Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

LUẬN văn CÔNG NGHỆ hóa xác ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học của vỏ TRÀM MELALEUCA CAJUPUTI POWEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA VỎ TRÀM
MELALEUCA CAJUPUTI POWEL.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Ts. Lê Thanh Phước

Tôn Lư Phương Du
MSSV: 2063946
Ngành: Công Nghệ Hóa Học-Khóa 32

Tháng 12/2010


LỜI CẢM ƠN

Qua một thời gian thực hiện đề tài, em đã đạt được một số kết quả nhất định. Để
đạt được kết quả như hôm nay, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Thanh
Phước, thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu về lĩnh
vực hóa học hợp chất thiên nhiên và chỉ bảo em rất nhiều để em có thể hoàn thành tốt
đề tài của mình.


Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô của bộ môn Công Nghệ Hóa
Học, Khoa Công nghệ, các thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt cho em nhiều kiến thức,
trong hơn bốn năm học tại trường, đó là hành trang quý báu giúp em vững bước vào
đời.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Ngô Thanh Phong, thầy đã giúp em định danh
nguyên liệu, đây là một việc cần thiết cho đề tài của em.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Bùi Thị Bửu Huê, thầy Võ Hồng Thái, thầy
Phạm Quốc Nhiên, các thầy cô bộ môn Hóa, khoa Khoa học Tự nhiên đã hỗ trợ, tạo
điều kiện cho em được làm việc tốt nhất.
Em xin cảm ơn các bạn lớp công nghệ Hóa K32 và cử nhân Hóa K32, các anh chị
cao học khóa 15 đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin cảm ơn anh Bành Nguyễn Anh Hào, học viên cao học Hóa khóa
16, anh đã tận tình giúp đỡ, động viên, truyền đạt cho em nhiều kinh nghiệm bổ ích
trong quá trình làm việc.
Xin cảm ơn gia đình đã luôn động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc.

Xin chân thành cám ơn !!!


Trường Đại Học Cần Thơ

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Khoa Công Nghệ
Bộ môn: Công nghệ hóa học

Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2010

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Lê Thanh Phước
2. Tên đề tài:
Xác định thành phần hóa học của vỏ Tràm - Melaleuca cajuputi Powel.
3. Sinh viên thực hiện: Tôn Lư Phương Du

MSSV:2063946

Lớp Công Nghệ Hóa Học – Khóa 32
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ..........................................................
................................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế: .......................................................................
................................................................................................................................
c. Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2010

Cán bộ hướng dẫn


Trường Đại Học Cần Thơ

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Khoa Công Nghệ
Bộ môn: Công nghệ hóa học

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Lê Thanh Phước
2. Tên đề tài:
Xác định thành phần hóa học của vỏ Tràm - Melaleuca cajuputi Powel.
3. Sinh viên thực hiện: Tôn Lư Phương Du

MSSV:2063946

Lớp Công Nghệ Hóa Học – Khóa 32
4. Nội dung nhận xét:

a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ..........................................................
................................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế: .......................................................................
................................................................................................................................
c. Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cán bộ phản biện


Luận văn tốt nghiệp Đại học

TÓM TẮT LUẬN VĂN
---------Cây Tràm là một loài cây được trồng khá phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ của nước
ta vì có nhiều ứng dụng thực tế. Ngoài khả năng cho gỗ, Tràm còn là nguồn cung cấp
tinh dầu rất phong phú và đa dạng, đồng thời còn là một vị thuốc chữa được nhiều
bệnh như: thấp khớp đau nhức xương, đau dây thần kinh, viêm ruột, suy nhược thần

kinh, mất ngủ, …
Các nghiên cứu trong nước đa số là tìm hiểu về quy trình chiết tách, xác định
thành phần hóa học và tìm hiểu công dụng của tinh dầu Tràm được chiết xuất từ lá
tràm. Một số các nghiên cứu khoa học ở ngoài nước đã xác định được từ các bộ phận
của cây Tràm một số thành phần hóa học như: 3,5-dimethyl-4,6-di-o-methylchloroacetophenone, ursolic acid, betulinic acid, nerolidol.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu vẫn còn rất ít và chưa phổ biến. Trong đề tài luận văn
này, tôi đã sử dụng vỏ Tràm làm nguyên liệu, tiến hành xác định độ ẩm của vỏ Tràm,
ngâm vỏ với cồn 95 sau đó điều chế các cao từ không phân cực đến phân cực từ cao
ethanol tổng.
Tiến hành sắc ký cột cao petroleum ether và từ một phân đoạn của cao petroleum
ether đã cô lập được một hợp chất tinh khiết và dự đoán công thức hợp chất cô lập
được là: Lup(20)29-ene-3,11-diol.

Tôn Lư Phương Du

Trang i


Luận văn tốt nghiệp Đại học

MỤC LỤC
Chương 1 TỔNG QUAN ....................................................................................... 1
1.1 Tổng quan về cây Tràm ..................................................................................... 1
1.1.1 Lịch sử và nguồn gốc cây Tràm ................................................................ 1
1.1.2 Phân loại khoa học.................................................................................... 1
1.1.3 Khái quát về họ Myrtaceae ....................................................................... 2
1.1.4 Đặc điểm hình thái.................................................................................... 3
1.1.5 Phân loại................................................................................................... 4
1.1.6 Đặc điểm phân bố và sinh thái .................................................................. 5
1.1.7 Thành phần hóa học, các nghiên cứu trong và ngoài nước......................... 6

1.1.8 Tác dụng dược lý ...................................................................................... 6
1.1.8.1 Tính vị, tác dụng................................................................................ 6
1.1.8.2 Công dụng, chỉ định và phối hợp ....................................................... 6
1.1.8.3 Một số công dụng khác ...................................................................... 8
1.2 Đại cương về các nhóm chức........................................................................... 9
1.2.1 Đại cương về alkaloid ....................................................................... 9
1.2.2 Đại cương về flavonoid.......................................................................... 10
1.2.3 Đại cương về sterol ...................................................................... 12
1.2.4 Đại cương về glycosid .................................................................. 13
1.2.5 Đại cương về saponin ................................................................... 14
1.2.6 Đại cương về tannin ..................................................................... 15
1.3 Phương pháp chiết tách hợp chất tự nhiên ........................................................ 16
1.3.1 Nguyên liệu .................................................................................. 16
1.3.2 Dung môi ...................................................................................... 16
1.3.2.1 Dung môi phân cực và không phân cực .......................................... 17
1.3.2.2 Dung môi để chiết tách các hợp chất ra khỏi mẫu cây ..................... 17
1.3.2.3 Lựa chọn dung môi để chiết tách .................................................... 18
1.3.2.4 Một số điều cần biết khi sử dụng dung môi để chiết tách hợp chất .. 18
1.3.2.5 Sự hòa tan của hợp chất vào dung môi ............................................ 19
1.3.3 Các kỹ thuật chiết tách hợp chất ra khỏi cây ........................................... 20
1.3.3.1 Kỹ thuật chiết rắn-lỏng .................................................................... 20
Tôn Lư Phương Du

Trang ii


Luận văn tốt nghiệp Đại học

1.3.3.2 Kỹ thuật chiết lỏng-lỏng ................................................................. 21
1.4 Các phương pháp sắc ký .................................................................................. 23

1.4.1 Sắc ký lớp mỏng ..................................................................................... 23
1.4.1.1 Nguyên lý của phương pháp sắc ký lớp mỏng.................................. 23
1.4.1.2 Chất hấp phụ ................................................................................... 23
1.4.1.3 Chấm chất phân tích ....................................................................... 23
1.4.1.4 Giải ly bản mỏng ............................................................................. 24
1.4.1.5 Hiện hình các vết sau khi giải ly ...................................................... 27
1.4.1.6 Các công dụng của sắc ký lớp mỏng ................................................ 27
1.4.1.7 Giá trị Rf............................................................................................................................................ 28
1.4.2 Sắc ký cột ............................................................................................... 28
1.4.2.1 Định nghĩa....................................................................................... 28
1.4.2.2 Lựa chọn chất hấp phụ ..................................................................... 29
1.4.2.3 Dung môi giải ly cột ........................................................................ 29
1.4.2.4 Kích thước cột và lượng chất hấp phụ.............................................. 29
1.4.2.5 Chuẩn bị cột sắc ký.......................................................................... 30
1.4.2.6 Vận tốc giải ly cột ........................................................................... 32
1.4.2.7 Theo dõi quá trình giải ly cột ........................................................... 32
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 33
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................... 33
2.2 Phương tiện nghiên cứu ................................................................................... 33
2.2.1 Dụng cụ .................................................................................................. 33
2.2.2 Hóa chất ................................................................................................. 33
2.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34
2.3.1 Điều chế cao ........................................................................................... 34
2.3.2 Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của vỏ Tràm..................................... 34
2.3.3 Tiến hành sắc ký cột ............................................................................... 34
Chương 3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN .................................. 36
3.1 Nguyên liệu ..................................................................................................... 36
3.2 Xác định độ ẩm nguyên liệu ............................................................................. 37
3.3 Định tính sơ bộ cao tổng .................................................................................. 37
3.3.1 Khảo sát sự hiện diện của alkaloid .......................................................... 37

Tôn Lư Phương Du

Trang iii


Luận văn tốt nghiệp Đại học

3.3.1.1 Thuốc thử alkaloid ........................................................................... 37
3.3.1.2 Kết quả định tính alkaloid................................................................ 38
3.3.2 Khảo sát sự hiện diện của flavonoid........................................................ 39
3.3.2.1 Thuốc thử flavonoid ........................................................................ 39
3.3.2.2 Kết quả định tính flavonoid ............................................................. 40
3.3.3 Khảo sát sự hiện diện sterol .................................................................... 40
3.3.3.1 Thuốc thử sterol............................................................................... 40
3.3.3.2 Kết quả định tính ............................................................................. 41
3.3.4 Khảo sát sự hiện diện của glycosid ................................................... 42
3.3.4.1Thuốc thử glycosid ................................................................. 42
3.3.4.2 Kết quả định tính ............................................................................ 42
3.3.5 Khảo sát sự hiện diện của saponin ................................................... 43
3.3.5.1 Thuốc thử saponin ................................................................. 43
3.3.5.2 Kết quả định tính ............................................................................ 43
3.3.6 Khảo sát sự hiện diện của tannin ............................................................. 44
3.3.6.1 Thuốc thử tannin ............................................................................. 44
3.3.6.2 Kết quả định tính ............................................................................. 44
3.4 Khảo sát trên lượng nhỏ cao ethanol (EtOH) tổng và cao PE ........................... 46
3.5 Điều chế cao ethanol tổng (EtOH) ................................................................... 47
3.6 Điều chế cao petroleum ether ........................................................................... 48
3.7 Điều chế cao ethyl acetate (Ea) và cao n-butanol ............................................ 48
3.8 Khảo sát cao PE bằng sắc ký bản mỏng (TLC)................................................. 51
3.9 Khảo sát cao PE bằng sắc ký cột ...................................................................... 51

3.9.1 Nạp cột sắc ký cao PE............................................................................ 51
3.9.2 Theo dõi quá trình giải ly cột ................................................................. 52
3.10 Khảo sát phân đoạn 10 của cao PE ................................................................. 57
3.10.1 Khảo sát phân đoạn 10 bằng TLC ......................................................... 57
3.10.2 Khảo sát phân đoạn 10 bằng sắc ký cột ................................................. 58
3.10.2.1 Nạp cột sắc ký ............................................................................... 58
3.10.2.2 Theo dõi quá trình giải ly cột ......................................................... 59
3.10.2.3 Khảo sát chất vừa mới cô lập được ................................................ 61
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 64
Tôn Lư Phương Du

Trang iv


Luận văn tốt nghiệp Đại học

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 66

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PE

Petroleum ether

MeOH

Methanol

EtOH

Ethanol


Ea

Ethyl acetate

TLC

Thin Layer Chromatography

Ac

Acetone

s

Mũi đơn

m

Mũi đa

Tôn Lư Phương Du

Trang v


Luận văn tốt nghiệp Đại học

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1 Kết quả định tính cao etanol tổng của vỏ tràm

45

Bảng 2 Kết quả sắc ký cột cao PE

54

Bảng 3 Kết quả sắc ký cột phân đoạn 10

60

Bảng 4 So sánh phổ 1H-NMR của chất cô lập được và phổ 1H-NMR của chất chuẩn
Lup(20)29-ene-3,11-diol.

64

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Sơ đồ tổng quá quá trình điều chế các cao

35

Sơ đồ 2 Quy trình tách chiết và khối lượng các cao từ không phân cực
đến phân cực

50

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phổ 1H-NMR của hợp chất cô lập được


Tôn Lư Phương Du

Trang vi


Luận văn tốt nghiệp Đại học

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1 Một số loại cây thuộc họ Myrtaceae

3

Hình 2 Thân, lá, hoa, quả cây Tràm ta

4

Hình 3 Cấu trúc hóa học của một vài hợp chất alkaloid

10

Hình 4 Cấu trúc hóa học của một vài hợp chất flavonoid

11

Hình 5 Cấu trúc hóa học của một vài hợp chất sterol

12

Hình 6 Cấu trúc hóa học của một vài hợp chất glycosid


13

Hình 7 Cấu trúc hóa học của một vài hợp chất saponin

15

Hình 8 Cấu trúc hóa học của một vài hợp chất tannin

16

Hình 9 Sự tách lớp trong quá trình chiết lỏng-lỏng

22

Hình 10 Chấm chất phân tích

24

Hình 11 Giải ly bản mỏng

25

Hình 12 Dung môi giải ly di chuyển từ dưới lên

25

Hình 13 Giải ly hai chiều

26


Hình 14 Xác định giá trị Rf

28

Hình 15 Nhồi bông gòn vào cột

30

Hình 16 Nhồi cột và ổn định cột

31

Hình 17 Theo dõi quá trình giải ly cột

32

Hình 18 Vườn Tràm nơi thu hái nguyên liệu

36

Hình 19 Vỏ, lá, quả cây Tràm nguyên liệu

36

Hình 20 Vỏ Tràm đã được phơi khô

37

Hình 21 Định tính alkaloid


38

Hình 22 Định tính alkaloid

38

Hình 23 Định tính alkaloid

39

Hình 24 Định tính flavonoid

40

Hình 25 Định tính flavonoid

40

Hình 26 Định tính flavonoid

40

Hình 27 Định tính với thuốc thử Liebermann-Burchard

41

Hình 28 Định tính với thuốc thử Salkowski

41


Tôn Lư Phương Du

Trang vii


Luận văn tốt nghiệp Đại học

Hình 29 Định tính với thuốc thử Molish

42

Hình 30 Định tính với thuốc thử Felling A, B

43

Hình 31 Định tính saponin

44

Hình 32 Định tính saponin

44

Hình 33 Định tính với thuốc thử gelatin mặn

44

Hình 34 Định tính với thuốc thử Stiasny


45

Hình 35 Lọ ngâm mẫu với cồn 95, PE

46

Hình 36 So sánh cao EtOH và cao PE

46

Hình 37 So sánh cao PE ngâm và chiết

46

Hình 38 Bột vỏ Tràm

47

Hình 39 Ngâm dầm bột Tràm với cồn

47

Hình 40 Dịch lọc cao EtOH

47

Hình 41 Cao EtOH

47


Hình 42 Chiết lỏng lỏng cao EtOH với PE

48

Hình 43 Cao PE

48

Hình 44 Dịch chiết cao Ea

49

Hình 45 Dịch chiết cao n-butanol

49

Hình 46 TLC cao PE

51

Hình 47 Cột sắc ký cao PE

52

Hình 48 Kết quả TLC các lọ đầu tiên

53

Hình 49 Kết quả TLC từ lọ 51 đến 58


53

Hình 50 Kết quả TLC của một số lọ tiếp theo

54

Hình 51 Kết quả TLC phân đoạn 10

56

Hình 52 Chất thu được của phân đoạn 10

57

Hình 53 Kết quả TLC phân đoạn 10 với hệ dung môi giải ly
PE:Ea = 80:20 và 70:30

57

Hình 54 Cột sắc ký phân đoạn 10

58

Hình 55 Mẫu khi vừa mới nạp vào cột và sau khi nạp một thời gian

58

Hình 56 Kết quả TLC các lọ đầu

59


Hình 57 Kết quả TLC phân đoạn 10

61

Hình 58 Lọ gửi mẫu đi đo phổ

61

Hình 59 TLC khảo sát hợp chất vừa cô lập

62

Tôn Lư Phương Du

Trang viii


Luận văn tốt nghiệp Đại học

LỜI MỞ ĐẦU
---------Từ ngàn xưa, nhân dân ta đã biết sử dụng các loại cây, cỏ có dược tính để chữa
bệnh, chúng có tác dụng chữa bệnh tốt, dễ tìm, rẻ tiền, sử dụng tương đối dễ dàng. Tuy
nhiên việc sử dụng chỉ dựa vào kinh nghiệm nhân gian, phần lớn vẫn chưa được giải
thích bằng cơ sở khoa học hiện đại.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con người đã đi sâu nghiên
cứu để có thể giải thích chính xác cho chúng ta biết được trong các loại cây, cỏ đó có
chứa thành phần gì mà chúng lại có khả năng chữa bệnh.
Không dừng lại ở đó, việc sử dụng dược liệu có nguồn gốc tự nhiên kết hợp với
phương pháp trị liệu hiện đại ngày càng phổ biến. Chính vì thế, việc nghiên cứu các

hợp chất thiên nhiên đã và đang trở thành một lĩnh vực quan trọng của ngành Hóa Học
Hữu Cơ ở nước ta.
Trong dân gian, có một số loại cây được sử dụng như những vị thuốc chữa bệnh
như: cỏ tranh có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, hạ sốt, cầm máu; dừa cạn giúp hạ huyết
áp, bệnh bạch huyết, đái đường, sốt rét, lỵ; trinh nữ hoàng cung chữa tê thấp nhức mỏi,
phì đại tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, …Ngoài ra, có một loài cây được trồng khá
phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ, nó có nhiều công dụng trong cuộc sống, ngoài cho gỗ,
còn cho nhiều tinh dầu và là vị thuốc nam chữa được nhiều bệnh, đó là cây Tràm.
Tràm được dùng nhiều trong dân gian. Lá dùng nấu nước uống thay trà, giúp
tiêu hoá và làm thuốc trị ho hoặc xông để trị cảm cúm. Nước sắc lá dùng đắp lên mụn
nhọt, vết thương có tác dụng sát trùng và cầm máu, dùng thoa các vết bỏng cho chóng
lên da non. Lá còn dùng nấu nước tắm trị mẩn ngứa. Gỗ dùng để làm cọc cừ trong các
công trình xây dựng, làm nhà ở vùng đất phèn ngập nước, đóng đồ dùng, đốt than, …
Vỏ có vị đắng, nhạt, tính bình, có tác dụng an thần, trấn tĩnh, khư phong giảm đau.
Tuy nhiên, ở Việt Nam vỏ Tràm vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, dược
tính của vỏ Tràm vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Chính vì thế để góp phần tìm hiểu
sâu hơn về tác dụng dược lý của vỏ Tràm, em đã chọn đề tài: “ Xác định thành phần
hóa học của vỏ Tràm Melaleuca cajuputi Powel.”.
Tôn Lư Phương Du

Trang ix


Chương 1 TỔNG QUAN

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về cây Tràm
1.1.1 Lịch sử và nguồn gốc cây Tràm 8,9,10
Vào giữa thế kỷ XVIII (1744-1755), cây Tràm được nói đến lần đầu tiên trong tác

phẩm “HEBARIUM AMBOINENSE” của Georges Everhard Rumph. Năm 1754, cây
Tràm có tên là Myrtus leucadendra L. in Stickman và đến năm 1767, Linné đặt ra chi
Melaleuca với một loài duy nhất là Melaleuca leucadendron L. Đến năm 1790, cây
Tràm được tìm thấy ở Việt Nam bởi ông Jean Loureiro.
Về mặt phân loại học, trong hầu hết các tài liệu khoa học xuất bản ở nước ta trước
năm 1993 đều định danh khoa học cây Tràm mọc tự nhiên ở ta là Melaleuca
leucadendron. Thực ra Melaleuca leucadendron là một nhóm các loài Tràm có hình
thái bên ngoài giống nhau và có quan hệ di truyền gần gũi với nhau mà cây Tràm của
Việt Nam từ năm 1993 đã được định danh lại là Melaleuca cajuputi, là một loài thuộc
nhóm này.
Tràm là tên Việt Nam dùng để gọi chung các loài trong chi thực vật Melaleuca
thuộc họ Sim (Myrtaceae). Trong cuốn sách “Các loài cây rừng của Úc” được sửa
chữa và tái bản năm 1984 các tác giả cho biết chi Tràm gồm khoảng 150 loài; song
hiện nay với các kết quả nghiên cứu khảo sát đã xuất hiện thêm các loài mới, đồng thời
sử dụng các phương pháp hiện đại để giám định lại các biến dị cấp loài, người ta đã
thống kê được chi thực vật này có tới hơn 250 loài khác nhau.
Có thể xem Tràm như những loài thực vật đặc hữu của Úc vì trên 90% các loài
trong chi thực vật này có vùng phân bố tự nhiên ở đây và chỉ có khoảng hơn 10 loài
Tràm có vùng phân bố vươn ra ngoài lãnh thổ nước này. Các loài Tràm mọc tự nhiên
trên nhiều kiểu lập địa khác nhau. Đa phần các loài Tràm ưa mọc ở những nơi ẩm ướt,
hàng năm có một mùa ngập nước dọc theo bờ các con suối hay trên các vùng đầm lầy,
tập trung ở vùng Bắc và Đông Bắc nước Úc.
1.1.2 Phân loại khoa học 13
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Tôn Lư Phương Du

Trang 1



Chương 1 TỔNG QUAN

Bộ: Myrtales
Họ: Myrtaceae
Chi: Melaleuca
Loài: M. cajuputi
Tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powel.
Tên thường gọi: Tràm cừ, Tràm ta.

1.1.3 Khái quát về họ Myrtaceae 13
Họ Đào kim nương (Myrtaceae) hay họ Sim (theo tên gọi của chi Rhodomyrtus)
là một họ thực vật hai lá mầm, được đặt trong bộ Đào kim nương (Myrtales).
Tất cả các loài đều có thân gỗ, chứa tinh dầu và hoa mọc thành cụm từ 4-5 hoa
đơn. Một đặc trưng nổi bật của họ này là li be nằm ở cả hai bên của xylem (chất gỗ),
còn các loài thực vật khác thì ở bên ngoài. Lá của chúng thường xanh, mọc so le hay
mọc đối, lá đơn và thông thường có mép lá nhẵn (không khía răng cưa). Hoa thường
có 5 cánh, mặc dù ở một vài chi thì cánh hoa rất nhỏ hay không có. Nhị hoa thường rất
dễ thấy, có màu sáng và nhiều về lượng.
Họ Myrtaceae chứa ít nhất 3000 loài, phân bổ trong 130-150 chi. Chúng phân bổ
rộng khắp ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp trên thế giới và nói chung rất phổ biến
trong nhiều khu vực đa dạng sinh học của thế giới.
Ở Việt Nam có khoảng 100 loài, trong đó phần lớn là các loài trâm và các loài
cây khuynh diệp. Quen thuộc với mọi người hơn cả là cây mận và ổi được trồng khắp
nơi. Ngoài ra thì Tràm cũng là một trong số các loại cây thuộc họ này.

Cây ổi

Tôn Lư Phương Du


Cây Tràm liễu (Tràm đỏ)

Trang 2


Chương 1 TỔNG QUAN

Cây khuynh diệp lá tràm
Hình 1

Cây trâm khế

Một số loại cây thuộc họ Myrtaceae

1.1.4 Đặc điểm hình thái 5,8,10
Tràm là loài cây gỗ lớn, vỏ xốp gồm nhiều lớp mỏng xếp chồng lên nhau, cành
nhỏ, lá có tinh dầu thơm, phiến thon, không lông, có từ 3-7 gân phụ.
Hoa hình gié ở đầu cành, màu trắng, dài từ 3-7 cm trên chót gié có chùm lá nhỏ;
lá hoa hình giáo dài 5-20 mm. Hoa không cuống, tụ thành 2-3 hoa chụm trông rõ rệt.
Đài hoa hình trụ, có lông mềm, có 5 thùy, dài 0.6 mm. 5 cánh hoa tròn lõm vào trong
dài 2-2.5 mm, tiểu nhụy nhiều, trắng, dài 10-12 mm.
Quả nang gần tròn, đường kính khoảng 4 mm, khai thành 3 lỗ trên 3 buồng, có
nhiều hạt tròn hay nhọn dài 1 mm, tử diệp dày, ra hoa vào tháng 5 và kết trái vào tháng
11.
Về kích thước, theo tài liệu “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Viện Sinh
Thái và tài nguyên sinh vật thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc Gia,
Nhà xuất bản Nông Nghiệp năm 2003 thì Tràm là loài cây gỗ nhỏ, cao khoảng 10 m;
nhưng theo Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) cây Tràm cao đến 20-25 m,
đường kính đến 60 cm và theo Hoàng Chương (2004) thì đại đa số các loài Tràm là
các cây bụi hoặc cây nhỏ, cây trưởng thành chỉ cao từ 1-2 m đến không quá 20 m; chỉ

riêng nhóm loài Melaleuca leucadendron trong đó có loài Tràm (M. cajuputi) và Tràm
lá dài (M. leucadendra) là những loài mà cây trưởng thành có kích cỡ lớn, có thể cao
được tới 30 m hoặc hơn.

Tôn Lư Phương Du

Trang 3


Chương 1 TỔNG QUAN

Một số hình ảnh về cây Tràm:

Hình 2

Thân, lá, hoa, quả cây Tràm ta

1.1.5 Phân loại 8
Căn cứ vào hình thái vỏ thân cây người ta chia các loài Tràm thành nhiều nhóm,
trong đó quan trọng hơn cả là nhóm loài có vỏ dày gồm nhiều lớp xốp, xếp chồng lên
nhau giống như xấp giấy mà cây Tràm ở Việt Nam là một điển hình của nhóm này.
Nhóm này có một đặc điểm sinh thái khá đặc biệt, khác với các nhóm Tràm khác, đó
là hầu hết các loài thuộc nhóm này thường gặp trên lập địa đất tốt, ẩm, mọc trong loại
rừng thưa hỗn hợp với các loài cây khác mà thường là với các loài bạch đàn như bạch
đàn vỏ trắng (Eucalyptus alba), bạch đàn têrê (E. tereticornis), ... Chỉ ở các lập địa
đầm lầy nước ngập theo mùa các loài Tràm này mới mọc thuần loại.

Tôn Lư Phương Du

Trang 4



Chương 1 TỔNG QUAN

Về mặt phân loại học loài tràm Melaleuca cajuputi có 3 loài phụ là:
- Melaleuca cajuputi subsp. cajuputi Powell, phân bố ở Indonesia, Australia;
- Melaleuca cajuputi subsp. cumingiana Barlow, phân bố ở Myanma, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
- Melaleuca cajuputi subsp. Platyphylla Barlow, phân bố ở Papua New Ghiné,
Australia và là giống Tràm bản địa chính mọc nhiều ở Indonesia.
1.1.6 Đặc điểm phân bố và sinh thái 8,9
Melaleuca cajuputi là loài Tràm bản địa duy nhất của nước ta và là loài có vùng
phân bố tự nhiên rộng nhất của chi Tràm. Theo các tài liệu khoa học mới được công bố
gần đây thì loài Tràm có thể gặp trên nhiều loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, miền Nam Trung Quốc (đảo Hải
Nam, Hồng Kông), Malaysia, Tây nam Papua New Ghiné, miền duyên hải Bắc nước
Úc, Ghiné và Nigiêria ở châu Phi và Brasil ở Nam Mỹ. Vùng phân bố tự nhiên của
tràm tập trung nhất là từ 180 vĩ Nam đến 1200 vĩ Bắc.
Ở nước ta cây Tràm được xem là một trong số ít các loài cây rừng có sự đa dạng
sinh thái và hình thái lớn nhất. Tên ở miền nam quen gọi loài này là “Tràm cừ” do
người ta trồng chủ yếu khai thác cừ, thực ra về mặt khoa học chưa thật thích hợp lắm
bởi ngoài dạng Tràm có thân cao sản xuất cừ, ở nước ta còn có dạng Tràm thân thấp
như cây bụi thường được cắt lá chưng cất tinh dầu và gọi là “Tràm gió”. Cả hai dạng
này đều thuộc loài Melaleuca cajuputi, song chúng có phải là hai biến chủng có cơ sở
biến dị di truyền hay chỉ là các thường biến do cách lấy giống và cách trồng thì đến
nay vẫn chưa được chứng minh.
Ở Việt Nam vùng phân bố tự nhiên của Tràm xa nhất về phía Bắc là phía Nam
tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây, Tràm mọc rải rác hoặc tập trung thành
những đám nhỏ trên các bãi đất trũng quanh các hồ nước nằm xen giữa những quả đồi
đất thấp.

Cách vùng phân bố cực Bắc hơn 3 vĩ về phía Nam mãi tận Nghệ An mới lại gặp
tràm mọc tự nhiên và kể từ đây suốt dọc miền duyên hải Trung Trung Bộ kéo dài tới
tận Cà Mau qua Kiên Giang và An Giang đều gặp cây Tràm hoặc mọc rải rác hoặc
thành những quần tụ nhỏ hoặc trung bình trên nhiều loại đất khác nhau.

Tôn Lư Phương Du

Trang 5


Chương 1 TỔNG QUAN

1.2.7 Thành phần hóa học, các nghiên cứu trong và ngoài nước 4,8,11,14,17
Các tài liệu nghiên cứu về cây Tràm đa số là nghiên cứu về cách tách chiết tinh
dầu từ lá Tràm và xác định được thành phần hóa học của tinh dầu Tràm.
Tinh dầu Tràm Melaleuca cajuputi: Lá Tràm dùng chiết tinh dầu, hàm lượng từ
0.5-0.8% tuỳ theo sự khác nhau về phẩm chất của lá được sử dụng. Tinh dầu Tràm
màu vàng lục, có thành phần chủ yếu là 1,8-cineol đạt 46.9–72.0%, các hợp chất còn
lại đáng quan tâm là -pinen, limonen, p-cymen, linalool và -terpineol.
Tinh dầu Tràm Melaleuca leucadendra: Lá Tràm chứa tinh dầu mà thành phần
chủ yếu là p-cymen 23.7%, a-pinen 13.1%, còn 1,8-cineol 1%, linalool 0.5%, terpinen4-ol 1.6%, a-terpineol 0.9% và geraniol 6.1%, sesquiterpen, azulen, sesquiterpen alcol,
aldehyde valerianic và benzaldehyde.
Các hợp chất trước đây đã được cô lập từ cây Tràm:
1973 Lowery đã tách chiết được từ Tràm hợp chất 3,5-dimethyl-4,6-di-omethylchloro-acetophenone.
1997, 1999 Admad và cộng sự đã chiết tách được ursolic acid và betulinic acid từ
hạt và hoa Tràm.
1997 Doskotch và cộng sự đã chiết tách được nerolidol.
Ngoài ra một báo cáo khoa học gần đây cho biết, khi ngâm 345 g vỏ Tràm
cajuputi trong methanol, sau 24 giờ thu được dịch chiết thô. Sắc ký cột để tách riêng
các hợp chất có trong dịch chiết với dung môi giải ly là methanol:dichloromethane với

độ phân cực tăng dần, với hệ dung môi methanol:dichloromethane = 98:2 người ta đã
phân lập được tinh thể rắn có khối lượng 0.239 g và được xác định đó là hợp chất 3-betulinic acid.
1.2.8 Tác dụng dược lý 4,17
1.1.8.1 Tính vị, tác dụng
Lá Tràm có vị cay, chát, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp,
giảm đau.
Vỏ có vị đắng, nhạt, tính bình, có tác dụng an thần, trấn tĩnh, khư phong giảm
đau.
1.1.8.2 Công dụng, chỉ định và phối hợp
- Lá Tràm được dùng trị sổ mũi, sốt, thấp khớp đau nhức xương, đau dây thần
kinh, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ. Dùng ngoài chữa viêm da dị ứng, eczema.
Tôn Lư Phương Du

Trang 6


Chương 1 TỔNG QUAN

- Vỏ dùng trị suy nhược thần kinh, mất ngủ. Liều dùng 10-15 g, dạng thuốc sắc.
- Ngoài ra lá còn được dùng nấu nước uống thay trà, giúp tiêu hoá và làm thuốc
chữa ho hoặc xông để trị cảm cúm. Nước sắc lá dùng đắp lên mụn nhọt, vết thương có
tác dụng sát trùng và cầm máu, dùng thoa các vết bỏng cho chóng lên da non. Lá còn
dùng nấu nước tắm trị mẩn ngứa. Liều dùng 20 g lá và cành tươi sắc uống hay hãm
uống.
Đặc biệt lá Tràm, sau khi chưng cất thì tinh dầu Tràm chữa được nhiều bệnh như:
dùng làm thuốc cao để xoa bóp, chữa đau nhức, cảm mạo, tiêu đờm, chứng tê thấp.
Ngoài ra, tinh dầu Tràm còn có khả năng kháng sinh, kháng khuẩn, nhiều thầy thuốc
đã dùng nước lá Tràm chữa bệnh phỏng rất công hiệu và có thể thay thế được thuốc
kháng sinh trong một số trường hợp.
 Một số bài thuốc có cây Tràm 4,17

Chữa cảm, cúm, ho, hen, viêm phổi, đau tai, nhức răng, thấp khớp, nhức xương,
đau dây thần kinh, bị thương, bỏng, ứ huyết sau đẻ, tiêu hóa kém. Ngày 20-40 g lá
Tràm tươi hoặc 5-10 g lá khô sắc, hãm uống.
Bài thuốc trị được virus cúm chung, kể cả cúm A (H1N1) (với điều kiện phải
phát hiện sớm để điều trị sớm):
- Mận (Syzygium samarangense) 50 g lá tươi.
- Tràm hoặc khuynh diệp 30 g lá tươi.
- Thù lù cạnh (Physalis angulata) 50 g cành lá tươi.
- Rau Sam (Portulaca oleracea) 50 g cây tươi.
- Phèn đen (Phyllanthus reticulatus) 50 g cành lá tươi.
- Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria, P. amarus) 30 g cây tươi.
- Tràm bông vàng (Keo lá tràm = Acacia auriculaeformis) 30 g cành lá tươi.
- Gừng già 20 g củ tươi.
- Nghệ già 20 g củ tươi.
- Đinh hương (Syzygium aromaticum) 12 g đinh hoa khô.
Bảy dược liệu tươi, rửa sạch, chặt nhỏ, giã nhuyễn, cho vào nồi, chế 1 lít nước
đang sôi vào. Xong giã nát 3 gia vị, cho vào sau. Trộn đều, hãm 20 phút rồi chiết nước
ra, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Tôn Lư Phương Du

Trang 7


Chương 1 TỔNG QUAN

Xác thuốc còn lại, thêm 4 lít nước đang sôi, đậy nắp để trùm mền xông người
bệnh. Xong lau mình, ăn cháo giải cảm với thật nhiều hành, tỏi giã nát. Dùng trong 3
ngày. Trẻ con dùng 1/2 hoặc 1/3 liều.
Chữa mẫn ngứa, dùng rửa vết thương tránh nhiễm khuẩn: lá Tràm tươi 50 g, nấu

với 4-5 lít nước trong 15-20 phút, đợi khi nước ấm đem tắm.
Chữa bỏng: lá Tràm tươi 1 kg, rửa sạch, diệt khuẩn bằng thuốc tím, để ráo nước,
giã nhuyễn hoặc đem phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, lấy 100 g. Pha thuốc với nữa lít
nước muối 0.9%, khuấy đều, gạn lấy nước, lọc kỹ. Khi dùng lấy bông thấm thuốc bôi
hoặc đắp ngày nhiều lần lên vết thương.
Chữa sốt, nhức đầu, ho, sỗ mũi, viêm họng, khan tiếng:
-

50 g lá Tràm tươi.

-

30 g lá bạc hà.

-

20 g lá hương nhu.

-

10 g lá kinh giới.

-

10 g lá đại bi.

-

5 g hạt mùi.


Tất cả phơi khô, cắt nhỏ, ngâm với 1 lít cồn 80 trong 10-15 ngày, càng lâu càng
tốt rồi thêm 2 g an tức hương. Khi dùng, mỗi lần lấy nửa thìa cà phê thuốc hòa vào
một cốc nước sôi. Xông và hít mạnh, ngày làm 2 lần.
Chữa ứ huyết: 20-30 g lá Tràm khô, 20-30 g rễ ô rô tía, sắc với 400 mL còn 100
mL, uống làm 2 lần trong ngày.
Tinh dầu Tràm pha trong dầu thầu dầu với tỉ lệ 5-10% dùng nhỏ mũi để diệt
khuẩn, chống cúm, ngạt mũi.
Để cắt cơn hen:
Tinh dầu Tràm (uống theo giọt) pha với nước đường, ngày 2-3 lần, kết hợp xoa
dầu Tràm lên ngực và trên bã vai gần lưng.
1.1.8.3 Một số công dụng khác 8,9
Thân cây làm cột nhà, xả ván, đóng cừ, làm dàn giáo xây dựng, …
Vỏ Tràm xốp làm chất cách âm, cách điện, cách nhiệt rất tốt.
Gỗ Tràm có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, phổ biến nhất là làm cừ
gia cố móng trong các công trình xây dựng qui mô nhỏ, làm khung sườn nhà đơn giản
Tôn Lư Phương Du

Trang 8


Chương 1 TỔNG QUAN

ở nông thôn, làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt và sử dụng chiết xuất dầu và nuôi
đàn ong mật.
Theo các thông tin của các nước trong khu vực có rừng Tràm thì gỗ của loài cây
này chịu nước tốt, không bị mối mọt nên còn được dùng trong công nghệ đóng
tàu thuyền.
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng thiếu tre giống trồng chắn sóng, Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành trồng thử nghiệm cây Tràm để đánh giá về hiệu quả
bảo vệ đê điều. Qua ba năm thử nghiệm cho thấy, cây Tràm có thể thay thế cây tre để

trồng chắn sóng trên các tuyến đê hiện nay.
Vỏ Tràm có cấu tạo từng lớp mỏng với tích tụ chất canxi oxalate và carbonate
giữa các lớp nên tạo khả năng cách nhiệt tốt nên ở Australia người ta dùng vỏ Tràm để
làm vật liệu cách nhiệt.
Dầu Tràm ở thể lỏng, trong, màu xanh lục nhạt, thơm nhưng hơi chua. Dầu Tràm
có chất cajeputol có tính sát trùng nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh đường hô hấp
không những được sử dụng trong việc làm thuốc sát trùng mà còn được sử dụng trong
công nghệ chế tạo dầu thơm. Năm 1865 đảo Bornéo đã sản xuất mỗi năm 8000 chai
dầu Tràm (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn 1972).
Ngoài ra, do rừng Tràm có nhiều chất hữu cơ trong đất, có tác dụng thúc đẩy sự
hoạt động của các vi khuẩn yếm khí trong đất, nên chính là môi trường thuận lợi cho
các loài tảo, phù du và động vật nhuyễn thể phát triển, chính chúng là thức ăn cho
nhiều loài cá. Do đó, ngoài tài nguyên về gỗ Tràm, rừng Tràm còn là nơi sinh sản và
phát triển rất nhiều loài cá nước ngọt như cá rô, cá lóc, cá sặc, …

1.2

Đại cương về các nhóm chức 1-3

1.2.1 Đại cương về alkaloid
Là nhóm hợp chất tự nhiên quan trọng nhất về mặt tác dụng sinh lý nhưng cũng
là nhóm phức tạp về phương diện hóa học.
Trong thực vật bậc thấp đã tìm thấy khoảng 250 alkaloid ở nấm, ở tảo và các loài
khác, nhưng alkaloid phân bố nhiều nhất trong thực vật bậc cao. Trong cây một lá
mầm đã tìm thấy khoảng 500 alkaloid trong khi đó ở cây hai lá mầm đã tìm thấy
khoảng 3600 chất. Người ta cũng thấy alkaloid trong động vật, côn trùng, sinh vật biển,
vi sinh vật, …Trong cây alkaloid thường tập trung ở một số bộ phận nhất định. Ví dụ:
alkaloid tập trung ở hạt như mã tiền, cà phê, …; ở quả như ớt, hồ tiêu, thuốc phiện, …;
Tôn Lư Phương Du


Trang 9


Chương 1 TỔNG QUAN

ở lá như coca, thuốc lá, chè,…; ở hoa như cà độc dược, ở củ như ô dầu, bình vôi, bách
bộ, …
Hàm lượng alkaloid trong cây thường thấp, trừ một số trường hợp như trong cây
canhkina hàm lượng đạt 6-10%, trong nhựa thuốc phiện 20-30%. Một số dược liệu
chứa 1-3% alkaloid đã được coi là chứa hàm lượng alkaloid khá cao.
Đa số alkaloid không màu, ở dạng kết tinh rắn với điểm nóng chảy xác định hoặc
có khoảng nhiệt độ phân hủy. Một vài alkaloid ở dạng nhựa vô định hình, một vài
alkaloid ở dạng lỏng (nicotin, coniin) và một vài alkaloid có màu (berberin màu vàng,
betanidin màu đỏ).
Alkaloid là một base yếu (do sự có mặt của nguyên tử nitơ). Tính base của các
alkaloid cũng khác nhau tùy theo sự hiện diện của các nhóm thế R gắn trên nguyên tử
nitơ.
OH

COOCH3

N

N
N

CH3

N


CH3

Nicotine

Hình 3

O

CH3
Arecoline

OH
Morphine

Cấu trúc hóa học của một vài hợp chất alkaloid

Các alkaloid ở dạng base tự do hầu như không tan trong nước nhưng thường tan
tốt trong các dung môi hữu cơ như chloroform, diethyl ether, các alcol bậc thấp. Trong
môi trường acid, alkaloid hiện diện ở dạng muối thì tan trong nước, alcol và hầu như
không tan trong các dung môi hữu cơ như chloroform, diethyl ether, benzene.
1.2.2 Đại cương về flavonoid
Flavonoid là một trong những nhóm hợp chất phân bổ rộng nhất trong thiên
nhiên, hơn một nửa rau quả thường dùng có chứa flavonoid. Cho đến nay có khoảng
4000 flavonoid đã biết rõ cấu trúc.
Flavonoid là những hợp chất màu phenol thực vật, tạo nên màu cho rất nhiều rau,
quả, hoa, … có cấu trúc cơ bản kiểu C6-C3-C6, trong đó mỗi C6 là một vòng benzene
gắn với C3. Cấu trúc có thể là vòng kín hoặc mở.

Tôn Lư Phương Du


Trang 10


Chương 1 TỔNG QUAN

O

O

Cấu trúc chung của flavon
Các flavonoid có thể hiện diện ở dạng tự do hoặc dạng glycosid. Do có nhiều
nhóm –OH phenol nên các flavonoid có thể liên kết với nhau để tạo thành phức tạp
hơn hoặc tạo với các hợp chất khác trong cây ví dụ kết hợp với đường để tạo thành
glycosid.
Các flavonoid thường dễ kết tinh và thường có màu. Phần lớn flavonoid có màu
vàng, ví dụ: flavon có màu vàng nhạt hoặc màu cam, flavonol có màu vàng đến đến
vàng nhạt, …Tuy nhiên, một số có màu xanh, tím, đỏ, một số khác không có màu, ví
dụ isoflavon kết tinh không màu.
Sự phân loại flavonoid dựa vào vị trí gốc aryl và các mức độ oxy hóa của mạch
3C. Các hợp chất flavonoid được phân thành: flavon, flavanon, flavonol, chalcon,
auron, anthocyanidin, isoflavon, rotenoid.

O

O

O

OH


O

O
Chacol

Hình 4

OCH3
OCH3

Rotenon

Cấu trúc hóa học của một vài hợp chất flavonoid

Các flavonoid có độ hòa tan khác nhau tùy theo số nhóm hydroxy (-OH) và các
nhóm thế khác có trong cấu trúc hóa học. Ví dụ: flavonoid mang nhiều nhóm –OCH3
và ít nhóm –OH, có tính phân cực yếu nên tan tốt trong dung môi ít phân cực như
benzene, chloroform, ethyl acetate. Flavonoid mang nhiều nhóm –OH, có tính phân
cực mạnh sẽ hòa tan trong các dung môi phân cực như acetone, ethanol, methanol,
butanol, nước, …
Để phân lập từng chất flavonoid, người ta áp dụng phương pháp sắc ký cột, chất
hấp phụ thông dụng là bột polyamid dùng để tách tất cả các các loại flavonoid. Có thể
dùng các chất khác như silica gel, bột cellulose, …Trong đó, silica gel dùng để tách
Tôn Lư Phương Du

Trang 11


Chương 1 TỔNG QUAN


các flavanon, isoflavon, flavonol. Muốn có đơn chất tinh khiết thì cần phải sắc ký cột
lại vài lần hoặc sắc ký lớp mỏng điều chế.
1.2.3 Đại cương về sterol
Sterol là những alcol thể rắn có cấu trúc từ 27-29 nguyên tử C trong phân tử,
thuộc nguồn gốc động vật (cholesterol) hoặc thực vật (phytosterol, -siosterol,
ergosterol, stigmasterol).
Nhưng đều có chung một khung cơ bản là cyclopentanoperhydrophenantren và
một chuỗi ngang với các nhóm methyl (loại ergostan) hoặc ethyl (stigmastan) đặc biệt
là ở C24.

Khung cơ bản cyclopentanoperhidrophenanthren

HO

HO
Stigmasterol

Cholesterol

Hình 5

Cấu trúc hóa học của một vài hợp chất sterol

Sterol phân bố rộng, chúng thường có mặt song song với các alkaloid hoặc
saponin steroid.
Sterol có mặt trong tất cả các bộ phận của cây nhưng có nhiều nhất ở các hạt có
dầu dưới dạng tự do hoặc các ester.
Sterol là chất không phân cực, rất ít tan trong nước, tan trong dầu béo, caroten;
tan nhiều trong các dung môi không phân cực như petroleum ether, benzene,
chloroform, nên thường dùng các dung môi này để chiết sterol. Sản phẩm chiết được

bằng dung môi hữu cơ thường là hỗn hợp các ester sterol kết hợp với lipid, caroten,
lecitin. Phải qua giai đoạn xà phòng hóa để tách các chất này ra khỏi sterol, sau đó
chiết sterol bằng dung môi hữu cơ. Tinh chế bằng kết tinh phân đoạn.

Tôn Lư Phương Du

Trang 12


×