Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

De cuong ly 11 ca nam hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.74 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
TỔ: VẬT LÝ - CÔNG NGHỆ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 11
NĂM HỌC: 2013 – 2014
I. LÝ THUYẾT:
 Chương 1: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
1. Điện tích. Định luật Cu-lông
- Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông.
- Nêu ý nghĩa của hằng số điện môi.
- Xác định phương, chiều, độ lớn của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm.
- Vận dụng định luật Cu-lông để giải bài tập.
2. Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
- Phát biểu định nghĩa điện trường.
- Phát biểu định nghĩa của cường độ điện trường.
- Nêu khái niệm đường sức điện.
- Nêu các tính chất của đường sức điện.
- Nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường.
- Nêu các đặc điểm (điềm đặt, phương chiều, độ lớn) của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích
điểm gây ra.
- Điện trường đều là gì?
3. Công của lực điện
- Phát biểu đặc điểm của công dịch chuyển điện tích trong điện trường đều, và trong một điện trường bất kì.
- Viết công thức tính công của lực điện trong điện trường đều.
4. Điện thế. Hiệu điện thế
- Trình bày định nghĩa, đơn vị, đặc điểm của điện thế và hiệu điện thế.
- Viết công thức liên hệ giữa điện thế và cường đọ điện trường.
5. Tụ điện
Trình bày cấu tạo của tụ điện, cách tích điện cho tụ và ý nghĩa, biểu thức, đơn vị của điện dung.
 Chương 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
1. Dòng điện không đổi. Nguồn điện


- Phát biểu định nghĩa cường độ dòng điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.
- Nêu điều kiện để có dòng điện và giải thích được vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai cực
của nó.
- Nêu khái niệm dòng điện không đổi.
- Nêu định nghĩa suất điện động của nguồn điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.
2. Điện năng. Công suất điện
- Viết công thức tính điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch khi có dòng điện chạy qua.
- Cộng suất tiêu thụ của một đoạn mạch là gì và được tính bằng công thức nào?
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa công của lực lạ và điện năng tiêu thụ trong mạch kín. Viết công thức tính công và
công suất của nguồn điện.
3. Định luật Ôm đối với toàn mạch
- Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật Ôm cho toàn mạch.
- Nêu các đơn vị của các đại lượng vật lí ở trong biểu thức trên.
- Hiện tượng đoản mạch là gì? Tác hại của nó?
4. Ghép các nguồn điện thành bộ
Trình bày cách ghép các nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp và bộ nguồn song song. Viết công thức tính suất
điện động của bộ nguồn và điện trở trong cùa nó trong từng trường hợp.
 Chương 4: TỪ TRƯỜNG
1. Từ trường


- Nêu định nghĩa từ trường.
- Phát biểu định nghĩa đường sức từ.
2. Lực từ. Cảm ứng điện từ
- Phát biểu các định nghĩa: từ trường, lực từ, cảm ứng từ.

r

- Nêu đặc điểm của lực từ F tác dụng lên phần tử dòng điện (I l ) đặt trong từ trường đều, có cảm ứng từ B .
3. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt

Nêu đặc điểm của vectơ cảm ứng từ tại điểm M do dòng điện trong dây dẫn thẳng dài gây ra, do dòng điện chạy
trong ống dây gây ra tại một điểm trong lòng ống dây, do dòng điện tròn gây ra tại tâm.
4. Lực Lo-ren-xơ
- Lực Lo-ren-xơ là gì? Viết công thức của lực Lo-ren-xơ.
- Phát biểu quy tắc bàn tay trái cho lực Lo-ren-xơ.
 Chương 5: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
1. Từ thông. Cảm ứng điện từ
- Từ thông qua khung được xác định bởi biểu thức nào? Nêu rõ tên gọi và đơn vị của các đại lượng trong biểu
thức đó. Có những cách nào làm từ thông qua mạch kín biến thiên?
- Phát biểu các định nghĩa:
+ Hiện tượng cảm ứng điện từ
+ Dòng điện cảm ứng
+ Từ trường cảm ứng
- Muốn xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây kín , ta dựa vào định luật nào? Hãy phát
biểu nội dung của định luật đó?
- Định nghĩa dòng điện Fucô và công dụng.
2. Suất điện động cảm ứng
- Định nghĩa suất điện động cảm ứng. Viết biểu thức.
- Phát biểu định luật Faraday về cảm ứng điện từ.
3. Tự cảm
- Hiện tượng tự cảm là gì?
- Viết biểu thức tính độ tự cảm của ống dây, suất điện động tự cảm.
Chương 6: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
1. Khúc xạ ánh sáng
- Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Phát biểu và viết biểu thức ĐLKX ánh sáng.
2. Phản xạ toàn phần
- Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Viết biểu thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần.
- Nêu điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần.
 Chương 7: MẮT CÁC DỤNG CỤ QUANG

1. Lăng kính
- Lăng kính là gì? Nêu cấu tạo và các đặc trưng quang học của lăng kính.
2. Thấu kính mỏng
- Nêu ĐN thấu kính, viết biểu thức xác định d, d’, k.
- Nêu mối quan hệ ảnh - vật (thật) đối với thấu kính hội tụ.
II. BÀI TẬP:
Bài 1: Cho hai điện tích điểm q 1 = 4.10-6 C và q2 = 8.10-6 C đặt cố định tại hai điểm A và B
nhau 1m trong chân không. a )Xác định cường độ điện trường tại điểm: N với AN = 80cm,
= 80cm
b). Xác định vị trí mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng không ?
Bài 2: Ba điểm A, B, C tạo thành tam giác vuông tại A đặt trong

điện trường đều E // BA Cho α = 60 0 , BC = 6cm, UBC = 120V.
Tính UAC, UBA, E

cách
BN

C


E

A

α

B



Bài 3: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có ξ = 6,6V và điện trở trong
r = 0,12 Ω . Bóng đèn Đ1 loại 6V - 3W; bóng đèn Đ2 loại 2,5V - 1,25W. Các đèn sáng
bình thường . Tính:a. Hiệu điện thế hai đầu mỗi bóng đèn.
b. Hiệu điện thế hai đầu điện trở R2, cường độ dòng điện chạy qua R2 và giá trị của R2
X
.c. Cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai điểm AB.
Đ
1
d. Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 và giá trị của R1.
R1
C
e. Với giá tri nào của R2 thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoại lớn nhất.
B
A
Đ2 R
f. Thay R2 bằng bình điện phânđựng dung dịch CuSO4 có cực dương bằng đồng.
2
X
Tính khối lượng đồng bám vào catốt sau 16 phút 5 giây
Bài 4: Một quả cầu nhỏ khối lượng m=0,1g mang điện tích q = 10 -8C được treo bằng
r
sợi dây không giãn và đặt vào điện trường đều E có đường sức nằm ngang. Khi quả cầu cân bằng, dây treo hợp với

ξ, r

phương thẳng đứng một góc α = 450 . Lấy g = 10m/s2. Tính:
a. Độ lớn của cường độ điện trường.
b. Tính lực căng dây ..

ξ1,r

R1

R2

Bài 5 :Hai dòng điện cường độ I1 = 3A; I2 = 2A chạy cùng chiều trong hai
ξ2,r
dây dẫn song song và cách nhau 50cm.
Đ
a. Xác định vectơ cảm ứng từ tại điểm M cách dòng I1 30cm; dòng I2
A
R3
80cm
b. Xác định vectơ cảm ứng từ tại điểm N cách dòng I1 30cm; dòng I2
Hình 1
40cm
c. Hãy xác định những điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng không.Tại những điểm đó có từ
trường hay không?
ĐS:a. BM= T
,b. B=2,24.10-6T,
c.r1=30cm,r2=20cm
Bài 6: Hai dòng điện cường độ I1=6A,I2=9A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn và có
chiều ngược nhau,được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a= 10cm:
1. Xác định cảm ứng từ tại:
a. Điểm M cách I1 6cm,cách I2 4cm
b. Điểm M cách I1 6cm,cách I2 8cm
2. Hãy xác định những điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng 0
ĐS: 1.a B=6,5.10-5T,
b.B=3.10-5T ,
2. r120cm,r2=30cm
Bài 7: Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính R = 6 (cm), tại

chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện. Dòng điện chạy trên dây có cường độ 4 (A). Tính cảm ứng từ
tại tâm vòng tròn?
ĐS: 5,5.10-5 (T);
Bài 8: Tính cảm ứng từ tại tâm của 2 vòng dây dẫn đồng tâm, có bán kính là R và 2R. Trong mỗi vòng
tròn có dòng điện I = 10A chạy qua. Biết R = 8cm. Xét các trường hợp sau :
a. Hai vòng tròn nằm trong cùng một mặt phẳng, hai dòng điện chạy cùng chiều.
b. Hai vòng tròn nằm trong cùng một mặt phẳng, hai dòng điện chạy ngược chiều.
c. Hai vòng tròn nằm trong hai mặt phẳng vuông góc nhau.
ĐS: a. 1,18.10-4T b. 3,92.10-5T c. 8,77.10-4T
Bài 8: Cho hai dòng điện I1, I2 có chiều như hình vẽ, có cường độ :I1 = I2= I = 2A ;
các khoảng cách từ M đến hai dòng điện là a = 2cm ; b = 1cm.
Xác định vecto cảm ứng từ tại M?
ĐS: 4,22.10-5 T
Bài 9: Bán kính quỹ đạo của electron ? Biết một electron có vận tốc ban đầu bằng 0 , được gia tốc bằng
một hiệu điện thế U = 500 V , sau đó bay vào theo phương vuông góc với đường sức từ . Cảm ứng từ
của từ trường là B = 0,2T
Đ/S R = 377.10-6 m


Bài 10: Vecto cảm ứng từ của từ trường ? Biết khi bắn một electron với vận tốc v = 2.10 5 m/s vào điện
trường đều theo phương vuông góc với đường sức của điện trường . Cường độ điện trường E =
104 V/m . Để electron chuyển động thẳng đều trong điện trường, ngoài điện trường còn có từ
trường .
Đ/S
B = 5.10-2
T Bài 11: Vecto lực Lo – ren – xơ tác dụng lên electron ? Biết sau khi được gia tốc bỡi hiệu điện thế U
= 150V , người ta cho electron chuyển động song song với một dây dẫn có cường độ I = 10 A , cách
dây dẫn 5 mm . Chiều chuyển động của electron cùng chiều dòng điện .
Đ/S
1,536.10-16

N
Bài 12: Một khung dây dẫn cứng HCN diện tích 200 cm2, ban đầu ở vị trí song song với các đường sức
từ của từ trường đều B=0,01 T. Khung quay đều trong thời gian 40s đến vị trí vuông góc với các đường
sức từ. Xác định chiều và độ lớn của SĐĐ cảm ứng trong khung
ĐS: 0,5.10-5
V
Bài 13. Cuộn dây có 100 vòng, bán kính 10 cm. Trục cuộn dây song song với cảm ứng từ B của một từ
trường đều B = 0,2 T. Quay đều cuộn dây sau 0,5 s trục của nó vuông góc với B . Tính suất điện động
cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây.
ĐS: 1,25 V
Bài 14. Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài 2 dm, chiều rộng 1,14 dm, đặt trong từ trường đều
B, vector B vuông góc với mặt phẳng khung. Cho B = 0,1 T. Xác định suất điện động cảm ứng eC xuất
hiện khi người ta uốn khung dây thành một vòng dây tròn trong thời gian một phút.
ĐS: 14,4 μV
Bài 15. Một cuộn dây dẹt hình tròn tròn gồm N = 100 vòng dây, mỗi vòng có bán kính R = 10 cm, mỗi
mét dài của dây có điện trở R0 = 10 Ω cuộn dây đặt trong từ trường đều vectơ cảm ứng từ vuông góc
với mặt phẳng khung dây và có độ lớn B = 10-2 T giảm đều đến 0 trong thời gian t = 10- 2 s. Tính
cường độ dòng điện xuất hiện trong mạch?
ĐS:
0,31 A
Bài 16. Một vòng dây đồng có đường kính D = 20 cm, tiết điện S = 0,5 mm2 đặt vào trong từ tường
đều có cảmứng từ B vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Tính tốc độ biến thiên của cảm ứng từ qua
vòng dây để dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng là 2 A. Cho điện trở suất của đồng ρ = 1,75.10-8
Ωm.
ĐS: 1,4 T/s
Bài 17. Người ta dùng 1884 m dây đồng để quấn một ống dây đường kính 10 cm dài 3 cm. Cho một
dòng điện cường độ I = 1 A chạy qua.
a. Tìm cảm ứng từ tại tâm O của ống dây.
b. Người ta đặt tại O một ống dây nhỏ có 1000 vòng, tiết diện 10 cm2. Tìm suất điện đồng cảm ứng
trong

ống dây nhỏ khi ta cho dòng điện trong ống dây lớn biến thiên từ 0 đến 1 A trong 1/100 s.
Cho biết trục hai ống dây trùng nhau.
ĐS: a. 0,2512 T;
b. 25,12 V
Bài 18. Một vòng dây tròn đường kính D = 10 cm, điện trở R = 0,1 Ω đặt nghiêng một góc 300 so với
cảm ứng từB của từ trường đều. Xác dịnh suất điện động cảm ứng và cường độ dòng điện cảm ứng xuất
hiện trong vòng dây, nếu trong thời gian t = 0,029 s:
a. Từ trường giảm đều từ B = 0,4 T đến 0.
b. Từ trường B = 0,4 T nhưng quay quay đều khung đến vị trí mà cảm ứng từ B trùng với mặt phẳng
vòng dây.
ĐS: a. 0,136 V; 1,36 A;
b. 0,136 V; 1,36 A
Bài 19: Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục
chính của thấu kính, cách thấu kính 30 cm. Hãy xác định vị trí ảnh, tính chất ảnh và số phóng đại ảnh.
Vẽ hình đúng tỷ lệ
ĐS: d / = 15 cm ; k
= ─ ½.
Bài 20: Cho thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10 cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục
chính của thấu kính, cách thấu kính 20 cm. Hãy xác định vị trí ảnh, tính chất ảnh và số phóng đại ảnh


ĐS: d / = ─ 20/3 cm ; k =
1/3.
Bài 21. Vật sáng AB đặt vng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10 cm.
Nhìn qua thấu kính thấy 1 ảnh cùng chiều và cao gấp 3 lần vật. Xác định tiêu cự của thấu kính, vẽ
hình?
ĐS: 15 cm.
Bài 22. Vật sáng AB đặt vng góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f =10 cm, cho ảnh
thật lớn hơn vật và cách vật 45 cm
a) Xác định vị trí của vật, ảnh. Vẽ hình

b) Vật cố định. Thấu kính dịch chuyển ra xa vật hơn nữa. Hỏi ảnh dịch chuyển theo chiều nào?
ĐS: a. d = 15 cm; d’ = 30 cm;
b. Khi d từ 15 cm đến 20 cm thì ảnh chuyền động cùng chiều và lớn dần lên, đến khi d = 20 cm
thì ảnh cao bằng vật; Sau đó nếu d > 20 cm thì ảnh chuyển động theo chiều ngược lại và nhỏ hơn vật.
Bài 24: Vật sáng AB qua TKHT có f = 24 cm cho ảnh thật bằng 2/3 vật.
Muốn ảnh thật lớn bằng 3/2 vật thì cần dời vật theo chiều nào, một
đoạn?
ĐS: gần TK 20 cm
Bài 25: Điểm sáng S trên trục chính một TKHT (f = 12 cm) cho ảnh S’; dời
S gần TK 6 cm thì ảnh dời đi 2 cm và không đổi tính chất. Vò trí S và S’
lúc đầu là?
ĐS: 36 cm và 18 cm
Bài 26: Vật AB trước TKHT cho ảnh A’B’ rõ,ø gấp ba AB. Dời vật ra xa TK
thêm 3 cm thì ảnh vẫn thật và dời 18 cm. Tìm f = ?
ĐS: 18 cm
Bài 27: Một màn và vật AB ở hai bên TKHT, ảnh A1B1 rõ nét và cao 2
cm. Dời vật gần TK thêm 45 cm thì được ảnh A2B2 cũng thật cao 20 cm
và cách A1B1 18 cm. f = ?
ĐS: 10 cm
Bài 28: Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước một thấu kính O thì cho một
ảnh rõ nét trên một màn ảnh E. Dòch vật lại gần thấu kính một
khoảng 12cm thì phải dòch màn đi một khoảng 16 cm. Ảnh này lớn
gấp 3 lần ảnh trước. Tìm tiêu cư ïthấu kính?
ĐS: 12 cm
Bài 29. Một vật thật AB đặt vng góc với trục chính của một thấu kính. Ban đầu ảnh của vật qua thấu
kính là ảnh ảo và bằng nửa vật. Giữ thấu kính cố định di chuyển vật dọc trục chính 100 cm. Ảnh của
vật vẫn là ảnh ảo và cao bằng 1/3 vật. Xác định chiều dời của vật, vị trí ban đầu của vật và tiêu cự của
thấu kính?
ĐS: 100 cm;
100 cm.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×