Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.56 KB, 3 trang )
Cảm nhận về khổ 1 và khổ 2 của bài thơ ” Đoàn thuyền đánh cá” của Huy
Cận.
Huy Cận (1919 -2005) là nhà thơ suất sắc của phong trào thơ mới trước cách mạng, thơ Huy
Cận hướng về thiên nhiên vũ trụ với những nét buồn man mác, sau cách mạng thơ ông tập trung
ca ngợi thiên nhiên đất nước và niềm vui của con người trước cách mạng với một hồn thơ dạt
dào cảm xúc. Tiêu biểu là bài thơ ” đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958 sau chuyến
đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Hạ Long_ Quảng Ninh. Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn,
hào hùng về thiên nhiên và con người lao động. Điều này được thể hiện sâu sắc, tinh tế ở khổ 1
và khổ 2 của bài:
Cảm hứng trữ tình của bài thơ được diễn tả theo mạch thời gian. Hoàng hôn, đêm trăng, bình
minh, mỗi một cảnh trong từng khổ thơ mang ý nghĩa như một biểu tượng, một thời đại huy
hoàng đang mở ra phía trước. Cuộc sống cần lao của nhân dân lao động đang nở hoa.
Đến với khổ thơ đầu là cảnh biển vào đêm và đoàn thuyền ra khỏi đánh cá, trước hết cảnh biển
vào đêm được khắc họa bằng đôi mắt quan sát sắc xảo, trí tưởng tượng phong phú và tài năng
nghệ thuật điêu luyện của nhà thơ:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Hình ảnh ” mặt trời xuống biển” được so sánh với ” hòn lửa” đỏ rực, cách so sánh này làm cho
hoàng hôn trên biển trở lên rực rỡ tráng lệ và ấm áp, chứ không ảm đạm hắt hiu như thơ cổ, sau
lúc hoàng hôn là màn đêm buông xuống” sóng đã cài then đêm sập cửa” câu thơ sử dụng phép tu
từ nhân hóa gợi cảm xúc vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng
lồ còn là những con sóng là chiếc then cài của ngôi nhà vĩ đại. Thiên nhiên vũ trụ đang chìm vào
đêm yên tĩnh và lặng lẽ, đồng thời phép nhân hóa còn gợi lên sự gần gũi giữa tự nhiên và con
người lao động: con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân yêu của mình, đối
lập với trạng thái nghỉ ngơi của vũ trụ, con người lại bắt đầu công việc của mình:
” Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”
Ở đây không phải là từng chiếc riêng lẻ mà là cả đoàn thuyền- sức mạnh mới của cuộc đời đổi
thay, ” lại ra khơi” diễn tả nhịp lao động của dân chài đã ổn định vào nề nếp trong hòa bình.