Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI VĂN HAY LỚP 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.39 KB, 8 trang )

Viết một đoạn văn biểu cảm về sự vật mà em yêu thích – đối tượng
là cây bàng.
Cây bàng không cho những bông hoa thơm ngát như cây hoa sữa, không
cho những quả ngọt như quả vải, nhãn mà cũng chẳng có vẻ ngoài đẹp
đẽ như tùng, cúc, trúc, mai. Màu lá bàng gắn bó với chúng tôi suốt
những năm tháng học trò.

Xem thêm:
Viết một đoạn văn biểu cảm về dòng sông quê hương – văn lớp 7
Đoạn văn kể lại kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu
tiên của em


Lá bàng xanh mơn mởn vào mùa xuân, xanh um tùm vào mùa hè và
có màu đỏ gạch vào mùa thu. Tôi và lũ bạn vô cùng thích thú khi thấy
màu lá thay đổi theo thời gian như một chiếc đồng hồ mà thiên nhiên đã
ưu ái bạn tặng cho con người. Tôi ấn tượng nhất là hình ảnh của cây
bàng đứng sừng sững dưới cái rét buốt của tiết trời mùa đông. Từng
cánh cây khẳng khiu vươn dài dưới bầu trời xám xịt. Nhìn những cành
bàng tôi lại thấy mình dâng lên một nỗi niềm khó tả khi nghĩ tới
cánh tay gầy guộc của mẹ – người vẫn đang cần mẫn làm việc nuôi chị
em tôi ăn học. Tôi thấy tội nghiệp cho cây, thấy thương cho người mẹ
tần tảo của mình. Đứng giữa cái giá lạnh của mùa đông, tôi vẫn nghe
thấy những dòng nhựa đnag cuồn cuộn chảy trong thân cây. Dường như
hàng ngàn những chiếc lá rơi xuống đã hòa vào đất mẹ, chắt chiu cho
cây từng nguồn thức ăn để sinh sống, chống chọi với thiên nhiên khắc
nghiệt, cây bàng đã cho tôi một bài học đầy bổ ích về tình đoàn kết,
về việc góp sức nhỏ thành sức lớn, về sức sống mãnh liệt, trường tồn
của hoàn cảnh.
Tôi không chỉ yêu quý mà còn rất trân trọng phẩm chất tốt đẹp của cây
bàng, một loài cây vô tri vô giác, tưởng như vô cùng nhỏ bé mà lại là


có một tâm hồn thật cao đẹp, mà đến cả tôi cũng ít khi có được như thế
ư? Vì vậy, tôi mới khẳng định bàng là loài cây đẹp nhất, đẹp vì cái tâm
hồn thật xinh đẹp của nó.
Từ khóa tìm kiếm:


Viết một đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ từ ca dao
đến thơ trung đại.
Hình ảnh người phụ nữ đã trở thành một chủ đề quen thuộc trong ca dao
cũng như trong thơ trung đại Việt Nam. Tuy nhiên người phụ nữ vẫn có
những nét đẹp khác nhau theo từng thời đại. Trong ca dao, ta thấy số
phận chìm nổi, bếp bênh của họ được bộc lộ vô cùng rõ nét.

Xem thêm:
Viết một đoạn văn kể về bản thân trong đó có sử dụng từ Hán Việt,
Đại từ.
Bài văn bàn về việc nói chuyện riêng trong giờ học
Qua rất nhiều câu ca dao mở đầu bằng cụm từ ” thân em”, nỗi oan thán,
tủi hờn cho số phận của người phụ nữ thời phong kiến, như khắc sâu vào
tâm hồn ta ” Thân em như hạt mưa sa – như miếng cau khô – như cái
giếng giữa đàng…” Hàng loạt mô típ được lặp đi lặp lại khiến lòng


thương cảm, sự thương xót cay đắng cho thân phận của họ trong ta
càng dâng cao tột cùng.Nhờ những bài ca dao đó ta đã hiểu thấu được
đức hi sinh, chịu đựng và nỗi khổ đau tột cùng cho số phận những người
phụ nữ.
Tuy nhiên trong thơ trung đại, ta lại thấy một tinh thần lạc quan, tự
tin và nét đẹp tâm hồn quý giá của người phụ nữ. Trong bài ” bánh
trôi nước” của Hồ Xuân Hương, tuy cũng có lỗi than thân, buôn tủi cho

số phận không được tự chủ, bị phụ thuộc nhưng ta vẫn nghe âm vang
giọng điệu tự tin, tự hào qua những ngô ngữ mà nữ thi sĩ sử
dụng. Những người phụ nữ tối ngày tần tảo ấy có những nét đẹp về
ngoại hình lẫn phẩm chất. Họ có thân hình xinh đẹp, ưa nhìn và có một
tấm lòng thanh khiết, thủy chung, hi sinh cho cả gia đình thân yêu của
mình.
Tôi thấy vô cùng cảm phục những người phụ nữ ấy. Những con người
chân lấm tay bùn nhưng họ có tấm lòng, một tư tưởng vô cùng kính nể.
Tuy vậy, người phụ nữ ở bất kỳ thời đại nào cũng thế , cũng là những
người giữ lửa yêu thương, là một người vô cùng quan trọng trong
mỗi gia đình. Ta thấy thật kính nể và trân trọng những phẩm chất vô
cùng tốt đẹp của họ.


Viết một đoạn văn kể về bản thân trong đó có sử dụng từ Hán Việt,
Đại từ.

Xem thêm:
Hãy tưởng tượng tâm trạng của En-ri-cô khi đọc thư bố và viết thư trả
lời bố
Viết một đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ từ ca dao
đến thơ trung đại.
Tôi là một cô bé bình thường như bao cô gái khác, tôi cũng có nước
da trắng, đôi mắt đen mái tóc ngang vai và dáng người cao ráo. Nhưng
gương mặt vốn dĩ đã không xinh xắn gì của tôi còn được “tô điểm” thêm
cặp mắt kính to đùng che mất nửa gương mặt. Tôi có cái tên mà cha mẹ
đã dành hết tình yêu thương để đặt cho tôi. Trần Ngọc Minh, cái tên


nghe qua thì rất hay nhưng nó cũng gây cho tôi một số phiền toái nho

nhỏ khi các giấy tờ của tôi cứ liên tục bị nhầm giới tính. Tuy vậy tôi vẫn
rất yêu cái tên này, không như một số bạn gái thích học văn, hay nhạc,
họa, tôi yêu môn toán, tôi yêu những con số tuy khô khan nhưng ẩn
chứa bao điều thú vị, yêu những hình vẻ nhìn qua có vẻ rắc rối nhưng
lại mang những ý nghĩa riêng. Và đặc biệt, tôi khoái cái cảm giác hài
lòng khi tự mình giải được một bài toán.
Tôi rất thích đọc sách, sách bổ sung cho tôi nhiều tri thức, giúp tôi
thư giãn sau mỗi giờ học căng thẳng, là một kho tàng kiến thức khổng lồ
cho tôi thao hồ khám phá. Hàng ngày sau khi tan học, tôi đều muốn trở
về nhà thật nhanh, tôi rất thích được cảm nhận ngọn lửa yêu thương của
gia đình, thích bố me chở che, đùm bọc.
Vì bố mẹ đã hi sinh vì tôi rất nhiều nên tôi sẽ cố gắng hoc tập thật
chăm chỉ để không phụ công lao biển trời của bố mẹ dành cho tôi, để
những ngày cắp sách tới trường không bị uổng phí.
Đại từ trong đoạn văn trên: Tôi
Từ Hán Việt: Giới tính, gia đình, học tập, sách

Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hai câu đầu bài thơ Cảnh
khuya trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.


“Tiếng

suối

trong

như

tiếng


hát

xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng
Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so
sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ
thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng,
yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng
suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ đã làm
cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người.
Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ
lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi
trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao
thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng
ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi
tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá,


hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống
của con người.
Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ
Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Ta thấy như thế
thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến
khu Việt Bắc.




×