Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

LUẬN văn cơ KHÍ CHẾ BIẾN TÍNH TOÁN THIẾT kế máy SÀNG cát xây DỰNG NĂNG SUẤT 10 tấn GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SÀNG CÁT
XÂY DỰNG NĂNG SUẤT 10 TẤN/GIỜ

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TRẦN VĂN NHÃ

TRẦN MINH TRÍ
MSSV: 1065797
Ngành: Cơ khí chế biến – K32

Cần Thơ 2010


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ


….......……….
Cần Thơ, ngày 14 tháng 08 năm 2010

PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài: Tính toán thiết kế máy sàng cát xây dựng năng suất 10 tấn/h
2. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: ThS. Trần Văn Nhã
3. Địa điểm thực hiện: Khoa Công Nghệ.
4. Số lượng sinh viên thực hiện: 01
5. Họ và tên sinh viên đăng ký: Trần Minh Trí

1065797

6. Mục đích đề tài: Thiết kế mẫu máy sàng cát xây dựng nhằm cung cấp cát đã phân
loại trong dây chuyền sản xuất cát sạch.
7. Nội dung chính và giới hạn đề tài:
-Nội dung chính:
Vai trò của ngành xây dựng trong việc phát triển kinh tế và giới thiệu vài nét về
tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng ở VN.
Giới thiệu dây chuyền sản xuất cát sạch và cơ sở lý thuyết về sàng.
Nghiên cứu tính toán, thiết kế máy sàng cát.
Hoàn thành báo cáo gồm bản thuyết minh và bản vẽ hoàn chỉnh.
-Giới hạn của đề tài:Chỉ dừng lại ở phần tính toán thiết và mô phỏng mô hình 3D,
không đi sâu vào chế tạo máy.
8. Công cụ mô phỏng máy: Phần mềm Autodesk inventer.
9. Kinh phí dự trù: 400.000 đồng.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

DUYỆT CỦA BỘ MÔN


DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG

CBHD: Trần Văn Nhã

ii

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

------o0o-----

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: TRẦN VĂN NHÃ.
2. Tên đề tài: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SÀNG CÁT XÂY DỰNG NĂNG
SUẤT 10 TẤN/GIỜ.
3. Sinh viên thực hiện: TRẦN MINH TRÍ.
MSSV: 1065797.
4. Lớp: Cơ khí chế biến.

Khóa: 32.
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức bài thuyết minh của luận văn tốt nghiệp:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
b. Nhận xét về bản vẽ:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
c. Nhận xét về nội dung của luận văn tốt nghiệp:
 Nội dung và công việc đã đạt được của đề tài:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
 Những vấn đề còn hạn chế:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
d. Nhận xét về sinh viên thực hiện đề tài:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
e. Kết luận, đề nghị:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Điểm đánh giá:
………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cán bộ hướng dẫn


CBHD: Trần Văn Nhã

iii

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------o0o-----

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN
1. Cán bộ chấm phản biện:
2. Tên đề tài: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SÀNG CÁT XÂY DỰNG NĂNG
SUẤT 10 TẤN/GIỜ.
3. Sinh viên thực hiện: TRẦN MINH TRÍ. MSSV: 1065797.
4. Lớp: Cơ khí chế biến.
Khóa: 32.
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức trình bày của luận văn tốt nghiệp:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

b. Nhận xét về bản vẽ của luận văn tốt nghiệp:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
c. Nhận xét về nội dung của luận văn tốt nghiệp:
 Nội dung thực hiện của đề tài:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
 Những vấn đề còn hạn chế:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
d. Nhận xét về sinh viên thực hiện đề tài:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
e. Kết luận, đề nghị và điểm:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cán bộ chấm phản biện

CBHD: Trần Văn Nhã

iv

SVTH: Trần Minh Trí



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã gặp không ít khó khăn về kiến thức
chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, nhờ sự truyền đạt nhiệt tình của thầy
hướng dẫn, quý thầy trong bộ môn kỹ thuật cơ khí và bộ môn xây dựng nên em đã
hoàn thành đề tài hoàn chỉnh và đúng thời gian quy định.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Văn Nhã đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu cho em trong thời gian thực hiện đề tài và trong suốt quá trình học tập ở giảng
đường đại học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày 14 tháng 12 năm 2010
Trần Minh Trí

CBHD: Trần Văn Nhã

v

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................... 2
1.1.Tình hình phát triển kinh tế xã hội của VN sau khi gia nhập WTO............... 2
1.1.1 Kinh tế Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO .......................................... 2

1.1.2. Kinh tế VN những tháng đầu năm 2010 và một số dự đoán trong tương
lai ................................................................................................................... 4
1.2.Vài nét về ngành xây dựng ở nước ta ........................................................... 5
1.2.1. Vai trò của ngành xây dựng trong việc phát triển kinh tế xã hội VN ..... 5
1.2.2. Sự phát triển của ngành xây dựng ở Việt Nam ...................................... 6
1.3.Vai trò và tình hình sản xuất cát sạch ở nước ta............................................ 7
1.3.1. Vai trò của cát sạch trong xây dựng ...................................................... 7
1.3.2. Tình hình sản xuất cát sạch ở nước ta ................................................... 8
1.3.3. Yêu cầu kỹ thuật về mô đun độ lớn và kích cỡ hạt của cát trong xây
dựng .............................................................................................................. 8
CHƯƠNG 2 QUI TRÌNH SẢN XUẤT CÁT SẠCH VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
SÀNG ..................................................................................................................... 10
2.1.Qui trình sản xuất cát sạch ......................................................................... 10
2.1.1.Sản xuất cát sạch từ cát tự nhiên .......................................................... 10
2.1.2.Sản xuất cát sạch từ đá thiên nhiên ...................................................... 10
2.2.Cơ sở lý thuyết về sàng .............................................................................. 11
2.2.1.Khái niệm. ........................................................................................... 11
2.2.2.Phân loại ............................................................................................. 11
2.2.2.1.Phân loại theo tính chất của bề mặt nguyên liệu ............................ 12
2.2.2.2.Phân loại theo tính chất khí động học ............................................ 13
2.2.2.3. Phân loại theo tỉ trọng .................................................................. 14
2.2.2.4.Phân loại theo từ tính .................................................................... 14
2.2.2.5.Phân loại hạt theo kích thước ........................................................ 15
2.2.2.6.Phân loại theo màu sắc .................................................................. 16
2.2.3. Bề mặt làm việc của sàng ................................................................... 17
2.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân loại ..................................... 19
2.2.4.1.Độ ẩm của vật liệu. ....................................................................... 19
2.2.4.2. Hình dạng và kích thước lỗ lưới ................................................... 19
2.2.4.3.Chế độ động học của sàng. ............................................................ 20
2.3. Chọn mô hình phân loại hạt ...................................................................... 20

2.3.1. Xác định tính chất của mẫu cát nguyên liệu ........................................ 20
2.3.1.1. Xác định độ ẩm của mẫu .............................................................. 20
2.3.1.2.Xác định khối lượng riêng............................................................. 21
2.3.1.3.Xác định khối lượng thể tích xốp .................................................. 22
2.3.1.4.Xác định thành phần hạt và mô đun độ lớn.................................... 23
2.3.2.Chọn mô hình máy .............................................................................. 24
2.3.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy ............................................ 28

CBHD: Trần Văn Nhã

vi

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

2.3.3.1. Cấu tạo......................................................................................... 28
2.3.3.2. Nguyên lý hoạt động của máy. ..................................................... 28
CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ.................................................................... 29
3.1.Tính toán thiết kế khối sàng chuyển động .................................................. 29
3.1.1.Thiết kế bề mặt làm việc của sàng. ...................................................... 29
3.1.1.1.Xác định kích thước lỗ lưới sàng. .................................................. 29
3.1.1.2.Xác định kích thước lưới sàng. ...................................................... 29
3.1.2.Thiết kế khung lưới sàng. .................................................................... 30
3.1.3.Thiết kế bộ phận làm sạch ................................................................... 31
3.1.4.Thiết kế thùng sàng ............................................................................. 32
3.2.Xác định các thông số kĩ thuật. .................................................................. 33
3.2.1.Xác định số vòng quay của trục lệch tâm. ............................................ 33
3.2.2.Xác định công suất của máy. ............................................................... 34

3.3.Thiết kế lò xo nén. ..................................................................................... 37
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 41
4.1. Kết luận ................................................................................................... 41
4.2. Kiến nghị ................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 42

CBHD: Trần Văn Nhã

vii

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của một
quốc gia. Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác
phát triển. Ngoài ra, nhu cầu của con người hiện nay về môi trường sống cũng như
không gian sinh hoạt hằng ngày được quan tam rất nhiều.
Do đó, ngành xây dựng cũng được phát triển lên rất mạnh. Chất lượng công
trình ngày càng được chú trọng nhiều hơn.
Để đảm bảo nhu cầu chất lượng công trình thì vật liệu xây dựng đòi hỏi phải
sạch và đúng chuẩn. Cát là một trong những yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến
công trình . Hiện nay, nguồn cung cấp cát tự nhiên cũng giảm đáng kể. Vấn đề đặt ra là
tạo nên cát nhân tạo từ nguyên liệu đá thiên nhiên để đảm bảo cung cấp đủ cho ngành
xây dựng.
Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có một số cơ sở sản xuất cát sạch và cát nhân tạo.
Tuy nhiên, nguồn cung vẫn còn rất ít so với nhu cầu sử dụng. Các dây chuyền thiết bị
công nghệ vẫn còn nhập về từ nước ngoài với giá rất cao.

Mục đích nghiên cứu đề tài là “Thiết kế máy sàng cát xây dựng năng suất 10
tấn/giờ” nhằm đảm bảo kích thước của hạt trong công đoạn sàng của dây chuyền sản
xuất cát sạch.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, do kiến thức còn hạn chế, thiếu kinh
nghiệm thực tế và hạn chế về thời gian thực hiện nên đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến, bổ sung của quý Thầy Cô và các bạn để đề tài
này được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện
Trần Minh Trí

CBHD: Trần Văn Nhã

1

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.Tình hình phát triển kinh tế xã hội của VN sau khi gia nhập WTO
1.1.1 Kinh tế Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO
Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Việc Việt Nam gia nhập WTO chính là sự tiếp nối thành quả của
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trước đó, tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN AFTA; tháng 12/2001, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ bắt đầu có hiệu lực; sau đó,
nước ta cũng đã ký nhiều Hiệp định kinh tế song phương và đa phương với một số
nước và tổ chức quốc tế.

Năm 2007, năm đầu tiên trở thành thành viên chính thức WTO, nền kinh tế Việt
Nam đạt được tốc độ tăng trưởng 8,46%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây: tổng
GDP đạt 71,3 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 835 USD, tiếp cận ngưỡng của
nước có thu nhập trung bình thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hóa, với nông nghiệp chiếm tỷ trọng 20% GDP, còn lại là công nghiệp và dịch vụ; kim
ngạch xuất khẩu đạt gần 50 tỷ USD, nhưng nhập siêu cũng gia tăng, đạt 14,12 tỷ USD,
bằng 29% kim ngạch xuất khẩu. Làn sóng FDI mới bắt đầu từ vài năm trước tiếp diễn
với nhịp độ nhanh hơn, với kết quả khả quan về vốn đăng ký của cả năm đạt 21,3 tỷ
USD và vốn thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD. Báo Malaysia Star viết: “Việt Nam đã trở
thành viên nam châm với rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài - những người muốn tham
dự vào tiến trình bùng nổ kinh tế của đất nước. Từ các hãng xây dựng cho đến những
nhà đầu tư phát triển bất động sản và công nghiệp, dịch vụ, cơ hội là quá nhiều đối với
những ai tìm kiếm mảnh đất đầu tư trong triển vọng của kinh tế Việt Nam”.
Báo cáo của tập đoàn tư vấn kinh doanh lớn nhất thế giới Pricewaterhouse
Coopers công bố tháng 7/2007 xếp Việt Nam ở vị trí số 1 trong số 20 nền kinh tế mới
nổi về hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh
của Ngân hàng Thế giới công bố cuối tháng 9/2007, Việt Nam xếp hạng 91 về mức độ
thuận lợi kinh doanh, tăng 13 bậc so với năm trước.
Năm 2008, Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội nước ta được thực hiện trong bối
cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường. Diễn biến phức tạp của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu cùng với thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển kinh tế, xã hội của nước ta. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống
nhất của Đảng và Nhà nước cùng sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân, các bộ,
ngành, các tập đoàn kinh tế..., nền kinh tế nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn,
thách thức, kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát, an sinh xã hội được đảm bảo, nhiều vấn
đề xã hội bức xúc được giải quyết.
CBHD: Trần Văn Nhã

2


SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Kết quả cho thấy sự tăng trưởng kinh tế năm 2008 như sau:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2008 tính theo giá so sánh 1994
ước tăng 5,6% so với năm 2007, bao gồm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,4%; lâm
nghiệp tăng 2,2%; thủy sản tùng 6,7%.
- Tuy gặp nhiều khó khăn do giá cả đầu vào tăng nhanh, đặc biệt giá dầu không ổn
định nhưng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính vẫn
tăng 14,6% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế nhà nước tăng 4%; khu vực
kinh tế ngoài nhà nước tăng 18,8%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng
18,6%, trong đó dầu khí giảm 4,3%.
- Hoạt động dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo
giá thực tế năm 2008 ước tính tăng 31% so với năm 2007, trong đó khu vực kinh tế nhà
nước tăng 20,4%; kinh tế cá thể tăng 32,2%, kinh tế tư nhân tăng 34,3%, kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài tăng 20,9%. Xét theo ngành kinh doanh, thương nghiệp tăng 31,5%;
khách sạn, nhà hàng tăng 26,2%; dịch vụ tăng 31,3% và du lịch tăng 41,8%.
- Hoạt động bưu chính - viễn thông tiếp tục phát triển, nhất là dịch vụ viễn thông.
Tổng số điện thoại cố định của cả nước tính đến hết tháng 12-2008 là 13,1 triệu thuê
bao, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường internet tiếp tục phát triển.
- Số khách quốc tế đến nước ta năm 2008 ước tính đạt 4,3 triệu lượt người, tăng 0,6%
so với năm trước, trong đó khách đến với du lịch, nghỉ dưỡng là 2,6 triệu lượt người,
tăng 1%; đến vì công việc là 844,8 nghìn lượt người, tăng 25,4%.
Năm 2009 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động nặng nề của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới nhưng cũng nhanh chóng vượt lên khó khăn để có những bước

đột phá trong những tháng cuối năm và là một trong số ít quốc gia châu Á có tăng
trưởng dương. Với Việt Nam, đáy của khó khăn rơi vào quý I/2009 khi tăng trưởng
GDP giai đoạn này chỉ đạt mức 3,1%, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Các
hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu...đồng loạt gặp khó khăn, rơi vào
đình trệ...Tuy nhiên, sau giai đoạn này, nhờ hàng loạt các giải pháp kích thích kinh tế
của Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất; miễn, giảm, hoãn thuế với rất nhiều hàng
hoá, dịch vụ; nới lỏng chính sách tiền tệ..., kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển
nhanh chóng, dần ổn định trong quý II và phục hồi nhanh chóng 2 quý còn lại để đạt
mức tăng trưởng GDP cả năm tới 5,2%. Đây là một trong những mức tăng trưởng ấn
tượng trong khu vực châu Á cũng như trên thế giới. Trong năm 2009, vốn đầu tư toàn
xã hội ước tính tăng 15,3% so với 2008 và bằng 42,8% GDP. Vốn đầu tư từ khu vực
nhà nước tăng 40,5%, trong đó vốn từ ngân sách chiếm 21,8% tổng vốn, tăng 6,8% so
với kế hoạch năm. Vốn đầu tư ngoài nhà nước năm 2009 tăng 13,9% trong khi khu vực
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 5,8%.
Theo khảo sát của Hội đồng Kinh doanh châu Á, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về
hấp dẫn đầu tư đối với các tập đoàn châu Á trong giai đoạn 2007 – 2009. Có 85% ông
CBHD: Trần Văn Nhã

3

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

chủ các tập đoàn châu Á được hỏi cho biết đã lên kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc,
51% với Ấn Độ và 38% dành cho Việt Nam.
1.1.2. Kinh tế VN những tháng đầu năm 2010 và một số dự đoán trong tương lai
Nửa chặng đường của năm kế hoạch 2010, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh
hơn trên đà hồi phục từ cuối năm ngoái. Nhìn chung, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch

quan trọng đều có bước cải thiện đáng ghi nhận …
Theo số liệu công bố tại cuộc họp giao ban của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24-62010, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm đạt 6-6,1% so với cùng kỳ
năm ngoái. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,7-3,2%, công
nghiệp và xây dựng tăng 6-6,7%, dịch vụ tăng 6,8-7,2%.
Tính chung, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đạt hơn 366 ngàn tỷ đồng, tăng
13,8%. Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm đạt hơn
103 ngàn tỷ đồng, tăng 5,34% so với cùng kỳ, là kết quả rất tốt trong bối cảnh điều
kiện thời tiết không thuận lợi. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt hơn
747 ngàn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ.
Tổng giá trị giải ngân vốn ODA đạt 1,41 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ. Cả nước
thu hút thêm 438 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN), với tổng vốn đăng ký mới đạt 7,9
tỷ USD, tăng 43% về vốn so với cùng kỳ. Tính chung cả về dự án mới cấp phép và xin
tăng vốn, cả nước đã thu hút thêm 8,43 tỷ USD vốn đăng ký. Đặc biệt, tổng vốn ĐTNN
thực hiện 6 tháng qua đạt 5,4 tỷ USD, tăng 5,9%. Hoạt động kinh tế đối ngoại "nóng"
trở lại bởi tình hình kinh tế trong nước chuyển biến tích cực và các nhà đầu tư vẫn tin
tưởng, chọn Việt Nam là điểm đến của dòng vốn trung và dài hạn.
Tuy nhiên, những thách thức trước mắt còn rất nặng nề, bởi không ít mục tiêu đề ra
nhưng chưa làm được, hoặc làm chưa tốt.
Điều chưa làm được đáng quan tâm nhất hiện nay là việc nâng cao hiệu quả đầu tư.
Cụ thể là, thực hiện tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng qua đã được huy
động đến mức cao nhất từ trước tới nay, bằng 43,5% GDP, mà tốc độ tăng trưởng kinh
tế chỉ đạt khoảng 6,1% là hiệu quả rất thấp
Một nỗ lực khác cũng chưa mang lại kết quả như mong muốn là giảm nhập siêu,
trong khi xuất khẩu tăng 15,7% thì nhập khẩu tăng 29,4%.
Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Economist của Anh ngày
22/7/2010 đã nâng mức dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt
Nam trong năm 2010 lên 6,4%, tăng 0,2% so với dự báo trước đây.

CBHD: Trần Văn Nhã


4

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

EIU khẳng định sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu báo hiệu một tương lai tốt đẹp
cho xuất khẩu của Việt Nam, trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng thời gian gần đây
cho thấy nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của Việt Nam đang tăng.
Tuy vậy, EIU cảnh báo dù GDP của Việt Nam đang tăng nhanh hơn mức 5,4% của
năm 2009, song vẫn chưa thể quay về mức trên 8% như thời kỳ trước cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới.
Về nguồn cung, EIU cho rằng tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam
sẽ tăng mạnh trong hai năm 2010 và 2011, chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài.
Theo EIU, sau khi nhận được "cú hích" nhờ lãi suất thấp và giá nguyên liệu giảm
trong năm 2009, lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh, lên mức
11,5% trong quý 2 năm nay.
Trong giai đoạn 2010-2011, lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam sẽ tiếp tục được hỗ trợ
nhờ chính phủ đầu tư vào phát triển các dự án hạ tầng và mở rộng diện tích văn phòng.
Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ cũng sẽ tăng mạnh thông qua dịch vụ bán lẻ và tài
chính.
Ngoài ra, EIU còn nhận định lạm phát tại Việt Nam sẽ tăng từ mức 7% của năm
2009 lên mức trung bình 9,2% trong hai năm 2010 và 2011. EIU cho rằng lạm phát
tăng cùng với tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao có thể sẽ hạn chế việc tăng trưởng tiêu
dùng trong tương lai.
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
trong năm 2010 là 7%, vượt 0,5% so với mục tiêu của chính phủ đề ra.(Nguồn: TTX,
23/7).
1.2.Vài nét về ngành xây dựng ở nước ta

1.2.1. Vai trò của ngành xây dựng trong việc phát triển kinh tế xã hội VN
Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã được phát triển nhanh chóng.
Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2007 của Ngân hàng Thế giới, đầu tư hàng năm vào
cơ sở hạ tầng của đất nước chiếm từ 9-10% GDP. Tuy nhiên, việc phát triển cơ sở hạ
tầng không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội. Theo Ngân hàng Thế
giới, Việt Nam cần tăng thêm đầu tư vào cơ sở hạ tầng đến 10-11% GDP.
Thách thức lớn nhất của Việt Nam trong khoảng thời gian tới là cân bằng tốc độ tăng
trưởng mà không gia tăng lạm phát, tạo các giải pháp phát triển bền vững trong dài
hạn. Nhân tố chính để kinh tế phát triển bền vững là chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản
xuất hàng hóa có giá trị gia tăng thấp sang hàng hóa có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là
lĩnh vực công nghệ cao. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp nêu ra 3 vấn đề chính
CBHD: Trần Văn Nhã

5

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Việt Nam cần quan tâm cải cách, đó là: cơ sở hạ tầng và năng lượng; phát triển nguồn
nhân lực; tiếp tục duy trì việc cải cách thể chế và cải cách hành chính theo hướng hiệu
quả hơn.
Tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam đã được tổ chức ở Hà Nội ngày 26/5/2010,
Phát biểu với các doanh nghiệp tham dự diễn đàn, Thứ trưởng Bộ GT-VT Trương Tấn
Viên cho biết, đến năm 2015, hạ tầng giao thông của Việt Nam sẽ có bước cải thiện
đáng kể khi một số dự án giao thông lớn hoàn thành như: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng,
cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình,
dự án nâng cấp cảng hàng không Nội Bài, cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, cao tốc
TPHCM - Dầu Giây, cảng Thị Vải - Cái Mép, cảng trung chuyển Vân Phong…

Để đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng thì ngành xây dựng đóng vai trò trực tiếp và
chủ chốt. Trước những đòi hỏi của thực tiễn, ngành xây dựng đã và đang triển khai
chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, sắp xếp,
đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp...Những
cố gắng đó đang góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tích cực.
Hàng ngàn, hàng vạn công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật, đô thị hiện đại không
ngừng mọc lên làm chơ diện mạo đất nước ngày càng thêm đổi mới.
1.2.2. Sự phát triển của ngành xây dựng ở Việt Nam
Năm mươi năm đã qua, với những tên gọi khác nhau, gắn với những nhiệm vụ chính
trị cụ thể của từng thời kỳ, ngành xây dựng Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử
thách, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Đặc biệt, sau hơn 20 năm đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, ngành xây dựng đã có
bước phát triển nhanh chóng, đang từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách
trong lĩnh vực xây dựng, trong quản lý và phát triển đô thị, tạo dựng hành lang pháp lý
theo hướng thuận lợi cho hoạt động xây dựng. Việc ra đời Luật Xây dựng, Luật Nhà ở,
Luật Kinh doanh bất động sản... vừa tạo sự phân định ngày càng rõ hơn chức năng
quản lý nhà nước và hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp, vừa góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng và sản phẩm xây dựng, đáp ứng
yêu cầu của nền kinh tế quốc dân và các yêu cầu của ngành xây dựng trong hội nhập
kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược
liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài để tiếp nhận công nghệ hiện đại, tận dụng
thương hiệu nổi tiếng để thâm nhập và mở rộng thị trường. Ngoài việc chú trọng sản
xuất những mặt hàng vật liệu tinh xảo để đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng,
các doanh nghiệp còn mạnh dạn thực hiện các phương thức kinh doanh dịch vụ xây
dựng hợp lý, phù hợp với những nguyên tắc của WTO. Với những sản phẩm chất
lượng cao, phù hợp thị hiếu thì cơ hội xuất khẩu đang mở rộng đối với các doanh
CBHD: Trần Văn Nhã

6


SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Xuất khẩu được xem là một "cơn gió lành" giúp các
doanh nghiệp tăng khả năng tiêu thụ để hạ giá thành sản phẩm. Đẩy mạnh xuất khẩu để
mở rộng thị trường vật liệu xây dựng sẽ tạo điều kiện khai thác hết năng lực sản xuất
trong nước để củng cố thế vững chắc cho thị trường trong nước.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam
trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ là thị trường mở cho xuất khẩu và nhập khẩu
với mức độ cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, nhu cầu VLXD ngày càng tăng sẽ tạo điều
kiện cho sản xuất VLXD phát triển cả về quy mô và tốc độ.
Hiện nay thị trường VLXD Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường có tốc
độ phát triển nhanh bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm với kiểu dáng, mẫu mã, màu
sắc khá đa dạng; chất lượng ngày càng cao và giá sản phẩm có xu hướng giảm dần theo
xu thế chung. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng trung bình về sản lượng của các
chủng loại VLXD cũng rất ổn định: xi măng 15,86%, gạch ốp lát 29%, sứ vệ sinh
27,47%, kính xây dựng 24%, vật liệu xây dựng 15,9%, vật liệu lợp 10,45%, đá xây
dựng 24,4%, cát xây dựng 9,93%... Ngành sản xuất VLXD là một trong số những
ngành có nhiều đổi mới về đầu tư công nghệ và thiết bị sản xuất ở một số lĩnh vực như:
xi măng sản xuất bằng công nghệ lò quay phương pháp khô, gạch ốp lát, sứ vệ sinh,
kính xây dựng... đã bắt kịp được với trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và
thế giới. Hầu hết các sản phẩm VLXD sản xuất đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn Việt Nam
và tiêu chuẩn của một số nước phát triển. Đặc biệt, một số chủng loại sản phẩm có chất
lượng tương đương với sản phẩm của các nước trong khu vực và thế giới nên đã tham
gia được vào thị trường xuất khẩu.
Nhìn chung, ngành xây dựng ở VN đang đón nhận nhiều điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển trong thời gian tới. Sự hồi phục của ngành xây dựng trong năm 2009 phần

lớn dựa trên những yếu tố có tính ổn định,nên sẽ tiếp tục tạo đà cho sự tăng trưởng
trong 1- 3 năm tới.
1.3.Vai trò và tình hình sản xuất cát sạch ở nước ta
1.3.1. Vai trò của cát sạch trong xây dựng
Cát là vật liệu dạng hạt có nguồn gốc tự nhiên là hạt đá và khoáng vật nhỏ, mịn. Cát
có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là silica. Trong xây dựng, cát được phối trộn với ximăng và nước theo những tỷ lệ nhất định để tạo thành vữa xây dựng, hay thêm đá để
tạo bê-tông. Do dùng cát tự nhiên để làm vật liệu xây dựng nên lâu dần người ta gọi là
cát xây dựng. Cát xây dựng đòi hỏi phải là cát sạch, đảm bảo nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật
an toàn trong xây dựng.

CBHD: Trần Văn Nhã

7

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Cát sạch là cát phải được xử lý đúng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, phải tuân thủ
những quy định nghiêm ngặt về độ lớn của hạt, tỷ lệ hàm lượng bùn, bụi, sét có trong
cát, tỷ lệ hạt lớn nhỏ... .
Nếu dùng cát không đạt chất lượng có thể gây hậu quả khó lường cho các công trình
xây dựng. Cát có vấn đề như lẫn nhiều tạp chất, dầu mỡ hay phèn thì chắc chắn chất
lượng của công trình sẽ bị ảnh hưởng. Dùng cát kém chất lượng không gây ra hư hỏng
công trình ngay, nhưng sẽ là nguy cơ tiềm ẩn cho ngôi nhà về sau. Cát nhiễm phèn, có
muối, dầu mỡ, dùng đổ bê-tông thì sẽ không đông kết, hoặc có thể đông nhưng lâu
ngày sẽ ăn mòn khung sắt thép của công trình. Cát lẫn tạp chất như sỏi lớn, đất sét,
cành cây khô…, nếu không được làm sạch trước khi dùng sẽ khiến tường xây xong một
thời gian có hiện tượng bong tróc. Khi xây nhà, cát chiếm một lượng rất lớn so với các

vật liệu khác, vì vậy, người tiêu dùng cần phải lựa chọn thật kỹ trước khi chọn mua loại
vật liệu này.
1.3.2. Tình hình sản xuất cát sạch ở nước ta
Hiện nay người tiêu dùng quá dễ tính với chuyện lựa chọn cát xây dựng. Với những
công trình xây dựng lớn, chủ đầu tư còn quan tâm đến chất lượng cát, đưa cát đi kiểm
tra chất lượng trước khi thi công. Với những công trình nhỏ như xây nhà dân dụng,
thường thì chủ nhà mặc kệ, cùng lắm là sử dụng đúng loại cát cho từng hạng mục công
trình. Ví dụ như cát bê-tông dùng cho đổ bê-tông, cát xây dùng để xây dựng tường…
Hầu hết các cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng, chỉ phân ra hai loại: Cát thô và cát
xây, chưa đưa ra chuẩn về hàm lượng, thành phần hạt của cát, thành phần tạp chất hữu
cơ, sét... cho khách hàng biết. Cát chiếm một lượng rất lớn so với các vật liệu khác
trong các công trình xây dựng, nhưng các chủ đầu tư chưa quan tâm đến chất lượng
cát.
Do nhu cầu sử dụng cát sạch ở nước ta chưa được quan tâm nhiều nên việc sản xuất
cát sạch vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên hiện nay một số người đã và đang quan tâm tới
vấn đề sử dụng cát sạch và nhận thấy được giá trị chất lượng của chúng nên có thể
trong tương lai cát sạch sẽ được quan tâm nhiều hơn.
1.3.3. Yêu cầu kỹ thuật về mô đun độ lớn và kích cỡ hạt của cát trong xây
dựng.( Theo TCVN 7570_2006)
- Theo giá trị mô đun độ lớn, cát dùng cho bê tông và vữa được chia ra 2 nhóm
chính:
+ Cát thô khi mô đun độ lớn trong khoảng từ 2,0-3,3.
+ Cát mịn khi mô đun độ lớn trong khoảng từ 0,7-2,0.

CBHD: Trần Văn Nhã

8

SVTH: Trần Minh Trí



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Cát có thành phần hạt như quy định trong Bảng 1 được sử dụng để chế tạo bê
tông và vữa cho tất cả các cấp bê tông và mác vữa.
Bảng 1.1- Thành phần hạt của cát

Kích thước lỗ sàng

Lượng sót tích lũy trên sàng, % khối lượng
Cát thô

Cát mịn

2,5 mm

Từ 0 đến 20

0

1,25 mm

Từ 15 đến 45

Từ 0 đến15

630 m

Từ 35 đến 70


Từ 0 đến 35

315 m

Từ 65 đến90

Từ 5 đến 65

140 m

Từ 90 đến 100

Từ 65 đến 90

10

35

Lượng qua sàng 140 m,
không lớn hơn

CBHD: Trần Văn Nhã

9

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


CHƯƠNG 2
QUI TRÌNH SẢN XUẤT CÁT SẠCH VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SÀNG
2.1.Qui trình sản xuất cát sạch
2.1.1.Sản xuất cát sạch từ cát tự nhiên
Cát sau khi lấy từ các mỏ về được rửa sạch và sàng loại bỏ các tạp chất kích thước
lớn như sỏi, đá, vỏ ốc, hến…sẽ trở thành cát sạch.

Hình 2.1-Cát được rửa sau khi lấy từ mỏ về.

2.1.2.Sản xuất cát sạch từ đá thiên nhiên
Nguyên liệu đá từ máy cấp liệu rung động trộn đều sẽ được chuyển vào máy nghiền
kiểu hàm để tiến hành nghiền thô, nguyên liệu đá sau khi được nghiền thô sẽ được đưa
vào máy nghiền hàm nhỏ để tiến hành nghiền một lần nữa, nguyên liệu đá sau khi được
nghiền sẽ từ băng tải chuyển vào máy sàng rung động để tiến hành sàng lọc, đá đáp
ứng được yêu cầu cỡ hạt nạp liệu của máy sản xuất cát sẽ được đưa vào máy sản xuất
cát tiến hành chế tạo cát, đá không đáp ứng yêu cầu sẽ được chuyển lại máy nghiền
kiểu hàm nhỏ để nghiền lại, nguyên liệu từ máy sản xuất cát chuyển lại máy sàng rung
động để sàng lọc lại, cát sàng lọc ra đáp ứng yêu cầu chuyển đến máy rửa cát rửa sạch,

CBHD: Trần Văn Nhã

10

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

sau khi rửa sạch thành phẩm từ băng tải chuyển ra chính là thành phẩm, nguyên liệu
hỗn hợp cát đá không đáp ứng yêu cầu sẽ được chuyển đến máy sản xuất cát để tiến

hành nghiền một lần nữa.
2.2.Cơ sở lý thuyết về sàng
2.2.1.Khái niệm
Nguyên liệu chế biến lương thực chủ yếu là hỗn hợp các loại hạt và bán thành phẩm
của hạt không giống nhau về đặc tính kỹ thuật , chất lượng, độ lớn vá một số tính chất
cơ lý khác. Những hỗn hợp này hầu hết ở dạng rắn, rời: gồm các loại hạt, các thành
phần của hạt và các loại tạp chất khác nhau. Nếu đưa toàn bộ hỗn hợp ban đầu vào chế
biến thì chất lựơng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng, hoặc nếu đem bảo quản thì khả năng bảo
quản cũng bị hạn chế. Vì lẽ đó yêu cầu phải phân loại hỗn hợp hạt thành những thành
phần có tính chất đồng nhất.
Quá trình tách cơ lý một hỗn hợp thành những thành phần chứa các hạt đồng nhất
được gọi là quá trình phân loại hỗn hơp.
Quá trình phân loại hỗn hợp được xây dựng trên cơ sở dựa vào sự khác nhau về các
tính chất cơ lý của các cấu tử trong hỗn hợp. Những tính chất đó là kích thước, hình
dạng, khối lượng riêng, màu sắc, trạng thái bề mặt, tính chất khí động, khả năng dẫn
điện…
2.2.2.Phân loại
- Phân loại dựa vào mức độ phức tạp chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm đơn giản: các máy phân loại thuộc nhóm này có nhiệm vụ phân loại hỗn hợp
thành hai thành theo một dấu hiệu riêng, thí dụ mặt sàng với một loại lỗ ( cùng kích
thước và hình dạng lỗ), máy chọn hạt có lỗ thống nhất, nam châm tác dụng một lần.
+ Nhóm phức tạp: các máy phân loại thuộc nhóm này có cấu tạo gồm hai hoặc nhiều
máy đơn giản trong một hệ thống hoàn chỉnh và có thể tách hỗn hợp thành ba hoặc bốn
thành phần trở lên theo những đặc tính riêng. Ví dụ sàng-quạt có thể phân loại hỗn hợp
thành nhiều thành phần theo kích thước, khối lượng riêng và tính chất khí động của các
cấu tử.
- Phân loại dựa theo cấu tạo của các bộ phận làm việc thì các máy sàng được chia ra
làm hai nhóm: mặt sàng phẳng và mặt sàng hình trụ.
+ Những máy sàng có mặt sàng phẳng được dùng phổ biến nhất, vì chúng có hệ số sử
dụng bề mặt làm việc của lưới cao nhất. Người ta thường dùng ba loại máy sàng đó là:


CBHD: Trần Văn Nhã

11

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Máy sàng với lưới chuyển động tịnh tiến qua lại.
Máy sàng với lưới chuyển động tròn.
Máy sàng với lưới chuyển động rung.
+ Các máy sàng thuộc nhóm thứ hai thường dùng để kiểm tra phế liệu của hạt. Mặt
sàng hình trụ của máy này được lắp nằm ngang hoặc với một độ dốc nhất định.
- Các máy sàng còn được chia theo điều kiện sử dụng là sàng cố định và sàng lưu động;
theo số lượng mặt sàng- sàng đơn và sàng kép; theo hình thức dẫn động- máy sàng dao
động quán tính, máy sàng dao động bằng cơ cấu lệch tâm và máy sàng dẫn động bằng
tay quay- thanh truyền; theo phương pháp làm sạch mặt sàng- máy sàng có cơ cấu dẫn
động độc lập cho chổi, cơ vấu bàn chải quán tính và cơ cấu gõ.
- Những máy sàng dùng để tách tạp chất gọi là máy sàng tạp; những máy sàng dùng để
phân riêng các thành phần hạt có cùng kích thước và chất lượng gọi là sàng phân loại.
Hiện nay trong sản suất, quá trình phân loại có thể thực hiện theo các nguyên lý sau:
2.2.2.1.Phân loại theo tính chất của bề mặt nguyên liệu
Các cấu tử khác nhau trong khối hạt có trạng thái bề mặt không giống nhau. Bề mặt
của chúng có thể xù xì, rỗ, nhẵn, có vỏ, không vỏ, … Những trạng thái bề mặt khác
nhau ấy có thể áp dụng để phân loại trên bề mặt phẳng nghiêng.
Khi các phần tử có trạng thái bề mặt không giống nhau chuyển động trên mặt phẳng
nghiêng thì chịu tác dụng của các lực ma sát khác nhau. Do đó các phần tử ấy dịch
chuyển với những vận tốc khác nhau. Vì vận tốc của phần tử ở cuối mặt phẳng nghiêng

có giá trị khác nhau tùy theo phần tử ấy nhẵn hay xù xì nên có những phần tử rơi xa
hơn, có những phần tử rơi gần hơn. Nếu đặt trên quỹ đạo rơi những tấm chắn thì có thể
phân loại hỗn hợp ra làm nhiều phần khác nhau theo hệ số ma sát.
Các thiết bị phân loại cố định đều dựa vào nguyên tắc trên để phân loại. Trong đó có
cả thiết bị phân loại kiểu xoắn ốc để phân loại hạt dạng cầu và hạt dẹp.

CBHD: Trần Văn Nhã

12

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hình 2.2 – Sơ đồ nguyên lý phân loại theo tính chất bề mặt nguyên liệu
2.2.2.2.Phân loại theo tính chất khí động học
Những tính chất khí động học của phân tử phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, khối
lượng, trạng thái bề mặt của phân tử, vị trí của phân tử trong dòng không khí và cuối
cùng là trạng thái của không khí.
Khả năng chống lại sức đẩy của dòng không khí gọi là độ cản gió của phân tử. Nếu
các phân tử có độ cản gió khác nhau thì vận tốc của chúng khác nhau. Dựa vào sự khác
nhau đó có thể phân loại hổn hợp.
Phương pháp này có nhược đểm là kém chính xác. Trong khi hạt bay ra xa hay rơi
trong dòng không khí, bản thân hạt sẽ bị quay, sức cản dòng khí sẽ thay đổi làm cho
việc phân loại không triệt để, vì vậy phương pháp này chủ yếu dùng để làm sạch hạt.

Hình 2.3 – Sơ đồ máy phân ly
CBHD: Trần Văn Nhã


13

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

2.2.2.3. Phân loại theo tỉ trọng
Nguyên lý hoạt động của máy là khi máy chuyển động lắc tròn, dưới tác dụng của
lực li tâm quán tính, hạt chuyển động xuống phía dưới còn đá sỏi chuyển động lên phía
trên.

Hình 2.4 – Sơ đồ công tác của máy tách đá
1. Phễu nạp 2. Mặt sàng 3. Bộ phận điều chỉnh góc nghiêng
4. Phòng không khí 5. Quạt

2.2.2.4.Phân loại theo từ tính
- Dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tách các tạp chất như sắt, gang,
niken, coban.. ra khỏi hỗn hợp.

Hình 2.5 – Sơ đồ thiết bị nam châm vĩnh cửu

CBHD: Trần Văn Nhã

14

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Hình 2.6 – Máy phân loại bằng nam châm điện
2.2.2.5.Phân loại hạt theo kích thước

Hình 2.7 – Các kích thước cơ bản của hạt.
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào sự khác nhau về kích thước của các hạt trong
hỗn hợp. Để phân loại hạt theo kích thước người ta dùng sàng. Mặt sàng có nhiều dạng
lỗ khác nhau phụ thuộc vào việc phân loại hạt theo kích thước nào.
Sàng lỗ hình tròn dùng để phân loại dựa vào sự khác nhau về chiều rộng hạt, lỗ sàng
dài dùng để phân loại dựa vào sự khác nhau về chiều dày còn sàng lỗ tam giác dùng để
phân loại các hạt có tiết diện hình tam giác.

Hình 2.8 – Nguyên lý làm việc của trống phân loại theo chiều dài

CBHD: Trần Văn Nhã

15

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hình 2.9 – Phân loại hạt theo chiều dày

Hình 2.10 – Phân loại hạt theo chiều rộng
2.2.2.6.Phân loại theo màu sắc
Máy tách hạt màu làm việc dựa theo nguyên tắc phân biệt hạt màu bằng cảm biến
màu của dòng hạt đang trượt trên rãnh. Nếu phát hiện hạt có màu khác lạ, một ống thổi
khí sẽ thổi hạt màu ra khỏi rãnh và rơi xuống máng hứng bên dưới. Máy có thể tách

hầu hết các hạt có màu sẫm ra khỏi khối hạt có màu sáng.

Hình 2.11 – Nguyên lý tách hạt màu

CBHD: Trần Văn Nhã

16

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Thường phân loại hạt người ta sẽ kết hợp với nhiều nguyên lý phân loại như: loại
sàng – không khí, loại sàng – không khí – trống phân loại hoặc thêm tách kim loại.
2.2.3. Bề mặt làm việc của sàng
Bề mặt làm việc của sàng là bộ phận chính để phân loại vật liệu. Hiện nay, thường
sử dụng các loại mặt sàng: lưới đan, tấm đục lỗ và thanh ghi.
- Lưới đan: Được sử dụng để sàng mịn và sàng nhỏ các vật liệu rời, khô. Lưới đan có
các lỗ dạng hình vuông, chữ nhật hay lục giác. Sợi đan thường dùng là các sợi vải, sợi
lụa, sợi kim loại và sợi capron. Sợi kim loại: đồng, thép, ...
Kích thước sợi đan phải nhỏ hơn kích thước vật liệu lọt qua lỗ sàng, thông thường:
ds = (0,6 - 0,7).d
Trong đó:

ds: Đường kính sợi đan.
d: Đường kính vật liệu lọt qua sàng.

Hình 2.12 – Các loại lưới đan
Số hiệu của mặt lưới sàng đan bằng sợi kim loại theo tiêu chuẩn Liên Xô, trước đây

chính là kích thước cụ thể của lỗ lưới theo quy định là mm. Riêng với các nước như
Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Cộng hoà Liên bang Đức, ... người ta dùng số “Mesh” tức số
lỗ hình vuông trên chiều dài 1 inch (1 inch = 25,4 mm) của lưới.
- Tấm đục lỗ: Được chế tạo từ thép tấm hay đồng tấm. Lỗ sàng có thể là lỗ hình tròn,
hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình bầu dục. Tấm đục lỗ thường được sử dụng để
phân loại đến kích thước lớn hơn 5mm. Các lỗ thường có kích thước từ 5– 10mm và
được bố trí trên tấm có thể song song hay xen kẽ. Các lỗ chữ nhật thường có chiều dài
lớn hơn chiều rộng từ 2, 3 lần. Đối với sàng làm bằng thép tấm dày thì đục lỗ hình nón

CBHD: Trần Văn Nhã

17

SVTH: Trần Minh Trí


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

có góc côn là 140 và bố trí đầu lỗ lớn về phía vật liệu đi ra. Bề dày  của sàng làm
bằng thép tấm được chọn phụ thuộc vào đường kính lỗ như sau:
Khi d < 5 mm thì  = 0,75d
Khi d = 5  10 mm thì  = 0,7d
Khi d > 10 mm thì  =0,625d

Hình 2.13 – Một số loại sàng đục lỗ.
Tấm đục lỗ có ưu điểm là bền, thời gian sử dụng dài và nhược điểm là tổng diện tích
lỗ nhỏ.
- Thanh ghi: Dùng để phân loại bằng sàng vật liệu có kích thước lớn hơn 80 mm. Cấu
tạo bề mặt sàng bao gồm các thanh ghi đặt theo chiều dọc có khe hở giữa chúng bằng
kích thước của vật liệu dưới sàng. Để cố định các thanh ghi với nhau, người ta thường

hàn chúng vào một số thanh ngang đặt phía dưới hoặc khoét lỗ các thanh ghi để liên
kết chúng với nhau. Kích thuớc của tiết diện thanh ghi được chọn theo kích thước của
sản phẩm dưới sàng.

Hình 2.14 – Hình dạng các thanh ghi của sàng.
Chiều cao ghi H thường lấy bằng kích thước sản phẩm: H = d.
Bề rộng B của thanh ghi thường lấy: B = (0,2 – 0,3).d

CBHD: Trần Văn Nhã

18

SVTH: Trần Minh Trí


×