Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Miễn dịch bệnh lý đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.87 KB, 8 trang )

MIỄN DỊCH BỆNH LÝ ĐẠI CƯƠNG
Câu 1. Phản ứng quá mẫn sẽ không xảy ra đối với:
A. Kháng nguyên xâm nhập qua da
B. Kháng nguyên xâm nhập bằng đường hô hấp
C. Kháng nguyên thuộc loại hapten
D. Kháng nguyên xâm nhập qua đường máu
E. Suy giảm miễn dịch
Câu 2. Yếu tố quan trọng trong chẩn đoán bệnh tự miễn:
A. Có tiền sử tiếp xúc hóa chất, tia xạ, nhiễm siêu vi
B. Đáp ứng với corticoid
C. Sốt dai dẳng không tìm ra nguyên nhân
D. Có tự kháng thể và / hoặc tế bào lympho tự phản ứng
E. Có viêm khớp tự miễn
Câu 3. Tế bào nào sau đây sản xuất IgE:
A. Tế bào mast
B. Tương bào
C. Tế bào ái toan
D. Tế bào ái kiềm
E. Tế bào B
Câu 4. Bệnh tự miễn xảy ra khi:
A. Suy giảm miễn dịch
B. Không kiểm soát đáp ứng miễn dịch
C. Tế bào lympho T ức chế giảm
D. Chống lại kháng nguyên bản thân
E. Tất cả các câu trên đều không đúng
Câu 5: Điều kiện đầu tiên để phản ứng quá mẫn typ I phản vệ xảy ra:
A. Liều kháng nguyên đủ mạnh
B. Kháng nguyên xâm nhập bằng đường máu
C. Đã có tiếp xúc kháng nguyên ít nhất một lần
D. Kháng nguyên protein
E. IgE tăng cao


Câu 6. Đặc điểm của phản ứng quá mẫn typ I:
A. Kháng nguyên có ít nhất là hóa trị 2
B. IgE đặc hiệu tăng cao
C. Vai trò của các tế bào có hạt ái kiềm
D. Hoạt tính của các hóa chất trung gian
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 7. Sốc phản vệ thực nghiệm trên chuột lang là hậu quả của:
1


MIỄN DỊCH BỆNH LÝ ĐẠI CƯƠNG
A. Giãn mạch tăng tính thấm thành mạch
B. Máu không đông
C. Suy hô hấp do phổi xẹp
D. Hoạt hóa bổ thể
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 8. Ngoài tác dụng giãn mạch tăng tính thấm thành mạch,
leucotrien B4 còn có tính chất :
A. Gây đông máu.
B. Thu hút bạch cầu
C. Hoạt hóa bổ thể
D. Opsonin hóa
E. Vón tụ tiểu cầu
Câu 9. Điều trị quá mẫn phản vệ ứng dụng cơ chế bệnh sinh:
A. Ức chế vỡ hạt
B. Kháng histamin
C. Ức chế sản xuất các hóa chất trung gian
D. Điều trị rối loạn huyết động học
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 10. Các tế bào tham gia vào khởi động phản ứng quá mẫn phản

vệ:
A. Đại thực bào
B. Tế bào hạt trung tính
C. Bạch cầu ái kiềm
D. Tế bào có hạt ái kiềm
E. Tế bào mast
Câu 10. Đặc điểm của kháng nguyên penxilin:
A. Tính sinh miễn dịch yếu
B. Chỉ có hoạt tính sau khi vào cơ thể
C. Có trong tự nhiên
D. (B) và (C) đúng
E. Tất cả câu trên đều đúng
Câu 11. Kháng thể tham gia vào quá mẫn typ II (hoạt hóa bổ thể ):
A. IgG, IgE
B. IgM
C. IgG, IgM
D. IgE
E. IgE, IgG
2


MIỄN DỊCH BỆNH LÝ ĐẠI CƯƠNG
Câu 12. Đặc điểm của kháng nguyên trong phản ứng quá mẫn typ II
(hoạt hóa bổ thể):
A. Kháng nguyên ở dạng hòa tan
B. Kháng nguyên có tính sinh miễn dịch mạnh
C. Kháng nguyên tự nhiên
D. Kháng nguyên có trên bề mặt tế bào
E. Hapten
Câu 13. Hậu quả của phản ứng quá mẫn typ II (hoạt hóa bổ thể):

A. Ly giải tế bào do hoạt hóa bổ thể
B. Độc tế bào phụ thuộc kháng thể
C. Bất hoạt tế bào đích
D. Kích thích tế bào đích
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 14. Sự lắng đọng phức hợp miễn dịch tại tổ chức xảy ra khi:
A. Thừa kháng nguyên
B. Ai tính của tổ chức
C. Thừa kháng thể
D. Lưu lượng máu chảy qua nhiều và xoáy
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 15. Cơ chế bệnh sinh trong quá mẫn typ III do lắng đọng phức
hợp chủ yếu:
A. Ly giải tế bào do hoạt hóa bổ thể
B. Gây độc tế bào do sự hiện diện của kháng thể
C. Phản ứng viêm đặc hiệu tại chổ
D. Kích thích tổ chức tăng sinh phản ứng
E. Gây phản vệ tại chổ
Câu 16. Bệnh phổi xảy ra ở nông dân:
A. Sử dụng nhiều hóa chất ảnh hưởng hệ thống miễn dịch
B. Phức hợp miễn dịch hình thành tại tổ chức
C. Dị nguyên gây phản ứng dị ứng tại chổ
D. Còn được gọi là bệnh bụi phổi (silicosis)
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 17. Bệnh nào có cơ chế quá mẫn typ III (lắng đọng phức hợp miễn
dịch):
A. Hội chứng thận hư nhiễm mỡ
B. Bệnh nhược cơ nặng
C. Bệnh Basedow
3



MIỄN DỊCH BỆNH LÝ ĐẠI CƯƠNG
D. Bệnh huyết thanh
E. Bệnh phong hủi
Câu 18. Hapten la:
A. Kháng nguyên có trọng lượng phân tử nhỏ
B. Cấu trúc hóa học đơn giản
C. Có tính sinh miễn dịch yếu
D. Liều cao gây đáp ứng miễn dịch
E. Thêm tá dược sẽ sinh đáp ứng miễn dịch
Câu 19. Jenner đã dùng siêu vi gây bênh đậu ở bò chủng ngừa phòng
bệnh đậu mùa ở người là do:
A. Gây được miễn dịch thụ động
B. Siêu vi đậu bò có khả năng gây bệnh cho người
C. Tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
D. Độc tố của 2 loại siêu vi giống nhau
E. Phản ứng chéo giữa kháng nguyên của 2 loại siêu vi
Câu 20. Theo cách phân loại của Gell và Coombs, đáp ứng quá mẫn
qua trung gian tế bào thuộc:
A. Typ I
B. Typ II
C. Typ III
D. Typ IV
E. Typ V
Câu 21. Tại sao đề phòng uốn ván cho trẻ sơ sinh lại tiêm vacxin cho
người mẹ trước khi sinh :
A. Mẹ có thể bị uốn ván sau khi sinh
B. Vì không thể tiêm vacxin cho bào thai
C. Gây miễn dịch thụ động cho con

D. Giải độc tố qua nhau thai kích thích đáp ứng miễn dịch ở con
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 22. Tổn thương quá mẫn muộn typ IV chủ yếu do:
A. Tế bào Tc, TDTH
B. Lymphokin
C. Hoạt hóa bổ thể
D. (A) và (B) đúng
E. (A) và (C) đúng
Câu 23. Đáp ứng miễn dịch chống vi khuẩn lao do :
A. Đáp ứng miễn dịch dịch thể
4


MIỄN DỊCH BỆNH LÝ ĐẠI CƯƠNG
B. Chủng ngừa BCG
C. Miễn dịch tự nhiên
D. Miễn dịch cộng đồng
E. Đáp ứng miễn dịch tế bào
Câu 24. Cơ chế đáp ứng miễn dịch quá mẫn kiểu u hạt xảy ra khi:
A. Các kháng nguyên khó bị loại trừ trong đại thực bào
B. Xuất hiện tế bào khổng lồ có nhiều nhân tai ổ viêm
C. Bệnh chuyển dạng ác tính
D. (A) và (B) đúng
E. (B) và (C) đúng
Câu 25. Cơ chế suy giảm miễn dịch trong nhiễm HIV chủ yếu do:
A. Hủy diệt tế bào TCD4+
B. Hủy diệt tế bào TCD8+
C. Huỷ diệt các tế bào mang CD4+
D. Cơ chế độc tế bào phụ thuộc kháng thể
E. Tất cả các câu trên không đúng

Câu 26. Globulin miễn dịch (Ig) đơn dòng:
A. Do một clon tế bào B tiết ra
B. Có cấu trúc hoàn toàn giống nhau
C. Tích điện giống nhau
D. Có thể thấy ở người già
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 27. Tổn thương trong bệnh tự miễn xếp theo cơ chế Gell và
Coombs:
A. Quá mẫn typ I , II, III
B. Quá mẫn typ II, III, IV
C. Quá mẫn typ III, IV, I
D. Quá mẫn typ IV, I, II
E. Quá mẫn typ II và III
Câu 28. Cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow:
A. Kháng thể kháng thụ thể TSH
B. Kháng thể kháng TSH
C. Kháng thể kháng thyroglobulin
D. Kháng thể kháng tế bào tuyến giáp
E. Các câu trên đều không đúng
Câu 29. Cơ chế bệnh sinh của viêm tuyến giáp Hashimoto:
A. Kháng thể kháng TSH
5


MIỄN DỊCH BỆNH LÝ ĐẠI CƯƠNG
B. Kháng thể kháng thyroglobulin
C. Kháng thể kháng thụ thể TSH
D. Kháng thể kháng nhân
E. Kháng thể kháng tế bào tuyến giáp
Câu 30. Bệnh tự miễn hệ thống tiêu biểu nhất là:

A. Bệnh Basedow
B. Bệnh tan máu tự miễn
C. Bệnh nhược cơ nặng
D. Bệnh lupus ban đỏ
E. Bệnh viêm đa cơ
Câu 31: Kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức co khả năng gây trí nhớ
miễn dịch do :
A. Vai trò của IgM có ái tính mạnh
B. Cấu trúc có quyết định kháng nguyên lặp lại
C. Tham gia của tế bào Tgiúp đỡ
D. Xảy ra đối với kháng nguyên hoà tan
E. Vai trò của IgG
Câu 32 : Nồng độ kháng thể cao có thể gây điều hoà ngược âm tính đối
với tạo kháng thể, do đó:
A. Ưng dụng trong điều trị dị ứng
B. Ức chế tạo kháng thể anti -D ở con
C. Phong bế các quyết định kháng nguyên
D. Xác định lịch tiêm chủng thích hợp
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 33. Suy giảm miễn dịch ở trẻ suy dinh dưỡng chủ yếu là :
A. Suy giảm miễn dịch dịch thể
B. Suy giảm miễn dịch tế bào
C. Cả hai cùng ảnh hưởng
D. Không tạo được kháng thể khi chủng ngừa
E. Tuyến ức bị teo lại
Câu 34: Giải mẫn cảm dị ứng dựa trên nguyên tắc:
A. Ưc chế đáp ứng miễn dịch bằng cách mẫn cảm liều kháng nguyên lớn
đã bị dị ứng
B. Phong bế các quyết định kháng nguyên bằng các kháng thể đặc hiệu
C. Sản xuất kháng thể đặc hiệu thuộc lớp IgG

D. Tiêm lượng kháng thể IgE liều cao để ức chế tạokháng thể
E. Tất cả các câu trên đều không đúng
6


MIỄN DỊCH BỆNH LÝ ĐẠI CƯƠNG
Câu 35: Bệnh lý viêm cầu thận cấp có cơ chế quá mẫn thuộc type:
A. Typ I
B. Typ II
C. Typ III
D. Typ IV
E. Typ V
Câu 36: Bệnh lý Basedow được xếp vào quá mẫn:
A. Typ I
B. Typ II
C. Typ III
D. Typ IV
E. Typ quá mẫn kích thích
Câu 37: Cơ chế bệnh sinh trong viêm da tiếp xúc có vai trò quan trọng
của:
A. Kháng nguyên
B. Đáp ứng sản xuất IgG quá mạnh
C. Kháng nguyên xâm nhập qua da
D. Vai trò của tế bào Langerhans
E. Đáp ứng quá mẫn muộn xảy ra tại chổ
Câu 38 : Phản ứng Arthus:
A. Phản ứng quá mẫn muộn
B. Dị ứng ở da
C. Quá mẫn phản vệ tại chổ
D. Tạo phức hợp miễn dịch nơi xâm nhập kháng nguyên

E. Test bì ở bệnh phong
Câu 39: Các thể lâm sàng của quá mẫn typ III:
A. Hồng ban trong bệnh lu put ban đỏ hệ thống
B. Bất đồng nhóm máu Rh
C. Bất đồng nhóm máu ABO
D. Tan máu do sử dụng thuốc
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 40: Biến độc tố thành giải độc tố (ví dụ như uốn ván, bạch hầu.)
A. Làm cho độc tố tăng tính miễn dịch
B. Làm giảm hay mất tính độc mà vẫn giữ được tính sinh miễn dịch đặc
hiệu
C. Tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
D. Tăng hiện tượng thực bào
7


MIỄN DỊCH BỆNH LÝ ĐẠI CƯƠNG
E. Tăng sinh tế bào lympho

ĐÁP ÁN
BÀI MIỄN DỊCH BỆNH LÝ ĐẠI CƯƠNG
1E
9E
17D
25C
33B

2D
10E
18C

26E
34C

3B
11C
19E
27B
35C

4B
12D
20D
28B
36E

5C
13A
21C
29B
37D

6E
14E
22A
30D
38D

8

7A

15C
23E
31C
39A

8B
16B
24A
32D
40B



×