Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

LUẬN văn CÔNG NGHỆ hóa ỨNG DỤNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH PROTEIN để ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ăn của GIA súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HỐ HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG QUY TRÌNH PHÂN
TÍCH PROTEIN ĐỂ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN
CỦA GIA SÚC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

T.S Nguyễn Thị Kim Đông

Phan Thị Minh Thư
MSSV: 2041678
Lớp: Cơng Nghệ Hóa Học K30

Tháng 11-2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ HĨA HỌC
----------Cần Thơ, ngày 08 tháng 10 năm 2008


PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NĂM HỌC : 2008 - 2009
1. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Ts Nguyễn Thị Kim Đông
2. Tên đề tài: “Ứng dụng quy trình phân tích protein để đánh giá chất lượng
thức ăn của gia súc”.
3. Địa điểm thực hiện: Phịng thí nghiệm Bộ mơn Chăn Ni, Khoa Nơng
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
4. Số lượng sinh viên thực hiện: 1
5. Họ và tên sinh viên đăng ký thực hiện: Phan Thị Minh Thư
Lớp: Cơng Nghệ Hóa Học khóa 30, MSSV: 2041678
6. Mục đích của đề tài: Xác định hàm lượng đạm thô, đạm thuần và đạm phi
protein của một số loại thức ăn gia súc. Từ đó đánh giá chất lượng thức ăn của gia
súc.
7. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài:
- Tổng quan về thức ăn gia súc.
- Phân tích thực nghiệm.
- Kết quả và thảo luận.
8. Các yêu cầu hỗ trợ: kinh phí để thực hiện đề tài.
9. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài (dự trù chi tiết đính kèm):
500.000 đồng.

DUYỆT CỦA BỘ MƠN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG THI & XÉT TỐT NGHIỆP

i



NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

ii


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

iii


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ, người đã sinh thành và nuôi
dạy con khơn lớn. Ba mẹ ln quan tâm chăm sóc, ủng hộ, động viên tinh thần và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để con được học tập như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Đông và thầy Nguyễn Văn
Thu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt cho
em nhiều kinh nghiệm quý báo giúp em vượt qua những khó khăn, thử thách trong
suốt thời gian thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cơ trong Khoa Cơng Nghệ đã nhiệt tình

dạy bảo chúng em trong suốt những năm học qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ trong Bộ mơn Cơng Nghệ Hóa Học.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn, các anh chị
trong phịng thí nghiệm của Bộ môn Chăn Nuôi .
Nhân đây, tôi xin gởi lời cảm ơn đến các bạn lớp Cơng Nghệ Hóa Học Khóa
30 đã cùng tơi học tập, chia sẻ, động viên tinh thần và giúp đỡ tôi trong suốt những
năm học qua.
Khi tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học, lần đầu tiên em cịn bỡ ngỡ
chưa có nhiều kinh nghiệm và vì thời gian thực hiện có hạn nên khó tránh khỏi
những sai sót. Qua bài báo cáo luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn
và ghi nhận những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô và các bạn để bài báo cáo
của em được hồn thiện hơn.
Trước khi dứt lời, em xin kính chúc quý thầy cô được dồi dào sức khỏe, công
tác tốt để tiếp tục sự nghiệp trồng người. Em xin chúc các anh chị và các bạn được
dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

iv


LỜI NĨI ĐẦU
Ngành chăn ni ở Việt Nam nói chung, Đồng Bằng Sơng Cửu Long nói
riêng đã và đang từng bước phát triển. Trong đó, chăn ni gia súc là một trong
những ngành chiếm vị trí quan trọng cung cấp phần lớn lượng thịt và sữa cho người
tiêu dùng. Trong chăn nuôi, chúng ta luôn quan tâm đến việc làm thế nào để vật
nuôi sử dụng được nguồn thức ăn một cách có hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu cầu
dinh dưỡng cho cơ thể chúng. Trong đó, việc đảm bảo nhu cầu thức ăn về protein là
hết sức quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản của gia súc.
Trước đây, người ta thường đánh giá giá trị protein của thức ăn dựa trên chỉ
số protein thô và protein tiêu hóa nhưng việc đánh giá này chưa giải thích được
hồn chỉnh cơ chế của sự lên men trong dạ cỏ. Hiện nay, hệ thống cacbohydrate và

protein của Đại học Cornell, Hoa Kỳ đã phân chia protein của thức ăn ở mức độ xa
hơn dựa vào khả năng phân giải của chúng trong dạ cỏ cho nên việc nghiên cứu
protein và mức độ hữu dụng của nó trong thức ăn là vấn đề then chốt trong dinh
dưỡng gia súc.
Do đó, chúng tơi tiến hành đề tài “Ứng dụng quy trình phân tích protein để
đánh giá chất lượng thức ăn của gia súc”. Mục tiêu của đề tài là dựa vào các thành
phần protein để đánh giá chất lượng protein trong thức ăn gia súc.

v


TĨM LƯỢC
Đề tài “Ứng dụng quy trình phân tích protein để đánh giá chất lượng thức
ăn của gia súc”. Thí nghiệm được tiến hành tại phịng E205, Bộ mơn Chăn Nuôi,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Mẫu phân tích bao gồm 38 mẫu thức ăn thuộc các nhóm: cỏ hịa thảo, cỏ họ
đậu, một số rau trồng và rau tự nhiên, một số phụ phẩm công nông nghiệp, một số
thức ăn tinh.
Tất cả các mẫu thức ăn đều được phân tích các chỉ tiêu DM, OM, CP, TP,
NPN, Ash, qua đó đánh giá chất lượng các loại thức ăn.
Kết quả thí nghiệm đạt được:

Họ hịa thảo
Họ đậu
Rau trồng và
rau tự nhiên
Phụ phẩm nơng
nghiệp
Phụ phẩm cơng nghiệp
Thức ăn tinh


Tính trên DM,%
CP
TP
NPN
4,59-13,2 3,47-8,56 1,13-4,72
15,0-23,4 9,24-16,4 3,90-8,93

Tính trên CP,%
TP
NPN
64,2-79,5 20,5-35,8
57,4-80,8 19,2-42,6

6,63-21,5

5,17-18,3

1,05-4,70

73,5-90,3

9,70-26,5

2,46-16,5

2,29-11,0

0,17-5,54


62,4-94,3

5,69-37,6

18,8-23,3
7,05-19,5

14,8-19,8
5,31-12,2

2,29-3,46
1,74-7,38

82,1-89,1
62,2-76,7

10,9-17,9
23,3-37,8

Qua đó chúng tơi sơ bộ kết luận:
Thức ăn họ đậu có hàm lượng CP cao hơn thức ăn họ hòa thảo.
Hàm lượng CP của thức ăn họ đậu, các loại rau trồng, rau tự nhiên và phụ
phẩm công nghiệp tương đối cao.
Các loại thức ăn đều có hàm lượng TP cao hơn hàm lượng NPN.
Thức ăn có hàm lượng TP cao kết hợp với tỷ lệ TP/CP cao thì chất lượng
cao.

vi



MỤC LỤC
Phiếu đăng ký đề tài tốt nghiệp ............................................................................i
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn ..........................................................................ii
Nhận xét của cán bộ phản biện ..........................................................................iii
Lời cảm ơn .........................................................................................................iv
Lời nói đầu .......................................................................................................... v
Tóm lược ............................................................................................................vi
Mục lục..............................................................................................................vii
Danh sách bảng ................................................................................................viii
Danh sách hình ...................................................................................................ix
Danh sách các từ viết tắt ..................................................................................... x
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................... 1
Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................ 2
2.1 Thức ăn xanh.................................................................................................. 2
2.1.1 Cỏ hòa thảo ................................................................................................ 2
2.1.2 Cỏ họ đậu .................................................................................................... 7
2.1.3 Các loại rau trồng và rau tự nhiên ............................................................. 10
2.1.4 Phụ phẩm công nông nghiệp ..................................................................... 16
2.1.5 Thức ăn tinh .............................................................................................. 20
2.2 Định nghĩa các thành phần protein trong thức ăn ........................................ 20
2.2.1 Đạm thô ..................................................................................................... 21
2.2.2 Đạm thuần ................................................................................................ 21
2.2.3 Đạm phi protein......................................................................................... 21
Chương III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........... 23
3.1 Phương tiện thí nghiệm ................................................................................ 23
3.1.1 Thời gian thí nghiệm ................................................................................. 23
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm................................................................................. 23
3.1.3 Địa điểm lấy mẫu ...................................................................................... 23
3.1.4 Đối tượng thí nghiệm ................................................................................ 23
3.1.5 Các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................. 25

3.1.5 Phương tiện thí nghiệm ............................................................................. 24
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm .............................................................. 24
3.2.1 Phương pháp lấy mẫu................................................................................ 24
3.2.2 Phương pháp xử lý mẫu ............................................................................ 24
3.2.3 Qui trình phân tích .................................................................................... 25
3.2.4 Xử lý số liệu .............................................................................................. 25
Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 26
Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 35
Tài liệu tham khảo

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây.................. 3
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của cỏ mồm ......................................................... 3
Bảng 2.3 Thành phần hóa học của cỏ sả ............................................................ 4
Bảng 2.4 Thành phần hóa học của cỏ Paspalum attratum ................................ 5
Bảng 2.5 Thành phần hóa học của cỏ Ruzi ........................................................ 5
Bảng 2.6 Thành phần hóa học của cỏ voi .......................................................... 6
Bảng 2.7 Thành phần hóa học của cỏ VA- 06 ...................................................... 6
Bảng 2.8 Thành phần hóa học của lá so đũa ........................................................ 7
Bảng 2.9 Thành phần hóa học của đậu lá nhỏ ..................................................... 8
Bảng 2.10 Thành phần hóa học của đậu lá lớn .................................................. 8
Bảng 2.11 Thành phần hóa học của đậu ma ........................................................ 9
Bảng 2.12 Thành phần hóa học của Kudzu ......................................................... 9
Bảng 2.13 Thành phần hóa học của rau muống ................................................. 10
Bảng 2.14 Thành phần hóa học của rau lang ..................................................... 11
Bảng 2.15 Thành phần hóa học của rau dền ...................................................... 11

Bảng 2.16 Thành phần hóa học của Trichanthera gigantea ............................... 12
Bảng 2.17 Thành phần hóa học của rau lá khoai mì .......................................... 12
Bảng 2.18 Thành phần hóa học của rau cây dâm bụt (lá và cành non) ............. 12
Bảng 2.19 Thành phần hóa học của dừa nước ................................................... 13
Bảng 2.20 Thành phần hóa học của rau trai....................................................... 13
Bảng 2.21 Thành phần hóa học của rau dệu ...................................................... 14
Bảng 2.22 Thành phần hóa học của địa cúc....................................................... 14
Bảng 2.23 Thành phần hóa học của bìm bìm..................................................... 15
Bảng 2.24 Thành phần hóa học của cây nổ........................................................ 15
Bảng 2.25 Thành phần hóa học của lục bình ................................................... 16
Bảng 2.26 Thành phần hóa học của bắp cải....................................................... 16
Bảng 2.27 Thành phần hóa học của cải bắc thảo ............................................... 17
Bảng 2.28 Thành phần hóa học của ngọn mía ................................................... 17
Bảng 2.29 Thành phần hóa học của vỏ khóm .................................................... 18
Bảng 2.30 Thành phần hóa học của rơm rạ ....................................................... 18
Bảng 2.31 Thành phần hóa học của bã bia ........................................................ 18
Bảng 2.32 Thành phần hóa học của bã đậu nành............................................... 19
Bảng 2.33 Thành phần hóa học của bắp (hạt).................................................... 19
Bảng 2.34 Thành phần hóa học của cám ........................................................... 20
Bảng 2.35 Thành phần hóa học của thức ăn hỗn hợp C225 .............................. 20
Bảng 4.1 Thành phần dưỡng chất của thức ăn họ hòa thảo ............................... 26
Bảng 4.2 Thành phần dưỡng chất của thức ăn họ đậu ....................................... 28
Bảng 4.3 Thành phần dưỡng chất của một số rau trồng và rau tự nhiên ........... 31
Bảng 4.4 Thành phần dưỡng chất của một số phụ phẩm nông nghiệp .............. 32
Bảng 4.5 Thành phần dưỡng chất của một số phụ phẩm công nghiệp .............. 33
Bảng 4.6 Thành phần dưỡng chất của một số thức ăn tinh................................ 34

viii



DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Hàm lượng đạm thô, đạm thuần và đạm phi protein của thức
ăn họ hòa thảo .................................................................................................... 27
Biểu đồ 4.2. Hàm lượng đạm thô, đạm thuần và đạm phi protein của thức
ăn họ đậu ............................................................................................................ 29
Biểu đồ 4.3. So sánh hàm lượng đạm thô, đạm thuần và đạm phi protein
giữa họ đậu và họ hòa thảo................................................................................. 30

ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADF: Xơ acid
Ash: Khoáng tổng số
CF: Xơ thô
CP: Protein thô
DM: Vật chất khô
EE: Béo thô
OM: Vật chất hữu cơ
NDF: Xơ trung tính
NFE: Chiết chất khơng đạm
NPN: Đạm phi protein
TP: Đạm thuần.

x


Chương I: Đặt vấn đề
=================================================


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia súc ở nước ta ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản, đó là tính
năng duy truyền và chế độ dinh dưỡng. Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và có
hiệu quả thì việc biết được thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn là
điều cần thiết.
Trong số các chất dinh dưỡng cần thiết thì protein là một trong những dưỡng
chất đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của gia súc,
bởi protein là nguyên liệu chủ yếu cấu tạo nên cơ thể, là thành phần cơ bản của tế
bào
Trước đây, người ta thường đánh giá giá trị protein của thức ăn dựa trên chỉ
số protein thơ và protein tiêu hóa nhưng việc đánh giá này chưa giải thích được
hồn chỉnh cơ chế của sự lên men trong dạ cỏ. Hiện nay, hệ thống cacbohydrate và
protein của Đại học Cornell, Hoa Kỳ đã phân chia protein của thức ăn ở mức độ xa
hơn dựa vào khả năng phân giải của chúng trong dạ cỏ, cho nên việc nghiên cứu
protein và mức độ hữu dụng của nó trong thức ăn là vấn đề then chốt trong dinh
dưỡng gia súc.
Do đó, chúng tơi tiến hành đề tài “Ứng dụng quy trình phân tích protein để
đánh giá chất lượng thức ăn của gia súc”. Mục tiêu của đề tài là dựa vào các thành
phần protein để đánh giá chất lượng thức ăn gia súc.

=================================================
SVTH: Phan Thị Minh Thư
1


Chương II: Cơ sở lý luận
==================================================


CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Thức ăn xanh
Thức ăn xanh bao gồm các loại cỏ xanh mọc tự nhiên, cỏ trồng, rau tự nhiên,
rau trồng, các loại lá cây,…Đặc điểm của loại thức ăn này là nhiều nước (60-80%),
có tính ngon miệng cao, hàm lượng vitamin cao, hàm lượng protein tùy thuộc vào
từng loại (cỏ hòa thảo vào khoảng 10-14% protein, họ đậu và một số cây giàu đạm
có hàm lượng protein vào khoảng 18-25%).
Cỏ tự nhiên chủ yếu là các giống hịa thảo có khả năng thích nghi cao với
điều kiện tự nhiên. Các loại cỏ đậu tuy thưa thớt hơn cỏ hòa thảo, song đây lại là
một nguồn thức ăn quan trọng trong chăn nuôi gia súc ở nhiều vùng trong nước. Cỏ
tự nhiên là nguồn thức ăn rẻ tiền và dễ kiếm, vì vậy, cần tận dụng một cách triệt để.
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh tùy thuộc rất lớn vào giống cây
trồng, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và mùa thu
hoạch. Khi sử dụng nguồn thức ăn này, tránh thu hoạch ở những nơi có phun thuốc
sâu, thuốc cỏ hoặc nhiễm các chất độc khác.
2.1.1 Cỏ hồ thảo
2.1.1.1 Cỏ lơng tây- Cỏ lông Para (Brachiaria mutica)
Cỏ lông tây là loại cỏ có nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil), Châu Phi và có
nhiều ở các nước nhiệt đới. Ở Việt Nam, cỏ lông tây được đưa vào Nam Bộ năm
1875, Trung Bộ năm 1930. Ngày nay, nó trở thành loại cỏ hoang dại rất phổ biến ở
nước ta.
Cỏ lông tây thuộc giống cỏ đa niên, thân bò trên mặt đất, thân dài 0,6-2 m.
Thân và lá đều có lơng ngắn, đốt dài 10-15 cm, đầu đốt có màu trắng xanh. Các mắt
đốt có khả năng đâm chồi và rễ dài, lá dài đầu nhọn.
Cỏ lơng tây ưa khí hậu nóng ẩm, phát triển mạnh ở đất bùn lầy, chịu được
đất ngập nước, không chịu được khô hạn, không chịu được giẫm đạp, là cây cỏ phổ


==================================================
2
SVTH: Phan Thị Minh Thư


Chương II: Cơ sở lý luận
==================================================
biến ở hầu hết các vùng đất khơng thốt nước và
ngập úng. Cỏ lơng tây có thể sống ở đất bùn lầy,
đất ruộng, đất bãi, ven ao hồ, bờ sơng,…Cỏ lơng
tây rất thích hợp trồng ở các vùng đồng bằng,
năng suất xanh của cỏ lông tây đạt 70-80
tấn/ha/năm, có nơi đạt 90-100 tấn/ha/năm. Đặc
biệt, cỏ lơng tây có khả năng phát triển tốt vào vụ
đơng xn.
Lá cỏ lơng tây có tính ngon miệng cao, song phần thân và cỏ già thì tính
ngon miệng giảm rõ rệt, do vậy có thể sử dụng cỏ lơng tây cho gia súc ăn dưới dạng
cỏ tươi, ủ xanh hoặc phơi khô. Tuy nhiên, do ủ xanh hoặc phơi khô đều dễ bị ẩm
mốc nên chủ yếu cho ăn cỏ tươi.
Bảng 2.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
NDF
EE
Ash
18,4
87,9

12,7
56,2
5,24
12,1
(Nguồn: Danh Mô, 2003)
2.1.1.2 Cỏ mồm (Hymenachne acutigluma)
Cỏ mồm là loại cỏ đa niên, cao 0,3-1,2
m, thân đứng hay bò ở gốc, thường phân nhánh
ở gốc với các thân hơi dẹt, mềm, ruột đỏ tím.
Lá hình mũi mác, đầu nhọn, phiến lá phẳng và
cứng, trơn hay có lơng mềm, mép lá bén, bẹ lá
mảnh, tròn ở gốc. Hoa tạo thành cụm gồm 2-3
chùm thẳng, dài 5-12 cm. Trái hình xoan thn,
hơi dẹt.
Cỏ mồm thích hợp với các điều kiện
ngập nước liên tục như đầm lầy, ao hồ, kênh mương, các vùng đất thấp. Người ta sử
dụng phần thân lá của cỏ mồm làm thức ăn cho gia súc (Trương Hữu Định, 1997).
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của cỏ mồm
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
EE
NDF
Ash
15,14
85,25
12,55
4,81
60,96

14,75
(Nguồn: Nguyễn Hải Phú, 2004)

==================================================
3
SVTH: Phan Thị Minh Thư


Chương II: Cơ sở lý luận
==================================================
2.1.1.3 Cỏ tranh (Imperata cylindrica)
Đây là loại cỏ sống lâu năm, thường cao khoảng 0,6-1,2 m, rễ mọc khỏe,
cứng và dài. Thân thẳng đứng, nhẵn, đốt thân có lơng mềm. Lá mọc thẳng đứng,
hình dải hay gần hình mũi mác dài, gốc hẹp, thn ở đầu, nhẵn hay có lơng ở mặt
dưới lá. Lá non màu lục nhạt, bóng, cuộn lại, bẹ lá mảnh, họng của bẹ thường trịn
và có màu nhạt. Cụm hoa hình chùy, màu trắng, thn dài, nhọn, phần giữa hình
trụ, đầu tù, dài 5-20 cm. Cỏ tranh phân bố ở các vùng nhiệt đới trên thế giới, thường
phát triển theo các diện tích khai hoang và xâm chiếm các lơ đất trồng trọt ít được
chăm sóc. Ở Việt Nam, cỏ tranh mọc phổ biến khắp mọi nơi, từ đồng bằng, trung du
đến các vùng núi. Cỏ tranh non được sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Mùa khô là
thời kỳ khan hiếm cỏ nghiêm trọng, vì vậy, cỏ tranh thường được cắt và phơi để làm
nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc. Với giá trị dinh dưỡng thấp, cỏ tranh có tác dụng
làm thức ăn độn nhiều hơn là thức ăn bồi dưỡng. Nhưng dù sao, trong tình hình hiện
tại, khi diện tích đồng cỏ thâm canh của nước ta cịn ít thì ở các vùng núi, cỏ tranh
vẫn là một nguồn thức ăn dồi dào để phát triển chăn nuôi đại gia súc (Dương Hữu
Thời và Nguyễn Đăng khơi, 1981).
2.1.1.4 Cỏ sả (Panicum maximum)
Cỏ sả cịn gọi là cỏ Ghine, cỏ Tây An hay cỏ sữa Nghệ An. Đây là giống cỏ
phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới, cỏ có khả năng chịu hạn tốt, thích hợp với
nhiều loại đất. Ở vùng trung du, miền núi, cỏ sả vừa là thức ăn xanh, vừa có tác

dụng chống xói mịn cho đất.
Cỏ sả là loại cỏ lâu năm, thân thẳng, chỉ sinh nhánh thành bụi, cụm hoa dạng
tán dày đặc. Cỏ có tính ngon miệng và giá trị dinh dưỡng cao, không bị giảm chất
lượng nhanh như cỏ voi. Cỏ sả có nhiều đặc tính q như sinh trưởng mạnh, khả
năng chịu hạn, chịu nóng và chịu bóng cây tốt, dễ trồng. Cỏ sả cho sản lượng cao
khi thu hoạch, năng suất đạt từ 80-150 tấn chất xanh/ha, giá trị dinh dưỡng giảm
dần theo tuổi trưởng thành. Cỏ có thể trồng để chăn thả hay thu cắt cho ăn tại
chuồng (Tơn Thất Sơn, 2005).
Bảng 2.3 Thành phần hóa học của cỏ sả
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
OM
CP
EE
NFE
NDF
Ash
85,4
10,9
2,86
48,3
59,2
14,6
(Nguồn: Phạm Lê Tâm, 2008)

==================================================
4
SVTH: Phan Thị Minh Thư


Chương II: Cơ sở lý luận

==================================================
2.1.1.5 Cỏ Paspalum attratum
Cỏ Paspalum attratum mọc thành bụi cao khoảng 80-140 cm, lá rộng, mềm
mại, ngon miệng. Tuy nhiên, lá thân trở nên khô cứng hơn và không ngon miệng
vào mùa khô. Cỏ Paspalum attratum phát triển tốt ở vùng đất màu mỡ trung bình và
vùng nhiệt đới ẩm, có khả năng chịu ngập úng nhất thời và cỏ sẽ ngừng phát triển
nếu ngập úng kéo dài. Cỏ có thể sống trong điều kiện khô hạn, tuy nhiên, phát triển
không tốt. Cỏ Paspalum attratum có thể trồng bằng hạt hoặc bằng gốc. Năng suất
trung bình 120-180 tấn/ha/năm (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2005).
Bảng 2.4 Thành phần hóa học của cỏ Paspalum attratum
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
EE
NDF
Ash
12,8
83,7
10,9
0,51
60,6
16,3
(Nguồn: Dương Hoàng Phúc, 2004)
2.1.1.6 Cỏ Ruzi (Brachiaria ruziziensis)
Cỏ Ruzi hay cịn gọi là cỏ Cơng gơ. Đây là loại cỏ lâu năm, thân bò, cành
nhỏ, nhiều lá, thân và lá có lơng mịn, rễ chùm phát triển mạnh và bám chắc vào đất.
Cỏ có khả năng chịu được giẫm đạp nên có thể trồng để chăn thả gia súc. Cỏ Ruzi
phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, cho năng suất cao nơi đất giàu dinh
dưỡng, đất thoát nước tốt, nơi có lượng mưa cao.

Năng suất xanh của cỏ Ruzi có thể đạt 80 tấn/ha/năm. Trồng 1 lần có thể thu
hoạch 6 năm. Cắt lứa đầu 60 ngày sau khi trồng, các lứa sau cắt cách nhau 40 ngày.
Thu hoạch bằng cách cắt cao cách mặt đất 5-10 cm.
Cỏ Ruzi có thể sử dụng làm thức ăn xanh, cỏ khô hay cỏ ủ chua đều tốt
(Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch, 2003).
Bảng 2.5 Thành phần hóa học của cỏ Ruzi
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
CF
NDF
Ash
19,6
89,7
9,9
29,5
67,5
10,3
(Nguồn: Đào Tiến Đức, 2008)
2.1.1.7 Cỏ voi (Pennisetum purpureum)
Cỏ voi có nguồn gốc từ Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới trên thế
giới. Ở Việt nam, cỏ voi còn gọi là cỏ Huế vì lần đầu tiên lấy giống ở đây đưa ra
==================================================
5
SVTH: Phan Thị Minh Thư


Chương II: Cơ sở lý luận
==================================================

miền Bắc. Hiện nay, cỏ voi được trồng ở nhiều nơi: Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ba
Vì (Hà Tây), Đức Trọng (Lâm Đồng),…
Đây là một trong những giống cỏ cho năng suất chất xanh cao. Cỏ voi là cỏ
lâu năm, thân đứng, có nhiều đốt, lá hình dải có búi nhọn ở đầu, chùm hoa hình trùy
giống đi chó, màu vàng nhạt, rễ phát triển mạnh ăn sâu có khi tới 2 m. Cỏ voi
sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 25-400C và phát triển tốt ở vùng đất giàu dinh
dưỡng.
Bảng 2.6 Thành phần hóa học của cỏ voi
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
EE
NDF
Ash
19,8
89,1
8,52
3,84
66,5
10,9
(Nguồn: Đặng Thị Diễm Trang, 2006)
2.1.1.8 Cỏ VA-06
Cỏ VA-06 (hay còn gọi là cỏ mía) là tên viết tắt của tổ chức Hiệp hội doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) nhập giống cỏ về
nước năm 2006. Cỏ VA-06 là dịng lai giữa giống cỏ voi và cỏ đi sói của châu Mỹ
và được đánh giá là vua của các lồi cỏ. Ngày 05/09/2007, Hội đồng Khoa học
Cơng Nghệ- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đánh giá tầm quan trọng
của giống cỏ VA-06 và coi đây là một tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao. Hiện
nay, giống cỏ này đã được nhân rộng ở nhiều vùng sinh thái trên cả nước.

Cỏ VA-06 có hình dáng như cây trúc, thân thảo, cao lớn và dạng bụi. Cây
mọc thẳng, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều nước, khẩu vị
ngọt, hệ số tiêu hóa cao là thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ.
Cỏ VA-06 có năng suất cao, chất lượng tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh, tái sinh
mạnh, quanh năm. Loại cỏ này khoảng 110 ngày sau trồng là có thể thu hoạch lần
đầu. Các lần sau thu hoạch sau 35-40 ngày/lứa cắt. Năng suất đạt trung bình 50-70
tấn/ha/lần cắt. Khả năng lưu gốc khá lâu 6-7 năm, từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 là
thời kỳ cho năng suất cao nhất. Hàng năm, có thể thu hoạch được 8-10 vụ.
Bảng 2.7 Thành phần hóa học của cỏ VA- 06
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
CF
Ash
16,4
91,6
12,9
41,0
8,39
(Nguồn: Vũ Duy Giảng và ctv, 2008)

==================================================
6
SVTH: Phan Thị Minh Thư


Chương II: Cơ sở lý luận
==================================================
2.1.2 Cỏ họ đậu

Cỏ đậu ở nước ta thường giàu protein thơ, vitamin, giàu khống Ca, Mg, Zn,
Cu, Fe nhưng ít P, K hơn cỏ hịa thảo. Tuy vậy, hàm lượng protein thơ ở cỏ đậu
trung bình là 167 gam/kg chất khơ, xấp xỉ giá trị trung bình của cỏ đậu nhiệt đới,
thấp hơn giá trị trung bình của cỏ đậu ơn đới (175 gam/kg chất khô).
Ưu điểm của cỏ đậu sử dụng làm thức ăn gia súc là khả năng cộng sinh với
vi sinh vật trong nốt sần ở rễ nên có thể sử dụng được nitơ trong khơng khí tạo nên
thức ăn giàu protein, vitamin, khoáng đa lượng và khoáng vi lượng mà khơng cần
bón nhiều phân (Viện Chăn Ni Quốc Gia, 1995).
2.1.2.1 Bình linh (Leucaena leucocephala)
Bình linh cịn có tên gọi là keo giậu (Bắc bộ), táo nhơn (Trung bộ) hay bọ
chít…Bình linh phát triển ở hầu hết các vùng sinh thái của nước ta, nhưng nhiều ở
Nam Trung bộ.(Khánh Hịa). Bình linh sinh trưởng tốt trên đất thốt nước, ít chua,
có thể thích ứng với đất mặn vừa ven biển. Bình linh chịu khô hạn rất tốt nhưng
không chịu úng đặc biệt khi cịn non. Hàm lượng đạm trong lá bình linh khá cao
(23,7%) (Lưu Hữu Mãnh, 1999).
Do đó, có thể sử dụng lá làm thức ăn cho gia súc, tuy nhiên, chỉ nên sử dụng
25% trong khẩu phần gia súc nhai lại bởi bình linh có chứa độc tố mimosin (Viện
Chăn Nuôi Quốc Gia, 1995).
2.1.2.2 So đũa (Sesbania grandiflora)
So đũa có nguồn gốc ở Đơng Nam Á, vùng nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam, so
đũa trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, tập trung nhiều nhất ở Đồng Bằng Sơng Cửu
Long. So đũa mọc rất nhanh, sinh trưởng quanh năm khi có điều kiện nóng ẩm.
Năng suất trung bình 20 tấn/ha. So đũa là cây họ đậu. Ngồi mục đích sử dụng để
lấy gỗ và trồng nấm, từ lâu lá so đũa đã được người chăn nuôi sử dụng để bổ sung
cho gia súc nhai lại với ưu điểm đơn giản, dễ kiếm và ít tốn chi phí (Nguyễn Văn
Thu, 2003).
Bảng 2.8 Thành phần hóa học của lá so đũa
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM

CP
EE
NDF
Ash
22,7
90,5
22,6
8,66
23,6
9.50
(Nguồn: Nguyễn Đông Hải, 2008)
==================================================
7
SVTH: Phan Thị Minh Thư


Chương II: Cơ sở lý luận
==================================================
2.1.2.3 Đậu lá nhỏ (Spophocarpus scandén)
Đây là loại dây leo, hay bò trên mặt đất, bò đến đâu là đâm rễ phụ và bám
đất ở đó. Đậu lá nhỏ có ba lá, khơng có lơng ở hai mặt, rễ chùm mang nhiều nốt sần,
thường dùng làm cây phủ đất của cây công nghiệp dài ngày, đồng thời làm cây thức
ăn gia súc.
Bảng 2.9 Thành phần hóa học của đậu lá nhỏ
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
NDF
Ash

14,0
90,4
23,1
41,8
9,60
(Nguồn: Nguyễn Văn Điền, 2006)
2.1.2.4 Đậu lá lớn (Mucana pruriens)
Đây là loại dây leo, hay bò trên mặt đất. Chúng sinh trưởng và phát triển rất
tốt theo các bụi cây, có thể tận dụng để cải thiện khẩu phần thức ăn cho gia súc.
Bảng 2.10 Thành phần hóa học của đậu lá lớn
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
NDF
ADF
19,5
92,1
14,8
47,4
38,3
(Nguồn: Đặng Hùng Cường, 2008)

Ash
10,5

2.1.2.5 Đậu ma (Centrosema pubeseens Benth)
Đậu ma có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ
nhiệt đới, là loại dây leo, sống lâu năm, hay bò
trên mặt đất, bò đến đâu là đâm rễ phụ và bám

đất ở đó. Đậu ma có ba lá, màu xanh đậm, trên
bề mặt lá khơng có lơng, chùm bơng ở nách lá,
mang một số ít bơng màu đỏ sậm, ngả tím.
Trái dài, dẹp có hai lằn nổi ở hai bên bìa, tự
tách ra khi già, nhiều hột hình bầu dục. Rễ có
rất nhiều nốt sần.
Đậu ma nhập vào nước ta từ lâu, được trồng làm cây thức ăn gia súc và cây
phủ đất chống xói mịn như ở Lâm Đồng, Tây Nguyên, các tỉnh miền Bắc như Cao
Bằng, Lạng Sơn, Nghệ Tĩnh,…Đậu ma có giá trị dinh dưỡng cao (giàu protein,

==================================================
8
SVTH: Phan Thị Minh Thư


Chương II: Cơ sở lý luận
==================================================
vitamin và khống), khơng độc, có thể chế biến thành bột cỏ. Người ta sử dụng đậu
ma làm thức ăn gia súc rất tốt, bởi protein của đậu ma có giá trị sinh học rất cao.
Bảng 2.11 Thành phần hóa học của đậu ma
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
NDF
ADF
Ash
18,5
91,4
19,5

38,6
26,1
8,59
(Nguồn: Đặng Thị Diễm Trang, 2006)
2.1.2.6 Kudzu nhiệt đới (Pueraria phaseoloides)
Kudzu có nguồn gốc ở Malaysia và đang
phát triển ở nhiều nơi trên thế giới. Kudzu là cây
lâu năm, mọc nhanh, dài và dễ uốn, phần gốc già
hóa gỗ. Kudzu là cây thân bị, có đốt, có khả
năng ra rễ ở đốt (phần giữa đốt tiếp xúc với đất).
Lá ba chét hình bầu dục to dài 5-12 cm và rộng
11 cm. Kudzu có quả thẳng dẹt, dài 4-5 cm, có
nhiều lơng tơ màu vàng khi chín. Mỗi quả có 312 hạt. Khi quả chín thì mở, hạt có vỏ bọc, rễ
phát triển sâu. Kudzu ưa nắng, có thể mọc ở nhiều loại đất từ đất thịt đến đất phù sa,
chịu được độ pH từ 4,7-7,0. Kudzu có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc.
Bảng 2.12 Thành phần hóa học của Kudzu
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
EE
NDF
Ash
20,7
92,3
15,2
3,92
49,8
7,7
(Nguồn: Phan Đình Phi Phượng, 2007)

2.1.3 Các loại rau trồng và rau tự nhiên
2.1.3.1 Rau muống (Impomoea aquatica)
Rau muống vốn là một loại cây thủy sinh, sống nổi trên mặt nước, nhưng do
được trồng từ lâu đời nên có những giống mọc trên cạn. Rau muống có thân rỗng,
dễ bén rễ ở những đốt tiếp xúc với đất. Lá hình tam giác dài, hay hình mũi tên. Hoa
màu tím nhạt hay màu hồng. Quả nang, hình cầu, khi già nứt thành bốn mảnh, hạt
có lơng hung. Có hai giống rau muống: rau muống tía và rau muống trắng. Rau
muống tía có thân to khoẻ và có nhiều nhựa trắng, thường được trồng ở những nơi
==================================================
9
SVTH: Phan Thị Minh Thư


Chương II: Cơ sở lý luận
==================================================
có nước, có vị chát hơn những loại khác. Rau
muống trắng có cành mềm và sống trên cạn,
còn gọi là rau muống Sơn Tây.
Ở nước ta, rau muống được trồng ở hầu
hết các địa phương vùng đồng bằng và vùng
trung du. Rau muống là loại cây cần nước, vì
vậy rất phù hợp với điều kiện ở Đồng Bằng
Sơng Cửu Long. Rau muống ngồi việc cung
cấp rau xanh cho nhân dân, còn được sử dụng
làm thức ăn cho gia súc. Năng suất 150-200
tấn/ha (Nguyễn Bích Ngọc, 2000).
Bảng 2.13 Thành phần hóa học của lá rau muống
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM

CP
EE
NDF
12,5
88,4
28,7
8,40
42,9
(Nguồn: Trương Thị Anh Thư, 2007)

Ash
11,6

2.1.3.2 Rau lang (Impomoea batatas)
Đây là loại thân bị, có nhiều nhựa trắng.
Một số rễ bén lên thành củ, chứa nhiều bột và
đường. Thân mọc bị dài 2-3 m, lá hình tim
nhọn, có phiến ngun hay thân thùy, nơng
hoặc sâu. Cụm hoa mọc ở nách, mang một hoặc
vài hoa hình phễu, màu tím hoặc trắng. Quả
nang thường có 1-2 hạt, có khi 3-4 hạt, rất bé,
màu xám hay nâu, có vỏ dày và cứng. Khoai
lang có thể trồng được quanh năm, nhiệt độ
thích hợp đối với khoai lang từ 15-300C, độ ẩm 60-70%. Khoai lang khơng kén đất,
thích đất lạ, có khả năng chịu đất chua.
Khoai lang là một cây lương thực ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, các bộ phận
của cây như lá và củ đều có giá trị dinh dưỡng cao nên khoai lang là một nguồn
thức ăn quan trọng đối với vật ni ở nước ta.
Những củ cịi, dây và lá khoai lang dùng làm thức ăn cho gia súc. Đặc biệt,
dây và lá tươi dùng nuôi thỏ rất tốt, thỏ rất thích ăn. Dây lang 1-2 tháng tuổi là có

giá trị dinh dưỡng cao nhất. Năng suất khoảng 20-30 tấn dây/ha (Nguyễn Bích
Ngọc, 2000).
==================================================
10
SVTH: Phan Thị Minh Thư


Chương II: Cơ sở lý luận
==================================================
Bảng 2.14 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rau lang
Giá trị dinh dưỡng (% DM )
DM
OM
CP
NDF
ADF
Ash
9,38
85,7
17,2
42,1
31,7
14,3
(Nguồn: Phạm Huỳnh Khiết Tâm, 2007)
2.1.3.3 Rau dền (Amaranthus caudatus)
Thân cây cỏ yếu, cao 0,2-0,6 m hay cao
hơn, phân nhiều nhánh từ gốc, thân có khía. Lá
hình thoi hoặc hình trứng, có cuống dài bằng
phiến lá. Hoa nhỏ, màu xanh, tập hợp thành
cụm hoa dạng dầu ở nách và dạng bơng ở đầu

cành. Quả hình cầu nhăn nheo, rách khơng đều,
có mỏ. Hạt màu đen bóng.
Tồn cây làm thức ăn cho vật nuôi ăn rất
tốt, chứa nhiều protein. (Nguyễn Bích Ngọc, 2000).
Bảng 2.15 Thành phần hóa học của rau dền
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
CF
NDF
12,9
82,2
24,8
16,5
42,1
(Nguồn: Đào Tiến Đức, 2008)

Ash
17,8

2.1.3.4 Trichanthera gigantea
Trichanthera xuất xứ từ vùng Nam Mỹ, thích nghi với vùng nhiệt đới rộng
lớn. Trichathera du nhập vào nước ta từ năm 1993. Chúng có thể phát triển tốt ở
nhiều vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam. Cho đến nay, Trichanthera đã nhân
rộng ra ở nhiều tỉnh của nước ta và được người dân chấp nhận do khả năng chống
bệnh và côn trùng cao. Đây là loại cây thân bụi, tán tròn, lá cánh quạt. Đỉnh lá nhọn,
bản hẹp, nở hoa theo chu kỳ. Trichanthera có nhiều đạm, lấy lá dùng làm thức ăn
cho gia cầm, gia súc.
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trichathera khi trồng trong bóng râm có năng

suất cao hơn so trồng ngồi nắng. Sau khi trồng 7-8 tháng, với khoảng cách
(0,5x0,5 m) năng suất đạt 15,6-16,7 tấn/ha. Đây là loại cây dễ trồng, có thể chịu
được khơ hạn trong mùa khơ và tươi tốt trong mùa mưa nhưng cần lưu ý vào mùa
khô, cây thiếu nước sẽ dễ bị vàng, thiếu quá trình quang hợp sẽ chậm phát triển.
==================================================
11
SVTH: Phan Thị Minh Thư


Chương II: Cơ sở lý luận
==================================================
Bảng 2.16 Thành phần hóa học của cây Trichanthera gigantea
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
CF
NDF
Ash
14,3
76,1
16,9
18,3
42,8
23,9
(Nguồn: Vũ Duy Giảng và ctv, 2008)
2.1.3.5 Lá khoai mì (Manihot esculenta Crantz)
Khoai mì ngồi việc sử dụng làm cây lương thực cho người, nó cịn là cây
thức ăn gia súc. Ở nước ta, khoai mì được trồng nhiều ở miền Đơng Nam Bộ. Với
hàm lượng đạm khá cao, lá khoai mì được xem như là một nguồn thức ăn thô cung

cấp đạm cho gia súc.
Khi sử dụng lá khoai mì cần chú ý đến hàm lượng HCN, đặc biệt ở lá tươi.
Tuy nhiên, chất độc này có thể hịa tan và khơng bền với nhiệt độ nên khi lá khoai
mì đã được xử lý nhiệt, ngâm, ủ hoặc phơi nắng thì hàm lượng HCN sẽ giảm đáng
kể và không gây ngộ độc cho gia súc.
Bảng 2.17 Thành phần hóa học của lá khoai mì
Giá trị dinh dưỡng (% vật chất khơ)
DM
CP
OM
CF
EE
Ash
28,92
26,05
91,67
11,93
12,11
8,33
(Nguồn: Lưu Hữu Mãnh, 1999)
2.1.3.6 Cây dâm bụt (Hibiscus rosa- sinensis)
Cây nhỡ, cao 4-6 m. Lá hình bầu dục, nhọn đầu, trịn góc, mép có răng to.
Hoa ở nách lá, khá lớn. Quả non tròn chứa nhiều hạt. Thường trồng làm hàng rào và
chúng ta có thể tận dụng lá và thân non cho thỏ ăn (Võ Văn Chi, 1991).
Bảng 2.18 Thành phần hóa học của cây dâm bụt (lá và cành non)
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
CF

NDF
Ash
22,3
81,6
18,5
16,8
32,8
18,4
(Nguồn: Vũ Duy Giảng và ctv, 2008)
2.1.3.7 Rau dừa nước (Ludwidgia adscendens)
Đây là cây thân cỏ, mọc ở bùn hay nổi trên mặt nước nhờ có các phao nổi
hình trứng, xốp, màu trắng, đâm rễ ở các mấu. Lá nguyên hình bầu dục ngược hay
==================================================
12
SVTH: Phan Thị Minh Thư


Chương II: Cơ sở lý luận
==================================================
thuôn. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, màu trắng
hay trắng ngà. Quả nang, hình trụ, khi chín nứt
thành năm mảnh, hạt nhiều có hình chữ nhật. Ở
nước ta, thường gặp rau dừa nước mọc nổi trên
mặt nước hay bò trên mặt bùn thành từng đám ở
các ao, đầm, ruộng,…nơi có mực nước nơng.
Rau dừa có thể sử dụng làm thuốc, ngồi ra
ngọn non của rau dừa cũng có thể sử dụng làm
thức ăn cho gia súc (Nguyễn Bích Ngọc, 2000).
Bảng 2.19 Thành phần hóa học của rau dừa nước
Giá trị dinh dưỡng (%DM)

DM
OM
CP
CF
NDF
NFE
10,0
90,2
15,4
12,3
36,1
57,1
(Nguồn: Đào Tiến Đức, 2008)

Ash
9,80

2.1.3.8 Rau trai (Commelina palidusa)
Rau trai là cây thân thảo mọc bị, có rễ ở
các mấu, gần như khơng có lơng, có thân mềm,
dài từ 0,5-1,5 m. Lá thon, dài, chót nhọn, bẹ có
rìa lơng. Hoa nhỏ có màu lam, quả nang có 3 ơ
chứa 5 hạt đen. Rau trai là loại cây nhiệt đới, mọc
hoang quanh năm ở các bãi sơng, bờ ruộng…Rau
trai có thể sử dụng cho gia súc ăn (Võ Văn Chi,
1991).
Bảng 2.20 Thành phần hóa học của rau trai
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM

CP
CF
NDF
Ash
9,80
84,9
16,6
18,8
45,3
15,1
(Nguồn: Đào Tiến Đức, 2008)
2.1.3.9 Rau dệu (Alternantherra repens)
Đây là cây thân cỏ, dạng bị, phân nhiều nhánh, thân và cành có lơng, lá mọc
đối, hình ngọn giáo hay ngọn giáo trứng, dài 3-5 cm, rộng 1,5-2 cm, nhọn hai đầu,
có mép ngun. Cụm hoa dạng bơng hình trứng, ở các nách lá, mang rất nhiều hoa
nhỏ màu trắng, khơng có cuống, quả nang ngắn.
==================================================
13
SVTH: Phan Thị Minh Thư


Chương II: Cơ sở lý luận
==================================================
Ở nước ta, rau dệu mọc hoang quanh năm ở các bãi sông, bờ ao, ruộng có
nước, ven đường đi, nơi ẩm và sáng. Tồn cây hái làm thức ăn cho vật nuôi rất tốt
(Nguyễn Bích Ngọc, 2000).
Bảng 2.21 Thành phần hóa học của rau dệu
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM

CP
CF
NDF
Ash
18,5
84,8
13,4
16,2
45,4
15,2
(Nguồn: Đào Tiến Đức, 2008)
2.1.3.10 Địa cúc (Wedelia trilobata)
Địa cúc (còn gọi là cúc dại) là một loại
thực vật sống dai, mọc lan bò, thân mọc lan tới
đâu rễ mọc tới ấy, nơi đất tốt có thể cao hơn 0,5
m. Thân màu xanh có lơng trắng cứng nhỏ. Lá
gần như khơng có cuống, mọc đối, hình bầu
dục thon dài, hai đầu nhọn, có lơng nhỏ cứng ở
cả hai mặt, mép có 1-3 răng cưa nơng, hai bên
gân chính có hai gân phụ xuất phát gần như từ
một điểm ở phía cuống lá, gân chính và phụ
đều nổi ở mặt dưới lá. Cụm hoa có màu vàng thường mọc ở đầu ngọn và nách lá.
Quả đế không có lơng, đầu thu hẹp (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 2000).
Địa cúc thích hợp ở vùng nhiệt đới, sống quanh năm ở nhiều nơi. Chúng có
khả năng sinh trưởng nhanh và thích hợp trong nhiều điều kiện khí hậu, đất đai khác
nhau.
Ở Việt Nam, địa cúc dễ trồng và dễ chăm sóc nên được nhiều người trồng để
làm kiểng, phủ mặt đất hoặc làm thuốc. Đặc biệt, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, đia
cúc được phát triển và trồng ở nhiều nơi.
Địa cúc có thành phần dưỡng chất tương đương với cỏ tự nhiên (bảng 2.4),

do đó, có thể sử dụng làm thức ăn cho thỏ.
Bảng 2.22 Thành phần hóa học của địa cúc
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM
OM
CP
EE
NDF
Ash
14,7
84,9
10,4
7,89
38,6
15,1
(Nguồn: Cao Thị Thanh Tuyết, 2008)

==================================================
14
SVTH: Phan Thị Minh Thư


×