Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ý nghĩa hình ảnh cái bóng trong chuyện người con gái nam xương của nguyễn dữ hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.98 KB, 2 trang )

Ý nghĩa hình ảnh “cái bóng” trong chuyện Người Con Gái Nam Xương
của Nguyễn Dữ.
Câu hỏi ngắn: Ý nghĩa hình ảnh “cái bóng” trong chuyện Người Con Gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ.

Một trong những thành công tạo nên sức hấp dẫn trong chuyện “Người Con Gái Nam Xương”
của Nguyễn Dữ là việc sáng tạo riêng một hình ảnh xuất thần độc đáo, Hình ảnh “cái bóng”.
Hình ảnh này mang ý nghĩa cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Về nội dụng trước hết “cái bóng” giúp
thắt nút câu chuyện, đẩy câu chuyện đến cao trào kịch tính khi Trương Sinh trở về. Chàng nghe
lời nói của con trẻ về chuyện cái bóng đã đẩy nàng đến cái chết oan nghiệt.
Rồi hình ảnh cái bóng cũng là lời nói ngây thơ của bé Đản xuất hiện hai lần giúp mở nút câu
chuyện. Từ đó Trương Sinh nhận ra lỗi của mình và Vũ Nương đã được giải oan. Không chỉ vậy
hình ảnh” cái bóng” góp phần bộc lộ rõ tính cách của nhân vật. Đối với Vũ Nương là biểu hiện
của tình yêu thương, lòng chung thủy với chồng con. Với Trương Sinh là người hay ghen, độc
đoán khi đổ oan cho vợ con và ân hận khi chàng nhận ra lỗi lầm. Còn với bé Đản là một đứa trẻ
ngây thơ, trong sáng, chuyện người con gái Nam Xương
Bên cạnh giá trị nghệ thuật “cái bóng” còn làm sâu sắc hơn cả giá trị nội dung của tác phẩm.
Hình ảnh “cái bóng” còn khăc sâu cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và tố cáo xã hội phong
kiến nam quyền bất công với người phụ nữ. Đồng thời khẳng định thân phận của người phụ nữ
rất mong manh.
Câu hỏi ngắn: Để dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương theo bạn có những nguyên nhân nào?
Trong chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, để dẫn đến nỗi oan cuả Vũ Nương
có ba nguyên nhân chính. Trước hết là do lời nói ngây thơ của bé Đản cùng chi tiết cái bóng


đã làm cho sự ghen tuông mù quáng trong Trương Sinh nổi dậy đến cao trào, đây là hai
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Nhưng nguyên nhân sâu xa là do cuộc
chiến tranh phi nghĩa đã đẩy đôi vợ chồng trẻ phải xa nhau. Nên chỉ cần một lý do hết sức
mập mờ, không rõ ràng, thơ dại của con trẻ, đã tạo cơ hội cho ngọn lửa ghen tuông đã nghi ở
Trương Sinh bùng cháy. Từ đó Trương Sinh có thể mắng nhiếc và đánh đuổi nàng đi, chàng bỏ
ngoài tay mọi lời phân trần của Vũ Nương. Đây cũng chính là nguyên nhân tạo nên bi kịch của


người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời cũng làm nên giá trị hiện thực của tác phẩm



×