Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hình ảnh lục vân tiên trong đoạn trích lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.1 KB, 3 trang )

Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích ” Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt
Nga” của Nguyễn Đình Chiểu.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước cuối TK XIX, đây là thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm
lược nước ta, cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng chói trong lịch sử dân tộc. Ông
đã cống hiến nhiều tác phẩm nổi tiếng với những quan điểm hết sức đúng đắn, cho đến nay nó
vẫn là ngọn đuốc soi đường cho các văn nghệ sĩ, Truyện thơ nôm” Lục Vân Tiên” là tác phẩm
được mọi người yêu thích bởi nó là bài học lớn vềđạo lý làm người, được xây dựng trên nền tảng
tâm lý con người ” nhân- nghĩa- lễ-trí-tín”
Xem thêm:


PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH “CHỊ EM THÚY KIỀU” ĐỂ THẤY ĐƯỢC BÚT
PHÁT MIÊU TẢ NHÂN VẬT ĐỘC ĐÁO CỦA NGUYỄN DU TRONG
TRUYỆN KIỀU – VĂN LỚP 9.



PHÂN TÍCH TÁM CÂU THƠ CUỐI TRONG ĐOẠN TRÍCH ” KIỀU Ở LẦU
NGƯNG BÍCH” CỦA NGUYỄN DU



PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH ” CẢNH NGÀY XUÂN” CỦA NGUYỄN DU.

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là đoạn đầu của truyện, kể vềviệc trên đường
đi thi, Lục Vân Tiên đã gặp bọn cướp hoành hành, chàng trai 17 tuổi đã dũng cảm xông vào
đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
Hành động đánh cướp của một chàng trai trẻ, khi Lục Vân Tiên nghe dân làng than khóc vì có
bọn cướp hoàng hành, Vân Tiên đã hỏi thăm tình hình và khi biết đó là bọn cướp phong lai chàng
đã bẻ cây gậy và xông thẳng vào bọn cướp, trước tiên chàng không dùng hành động mà dùng lời
lẽ để khuyên can: ” chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” nhưng chúng đã bỏ ngoài tai những lời nói


của chàng, thậm chí chúng còn trả lời bằng những câu hỗn xược:
” Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây


Trước gây việc giữ tại bầy
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng”
Khi nghe những lời nói đó Lục Vân Tiên đã thể hiện bằng hành động dũng cảm, lao thẳng
vào bọn cướp.
” Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”
Hành động “bẻ cây làm cây” ” tả đột hữu xông” ” ghé lại bên đăng” … là hành động dũng cảm
vì nghĩa quên thân, hành động ấy đã được so sánh với hành động của Triệu Tử Long- một dũng
tướng của Lưu Bị, chàng đã dũng cảm đánh bên phải, xông sang bên trái rồi dùng sức mạnh vô
song của mình đập tên tướng cướp Phong Lai khiến cho hắn “thác rày thân vong”. Nếu như
người Trung Quốc coi Triệu Tử Long là anh hùng sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn thì người Việt
Nam cũng coi Lục Vân Tiên là một anh hùng, hành động của chàng là hoàn toàn tự nguyện, xuất
pháp từ cái tâm nhân ái, từ việc căm thù cái ác, cái bất công ở đời, đồng thời còn thể hiện lòng
thương đối với những con người bị áp bức.
Sau khi đánh cướp xong Lục Vân Tiên đã hỏi thăm tình hình và khi được biết đây là hai cô gái,
Vân Tiên đã hết lòng lo lắng, trước hai cô gái vừa được cứu, Vân Tiên tỏ ra mình là người có
cách cư xử đúng mực, theo truyền thống. theo lễ nghi phong kiến nhất là khi Kiều Nguyệt Nga
muốn ra ngoài để lạy tạ ơn cứu mạng, Vân Tiên nói:
” Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái, ta là phận trai”
Bằng những lời lẽ đó ta càng khẳng định bản chất, tâm hồn của Lục Vân Tiên, càng đáng quý
hơn nữa là cái chất trong trẻo, hiền lành ấy lại ẩn chứa sau một hành động khẳng khái, thẳng
thắn, dũng cảm, sự cứng rắn của thép, non nướt thư sinh của một chàng trai trẻ vừa bước vào đời,
lời nói đanh thép trước bọn giặc khi giao chiến để rồi khi đứng trước hai cô gái Vân Tiên lại tỏ ra
rất bẽn lẽn. Hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga của chàng họ Lục ta thấy bóng dáng
nào đó của chàng Thạch Sanh dám liều mình cứu công chúa Nguyệt Nga thoát khỏi nanh vuốt

của con đại bàng, ta cũng thấy bóng dáng của chàng Từ Hải sẵn sàng cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu
xanh. Đó là những con người anh hùng, dám xả thân vì nghĩa lớn, chính vì thế khi Kiều Nguyệt
Nga mời vềHà Khê để cha nàng báo đáp, để được đền ơn thì Lục Vân Tiên đã nói:
” Làm ơn hã dễ trông người trả ơn”
Hay cũng chính là quan niệm của chàng:


Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Trong thực tế, cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật bao giờ cũng được bộc lộ rõ trong tác phẩm đó
cũng chính là quan điểm của nhà văn. Với Nguyễn Đình Chiểu là cách nghĩ rất đặc biệt, vì
thế hình tượng của Lục Vân Tiên chính là hình tượng của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn
Đình Chiểu không rút kiếm, rút gươm như Lục Vân Tiên hay như các tiếng khác, hành động của
ông dân dã bộc trực thể hiện một quan niệm ở đời, chính vì thế có nhiều ý kiến cho rằng ” cuộc
đời Lục Vân Tiên chính là hình bóng cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu”, đó là đạo lý mà cho
đến nay nó vẫn là ngọn đuốc soi đường cho mỗi con người chúng ta:
” Trở bao đạo thuyền không thẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Với cách tả thực đan xen yếu tố tưởng tượng, cách kể chuyện chân thật của người Nam Bộ, tác
giả đã thể hiện tuyệt vời hình tượng Lục Vân Tiên- một chàng trai dũng cảm, trọng nghĩa, có
nét đẹp giản dị, chân thực, phẩm chất đáng quý, đoạn thơ đã thể hiện sáng ngời cái tâm nhân ái
của cụ Đồ Chiểu.
Từ khóa tìm kiếm:



×