Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

KỸ thuật chăm sóc cam ở thời kỳ kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.13 MB, 33 trang )

TẬP HUẤN KỸ THUẬT
CHĂM SÓC CAM VINH Ở THỜI KỲ
KINH DOANH


TẬP HUẤN KỸ THUẬT

• CHĂM SÓC CAM VINH Ở THỜI KỲ
KINH DOANH

Hoàng Hoa Thám, ngày 30/3/2018


KỸ THUẬT
CHĂM SÓC CAM VINH THỜI KỲ KINH DOANH

A.

Kỹ thuật chăm sóc
1. Tỉa cành, tạo tán


KỸ THUẬT
CHĂM SÓC CAM VINH THỜI KỲ KINH DOANH

2. Làm cỏ, xới đất:


3. Tưới nước

- Cây cam là loại cây ưa ẩm không chịu được úng.


- Các thời kỳ cây cần nhiều nước của cam là các thời kỳ:
- Đối với mùa khô hạn cần tưới nước cho cây từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau.
- Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định,
phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt...Lượng nước cần hàng năm đối với 1ha cam vào khoảng
10.000 – 15.000 m3/ha/năm.


Phương pháp tưới bề mặt


4. Bón phân


4.1.2. Với phân NPK tổng hợp:


*Quy trình bón phân NPK như sau:

- Sau thu hoạch: Bón cho mỗi cây 5-10 kg phân hữu cơ + 1-2 kg Đầu Trâu AT1. Phun phân bón lá Đầu Trâu 005 hoặc 502 định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Trước trổ hoa: Khi các lá trên cành mới đã thành thục, cây sắp ra hoa cần bón cho mỗi cây 1-1,5kg Đầu Trâu AT2. Phun phân bón lá Đầu Trâu
007 hoặc 702 nhằm giúp cây tượng hoa tốt. 
Sau đậu quả 10-15 ngày: Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 902 nhằm hạn chế rụng quả non. Khi quả bằng đầu ngón tay cái, bón cho mỗi cây
1-1,5kg Đầu Trâu AT3.
- Trước thu hoạch 1-2 tháng: Bón cho mỗi cây 1-3kg Đầu Trâu AT3 tùy theo loại cây, tuổi cây và số quả trên cây. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 902 từ 23 lần trước thu hoạch giúp vỏ quả bóng, mọng, có màu ửng vàng, tăng chất lượng trái


** Phương pháp bón:

•- Bón sau thu hoạch: rạch rãnh xung quanh
theo hình chiếu của tán (rộng 25-30cm, sâu 15-20 cm),

rắc toàn bộ phân hữu cơ và các loại phân khoáng vào
rãnh rồi lấp đất kín. 



Hình ảnh bón phân giai đoạn sau thu hoạch


5. Xử lý ra hoa


B. Phòng trừ một số đối tượng sâu, bệnh chính hại cam.

I. BỆNH HẠI


1. Bệnh nứt thân, chảy gôm(chảy mủ), thối trái.


Nguyên nhân gây bệnh

Do 2 loại nấm chính là Phytophthora citrophthora và Phytophthora citricola gây ra.
Biện pháp phòng trừ
- Khi thiết kế vườn, cần lên liếp cao, đánh rãnh thoát nước
- Phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali, tuyệt đối không bón thừa đạm
Nếu phát hiện bệnh có thể dùng một trong các loại thuốc như: Aliette 80WP, Ridomil 72WP, Alpine 80WDG,
Vialphos 80BTN, Manzate-200 80WP, Curzate M8 72WP… phun vài lần, cách nhau khoảng 7-10 ngày một lần. Nhớ
phun ướt đều lên trái và tán lá, và phải tuyệt đối bảo đảm thời gian cách ly của thuốc.



2. Bệnh ghẻ(sẹo)

- Bệnh sẹo (còn gọi là bệnh ghẻ, ghẻ nhám, ghẻ lồi…)
do nấm Elsinoe fawcetti gây nên.
- Nấm thích hợp sinh trưởng ở nhiệt độ 15 – 23 0C, nhiệt
độ cao nhất 28 0C.


Biện pháp phòng trừ

- Bón phân cân đối để khống chế cam ra lộc rải rác. Giảm lượng phân đạm bón cho cây, ngưng phun phân
bón lá lúc cây đang bệnh.
- Phun thuốc phòng trừ bệnh vào các đợt: sắp ra lộc xuân, sau khi rụng hoa, thời kỳ quả non…và các đợt lộc
hạ, lộc thu… như Zineb 80WP (1kg/ha); Topsin M 70WP (50-100 g/100 lít nước), Boocđô 1 %,
Kumulus 80 DF, Polyram 80 DF, Bavistin 50 FL, Bemyl 50 WP, Carbenda 50 SC…


3. Bệnh thán thư

Nguyên nhân gây bệnh

-

Tác nhân gây hại do nấm Colletotrichum
acutatum hay Colletotrichum gloeosprioides
hoặc cả 2 gây ra.

-

Biện pháp phòng trừ


Trong đó có các loại thuốc tác động tiếp xúc, chủ
yếu phòng bệnh và hạn chế nguồn bệnh lây lan như
các thuốc gốc đồng, Mancozel, Propinel… các
thuốc có khả năng hội hấp, hạn chế sự phát triển
của nấm bệnh trong cây như các chất Carbendazim,
Difenocanazole, Tebuconazole… Thuốc trừ bệnh
cây Carmanthai 80wp hỗn hợp 2 hoạt chất
mancozel và cacbendazim.


4.. BỆNH VÀNG LÁ, THỐI RỄ

•Các

nghiên cứu về tác
nhân vi sinh vật trực tiếp gây
bệnh vàng lá thối rễ trên cây có
múi chỉ ra rằng nấm Fusarium
solani, Phytopthora spp. và tuyến
trùng là ba đối tượng chính gây
nên bệnh này. Tuyến trùng hoặc
nấm Phytopthora spp. xâm nhập
tạo ra các vết thương hoặc làm
giảm khả năng miễn dịch của bộ
rễ, từ đó tạo điều kiện cho nấm
Fusarium solani xâm nhập gây
hại.

Lá vàng cả phiến và gân



5. Bệnh đốm đen

•khi thấy bệnh chớm có thể sử dụng một

trong những loại thuốc như Bemyl 50WP;
Viben 50BHN; Benzeb 70WP; COC 85WP,
Zincopper 50WP; Copper- Zinc 85WP; Benlate
50WP; Tilsuer 300ND… để phun xịt.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh này do nấm Diaporthe citri gây ra.


6. Bệnh lớp muội đen (nấm bồ hóng)



- Loài nấm này sống hoại sinh trên lớp mật do các loài rầy rệp... tiết ra
(trong chất bài tiết của chúng)

•Biện pháp phòng trừ
•- Diệt các loại rầy, rệp chích hút tạo mật là nguyên nhân làm

cho bệnh xuất hiện và gây hại.



Dùng thuốc: Coc 85WP; Vidoc 30WP hoặc BTN; Viben-C 50BTN;
Score 250EC... để phun xịt, nhớ xịt ướt đều cả mặt dưới của lá.


Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Meliola commixta gây ra.


7. Bệnh loét cam, đốm lá vi khuẩn




Biện pháp phòng trừ
Dùng thuốc hóa học để phun phòng bằng các thuốc có chứa
đồng (như Boocđô 1%, Kasuran 0,15%, champion 37,5FL,
Boocđô + zineb, Copper oxychloride…, lượng nước phun là 600
- 800 lít/ha, phun 2 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày) để
phun sớm vào giai đoạn lộc xuân, phun bảo vệ quả ngay sau khi
hoa tàn. Mặt khác cần chú ý phun thuốc phòng trừ sâu vẽ bùa
để hạn chế sự lan truyền của bệnh.


8. Bệnh vàng lá gân xanh (Greening)


Biện pháp phòng trừ

• - Bón phân hữu cơ đầy đủ, cân đối, bón đón lộc xuân, lộc

thu, đây là biện pháp quan trọng giúp cây chống chịu, phục
hồi nhanh, kéo dài tuổi khai thác quả, nhất là đối với những
cây chớm nhiễm bệnh.




- Sau khi thu hoạch bón phân vi lượng Sitto-V Siêu
Kẽm với lượng 15 - 20 kg/ha và Sitto-V CAMIX với lượng
30-45 kg/ha. Kết hợp phun phân bón lá NANO-S giúp cây
phát triển ngọn, thân cành khỏe; giúp cây chống chịu sâu
bệnh. Pha 500 ml NANO-S với 400-500 lít nước phun cho
1 ha. Định kỳ 20-25 ngày phun 1 lần trong thời gian nuôi
trái đến trước khi thu hoạch 20 ngày.



- Tiến hành phun thuốc và áp dụng các biện pháp khác
để diệt trừ rầy chổng cánh, ngăn chặn sự lây lan trong vườn
ươm cây giống và vườn quả. Sử dụng một số loại thuốc như
Trebon 0,15-0,2%, Sherpa 0,1-0,2%, Sherzol 0,1-0,2%,
Bassa, confidor… phun 500-600 lít nước thuốc đã pha/ha.
Phun định kỳ bảo vệ các đợt cây ra lá non, nhất là vào mùa
xuân, hay đầu mùa mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ
trứng. Trồng xen ổi trong vườn cây có múi để xua đuổi rầy
chổng cánh. Nuôi thả kiến vàng oecophylla smaragdina trên
vườn hạn chế rầy chổng cánh.


Bệnh tàn lụi (Tristeza)



- Virus triteza thường làm cho lá cam mất màu xanh bình thường, không láng

bóng và có màu xanh xám hay nhạt màu. Có giống khi mắc bệnh lá giảm hẳn
lượng diệp lục chuyển sang màu vàng nhạt, lá nhỏ, hơi cong, dầy và đứng
thẳng. Sau một thời gian vị bệnh, cam bị rụng lá, toàn bộ cây còi cọc
Nguyên nhân gây bệnh

-

Bệnh Tristeza (bệnh tàn lụi) do loài virus thuộc nhóm Closterovirus.
Trung gian truyền bệnh là các loại rầy mềm như rầy mềm xanh (Aphis
spiraecola Patch), rầy mềm nâu Toxoptera aurantii Boyer, rầy mềm
Myzus persicae …

- Phun thuốc phòng trừ trung gian truyền bệnh như rầy rệp bằng các loại thuốc
có hoạt chất Fipronil, Buprofezin, Abamectin, Imidacloprid… Thường xuyên
phun đồng kẽm ohana 7 -10 ngày/lần giúp sát khuẩn và bổ sung kẽm làm lá
xanh dày giảm khả năng bị tổn thương, không bị nấm khuẩn tấn công


10. Bệnh tuyến trùng hại cam

•Tuyến trùng xâm nhập một nửa phía

trước cơ thể vào rễ, phần thân sau tuyến trùng
vẫn nằm bên ngoài mô rễ và phát triển phình
to hơn so với phần đầu. Chúng thực hiện kiểu
bán nội ký sính tại chỗ tạo ra các tế bào sưng
phồng xung quanh vùng chúng ký sinh, làm
rễ bị biến dạng.

•- Nếu đã xác định có mặt tuyến trùng


trong đất và gây hại cây trồng cần khẩn
trương tiêu hủy cây bị bệnh và xử lý đất trồng
bằng một trong các loại thuốc hóa học sau:
Diazinol, Ethoprophos, Vifu- Super, Octiva,
Travigo, Etocap, abamectin,
Cabofulran,
Rotenone+Saponin...(liều lượng và nồng độ
theo khuyến cáo của từng hãng SX).


II.SÂU HẠI CÂY

Vòng đời của bọ trĩ kéo dài từ 15 – 23 ngày

•2.Bọ trĩ


×