ đó họ hục hặc với
nhau.
Một phụ nữ trong thảo luận nhóm ở một phường ở Hà nội

Những thành kiến về giới và bạo lực
Như trên ta thấy các đặc trưng cá nhân thường được nêu ra như những yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi
bạo lực. Những đặc điểm cá nhân này đến lượt mình lại liên quan đến những thành kiến và các vai trò về
giới. Chẳng hạn trong văn hóa Việt nam đàn ông thường uống rượu trong các cuộc hội họp, được coi là
người kiếm tiền chính và là chủ hộ, và người ta tin rằng đàn ông nóng tính hơn phụ nữ. Mặt khác người ta
chờ đợi ở phụ nữ là người duy trì sự hài hòa trong gia đình. Khi những thành kiến này bị thách thức có thể
xảy ra ngược đi. Điều này đ thể hiện ở trên thông qua mối liên quan giữa bạo lực và nạn rượu chè, cờ
bạc, nợ nần, và các vấn đề liên quan đến công việc.

Hơn nữa, một chủ để lặp đi lặp lại nổi lên trong các thảo luận với nam giới là trong nhiều trường hợp phụ

nữ được xem là người chịu trách nhiệm về nạn bạo lực. òkiến này đặc biệt mạnh trong thảo luận nhóm
nam giới trẻ ở Huế. òkiến chung của họ là bạo lực trong gia đình không phải là điều phổ biến. Tuy nhiên,
nhiều trong số các lý do họ đưa ra để giải thích nạn bạo lực trong gia đình rõ ràng nhằm đổ lỗi cho những
hành động không thích hợp của phụ nữ. Những hành động này bao gồm việc phụ nữ cằn nhằn hay nói dai
đối với chồng mình hoặc không thực hiện tốt các nghĩa vụ làm vợ làm mẹ.

Không ai muốn đánh vợ mình. Lòng kiên nhẫn của nam giới có hạn, và ít phụ nữ hiểu điều này.
Thậm chí nếu người chồng làm điều gì sai và anh ta biết rằng thế là sai và nếu người vợ cứ dai
dẳng trách móc anh ta, chẳng hạn nói đi nói lại 15 lần, chắc chắn cô ta sẽ bị đánh. Thỉnh thoảng
tôi cũng đ đánh vợ tôi vì thế.
Nam trong thảo luận nhóm ở một phường ở Hà nội

17


Tương tự như vậy, các vai trò về giới bị thách thức khi người vợ là người kiếm tiền chính. Một số đàn ông
cảm thấy rằng tính đàn ông của mình bị đe dọa bởi điều này có thể sử dụng bạo lực--bằng lời nói hoặc bạo
lực về thân thể--để duy trì sự thống trị của mình trong môi trường gia đình. Cũng có thể những phụ nữ là
những người kiếm tiền chính thực hiện và khẳng định vai trò kinh tế của mình và ít thụ động hơn cũng như
ít chịu đựng hơn những người vợ "truyền thống". Nhận xét này cũng phù hợp với các số liệu định lượng
như thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 2: Người có thu nhập chính và bạo lực trong gia đình
Người có thu nhập chính là:
Vợ
Chồng

Cả hai

n = 67


n = 224

n = 310

Chồng phớt lờ vợ

84

75

73

Chồng nói nặng với vợ

81

75

63

Chồng mắng chửi vợ

69

57

42

Chồng cấm vợ


15

9

4

Chồng cưỡng ép làm tình

24

19

15

Chồng đánh vợ

16

20

12

Bảng này cho thấy rằng mọi hình thức bạo lực tỏ ra ít hơn trong các hộ gia đình nơi cả hai vợ chồng đều có
thu nhập như nhau (52% hộ gia đình). Ngược đi tỏ ra nhiều nhất trong những hộ gia đình nơi phụ nữ là
người kiếm tiền chính. Trường hợp ngoại lệ là việc đánh vợ xảy ra nhiều hơn trong các gia đình có người
chồng là người kiếm tiền chính.

Phụ nữ cũng phán xét các phụ nữ khác về những định kiến về giới được chấp nhận về mặt x hội. Nhiều
phụ nữ được hỏi tin rằng chính phụ nữ cũng phải chịu trách nhiệm về bạo lực trong gia đình hay họ tự

chuốc lấy bạo lực bằng những hành vi "không thích hợp".

Những phụ nữ bị chồng đánh chắc chắn phải làm điều gì sai hay cư xử thiếu tế nhị thì người
chồng mới mất bình tĩnh.
Thảo luận nhóm phụ nữ ở một phường ở Hà nội

18


×