Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI 37 VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.24 KB, 14 trang )

BÀI 37. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Tây Nguyên.
- Biết được các tiến bộ về mặt kinh tế - xã hội của Tây Nguyên gắn liền với
việc khai thác các thế mạnh của vùng, những vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường
gắn với việc khai thác các thế mạnh này
- Biết được ý nghĩacủa việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.
- Trình bày được thực trạng phát triển cây CN; khai tác & chế biến lâm sản,
bảo vệ rừng; phát triển chăn nuôi gia súc; phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và biện
pháp giải quyết những vấn đề đó.
- Phân tích được những khó khăn, thuận lợi và triển vọng của việc phát huy
các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên đặc biệt là việc phát triển cây công
nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, khai thác thủy năng.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ kinh tế chung hoặc atlat để xác định vị trí, giới hạn của
vùng Tây Nguyên, nhân xét và giả thích sự phân bố một số ngành KT nổi bật của
vùng.
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ tình hình trồng cây CN, của vùng.
-Xác định và ghi đúng trên lược đồ các trung tâm KT: PlâyKu, Buôn ma
Thuột, Đà Lạt.
3. Thái độ
Thêm yêu quê hương Tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập
nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực giải quyết các vấn đề
địa lí và sáng tạo.
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1



1. Chuẩn bị của GV
- Át lát địa lí Việt Nam.
- Bản đồ kinh tế chung.
- Bản đồ kinh tế duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Một số hình ảnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên.
2. Chuẩn bị của HS
Atlat địa lí Việt Nam
III. Tổ chức các hoạt động học
1. Hoạt động đặt vấn đề
- Mục đích: Tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp cận tri thức.
- Phương thức: Cá nhân.
- Thời gian: 5 phút.
- Các bước của hoạt động:
Bước 1. GV cho HS quan sát hình ảnh về cồng chiêng Tây Nguyên, thu
hoạch cà phê, nhà rông và yêu cầu HS cho biết: Những hình ảnh này nhắc em gợi
nhớ đến vùng nào của nước ta? Tại sao?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
Bước 3. HS trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả.
Bước 4. GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
Tây Nguyên nổi tiếng là mảnh đất anh hùng trong kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ với những con người huyền thoại như anh hung Núp, Kpa
Klông,..Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế-xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước ta. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ
tìm hiểu một số nét về tiềm năng, thực trạng phát triển và một số vấn đề cần lưu ý
trong phát triển kinh tế-xã hội của Tây Nguyên.
2


2. Hoạt động hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát chung về Tây Nguyên.
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Hiểu về những đặc điểm khái quát về Tây Nguyên; phân tích
được ý nghĩa của vị trí địa lí.
+ Kỹ năng: Sử dụng bản đồ các kinh tế chung hoặc atlat để xác định vị trí
địa lí và phạm vi lãnh thổ của Tây Nguyên.
- Phương thức: Cặp.
- Thời gian: 7 phút.
- Các bước của hoạt động:
Bước 1. GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ treo tường hoặc át lát địa lí Việt
Nam kết hợp với thông tin trong SGK hãy:
- Hãy xác định trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Tây
Nguyên.
- Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
vùng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV; trao đổi với bạn bên
cạnh về kết quả làm việc của mình.
Bước 3. HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
- Diện tích, dân số:
+ Diện tích: Vùng cao nguyên badan rộng lớn có diện tích 54,7 nghìn km²
chiếm 16,9% diện tích cả nước.
+ Dân số: 4,9 triệu người, chiếm 5,6% dân số cả nước. Hiện nay dân số của
Tây Nguyên là 5,6 triệu người (2016).

3


- Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm
Đồng.

- Vị trí địa lí và ý nghĩa:
+ Là vùng kinh tế duy nhất không giáp biển nhưng có vị trí đặc biệt quan
trọng.
+ Nằm ở vị trí ngã ba nước Đông Dương, phía Tây giáp với hạ Lào và
Campuchia, thuận lợi giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực.
+ Phía Đông được bao bọc bởi dải Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là cửa
ngõ ra biển của Tây Nguyên, giúp Tây Nguyên giao lưu với các vùng trong và
ngoài nước.
+ Phía Tây Nam giáp với Đông Nam Bộ. Đây là vùng có nền kinh tế phát
triển năng động nhất cả nước, có thế mạnh về phát triển kinh tế đặc biệt là công
nghiệp, cung cấp vốn cho Tây Nguyên phát triển, giải quyết hàng hóa, nguyên liệu
cho Tây Nguyên. Sự phát triển của 2 vùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
=> Có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,
an ninh quốc phòng của cả nước.
Trước đây người Pháp đã từng đánh giá rất cao vị trí của Tây Nguyên, họ
cho rằng “kiểm soát được Tây Nguyên là kiểm soát được cả Đông Dương”.
Trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 lịch sử, mắt xích đầu tiên trong hệ
thống phòng thủ của Ngụy quyền miền Nam bị quân và dân ta chặt đứt chính là
Tây Nguyên. Mất Tây Nguyên mạng lưới phòng thủ của địch ở Duyên hải miền
Trung trở nên lỏng lẻo, địch hoảng loạn tháo chạy, chính phủ Ngụy quyền tan rã
từng mảng để rồi cuối cùng lá cờ giải phóng được tung bay trên nóc dinh độc lập,
chấm dứt cuộc chiến trang lâu dài, ác liệt trên đất nước ta, mở ra kỷ nguyên độc
lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
1. Khái quát chung
- Diện tích: 54,7 nghìn km².
- Dân số: 4,9 triệu người (2006); 5,6 triệu người (2016).
- Gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
- Tiếp giáp: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Đây là
4



vùng duy nhất không giáp biển.
=> Có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, an ninh
quốc phòng của cả nước.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm và khai
thác, chế biến lâm sản ở Tây Nguyên.
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày được những tiềm năng thực trạng phát triển cây công
nghiệp lâu năm và khai thác, chế biến lâm sản ở Tây Nguyên.
+ Kỹ năng: Sử dụng bản đồ, atlat để xác định sự hiện trạng, phân bố của cây
công nghiệp, tài nguyên rừng.
- Phương thức: Nhóm.
- Thời gian: 20 phút.
- Các bước của hoạt động:
Bước 1. GV cho HS hoạt động theo nhóm.
- HS sử dụng át lát, kết hợp với đọc thông tin trong SGK, lựa chọn thông tin
điền vào phiếu học tập sau:
Điều kiện phát triển

Hiện trạng

Giải pháp

Phát triển cây công nghiệp
lâu năm
Khai thác và chế biến lâm
sản
Bước 2. Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo những yêu cầu của GV, sau đó
trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.
Bước 3. Đại diện nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét,

bổ sung.
Bước 4. GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
1) Phát triển cây công nghiệp lâu năm
5


* Điều kiện phát triển:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất trồng và địa hình : đất đỏ bazan có diện tích khá lớn (1,4 triệu ha), có
tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng; đất phân bố trên các cao nguyên xếp
tầng, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các vùng chuyên canh
trên quy mô lớn.
+ Khí hậu : mang tính chất cận xích đạo, thuận lợi cho việc phát triển cây
cà phê, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao (400-500m có khí hậu nóng, trên
1000m có khí hậu mát mẻ), tạo điều kiện để đa dạng hóa các loại cây trồng. Mùa
mưa cung cấp nước, mùa khô thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
+ Tài nguyên nước : có hệ thống sông ngòi và nguồn nước ngầm có gía trị
trong việc cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng chuyên canh.
- Điều kiện kinh tế – xã hội:
+ Dân cư, nguồn lao động : nơi tập trung nguồn lao động di cư đông đảo,
lao động có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây cà phê. Tuy nhiên,
trình độ lao động còn thấp kém, thiếu lao động lành nghề, lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật.
+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật và kết cấu hạ tầng : được chú trọng đầu tư phát
trin các khu công nghiệp và các nhà máy chế biến trong vùng.
+ Các yếu tố khác : thị trường (Bắc Mĩ, Châu Âu…), chính sách của Nhà
nước…
- Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài cần giải quyết vấn đề thuỷ lợi, mùa mưa cần có biện
pháp chống xói mòn đất.

+ Thiếu lao động lành nghề, đã thu hút lao động từ nơi khác đến tạo ra tập
quán sản xuất mới.
* Thực trạng:
+ Cà phê:
6


 Cà phê là cây công nghiệp số 1 của vùng, diện tích 450 nghìn ha chiếm 4/5
diện tích cà phê cả nước (năm 2006), tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất nước
là Đắc Lắc (259.000 ha), Buôn Ma Thuột nổi tiếng cà phê có chất lượng
cao. (năm 2010 diện tích cà phê của vùng là 491,5 nghìn ha)
 Cà phê chè được trồng nhiều trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu
mát hơn như : Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
 Cà phê vối được trồng chủ yếu vùng nóng hơn, tiêu biểu là ở Đắk Lắk.
(Cà phê chồn hay cà phê phân chồn là tên một loại cà phê đặc biệt, một thứ đồ
uống được xếp vào loại hiếm nhất trên thế giới. Trong quá trình nhai gặm hạt
cafe đi qua dạ dày và ruột chồn các enzym men tiêu hóa trong hệ hóa của chồn
hương đã thấm vào lớp vỏ trấu đã bị bào mòn, thấm nhẹ vào nhân cà phê. Khi
hạt cà phê do chồn hương ăn, thải ra được xử lý làm sạch mọi vết bẩn và yếu tố
không an toàn thực phẩm, được rang theo một kỹ thuật thì sẽ có một loại cà
phê chồn thành phẩm.)
+ Chè: trồng chủ yếu ở Lâm Đồng (tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước) và
Gia Lai đây là các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ. Chè búp thu hoạch được
đem chế biến tại các nhà máy chế biến là Biển Hồ (Gia Lai), Bảo Lộc (Lâm
Đồng).
+ Cao su đứng thứ 2 cả nước (sau ĐNB), trồng nhiều ở Gia Lai, Đắc Lắc.
+ Ngoài ra còn : hồ tiêu, điều, bông... chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk.
+ Hình thành các vùng chuyên canh.
* Giải pháp:
+ Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng

diện tích có kế hoạch, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thuỷ lợi.
+ Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp. Phát triển mô hình kinh tế vườn
trồng cà phê, hồ tiêu… để nâng cao hiệu quả sản xuất.
+ Đẩy mạnh các cơ sở chế biến, xuất khẩu & thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Bảo đảm lương thực-thực phẩm cho vùng thông qua trao đổi hàng hóa
với các vùng khác, tạo điều kiện ổn định diện tích cây công nghiệp.
7


+ Nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải như đường 14 xuyên Tây Nguyên,
đường 19, 26 nối với đồng bằng duyên hải.
2) Khai thác, chế biến lâm sản
* Tiềm năng phát triển:
- Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước. Vào đầu thập kỉ 90, rừng
che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến,
trắc, sến). Rừng chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai
thác của cả nước.(Năm 2013 diện tích rung của Tây Nguyên gần 3 triệu ha, chiếm
20,9% diện tích rừng của cả nước, độ che phủ 53,1%)
- Rừng có vai trò cân bằng sinh thái (bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói
mòn đất, điều hòa khí hậu) và hạn chế lũ lụt cho các vùng đồng bằng.
* Hiện trạng:
Tài nguyên rừng đang bị suy giảm :
- Cuối thập kỉ 80 – 90 sản lượng gỗ khai thác hàng năm từ 600 – 700 nghìn
m3
- Hiện nay khoảng 200 – 300 nghìn m3/ năm.
- Nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ
lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, hạ mực
nước ngầm về mùa khô.
- Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa
qua chế biến.

- Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.
Do đó, phải tăng cường bảo vệ vốn rừng bằng nhiều biện pháp.
* Biện pháp:
- Phải ngăn chặn nạn phá rừng.
- Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
8


- Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.
- Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương.
- Hạn chế việc khai thác và xuất khẩu gỗ tròn.
2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
* Điều kiện phát triển:
- Điều kiện tự nhiên:
- Điều kiện kinh tế-xã hội:
* Thực trạng:
- Cà phê
- Chè
- Cao su
- Ngoài ra còn : hồ tiêu, điều, bông...
- Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
* Giải pháp:
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây CN
- Đa dạng hoá cơ cấu cây CN
- Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu
- Bảo đảm lương thực, thực phẩm cho vùng thông qua trao đổi hàng hóa với các
vùng khác, tạo điều kiện ổn định diện tích cây công nghiệp.
- Nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải.
3. Khai thác và chế biến lâm sản
* Điều kiện phát triển:

- Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước.
- Rừng có vai trò cân bằng sinh thái và hạn chế lũ lụt cho các vùng đồng bằng.
* Thực trạng:
Tài nguyên rừng đang bị suy giảm. Do đó, phải tăng cường bảo vệ vốn rừng bằng
nhiều biện pháp.
* Biện pháp bảo vệ
- Phải ngăn chặn nạn phá rừng.
- Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
- Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.
- Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương.
- Hạn chế việc khai thác và xuất khẩu gỗ tròn.
Hoạt động chuyển tiếp: Tây Nguyên là điểm xuất phát của nhiều con sông
chảy về các vùng khác, tài nguyên nước của Tây Nguyên khá phong phú; Tây
Nguyên cũng là nơi có mùa khô sâu sắc kéo dài. Vậy phải làm gì để khai thác tốt
9


hơn nguồn thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên là nội dung chúng ta sẽ
tìm hiểu trong mục 4 sau đây.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu việc khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây
Nguyên.
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Chứng minh được thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang
được phát huy và đó là động lực cho phát triển kinh tế của vùng.
+ Kỹ năng: Sử dụng atlat để xác định các hệ thống sông chính và sự phân bố
các công trình thủy điện.
- Phương thức: Cá nhân.
- Thời gian: 8 phút.
- Các bước của hoạt động:
Bước 1. GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và dựa vào thông tin SGK hãy:

- Nhận xét sự phân bố các công trình thủy điện trên các sông ở Tây Nguyên.
- Kể tên các công trình thủy điện đã và đang được xây dựng.
- Lợi ích của việc xây dựng chuỗi các công trình thủy điện trên các dòng
sông chính.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ GV giao; trao đổi kết quả làm việc với bạn
bên cạnh.
Bước 3. Báo cáo kết quả làm việc, nhận xét, bổ sung.
Bước 4. GV đánh giá và chuẩn kiến thức.
* Nhận xét sự phân bố các công trình thủy điện:
Tây Nguyên có nguồn tài nguyên nước dồi dào, phong phú với 4 hệ thống
sông chính: Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai, sông Ba. Điều kiện địa hình, địa chất
thuận lợi, các dòng sông có trữ năng thủy điện khá lớn. Chỉ từ thập kỷ 90 trở lại

10


đây, hàng loạt các công trình thủy điện đã và đang được xây dựng, hình thành các
bậc thang thủy điện trên các hệ thống sông lớn.
* Các công trình thủy điện trên các sông:
- 5 bậc thang thủy điện trên sông Xê Xan là: Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê
Xan 4, Plây Krông với tổng công suất 1500MW.
- 6 bậc thang thủy điện trên sông Xrê Pôk là: Buôn Kuôp, Buôn Tua Srah,
Xrê Pôk 3, Xrê Pôk 4, Đức Xuyên, Đrây H’linh với tổng công suất trên 600MW.
- 3 nhà máy thủy điện trên sông Đồng Nai: Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai
4.
=> Trong tương lai, Tây Nguyên sẽ trở thành trung tâm thủy điện hàng đầu
của nước ta.
* Các công trình thủy điện ở Tây Nguyên đi vào hoạt động sẽ:
- Phát triển công nghiệp vùng, trong đó có việc khai thác, chế biến bột nhôm
từ quặng boxit trong vùng.

- Giải quyết nhu cầu nước tưới trong mùa khô.
- Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó việc xây dựng ồ ạt các đập thủy điện sẽ ảnh hưởng tiêu cực rất
lớn đối với môi trường sinh thái: diện tích đất rừng, đất nông nghiệp bị mất, cảnh
quan thiên nhiên thay đổi.
4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy điện
* Tiềm năng:
- Các hệ thống sông có trữ năng thủy điện lớn: Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai, sông
Ba…
* Hiện trạng khai thác và sử dụng:
- Các bậc thang thủy điện được hình thành.
- Các công trình lớn: Yaly, Xexan 3. Xexan 4, 6 bậc thang trên sông Xerepốk, trên
sông Đồng Nai...
2.4. Hoạt động 4: Luyện tập. (5 phút)

11


Đọc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy xác định các cao nguyên badan và đối chiếu
với các vùng phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
Trả lời
Các vùng đất badan ở Tây Nguyên cũng là nơi phân bố cây công nghiệp:
Cao nguyên
badan

Cây công nghiệp

Kon Tum

Cà phê


Plei Ku

Cà phê, cao su, hồ tiêu, Điều, Chè, Bông, Thuốc lá, Đậu
tương, Lạc, Mía.

Đăk Lăk

Cà phê, cao su, hồ tiêu, Điều, Bông, Mía.

Lâm Viên

Cà phê

Mơ Nông

Cà phê, cao su, hồ tiêu, Điều, Lạc.

Di Linh

Cà phê, Chè.

3. Câu hỏi kiểm tra, đánh giá.
Câu 1. Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên?
A. Kon Tum.
B. Gia Lai.
C. Đăk Lăk.
D. Lâm Đồng.
Câu 2. Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên là
A. Đa Nhim.

B. Yaly.
C. Buôn Kuôp.
D. Đồng Nai 4.
Câu 3. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ mấy của cả
nước?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng về vùng Tây Nguyên?
A. Cà phê chè được trồng chủ yếu ở Đăk Lăk.
B. Có khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô.
12


C. Rừng của Tây Nguyên ngày càng giàu có nhờ bảo vệ hợp lí.
D. Các hồ thủy điện góp phần phục vụ sinh hoạt, sản xuất và du lịch.
Câu 5. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên ở Tây Nguyên là
A. mùa khô kéo dài.
B. bão và trượt lỡ đất đá
C. hạn hán và thời tiết thất thường.
D. mùa đông lạnh và khô.
Câu 6. Tỉnh nào ở Tây Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất nước?
A. Kon Tum.
B. Lâm Đồng.
C. Gia Lai.
D. Đăk Lăk.
Câu 7. Tại sao ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới
(chè)?
A. Đấy đỏ badan thích hợp.

B. Có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp.
C. Độ cao của các cao nguyên thích hợp.
D. Khí hậu các cao nguyên trên 1000m mát mẻ.
Câu 8. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?
A. Giáp biển Đông.
B. Giáp với vùng Đông Nam Bộ.
C. Nằm sát dải duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Giáp với miền hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
Câu 9. Tây nguyên bao gồm mấy tỉnh?
A. 5 tỉnh.
B. 6 tỉnh.
C. 7 tỉnh.
Câu 10. Di sản văn hóa thế giới ở Tây Nguyên là
A. Nhà Rông
C. Nhà ngục Kon Tum.
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
4. Phụ lục

1
C
6
B

D. 8 tỉnh.

B. Lễ hội già làng.

D. Không gian văn hóa cồng chiêng.
2
B
7
D

3
B
8
A

4
C
9
A

5
A
10
D

Thông tin phản hồi
Điều kiện phát triển

Hiện trạng
13

Biện pháp



Phát triển
cây
công
nghiệp lâu
năm

- Đất bazan tập trung trên
các cao nguyên rộng lớn
và bằng phẳng.
- Khí hậu cận xích đạo,
phân hóa theo độ cao
- Có hệ thống sông ngòi
và nguồn nước ngầm có
giá trị.
- Tập trung nguồn lao
động di cư đông đảo, lao
động có nhiều kinh
nghiệm
- Cơ sở vật chất và kết
cấu hạ tầng được chú
trọng đầu tư phát triển.
- Các yếu tố khác : thị
trường, chính sách của
Nhà nước…
- Khó khăn: Mùa khô kéo
dài, lao động có trình độ
thấp.
Khai thác - Tây Nguyên là “kho
và chế biến vàng xanh” của cả nước.
lâm sản

Còn nhiều rừng gỗ quý.
- Rừng có vai trò cân
bằng sinh thái và hạn chế
lũ lụt cho các vùng đồng
bằng.

- Cà phê:
+ Diện tích 450
nghìn ha. Đắc Lắk
có diện tích lớn
nhất còn Buôn Ma
Thuột nổi tiếng cà
phê có chất lượng
cao.
+ Cà phê chè: Gia
Lai, Kon Tum,
Lâm Đồng.
+ Cà phê vối: Đắk
Lắk.
- Chè: Lâm Đồng.
- Cao su: Gia Lai,
Đắc Lắc.
- Ngoài ra còn : hồ
tiêu, điều, bông...
chủ yếu ở Gia Lai,
Đắk Lắk.

- Hoàn thiện quy
hoạch các vùng
chuyên canh cây

CN
- Đa dạng hoá cơ
cấu cây CN
- Đẩy mạnh chế
biến và xuất khẩu
- Bảo đảm lương
thực-thực
phẩm
cho vùng
- Nâng cấp mạng
lưới giao thông
vận tải.

- Cuối thập kỉ 80 –
90 sản lượng gỗ
khai thác hàng
năm từ 600 – 700
nghìn m3
- Hiện nay khoảng
200 – 300 nghìn
m3/ năm.
- Nạn phá rừng gia
tăng
- Phần lớn gỗ khai
thác được đem
xuất ra ngoài dưới
dạng gỗ tròn chưa
qua chế biến.
- Một phần đáng
kể gỗ cành, ngọn

chưa được tận thu.

- Phải ngăn chặn
nạn phá rừng.
- Khai thác rừng
hợp lí đi đôi với
khoanh nuôi, trồng
rừng mới.
- Công tác giao đất
giao rừng cần được
đẩy mạnh.
- Đẩy mạnh việc
chế biến gỗ tại địa
phương.
- Hạn chế việc
khai thác và xuất
khẩu gỗ tròn.

14



×