Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.37 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ĐĂNG KHOA

PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG
KHUYẾN MẠI Ở VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ DUNG

HÀ NỘI – 2011


LỜI CẢM ƠN!
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi nhận được
nhiều sự giúp đỡ và sự hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo. Tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Luật Hà
Nội và các thầy, cô giáo của Khoa Sau Đại học, Khoa Pháp luật Kinh tế nói
riêng, cũng như các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp trong Trường Đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát – VKSNDTC đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản
luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn
Thị Dung - Trưởng Bộ môn Luật Thương mại - đã tận tình hướng dẫn tôi trong


quá trình nghiên cứu đề tài này.


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………….
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN
MẠI…………………………………………………………………..
1.1.

Khái quát về cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành
mạnh……….....................................................................

1.2.

Khái quát về hoạt động khuyến mại………………..............

1.3.

Mối liên hệ giữa cạnh tranh không lành mạnh và hoạt động
khuyến mại………………………………………….….

1.4.

Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt
động khuyến mại ở Việt Nam và một số nước trên thế
giới………………………………………………….…………

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ

CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT
ĐỘNG KHUYẾN MẠI…………………………………….
2.1.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động
khuyến mại………………………………………….…….….

2.2. Quy định về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
hoạt động khuyến mại…………………...……………
2.3.

Một số đánh giá về nguyên nhân của thực trạng cạnh tranh
không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại…………....

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI…….…………..
3.1.

3.2.

Định hướng hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không
lành mạnh trong hoạt động khuyến mại……………….…..
Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật chống

1
6
6
11
19


21

26
26
41
48

55
55


cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến
mại…………………………………………………………….

57

KẾT LUẬN………………………………………………………….

62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………..

64


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhân dân ta bắt tay ngay vào việc
xây dựng lại đất nước, đặc biệt là xây dựng lại nền kinh tế đã khủng hoảng
trầm trọng sau sự tàn phá ác liệt của chiến tranh. Đảng và Nhà nước ta, sau
quá trình nghiên cứu, kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin,
đã khẳng định, cần phải xây dựng nền kinh tế thị trường gắn với định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng lần thứ IX (4- 2001) đã khẳng định:
“phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối
chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá
độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là kết quả sau nhiều năm
nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết thực tiễn”[2]. Như vậy, nước ta, sau hơn 30
năm thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội,
cơ chế kinh tế thị trường đã hình thành và phù hợp với quy luật khách quan
trong sự phát triển chung của đất nước. Trong sự phát triển chung đó, quy
luật cạnh tranh được coi là nền tảng cho các hoạt động trong nền kinh tế
thị trường. Chúng ta đã xây dựng nền kinh tế có môi trường cạnh tranh sôi
động với sự góp mặt của hàng nghìn doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần
kinh tế khác nhau. Những doanh nghiệp này đua nhau chiếm lĩnh thị
trường, cạnh tranh để phát triển, tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và
xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường bản thân cũng đã chứa đựng rất
nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội mà cần phải
có sự điều chỉnh từ phía Nhà nước thông qua công cụ pháp luật. Luật cạnh
tranh năm 2004 được Quốc hội thông qua vào tháng 12/2004 và có hiệu
lực từ ngày 01/7/2005 nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý cạnh tranh trong nền
kinh tế, góp phần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, bảo vệ lợi ích
hợp pháp của các doanh nghiệp, quyền và lợi ích của người tiêu dùng và
lợi ích chung của toàn xã hội.


2


Luật cạnh tranh có quy định về các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trong hoạt động khuyến mại. Hoạt động khuyến mại là hoạt động rất
phổ biến trong quá trình thực hiện kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoạt
động khuyến mại mang đến những lợi ích rất to lớn cho doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Điển hình như tổng kết tháng khuyến mại tại Hà Nội năm
2010, kết quả thu được là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng xã hội tháng 11 đạt trên 19,8 nghìn tỷ đồng, hay theo con số
thống kê trong tháng khuyến mại của sở Công thương Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2010 thì tổng giá trị khuyến mại là 296 tỷ đồng [27, 34]. Tuy
nhiên, cần phải có những quy định cụ thể để các doanh nghiệp không thể
thông qua hoạt động khuyến mại làm ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh
nghiệp khác và lợi ích của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các văn bản
hướng dẫn thi hành cũng chưa cung cấp đầy đủ những hướng dẫn chi tiết
để áp dụng các quy định về khuyến mại nhằm ngăn ngừa cạnh tranh không
lành mạnh.
Như vậy, trước yêu cầu về lí luận và thực tiễn, cần phải đặt ra việc
nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định và cơ chế chống cạnh tranh
không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại, tác giả lựa chọn nghiên cứu
đề tài: “Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động
khuyến mại ở Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước và sau khi Luật cạnh tranh năm 2004 ra đời, đã có nhiều công
trình nghiên cứu tiếp cận lĩnh vực cạnh tranh và chống cạnh tranh không
lành mạnh ở nhiều góc độ khác nhau như: “Mấy vấn đề pháp lý về cạnh
tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp và kiểm soát độc quyền ở Việt
Nam” của ThS Đặng Vũ Huân (ĐH Luật Hà Nội, 1996); “Pháp luật về
kiểm soát độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của TS
Đặng Vũ Huân (NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 2004); “Thực hiện



3

pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam”
của ThS Lữ Lâm Uyên (ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2006); “Các
vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền
kinh doanh” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương; “Cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực xúc tiến thương mại theo quy định của
luật cạnh tranh năm 2004” của ThS Vũ Thị Cẩm Tú (ĐH Luật Hà Nội,
2004); “Xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt
Nam hiện nay” của ThS Nguyễn Thị Thu Hiền (ĐH Luật Hà Nội, 2004);
“Pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở
hữu công nghiệp ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn” của ThS Nguyễn Vũ
Quỳnh Lâm (ĐH Luật Hà Nội, 2006);“Pháp luật chống hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam” của ThS
Trịnh Thị Liên Hương (ĐH Luật Hà Nội, 2010). Ngoài ra còn nhiều bài
viết, sách chuyên khảo, sách nghiên cứu của các tác giả Phạm Duy Nghĩa,
Đặng Vũ Huân, Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn…đề cập đến vấn đề
cạnh tranh và chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vấn đề này còn
được đề cập đến trong các tạp chí khoa học, trong các hội thảo để tranh
luận, làm rõ hơn các khía cạnh khác nhau của pháp luật cạnh tranh. Mỗi
công trình nghiên cứu nói trên đều có những cách riêng để tiếp cận vấn đề
cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, theo tìm hiểu
của tác giả, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn
diện, chuyên sâu về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong
hoạt động khuyến mại. Qua hơn 5 năm, kể từ khi Luật cạnh tranh năm
2004 được áp dụng, thực tiễn thi hành luật này nảy sinh nhiều vấn đề mà
đòi hỏi cần tập trung nghiên cứu, nhằm tạo cơ sở lí luận để hoàn thiện các
quy định điều chỉnh và cơ chế áp dụng pháp luật cạnh tranh. Kế thừa
những giá trị của các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả luận văn đi

sâu nghiên cứu nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh
của Việt Nam.


4

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu pháp luật chống cạnh
tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lí luận chung về
hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hoạt động khuyến mại; các quy
định của Luật Cạnh tranh năm 2004 và các văn bản pháp luật liên quan đến
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại; thực
tiễn thi hành các quy định này.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin; quan điểm duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
- Phương pháp cụ thể: tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng
hợp, khái quát hóa, khảo sát thực trạng, so sánh pháp luật đối với các số
liệu thực tiễn đã được công bố, ghi nhận trên hệ thống thông tin truyền
thông, các hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp trong việc thực thi hoạt
động khuyến mại. Từ đó, tác giả phân tích, bình luận các nội dung đề tài
của Luận văn.

5. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nhằm thấy được bản chất của cạnh tranh không lành
mạnh thể hiện trong hoạt động khuyến mại; vai trò của pháp luật cạnh
tranh điều chỉnh hoạt động khuyến mại.

- Đánh giá thực trạng các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trong
hoạt động khuyến mại và nhằm đưa ra những yêu cầu điều chỉnh pháp luật
đối với hoạt động này.


5

- Phân tích quy định về chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong hoạt động khuyến mại của Luật cạnh tranh năm 2004 và các văn bản
hướng dẫn, từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định này và đề
xuất các giải pháp thực thi hiệu quả đối với hoạt động khuyến mại.

6. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận văn
- Hoàn thiện khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt
động khuyến mại.
- Phân tích có hệ thống các quy định về cạnh tranh không lành mạnh
trong hoạt động khuyến mại thông qua các ví dụ cụ thể diễn ra trong thực
tế những năm gần đây, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, cách hiểu
đúng đắn về những quy định trên.
- Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt
động khuyến mại.
- Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại và cơ chế
thực thi có hiệu quả.

7. Cơ cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lí luận về cạnh tranh không lành mạnh trong
hoạt động khuyến mại.
Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về chống cạnh tranh không

lành mạnh trong hoạt động khuyến mại.
Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống
cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại.


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI

1.1. Khái quát về cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành
mạnh.
1.1.1. Một số vấn đề về cạnh tranh
Đại hội Đảng lần thứ XI nhiệm kỳ 2011 – 2015 đã nhấn mạnh bước
phát triển tiếp theo cho nền kinh tế của nước ta là tiếp tục hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hướng đến mục tiêu
năm 2020 xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Trước đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm
2001 – 2010 của Đảng cũng nêu rõ: “Mọi doanh nghiệp, mọi công dân
được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật
bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc
đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh
tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [2]. Như vậy, cùng với sự phát triển
nền kinh tế thị trường thì cần phải chú trọng đến việc tạo “sân chơi” cho
các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế được tự do cạnh
tranh bình đẳng với nhau.
Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân (Nhà
xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998), cạnh tranh theo nghĩa

chung nhất được hiểu là “giành nhau để chiếm lấy phần hơn”. Đây là cách
hiểu đơn giản, chung nhất về ý nghĩa của cạnh tranh.
Trong Luật cạnh tranh Thỗ Nhĩ Kỳ thì cạnh tranh được hiểu là: “sự
đấu tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa và dịch vụ để
quyết định các vấn đề kinh tế một cách độc lập”. Khái niệm về cạnh tranh


7

trong Luật cạnh tranh Thỗ Nhĩ Kỳ đã thể hiện sự cạnh tranh được xem xét
dưới góc độ của kinh tế.
Theo từ điển Cornu của Pháp thì cạnh tranh được hiểu là: “Chạy
đua kinh tế; hành vi của các doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ
của nhau cung ứng hàng hóa, dịch vụ, nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống
nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để
mất đi một lượng khách hàng thường xuyên” [5, tr.11]. Như vậy, chúng ta
thấy được cạnh tranh bao gồm các yếu tố như khách hàng, các bên tham
gia cạnh tranh, thị trường liên quan, môi trường kinh doanh. Các yếu tố
này được phân tích như sau:
- Khách hàng thường xuyên: các bên tham gia cạnh tranh luôn coi đây
là đối tượng và mục tiêu để hướng tới thu hút. Khách hàng ở góc độ khác
là “người sử dụng” hay “người tiêu dùng” luôn được thu hút sử dụng hàng
hóa hay dịch vụ của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển
tốt cần phải có số lượng khách hàng nhất định. Trong thị trường, doanh
nghiệp có quyền thực hiện các cách thức mà pháp luật không cấm để thu
hút khách hàng. Khách hàng được quyền lựa chọn những doanh nghiệp
mang lại cho mình nhiều lợi ích nhất. Điều này cũng là động lực để các
doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện về sản phẩm và dịch vụ, nhằm tăng
tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
- Các bên tham gia cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi

phải có nhiều thành phần tham gia thị trường thì mới có thể xuất hiện cạnh
tranh. Các bên tham gia cạnh tranh trên thị trường chủ yếu là các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh nên họ tự do tham
gia thị trường, tự do tham gia cạnh tranh với nhau, nhưng không vi phạm
các quy định của pháp luật.
- Môi trường kinh doanh: Đây chính là môi trường chính trị, pháp lý
tạo nền tảng cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động. Cạnh tranh chỉ


8

thực sự xảy ra khi có môi trường thuận lợi, ở đó các doanh nghiệp có
quyền tự do cạnh tranh, đó chính là nền kinh tế thị trường.
- Thị trường liên quan: Khái niệm này có thể được hiểu là thị trường
sản phẩm liên quan hay thị trường địa lý liên quan. Việc xác định thị
trường liên quan rất quan trọng bởi các doanh nghiệp chỉ thực sự cạnh
tranh nhau khi nằm trong thị trường liên quan.
Để điều chỉnh cạnh tranh thì cần có những quy định của pháp luật
cạnh tranh. Theo giáo sư D. Mainguy thì Luật cạnh tranh được hiểu là tổng
hợp các quy phạm pháp luật có mục đích điều tiết thị trường. Nói một cách
đơn giản thì Luật cạnh tranh bao gồm “những quy định kiểm soát những
biện pháp mà các tác nhân kinh tế sử dụng để thu hút khách hàng của các
tác nhân khác”. Còn theo cố giáo sư Y. SERRA thì Luật cạnh tranh là
“tổng hợp các quy phạm pháp luật áp dụng đối với các tác nhân kinh tế
trong hoạt động cạnh tranh nhằm đảm bảo cho cạnh tranh diễn ra một
cách hợp lý, tức không thái quá”[5, tr.14].
Dưới góc độ là một hiện tượng xã hội, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi
có tiền đề kinh tế và pháp lí cụ thể. Tức là, dưới những điều kiện nhất định
thì cạnh tranh mới xuất hiện. Trước đây, khi đất nước ta trong thời kỳ xây
dựng nền kinh tế kế hoạch theo chỉ tiêu pháp lệnh được giao thì không thể

có cạnh tranh xảy ra. Vào thời điểm đó, Nhà nước nắm toàn bộ quyền lực
về kinh tế, không có nhiều thành phần kinh tế, quyền tự do kinh doanh là
một khái niệm không tồn tại, không có nền kinh tế thị trường và dẫn đến
không thể có cạnh tranh.
Dưới góc độ kinh tế, cạnh tranh là “sự ganh đua, sự kình địch giữa
các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài
nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”[15, tr.295].
Các quốc gia trên thế giới đều coi trọng cạnh tranh trong mọi hoạt động vì
cạnh tranh tạo ra môi trường và động lực của sự phát triển nói chung và
góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu


9

quả của các doanh nghiệp. Như vậy, cạnh tranh, dưới góc độ kinh tế, được
hiểu chung nhất là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong
môi trường là nền kinh tế thị trường, nhằm mục tiêu là đạt được cho mình
những nguồn lợi nhất định. Theo Từ điển Black’ Law thì “cạnh tranh là sự
nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành
những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba” [8, tr.11].

1.1.2. Một số vấn đề về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh có
thể phân thành cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh trên
thị trường. Cạnh tranh lành mạnh là hình thức cạnh tranh trong sáng bằng
tiềm năng, năng lực vốn có của doanh nghiệp. Cạnh tranh lành mạnh là
“hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng giữa các đối thủ
cạnh tranh trong kinh doanh” [8, tr.23]. Các doanh nghiệp thực hiện những
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị
trường, tạo thế đứng vững chắc cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại,

cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cụ thể của doanh nghiệp
nhằm cạnh tranh mà có sử dụng thủ đoạn xấu, cố ý hay vô ý gây thiệt hại
cho đối thủ cạnh tranh hay hạn chế cạnh tranh.
Thị trường là nơi các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhằm tìm
kiếm lợi nhuận. Trong thị trường có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp
và để tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với
nhau. Cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp tạo động lực phát triển
cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp vì
lợi ích của mình có thể thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh gây khó khăn, cản trở đối thủ, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu
dùng và nền kinh tế nói chung.
Theo quy định của Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp năm 1883 tại Điều 10bis – được bổ sung vào Công ước từ năm


10

1900 thì “bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn,
không trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh”.
Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa liên bang
Đức năm 1909 có quy định: “Người nào trong các quan hệ thương mại mà
có những hành vi nhằm mục đích cạnh tranh, song những hành vi này
chống lại truyền thống kinh doanh lành mạnh thì buộc phải chấm dứt hành
vi đó và bồi thường thiệt hại” [8, tr.170].
Luật bảo vệ cạnh tranh của Bungari năm 1991 cũng có quy định:
“Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi hoặc biểu hiện tiến hành các
hoạt động kinh tế trái với tiêu chuẩn thông thường về kinh doanh trung
thực và gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới lợi ích của đối thủ cạnh
tranh trong các mối quan hệ với nhau hoặc với người tiêu dùng của họ và

các mối quan hệ giữa họ với người tiêu dùng”.
Ở Việt Nam, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại
khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004: “Hành vi cạnh tranh không
lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây
thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.
Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về hành vi cạnh tranh không
lành mạnh. Tuy nhiên, những cách hiểu trên đều xuất phát từ bản chất của
hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, trái với
các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có
thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của doanh
nghiệp khác và người tiêu dùng.
Xét từ góc độ kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh thể hiện
ở hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách


11

bất hợp pháp, hoặc là hành vi hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp
khác, hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo.
Hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác thể
hiện qua các hành vi như chiếm đoạt bí mật thương mại, hành vi nhái lại
kiểu dáng, nhãn mác, thương hiệu.v.v..tạo ra sự nhầm lẫn của khách hàng,
gây thiệt hại cho khách hàng và cho chính doanh nghiệp bị cạnh tranh
không lành mạnh.
Hành vi hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác thể hiện
qua một số hành vi ép buộc trong kinh doanh, gièm pha đối thủ cạnh tranh,
gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.v.v. làm ảnh hưởng

đến hình ảnh, uy tín của đối thủ, gây mất thời gian, công sức để đối thủ
giải quyết những vấn đề nảy sinh.
Hành vi tạo ưu thế cạnh tranh giả tạo thông qua việc quảng cáo gian
dối, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, nhái thương hiệu, kiểu
dáng sản phẩm .v.v. gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh và cho cả người
tiêu dùng.

1.2. Khái quát về hoạt động khuyến mại.
1.2.1. Khái niệm khuyến mại.
Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân: “Khuyến
mại là động viên tham gia việc bán hàng họ” [6, tr.973]. “Mại” có nghĩa là
“bán”. Khuyến mại đồng nghĩa với việc khuyến khích để bán hàng hóa.
“Mãi” là có nghĩa là “mua”. Vậy nên, khuyến mãi được hiểu là khuyến
khích việc mua hàng hóa. Thực tế, pháp luật hiện hành xây dựng khái niệm
về khuyến mại tức là đứng ở vị trí của các doanh nghiệp tham gia thị
trường hàng hóa, sản phẩm để cung ứng cho khách hàng.
Khuyến mại là cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua
việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa)
hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí) [3, tr.90]. Điều


12

88 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Khuyến mại là hoạt động xúc
tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất
định”.
Dưới góc độ kinh tế, khuyến mại được coi là một trong những hình
thức xúc tiến thương mại. Theo quan điểm của Viện nghiên cứu thương
mại thì xúc tiến thương mại là tất cả các biện pháp có tác động khuyến

khích phát triển thương mại [16, tr.127]. Xúc tiến thương mại là hoạt động
của thương nhân nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội kinh doanh thương mại
thông qua các hình thức như quảng cáo thương mại, khuyến mại, hội trợ
triển lãm..v.v...Từ góc độ kinh tế, có thể khẳng định xúc tiến thương mại
không chỉ là hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại của
thương nhân mà còn bao gồm hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại
của Chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại [15, tr.128]. Xúc tiến
thương mại làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tác động trực tiếp hay
gián tiếp đến hành vi mua hàng hay cung ứng dịch vụ thông qua các hoạt
động cung cấp thông tin, thuyết phục, nhắc nhở, khuyến mại. Khuyến mại
cũng được hiểu theo nghĩa là một trong những hình thức xúc tiến thương
mại biểu hiện qua việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định nhằm
để tăng sự nhận biết của khách hàng, kích thích khách hàng mua sản phẩm
và các trung gian nỗ lực bán hàng, cung ứng dịch vụ. Hiểu theo khía cạnh
kinh tế, khuyến mại là biện pháp xúc tiến bán hàng, cung ứng dịch vụ tập
trung tác động kích thích nhu cầu mua hàng, nhu cầu sử dụng dịch vụ
thông qua việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định từ việc mua
sản phẩm hay sử dụng dịch vụ.
Khuyến mại được xem xét như một chu trình để đưa đến cho khách
hàng những lợi ích nhất định, nhằm thu hút khách hàng quan tâm đến sản
phẩm của doanh nghiệp và khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm đó.
Khuyến mại là một quá trình, bao gồm nhiều hoạt động tiếp diễn mà


13

thương nhân phải thực hiện như sau: xác định mục tiêu; lựa chọn công cụ
khuyến mại; lập kế hoạch chương trình khuyến mại; thử nghiệm chương
trình khuyến mại; thực hiện chương trình khuyến mại.v.v..
Dưới góc độ pháp lí, khuyến mại là một khái niệm đã được pháp

luật thương mại ghi nhận nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các
tổ chức, cá nhân trong việc tìm kiếm các biện pháp kích thích phát triển
thương mại hàng hóa, sử dụng dịch vụ, thông qua việc dành cho khách
hàng những lợi ích nhất định, trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, các tổ chức, cá nhân có quyền tự do kinh
doanh. Do vậy, họ cũng có quyền tự do xúc tiến thương mại, tự do thực
hiện các chương trình khuyến mại mà không trái với các quy định của
pháp luật. Các tổ chức, cá nhân có quyền tự do thiết kế chương trình
khuyến mại, thời gian tổ chức, giá trị khuyến mại, loại hàng hóa, sản phẩm
phục vụ cho trương trình khuyến mại, cách thức tổ chức chương trình
khuyến mại, hình thức khuyến mại..v.v...Những hoạt động khuyến mại của
tổ chức, cá nhân kinh doanh như trên đều phải nằm trong khuôn khổ pháp
luật, không trái với các quy định của pháp luật. Khuyến mại được nhìn
nhận như một hoạt động mà thông qua đó các thương nhân nhằm xúc tiến
bán hàng hóa của mình, chiếm lĩnh thị trường sản phẩm. Luật thương mại
năm 1997 cũng đã có quy định về khuyến mại, tại Điều 180: “Khuyến mại
là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến bán hàng, cung ứng
dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách dành những
lợi ích nhất định cho khách hàng”. Luật thương mại năm 2005 đã có
những điều chỉnh và hoạt động khuyến mại được mở rộng hơn về đối
tượng tham gia hoạt động này để hoạt động khuyến mại được thực hiện dễ
dàng hơn trên thị trường.
*Đặc điểm của khuyến mại
Khuyến mại có đặc điểm giống với các hình thức xúc tiến thương
mại khác là hành vi khuyến mại thuộc hành vi thương mại không trực tiếp


14

sinh lời. Tức là, hành vi khuyến mại là hành vi bổ trợ, thúc đẩy các hoạt

động thương mại để thông qua hoạt động đó thương nhân thu lợi nhuận.
Xúc tiến thương mại không phải là hành vi trực tiếp trao đổi hàng hóa,
dịch vụ mà xúc tiến thương mại là hành vi nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hành vi này được thể hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức khuyến mại. Khuyến mại
là cách thức thực hiện xúc tiến thương mại, tạo ra những điều kiện thuận
lợi để thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng và cung ứng dịch vụ bằng cách
dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Nội dung này được coi là
dấu hiệu nhằm phân biệt hành vi khuyến mại với các hành vi xúc tiến
thương mại khác. Tuy vậy, hình thức khuyến mại cũng có những đặc điểm
riêng:
- Chủ thể khuyến mại là thương nhân. Thương nhân có thể tự mình
tổ chức khuyến mại hoặc có thể ký hợp đồng dịch vụ thông qua thương
nhân khác để thực hiện hoạt động khuyến mại để phục vụ cho mục đích
kinh doanh của mình.
- Cách thức thực hiện việc xúc tiến thương mại: Đó là cách dành cho
khách hàng những lợi ích nhất định. Khi thực hiện khuyến mại, thương
nhân tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, sự cạnh tranh của đối
thủ, kinh phí dành cho khuyến mại…để thương nhân dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định, những lợi ích này có thể là hàng mẫu, quà tặng,
giảm giá hàng hóa…hoặc những lợi ích vật chất khác… thông qua đó tạo
điều kiện thúc đẩy việc mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp. Người được
hưởng khuyến mại có thể là người tiêu dùng trực tiếp, có thể là các trung
gian phân phối như các đại lí bán hàng.
- Mục đích của khuyến mại: Nhằm xúc tiến bán hàng và cung ứng
dịch vụ. Thương nhân thực hiện khuyến mại nhằm giới thiệu sản phẩm
mới, tác động lôi kéo hành vi mua sắm của khách hàng, tăng lượng khách
hàng tiềm năng…từ đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.



15

Như vậy, với những đặc điểm trên, khuyến mại được coi là một hình
thức xúc tiến thương mại có hiệu quả bởi sự nhanh chóng tiếp nhận thông
tin về các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp từ phía khách hàng.
Khuyến mại cũng là một hình thức mà các doanh nghiệp ưa thích sử dụng
trong việc tìm kiếm khách hàng và thị trường mới.

1.2.2. Các hình thức khuyến mại.
Theo quy định tại Điều 92 Luật thương mại năm 2005 và từ Điều 7
đến Điều 13 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 quy định chi
tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, các hình thức
khuyến mại được áp dụng phổ biến trong hoạt động thương mại bao gồm:
hàng mẫu; tặng quà; giảm giá; bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu
mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi; bán hàng, cung ứng dịch
vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi và tổ chức
các sự kiện vì mục đích khuyến mại. Các quy định về hình thức khuyến
mại là cơ sở pháp lý để thương nhân dành lợi ích cho khách hàng theo
những cách thức khác nhau, nhằm mục đích xúc tiến mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ.
Thứ nhất, hàng mẫu là hình thức khuyến mại, theo đó, thương nhân
đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải
trả tiền. Hàng mẫu thường được sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu
một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến, do vậy, hàng hóa đưa cho
khách hàng dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ bán trên thị trường. Cách
thức khuyến mại bằng hàng mẫu không nhất thiết gắn liền với hành vi mua
bán của khách hàng và không bị hạn chế về số lượng, giá trị hàng mẫu,
thời gian phát tặng hàng mẫu cho khách hàng. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ
mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.
Thứ hai, tặng quà là hình thức thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ

làm quà tặng cho khách hàng không thu tiền. Hàng hóa, dịch vụ làm quà


16

tặng cho khách hàng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đang
kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác. Việc pháp luật
cho phép sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để phát tặng
khuyến khích sự liên kết xúc tiến thương mại của các thương nhân nhằm
khai thác lợi ích tối đa [3, tr.94]. Thương nhân có thể sử dụng hình thức
tặng quà cho khách hàng khi họ mua hàng, sử dụng dịch vụ của thương
nhân đó, nhưng cũng có thể không cần gắn liền với hành vi mua bán, sử
dụng dịch vụ. Trên thực tế, việc phân biệt giữa hai hình thức hàng mẫu và
tặng quà là rất khó nếu trong trường hợp thương nhân dùng hàng hóa, dịch
vụ do mình kinh doanh để khuyến mại.
Thứ ba, giảm giá là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời
gian khuyến mại với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình
thường trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại mà thương
nhân đã đăng ký và thông báo. Trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc
diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được
thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Quy định về hạn mức giảm giá phải được tính theo đơn giá, tức là
mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không
được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến
mại (Điều 6 và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP). Nếu hàng
hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo
hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ, cụ thể là:
không được giảm giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quy định giá
cụ thể, không được giảm giá xuống thấp hơn mức giá tối thiểu đối với
hàng hóa, dịch vụ Nhà nước quy định khung giá hoặc giá tối thiểu.

Quy định về hạn mức giảm giá tính cho cả đợt khuyến mại: tổng giá
trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trong một chương trình
khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được


17

khuyến mại (khoản 2 Điều 5 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04-42006).
Quy định về hạn mức thời gian thực hiện giảm giá: thời gian thực
hiện giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không vượt quá
90 ngày/năm và một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45
ngày. Hạn mức này chỉ áp dụng đối với hình thức giảm giá để khuyến mại.
Thứ tư, bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu
sử dụng dịch vụ, là hình thức khuyến mại, theo đó, khách hàng được sử
dụng phiếu mua hàng có mệnh giá cụ thể để thanh toán cho những lần mua
sau trong hệ thống bán hàng của thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ cho
phép khách hàng sử dụng dịch vụ miễn phí hoặc với giá rẻ tùy theo các
điều kiện mà nhà cung cấp đưa ra. Theo quy định của pháp luật, với hình
thức khuyến mại này, giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị
hàng hóa không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại trước thời gian khuyến mại và tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ
dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại không được vượt
quá 50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.
Thứ năm, bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho
khách hàng để chọn người trao thưởng. Theo đó, khách hàng sau khi mua
hàng, sử dụng sản phẩm thì có quyền được dự thi, chờ cơ hội nhận giải
thưởng do thương nhân trao tặng. Phiếu dự thi có thể mang lại giải thưởng
hoặc không mang lại lợi ích nào khác cho khách hàng, tùy thuộc vào kết
quả dự thi của họ. Khuyến mại bằng hình thức phiếu dự thi không bị hạn
chế bởi quy định hạn mức giá trị tính theo đơn giá hàng hóa nhưng vẫn

phải tuân theo quy định tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến
mại trong một chương trình không được vượt quá 50% tổng giá trị của
hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.
Thứ sáu, các hình thức khuyến mại mang tính may rủi như bốc thăm,
cào số trúng thưởng, bóc, mở sản phẩm trúng thưởng, vé số trúng


18

thưởng..v.v…được thực hiện gắn liền với việc mua bán hàng hóa hay sử
dụng dịch vụ. Hình thức khuyến mại này có yếu tố thụ động, may rủi đối
với khách hàng. Khách hàng có thể nhận được những lợi ích từ thương
nhân nhưng thương nhân lại rất chủ động trong việc chuẩn bị cơ cấu giải
thưởng, số lượng, giá trị giải thưởng, thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức
trao thưởng. Yếu tố may rủi cũng có thể bị thương nhân lợi dụng để gian
lận về giải thưởng.
Thứ bảy, tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó,
việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua
hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện dưới hình thức thẻ khách hàng,
phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác. Đây
cũng là một hình thức khuyến mại nhằm thúc đẩy việc mua bán hàng hóa
giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Việc khuyến mại theo hình thức
này, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa thương nhân và khách hàng. Thương
nhân phải ghi nhận đầy đủ thông tin cá nhân của khách hàng, việc mua
hàng, sử dụng dịch vụ của khách hàng…để làm căn cứ thực hiện hoạt động
khuyến mại.
Thứ tám, tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn
hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
Đây cũng là một hình thức khuyến mại phổ biến, thông qua các
chương trình văn nghệ, giải trí lành mạnh mà thương nhân có thể quảng bá

được hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng. Ở Việt
Nam, hình thức này phổ biến qua một số chương trình trò chơi trên truyền
hình như “Hãy chọn giá đúng”, “Ô cửa bí mật”, “Vừng ơi mở
ra”..v.v..Trong các chương trình này, khán giả vừa được tham gia trò chơi,
vừa nhận được những phần quà rất hấp dẫn từ các doanh nghiệp. Thông
qua chương trình, các doanh nghiệp cũng giới thiệu sản phẩm đến với
người tiêu dùng.


19

Thứ chín, khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các
phương tiện điện tử khác.
Hình thức này không được quy định rõ ràng trong Luật thương mại
năm 2005, tuy nhiên lại được quy định như là một hình thức khuyến mại
theo quy định tại Điều 14 Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 04-4-2006.
Hình thức này hiện nay chủ yếu phổ biến thông qua việc khuyến mại của
hàng hóa dịch vụ trên mạng điện thoại, mạng internet.

1.3. Mối liên hệ giữa cạnh tranh không lành mạnh và hoạt động
khuyến mại.
Nền kinh tế thị trường là nơi các doanh nghiệp có quyền tự do thực
hiện những hành vi có thể đem lại lợi ích của doanh nghiệp mà không làm
trái với các quy định của pháp luật. Do vậy, bên cạnh những hình thức xúc
tiến thương mại như quảng cáo thương mại, hội trợ triễn lãm…thì hình
thức khuyến mại cũng được coi là một hình thức tiếp cận khách hàng một
cách nhanh chóng và thiết thực.
Dưới góc độ là một công cụ để xúc tiến thương mại, hoạt động
khuyến mại do thương nhân thực hiện tác động đến khách hàng nhằm thu
hút khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thương

nhân thực hiện hoạt động khuyến mại nhằm mục đích giành lấy sự quan
tâm của khách hàng đến sản phẩm của mình so với sản phẩm khác. Hoạt
động khuyến mại tạo cho khách hàng từng bước tiếp cận sản phẩm, dịch
vụ của doanh nghiệp từ việc biết đến sản phẩm, dịch vụ, cho đến việc yêu
thích sử dụng sản phẩm, dịch vụ và hình thành thói quen sử dụng sản
phẩm, dịch vụ đó. Hoạt động khuyến mại là khâu trung gian để đưa khách
hàng đến với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thương nhân thực hiện
hoạt động khuyến mại với mục đích để sản phẩm, dịch vụ của mình được
biết đến nhiều hơn, được tiêu dùng nhiều hơn. Từ đó, tạo ra sự đua tranh
quyết liệt trong việc thu hút khách hàng, mở rộng thị trường sản phẩm,


20

dịch vụ mà thương nhân đó cung cấp. Thông qua hoạt động khuyến mại,
thương nhân mong muốn sản phẩm, dịch vụ của mình cạnh tranh được với
sản phẩm dịch vụ của các đối thủ. Trong thực tế, hoạt động khuyến mại
cũng làm nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp trên thị trường. Như vậy, hoạt động khuyến mại luôn ẩn chứa tính
chất cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thương trường.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rõ ràng rằng, khuyến mại cũng là
một công cụ hữu ích để cạnh tranh. Khi doanh nghiệp có sản phẩm, dịch
vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thực hiện được những chương
trình khuyến mại hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng sử dụng sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó. Vì vậy, doanh nghiệp có thể chiếm
lĩnh thị trường, đánh bật đối thủ ra khỏi cuộc đua tranh giành thị phần và
thu về lợi nhuận cho mình. Hoạt động khuyến mại cũng là cách thức để
thương nhân tác động lên đối thủ cạnh tranh, gây ảnh hưởng đến lợi ích
của đối thủ cạnh tranh, tranh giành những lợi ích trong cuộc ganh đua trên
thị trường.

Như vậy, hoạt động khuyến mại luôn nhằm mục đích tạo ra sự cạnh
tranh giữa các đối thủ và là công cụ hữu hiệu để cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, thương nhân vì mong muốn sản phẩm, dịch vụ của mình có khả
năng cạnh tranh được với đối thủ thì đã thực hiện những hành vi xấu trong
hoạt động khuyến mại. Những thủ đoạn xấu đó được coi là những hành vi
cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp thực hiện thông qua hoạt
động khuyến mại. Do vậy, doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến
mại phải tuân thủ những quy định chung của pháp luật và quy định của
pháp luật cạnh tranh để không gây ra việc cạnh tranh không lành mạnh đối
với những doanh nghiệp khác.
Khi hoạt động khuyến mại diễn ra thì làm phát sinh mối quan hệ
giữa thương nhân với khách hàng, đồng thời làm nảy sinh mối quan hệ
giữa các thương nhân với nhau. Thông qua khuyến mại, thương nhân có


21

thể có những hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của khách hàng
hoặc gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, quyền lợi của thương nhân khác.
Những biểu hiện trên đều là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh
của thương nhân. Hành vi này cần được pháp luật điều chỉnh để bảo đảm
quyền lợi cho khách hàng, cho thương nhân bị xâm hại nhằm đảm bảo môi
trường cạnh tranh lành mạnh. Như vậy, hoạt động khuyến mại là một hoạt
động mang bản chất cạnh tranh, luôn tiềm ẩn những yếu tố phát sinh cạnh
tranh không lành mạnh và cần thiết được điểu chỉnh bởi pháp luật cạnh
tranh.

1.4. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt
động khuyến mại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
1.4.1. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt

động khuyến mại ở Việt Nam.
Trước khi Luật cạnh tranh năm 2004 ra đời hoạt động khuyến mại
đã được điều chỉnh trong một số văn bản như:
- Luật Thương mại 1997.
- Nghị định 32/1999/NĐ-CP ngày 05/5/1999 của Chính phủ về
khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương
mại.
Sau khi Luật cạnh tranh ra đời năm 2004, Pháp luật cạnh tranh điều
chỉnh hoạt động khuyến mại một cách trực tiếp bao gồm:
- Luật cạnh tranh năm 2004;
- Luật Thương mại năm 2005;
- Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 09 năm 2005 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh
tranh;


×