Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

LUẬN văn CÔNG NGHỆ hóa KHẢO sát THÀNH PHẦN hóa học và HOẠT TÍNH SINH học của TINH dầu HÚNG CHANH plectranthus amboinicus (lour ) spreng NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.7 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA
TINH DẦU HÚNG CHANH
Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

CBHD:

SVTH:

Th.S NGUYỄN THỊ BÍCH THUYỀN

NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY
MSSV: 2064015
Lớp: Công nghệ Hóa học K32

Cần Thơ, tháng 11/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC


VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA
TINH DẦU HÚNG CHANH
Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

CBHD:

SVTH:

Th.S NGUYỄN THỊ BÍCH THUYỀN

NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY
MSSV: 2064015
Lớp: Công nghệ Hóa học K32

Cần Thơ, tháng 11/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

--------------Cần Thơ, ngày 10 tháng 08 năm 2010

***********

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Năm học: 2010 – 2011

1. Họ và tên của cán bộ hướng dẫn
Th.S Nguyễn Thị Bích Thuyền

MCB: 1683

2. Tên đề tài:
Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng
chanh (Plectranthus amboinicus L.).
3. Địa điểm thực hiện: Phòng thí nghiệm Bộ Môn Công nghệ Hóa học – Khoa Công
Nghệ – Trường Đại Học Cần Thơ.
4. Số lượng sinh viên thực hiện: 01 sinh viên.
5. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Thúy
Lớp: Công Nghệ Hóa Học

MSSV: 2064015
Khóa: 32

6. Mục đích của đề tài
- Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh.
- Thử một số hoạt tính sinh học của tinh dầu.
7. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài
 Ly trích tinh dầu theo phương pháp vi sóng và cổ điển để có sự so sánh.
 Khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu: kháng vi sinh vật và kháng oxi hóa
 Nhận danh các cấu phần trong tinh dầu bằng phương pháp sắc kí khí ghép
khối phổ.
8. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài
Các hóa chất để thực hiện



9. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: 250.000 đồng.

DUYỆT CỦA CB TẠI CƠ SỞ

DUYỆT CỦA CBHD

Th.S Nguyễn Thị Bích Thuyền
DUYỆT CỦA BỘ MÔN

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG THI & XÉT TỐT NGHIỆP


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................

..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

.....................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................

..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................


Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt
là quý thầy cô của Bộ môn Công nghệ Hóa học, Khoa Công Nghệ đã luôn sát cánh
bên lớp chúng em, tận tình chỉ bảo, luôn tranh thủ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
chúng em học tập trong suốt bốn năm trên giảng đường cũng như trong thời gian
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Với tất cả tấm lòng, em xin gửi đến cô Nguyễn Thị Bích Thuyền lời biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất. Em xin cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn với tất cả tinh
thần trách nhiệm và lòng tận tâm, truyền đạt cho em những kiến thức cũng như kinh
nghiệm vô cùng quý báo trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy trưởng phòng thí nghiệm Hóa Hữu Cơ –
Lương Huỳnh Vũ Thanh đã giúp đỡ em trong suốt thời gian làm việc tại phòng thí
nghiệm.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô Nguyễn Thị Thu Vân – trưởng
phòng thí nghiệm Sinh – Kỹ Thuật Môi Trường, khoa Môi Trường Nước và Tài
Nguyên Thiên Nhiên đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm
việc tại phòng thí nghiệm.
Cảm ơn các bạn – lớp Công Nghệ Hóa K32 đã luôn sát cánh bên tôi những lúc
vui cũng như buồn, đã cùng tôi vượt qua rất nhiều khó khăn trong hơn bốn năm qua
cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Con cảm ơn ba mẹ đã luôn là điểm tựa vững chắc nhất, là nguồn cổ vũ động
viên to lớn nhất cho con trong suốt chặng đường đại học.

Cần thơ, ngày 01 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Diệu Thúy

Nguyễn Thị Diệu Thúy

i


Lời mở đầu

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là đất nước rất được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên thực
vật phong phú và đa dạng. Cho đến nay có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao
được thống kê, trong số đó có rất nhiều loài có chứa các hoạt chất có giá trị được sử
dụng làm hương liệu hoặc sử dụng trong y học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
từ trước tới nay thực hiện các nhiệm vụ phân tách, xác định cấu trúc, triển khai sản
xuất tinh dầu và hoạt chất sinh học từ nguồn thảo dược Việt Nam.
Tinh dầu từ lâu đã là một mặt hàng được sử dụng hết sức rộng rãi. Từ thời cổ
xưa, con người đã phát hiện và sử dụng các cây chứa tinh dầu với những mục đích
khác nhau như làm thuốc, làm gia vị, làm hương liệu trong sinh hoạt và trong các
nghi lễ về tôn giáo... Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công
nghệ, con người đã khám phá ra bản chất của tinh dầu cũng như động thái biến đổi
của tinh dầu trong cây. Đồng thời nghiên cứu, áp dụng các công nghệ hiện đại để
khai thác, chế biến, sử dụng tinh dầu với hiệu quả tối ưu trong các lĩnh vực chế biến

thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…Tinh dầu đã và đang trở thành nguồn nguyên
liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp. Sản phẩm của tinh dầu cũng
ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn trong nhiều lĩnh vực.
Húng chanh hay Tần dày lá là một loại rau gia vị rất thông dụng trong các
món ăn của người Việt Nam tạo cho món ăn có mùi vị thơm rất đặc trưng. Ngoài ra,
trong dân gian, húng chanh còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh như: cảm
sốt, ho nhiệt, viêm họng, khản tiếng, chảy máu cam, côn trùng cắn… Loài cây này
dễ tìm, dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn lại có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Việt Nam với lợi thế là một nước nhiệt đới và đặc biệt Đồng Bằng Sông Cửu
Long rất thích hợp cho nguồn nguyên liệu này thì việc nghiên cứu thành phần hóa
học và hoạt tính sinh học tinh dầu húng chanh để ứng dụng một cách có hiệu quả
cần sớm được triển khai.
Vì vậy đề tài “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh
dầu húng chanh” xin góp một phần vào công trình nghiên cứu trên cây húng chanh
để loài cây này được khai thác và ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa.

Nguyễn Thị Diệu Thúy

ii


Lời mở đầu

Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là cây húng chanh, Plectranthus
amboinicus (Lour.) Spreng., thuộc họ Hoa môi, Lamiaceae, được trồng tại quận
Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Hướng nghiên cứu tập trung vào những nội dung
chính như sau:
- Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu theo hai phương pháp chưng cất là
chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển và chưng cất lôi cuốn hơi nước có hỗ trợ của vi
sóng.

- Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tinh dầu.
- Xác định các chỉ số hóa lý.
- Thử nghiệm hoạt tính sinh học của tinh dầu.
Cùng với sự yêu thích và cố gắng hết mình để thực hiện đề tài một cách hoàn
thiện nhất, song với những kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của
quý Thầy Cô cùng tất cả các bạn để đạt kết quả tốt nhất.

Nguyễn Thị Diệu Thúy

iii


Mục lục

MỤC LỤC

Lời cảm ơn .......................................................................................................... i
Lời mở đầu ......................................................................................................... ii
Muc lục ............................................................................................................. iv
Danh mục hình ................................................................................................. vii
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
Danh mục đồ thị ................................................................................................. x
Danh mục phụ lục ............................................................................................. xi
Phần 1 TỔNG QUAN
Chương 1 Đại cương về thực vật học của húng chanh ......................................... 1
1.1 Giới thiệu về cây húng chanh......................................................................... 1
Danh pháp ........................................................................................................... 1
Phân loại thực vật ................................................................................................ 2
1.1.1 Mô tả thực vật .................................................................................... 3

1.1.2 Nguồn gốc – phân bố.......................................................................... 4
1.1.3 Trồng trọt, thu hái, bảo quản............................................................... 4
1.1.4 Công dụng .......................................................................................... 5
1.2 Những nghiên cứu về cây húng chanh trong và ngoài nước ........................... 8
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................ 8
1.2.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước.............................................. 12
1.3 Những chế phẩm của húng chanh trên thị trường ......................................... 19
Chương 2 Đại cương về tinh dầu và trích ly tinh dầu ........................................ 25
2.1 Đại cương về tinh dầu .................................................................................. 25
2.1.1 Khái niệm về tinh dầu ..................................................................... 25
2.1.2 Trạng thái tự nhiên và quá trình tích luỹ ........................................... 25
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hàm lượng của tinh dầu ..... 26

Nguyễn Thị Diệu Thúy

iv


Mục lục

2.2 Công dụng trong đời sống con người, trong y học và vai trò sinh thái học .. .26
2.3 Các phương pháp sản xuất tinh dầu ............................................................. 28
2.3.1 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ........................................ 28
2.3.2 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có hỗ trợ của vi sóng....... 29
2.3.3 Phương pháp trích siêu âm ............................................................... 31
2.3.4 Phương pháp trích bằng CO2 lỏng siêu tới hạn ................................. 32
2.3.5 Một số phương pháp trích ly khác..................................................... 32
Phần 2 THỰC NGHIỆM
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm .......................................... 34
3.1 Thiết bị - hóa chất ........................................................................................ 34

3.2 Nguyên liệu ................................................................................................. 35
3.3 Địa điểm và thời gian thực hiện ................................................................... 35
3.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 36
3.4.1 Chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển .................................................. 36
3.4.2 Chưng cất hơi nước có chiếu xạ vi sóng............................................ 37
3.5 Khảo sát các chỉ số vật lý của tinh dầu húng chanh ...................................... 38
3.5.1 Cảm quan ......................................................................................... 38
3.5.2 Tỷ trọng............................................................................................ 38
3.5.3 Chỉ số khúc xạ .................................................................................. 38
3.6 Khảo sát các chỉ số hóa học của tinh dầu húng chanh .................................. 39
3.6.1 Chỉ số acid (IA) ................................................................................ 39
3.6.2 Chỉ số savon hóa (IS) ....................................................................... 39
3.6.3 Chỉ số ester hóa (IE) ........................................................................ 40
3.7 Phương pháp xác định thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh ........... 40
3.8 Phương pháp khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh .............. 40
3.8.1 Kháng vi sinh vật.............................................................................. 40
3.8.2 Kháng oxi hóa .................................................................................. 44
Chương 4 Kết quả và bàn luận........................................................................... 45

Nguyễn Thị Diệu Thúy

v


Mục lục

4.1 Định danh .................................................................................................... 45
4.2 Xác định hàm lượng nước trong mẫu nguyên liệu ........................................ 45
4.3 Tinh dầu ...................................................................................................... 45
4.4 Cảm quan .................................................................................................... 45

4.5 Hiệu suất chưng cất tinh dầu ........................................................................ 46
4.5.1 Chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp trên bộ Clevenger .................. 46
4.5.2 Chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp với sự hỗ trợ của vi sóng ....... 50
4.6 Xác định chỉ số vật lý – hóa học của tinh dầu .............................................. 55
4.7 Xác định thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh ................................ 55
4.8 Khảo sát hoạt tính sinh học .......................................................................... 58
5.7.1 Tính kháng vi sinh vật ......................................................................... 58
5.7.2 Tính kháng oxi hóa .............................................................................. 67
PHẦN 3 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận ............................................................................................................. 68
Kiến nghị........................................................................................................... 69
Hướng phát triển cho tinh dầu húng chanh ........................................................ 69
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 71

Nguyễn Thị Diệu Thúy

vi


Danh mục các hình

DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Hình 1.1

Cây và lá húng chanh (Plectranthus amboinicus

(Lour.) Spreng.)

2

Hình 1.2

Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

3

Hình 1.3

Thân và lá cây húng chanh

3

Hình 1.4

Sự phân bố húng chanh trên thế giới

4

Hình 1.5

Plectranthus amboinicus Variegata

5

Hình 2.1


Mô hình thiết bị chưng cất có hỗ trợ vi sóng trong
phòng thí nghiệm

29

Hình 2.2

Giản đồ pha của một chất

32

Hình 4.1

Tinh dầu húng chanh của phương pháp chưng cất vi
sóng và cổ điển

45

Kết quả vòng vô khuẩn của tinh dầu húng chanh chưng
cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước trực tiếp trên
bộ Clevenger

58

Kết quả vòng vô khuẩn của tinh dầu húng chanh chưng
cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước trực tiếp với
sự hỗ trợ của vi sóng

60


Hình 4.2

Hình 4.3

Nguyễn Thị Diệu Thúy

Trang

vii


Danh mục bảng

DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Tên nước ngoài của cây húng chanh

1

Bảng 1.2

Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao húng chanh


9

Bảng 1.3

Các giá trị MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) của cao húng
chanh

9

Thành phần hóa học tinh dầu húng chanh theo phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trên bộ Clevenger

10

Bảng 1.5

Chỉ số hóa lý của tinh dầu húng chanh

11

Bảng 1.6

Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu
húng chanh

11

Bảng 1.7


Thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh tại Hà Lan

12

Bảng 1.8

Chỉ số vật lý ở 2 vùng Rancherías và Mérida

14

Bảng 1.9

Thành phần hóa học ở 2 vùng Rancherías và Mérida

14

Bảng 1.4

Bảng 1.10 Giá trị MIC và đường kính vòng kháng khuẩn của tinh dầu
húng chanh trên một số nấm men chủng Candida

15

Bảng 1.11 Thành phần hóa học của tinh dầu hoa húng chanh tại Iran

16

Bảng 1.12 Thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh ở Ấn Độ

17


Bảng 1.13 Giá trị LC50 và LC90 của tinh dầu húng chanh chống lại vi
khuẩn sốt rét Anopheles stephensi

18

Bảng 4.1

Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo kích cỡ nguyên liệu

46

Bảng 4.2

Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo thời gian chưng cất

47

Bảng 4.3

Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo lượng nước chưng cất

48

Nguyễn Thị Diệu Thúy

viii


Danh mục bảng


Bảng 4.4

Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo nhiệt độ chưng cất

49

Bảng 4.5

Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo kích cỡ nguyên liệu

50

Bảng 4.6

Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo lượng nước chưng cất

51

Bảng 4.7

Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo thời gian chưng cất

52

Bảng 4.8

Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo công suất chiếu xạ vi
sóng


53

Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo tuổi cây húng chanh

54

Bảng 4.9

Bảng 4.10 So sánh chỉ tiêu lý - hóa với công trình khác

55

Bảng 4.11 Thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh theo 2
phương pháp chưng cất

56

Bảng 4.12 Đường kính vô khuẩn đối với các chủng vi sinh vật thử
nghiệm của tinh dầu chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn
hơi nước trực tiếp trên bộ Clevenger (mm)

59

Bảng 4.13 Đường kính vô khuẩn đối với các chủng vi sinh vật thử
nghiệm của tinh dầu chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn
hơi nước trực tiếp với sự hỗ trợ của vi sóng (mm)

60

Nguyễn Thị Diệu Thúy


ix


Danh mục đồ thị

DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT

Tên đồ thị

Đồ thị 4.1

Hiệu suất theo kích cỡ nguyên liệu

46

Đồ thị 4.2

Hiệu suất theo thời gian chưng cất

47

Đồ thị 4.3

Hiệu suất theo lượng nước chưng cất

48

Đồ thị 4.4


Hiệu suất theo nhiệt độ chưng cất

49

Đồ thị 4.5

Hiệu suất theo kích cỡ nguyên liệu

50

Đồ thị 4.6

Hiệu suất theo lượng nước chưng cất

51

Đồ thị 4.7

Hiệu suất theo chưng cất có nước và không nước

52

Đồ thị 4.8

Hiệu suất theo thời gian chưng cất

53

Đồ thị 4.9


Hiệu suất theo công suất chiếu xạ vi sóng

54

Đồ thị 4.10 Hiệu suất theo tuổi của cây

Nguyễn Thị Diệu Thúy

Trang

55

x


Danh mục phụ lục

DANH MỤC PHỤ LỤC

STT

Tên phụ lục

Phụ lục 1

Phổ đồ sắc ký khí ghép khối phổ tinh dầu húng chanh
chưng cất có sự hỗ trợ vi sóng

Phụ lục 2


Trang

PL1

Phổ đồ sắc ký khí ghép khối phổ tinh dầu húng chanh
chưng cất theo phương pháp cổ điển

PL2

Phụ lục 3

Một số hình ảnh thử hoạt tính kháng vi sinh vật

PL3

Phụ lục 4

Một số hình ảnh thử hoạt tính kháng oxi hóa

PL4

Phụ lục 5

Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật của
tinh dầu húng chanh ở hai phương pháp chưng cất
bằng phương pháp đĩa giấy

PL5


Nguyễn Thị Diệu Thúy

xi


Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh

TỔNG QUAN

Luận văn tốt nghiệp đại học


CHƯƠNG 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT HỌC CỦA
HÚNG CHANH
1.1 Giới thiệu về cây húng chanh
Danh pháp [3], [7], [33]
Tên khoa học:

Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

Tên đồng nghĩa:

Coleus amboinicus Lour.
Coleus aromaticus Benth. in Wall.
Plectranthus aromaticus (Benth.) Roxb.

Tên thông thường: húng chanh, tần dày lá, rau thơm lông, rau thơm lùn, rau
tần, dương tử tô,…

Họ: Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae)
Bảng 1.1: Tên nước ngoài của cây húng chanh [27], [28], [31]

Tên nước

Tên húng chanh

French

Coliole aromatique,
d'Afrique

English

Country borage, Indian borage, Cuban oregano, Frenchthyme, Indian-mint, Mexican-mint, Soup-mint, Spanishthyme

Russian

Плектрантус ароматный Plektrantus aromatnyi

Plectranthus

Aromatique,

Coléus

“コレウスアロマチクス” Koreusu Aromatikusu, “キュー
Japanese

バンオレガノ” Kuuban oregano.


Cambodia

Sak dam ray

Indonesia

Ajeran, daun jinten, daun kucing, Jintan


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

Malaysia

Daun bangun-bangun, Bangun Bangun, Daun Jinten (Java)

Philippines

Latai, Suganda, Oregano, Bildu, Clavo, Latay, Toringil de
Limon

Singapore

Po-hor

Thailand

Hom duan huu suea, niam huu suea

India


Pashan Bhedi, Karpooravalli, Patharchur

Spanish

Orégano, Orégano francés (Cuba), Orégano de la tierra
(Cuba), Orégano poleo (Domin. Rep.), Oreganón (Cuba).

Chinese
German

"到手香" Da shou xiang, “印度薄荷” Yin du bo he, “到手
香” Dao shou xiang (Taiwan)
Cubanischer Oregano, Jamaican-Thymian

Hình 1.1: Cây và lá húng chanh (Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.)

Phân loại thực vật [33]
Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân Lớp: Hoa Môi (Lamiidae)
Bộ: Hoa môi (Lamiales)
Họ: Hoa môi (Lamiaceae)
Chi: Plectranthus
Loài: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

Nguyễn Thị Diệu Thúy

2



Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

1.1.1 Mô tả thực vật [21], [33]

Hình 1.2: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

Thân cỏ nhiều năm, mọc đứng, cao 30-70 cm, phân nhánh nhiều; cành non
vuông, có nhiều lông. Thân già gần tròn, mập. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập;
phiến lá dày, mọng nước, kích thước 4-8 x 3-6 cm, đỉnh lá nhọn hoặc tù, gốc tròn
hay cụt, mép có răng cưa to, không nhọn, cả 2 mặt lá có lông ngắn. Gân chính to,
gân bên nhỏ, 4-5 đôi, gân hình mạng nổi rõ ở mặt dưới lá. Lá có mùi thơm dễ chịu
như mùi chanh, vị chua. Cuống lá dài 2-4 cm, hình lòng máng, có lông. Cây rất
hiếm khi thấy ra hoa.

Hình 1.3: Thân và lá cây húng chanh

Nguyễn Thị Diệu Thúy

3


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

1.1.2 Nguồn gốc – phân bố [33]
Cây có nguồn gốc ở quần đảo Môluýc (miền Mã Lai) được trồng làm gia vị và
làm thuốc. Cây húng chanh được trồng ở nhiều tỉnh và thành phố nước ta. Cây còn
được trồng ở Ấn Độ, Indonexia, Philippin. Mùa hoa tháng 7 - 9, mùa quả tháng 10 12. Cây ưa sáng và ẩm.

Hình 1.4: Sự phân bố húng chanh trên thế giới


1.1.3 Trồng trọt, thu hái, bảo quản [21], [53]
Trồng trọt: Được trồng theo phương thức giâm cành trực tiếp ra ruộng hoặc
qua giai đoạn vườn ươm khi có rễ phát triển tốt thì đem ra trồng.
Thu hái: Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, dùng đến đâu hái đến
đó. Lúc trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá sâu hay lá già úa vàng, đem phơi
nắng nhẹ hay sấy ở 40-45 oC đến khô. Thời gian thu hoạch là 105 ngày.
Bảo quản [37], [56], [57]
Các chuyên gia khuyên chúng ta nên dùng rau tần cùng với hoa vừa hé nở và
hái trong buổi sáng dầy ánh mặt trời vì tinh dầu có khuynh hướng bay đi sau vài
giờ. Lúc này rau tần sẽ chỉ như một thứ rau thông thường chứ không còn mùi hương

Nguyễn Thị Diệu Thúy

4


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

đặc trưng của nó nữa. Có thể lưu giữ tần dầy lá lâu hơn nếu cắt cả cây và bó lại
thành bó, dùng giấy thấm bao lấy thân cây và cho vào túi nhựa kín cho vào hộc mát,
như vậy có thể giữ được hương thơm trong ít nhất 1 tuần. Hoặc là làm khô bằng
cách treo cả bó ở nơi thoáng mát và không có ánh sáng, ở nhiệt độ 250C, trong vòng
15 ngày.
Bộ phận dùng: Lá và ngọn non.
1.1.4 Công dụng
1.1.4.1 Trồng làm cảnh
Có một giống khác của cây húng chanh là Plectranthus amboinicus Variegata
rất đẹp được sử dụng như là một loại cây cảnh, thường được trồng vào giỏ treo hoặc
trồng làm hàng rào cho khu vườn. [31]


Hình 1.5: Plectranthus amboinicus Variegata

1.1.4.2 Trong thực phẩm [21], [53]
Lá húng chanh thái nhỏ ướp thịt cá làm gia vị, để nguyên lá chấm xì dầu ăn
với cơm hoặc trộn chung với các loại rau thường dùng trong bữa ăn.
Toàn cây có lông rất nhỏ và mùi thơm như mùi chanh. Do hương vị đặc trưng
này nên hầu như có thể kết hợp với mọi món ăn Âu Á. Là một loại rau rất dễ trồng
thường thấy quanh nhà, trong vườn. Ngoài tính năng trị ho còn thấy trong tần dầy lá
còn có nhiều tính năng khác liên quan đến hệ hô hấp, hương thơm gần giống như
mùi long não, ngay miếng đầu tiên vào miệng cũng cảm nhận được ngay sự nồng
nàn và thông cổ.
Người Cổ Đại đã biết dùng tần dầy lá để làm trà, sắc thuốc, thậm chí làm cả
thuốc đắp ngoài da để giảm đau trong đời sống thường ngày. Tác dụng giảm đau

Nguyễn Thị Diệu Thúy

5


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

này kết hợp với những tính năng sát khuẩn và chống co thắt. Cho nên người Hy Lạp
dùng tần dầy lá để đắp ngoài các vết cắn hay vết thương, cũng như để xoa dịu cơ
bắp bị đau nhức. Người Cuba gọi tần dầy lá là Cuban Origana và họ sử dụng nó
trong các món ăn truyền thống của mình. Còn người Ý thì dùng tần dầy lá cho các
món pizza bất hủ. [57]
Một số món ăn với húng chanh tại Việt Nam [58]
- Làm gia vị nấu canh chua
- Canh rau tần với phổi heo: Món này ăn trị cảm và ho.

Hoa tần dầy lá có hương thơm nồng hơn lá cho nên được sử dụng ngâm tươi
trong dấm hay dầu ô liu để làm thơm trong các món ăn có cà chua, phô mai tươi,
các món thịt cừu nướng, thịt nguội, xúc xích hoặc các loại nhân thịt farci. [37], [56], [57]
Trên thế giới húng chanh được sử dụng trong thực phẩm: [31]
- Làm hương liệu cho món ăn thịt và cá (Châu Phi, Đông Nam Á, vùng
Caribbean)
- Làm gia vị cà ri cá và thịt cừu (Đông Nam Á)
- Đồ gia vị cho món canh chua (Việt Nam)
- Ăn sống với bánh mì và bơ, chiên bột, hương liệu cho bia và rượu vang (Ấn
Độ)
- Là hương liệu chính dùng cho món canh đậu đen Cuba và Frijoles Negros.
1.4.3 Tác dụng dược lý

[21], [53]

Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác
dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc. Colein
trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng,
mũi, miệng và cả ở đường ruột. Tinh dầu có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn.
Cao nước có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng.
Thường dùng trị cảm cúm, ho sốt do phong hàn, ho, hen, viêm họng, ho ra máu, nôn
ra máu, chảy máu cam, ho gà, khản tiếng, côn trùng cắn.
Ở Malayxia, người ta dùng lá nấu cho phụ nữ sau khi sinh, lá tươi giã ra lấy
nước cốt cho trẻ em bị sổ mũi uống. Dùng ngoài lấy lá giã ra đắp trị nẻ môi, đau
bụng, đau đầu và dùng xoa lên người khi bị sốt.

Nguyễn Thị Diệu Thúy

6



Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

Ở Ấn Độ, lá húng chanh dùng chữa bệnh đường tiết niệu và rỉ nước âm đạo.
Nước ép lá trộn với đường là một loại thuốc gây trung tiện mạnh, cũng dùng trị ho
và chứng khó tiêu.
Tinh dầu và bột khô cũng được dùng phòng trừ một số loài sâu hại trong bảo
quản các loại hạt ngũ cốc, như dùng để tiêu diệt các loài sâu Sitophilus zeamai,
Rhizopertha domicana và Callosobruchus chinensis. Những thử nghiệm tại
Philippin đã xác nhận tinh dầu còn có thể gây độc đối với nhiều loài sâu khác như
bọ cánh cứng màu đỏ gây hại cây non, sâu róm, sâu đen, mọt lúa…[33]
1.4.4 Một số bài thuốc nam thường dùng trong dân gian từ cây húng chanh

[29], [30],

[32], [35], [53], [54]

Chữa cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm
Lấy 15 – 20 g tần dày lá giã vắt lấy nước cốt để uống, hoặc có thễ cho thêm
gừng, hành mỗi loại 12 g đem nấu uống và xông cho ra mồ hôi.
Chữa sốt cao không ra mồ hôi
Lấy 20 g lá húng chanh, 15 g lá tía tô, 5 g gừng tươi cắt lát mỏng, 15 g cam
thảo đất. Tất cả đem nấu lấy nước dùng lúc nóng ấm để ra mồ hôi.
Trị ho, viêm họng
Hái vài lá húng chanh nhai, ngậm, rồi nuốt nước.
Chữa viêm họng, viêm thanh quản
Dùng 20 g tần dày lá, 15 g kim ngân hoa, 15 g sài đất, 12 g xạ can, 15 g cam
thảo đất, đem tất cả nấu nước dùng.
Trị chảy máu cam
Lấy 20 g húng chanh, 15 g trắc bá, 10 g hoa hòe, 15 g cam thảo đất, đem nấu

lấy nước dùng một ngày với lượng như trên: hoặc lấy lá húng chanh vò nát rồi nhét
vào bên mũi chảy máu.
Trị ho
15 g tần dày lá, 5 g lá chanh, 5 g vỏ quýt, 3 g gừng tươi, 10 g đường phèn.
Đem nấu uống ngày một thang.
Chữa đau nhức do ong đốt
Dùng 20 g tần dày lá, một tí muối ăn đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước,
còn bã thì đắp vào chỗ ong đốt.

Nguyễn Thị Diệu Thúy

7


×