Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

TỪ XƯNG hô TRONG CA DAO bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.41 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

HOÀNG THỊ BÍCH LIÊN

TỪ XƯNG HÔ TRONG CA DAO BẮC BỘ
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: BÙI THỊ TÂM

Cần Thơ, tháng 4 năm 2011

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ VÀ TỪ XƯNG HÔ
TRONG TIẾNG VIỆT
1.1


Khái niệm về từ tiếng Việt

1.1.1 Các quan niệm khác nhau về từ tiếng Việt.
1.1.2 Đặc điểm từ tiếng Việt.
1.1.3 Các loại từ tiếng Việt.
1.1.3.1 Theo Nguyễn Kim Thản. (Các loại từ tiếng Việt gồm: Danh từ, thời vị từ, số
từ, động từ, tính từ, đại từ, phó từ, giới từ, liên từ, hệ từ, trợ từ, thán từ.)
1.1.3.2 Theo Diệp Quang Ban
1.1.3.2.1

Nhóm 1: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, vị từ.

1.1.3.2.2

Nhóm 2: Phụ từ, kết từ, tiểu từ.

1.2

Từ xưng hô.

1.2.1 Khái niệm từ xưng hô.
1.2.2 Các loại từ xưng hô trong tiếng Việt.
1.2.2.1 Các đại từ nhân xưng: (Đại từ nhân xưng lớp 1, đại từ nhân xưng lớp 2)
1.2.2.2 Từ xưng hô dùng trong gia tộc.
1.2.2.2.1

Từ xưng hô giữa ông – bà và cháu trong gia đình người Việt.

1.2.2.2.2


Từ xưng hô giữa cha – mẹ với con cái trong gia đình người việt.

1.2.2.2.3

Từ xưng hô giữa vợ - chồng trong gia đình người Việt.

1.2.2.2.4

Từ xưng hô giữa anh – chị - em trong gia đình người Việt.

1.2.2.3 Từ xưng hô trong xã hội.
1.2.2.3.1

Từ xưng hô dùng theo phép lịch sự.

1.2.2.3.2

Từ xưng hô dùng để chỉ chức danh.

1.2.2.4 Từ xưng hô trong tình yêu.
1.2.3 Một số đặc điểm chung trong cách xưng hô của người Bắc Bộ.

2


CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT TỪ XƯNG HÔ
TRONG CÂU CA DAO BẮC BỘ

2.1


Những nét chung của ca dao Bắc Bộ trong kho tàng văn học dân gian.

2.1.1 Những nét chung về ca dao dân tộc.
2.1.1.1 Khái niệm ca dao.
2.1.1.2 Đặc điểm ca dao.
2.1.2 Những nét chung về ca dao Bắc Bộ.

2.2

Khảo sát từ xưng hô trong một số câu ca dao Bắc Bộ.

2.2.1 Từ xưng hô trong gia tộc.
2.2.1.1 Từ xưng hô giữa ông – bà và cháu trong gia đình.
2.2.1.2 Từ xưng hô giữa cha – mẹ với con cái trong gia đình.
2.2.1.3 Từ xưng hô giữa vợ - chồng trong gia đình.
2.2.1.4 Từ xưng hô giữa anh – chị - em trong gia đình.
2.2.2 Từ xưng hô trong quan hệ xã hội.
2.2.2.1 Từ xưng hô trong lao động - sinh hoạt văn hóa – văn nghệ.
2.2.2.2 Từ xưng hô dùng để chỉ chức danh.
2.2.3 Từ xưng hô trong tình yêu.

CHƯƠNG 3
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ
TRONG CA DAO BẮC BỘ
3.1

Từ xưng hô thể hiện cảm xúc, tâm trạng.

3.2


Từ xưng hô thể hiện tính cách người nói.

3.3

Từ xưng hô thể hiện nét đẹp văn hóa của người Bắc Bộ.

KẾT LUẬN
3


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

4


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Trong dòng Văn học dân gian Việt Nam, ca dao là một trong những viên ngọc

sáng chói và quý giá. Nó là tiếng nói của dân tộc qua bao đời, phản ánh chân thật cuộc
sống sinh hoạt của nhân dân, những hiểu biết, nhận xét, của nhân dân trong quá trình
đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội, xây dựng quê hương, đất nước. Hiểu được giá
trị của ca dao đối với đời sống tinh thần của dân tộc, người viết đã chọn thể loại ca
dao. Ngôn ngữ ca dao gần gũi với lời ăn tiếng nói thường ngày của người dân Việt
Nam, là những câu hát của mẹ, những lời ru của bà, những làn điệu dân ca đưa ta vào

giấc ngủ những ngày thơ ấu nằm trên nôi, đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt
Nam khi đã trưởng thành. Từ đó, làm nổi bật lên giá trị văn hóa của từng vùng miền,
đất nước.
Hệ thống xưng hô của người Việt phong phú, đa dạng nhưng cũng rất phức tạp.
Chính vì thế phải xưng và hô thế nào cho đúng, gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp
chắc hẳn là không phải dễ. Qua tìm hiểu, người viết nhận thấy số lượng bài nghiên cứu
về đề tài “Từ xưng hô trong ca dao Bắc Bộ” chưa nhiều và chưa sâu. Chính vì vậy,
người viết chọn đề tài “Từ xưng hô trong ca dao Bắc Bộ” bởi người viết hiểu được
tầm quan trọng của việc xưng hô trong cuộc sống, cũng như sự yêu thích ca dao đặc
biệt là ca dao Băc Bộ.

2.

Lịch sử vấn đề
Có người nhận định rằng: “Tiếng Việt giàu về từ xưng hô so với các thứ tiếng

khác trên thế giới” ( dẫn theo tác giả Hồng Huy trong bài viết Xưng hô trong tiếng
Việt trên trang />tiengviet.htm . Quả thật, từ xưng hô của người Việt rất đa dạng, phong phú và không
kém phần phức tạp. Các nhà nghiên cứu đã tốn rất nhiều công sức và giấy mực để
nghiên cứu vấn đề này. Hệ thống từ xưng hô càng được thể hiện một cách rộng rãi
hơn, đa dạng hơn và phong phú hơn qua thể loại văn học dân gian mà tiêu biểu là ca
dao, với những giọng điệu ngọt ngào, trữ tình, đằm thắm.
Dưới đây, người viết xin nêu một số công trình nghiên cứu, những nhận định,
đánh giá, các bài viết của các nhà nghiên cứu về vấn đề về Từ xưng hô, và Từ xưng hô
trong ca dao.

5


Theo tác giả Lê Thị Lâm, có bài viết đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống,

đã nêu lên những ưu điểm của từ xưng hô, đồng thời cũng lí giải vì sao nó lại được sự
chú ý của nhiều người đến như vậy: “Từ ngữ xưng gọi của tiếng Việt nhận được sự
chú ý của các nhà ngôn học như thế, là bởi vì tính đa dạng, tính linh hoạt và giàu sắc
thái biểu cảm” [12]. Trong bài viết tác giả còn nhận định: “Tiếng Việt đa dạng các từ
ngữ xưng gọi. Từ nhiều góc độ khác nhau các từ ngữ này có thể được chia thành nhiều
loại khác nhau” [12]. Dựa vào chức năng của từ xưng gọi, Lê Thị Lâm chia từ xưng
gọi ra làm hai loại: “Từ ngữ xưng gọi lâm thời và xưng gọi thực thụ”. Sự phân chia
được Lê Thị Lâm cụ thể hơn, chi tiết hơn trong từng loại: “Từ ngữ xưng gọi thực thụ
bao gồm các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (tôi, chúng tôi, tớ, chúng tớ, tao, chúng
tao, …), đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (bọn, cậu, bọn cậu, mày, bọn mày,…)” và “Từ
ngữ xưng gọi lâm thời cũng bao gồm nhiều tiểu loại: các từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc
(cụ, ông, bà, chú, cô, cháu, em,…) chỉ định (đây, đó, ấy, đằng ấy,…) chức danh, nghề
nghiệp (bộ trưởng, thứ trưởng, hiệu trưởng, giáo sư, bác sĩ, nhà thơ,…) Các từ ngữ
lâm thời góp phần tăng thêm số lượng cũng như sắc thái biểu cảm của hệ thống từ ngữ
xưng gọi”. [ 12].
Theo TS Nguyễn Thị Trung Thành có bài viết “Cần phân biệt từ xưng hô và đại
từ xưng hô” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống 3, năm 2007, đã nêu lên: “Khái
niệm từ xưng hô có nội hàm rộng hơn khái niệm đại từ xưng hô. Từ xưng hô trong
tiếng Việt gồm có các loại sau: đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng
dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp. Như vậy, đại từ xưng hô là một
bộ phận nằm trong từ xưng hô.” [19;13].
Theo tác giả Trần Thành Mỹ, có bài viết “Phép xưng hô”, tác giả đã đưa ra
nhiều ví dụ so sánh giữa từ xưng hô của tiếng Việt và các nước khác, cũng trong bài
viết Trần Thành Mỹ còn đưa ra cách so sánh từ xưng hô trong gia đình của các vùng
miền trong nước, tiêu biểu là hai miền Bắc và Nam: “Tiếng Việt ta còn thêm vấn đề cữ
tên kỵ húy, nhất là miền Nam, chỉ gọi thứ nên cả xóm làng chỉ có “ông hai, bà ba, cô
tư…” do đó cũng gây sai lệch, lầm lẫn, khó phân biệt ai có bà con ai không, họ hàng
gần xa. Trong gia đình, phẩm trật bên nội ngoại được phân biệt rõ ràng, dù ba miền
có vài điểm chênh lệch. Miền Bắc thường gọi chị của ba hay má là “bác”, chồng của
cô, dì là “chú, bác”; trong khi miền Nam gọi chị hay em gái của ba đều là “cô”, của

mẹ là “dì”, chồng của cô dì là “dượng”. Bên ba có ông bà nội, bác, chú, cô, dượng…
6


bên mẹ có ông bà ngoại, cậu (anh hay em gái của mẹ đều là cậu), mợ, dì, dượng, …
nên không được sai xót trong việc xưng hô. Bà con họ hàng, anh chị em ruột, anh chị
em họ tức là anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, bàn dì cũng gọi nhau đúng
phép, theo thứ bậc, vai vế hoạc theo cách “nói tưng”” [14]
Chính sự phức tạp của từ xưng hô mà nhiều người luôn phải trăn trở về vấn đề
này. Trên trang />có bài viết “Xưng hô thế nào cho đúng?” bài viết có đoạn “Nếu có quan hệ họ nội, họ
ngoài thì gọi theo quan hệ thân thuộc gắn bó tình thân thiết hơn; mặc dầu ít tuổi hơn
mình nhưng ngang hàng cha mẹ thì gọi bằng chú, bác, cô, dì theo đúng vai vế trong
họ. Ngược lại, đối với người đã lớn tuổi mặc dầu là bậc cháu nhưng để khỏi
“chướng” nên gọi bằng anh, ông, bác ông… Coi như goi thay con cháu mình, như vậy
thanh nhã và lịch sự hơn”. [28]
Từ xưng hô có phạm vi sử dụng rất rộng, bởi trong quá trình giao tiếp ai ai cũng
sử dụng từ xưng hô. Trên trang / index.asp?act=detail
&mabv=1192&/Ban-ve-cach-xung-ho-trong-gia-dinh.csv có bài viết “Bàn về cách
xưng hô trong gia đình”. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra những nhược điểm trong
cách xưng hô ở phạm vi gia đình, đồng thời cũng khẳng định một trong những nguyên
nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình là do cách xưng hô: “Cách xưng hô trong một
số gia đình hiện nay thường không thống nhất, đôi khi tùy tiện, thiếu chuẩn mực. Điều
tưởng như nhỏ ấy lại là một trong những nguyên nhân làm cho quan hệ gia đình trở
nên lỏng lẻo, thiếu bền vững. Hậu quả tất yếu xảy ra sau đó là các quan hệ gia đình bị
phá vỡ và các hậu quả xấu thì hết sức khó lường” [29]. Tác giả đã khẳng định quan hệ
xưng hô là nét đặc trưng trong gia đình Việt Nam truyền thống. “Trong gia đình Việt
Nam truyền thống, quan hệ xưng hô là một trong những nét đặc trưng, không kể đó là
miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, miền xuôi hay miền ngược. Các thế hệ sống
chung dưới một mái nhà với các mối quan hệ như: ông bà – cha mẹ; ông bà – cháu;
cha mẹ - con cái; anh chị em với nhau… Với cách xưng hô tương ứng đã tạo nên một

lối hành xử bất thành văn nhưng được đảm bảo thực hiện bằng bổn phận và trách
nhiệm. Đây được xem là “pháp luật” của các gia đình mà ta thường gọi là gia pháp,
gia phong hay gia giáo. Truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “trên kính dưới nhường”,
“gọi dạ bảo vâng”, qua những cách xưng hô thể hiện tính trật tự, văn hóa và điều đó
tạo nên sự bền vững trong cơ cấu gia đình. Đất nước có pháp luật, gia đình có gia
7


pháp, có như vậy mới giữ được nếp nhà, truyền thống đạo lý của dân tộc, ổn định xã
hội, đất nước”. [29]
Theo Cao Xuân Hạo có bài viết “Mấy vấn đề về văn hóa trong cách xưng hô
của người Việt” đã nêu lên: “Ai nấy đều biết rằng tiếng Việt không có một đại từ nhân
xưng (hay hồi chỉ) trung hòa. Không phải tiếng Việt không có những đại từ nhân xưng
chính danh. Tao, mày, nó, hắn (chúng tao, chúng mày, chúng nó) và họ, có thể coi là
những đại từ nhân xưng và hồi chỉ chính danh. Nhưng trừ họ (đại từ hồi chỉ ngôi thứ
ba số phức) ra, tất cả các đại từ này đều được cảm thụ nhưng không được lễ độ, và
không thể dùng trong khi giao tiếp với người dưng trong khuân khổ xã giao bình
thường, và ngay cả họ cũng không phải lúc nào cũng dùng được (chẳng hạn không thể
dùng thay thế cho cha mẹ hay người thân tộc ở bậc trên so với người nói)” [6] Cao
Xuân Hạo còn cho rằng “Tất cả các từ thường được dùng để xưng hô trong những
điều kiện bình thường đều là những danh từ". [6] Trong bài viết Cao Xuân Hạo còn
nêu lên những đặc điểm của từ xưng hô trong nhiều mối quan hệ khác nhau, chỉ ra
những ưu điểm và hạn chế của từ xưng hô người Việt.
Trên trang />có bài viết “Tổng quan vùng văn hóa Bắc Bộ”, tác giả cho rằng văn học dân gian là
một kho tàng quí giá, đồng thời trong bài viết tác giả còn so sánh ngôn ngữ ca dao
miền Bắc so với ngôn ngữ ca dao Nam Bộ: “Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể
coi như một loại vỏ với nhiều loại khoáng sản quí hiếm. Từ thần thoại đến truyền
thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cười đến truyện Trạng, mỗi thể loại đều có
một tầm dày dặn mang nét riêng của Bắc Bộ. Chẳng hạn truyện Trạng ở Bắc Bộ như
truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn v.v… sử dụng hình thức các câu đố, câu đối, nói lái,

chơi chữ nhiều hơn truyện Trạng các vùng khác. Có những thể loại chỉ ở Bắc Bộ mới
tồn tại, kiểu như thần thoại. Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam
Bộ”.[30]
Theo các tác giả: Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, có nhiều công trình nghiên
cứu về Văn học dân gian. Trong các công trình nghiên cứu đó có nhiều công trình
nghiên cứu đề cập đến từ xưng hô trong ca dao. Trong Văn học dân gian II, các tác giả
đã khẳng định: “Trong ca dao dân ca trữ tình về tình yêu nam nữ, chúng ta thấy đa số
các câu hát bài ca của “chàng trai” và “cô gái” được kết cấu theo lối đối thoại giữa
hai nhân vật ấy. Cách xưng hô hay được dùng nhất là “mình, ta”, “anh, em”, “thiếp,
8


chàng” và những hình ảnh tượng trưng: “mận, đào”, “thuyền, bến”, “mây, rồng”,
“trúc, mai”, “loan, phượng”…Xét về phương diện một tác phẩm hoàn chỉnh thì trong
mỗi bài, hình thức đối thoại chủ yếu là đối thoại một vế.” [8;437]
Theo tác giả Đinh Gia Khánh, “Phương pháp xây dựng nhân vật trong ca dao,
dân ca trữ tình Việt Nam có xu hướng xây dựng nhân vật không có tính xác định về
đặc điểm diện mạo và tính cách. Nhân vật “chàng trai”, “cô gái”, “người lính”, …
đều là những nhân vật không tên.” [7;493] Tính khái quát, không xác định, đây cũng
là đăc điểm dễ nhận thấy trong ca dao, dân ca. Bởi khi miêu tả một chàng trai, cô gái,
thì tác giả dân gian không nêu rõ tên tuổi, quê quán, … của chàng trai, cô gái. Mà đó
chỉ là cách miêu tả chung chung của tất cả các chàng trai, cô gái. Như “Khi ca dao dân
ca miêu tả một cô gái “mười thương” thì cái đáng yêu đó không phải là của riêng một
cô gái A, cô gái B nào mà là cái đáng yêu theo một quan niệm chung của nhân dân lao
động, của dân tộc ta về cái đẹp nói chung của người phụ nữ lao động.” [7;493]. Hay
khi tác giả dân gian mượn hình ảnh con cò, để nói lên cuộc sống của cả lớp người
trong xã hội cũ: “Khi ca dao, dân ca nói về cuộc sống vất vả của “con cò lặn lội bờ
ao”, “thân cò lên thác xuống ghềnh” thì đó không phải là vận mệnh riêng của người
nông dân lao động nào đó mà là những nét tiêu biểu chung cho cuộc sống của cả lớp
người đó trong xã hội cũ …” [7;493] Những nhận định chung được đưa ra, nhằm khái

quát lên tính không xác định về nhân vật trong ca dao, dân ca, đồng thời cũng chỉ ra
khía cạnh để nhận dạng, đó chính là cách xưng hô của nhân vật: “Tính không xác định
về đặc điểm diện mạo, tính cách số phận riêng của nhân vật trong ca dao, dân ca trữ
tình cũng bộc lộ ngay một cách rõ ràng khi ta tìm hiểu chỉ một vấn đề thôi, là cách
xưng hô của các nhân vật trong ca dao, dân ca” [7;493] Qua lời nhận xét trên, ta có
thể biết được mặc dù tác giả dân gian không xác định rõ về nhân vật được đề cập đến
trong ca dao, dân ca, nhưng qua cách xưng hô của nhân vật ta có thể nhận biết được
đôi nét về nhân vật như: số phân, hoàn cảnh, tình cảm, … Như vậy, cách xưng hô của
nhân vật trong ca dao, dân ca là rất quan trọng: “Trong ca dao, dân ca Việt Nam,
những cách xưng hô của nhân vật thường không nói lên điều gì về tên tuổi, tiểu sử,
hoàn cảnh riêng… của nhân vật. Đặc biệt là cách dùng đại từ phiếm chỉ “ai”. Có lẽ
trong hàng loạt các từ xưng hô trong ca dao thì đại từ phiếm chỉ “ai” được dùng
nhiều hơn cả” [7;493]. Đưa ra những nhận định trên không phải là không có lí, bởi
trong công trình nghiên cứu các tác giả đã đưa ra hàng loạt ví dụ trong ca dao có dùng
9


đại từ phiếm chỉ “ai” như: “Trăm năm ai chớ bỏ ai”, “ai đi muôn dặm non sông, Để ai
chất chứa sâu đong vơi đầy”, “nhớ ai em những khóc thầm, Hai hàng nước mắt đầm
đầm như mưa”, “nhớ ai ra ngẩn vào ngơ, Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai” … Thuộc
loại đại từ phiếm chỉ “ai” những tên gọi rất độc đáo trong ngôn ngữ Việt Nam: “đấy”
(hoặc đó); “đây” cũng thường được các nhân vật dùng nhiều trong các bài hát: “Đấy
với đây chẳng duyên thì nợ”.” [7;494] Từ xưng hô phổ biến và cả từ xưng hô thuộc
đại danh từ phiếm chỉ đều được dùng rất nhiều trong ca dao, tuy nhiên nó cũng có
những nhược điểm: “Cùng với những cách xưng hô phổ biến như : “mình, ta”; “thiếp,
chàng”; “mận, đào”; “thuyền, bến” vốn đã không có tính xác định, những cách xưng
hô dùng đại danh từ phiếm chỉ “ai”, “đấy” … càng nói lên xu hướng xây dựng nhân
vật không có tính cách rõ ràng” [7;494].
Theo tác giả Vũ Ngọc Phan “Tục ngữ, ca dao của ta ít nói đến tên người, tên
đất, ít nói đến những chuyển biến trong xã hội”. Vũ Ngọc Phan còn cho rằng: “Tục

ngữ, ca dao của ta nói nhiều đến thiên nhiên, đến tình duyên, đến gia đình, đến lao
động và sản xuất” [16;25]

3.

Mục đích nghiên cứu
Có thể nói ngôn ngữ của người Việt là ngôn ngữ phong phú nhất: nhiều thanh

điệu, từ xưng hô vô cùng phong phú, đa dạng … Người viết chọn đề tài Từ xưng hô
trong ca dao Bắc Bộ làm đề tài luận văn sau bốn năm học tập trên giảng đường đại
học. Bởi qua đề tài này, ta không chỉ thấy được sự phong phú và đa dang của hệ thống
từ xưng hô của người Việt nói chung và người dân Bắc Bộ nói riêng. Mà qua quá trình
nghiên cứu ta còn biết thêm những phong tục, tập quán, những sinh hoạt đời thường,
tình cảm, tính cách của con người và những giá trị văn hóa của vùng đất Bắc Bộ.
Người viết chọn đề tài Từ xưng hô trong ca dao Bắc Bộ không chỉ muốn tìm
hiểu thêm những nét văn hóa, con người của vùng quê cha đất tổ, mà người viết chưa
có dịp về thăm quê, chưa một lần đặt chân đến, mà người viết còn có sự yêu thích
những câu ca dao, một giá trị văn hóa tinh thần của nhân loại. Bởi người viết cảm nhận
được sự ngọt ngào, những tình cảm sâu lắng của các câu ca dao mà tác giả dân gian đã
để lại.
Người viết cũng hy vọng rằng, đề tài người viết nghiên cứu, sẽ giới thiệu một
phần nhỏ đến mọi người về sự phong phú của hệ thống từ xưng hô, được thể hiện
trong ca dao và những giá trị văn hóa của người dân Bắc Bộ. Giúp cho mọi người
10


thêm yêu mến nền văn học dân gian và lưu giữ những nét đẹp truyền thống của thể
loại văn học dân gian này.

4.


Phạm vi nghiên cứu
Với sự phong phú, đa dạng của từ xưng hô, sự đồ sộ của ca dao, chắc hẳn trong

phạm vi hiểu biết và nghiên cứu hạn hẹp, người viết không thể nghiên cứu hết được
mà chỉ chọn lấy “Từ xưng hô trong ca dao Bắc Bộ” để làm đề tài nghiên cứu, trong hệ
thống ca dao ba miền của đất nước.
Trong hệ thống ca dao Việt Nam, ca dao Bắc Bộ chiếm một tỉ lệ lớn, bởi nó có
lịch sử hình thành lâu đời. Để tiện cho việc nghiên cứu, người viết chọn những câu ca
dao Bắc Bộ trong các quyển sau: Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam – Vũ Ngọc Phan
[17], Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam – Thu Phương [21].

5.

Phương pháp nghiên cứu
Trước khi bắt tay vào nghiên cứu một đề tài, ta phải sưu tầm những tài liệu có

liên quan đến đề tài ta đã chọn, để mở rộng đề tài, giúp cho việc nghiên cứu được
thuận tiện hơn và thuyết phục mọi người hơn khi công trình nghiên cứu đã hoàn thành.
Một điều cũng không kém phần quan trọng khi nghiên cứu một đề tài là phải
lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, để bài viết có tính khoa học hơn. Qua quá
trình tìm hiểu và lựa chọn, người viết chọn các phương pháp nghiên cứu sau:


Thống kê và phân loại từ xưng hô theo cách gọi cụ thể của từng đối

tượng từ đó biết được số lượng chính xác, cụ thể giúp cho việc nhiên cứu mang tính
khoa học và thuyết phục hơn



Đối chiếu và so sánh từ xưng hô Bắc Bộ với từ xưng hô Nam bộ, để thấy

được những nét tương đồng và dị biệt, từ đó rút ra nét đặc trưng trong cách xưng hô
của người Bắc Bộ. Đồng thời cũng đối chiếu so sánh từ xưng hô trong ca dao, dựa trên
những kết quả có được để phân tích, chứng minh từ xưng hô trong những hoàn cảnh xã
hội khác nhau sẽ có những từ xưng hô khác nhau.


Cuối cùng, tổng hợp đánh giá lại quá trình làm từ các phương pháp trên,

sau đó đưa ra ý kiến riêng của người viết.

11


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ VÀ
TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT
1.1

KHÁI NIỆM VỀ TỪ TIẾNG VIỆT
Để trao đổi thông tin, người ta giao tiếp với nhau bằng các câu nói. Về mặt ngữ

pháp câu là một kết cấu ngữ pháp do cá nhân người nói tạo ra, có tính cụ thể, chủ quan
và có số lượng vô hạn; chúng là kết quả của thao tác chọn lọc và kết hợp các đơn vị
có sẵn của ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng. Các đơn vị này gồm các từ và các đơn vị
tương đương với từ.
Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo
câu.
1.1.1 Các quan niệm khác nhau về từ tiếng Việt

Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của tiếng Việt là một
chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa để tạo ra câu nói; nó có hình thức, có một âm tiết, một
khối viết liền.” [5;168].
Theo tác giả Nguyễn Văn Tu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết, cố
định bất biến, có ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo).
Cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định lớn nhất trong
từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu” [20;14].
Theo Nguyễn Hữu Chỉnh – Nguyễn Thị Thu Thủy “Từ là đơn vị cơ bản và
quan trọng nhất của ngôn ngữ, là đơn vị có sẵn, có tính hiện thực của ngôn ngữ”
[3;192]
Theo Nguyễn Thị Thu Thủy “Từ là đơn vị cơ bản, là đơn vị hai mặt – ngữ âm
và ngữ nghĩa nhỏ nhất và có khả năng trực tiếp kết hợp với nhau để tạo nên câu nói”
[22;87].
Theo Lưu Văn Lăng “Những đơn vị tách biệt nhỏ nhất mới là từ, Có thể nói từ
là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác từ là ngữ đoạn ( tĩnh ) nhỏ nhất” [11;213]
Theo Lê Văn Lý “Từ trong tiếng Việt … là một tín hiệu ngữ âm có thể cấu tạo
bằng một âm vị hay sự kết hợp với âm vị, mà sự phát âm chỉ tiến hành trong một lần,
hoặc là một âm tiết mà chữ viết biểu thị bằng một đơn vị tách rời và có một ý nghĩa
12


hiểu được” [dẫn theo Nguyễn Kim Thản – Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt – trang
30].
Theo Hồ Lê “Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh liên kết phi hiện
thực, hoặc có chức năng liên kết mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có
tính vững chắc về cấu tạo và nhất thể về ý nghĩa” [7;104]
Theo Đái Xuân Ninh “Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình
vị và cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở ngay hàng sau nó tức hình
vị và thành lập một khối hoàn chỉnh” [15;24]
Theo Phan Khôi “Từ là một lời để tỏ ra một khái niệm trong khi nói” [dẫn theo

Nguyễn Kim Thản – Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt – trang 30]
Theo Nguyễn Kim Thản “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách rời
các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về
ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và cấu tạo” [11;31]
Dựa vào các quan niệm khác nhau về từ, đã khái quát lên phần nào sự phức tạp
của việc nghiên cứu về từ trong tiếng Việt. Do người nghiên cứu đứng ở góc độ đồng
đại hay lịch đại, do cách hiểu về khái niệm hình vị trong ngôn ngữ học đại cương khác
nhau, đã dẫn đến cách chọn đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ khác
nhau.
1.1.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt
Có nhiều quan niệm khác nhau của các nhà ngôn ngữ về từ nhưng nhìn chung ta
thấy các đặc điểm của từ là:
• Từ tiếng Việt có thể đơn âm tiết hoặc đa âm tiết
Ví dụ: nhà, áo, đẹp, ba hoa, a xit, mì chính…
• Từ tiếng Việt có biến thể ngữ âm nhưng không có biến thể hình thái học.
Ví dụ: Người miền Nam khi xưng hô ông thì lại phát âm là ổng, hay người
miền Bắc nói mưa rào và dông rải rác thì lại phát âm là: mưa dào và dông dải dác…
• Kiểu cấu tạo là một đặc điểm cần chú ý để nhận diện từ. Kiểu cấu tạo
nên từ có tham gia vào việc xác định về nghĩa và về ngữ pháp.
Ví dụ: Bốn từ: bạn hữu, phấp phỏng, ốc nhồi, bồ hóng thuộc về bốn kiểu cấu
tạo khác nhau cho nên chúng cũng khác nhau về kiểu ngữ nghĩa.
• Đặc điểm về ngữ nghĩa. Đây là đặc trưng quan trọng nhất để khẳng định
tư cách từ của một hình thức ngữ âm nào đấy. Tuy cũng là âm tiết nhưng các âm tiết
13


như: tều, quáo, phượu, tiếng hoặc tổ hợp âm tiết đọc hi cang bây … vì không có nghĩa
nên không phải là từ trong tiếng Việt.
• Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu, là đơn vị độc lập để tạo câu. Vì độc lập
nên từ mới là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu. Đây là đặc điểm phân biệt từ với các đơn vị

tuy cũng có nghĩa nhưng không thể độc lập tạo câu.
Ví dụ: Vân – Một yếu tố Hán Việt có nghĩa là mây nhưng khi ta nói: “Tôi nhìn
mây bay” hay “Trên trời có đám mây xanh”, chứ không ai lại nói: “Tôi nhìn vân bay”
hay “Trên trời có đám vân xanh”. Vì vậy, chỉ có mây mới là từ.
• Đặc điểm sẵn có của từ. Đây là đặc điểm phân biệt từ với các đơn vị
thuộc cấp độ cú pháp.
• Đặc điểm cuối cùng cần chú ý là các thuộc tính mà hợp thể của chúng
mới cho ta một từ. Khi xác định một hợp thể nào đó có phải là từ hay không, chúng ta
phải lần lượt xem xét tất cả các đặc điểm: hình thức ngữ âm, kiểu cấu tạo, đặc điểm
ngữ pháp, ngữ nghĩa, khả năng độc lập tạo câu, tính có sẵn, bắt buộc … không thể
chứng minh tư cách từ của một hình thức nào đấy nếu chỉ căn cứ vào một và duy nhất
một đặc điểm nào đấy của nó.
1.1.3 Các loại từ tiếng Viêt.
1.1.3.1 Theo Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng
Việt”.
Theo Nguyễn Kim Thản các loại từ trong tiếng Việt gồm:
• Danh từ
Danh từ là một loại thực từ biểu thị những cái có tính chất sự vật (sinh vật, vật
thể, hiện tượng, sự việc trong đời sống thực tại và của tư duy).
Đặc trưng ngữ pháp của danh từ:
+ Không trực tiếp làm vị ngữ
+ Có thể kết hợp với một trong những loại từ sau đây: Số từ ( một, hai,
… ), đại từ chỉ số ( tất cả ), lượng từ (những, các ), phó danh từ ( con, cái, … ), đại từ
chỉ định ( nào, kia, ấy, …). Không kết hợp được với phó từ như: Đều, sẽ, rất, không
đặt sau các từ: hãy, đừng, chớ, …
Các tiểu loại danh từ: Danh từ riêng và danh từ chung.
+ Danh từ riêng: Mai, Trang, Hà Nội, …
14



+ Danh từ chung: danh từ tổng hợp ( danh từ chỉ cá thể, danh từ không
chỉ cá thể ): học sinh, giáo viên, nhà báo…
• Thời vị từ
Thời vị từ là loại từ biểu thị tên gọi của các điểm xác định trong thời gian và
không gian, có những đặc điểm ngữ pháp của thể từ, nhưng không có những đặc điểm
riêng biệt của danh từ.
Thời vị từ có thể một mình làm thành câu.
Ví dụ: Bao giờ anh đi? – Mai.
Thời vị từ có thể làm vị ngữ với điều kiện có từ “là”.
Ví dụ: Ngày nay của miền Bắc là ngày mai của miền Nam.
Thời vị từ gồm hai tiểu loại: Những từ chỉ thời điểm và những từ chỉ không
điểm ( vị trí không gian )
Những từ chỉ thời điểm: nay, nãy, giờ, hiện tại, …
Những từ chỉ không điểm: trên, dưới, trong, ngoài …
• Số từ
Số từ là từ đứng giữa hai nhóm thể từ và vị từ.
Số từ chia thành hai tiểu loại: Số từ chỉ lượng và số từ chỉ số thứ tự
+ Số từ chỉ lượng: Khi kết hợp với danh từ - đứng trong từ tổ danh từ đặt trước danh từ và phó danh từ. Không có khả năng trực tiếp làm vị ngữ, mà phải có
hệ từ là.
Ví dụ: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.
+ Số từ số thứ tự: Trong từ tổ danh từ, bao giờ cũng đặt sau danh từ. Nếu
danh từ có định ngữ phức hợp thì nó thường đứng sau tính từ, trước đại từ chỉ định. Có
khả năng trực tiếp làm vị ngữ, không cần phải có hệ từ là.
Ví dụ: Anh nhì thế thì ai nhất?
• Động từ
Động từ là loại từ biểu thị quá trình ( sự hoạt động, động tác, hành vi, biến hóa
và trạng thái).
Động từ có thể tự do, trực tiếp làm vị ngữ của câu, không cần phải có hệ từ là
làm mô giới.


15


Động từ không thể kết hợp với những từ kiểm nghiệm của danh từ, nghĩa là
không thể đứng sau số từ, lượng từ ( những, các), các phó danh từ và trước các đại từ
chỉ định.
Ví dụ: đi, đứng, làm, thay đổi, ngồi …
Động từ có thể phân loại theo hai mặt: phân loại có tính chất từ pháp, phân loại
có tính cú pháp.
• Tính từ
Tính từ là loại từ chỉ tính chất của sự vật.
Tính từ có thể trực tiếp làm vị ngữ, không cần hệ từ là làm mô giới.
Tính từ không kết hợp với hãy … ( đi ).
Ví dụ: Giỏi, tốt, xanh, đỏ, …
Tính từ được chia làm hai tiểu loại nhỏ:
+ Tính từ tương đối.
Ví dụ: Cực kỳ, khá, lắm, rất, …
+ Tính từ tuyệt đối.
Ví dụ: Duy nhất, không, riêng, chung, …
• Đại từ
Từ loại không gọi tên mà chỉ dùng để trỏ gọi là đại từ.
Ví dụ: “Nếp nhà tranh lủn củn nấp dưới rặng tre là ngà, lặng lẽ úp lấy khu đất
đê thành và kín đáo náu trong một xóm cuối làng Đông Xá, đứng xa ngó lại, có thể
lầm với nơi nhốt lợn hay chứa tro, đó là nhà của Nguyễn Văn Dậu.” (Tắt đèn – Ngô
Tất Tố)
Đại từ không có định ngữ và bổ ngữ do thực từ đảm nhiệm.
Đại từ có thể thay thế cho một từ, một tổ hợp từ thậm chí cả một câu.
Ví dụ: Các em nhỏ đang nô đùa ngoài sân. Chúng thật là đáng yêu.
Đại từ được chia thành hai tiểu loại: đại từ thể và đại từ vị từ
• Phó từ

Giữa thực từ và hư từ có một nhóm từ chỉ phục vụ cho một thực từ hay một tổ
liên hợp của thực từ đó là phó từ. Phó từ nói chung không thể tự mình lập thành câu.
Phó từ chỉ phụ trợ cho vị từ, cho vị ngữ hoặc cho cả câu, chứ không thể làm
thành phần chủ yếu của câu ( chủ ngữ, vị ngữ ).
Ví dụ: Thưa ông, trưa lắm rồi.
16


Phó từ được chia thành hai tiểu loại:
+ Tiểu loại thứ nhất gồm những từ chỉ phụ trợ cho vị từ hoặc vị ngữ.
Ví dụ: Cũng, sẽ, rồi, còn, nữa, …
+ Tiểu loại thứ hai gồm những phó từ thường hay phụ trợ cho cả câu.:
quả nhiên, có lẽ, bất đắc dĩ, kỳ thực, vị tất, …
Ví dụ: Bất đắc dĩ tôi mới đặt chân đến cái nơi này.
• Giới từ.
Giới từ là một loại hư từ ( trong nhóm quan hệ từ ) có tác dụng nối liền phụ từ (
hoặc từ tổ phụ ) với từ chính ( hoặc từ tổ chính ) biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa hai
đơn vị đó.
Ví dụ: Người mà tôi đã gặp hôm qua là người miền Nam.
Giới từ đứng trước từ phụ hoặc từ tổ phụ.
Giới từ chia làm hai tiểu loại:
+ Giới từ nối liền thành phần phụ với vị từ: của, mà.
Ví dụ: Cây viết của tôi để trên bàn.
+ Giới từ nối liền thành phần phụ với vị từ: để, cho, với, vì, …
Ví dụ: Mai với Hoa là hai người bạn thân..
• Liên từ
Liên từ là một loại hư từ ( trong nhóm quan hệ từ ) có tác dụng nối liền những
từ ( hoặc từ tổ, đoạn câu ) có quan hệ liên hợp hay quan hệ qua lại với nhau.
Liên từ được chia làm hai tiểu loại:
+ Liên từ biểu thị quan hệ liên hợp: cùng, cũng như, và, …

Ví dụ: Nam và Mai bằng tuổi nhau.
+ Liên từ biểu thị quan hệ qua lại: Nếu – thì, tuy nhiên, mặc dầu, song,
mà, …
Ví dụ: Mặc dầu bài vở nhiều, nhưng Tùng vẫn không nản.
• Hệ từ
Trong quan hệ tiếng Việt, ngoài giới từ và liên từ ra còn có một số hư từ tách
biệt ra khỏi hai loại từ trên.
Những từ này không nối liền thành phần phụ với từ trung tâm như giới từ, cũng
không nối liền thành phần có quan hệ liên hợp hay quan hệ qua lại với nhau như liên
từ. Tác dụng ngữ pháp của chúng là nối liền hai thành phần chủ yếu của câu.
17


Gồm những từ như: là, thì và mà.
Ví dụ: Tùng là sinh viên.
• Trợ từ
Trợ từ là một loại ngữ thái từ phục vụ cho việc tỏ rõ hơi câu
( nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán ) hoặc tỏ thái độ của người nói.
Trợ từ được chia làm hai tiểu loại:
+ Những trợ từ có tác dụng câu: à, nhé, ừ, hả, chăng, …
Ví dụ: Bé đi học nhớ ngoan nhé!
+ Trợ từ phục vụ sự biểu thị thái độ của người nói: ạ, cơ, vậy, mà,…
Ví dụ: Thưa ba mẹ con mới đi học về ạ!
• Thán từ
Thán từ là một loại ngữ thái từ dùng làm tín hiệu của các tình cảm, các sự kích
động khác nhau, nhưng không định danh cho các tình cảm và kích động ấy và làm tín
hiệu của các lời gọi, đáp.
Thán từ làm thành phần đơn lập trong câu.
Ví dụ: Ôi! Cháu bà ngoan quá!
1.1.3.2 Theo quan niệm của Diệp Quang Ban

Theo Diệp Quang Ban hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai
nhóm
1.1.3.2.1 Nhóm I
• Danh từ
Ý nghĩa từ vựng khái quát hóa thành đặc trưng ngữ pháp của danh từ là ý nghĩa
thực thể.
Danh từ có khả năng kết hợp với đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ,…Danh từ còn
có khả năng kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ
Danh từ có đầy đủ chức năng cú pháp của thực từ.
Danh từ được phân loại: danh từ riêng và danh từ chung.
Ví dụ: thư ký, kỹ sư. Trà Vinh., …
• Động từ
Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình.
Động từ thường có các phụ từ đi kèm, để biểu thị ý nghĩa quan hệ có tính tình
thái giữa quá trình với cách thức và với các đặc trưng vận động của quá trình trong
18


không gian, trong thời gian và trong hiện thực. Động từ còn kết hợp được với thực từ
nhằm phản ánh các quan hệ trong nội dung vận động của quá trình.
Chức năng phổ biến và quan trọng nhất của động từ là làm vị ngữ trong cấu tạo
câu.
Động từ được chia thành hai lớp: động từ độc lập và động từ không độc lập.
Ví dụ: Đi, nhảy, chạy, đạp, nói, …
• Tính từ
Lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng là tính từ.
Tính từ có khả năng kết hợp với thực từ, nhưng không kết hợp được với hãy,
đừng, chớ. Tính từ cũng có thể kết hợp với thực từ đi kèm.
Chức năng chính của tính từ là làm vị ngữ trong câu nhưng tính từ cũng được
dùng kèm với danh từ hoặc động từ để bổ nghĩa cho danh từ hay động từ.

Tính từ có thể phân chia thành hai lớp: lớp chỉ đặc trưng không xác định thang
độ và lớp chỉ đặc trung có xác định thang độ.
Ví dụ: vuông, tròn, đẹp, tốt, …
• Số từ
Số từ gồm những từ biểu thị ý nghĩa số.
Số từ có khả năng kết hợp phổ biến với danh từ để biểu thị số lượng vật được
nêu ở danh từ.
Số từ có thể đảm nhiệm một số chức năng cú pháp ( làm chủ ngữ, làm vị ngữ ),
nhưng bị hạn chế trong những điều kiện nhất định của kết cấu câu trong văn bản.
Số từ có thể chia thành hai lớp: số từ xác định và số từ không xác định.
Ví dụ: hai, bốn, sáu, rất nhiều, tất cả, …
• Đại từ
Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ.
Đại từ có khả năng hoạt động trên trục đối đoạn. Đại từ không chỉ thay thế cho
thực từ (danh từ, động từ, tính từ ), mà còn có thể thay thế cho kết hợp từ ( cụm), câu,
đoạn văn.
Đại từ có thể đảm nhiệm các chức năng cú pháp của thực từ được thay thế.
Đại từ được chia thành hai lớp: đại từ xưng hô và đại từ chỉ định.
Ví dụ: tao, chúng nó, mày, bọn họ, …

19


1.1.3.2.2 Nhóm II
• Phụ từ
Phụ từ bao gồm: định từ và phó từ.
+ Định từ
Định từ là những từ biểu thị quan hệ về số lượng với sự vật được nêu lên ở danh
từ, chuyên dùng kèm với danh từ, với chức năng làm thành tố phụ trong kết hợp từ có
trung tâm ngữ nghĩa – ngữ pháp là danh từ.

Định từ có tác dụng dạng thức hóa một số ý nghĩa ngữ pháp quan trọng của từ
loại danh từ.
Có thể phân biệt một số nhóm định từ sau đây: nhóm những, các, một; nhóm
mỗi, từng, mọi; nhóm cái, mấy.
+ Phó từ
Phó từ là hư từ thường dùng kèm với thực từ ( động từ, tính từ).
Phó từ không có khả năng làm trung tâm ngữ nghĩa – ngữ pháp trong kết hợp
thực từ, và rất ít có khả năng làm thành phần chính trong câu.
Một số nhóm phó từ thường gặp: Nhóm phó từ chỉ thời gian ( đã, từng, sẽ,
sắp, …), nhóm phó từ so sánh và phó từ chỉ tiếp diễn ( cũng, đều, vẫn, cứ, còn, nữa,
cùng, .. ), nhóm phó từ sai khiến ( hãy, đừng, chớ ), nhóm phó từ chỉ kết quả (mất,
được, ra, đi ), nhóm phó từ chỉ tần số ( thường, năng, ít, hiếm, luôn, luôn luôn, thường
thường, … ), phó từ tác động ( cho ).
• Kết từ
Kết từ là dấu hiệu biểu thị các quan hệ cú pháp giữa các thực từ ( và hư từ ) một
cách tường minh.
Kết từ được dùng để kết các từ, các kết hợp từ, các câu và đoạn văn có quan hệ
cú pháp.
Kết từ có thể chia thành hai lớp: lớp kết từ chính phụ và lớp kết từ đẳng lập.
Ví dụ: Nhà của tôi ở một thị trấn nhỏ.
• Tiểu từ
Tiểu từ là những từ biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa chủ thể phát ngôn với nội
dung phản ánh; hoặc biểu thị quan hệ giữa phát ngôn với nội dung phản ánh; Ý nghĩa
quan hệ của tiểu từ là ý nghĩa quan hệ có tính tình thái.

20


Tiểu từ chỉ được dùng trong câu với chức năng biểu thị các ý nghĩa quan hệ có
tính tình thái ở bậc câu và ở văn bản.

Tiểu từ gồm hai lớp: trợ từ và tình thái từ.
Ví dụ: Bây giờ thì tôi đã hiểu rõ.

1.2

TỪ XƯNG HÔ
1.2.1 Khái niệm về từ xưng hô
Từ xưng hô là lớp từ dùng để xưng và gọi đối tượng trong quá trình giao tiếp.
Từ xưng hô của tiếng Việt rất phong phú. Ngoài các đại từ, tiếng Việt còn dùng

cả những từ chỉ quan hệ thân tộc, chức danh để xưng hô. Thậm chí, có đôi lúc người ta
còn xưng hô bằng cách nói trống không.
Theo sự phân loại của Nguyễn Kim Thản và Diệp Quang Ban thì từ xưng hô
thuộc xếp vào lớp đại từ.
Theo Nguyễn Kim Thản “Đại từ nhân xưng dùng để trỏ người hay động vật,
vật thể”. Đại từ nhân xưng gồm có: tao, ta mày, mi, nó, hắn, y, chúng và những đại từ
gốc là danh từ: tôi, tớ, họ, …Phân theo ý nghĩa từ vựng, đại từ nhân xưng có ba ngôi;
theo đặc điểm ngữ pháp chúng có hai số: số ít và số nhiều.
Theo Diệp Quang: “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tượng
tham gia quá trinh giao tiếp”. Đồng thời tác giả cũng phân biệt rõ rang đại từ xưng hô
dùng ở một ngôi xác định và đại từ xưng hô dung ở nhiều ngôi linh hoạt: (mình, ta,
chúng ta, chúng mình, … )
1.2.2 Các loại từ xưng hô trong tiếng Việt
1.2.2.1 Từ xưng hô chỉ ngôi, chỉ số
Từ xưng hô được dùng để thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia vào quá
trình giao tiếp.
+ Đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định.
Số lượng đại từ xưng hô trong nhóm này không nhiều. Chúng ta có thể tham
khảo qua bảng sau:
Cương vị ngôi của các đối tượng trong quan hệ

giao tiếp
Ngôi 1

Ngôi 2

Người nói

Người nghe

Ngôi 3
Người, vật nói
đến
21

Ý nghĩa số lượng đối tượng
giao tiếp theo ngôi


Tôi, tao, tớ

Mày, mi

Nó, hắn, y

Chúng tôi

Chúng mày

Chúng nó


Chúng tao

Chúng bay

Chúng

Chúng tớ

Bay

Họ

Số ít ( cá thể hay đơn thể )
Số nhiều ( tập thể hay tổng
thể )

+ Đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt
Ý nghĩa ngôi trong quan hệ giao tiếp không được biểu hiện trong ý nghĩa tự
thân của đại từ. Chỉ trong hoàn cảnh cụ thể, các đối tượng có quan hệ trong giao tiếp
được xác định ngôi theo vị trí và chức năng cú pháp của đại từ: Đại từ thường dùng ở
nhiều ngôi ( mình ); đại từ dùng chỉ gộp nhiều ngôi ( ta, chúng ta, mình, chúng mình );
đại từ dùng với ý nghĩa “phản thân” ( mình, tự mình ); đại từ dùng chỉ ngôi gộp “tương
hỗ” ( nhau ); đại từ dùng chỉ ngôi “phiếm định” ( ai, ai ai ).
1.2.2.2 Từ xưng hô dùng trong gia tộc
“Học ăn học nói, học gói học mở” ông bà ta ngày xưa vẫn thường hay dạy con
cháu như thế. Câu nói đó ngày nay vẫn có giá trị. Trong cách học nói năng, giao tiếp,
điều ta quan tâm lựa chọn hàng đầu có lẽ là từ xưng hô. Điều này càng quan trọng hơn
khi đối tượng giao tiếp thường xuyên là những người trong gia đình. Bởi thế, phải
xưng hô mang tính cẩn trọng, nếu xưng hô sai dễ dẫn đến mất lòng, gây phản cảm,
mức độ nặng hơn thì ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Xưng hô trong gia tộc là xưng hô giữa những người cũng huyết thống. Ở đây ta
xét từ xưng hô trong gia tộc ở các quan hệ như sau: xưng hô giữa ông bà và cháu,
xưng hô giữa cha mẹ với con cái, xưng hô giữa vợ chồng, xưng hô giữa anh chị em
trong gia đình người Việt. Ở mỗi đối tượng ta có những cách xưng hô khác nhau thể
hiện được tình cảm, sự kính trọng và tôn ti trong gia đình.
1.2.2.2.1 Từ xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình người Việt.
Trong gia đình người Việt, có nhiều gia đình ba bốn thế hệ cùng chung sống
dưới một mái nhà. Chính vì thế mà cách xưng hô có phần cách quãng, tuy nhiên việc
xưng hô vẫn phải có tôn ti trật tự, “gia pháp” của gia đình có như thế gia đình mới
bình ổn.
Xét ở góc độ xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình người Việt, thì cặp từ
xưng hô phổ biến nhất có tính thuận nghịch là: ông, bà – cháu. Điều này ta có thể lí

22


giải như sau: người ông, bà tự xưng mình là ông, bà và gọi cháu mình bằng cháu.
Ngược lại, người cháu xưng mình là cháu và gọi người ông, bà của mình là ông, bà.
Tuy nhiên, trong quá trình giao tiếp, cách xưng hô giữa ông, bà và cháu không
phải lúc nào cũng bất biến mà thay đổi theo độ tuổi:
+ Khi người cháu còn nhỏ, ông bà thường gọi đúng vai của cháu và xưng là ông
bà.
+ Khi đến tuổi trưởng thành thì ông bà vẫn xưng mình là ông bà và gọi cháu
mình là anh ( chị ). Tuy nhiên, trong một số trường hợp ông bà lại xưng là tôi: Tôi –
anh ( chị ).
+ Khi người cháu đến tuổi trung niên, ông bà lại gọi cháu mình bằng bác và
xưng là tôi: Tôi – bác.
Trong giao tiếp mối quan hệ được nói tới là mối quan hệ hai chiều. Cũng theo
qui luật thời gian, tuổi tác thay đổi thì cách xưng hô cũng thay đổi. Do đó, về nguyên
tắc, khi người cháu được ông bà thay đổi cách gọi thì theo lẽ tự nhiên người cháu cũng

phải thay đổi cách xưng hô của mình cho phù hợp:
+ Khi còn nhỏ cách xưng gọi phổ biến của người cháu trong gia đình vẫn phải
gọi ông bà là ông bà và xưng bằng cháu.
+ Khi đã lập gia đình và có con thì người cháu gọi ông bà là cụ nhưng vẫn xưng
là cháu.
+ Khi người con đã có cháu thì người cháu của ông bà vẫn xưng là cháu và gọi
ông bà là kỵ.
Như ở trên đã nêu, cách gọi của ông bà với cháu có sự thay đổi theo thời gian,
nhưng đối với người cháu thì dù gọi ông bà bằng từ xưng hô gì đi nữa thì vẫn phải
xưng là cháu. Vì “cháu” là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, nếu thay đổi sẽ tạo ra sự
biến đổi về vai giao tiếp. Ở một số nơi người cháu thường xưng với ông bà là con, đây
được coi là cách xưng hô thiếu chuẩn mực.
Trong trường hợp giao tiếp với người thứ ba lớn tuổi hơn cháu mình, người ông
bà thường dùng các từ xưng hô như: cháu nó, cháu nhà tôi, em nó, cháu – tên, cháu –
tên – nhà tôi, em – tên, …đây là cách gọi thay vai trong mối tương quan với xã hội,
với cô, chú, bác trong gia đình.

23


Khi người thứ ba lớn tuổi hơn mình ông bà thường gọi cháu một cách nghiêm
chỉnh: cháu hoặc em kèm với tên cháu, tùy theo người thứ ba bằng hay lớn tuổi hơn
mình.
Trong quan hệ giao tiếp với những người lớn tuổi, ngang bằng hay nhỏ tuổi hơn
mình khi nhắc đến ông bà người cháu thường có cách xưng hô: ông, bà – cháu ( con);
ông, bà – anh ( chị ); ông, bà – tớ, ….
Từ xưng hô giữa ông bà và cháu không cứng nhắc mà có sự thay đổi theo thời
gian, độ tuổi. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh nào thì thứ bậc vẫn không thay đổi, mà
phải xưng hô một cách rõ ràng thể hiện được thái độ kính trọng với người trên và tình
cảm với người dưới.

1.2.2.2.2 Từ xưng hô giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.
Hoạt động giao tiếp giữa cha mẹ với con cái diễn ra khi con cái mới lọt lòng
đến lúc trưởng thành. Trong gia đình người thân cận nhất với con cái từ khi đứa trẻ
chào đời không ai khác là cha mẹ, bởi thế đứa trẻ bị ảnh hưởng từ cha mẹ rất nhều. Vì
vậy cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng để cho con cái noi theo. Từ chi tiết nhỏ trong
việc nói năng cũng khiến đứa trẻ bắt trước, cho nên cách xưng hô giữa cha mẹ với con
cái trong gia đình là rất quan trọng, đó là hoạt động giao tiếp thường xuyên trong gia
đình người Việt.
Thông dụng và phổ biến nhất trong cách xưng hô giữa cha mẹ với con cái trong
gia đình người Việt là: Người cha, mẹ tự xưng mình là cha, mẹ và gọi con mình là con,
ta có cặp từ xưng hô: cha / mẹ - con.
Trong một số gia đình người Việt, ở một số vùng miền, cặp từ xưng hô cha / mẹ
- con không được sử dụng mà thay vào đó là các từ xưng hô khác như:
+ Ở một số vùng miền Bắc, con cái trong gia đình thường gọi cha mẹ
mình là: thầy / u – con, bố / má – con, ..
Ví dụ: “U đã về ạ! Ông lý cởi trói cho thầy con chưa , hử u! Cái nón của u làm
sao bị rách tan tành thế ấy ? Tay u làm sao lại phải buộc giẻ thế kia?” (Tắt đèn - Ngô
Tất Tố ).
+ Ở miền Nam ta thường bắt gặp các từ xưng hô như: tía / má – con, …,
Cha / má – con, …
Ví dụ: “Thưa tía phải. Con là Sửu đây” ( Cha con nghĩa nặng – Hồ Biểu
Chánh)
24


+ Ở một số nơi khác ta lại bắt gặp một số từ xưng gọi cha mẹ như: bầm,
bủ, mệ, mạ, bu, thầy, ba, …
Ở một số vùng quê, cha mẹ có thói quen gọi con bằng mày và xưng là tao
nhưng không có ý bực bội hay phật ý. Trái lại, đó là cách gọi giao tiếp thân mật trong
gia đình. Ngược lại, ở thành thị hay một số vùng thân cận thành phố thì cách xưng hô

này lại bị coi là khiếm nhã, chỉ được dùng khi cha mẹ ra bực bội với con cái. Điều
đáng lưu ý ở cặp từ xưng hô này chỉ có tính chất một chiều: Tao – mày.
Ví dụ: Mày học hành như thế này hả? Năm nào cũng thi lại mấy môn có uổng
công tao cho mày ăn học không chứ?
Theo thói quen có tính truyền thống của người Việt, mối quan hệ giao tiếp giữa
cha mẹ với con cái về bản chất không có gì thay đổi theo thời gian. Nhưng về cách
biểu hiện lại có những điểm đáng lưu ý. Đó là cách dùng các từ xưng gọi và cách dùng
một số kiểu câu mang tính đặc trưng của nghi thức giao tiếp.
Căn cứ theo độ tuổi trưởng thành của con cái mà cha mẹ có sự thay đổi về cách
xưng gọi:
+ Khi con còn nhỏ, bố mẹ xưng là bố, mẹ và gọi con mình theo đúng
vai: bố / mẹ - con.
+ Khi đến tuổi trưởng thành, bố mẹ thường gọi: thằng / cái – tên con và
xưng là bố mẹ: Bố / mẹ - thằng / cái – tên con.
+ Khi con đã có gia đình, bố mẹ xưng với con là: tôi ( bố mẹ ) và gọi con
mình là anh / chị: Tôi / bố mẹ - anh / chị.
Cách xưng hô của con cái với cha mẹ cũng thay đổi theo thời gian. Điều đặc
biệt từ xưng của người con không thay đổi mà chỉ có cách gọi cha mẹ thì có sự thay
đổi. Theo thời gian, người con vẫn phải xưng mình với từ con và gọi là cha mẹ ( khi
cha mẹ còn trẻ ), gọi là ông bà (khi cha mẹ đã có cháu ), gọi là cụ ( khi cha mẹ đã có
chắt ), gọi bằng kỵ ( khi cha mẹ đã có chút).
Trong trường hợp giao tiếp với người thứ ba mà người đó lớn tuổi hơn con
mình, khi cha mẹ nhắc đến con cái mình thì thường có các từ xưng gọi như: cháu nó,
cháu nhà tôi, cháu – tên, cháu – tên – nhà tôi, em nó, em – tên, ... Trong trường hợp
này, người con khi nhắc đến cha mẹ ta thường bắt gặp các cặp từ xưng gọi như: cha
mẹ - cháu / con, cha / mẹ - em / anh, …Nhìn chung lại các từ xưng gọi này gần như
các từ xưng gọi của ông bà khi giao tiếp với người thứ ba lớn tuổi hơn cháu mình.
25



×