Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

SUY NGHĨ CỦA ANH (CHỊ) VỀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.91 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI CUỐI KHÓA
Đề tài:

SUY NGHĨ CỦA ANH (CHỊ) VỀ
NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT
HIỆN NAY
GVHD: PGS.TS. LÊ KHẮC CƯỜNG
SVTH: TRƯƠNG THỊ LY LY
LỚP: NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ K18

TP.HCM, ngày 06 tháng 06 năm 2015


Câu hỏi: Hãy nêu suy nghĩ của anh chị về ngôn ngữ báo chí tiếng Việt
hiện nay.
Bài làm
Xã hội ngày càng phát triển , đất nước càng hội nhập với thế giới thì
thông tin trên các phương tiện truyền thông và báo chí càng trở nên hết sức cần
thiết và ngày càng gắn bó với đời sống các tầng lớp người trong xã hội. Hơn lúc
nào hết, báo chí ngày nay đang trở thành một phương tiện cung cấp thông tin
hiệu quả nhất và đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Cùng với sự hội nhập ngày
càng sâu của đất nước trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, báo chí nước ta đã
không ngừng đổi mới để phản ánh kịp thời quá trình phát triển và hội nhập ấy.
Tiếng Việt là một sinh ngữ đang không ngừng phát triển, và ngôn ngữ trên báo
chí cũng không nằm ngoài quy luật ấy để góp phần không nhỏ vào sự phát triển
của tiếng Việt hiện đại.Tuy nhiên,hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà
nhiều nhà báo chỉ chú trọng nội dung chứ chưa chú ý đúng mức đến hình thức


biểu đạt. Vì vậy, có nhiều lỗi về ngôn từ thuộc mọi cấp độ đã bị bỏ qua: từ, câu,
đoạn văn, thậm chí là bố cục toàn bài
-

Tiếng Việt là một ngôn ngữ âm tiết tính. Âm tiết tiếng Việt có giá trị

phân giới hình thái học rất rõ ràng, sự tri giác của người Việt vốn dựa trên cơ sở
này. Lỗi cơ bản thường thấy trong các báo hiện này là lỗi chính tả, xem ví dụ
sau:


Báo Thanh niên đặt tiêu đề sai chính tả

Thêm một tiêu đề viết sai chính tả trên báo mạng
Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải đảm bảo tính chính xác
nhưng đối với ngôn ngữ báo chí thì tính chất này đặc biệt quan trọng. Báo chí
có chức năng định hướng dư luận chỉ cần một sơ suất nhỏ về ngôn từ như trên
có thể xảy ra những hậu quả không lường trước được. Muốn sử dụng ngôn ngữ
một cách chính xác, nhà báo cần phải nắm vững tiếng mẹ đẻ (vững về ngữ pháp,
vốn từ vựng rộng, thành thạo về ngữ âm, hiểu biết về phong cách).


-

Viết tắt là một xu thế tất yếu trên thế giới trong thời đại bùng nổ thông

tin. Trong các văn bản báo chí, thông tin vốn là thông tin nén nên thường xuyên
xuất hiện các yếu tố viết tắt, điều này tạo một nét đặc thù của văn bản báo chí và
tăng thêm hiệu quả truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tình trạng viết tắt tùy tiện
hiện nay đang tạo ra không ít khó khăn cho việc giải mã văn bản. Phóng viên

thường ngại viết đầy đủ nên viết tắt cho nhanh, ví dụ: Vệ sinh an toàn thực
phẩm viết luôn là VSATTP, đảm bảo trật tự an toàn giao thông thì viết
BĐTTATGT, trung tâm y tế dự phòng thì viết TTYTDP. Có lần, cả ba, bốn
biên tập viên ở Tòa soạn chụm đầu vào một bản thảo luận các chữ cái
ATVSLĐPCCN nghĩa là gì? Mãi mới đoán ra là an toàn vệ sinh lao động –
phòng chống cháy nổ.
-

Sự du nhập của tiếng nước ngoài vào tiếng Việt (đặc biệt là tiếng Anh)

vào cách thể hiện ngôn ngữ của nhà báo nói chung. Quá trình diễn ra sự du nhập
này xảy ra trên hai bình diện đó là bình diện từ vựng và bình diện ngữ pháp.
Ngoài ra, hiện trạng này xảy ra trong các báo văn hóa thể thao mà cả báo kinh tế
khoa học cũng xuất hiện với tần số dày đặc. Sự đa dạng và phong phú này bao
gồm từ ngữ không viết tắt, từ ngữ viết tắt và tên riêng.
Ví dụ: Exchange market  thị trường hối đoái
“Tổng thư ký OPEC cảnh báo: Giá dầu còn tăng cao.”
[Báo Tuổi Trẻ, 21/4/2008]
“Vinasun hiện đang chiếm khoảng 40% thị phần taxi TP HCM.”
[Báo Kinh Tế và Đô Thị,2/4/2007]
Cách đặt tên tắt này đang rất được thịnh hành ở nước ta và được đông đảo
mọi người chấp nhận như một biểu hiện tích cực của tiến trình hội nhập kinh tế
quốc trong giai đoạn hiện nay. Nó gắn liền với những chuyển biến trong xã hội:
Một môi trường xã hội mới sẽ tạo ra một môi trường ngôn ngữ mới trong đó


diễn ra quá trình tiếp xúc, tương tác tạo mới giữa những yếu tố bản ngữ và
ngoại lai.
Đáng chú ý, trong các tờ báo văn hóa, nhất là tờ Hoa Học Trò thì hình
như trong từng câu, từng chữ đều có các từ tiếng Anh. Ví dụ:

“Cô công chúa” nhạc Pop một thời của Birtney đang trở thành vị giám khảo
được yêu thích số một trong các show truyền hình âm nhạc của Mỹ.”
[Báo Hoa Học Trò, số 989,10/12/2012]
“Trở lại trường học sau dịp lễ đầu năm, teen Việt có ngay Trà Sữa Cho Tâm
Hồn 88 - ấn phẩm với cực nhiều các truyện ngắn ngọt ngào và một cẩm nang
thời trang cực kool.”
[Báo Hoa Học Trò, số 88, 2/1/2013]


Báo Hoa học trò sử dụng tràn lan nửa Việt nửa Anh
Ngoài Báo Hoa Học Trò, các báo trực tuyến được xem như chính thống
là Vietnamnet hay Thanh niên cũng mắc phải. Ví dụ:
“Sở hữu gương mặt baby và nụ cười thiên thần, Jun Vũ đang là gương mặt
người mẫu 9x sáng giá.”
[ Báo Điện tử Vietnamnet,1/12/2009]
“Luxury Hotel – Saigon Plaza là một thương hiệu du lịch nổi tiếng Sài Gòn.
Nhân dịp cuối năm và cũng khánh thành ra mắt một số phòng mới – Launching
Rooms and Suites Collection – có một party chiêu đãi, giới thiệu chương trình
tham quan.”
[Báo Thanh Niên, 5/5/2010]


Có lẽ ngày nay, chỉ trừ số ít tờ báo như Nhân dân, Quân đội nhân dân,
Tiền phong thì đa số các báo còn lại, nhất là báo trực tuyến thì nhan nhản việc
lạm dụng từ tiếng Anh.Bằng nhiều phương thức khác nhau, có thể là đơn tiết
hóa kiểu tiếng Việt, tạo từ ngữ mới, viết chệch các từ tiếng Anh, ghép nửa Việt
nửa Anh,v.v…hiện trạng du nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt trong ngôn ngữ
báo chí thật sự trở thành một việc đáng báo động cho sự trong sáng của tiếng
Việt. Chúng ta không phủ nhận được các từ tiếng Anh này góp phần làm phong
phú thêm vốn tiếng Việt giàu và đẹp. Bên cạnh đó, chúng còn đóng một vai trò

khá quan trọng, đáp ứng nhu cầu biểu hiện đa dạng, phục vụ hoạt động giao tiếp
của người Việt. Còn mặt hại thì sao? việc du nhập vô nguyên tắc các từ ngữ
nước ngoài đang làm cho tiếng Việt trở nên rối rắm, khó hiểu và kì lạ. Đã đến
lúc cần phải có một chính sách ngôn ngữ hợp lí để dọn dẹp những rác rưởi mà
các cá nhân đã tạo ra do thái độ vô trách nhiệm đối với ngôn ngữ dân tộc.
-

Lạm dụng và dùng sai nghĩa từ Hán Việt gây khó hiểu cho độc giả.Người

ta lạm dụng từ Hán- Việt không cần thiết. Phổ biến hiện nay là nói “phi trường,
phi hành đoàn, hải ngoại, hi hữu…” thay cho những từ thuần Việt dễ hiểu “sân
bay, đội bay, nước ngoài, hiếm có…”. Dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ.
Trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Trung ương và địa phương tối
ngày 31-8-2009 không dưới 5 lần các phát thanh viên đã đọc sai “khuyến mãi”
thành “khuyến mại”. Trong tiếng Hán “mãi” nghĩa là “mua” và “mại” là “bán”.
Như vậy, khi muốn bán được nhiều thứ hàng hóa nào đấy người ta hạ giá, tặng
kèm sản phẩm khác thì phải nói là “khuyến mãi”. Tương tự, sau đây là một số
từ được dùng sai phổ biến:
“Trạm xá”- “trạm” và “xá” có cùng một nghĩa là “nơi ở tạm” chưa có nghĩa là
nơi khám và chữa bệnh. Cần nói “bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế”
 “Mãn tính” (Vd: Viêm xoang là một bệnh mãn tính). “Mãn” là tràn đầy;
“mạn” là chậm. Cần nói những bệnh phát triển chậm, lâu là bệnh “mạn tính”.


“Cứu cánh”: Nhiều người hiện nay dùng từ này với nghĩa là “phương pháp tối
ưu, duy nhất” nhưng “cứu cánh” có nghĩa hoàn toàn khác: “Kết quả, cuối cùng”
Thiết nghĩ cần dùng từ phải dễ hiểu, thay từ khó hiểu bằng từ dễ hiểu. Tiếng
Việt có rất nhiều từ thể hiện được nghĩa tương đương, hà cớ gì dùng từ mà ta
không hiểu sâu về nó.
-


Ngoài ta, trong đặc điểm ngữ pháp của tiếng Việt, vẫn còn rất nhiều

trường hợp người viết câu cú rối rắm, câu thừa từ, dài dòng, lủng củng. Có khi
trong một bài báo từ tít cho đến nội dung đều vướng phải những lỗi này. Ví dụ
trang 6 số ra ngày 26/3; trong bài “Quảng Ninh: Gà lậu ồ ạt qua biên giới vì…
siêu lãi”, câu cú quá lủng củng. Xem bài (những chữ in đậm): “Từ đầu năm
2008, gà lậu ồ ạt vượt qua biên giới. Chỉ chưa đầy 3 tháng các ngành chức năng
đã tiến hành bắt giữ hơn 50 vụ vận chuyển buôn bán trứng và gia cầm lậu, tịch
thu và tiêu hủy hơn 60 tấn gà thải loại… Trong khi cả năm 2007 mới bắt
được 10 tấn gia cầm nhập lậu thì chỉ riêng tháng 3 đầu năm 2008 số lượng
gia cầm nhập lậu đã chiếm 2/3 cả năm 2007”. Ngoài ra, hiện tượng phóng viên
viết sai họ tên các đồng chí lãnh đạo, đương nhiên họ tên của người dân còn sai
nhiều hơn. Kiến thức mênh mông, lỗi cũng đa dạng.
Nói tóm lại, ngôn ngữ báo chí là một loại hình ngôn ngữ đặc thù, vừa
mang tính quy tắc chuẩn mực lại vừa gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Ngoài
chức năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận xã hội, báo chí còn có
trách nhiệm góp phần định hình ngôn ngữ. Thiết nghĩ, ngôn ngữ báo chí cần
đảm bảo được đặc trưng của mình là tính chính xác, tính cụ thể, tính đại chúng,
tính ngắn gọn, tính định lượng, tính bình giá, tính biểu cảm, tính khuôn mẫu để
hoàn thành một bài báo đúng nghĩa cả về nội dung lẫn hình thức. Đồng thời,
không thể thiếu kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách để giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc nước
Việt Nam ta.



×