Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh các cụm công nghiệp huyện đại lộc, tỉnh quảng nam và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.88 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------------------

LÊ ĐỨC ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP HUYỆN
ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 60.52.03.20

TÓM TÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng - Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ PHƯỚC CƯỜNG

Phản biện 1: TS. NGUYỄN ĐÌNH HUẤN

Phản biện 2: TS. VƯƠNG NAM ĐÀN

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật môi trường họp tại Trường Đại học Bách khoa
vào ngày 02 tháng 10 năm 2017



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa
 Thư viện Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức nhằm thực hiện mục
tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Để thực hiện mục tiêu này, việc tăng tỷ trọng các
ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành nghề cả nước trở thành
một nhu cầu bức thiết, điều này đã đẩy nhanh tốc độ ra đời các khu
công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.
Cùng hòa trong xu thế phát triển kinh tế của đất nước, huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam cũng xây dựng được 13 cụm công nghiệp trên
địa bàn toàn huyện. Sự ra đời của các cụm công nghiệp đã giúp cho các
địa phương có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động góp phần
tăng nhanh tỷ trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần
nâng cao nguồn thu nhập cho người lao động và làm thay đổi bộ mặt
nông thôn. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải, chất
thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây bức xúc cho người
dân trong khu vực.
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường xung
quanh các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và đề

xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường” là một hướng
nghiên cứu mới và chưa có tác giả nào thực hiện.
2.

Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, chất lượng

môi trường nước tại khu vực xung quanh các cụm công nghiệp Đại
Quang, CCN Mỹ An;
Đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tại khu
vực: ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí.


2
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hiện trạng chất lượng môi trường nước, không khí tại các khu

vực dân cư xung quanh một số cụm công nghiệp tại huyện Đại Lộc.
Phạm vi nghiên cứu
Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các CCN Đại Quang, CCN
Mỹ An, xã Đại Quang huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam;
- Khu vực thôn Phương Trung, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam.
- Khu vực thôn Phước Lộc, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam.
- Khu vực hồ Bàu Đá, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam.
4.


Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu thực địa
Phương pháp xử lý số liệu trong môi trường:

5.

Bố cục đề tài
Mở đầu
Chương 1: tổng quan
Chương 2: đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 : kết quả và thảo luận
Kết luận và kiến nghị

6.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tài liệu nghiên cứu có 14 tài liệu tiếng Việt và 13 tài liệu tiếng

Anh. Các tài liệu được sử dụng trong đề tài gồm các tài liệu về tiêu
chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường, các tài liệu về ảnh hưởng của
môi trường đến sức khỏe người dân, các tài liệu báo cáo của các cơ


3
quan về môi trường tại địa phương, các tài liệu về xử lý khí thải, quản
lý môi trường.
Chương 1 - TỔNG QUAN

1.1.

Tổng quan các cụm công nghiệp khu vực nghiên cứu

1.1.1. Quá trình hình thành và xây dựng các cụm công nghiệp trên
địa bàn huyện Đại Lộc
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã quy hoạch chi tiết được 13 CCN:
CCN Đồng Mặn, xã Đại Hiệp:
CCN Khu 5, thị trấn Ái Nghĩa
CCN Đại Hiệp, xã Đại Hiệp:
CCN Đại An, thị trấn Ái nghĩa và xã Đại Hiệp:
CCN Đại Nghĩa 1, xã Đại Nghĩa:
CCN Đại Nghĩa 2, xã Đại Nghĩa:
CCN Ấp 5, xã Đại Nghĩa và Đại Quang:
CCN Mỹ An 2, xã Đại Quang:
CCN Mỹ An, xã Đại Quang:
Đại Quang, xã Đại Quang:
CCN Đại Đồng 1, xã Đại Đồng:
CCN Đại Đồng 2, xã Đại Đồng:
CCN Đại Tân 1, xã Đại Tân:
1.1.2. Tình hình hoạt động các cơ sở trong các CCN huyện Đại Lộc
Sự hình thành và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn
huyện đã và đang góp phần đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế
xã hội của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Thực hiện thắng lợi mục
tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo điều
kiện thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, tạo


4
thêm nhiều công ăn việc làm ổn định cho nhân dân địa phương, tăng

thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.
1.2. Hiện trạng môi trường xung quanh các khu sản xuất công
nghiệp
1.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn là một trong những nguồn
chính gây ô nhiễm môi trường không khí nước ta. Trong giai đoạn từ
năm 2011 – 2015, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiêu thụ nhiên liệu gặp nhiều khó khăn, điều đó thể
hiện khá rõ diễn biến chất lượng không khí tại các khu sản xuất, khu
công nghiệp. Mức độ ô nhiễm không khí lớn nhất là vào năm 2011, sau
đó được cải thiện đáng kể vào năm 2012, nhưng lại tiếp tục gia tăng
trong các năm trở lại đây.
1.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước
Nước thải công nghiệp là một trong những nguồn thải gây áp lực
lớn nhất đến môi trường nước mặt trên địa bàn huyện. Hiện nay, toàn
huyện có 13 cụm công nghiệp đang hoạt động với hơn 20 cơ sở sản
xuất, lượng nước thải phát sinh khoảng 6.000 m3/ng.đ. Các cụm công
nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay chưa được đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung, chủ yếu các cơ sở tự xử lý theo quy
định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài, trong đó có một số cơ
sở có lượng nước thải tương đối lớn như Nhà máy cồn Đại Tân (lượng
nước xả thải 5.000 m3/ngày đêm), Nhà máy sản xuất gạch men của
Công ty Cổ phần Prime Đại Lộc (lượng nước xả thải khoảng
450m3/ngày đêm)...
1.2.3. Chất thải rắn
Do quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng nên lượng chất
thải phát sinh trong năm là rất lớn, trung bình 76 tấn/ngày đêm (dân số


5

trung bình năm 2016 của huyện ước tính là 152.262 người, tỷ lệ phát
sinh chất thải trên đầu người ước khoảng 0,5kg/người/ngày đêm). Tỷ lệ
thu gom trên địa bàn huyện ước tính khoảng 70%, chủ yếu là rác thải
khu, cụm công nghiệp từ các hộ gia đình, chợ, cơ sở công cộng.
1.3. Tác hại ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp
1.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con
người đặc biệt là đối với đường hô hấp, kết quả nghiên cứu cho thấy
khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm,
quá trình lão hóa trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy
giảm; gây bệnh hen suyễn, ho, viễm mũi, viêm họng, viêm phế quản,
suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Nguy
hiểm nhất là có thể gây ra bệnh ung thư phổi. Các nhóm cộng đồng
nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ
mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi đang mang bệnh, phổi và tim mạch,
người thường xuyên phải làm việc ngoài trời… Mức độ ảnh hưởng đối
với từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất ô
nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
1.3.2. Tác hại đối với hệ sinh thái
Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát
triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và
với môi trường đó. Cân bằng sinh thái được duy tri chủ yếu là nhờ vào
khả năng tự điều tiết của chính HST, nếu vượt qua giới hạn cho phép
thi khả năng tự điều chỉnh sẽ không còn tác dụng nữa, cân bằng sinh
thái do đó bị phá vỡ. Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân khiến môi
trường tự nhiên thay đổi, vượt quá khả năng điều tiết của HST dẫn đến
cân bằng sinh thái bị phá vỡ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
của chính bản thân con người.



6
1.3.3. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội;
Ngoài các mối đe dọa về sức khỏe của người dân, ô nhiễm môi
trường còn gây ảnh hưởng lớn tới KT - XH. Nếu xem xét dưới góc độ
phát triển bền vững, cách tính GDP như hiện nay chưa quan tâm đến
môi trường, sinh thái, tài nguyên đã bị khai thác trong các hoạt động
sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá hiện
trạng chất lượng môi trường xung quanh các khu vực sản xuất
công nghiệp
1.3.1. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Bàng Quốc Hồ và cộng sự về “Dự báo ô nhiễm
không khí ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam năm 2015 đến năm
2020” cho thấy vấn đề ô nhiễm không khí đã làm suy giảm đáng kể sức
khỏe của hàng triệu người ở thành phố Hồ Chí Minh do lượng phát thải
cao gây ra, hơn 90% trẻ dưới năm tuổi mắc các bệnh hô hấp khác nhau.
1.3.2. Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Takano H và cộng sự về ô nhiễm môi trường và
dị ứng cho thấy Thay đổi môi trường được coi là yếu tố chính trong sự
gia tăng nhanh chóng và tồi tệ hơn của bệnh dị ứng. Mặc dù đã có
những thay đổi đáng kể trong nhiều yếu tố môi trường, bao gồm cả
trong các môi trường như ở, sức khoẻ, vệ sinh, thực phẩm, và môi
trường nước/đất/khí quyển, gốc rễ của mỗi thay đổi này có thể là sự gia
tăng các chất hóa học. Trên thực tế, nhiều chất gây ô nhiễm môi trường,
như chất gây ô nhiễm không khí và các chất hóa học, đã làm cho các dị
ứng khác nhau trở nên tồi tệ hơn trong các nghiên cứu thực nghiệm. Ví
dụ, các hạt thải diesel (DEPs), là sự kết tụ các hạt và một loạt các chất
hoá học, làm nặng thêm bệnh suyễn, chủ yếu là do các thành phần hoá
học hữu cơ gốc của DEPs. Ngoài ra, các hóa chất môi trường như este



7
phthalate, thường được sử dụng như chất làm dẻo trong các sản phẩm
nhựa, cũng làm trầm trọng thêm viêm da dị ứng.
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Cụm công nghiệp Đại Quang
Ngày 22 tháng 04 năm 2005 và ngày 29 tháng 6 năm 2006 Ủy
Ban Nhân Dân huyện Đại Lộc ra quyết định số 135/QĐ-UB và
227/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết và điều lệ
quản lý cụm công nghiệp Đại Quang.

Hình 2.1: Cụm công nghiệp Đại Quang
2.1.2. Cụm công nghiệp Mỹ An
Cụm công nghiêp Mỹ An được thành lập theo quyết định số
23/QĐ-UB về việc phê duyệt Đề án quy hoạch chi tiết và điều lệ quản
lý Cụm công nghiệp Mỹ An –xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam của ủy bản nhân nhân huyện Đại Lộc cấp ngày
20/01/2005. Và theo quyết định số 70A/QĐ-UBND về việc phê duyệt


8
Đề án quy hoạch chi tiết và điều lệ quản lý Cụm công nghiệp Mỹ An
mở rộng xã Đại Quang, huyện Đại Lộc của ủy ban nhân dân huyện cấp
ngày 07/03/2006.
2.1.3. Khu vực thôn Phương Trung
Thôn Phương Trung thuộc xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam với 264 hộ dân và gần 1300 nhân khẩu. Thôn nằm sát
phía Tây Nam so với CCN Đại Quang, và cách CCN Mỹ An 1,2 km

về phía Tây.
2.1.4. Khu vực thôn Phước Lộc
Thôn Phước Lộc thuộc xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam với 136 hộ dân và gần 601 nhân khẩu. Thôn nằm cách
200m về phía Tây so với CCN Đại Quang, và cách CCN Mỹ An 1,4
km về phía Tây.
2.1.5. Khu vực hồ Bàu Đá
Hồ Bàu Đá là một bàu nước nhân tạo, tiếp nhận nước từ Suối Mơ
và đập Hố Bông. Chiều dài của bàu nước khoảng 1,3km chiều rộng
trung bình 50m. Khu dân cư lân cận hồ Bàu Đá là các hộ dân của thôn
Phương Trung, thôn Đông Lâm, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam.
Hồ Bàu Đá là nơi cung cấp nước tưới tiêu cho hàng trăm hecta
đất trồng lúa của các thôn ở xã Đại Quang.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu
vực xung quanh Cụm Công nghiệp Đại Quang, Cụm công nghiệp
Mỹ An.
a) Hiện trạng môi trường không khí
Ngày 05/05/2017


9
Mẫu đánh giá chất lượng môi trường không khí được lấy tại 02
vị trí:
Vị trí 1: Khu vực thôn Phước Lộc có tọa độ: Vĩ độ:
15 52’26,05’’ B; Kinh độ:108o01’58,3’’ Đ;
o

Vị trí 2: Khu vực thôn Phương Trung có tọa độ: Vĩ độ:

15 52’22,35’’ B; Kinh độ:108o02’28,60’’ Đ;
o

Tần suất lấy mẫu: 04 lần/ngày.
b) Hiện trạng chất lượng môi trường nước
Thời điểm lấy mẫu: ngày 05/05/2017.
Mẫu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt được lấy bằng
mẫu tổ hợp tại hồ Bàu Đá.
Mẫu đánh giá chất lượng nước ngầm: được lấy tại 02 vị trí:
Vị trí 1: Khu vực dân cư thôn Phước Lộc;
Vị trí 2: Khu vực dân cư thôn Phương Trung.
Mẫu đánh giá chất lượng nước thải: Được lấy tại 03 vị trí:
Vị trí 1: Nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý công ty gạch Prime
Vị trí 2: Nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý công ty cao su Đà
Nẵng;
Vị trí 3: Nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý công ty chế biết bột
cá Đại Hòa;
c) Tình trạng sức khỏe người dân tại khu vực lân cận CCN
Để tìm hiểu tình trạng sức khỏe của người dân tại khu vực
nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 50 người dân tại các khu
dân cư:
Khu dân cư thôn Phương Trung thuộc xã Đại Quang, huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam;
Khu dân cư thôn Phước Lộc, thuộc xã Đại Quang, huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam.


10
2.2.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi
trường tại khu vực xung quanh CCN Đại Quang, CCN Mỹ An

a) Nhóm giải pháp kỹ thuật:
Đề xuất mô hình xử lý khí thải H2S bằng phương pháp sinh học
nhằm giảm thiểu mùi hôi;
Đề xuất mô hình thu hồi bụi từ công đoạn sấy phun bằng phương
pháp lọc bụi túi vải.
b) Nhóm giải pháp quản lý
Hoàn thiện quy hoạch mục đích sử dụng đất phù hợp đối với các
cụm công nghiệp;
Kiểm soát ô nhiễm tại khu vực bằng chương trình quan trắc môi
trường tự động.
c) Nhóm giải pháp xã hội học
Xây dựng các chương trình tập huấn, nâng cao nhận thức và
trách nhiệm bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư;
Khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe và nhận biết các ảnh
hưởng do môi trường tại khu dân cư.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thống kê
Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan từ các đề tài nghiên
cứu, báo cáo khoa học của sở, ban, ngành và các phương tiện truyền thông
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thôn Phương Trung,
Phước Lộc xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam;
Thu thập số liệu đã được công bố về hiện trạng môi trường xung
quanh CCN Đại Quang, CCN Mỹ An.
2.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học


11
Lập phiếu điều tra, phỏng vấn người dân tại khu vực nghiên cứu
về hiện trạng chất lượng môi trường và tình hình sức khỏe hiện tại của
người dân;

Tiến hành thu thập thông tin điều tra 50 cá nhân tại khu dân cư
thôn Phương Trung và khu dân cư thôn Phước Lộc thuộc xã Đại
Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Trên cơ sở thông tin ban đầu về hiện trạng môi trường khu vực
xung quanh CCN Đại Quang, CCN Mỹ An, tiến hành nghiên cứu, khảo
sát thực địa:
Lấy mẫu phân tích đánh giá chất lượng môi trường nước mặt,
nước ngầm nước thải và môi trường không khí tại khu vực;
Lấy mẫu phân tích và so sánh đối chiếu chất lượng nước mặt tại
khu vực hồ Bàu Đá;
Lấy mẫu phân tích và so sánh đối chiếu chất lượng nước ngầm
tại hộ gia đình ở 02 thôn Phương Trung và Phước Lộc;
Lấy mẫu phân tích và so sánh đối chiếu chất lượng nước thải tại
CCN Đại Quang, CCN Mỹ An;
Lấy mẫu phân tích và so sánh đối chiếu chất lượng môi trường
không khí xung quanh tại 02 thôn Phương Trung và Phước Lộc;
Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm phù hợp với
điều kiện thực địa
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu, phân tích
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát HTMT tại khu vực nghiên cứu
3.1.1. Kết quả khảo sát chất lượng môi trường không khí
a) Chất lượng môi trường không khí tại khu dân cư thôn Phước
Lộc


12
Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung
quanh tại thôn Phước Lộc

QCVN

TT

1

Chỉ

Đơn

tiêu

vị tính

Bụi

3
4
5
6

QCVN
06:2009/BTNMT

K1

K2

K3


K4

0,219

0,206

0,307

0,265

3

mg/m

tổng
2

05:2013/BTNMT

Kết quả

TB 1 giờ

TB 24
giờ

0,3

0,2


SO2

mg/m3

0,154

0,164

0,206

0,164

0,35

0,125

NO2

3

0,132

0,143

0,198

0,176

0,2


0,100

3

5,4

5,7

7,3

6,0

30

-

3

0,120

0,113

0,102

0,078

0,2

-


3

0,027

0,031

0,035

0,022

0,042

-

CO
NH3
H2S

mg/m
mg/m
mg/m
mg/m

Nhận xét: Kết quả quan trắc tại khu vực dân cư thôn Phước Lộc
vào 04 thời điểm trong ngày trung bình 0,249±0,04 mg/m3, nồng độ khí
SO2 tại khu vực dân cư thôn Phước Lộc vào 04 thời điểm trong ngày
trung bình 0,172 ±0,02 mg/m3, nồng độ khí NO2 trung bình 0,162±
0,026 mg/m3, nồng độ khí CO tại khu vực thôn Phước Lộc trung bình
trong các thời điểm la 6,1±0,72 mg/m3, nồng độ khí H2S tại khu vực
thôn Phước Lộc kết quả trung bình 0,029±0,05mg/m3.. Tuy nhiên theo

các phiếu khảo sát ý kiến người dân cho có mùi hôi thối đặc trưng của
khí H2S. Kết quả quan trắc nồng độ khí NH3 tại khu vực thôn Phước
Lộc kết quả trung bình 0,103±0,016 mg/m3.
b) Chất lượng môi trường không khí tại khu dân cư thôn Phương
Trung


13
Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung
quanh tại thôn Phương Trung
QCVN

TT

1

Chỉ

Đơn

tiêu

vị tính

Bụi

3
4
5
6


QCVN
06:2009/BTNMT
TB 24

K1

K2

K3

K4

TB 1 giờ

0,234

0,267

0,385

0,279

0,3

0,2

giờ

3


mg/m

tổng
2

05:2013/BTNMT

Kết quả

SO2

mg/m3

0,151

0,186

0,229

0,194

0,35

0,125

NO2

3


0,139

0,207

0,242

0,211

0,2

0,100

3

5,7

6,2

8,9

6,3

30

-

3

0,087


0,091

0,097

0,063

0,2

-

3

0,025

0,033

0,036

0,020

0,042

-

CO
NH3
H2S

mg/m
mg/m

mg/m
mg/m

Nhận xét: Kết quả quan trắc nồng độ bụi lơ lững tại khu dân cư
thôn Phương Trung trung bình vào các thời điểm trong ngày
0,291±0,057 mg/m3, nồng độ khí SO2 tại khu dân cư thôn Phương
Trung vào các thời điểm trong ngày trung bình 0,190±0,02 mg/m3 ,
nồng độ khí NO2 trung bình 0,200±0,038 mg/m3, thời điểm buổi chiều
lớn nhất với nồng độ 0,242 mg/m3, kết quả khí NH3 trung bình
0,085±0,013 mg/m3, nồng độ chất lượng khí H2S tại khu dân cư thôn
Phương Trung vào các thời điểm trong ngày trung bình 0,029±0,006
mg/m3.
3.1.2. Kết quả khảo sát chất lượng môi trường nước
a) Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt
Để đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại khu vực xung
quanh CCN Đại Quang, Mỹ An, đề tài đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu


14
và phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực hồ Bàu Đá. Kết quả quan
trắc chất lượng nước được trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng nước tại hồ Bàu Đá
QCVN 08Chỉ tiêu

TT

ĐVT

Kết quả


MT:2015/BTNMT
Cột B1

1

pH

-

6,7

5,5-9

2

TSS

mg/l

5

50

3

COD

mg/l

12,4


30

4

Amoni

mg/l

< 0,025

0,9

5

Photphat

mg/l

0,07

0,3

6

Chì

mg/l

< 0,003


0,01

7

Kẽm

mg/l

0,058

1,5

8

Crom tổng số

mg/l

< 0,005

0,5

9

Sắt

mg/l

< 0,014


1,5

10

Coliform

MPN/100ml

93

7500

Nhận xét: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt hồ
Bàu Đá so sánh với Quy chuẩn ta thầy các chỉ tiêu phân tích tại hồ Bàu
Đá đều nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT
cột B1 – Chất lượng nước dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi.
b) Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm tại khu vực xung
quanh CCN Đại Quang, Mỹ An đề tài tiến hành khảo sát chất lượng
nước ngầm tại khu vực dân cư 02 thôn Phương Trung và Phước Lộc.
Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm được trình bày ở bảng 3.4


15
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực thôn
Phương Trung và Phước Lộc
TT

Chỉ tiêu


ĐVT

Kết quả

QCVN 09-

NG1

NG2

MT:2015/BTNMT

1

pH

-

6,9

6,8

5,5-8,5

2

TS

mg/l


423

370

-

3

Độ cứng

mg/l

380

164

500

4

Amoni

mg/l

0,029

0,043

1


5

Nitrit

mg/l

< 0,02

< 0,02

1

6

Photphat

mg/l

0,06

0,05

-

Crom tổng

mg/l

7


số

8

Sắt

mg/l

9

Chì

mg/l

10

Coliform

MPN/100ml

< 0,005 < 0,005
0,07

0,05

< 0,003 < 0,003
0

0


5
0,01
3

Nhận xét: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước ngầm
tại khu vực dân cư thôn Phương Trung và Phước Lộc cho thấy các chỉ
tiêu chất lượng môi trường nước ngầm đều nằm trong ngưỡng cho
phép. Điều này cho thấy chất lượng môi trường nước ngầm tại khu dân
cư chưa bị ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất công nghiệp tại khu
vực.
c) Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại 02 CCN Đại
Quang và Mỹ An
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại CCN Đại Quang
Kết quả
QCVN
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
40:2011/BTNMT
NT
1

pH

-

6,9

5,5-9


2

TSS

mg/l

23

100


16
3

COD

mg/l

34

150

4

Amoni

mg/l

0,78


10

5

Photphat

mg/l

0,34

-

6

Sắt

mg/l

0,296

5

7

Chì

mg/l

<0,003


0,5

8

Kẽm

mg/l

0,22

3

9

Crom tổng

mg/l

<0,005

-

10

Coliform

MPN/100ml

KPH


5000

Nhận xét: Kết quả quan trắc chất lượng nước thải CCN Đại
Quang tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải của công ty Prime Đại Lộc
cho thấy hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước thải đều đạt quy chuẩn
cho phép.
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại nhà máy chế biến
bột cá Đại Hòa

1

pH

-

6,7

QCVN
40:2011/BTNMT
Cột B
5,5-9

2

TSS

mg/l

32


100

3

COD

mg/l

42

150

4

BOD5

mg/l

18

50

5

Tổng N

mg/l

7,1


40

6

Tổng P

mg/l

5,73

6

7

Amoni

mg/l

4,03

10

8

Clo dư

mg/l

<0,5


2

9

Dầu mỡ ĐTV

mg/l

2,54

10

10

E.coli

MPN/100ml

KPH

-

11

Coliform

MPN/100ml

KPH


5000

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Kết quả
NT


17
Nhận xét: Kết quả quan trắc tại công ty Chế biến bột cá Đại Hòa
cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép.
Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại nhà máy chế biến
cao su
TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Kết quả

QCVN 01-

NT


MT:2015/BTNMT

1

pH

-

6,4

6-9

2

TSS

mg/l

27

100

3

COD

mg/l

54


250

4

BOD5

mg/l

31

50

5

Amoni

mg/l

20,1

60

6

Tổng Nito

mg/l

43


80

Nhận xét: Kết quả quan trắc nước thải của công ty TNHH chế
biến Cao su Đà Nẵng tại CCN Mỹ An cho thấy các chỉ tiêu đều nằm
trong giới hạn quy chuẩn cho phép.
Qua kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại 02 CCN Đại
Quang và Mỹ An cho thấy chất lượng nước thải tại CCN được quan
tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường quy
định. Điều này cho thấy nước thải tại 02 CCN không ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực nghiên cứu.
3.2. Kết quả khảo sát cộng đồng khu vực nghiên cứu
3.2.1. Kết quả cảm nhận môi trường của người dân
Để đánh giá cảm nhận về chất lượng môi trường tại khu vực
xung quanh CCN nghiên cứu, đề tài đã tiến hành khảo sát ý kiến người
dân tại khu dân cư thôn Phương Trung và Phước Lộc.
a) Chất lượng môi trường theo đánh giá của người dân tại khu
dân cư Phước Lộc
Đối với vấn đề chất lượng môi trường không khí thông qua khảo
sát ý kiến của người dân tại thôn Phước Lộc cho thấy có 36% số phiếu


18
khảo sát cho ý kiến là chất lượng môi trường không khí tại đây hơi bị ô
nhiễm, 32% cho rằng môi trường không khí tại khu vực ô nhiễm, 27%
cho rằng môi trường không khí tại đây bị ô nhiễm nghiêm trọng, và 5%
ý kiến cho rằng môi trường đang bình thường. Nguyên nhân gây ô
nhiễm cũng được chỉ ra là do bụi và mùi hôi phát sinh từ hoạt động sản
xuất công nghiệp tại địa phương.
b) Chất lượng môi trường theo đánh giá của người dân tại khu
dân cư Phương Trung

Thông qua phiếu khảo sát ý kiến người dân về chất lượng môi
trường không khí thì có 4% cho rằng môi trường không khí bình thường,
7% cho rằng môi trường không khí hơi bị ô nhiễm, 46% ý kiến cho rằng
chất lượng không bí bị ô nhiễm và 43% ý kiến các phiếu khảo sát cho rằng
chất lượng môi trường không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
3.2.2. Kết quả khảo sát tình trạng sức khỏe người dân tại khu vực
nghiên cứu
a) Kết quả khảo sát tình trạng sức khỏe người dân tại khu dân cư
Phương Trung
Các bệnh lý thường gặp đối với người dân khu vực thôn Phương
Trung chủ yếu là bệnh về Tai mũi họng (19 trường hợp), Hô hấp (21
trường hợp) và bệnh ngoài da (20 trường hợp). Chỉ có 1 người xuất
hiện bệnh về mắt và không có trường hợp mắc bệnh tiêu hóa và bệnh
b) Kết quả khảo sát tình trạng sức khỏe người dân tại khu dân cư
Phước Lộc
Theo đó, đa số người dân cũng cho rằng tình trạng sức khỏe của
mình kém hơn trước, với các bệnh mắc phải chủ yếu vẫn là tai mũi
họng, hô hấp, bệnh ngoài da. Nhưng tỷ lệ có thay đổi khi Tai mũi họng
(16 trường hợp) và Hô hấp (14 trường hợp) chiếm số lượng cao hơn
bệnh ngoài da (11 trường hợp), và có 1 trường hợp mắc bệnh tiêu hóa.


19
3.3. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực
nghiên cứu
3.3.1. Nhóm giải pháp kỹ thuật
a) Đề xuất mô hình xử lý khí thải H2S bằng phương pháp sinh
học nhằm giảm thiểu mùi hôi
Theo khảo sát tại khu vực dân cư thôn Phương Trung và Phước
Lộc, kết quả quan trắc cho thấy nồng độ khí H2S nằm trong ngưỡng cho

phép so với Quy chuẩn. Nhưng theo các khảo sát người dân tại khu vực
và đánh giá cảm quan tại khu dân cư thì môi trường không khí có mùi
hôi do khí H2S từ các hoạt động công nghiệp từ quá trình sản xuất của
02 cơ sở là nhà máy chế biến bột cá và nhà máy chế biến cao su tại địa
phương, do đó đề tài đề xuất mô hình xử lý khí thải H2S bằng phương
pháp sinh học để hạn chế phát sinh khí thải gây mùi khó chịu này ảnh
hưởng tới khu dân cư lân cận các CCN.
b) Đề xuất mô hình thu hồi bụi từ công đoạn sấy phun bằng
phương pháp lọc bụi túi vải
Qua kết quả khảo sát tại khu vực nghiên cứu cho thấy nguồn phát
thải bụi gây ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh CCN Đại
Quang và CCN Mỹ An xuất phát từ nguồn thải của công ty gạch men
Prime Đại Quang. Qua các kết quả quan trắc của nhà máy các năm gần
đây cho thấy nguồn thải phát sinh bụi của CCN Đại Quang ống khói xử
lý bụi quá trình sấy phun, Do đó tác giả đề xuất thu hồi bụi bằng
phương pháp lọc bụi túi vải thay thế cho công nghệ cũ đang được áp
dụng tại nhà máy là xử lý màng nước, nhằm thu hồi tối đa nguyên liệu
của quá trình sấy và hạn chế phát thải bụi cho nhà máy, nâng cao chất
lượng môi trường tại khu vực.


20

Hình 3.32. Sơ đồ công nghệ thu hồi bụi bằng lọc bụi tay áo tại công
đoạn sấy phun
Trên cơ sở lý thuyết kết hợp quá trình khảo sát tại nhà máy, tác
giả đã tính toán sơ bộ hệ thống xử lý bụi tại công đoạn sấy phun của
nhà máy gạch Prime với lượng bụi thu hồi xấp xỉ 1 tấn/giờ, nồng độ bụi
sau khi xử lý đảm bảo thấp hơn quy chuẩn cho phép trước khi thải ra
môi trường.

3.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý
a) Đề xuất hoàn thiện quy hoạch mục đích sử dụng đất phù hợp
đối với các cụm công nghiệp
Rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động của 02 CCN Đại Quang
và Mỹ An cũng như toàn bộ các CCN trên địa bàn. Định hướng, xây
dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng CCN, đặt biệt là hệ thống xử lý nước
thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải, quy hoạch xử lý chất thải rắn.
Tập trung kinh phí đầu tư hoàn thiện, sắp xếp lại các cụm công nghiệp
nằm rải rác trên địa bàn để tiện việc đầu tư xây dựng các công trình xử
lý, xây dựng đến đâu lấp đầy đến đó, tránh đầu tư dàn trải. Rà soát
kiểm tra diện tích cây xanh trong phạm vi các CCN đã đảm bảo 10%
tổng diện tích toàn CCN hay chưa để từ đó đưa ra các giải pháp xử lý.


21
Trước khi tiếp nhận dự án đầu tư mới, kiến nghị các cấp lãnh đạo
giao cho các ngành chức năng tham mưu, trong đó có lĩnh vực môi
trường.
b) Đề xuất kiểm soát ô nhiễm tại khu vực bằng chương trình
quan trắc môi trường tự động
Hệ thống quan trắc tự động được xây dựng sẽ giám sát việc tuân
thủ quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp đang hoạt
động các cụm công nghiệp, phát hiện nhanh các vấn đề về môi trường
và có biện pháp xử lý kịp thời. Hệ thống cũng góp phần xác định các
thay đổi hoặc diễn biến chất lượng môi trường thông qua các thông số
liên tục theo thời gian và không gian; phục vụ cho công tác quản lý và
bảo vệ môi trường.
3.3.3. Nhóm giải pháp xã hội học
a) Đề xuất các chương trình tập huấn, nâng cao nhận thức và
trách nhiệm bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ,
đảng viên, nhân dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh về bảo vệ môi
trường là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phải được đẩy mạnh và
thực hiện thường xuyên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,
các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các chiến dịch truyền thông, mít - tinh,
tuyên truyền cổ động trực quan, phát động ra quân dọn vệ sinh môi
trường tại cơ quan, đơn vị và khu dân cư.
b) Khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe và nhận biết các ảnh
hưởng do môi trường tại khu dân cư
Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng cần
khuyến cáo các triệu chứng bệnh do ảnh hưởng của chất lượng môi
trường không khí để xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe phù
hợp;


22
Cần xây dựng các tờ rơi về các bệnh thường gặp do chất lượng
môi trường không khí không đảm bảo và các biện pháp phòng ngừa để
người dân chủ động trong quá trình theo dõi sức khỏe cũng như nâng
cao nhận biết của người dân tại khu vực;
Cần có các giải pháp chuyển đổi ngành nghề hợp lý, tạo điều
kiện giải quyết công ăn việc làm cho các hộ dân đang sinh sống trong
khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng của môi trường do hoạt
động sản xuất của các nhà máy trong CCN.
3.3.4. Nhóm giải pháp khác
a) Đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn
Để lựa chọn và thực hiện các biện pháp đề xuất hợp lý với nhà
máy sản xuất gạch men vì đây là nguồn phát thải chính của 02 cụm
công nghiệp, đề tài đề xuất một số cơ hội sản xuất sạch hơn có thể áp
dụng của mỗi biện pháp kết hợp với tình hình sản xuất thực tế của nhà

máyNhận xét: Có 26 giải pháp SXSH được đưa ra, trong đó có 20 giải
pháp quản lý nội vi, không tốn chi phí hoặc tốn ít chi phí mà đem hiệu
quả lớn cần thực hiện ngay.
b) Đề xuất mô hình xử lý khí thải lưu huỳnh bằng công nghệ Flue
Gas Desulfurization (FGD)
Theo kết quả khảo sát và tổng hợp các kết quả thanh tra môi
trường tại công ty gạch Prime cho thấy nồng độ khí SO2 và bụi trong
khói thải vượt quy chuẩn cho phép, chính vì vậy tác giả đề xuất công
nghệ xử lý Flue Gas Desulfurization (FGD): là công nghệ được sử
dụng để loại bỏ lưu huỳnh dioxide (SO2) từ khói thái nhà máy gạch.


23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua các kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận như sau:
1. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tại 02
thôn Phương Trung và Phước Lộc cho thấy chất lượng môi trường
không khí vào các thời điểm trong ngày khác nhau, chiều hướng vượt
quy chuẩn cho phép thường diễn ra từ chiều đến tối, điều này gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân bởi thời gian chiều và tối là thời gian
người dân nghỉ ngơi sau một ngày làm việc.
2. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước tại khu vực
nghiên cứu và kết quả thu thập số liệu từ các cơ quan quản lý cho thấy
nguồn nước mặt tại khu vực hồ Bàu Đá (khu vực tiếp nhận nước thải
CCN Đại Quang) chất lượng môi trường nước đạt quy chuẩn cho phép.
3. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại 02 CCN Đại
Quang và Mỹ An cho thấy chất lượng nước thải đạt quy chuẩn cho
phép trước khi thải ra môi trường;
4. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước ngầm tại 02

thôn Phương Trung và Phước Lộc cho thấy chất lượng nước ngầm tại
khu vực nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.
5. Kết quả khảo sát sức khỏe cộng đồng tại khu vực nghiên cứu
cho thấy đa số người dân sinh sống quanh 02 CCN mắc các bệnh về
đường hô hấp, tai mũi họng và bệnh ngoài da với các triệu chứng phổ
biến là ho, khó thở, viêm da.
6. Để nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực xung quanh
các CCN, luận văn cũng đề xuất các nhóm giải pháp về kỹ thuật, quản
lý, xã hội học nhằm giảm thiểu ô nhiễm phát sinh tại nguồn, nâng cao
hiệu quả quản lý môi trường và nhận thức của người dân sinh sống
xung quanh các CCN:


×