Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

LUẬN văn cơ KHÍ CHẾ tạo máy mô PHỎNG HOẠT ĐỘNG của ĐỘNG cơ XĂNG và lập QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TAY BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

MÔ PHỎNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG
CƠ XĂNG VÀ LẬP QUY TRÌNH CÔNG
NGHỆ GIA CÔNG TAY BIÊN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Th.S Võ Thành Bắc

Nguyễn Chí Nhân (MSSV: 1065664)
Ngành: Cơ khí chế tạo máy_Khóa 32

Tháng 12/2010


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm tạ thầy Võ Thành Bắc là người đã tận tình và hết
lòng giúp đỡ em. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù Thầy rất bận trong công
tác giảng dạy nhưng Thầy vẫn dành nhiều thời gian để góp ý, sửa chữa giúp em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trong thời gian theo học tại trường vừa qua, em đã được sự quan tâm,
hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô trong trường Đại học Cần Thơ nói chung
cũng như quý Thầy Cô ở Khoa Công Nghệ nói riêng, đặc biệt là sự giảng dạy
nhiệt tình của quý Thầy Cô Bộ môn Kỹ Thuật Cơ Khí. Nhờ đó mà em đã tích lũy


được những kiến thức góp phần hỗ trợ thiết thực cho em thực hiện đề tài luận văn
này.
Ngoài ra, em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các thầy cô ở
xưởng cơ khí đã tạo điều kiện cho em khảo nghiệm máy, có thêm tư liệu quý giá
để thực hiện đề tài.
Cảm ơn các cán bộ thư viện trường Đại học Cần Thơ cũng như thư viện
khoa Công Nghệ đã giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm các tài liệu liên quan.
Cuối cùng, tôi cũng xin thành thật cảm ơn những người bạn thân thương đã
giúp đỡ tôi rất nhiều. Bởi lẽ, trong quá trình thực hiện đề tài, đôi lúc tôi cũng gặp
khó khăn nhưng nhờ những ý kiến đóng góp, sự hỗ trợ của các bạn đã giúp tôi
vượt qua những trở ngại ấy. Các bạn là nguồn động viên rất lớn của tôi!
Xin chúc quý thầy cô, các bạn luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong
công việc!
Xin nhận nơi em lời cảm tạ chân thành!


LỜI NÓI ĐẦU
Công nghệ chế tạo máy là một ngành then chốt, đóng vai trò quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của công nghệ
chế tạo máy là chế tạo ra các sản phẩm cơ khí cho mọi lĩnh vực của ngành kinh tế
quốc dân. Việc phát triển ngành công nghệ chế tạo máy đang là mối quan tâm
hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
Phát triển ngành công nghệ chế tạo máy phải được tiến hành đồng thời với
việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư các trang bị hiện đại trong đó phát triển
nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học.
Hiện nay, các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kĩ
sư cơ khí và cán bộ kĩ thuật cơ khí được đào tạo ra phải có kiến thức cơ bản tương
đối rộng, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những
vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất.
Sau một thời gian tìm hiểu, được sự chỉ bảo tận tình của ThS. Võ Thành

Bắc, em chọn đề tài “ỨNG DỤNG AUTODESK INVENTOR MÔ PHỎNG
ĐỘNG CƠ XĂNG & LẬP QUY TRÌNH GIA CÔNG TAY BIÊN”.
Do thời gian có hạn, kiến thức và sự hiểu biết còn hạn hẹp, thiếu thực tế
nên trong quá trình làm bài chắc hẳn còn nhiều sai sót, bất hợp lí và chưa tối ưu.
Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng và sự đóng
góp ý kiến của các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn.


LVTN Đại Học

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Mục lục

Trang

PHẦN 1 ..................................................................................................................4
GIỚI THIỆU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG VÀ THIẾT KẾ NGUYÊN CÔNG
GIA CÔNG TAY BIÊN........................................................................................4
CHƯƠNG 1 .......................................................................................................4
CÁC ĐỊNH NGHĨA ..........................................................................................4
1.1. Các định nghĩa về động cơ.....................................................................4
1.1.1. Động cơ..............................................................................................4
1.1.2. Động cơ nhiệt.....................................................................................4
1.1.3. Động cơ đốt ngoài .............................................................................4
1.1.4. Động cơ đốt trong..............................................................................5
1.2. Vai trò của động cơ đốt trong ...............................................................5
1.3. Phân loại động cơ đốt trong...................................................................5
1.3.1. Theo phương pháp thực hiện chu trình công tác...............................5

1.3.2. Theo nhiên liệu sử dụng.....................................................................5
1.3.3. Theo phương pháp nạp của chu trình công tác.................................5
1.3.4. Theo tốc độ động cơ ..........................................................................6
1.3.5. Theo đặc điểm cấu tạo động cơ.........................................................6
CHƯƠNG 2....................................................................................................7
CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG .........................................................7
2.1. Bộ khung..............................................................................................7
2.2. Hệ thống truyền lực ............................................................................9
2.3. Hệ thống nạp - xả..............................................................................11
2.4. Hệ thống bôi trơn: ............................................................................12
2.5. Hệ thống làm mát..............................................................................13
2.6. Hệ thống nhiên liệu...........................................................................14
CHƯƠNG 3 .....................................................................................................17
NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG ......................17
3.1. Các định nghĩa cơ bản..........................................................................17
3.2. Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ không tăng áp ........................18
3.3. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng.................................................19
3.4. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ..................................................21
CBHD Th.s Võ Thành Bắc

1

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

3.5. Sự khác nhau của động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ ...............................23
3.6. So Sánh Sự Khác Nhau Của Động Cơ Xăng Và Động Cơ Diesel ....24
CHƯƠNG 4 .....................................................................................................26

PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG (TAY BIÊN) ....................................26
4.1. Đặc điểm của chi tiết dạng càng..........................................................26
4.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với tay biên .......................................................26
4.3. Tính công nghệ trong kết cấu của tay biên ........................................27
4.4. Phôi của tay biên...................................................................................27
4.5. Góc nghiêng thoát khuôn, bán kính góc lượng, độ nhám bề mặt phôi
.......................................................................................................................28
4.6. Độ nhám bề mặt phôi ...........................................................................29
4.7. Trình tự gia công tay biên riêng nắp ..................................................29
CHƯƠNG 5 .....................................................................................................30
THIẾT KẾ NGUYÊN CÔNG GIA CÔNG TAY BIÊN ..............................30
5.1. Nguyên công 1: Phay mặt lắp ráp nắp biên .......................................30
5.2. Nguyên công 2: Phay mặt lắp bu-lông nắp biên và lỗ bu-lông.........30
5.3. Nguyên công 3: Phay mặt lắp ráp thân biên và lỗ bu-lông ..............31
5.4. Nguyên công 4: Phay mặt lắp bu-lông và lỗ lắp bu-lông của thân
biên................................................................................................................31
5.5. Nguyên công 5: Phay mặt đầu thứ nhất............................................32
5.6. Nguyên công 6: Phay mặt đầu thứ hai ...............................................33
5.7. Nguyên công 7: Gia công 2 lỗ trên tay biên .......................................33
5.8. Nguyên công 8: Phay rãnh hãm bạc lót..............................................34
5.9. Nguyên công 9: Kiểm tra .....................................................................34
CHƯƠNG 6 .....................................................................................................36
TÍNH VÀ TRA LƯỢNG DƯ TRUNG GIAN ..............................................36
6.1. Tính lượng dư trung gian gia công lỗ φ54..........................................36
6.2. Tra lượng dư cho các nguyên công khác............................................40
CHƯƠNG 7 .....................................................................................................42
TÍNH VÀ TRA CHẾ ĐỘ CẮT ......................................................................42
7.1. Nguyên công 1: Phay mặt lắp ráp nắp biên ......................................42
7.2. Nguyên công 2: Phay mặt lắp bu-lông và lỗ bắt bu-lông φ10 của nắp
biên................................................................................................................42

7.3. Nguyên công 3: Phay mặt lắp ráp thân biên và lỗ lắp bu-lông ........43
7.4. Nguyên công 4: Phay mặt lắp bu-lông thân biên ..............................43
CBHD Th.s Võ Thành Bắc

2

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

7.5. Nguyên công 5: Phay mặt đầu thứ nhất.............................................43
7.6. Nguyên công 6: Phay mặt đầu thứ hai ...............................................44
7.7. Nguyên công 7: Gia công 2 lỗ trên thân biên.....................................44
7.8. Nguyên công 8: Phay rãnh hãm ..........................................................46
PHẦN II ...............................................................................................................48
CHƯƠNG I......................................................................................................48
GIỚI THIỆU PHẦN MỀM THIẾT KẾ CƠ KHÍ INVENTOR.................48
1.1. Tổng quan về Autodesk Inventor và về tài liệu .................................48
1.2. Các tiện ích............................................................................................49
1.2.1. Tiện ích tạo mô hình ........................................................................49
1.2.2. Tiện ích quản lý thông tin ................................................................50
1.2.3. Hệ thống hỗ trợ người dùng ............................................................50
1.3. Giao diện người dùng...........................................................................50
1.3.1. Cửa sổ duyệt (Browser) ..................................................................51
1.3.2 Các lệnh và các công cụ ...................................................................51
1.3.3. Menu ngữ cảnh ...............................................................................53
1.3.4. Sketch và các chế độ lựa chọn........................................................53
1.3.5. Các biểu tượng con trỏ ...................................................................53
1.3.6. Các file mẫu (Templates)................................................................53

1.4. Hệ thống file đề án (Prọects) ...............................................................55
1.4.1. Thiết đặt Projects Folder................................................................55
1.4.2. Tạo Project mới ..............................................................................56
1.4.3. Mở Project có sẵn...........................................................................56
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................59
THIẾT KẾ MÔ HÌNH TAY BIÊN ...............................................................59
2.1. Các lệnh dùng khi thiết kế chi tiết 3D ................................................59
2.2. Trình tự thiết kế tay biên dạng 3D .....................................................60
2.3. Lắp ráp nắp biên vào thân biên ..........................................................71
PHẦN III .............................................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................76
1. Kết luận ........................................................................................................76
2. Kiến nghị ......................................................................................................76

CBHD Th.s Võ Thành Bắc

3

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

PHẦN 1
GIỚI THIỆU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG VÀ THIẾT KẾ NGUYÊN CÔNG
GIA CÔNG TAY BIÊN
CHƯƠNG 1
CÁC ĐỊNH NGHĨA
1.1. Các định nghĩa về động cơ
1.1.1. Động cơ

Là một loại thiết bị thực hiện việc chuyển đổi năng lượng ở bất kỳ một
dạng nào đó sang cơ năng để dẫn động máy công tác.
Các dạng năng lượng

Các dạng động cơ



Sức gió



Động cơ gió.



Sức nước



Tua bin nước.



Điện năng



Động cơ điện.




Hoá năng



Động cơ nhiệt.

(đốt cháy nhiên liệu ở dạng nhiệt)


Năng lượng nguyên tử



Động cơ nhiệt.



Năng lượng mặt trời



Động cơ nhiệt.

Trong quá trình chuyển đổi năng lượng nói trên thì thực hiệu suất chuyển
đổi (hiệu suất sử dụng nhiệt còn gọi là hiệu suất nhiệt) đóng vai trò quan trọng.
Phổ biến nhất hiện nay là động cơ nhiệt.
1.1.2. Động cơ nhiệt
Là loại thiết bị thực hiện việc chuyển hoá năng lượng ở dạng nhiệt năng

(do quá trình đốt cháy năng lượng ở dạng hoá năng) sang cơ năng để dẫn động
máy công tác.
Sơ đồ nguyên lý động cơ nhiệt :
Hoá năng ----------> Nhiệt năng -----------> Cơ năng
Dựa vào đặc điểm biến đổi năng lựơng từ dạng hoá năng sang nhiệt năng
mà người ta quyết định động cơ đốt trong hay đốt ngoài.
1.1.3. Động cơ đốt ngoài
Động cơ này nhiên liệu được đốt cháy bên ngoài động cơ. Dùng hơi nước
làm môi chất công tác, nhiên liệu được đốt để làm nóng nước → bốc hơi → làm
CBHD Th.s Võ Thành Bắc

4

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

chuyển động các tua bin hay đẩy piston. Động cơ đốt ngoài gồm có : máy hơi
nước, tuabin hơi nước..
1.1.4. Động cơ đốt trong
Loại động cơ này nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt của động cơ
tức là hoá năng chuyển thành nhiệt năng ngay trong buồng đốt. Môi chất là gồm
khí đã cháy có nhiệt độ và áp suất cao, có khả năng giãn nở và sinh công.
1.2. Vai trò của động cơ đốt trong
Kể từ khi con người phát minh được kỹ thuật biến đổi năng lượng từ dạng
này sang dạng khác, mà chủ yếu biến thành cơ năng thì sức lao động con người
được giảm thiểu một cách đáng kinh ngạc, năng suất lao động tăng vượt bậc.
Từ đó phương tiện giao thông vận tải cổ xưa của con người như : xe ngựa,
xe bò, được cơ giới hoá thành các phương tiện tự chạy như các loại xe : ôtô, máy

kéo, tàu thuỷ, tàu hoả, máy bay, cho đến nay động cơ đốt trong vẫn là nguồn
động lực chính dẫn động chúng.
Ôtô là loại phương tiện di chuyển nhanh nó giúp cho việc lưu thông hàng
hoá và đưa chúng ta đi đến nơi này nơi khác được nhanh chóng nhằm tiết kiệm
được thời gian cũng như sức lao động của con người.
Động cơ đốt trong chiếm vai trò quan trọng trong quá trình cơ giới hoá sản
suất mọi lĩnh vực công, nông, lâm, xây dựng, khai thác, hoá chất, dầu mỏ ....
Ngày nay nhiều loại động cơ khác nhau như : động cơ điện, tua bin khí,
tua bin nước, động cơ chạy bằng nhiên liệu khí, năng lượng mặt trời,... đã được
nghiên cứu và sản xuất. Song thực tế chưa thể hoàn toàn thay thế động cơ đốt
trong dùng nhiên liệu lỏng (xăng, diesel) tinh chế từ dầu mỏ, đặc biệt là các loại
động cơ đốt trong của ôtô máy kéo, máy xây dựng do các lý do (giá thành chế tạo
cao, không tiện dụng, không nhỏ gọn).
1.3. Phân loại động cơ đốt trong
1.3.1. Theo phương pháp thực hiện chu trình công tác
Động cơ bốn kỳ: Là loại động cơ để hoàn thành một chu trình công tác thì
piston thực hiện 4 hành trình hoặc trục khuỷu phải quay 2 vòng.
Động cơ 2 kỳ: Là loại động cơ để hoàn thành một chu trình công tác thì
piston thực hiện 2 hành trình hoặc trục khuỷu phải quay i vòng.
1.3.2. Theo nhiên liệu sử dụng
Động cơ chạy bằng nhiên liệu lỏng loại nhẹ như ( xăng, benzon, dầu hỏa,
cồn…) và chạy bằng nhiên liệu lỏng loại nặng ( dầu mazut, nhiên liệu diezen…).
Động cơ chạy bằng nhiên liệu khí ( khí thiên nhên, khí nén, khí lò ga ).
Động cơ chạy bằng nhiên liệu khí + lỏng ( nhiên liệu chính là khí còn
nhiên liệu mồi là nhiên liệu lỏng )_ Động cơ gazodiezen.
Động cơ chạy bằng nhiều loại nhiên liệu tức là loại động cơ có thể chạy
bằng nhiều loại nhiên liệu lỏng khác nhau từ nhẹ tới nặng.
1.3.3. Theo phương pháp nạp của chu trình công tác
CBHD Th.s Võ Thành Bắc


5

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

Động cơ không tăng áp: Là loại động cơ dựa vào sự chênh lệch áp suất
bên ngoài và trong xylanh để nạp không khí hoặc hoà khí vào trong xylanh.
Động cơ tăng áp: Là loại động cơ có dùng máy nén để nạp không khí
hoặc hoà khí vào xylanh. Mục đích tăng công suất động cơ.
1.3.4. Theo tốc độ động cơ
Động cơ có tốc độ thấp (động cơ thấp tốc), Vtb < 6,5 m/s.
Động cơ có tốc độ trung bình (động cơ trung bình tốc), Vtb = 6,5 ÷ 9 m/s.
Động cơ cao tốc (động cơ cao tốc), Vtb > 9 m/s.
Với Vtb - tốc độ trung bình của piston.

Trong đó:
S - hành trình của piston (m).
n - tốc độ của động cơ
1.3.5. Theo đặc điểm cấu tạo động cơ
Theo số xylanh:
Động cơ một xylanh.
Động cơ nhiều xylanh.
Theo cách phân bố xylanh:
Động cơ có xylanh thẳng đứng.
Động cơ có xylanh nằm ngang.
Động cơ có xylanh hai hàng song song hay chữ V.
Động cơ có xylanh nhiều hàng.
Động cơ có piston đối đỉnh.


CBHD Th.s Võ Thành Bắc

6

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

CHƯƠNG 2

CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
2.1. Bộ khung

Bộ khung động cơ bao gồm các bộ phận cố định có chức năng che chắn
hoặc là nơi lắp đặt các bộ phận khác của động cơ. Các bộ phận cơ bản của bộ
khung động cơ bao gồm: nắp xy lanh, khối xy lanh, cacte, các nắp đậy, đệm kín,
bulông , v.v…
Nắp xy lanh: là chi tiết đậy kín không gian công tác của động cơ từ phía
trên, nơi đây lắp đặt một số bộ phận như: xupap, đòn gánh xupap, vòi phun, bugi,
ống góp khí nạp, ống góp khí thải, van khởi động, v.v….

CBHD Th.s Võ Thành Bắc

7

SVTH Nguyễn Chí Nhân



LVTN Đại Học

Vật liệu chế tạo: gang, hợp kim nhôm.
Phương pháp chế tạo: đúc.
Nắp xy lanh có thể được chế tạo thành một khối (nắp xylanh chung), hoặc
được chế tạo riêng cho mỗi xy lanh (nắp xylanh riêng).
Khối xylanh: Các xylanh của động cơ nhiều xylanh thường được đúc liền
thành một khối (khối xylanh). Mặt trên và mặt dưới của khối xy lanh được mài
phẳng để lắp với nắp xylanh và cacte. Vách của xylanh được doa nhẵn (mặt
gương).
Vật liệu chế tạo: gang, hợp kim nhôm, hoặc được hàn từ các tấm thép.
Đối với động cơ được làm mát bằng không khí, khối xylanh có gắn thêm
các tấm tản nhiệt.
Đối với động cơ được làm mát bằng nước, khối xylanh có các khoang để
chứa nước làm mát.
Lót xylanh: là bộ phận có chức năng dẫn hướng pittông và cùng với
mặtdưới của nắp xylanh và đỉnh pittong tạo nên không gian công tác của xylanh.
Lót xylanh được chế tạo riêng và lắp vào khối xylanh.

CBHD Th.s Võ Thành Bắc

8

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

Lót xylanh khô: không tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát.
Lót xylanh ướt: tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát. Phần dưới của lót xy

lanh có các vòng cao su ngăn cản nước lọt xuống cacte
Cacte: là bộ phận bao bọc, nơi lắp đặt các bộ phận chuyển động chủ yếu
của động cơ.
Phần trên cacte (cacte trên) lắp đặt khối xylanh, trục khuỷu, trục cam,
v.v…
Phần dưới cacte (cacte dưới, cacte nhớt) có chức năng đậy kín không gian
trong động cơ từ bên dưới. Nơi đây chứa dầu bôi trơn.
Ở động cơ nhỏ và trung bình, cacte và khối xy lanh được đúc liền (thân
động cơ).
Ở động cơ lớn, cacte dưới vừa là nơi chứa dầu bôi trơn vừa là nơi lắp đặt
trục khuỷu và các bộ phận liên quan.
2.2. Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực có chức năng tiếp nhận áp lực của khí trong không
gian công tác của xylanh rồi truyền lực cho trục khuỷu công tác thông qua thanh
truyền biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục
khuỷu.
Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực: pittông, thanh truyền, trục
khuỷu, bánh đà.
Các bộ phận liên quan: xécmăng, chốt pittông, bạc lót cổ chính, bạc lót cổ
biên, v.v…
Pittông:

Pittông là bộ phận chuyển động trong long xylanh. Nó tiếp nhận áp lực
của nhiên liệu khi cháy tạo nên và truyền cho trục khuỷu thong qua trung gian là
thanh truyền. Ngoài ra, pittông còn có công dụng trong việc nạp, nén khí mới và
đẩy khí thải ra ngoài không gian công tác của xylanh.
Pittông được đúc bằng gang, hợp kim nhôm, và đôi khi bằng thép. Đối với
động cơ cao tốc thường có pittông bằng hợp kim nhôm nhằm giảm lực quán tính
CBHD Th.s Võ Thành Bắc


9

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

và tăng cường sự truyền nhiệt từ đỉnh pittông ra thành xylanh do nhôm nhẹ và
dẫn nhiệt tốt hơn gang.
Cấu tạo của pittông gồm: đỉnh pittông, rãnh xecmăng, “váy” pittông, ổ đỡ
chốt piston và các gân chịu lực.

Đỉnh pittông có hình dạng khá đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức
quá trình cháy và quá trình nạp – xả. Ví dụ: đỉnh lõm, đỉnh lồi, đỉnh bằng,…
Váy pittông có vai trò dẫn hướng trong xylanh.
+ Rãnh xécmăng:
Rãnh xécmăng là nơi đặc xécmăng dùng để làm kín buồng đốt và san đều
dầu bôi trơn trên mặt gương của xylanh và gạt dầu bôi trơn về cacte. Có 2 loại
xécmăng: xécmăng dầu và xécmăng khí.
+ Chốt pittông:
Chốt pittông là chi tiết liên kết giữa piston và thanh truyền. Chốt pittông
thường được khoan rỗng để giảm khối lượng.
Thanh truyền.
Là bộ phận trung gian liên kết pittông với trục khuỷu và cho phép biến
chuyển động tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay của trục khuỷu. Đa số
thanh truyền được chế tạo từ thép bằng phương pháp rèn hoặc dập.
Thanh truyền gồm 3 phần: đầu nhỏ, than và đầu to. Thanh truyền của động
có công suất trung bình thường có đầu nhỏ, thân và nửa trên của đầu to được chế
tạo thành một chi tiết, nửa dưới của đầu to được lien kết với đầu trên bằng 2 hoặc
4 bulông.

+ Trục khuỷu:

CBHD Th.s Võ Thành Bắc

10

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

Trục khuỷu là bộ phận tiếp nhận toàn bộ áp lực khí bên trong xylanh rồi
truyền ra ngoài cho máy công tác.
Phần lớn trục khuỷu được chế tạo bằng phương pháp rèn, sau đó mới tiến
hành gia công cơ khí (khoan lỗ dầu, phay má khuỷu, tiện và mài bóng các cổ
trục…). Giá thành chế tạo trục khuỷu chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành cả động cơ.
Để giảm giá thành, đôi khi người ta áp dụng phương pháp đúc bằng gang hợp
kim.
Trục khuỷu có cấu tạo gồm: cổ chính lắp trong ổ đỡ chính của động cơ, cổ
biên lắp trong đầu to của thanh truyền, má khuỷu dùng để liên kết cổ chính với
cổ biên của thanh truyền, các đối trọng dùng để cân bằng lực quán tính.
2.3. Hệ thống nạp - xả
Hệ thống nạp – xả còn gọi là hệ thống trao đổi khí có chức năng lọc sạch
không khí rồi nạp vào không gian công tác cảu xylanh và xả khí thải ra khỏi động
cơ. Các bộ phận cơ bản của hệ thống nạp – xả bao gồm: lọc không khí, ống nạp,
ống xả, bình giảm thanh và cơ cấu phân phối khí.
+ Cơ cấu phân phối khí.
Cơ cấu phân phối khí có chức năng điều khiển quá trình nạp khí mới vào
không gian công tác của xylanh và xả khí thải ra khỏi động cơ. Hầu hết động cơ
4 kỳ hiện nay có cơ cấu phân phối khí kiểu xupap.

+ Xupap.

CBHD Th.s Võ Thành Bắc

11

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

Xupap là 1 loại van đặc trưng ở động cơ đốt trong, có chức năng đóng mở đường ống xả và nạp. Mỗi xylanh của động cơ 4 kỳ thường có 2 xupap: một
xupap nạp có chức năng đóng - mở đường ống nạp, một xupap xả giữ vai trò
đóng mở đường ống xả. Đối với một số động cơ cao tốc số xupap cho mỗi xylanh
có thể là 3 hoặc 4 xupap.
Trong quá trình động cơ hoạt động, xupap xả chịu tác dụng thường xuyên
của khí thải có nhiệt độ cao, cho nên nó được chế tạo từ thép hợp kim chất lượng
cao. Đôi khi ổ đặt và phần côn của nấm xupap xả được ép thêm vật liệu chịu
nhiệt đặc biệt.
Đối với xupap nạp nó được làm mát thường xuyên bằng dòng khí mới nên
nhiệt độ của nó thấp.
Thông thường xupap được làm mát bằng cách truyền nhiệt ra vách của
nắp xylanh thông qua ống dẫn hướng. Đối với động cơ cường háo cao, xupap xả
được làm mát bằng cách cho chất Sodium (Na) vào trong khoang rỗng trong thân
và nấm xupap. Chất Na nóng chảy chuyển động lên xuống khi động cơ hoạt động
có tác dụng tải nhiệt từ nấm lên than để truyền ra phần dẫn hướng.
2.4. Hệ thống bôi trơn:
Động cơ đốt trong có rất nhiều chi tiết chuyển động tương đối với nhau.
Để giảm lực ma sát và hao mòn, ngoài việc chọn vật liệu, hình dáng và kích
thước thích hợp, nhất thiết phải bôi trơn các bề mặt ma sát của chi tiết. Hệ thống

bôi trơn của động cơ có chức năng lọc sạch rồi đưa chất bôi trơn đến bề mạt cần
bôi trơn. Có thể bôi trơn bằng 3 phương pháp:
Bôi trơn bằng hơi dầu: Phương pháp này được sử dụng cho động cơ xăng
2 kỳ dùng cacte làm bơm quét khí. Trong trường hợp này không thể đổ nhớt trục
tiếp vào cacte rồi bơm đi bôi trơn các bề mặt, mà nhớt được hòa trộn vào xăng
với tỷ lệ nhất định để có thể đến được các bề mặt cần bôi trơn.
CBHD Th.s Võ Thành Bắc

12

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

Bôi trơn bằng cách vun tóe dầu: Phương
pháp này sử dụng một số chi tiết chuyển động
của động cơ để vun dầu lên các bề mặt cần bôi
trơn. Phương pháp này đơn giản nhưng có nhược
điểm cơ bản là dầu bị lão hóa nhanh, thời gian sử
dụng dầu ngắn, ngoài ra phương pháp này có
hiệu quả thấp trong một số trường hợp (xe lên
hoặc xuống dốc, tàu bị nghiêng hoặc bị lắc...)
Bôi trơn dưới áp suất: Đa số các động cơ
hiện nay được trang bị hệ thống bôi trơn dưới áp
suất. Ở hệ thống này, nhớt từ đáy cacte hay bình
chứa được bơm nhớt nén tới áp suất 1,5 – 8 bar
rồi đẩy vào mạch dầu chính. Từ mạch dầu chính,
nhớt theo các lỗ khoan của các chi tiết trên động
cơ hoặc theo các ống dầu dến bôi trơn các cổ

trục chính, cổ biên của trục khuỷu, ổ đỡ trục
cam, trục đòn gánh, mặt gương xylanh, pittông,
xecmăng, bánh răng…

2.5. Hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát có chức năng giải nhiệt từ các chi tiết nóng (pittông,
xylanh, nắp xylanh, xupap…) để chúng không bị quá tải nhiệt. Ngoài ra làm mát
động cơ còn có tác dụng duy trì nhiệt độ dầu bôi trơn trong một phạm vi nhất
định để duy trì các chỉ tiêu kĩ thuật của chất bôi trơn.
Chất có vai trò trung gian trong quá trình truyền nhiệt từ các chi tiết nóng
của động cơ ra ngoài được gọi là môi chất làm mát. Môi chất làm mát có thể là
nước, không khí, dầu hoặc một số loại dung dịch đặc biệt.

CBHD Th.s Võ Thành Bắc

13

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

Đa số các động cơ nhỏ người ta sử dụng không khí làm môi chất làm mát.
Đối với các động cơ đốt trong lớn hiện nay người ta sử dụng nước làm mát vì nó
có hiệu quả làm mát cao (khoảng 2,5 lần hiệu quả làm mát của dầu).
+ Phân loại hệ thống làm mát:

Theo môi chất làm mát: làm mát bằng nước, làm mát bằng không khí, làm
mát bằng dầu và làm mát bằng các dung dịch đặc biệt.
Theo phương pháp làm mát: làm mát bằng nước bay hơi, làm mát bằng

đối lưu tự nhiên, làm mát cưỡng bức.
Theo cấu tạo của hệ thống làm mát: hệ thống làm mát trực tiếp hay còn
gọi là hệ thống làm mát hở (nước từ ngoài được bơm vào làm mát trực tiếp cho
động cơ rồi được xả ra ngoài), hệ thống làm mát gián tiếp – hệ thống làm mát kín
(nước sau khi đã làm mát động cơ sẽ được dẫn đến bình làm mát có thể là nước
làm mát nước hoặc không khí và nước.
Hệ thống làm mát trực tiếp có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, giá thành thấp,
hoạt động tin cậy. Tuy nhiên, nó có một số nhược điểm là: Các khoan làm mát
của động cơ bị đóng cặn, suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ làm mát cao do
phần nhiệt truyền từ trong xylanh ra nước làm mát nhiều hơn.
2.6. Hệ thống nhiên liệu
Hệ thống phun nhiên liệu có chức năng lọc sạch rồi phun nhiên liệu vào
buồng đốt theo những yêu cầu phù hợp với đặc điểm cấu tạo và tính năng của
động cơ.
Cấu tạo của hệ thống phun nhiên liệu thông dụng:
Bình chứa nhiên liệu: chứa nhiên liệu công tác và nhiên liệu dự trữ.

CBHD Th.s Võ Thành Bắc

14

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

Bơm thấp áp: hút nhiên liệu từ bình chứa rồi đẩy lên bơm cao áp. Ở một
số động cơ có bình chứa nhiên liệu được đặt trên cao, nhiên liệu có thể tự chảy
vào bơm cao áp thì có thể không có bơm thấp áp.
Lọc nhiên liệu: Trong hệ thống phun nhiên liệu của động cơ diesel có các

bộ phận được chế tạo và lắp ráp với độ chính xác rất cao (đầu phun, cặp pisto
xylanh của bơm cao áp, van triệt hồi), các bộ phận này dễ bị hư hại nếu trong
nhiên liệu có chứa nhiều tạp chất hữu cơ. Do vậy nhiên liệu cần được lọc sạch
trước khi đến bơm cao áp.
Ống dẫn nhiên liệu: gồm ống cao áp và ống thấp áp. Ống dẫn nhiên liệu
dùng để dẫn nhiên liệu đến bơm cao áp, thấp áp và dẫn nhiên liệu hồi về bình
chứa.
Bơm cao áp: Nén nhiên liệu đến áp suất cao (khoảng 100 – 1500 bar) rồi
đẩy đến vòi phun, điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt phù hợp
với chế độ làm việc của động cơ, định thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình
phun nhiên liệu.
Vòi phun nhiên liệu: Đại đa số vòi phun nhiên liệu của động cơ Diesel chỉ
có chức năng phun nhiên liệu cao áp vào buồng đốt với cấu trúc tia nhiên liệu
phù hợp với phương pháp tổ chức quá trình cháy. Ở một số hệ thống phun nhiên
liệu đặc biệt, vòi phun còn có thêm chức năng định lượng và định thời.
Phân loại vòi phun nhiên liệu:
- Theo đặc điểm các ly khoan phun với buồng đốt: Vòi phun hở, vòi phun
kín.
- Theo đặc điểm cấu tạo đầu phun: Vòi phun kiểu chốt., vòi phun kiểu lỗ,
vòi phun kiểu van.
- Theo phương pháp tạo lực ép ban đầu lên kim phun: Ép kim phun bằng
lò xo, ép kim phun bằng thuỷ lực.
- Theo phương pháp điều khiển: Vòi phun điều khiển cơ khí, vòi phun
điều khiển bằng điện tử.
Phân loại hệ thống phun nhiên liệu:
Hệ thống phun nhiên liệu bằng khí nén: Ở phương pháp này không yêu
các chi tiết siêu chính xác mà vẫn phải đảm bảo chất lượng hòa trộn nhiên liệu
với không khí khá tốt. Tuy nhiên, động cơ phải nén khí nhiều cấp, vừa cồng kềnh
vừa tiêu thụ một phần đáng kể công suất của động cơ (6-8% công suất của động
cơ), ngoài ra việc điều chỉnh lượng nhiên liệu khá phức tạp và khó chính xác.

Hệ thống phun nhiên liệu bằng thủy lực: Ở hệ thống này nhiên liệu được
phun vào buồng đốt do sự trên lệch áp suất rất lớn giữa áp suất của nhiên liệu
trong vòi phun và áp suất không khí trong xylanh. Dưới tác dụng của lực kích
động ban đầu trong tia nhiên liệu và lực cản khí động của khí trong buồng đốt,
các tia nhiên liệu sẽ bị tách ra từng hạt nhỏ có đường kính rất nhỏ để hóa hơi
nhanh và hòa trộn với không khí.
Hệ thống phun trực tiếp: là một loại hệ thống phun nhiên liệu bằng thủy
lực, ở đây nhiên liệu sau khi ra khỏi bơm cao áp được dẫn trực tiếp đến vòi phun
bằng ống dẫn cao áp có dung tích nhỏ.
CBHD Th.s Võ Thành Bắc

15

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

Ưu điểm của hệ thống này là: kết cấu đơn giản, có khả năng thay đổi các
thông số phù hợp với chế độ làm việc của động cơ một cách nhanh chóng.
Nhược điểm: áp suất phun giảm khi giảm tốc độ quay của động cơ, điều
đó hạn chế khả năng làm việc ổn định của động cơ ở tốc độ thấp.
Mặc dù chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu đặt ra nhưng hệ thống phun nhiên
liệu trục tiếp vẫn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay cho tất cả các kiểu động
cơ Diesel.
Hệ thống phun nhiên liệu gián tiếp: Nhiên liệu từ bơm cao áp không được
đưa trực tiếp đến vòi phun mà được bơm đến ống cao áp chung. Thông thường,
ống cao áp chung có dung tích xylanh lớn hơn nhiều so với thể tích nhiên liệu
phun vào buồng đốt trong một chu trình, nên áp suất phun hầu như không thay
đổi trong suốt quá trình phun. Điều đó đảm bảo chất lượng phun tốt trong phạm

vi rộng của tốc độ quay và tải.
Hệ thống phun nhiên liệu với bơm cao áp – Vòi phun liên hợp: Hệ thống
này là sự tổ hợp của bơm cao áp và vòi phun thực hiện chức năng của 3 bộ phận:
bơm cao áp, vòi phun và ống cao áp.
Trong bơm cao áp – vòi phun liên hợp, nhiên liệu sau khi được nén đến
áp suất rất cao và định lượng sẽ được đưa trực tiếp vào vòi phun mà không cần
có ống dẫn nhiên liệu cao áp.
Hệ thống bơm cao áp cổ điển: Theo phương pháp điều chỉnh định lượng
ta có thể phân loại bơm cao áp ra làm 3 loại: bơm cao áp điều chỉnh bằng cách
thay đổi hành trình có ích của pittông, bơm cao áp điều chỉnh bằng cách thay đổi
hành trình toàn bộ pittông và bơm cao áp điều chỉnh bằng van tiết lưu.

CBHD Th.s Võ Thành Bắc

16

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

CHƯƠNG 3

NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

3.1. Các định nghĩa cơ bản
Điểm chết: Là vị trí cuối cùng của piston trong xylanh, tại vị trí này piston
không chuyển động được nữa (vận tốc = 0) và piston bắt đầu đổi chiều chuyển
động. Do có hai vị trí giới hạn của pitton trong xy lanh mà nó có hai điểm chết:
điểm chết trên và điểm chết dưới

Điểm chết trên (ĐCT): Là vị trí đỉnh piston cách xa đường tâm trục
khủyu nhất.
Điểm chết dưới (ĐCD): Là vị trí đỉnh piston gần đường tâm trục khủyu
nhất.
Hành trình của piton (S): Là khoảng cách dịch chuyển của piston giữa
hai điểm chết.
S = 2R .
S : hành trình của piston
R : bán kính quay của trục khuỷu.
Thể tích công tác (Vh): Là không gian được giới hạn bởi hai mặt phẳng
cắt thẳng góc với đường tâm xylanh qua hai điểm chết.

D : đường kính xylanh.
Thể tích buồng cháy (Vc): Là khoảng không gian được giới hạn bởi đỉnh
piston, xylanh và nắp xylanh khi piston ở ĐCT.
Thể tích toàn bộ xylanh (Va): Là khoảng được giới hạn bởi đỉnh piston,
xylanh và nắp xylanh khi piston ở ĐCD (tổng thể tích công tác của xylanh và thể
tích buồng cháy).
Va = Vh + Vc
Tỉ số nén (ε): Là tỷ số dung tích toàn bộ xylanh chia cho dung tích buồng
cháy.
ε=

CBHD Th.s Võ Thành Bắc

Va
Vc

17


SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

Thì (kỳ): Là số hành trình của piston để hoàn thành một chu trình công
tác.
Chu trình công tác: Là tổng cộng các quá trình xảy ra trong một xylanh
của động cơ để biến đổi môi chất và thực hiện một lần sinh công.
3.2. Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ không tăng áp

Quá trình nạp: Là nạp hoà khí (không khí trộn lẫn xăng) do bộ chế hoà
khí tạo nên. Ở động cơ diesel qúa trình này chỉ nạp hoàn toàn không khí sạch.
Khi piston từ ĐCT xuống ĐCD supap nạp mở do chênh lệch áp suất không khí
qua ống nạp khí vào xi lanh .Không khí qua cổ chót do tiết diện thu hẹp nên tốc
độ tăng làm cho áp suất giảm (0,8 ÷0,9 at). Xăng ở buồng phao qua ống phun và
phun trộn vào không khí thành hạt nhỏ (hòa khí) .Bướm ga điều tiết hỗn hợp vào
xylanh .Piston đi xuống càng nhanh, áp suất trong xi lanh càng thấp, sự chênh
lệch áp suất ngày càng nhiều, tốc độ dòng khí qua cổ chót càng tăng, nhiên liệu
phun ra ở ống phun càng nhiều.
Quá trình nén: Giống như động cơ diesel, nhưng động cơ xăng có tỷ số
khí thấp thường ε = 4,5 ÷12 và áp suất cuối quá trình nén thấp Pc=5 ÷15 at .Nhiệt
độ Tc= 600 ÷7000K.
Quá trình cháy: Giống như động cơ diezen .Tốc độ cháy động cơ xăng
tăng nhanh, nhiệt độ cháy Tz =2000 ÷ 27000 K .Tuy nhiên tỷ số nén thấp nên áp
suất thấp Pz= 25 ÷ 50 at. Bật tia lửa trước ĐCT 10 ÷ 300 làm hòa khí bùng cháy,
cháy cưỡng bức .Nhiên liệu cháy nhanh nên quá trình cháy đẳng tích.
Quá trình thải khí: Tương tự động cơ diezen .Cuối quá trình thải áp suất
trong xylanh vào khoảng Pr=1,1 ÷1,2 at và nhiệt độ Tr= 900 ÷1200o K.
CBHD Th.s Võ Thành Bắc


18

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học

Đồ thị công P-V :

3.3. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng

Nạp khí: Piston từ ĐCT xuống ĐCD supap nạp mở, do chênh lệch áp
suất, không khí bên ngoài tràn vào xy lanh .Khi piston đến ĐCD supap nạp đóng
lại. Trục khuỷu quay được 1800.
Nén khí: Piston từ ĐCD lên ĐCT : Vì hai supap đóng kín nên không khí
bị nén lại. Khi piston lên đến ĐCT thì không khí bị nén lại nhiều nhất, thể tích
chỉ bằng 1/16 ÷1/22 thể tích ban đầu, tức là tỷ số nén ε = 16 ÷ 22. Áp suất trong
xy lanh Pc = 28 ÷ 40 kg/cm2 (at).Nhiệt độ trong xy lanh Tc = 800 ÷ 10000K, trục
khuỷu đã quay được 3600.
Cháy - giãn nở, sinh công: Cuối quá trình nén, nhiên liệu (dầu Diesel)
được phun vào buồng cháy dưới dạng hạt nhỏ li ti như sương mù nhờ có bơm cao
áp và vòi phun. Thông thường dầu không phải phun hết trong một lúc mà phun
CBHD Th.s Võ Thành Bắc

19

SVTH Nguyễn Chí Nhân



LVTN Đại Học

kéo dài tương ứng với góc quay của trục khuỷu từ 15÷300. Những hạt dầu nhỏ
tiếp xúc với không khí nén có nhiệt độ cao và tự bốc cháy sinh ra áp lực lớn ( P =
30 ÷120 kg/cm2), (T0=1600 ÷22000K) đẩy piston đi từ ĐCT đến ĐCD làm trục
khuỷu quay sinh công.
Đây là hành trình duy nhất sinh công làm động cơ làm việc liên tục.
Cuối quá trình cháy áp suất trong xi lanh giảm chỉ còn Pb= 2,5 ÷ 5 kg/ cm2 và
nhiệt độ Tb =900 ÷ 12000 K, trục khuỷu quay 5400.
Thải sản vật cháy: Sự đốt cháy hỗn hợp ở quá trình trên để lại trong xy
lanh nhiều sản vật cháy, cần phải thải ra ngoài. Piston từ ĐCD lên ĐCT, supap
thải mở dần, khí thải bị đẩy ra ngoài nhờ áp suất khí cháy và sức đẩy cưỡng bức
của piston.. Áp suất Pr=1,03 ÷ 1,1 at và T0r = 600 ÷ 8000K. Khi piston đến ĐCT
là kết thúc quá trình thải và hoàn thành một chu trình công tác của động cơ
diezen 4 kỳ, supap thải đóng lại. Trục khuỷu quay được góc 7200 tương ứng trục
cam quay được một vòng.
Sau khi hoàn thành một chu trình công tác, nhờ quán tính quay của bánh đà.
Trục khuỷu của động cơ tiếp tục quay để thực hiện chu trình làm việc tiếp theo.
Cứ như thế giúp cho động cơ làm việc được liên tục.
Đồ thị công P-V :

CBHD Th.s Võ Thành Bắc

20

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học


Giản đồ phân phối khí:
φ1 – gốc mở sớm xupap nạp
φ2 - gốc đóng muộn xupap nạp
φ1-2 - thời gian mở xupap nạp
φ3 - gốc phun nhiên liệu sớm
φ2-3 - thời gian quá trình nén
φ4 - vị trí cuối quá trình nén.
φ5 - gốc mở xupap xả
φ3-4-5 - thời gian quá trình cháy
giãn
nở
φ6 - gốc đóng muộn xupap xả
φ5-6 - thời gian quá trình thải

3.4. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ

Hành trình thứ nhất:
Piston đi từ phía ĐCT về phía ĐCD, do môi chất bị đốt cháy giãn nở sinh
công. Khi piston ở hành trình đi lên cửa quét được đóng trước, tiếp theo cửa thải
được đóng (giai đoạn từ khi đóng của quét đến khi đóng cửa thải gọi là quá trình
quét khí) môi chất bị ép có áp suất và nhiệt độ cao. Khi piston gần đến ĐCT
CBHD Th.s Võ Thành Bắc

21

SVTH Nguyễn Chí Nhân


LVTN Đại Học


bougie bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp. Hỗn hợp cháy, giãn nở sinh công đẩy
piston từ ĐCT xuống ĐCD. Hành trình này diễn ra các quá trình sau:
Cháy giãn nở (sinh công): áp suất lên tới Pz = 80 at. Nhiệt độ Tz = 1700 ÷
22000K.
Khi piston xuống gần mở cửa nạp thì đồng thời supap thải cũng mở ra, khí
cháy có áp suất cao hơn khí trời nên thoát ra ngoài thực hiện quá trình thải khí.
Bơm máy nén khí đẩy không khí sạch nạp vào xylanh. Cuối hành trình
này áp suất Pb = 3 ÷ 8 at và nhiệt độ Tb = 1000 ÷12000K.Trục khuỷu quay 3600.
Sau khi piston đến ĐCD lại tiếp tục đi lên và thực hiện chu trình làm việc
tiếp the. Chu trình công tác của động cơ hai kỳ cũng được biểu diễn trên đồ thị PV. Đối với động cơ xăng hai kỳ, các quá trình nạp, nén, nổ, thải thực hiện giống
như động cơ Diesel hai kỳ. Nhưng ở kỳ nạp động cơ xăng nạp hỗn hợp hoà khí
và ở đầu kỳ nổ tia lửa phát ra từ bougie đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu.
Hành trình thứ hai:
Piston từ ĐCD lên ĐCT. Khi piston còn ở ĐCD, supap thải còn mở do đó
khí thải thoát ra ngoài. Piston chưa đóng cửa quét (lỗ nạp) nên không khí được
máy nén bơm vào xylanh với áp suất vào khoảng 1,2 ÷1,5 at. Không khí sạch vào
đẩy khí cháy ra khỏi xy lanh và một phần không khí cũng thoát ra ngoài ( gọi là
phần khí nạp tổn thất ).
Khi piston đi lên đóng cửa quét và supap thải đóng lại bắt đầu thời kỳ nén
.Kết thúc quá trình nén là lúc piston đến ĐCT .Áp suất cuối quá trình nén lên đến
Pc= 35 ÷ 50at và nhiệt độ Tc= 900 ÷1100o K . Trục khuỷu quay 1800 .Một phần
nhiên liệu được phun vào máy và cháy.
Hành trình này diễn ra các quá trình sau:
+ Nạp môi chất mới vào không gian bên dưới cacte động cơ.
+ Thực hiện quá trình quét môi chất (từ khi đóng cửa quét đến khi đóng cửa
thải).
+ Nén môi chất trong xylanh (từ khi piston đóng cửa thải).
Đồ thị công P-V :

CBHD Th.s Võ Thành Bắc


22

SVTH Nguyễn Chí Nhân


×