Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

DƯỢC LÝ TIÊU HÓA – CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THỨC ĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.23 KB, 25 trang )

BỘ CÔNG THƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN
DƢỢC LÝ TIÊU HÓA – CƠ CHẾ TÁC
ĐỘNG CỦA THỨC ĂN
GVHD : Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Môn : Dinh dƣỡng học
Lớp : DHTP 10A
Nhóm : 3

NK : 2016-2017


LỜI CẢM ƠN
Thành công trong cuộc sống bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất. Thành
công luôn song song với nổ lực phấn đấu và không thể thiếu sự quan tâm giúp đỡ từ
những ngƣời xung quanh. Từ cuộc sống cho đến học tập chúng em nhận đƣợc rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ phía gia đình, bạn bè, đặc biệt là thầy cô trong trƣờng
Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chúng em xin cảm ơn Viện Sinh học – Thực phẩm và thầy cô bộ môn đã
giúp đỡ tận tình cho chúng em từng môn học. Với môn Dinh dƣỡng học em xin cảm
ơn cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã mang đến cho chúng em những buổi học ý nghĩa,
cô còn giúp đỡ chúng em rất nhiều trong việc tìm tài liệu khi chúng em không tìm ra,
giải thích đề tài khi chúng em chƣa hiểu rõ.
Nhờ lời giải thích của cô về đề tài, chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận về
“Dược lý tiêu hóa – Cơ chế tác động thức ăn”. Tuy còn nhiều thiếu sót trong quá trình
làm bài, nhƣng chúng em đã cố gắng hoàn thành bài đúng thời hạn. Bài tiểu luận của
chúng em còn nhiều thiếu sót mong cô góp ý và chỉnh sửa cho chúng em để bài tiểu
luận tốt hơn cũng nhƣ giúp chúng em có thêm kiến thức, kinh nghiệm cho các bài tiểu


luận sau.
Chúng em xin cảm ơn!!!


MỤC LỤC
Chƣơng 1: DƢỢC LÝ TIÊU HÓA ...................................................................................... 1
1. Khái niệm chung về tiêu hóa....................................................................................... 1
2. Khái niệm dƣợc lý tiêu hóa ......................................................................................... 1
2.1

Theo định nghĩa cổ điển .......................................................................................... 1

2.2 Theo định nghĩa hiện đại:............................................................................................ 1
3. Phân loại dƣợc lý tiêu hóa:.......................................................................................... 1
3.1

Thuốc trị loát dạ dày: .............................................................................................. 2

3.2

Thuốc nhuận tràng: ................................................................................................. 3

3.3

Thuốc trị tiêu chảy .................................................................................................. 4

3.4

Thuốc làm tan sỏi mật ............................................................................................. 4


3.5

Thuốc trị bệnh trĩ..................................................................................................... 5

3.5.1 Phương pháp điều trị bệnh trĩ nhờ đông y:.......................................................... 6
3.6

Thuốc chống nôn:.................................................................................................... 6

3.7

Thuốc gây nôn: ........................................................................................................ 7

3.8

Thuốc tẩy ruột: ........................................................................................................ 7

3.9

Thuốc trị lỵ amip: .................................................................................................... 7

CHƢƠNG 2: CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THỨC ĂN ..................................................... 10
1. Thức ăn ở khoang miệng ................................................................................................ 10
1.1.Cấu tạo khoang miệng ............................................................................................... 10
1.2.Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng. ........................................................... 10
1.2.1 Biến đổi vật lý: .................................................................................................... 10
1.2.2 Biến đổi hóa học. ................................................................................................ 11
2. Thức ăn trong dạ dày ...................................................................................................... 11
2.1. Cấu tạo dạ dày. ......................................................................................................... 11



2.2 Hoạt động cơ học của dạ dày. ................................................................................... 12
2.2.1.Mở, đóng tâm vị. ................................................................................................. 12
2.2.2.Chứa đựng thức ăn ............................................................................................. 12
2.2.3.Nhào trộn thức ăn ............................................................................................... 12
2.2.4.Đóng, mở môn vị. ................................................................................................ 13
2.3 Hoạt động bài tiết của dạ dày. ................................................................................... 13
2.3.1.Tính chất của dịch vị........................................................................................... 13
2.3.2.Tác dụng của dịch vị đối thức ăn. ...................................................................... 14
2.4. Kết quả hấp thu thức ăn ở dạ dày. ............................................................................ 14
3.Thức ăn tại ruột non. ........................................................................................................ 15
3.1.Cấu tạo ruột non ........................................................................................................ 15
3.2. Hoạt động cơ học...................................................................................................... 15
3.3.Hoạt động hóa học..................................................................................................... 16
3.3.1.Hệ dịch của ruột.................................................................................................. 16
3.4.Kết quả quá trình hấp thu ở ruột non ........................................................................ 16
4. Thức ăn ở ruột già. .......................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 19
DANH SÁCH NHÓM 3 ..................................................................................................... 20


1

MỞ ĐẦU
Qua thời gian qua, học môn dinh dƣỡng học chúng em đẫ biết thêm về nhiều điều
về chế độ dinh dƣỡng và sức khỏe thông qua các bài giảng của cô. Chúng em đã hoàn
thành đƣợc bài tiểu luận cô cho với đề tài "Dược lý tiêu hóa - Cơ chế tác động thức
ăn".
Muốn sống khỏe, sống tốt, trƣớc hết cần phải có kiến thức. Chúng em đã đƣợc
nhà trƣờng tạo điều kiện để tiếp xúc với kiến thức dinh dƣỡng thông qua môn dinh

dƣỡng học. Ngày nay, vấn đề về sức khỏe con ngƣời đƣợc nâng cao hơn, nhiều loại
thuốc có tác dụng tốt với cơ thể đƣợc tạo ra nhằm mục đích phục vụ sức khỏe con
ngƣời. Với đề tài tiểu luận nhóm chúng em đã tìm hiểu thêm đƣợc về tiêu hóa con
ngƣời và các thuốc tác động lên tiêu hóa.
Thông qua bài tiểu luận, chúng em muốn truyền tải thông tin về tiêu hóa và thuốc
tiêu hóa đến ngƣời đọc. Tuy thông tin trong bài không đƣợc nhiều, nhƣng chúng em đã
cố gắng để hoàn thành.


1

CHƢƠNG 1: DƢỢC LÝ TIÊU HÓA

1. Khái niệm chung về tiêu hóa
Tiêu hóa là sự phân hủy phân tử thức ăn không hòa tan ( lớn) thành
phân tử thức ăn tan trong nƣớc ( nhỏ) để có thể đƣợc hấp thu vào huyết tƣơng. Trong
cơ quan nhất định, các chất nhỏ đƣợc hấp thu qua ruột non vào hệ tuần hoàn. Tiêu hóa
là một hình thức trao đổi chất, thƣờng đƣợc chia thành hai quá trình dựa trên cách thức
chia nhỏ thức ăn: tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Giai đoạn tiêu hóa cơ học đề
cập đến sự phá vỡ vật lý phần lớn thức ăn thành miếng nhỏ mà sau đó có thể đƣợc
enzyme tiêu hóa phân giải. Trong quá trình tiêu hóa hóa học, enzym phá vỡ thức ăn
thành các phân tử nhỏ mà cơ thể có thể hấp thu.
2. Khái niệm dƣợc lý tiêu hóa
2.1 Theo định nghĩa cổ điển
Dƣợc lý tiêu hóa là quá trình nghiên cứu thuốc men; bao gồm các kiến thức về


Nguồn gốc




Thành phần hóa học, tính chất lý, hoá



Sự hấp thu, khuếch tán và phân bố vào các mô, chuyển hoá, thải trừ trong cơ
thể



Cơ chế tác dụng, tác dụng có ích, tác dụng có hại và các tƣơng tác



Áp dụng điều trị: chỉ định, cách dùng - liều lƣợng và chống chỉ định.
2.2 Theo định nghĩa hiện đại:
Dƣợc lý tiêu hóa là quá trình nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính:



Dƣợc lý cơ bản: nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể, gồm có dƣợc
động học (pharmacokinetics), dƣợc lực học (pharmacodynamics) và độc chất dƣợc
học(pharmacotoxicology).



Dƣợc lý áp dụng: nghiên cứu cách vận dụng dƣợc lý cơ bản trong điều trị, gồm
có dƣợc đồ (pharmacography) và dƣợc trị liệu (pharmacotherapeutics).

3. Phân loại dƣợc lý tiêu hóa:

Thuốc tác động trên bộ máy tiêu hoá


Thuốc trị loét dạ dày



Thuốc nhuận tràng


2


Thuốc trị tiêu chảy



Thuốc làm tan sỏi mật



Thuốc trị bệnh trĩ



Thuốc chống nôn



Thuốc gây nôn




Thuốc tẩy ruột



Thuốc trị lỵ amip

3.1 Thuốc trị loát dạ dày:
Các thuốc chống loét đƣợc dùng trong điều trị và dự phỏng bệnh loét đƣờng
tiêu hoá. Một số trong đó còn đƣợc dùng trong một số bệnh khác có liên quan đến tăng
acid dạ dày. Nhiều thuốc đƣợc dùng nhƣ mô tả dƣới đây, nhƣng nói chung chúng đƣợc
dùng hoặc do tác dụng chống tiết acid dạ dày, hoặc do tác dụng bảo vệ tế bào hay bảo
vệ niêm mạc. Các thuốc chống acid có vai trò bổ trợ trong điều trị triệu chứng loét
đƣờng tiêu hoá, trong khi liệu pháp kháng khuẩn nhằm vào Helicobacter pylori ngày
càng quan trọng.
Các chất chống tiết acid đƣợc chia thành:
Các chất đối kháng thụ thể - H2 histamin (đối kháng H2): loại này tác dụng thông
qua việc ức chế các thụ thể - H2 histamin ở các tế bào thành dạ dày, nhƣ vậy đối kháng
với tác dụng kích thích sự sản sinh acid dạ dày của histamin nội sinh. Các thuốc này có
thể kể nhƣ cimetidin, tamotidin, nizatidin, ranitidin.
Các chất ức chế bơm proton: tác dụng thông qua việc phong bế hệ enzym có vai
trò chuyển vận tích cực proton vào khoang dạ dày, cụ thể là hydro/kali adenosin
triphosphatase (H+/K+ ATPase) ở tế bào thành dạ dày, còn gọi là proton. Có thể kể
nhƣ lansoprazol, omeprazol, pantoprazol.
Các chất kháng muscarin chọn lọc: loại này phong bế những kích thích cholinergic
gây sản sinh acid trong dạ dày, và ít có tác dụng phụ hơn các thuốc kháng muscarin
kinh điển. Thí dụ nhƣ pirenzepin.
Các chất giống prostaglandìn: có tác dụng ức chế sự tiết acid ở dạ dày bằng cách

tác dụng trực tiếp trên các tế bào thành dạ dày, đồng thời cũng ức chế sự giải phóng
gasirìn và có tính chất bảo vệ tế bào. Thí dụ nhƣ misoprostol.
Các thuốc bảo vệ tế bào (bảo vệ niêm mạc) cũng có vị trí trong điều trị bệnh
loét dạ dày. Chúng đƣợc chia thành:
Các phức chất hay chelat: có tác dụng bao che niêm mạc dạ dày, ƣu tiên ở những
chỗ loét bằng cách tạo ra những phức chất với protein. Các chất sucraltat và trikali
dicìtratobismuthat thuộc loại này, và có tác dụng diệt Helicobacter pylori.


3

Các thuốc khác trong đó có cam thảo và dẫn chất nhƣ carbenoxolon, có tác dụng
thông qua việc kích thích tổng hợp chất niêm dịch bảo vệ.
Các thuốc kháng acid, nhất là các thuốc có chứa nhôm hay bismuth cũng có tác
dụng bảo vệ tế bào, có thể là do kích thích sản sinh chất prostaglandin có tác dụng báo
vệ. Chính bản thân các prostaglandin cũng có tác dụng bảo vệ tế bào, ngoài tác dụng
chống tiết acid.
3.2

Thuốc nhuận tràng:

Các thuốc nhuận tràng đẩy mạnh sự đào thải phân và dùng để trị chứng táo bón,
để tháo hết phân khỏi ruột trƣớc khi làm một số xét nghiệm nhƣ nội soi hay X quang,
hay trƣớc khi phẫu thuật.
Các thuốc nhuận tràng thƣờng đƣợc bệnh nhân tự điều trị va hay bị lạm dụng.
Sự lạm dụng thuốc nhuận tràng là một hiện tƣợng có thể dẫn tới nhiễm độc.
Có thể phân loại thuốc nhuận tràng theo cơ chế tác dụng của chúng. Có thể có
sự chồng, chéo giữa loại này với loại kia và trong một số trƣờng hợp cơ chế tác dụng
chính xác còn chƣa rõ. Một số thuốc nhuận tràng cổ điển đã thôi không đƣợc dùng do
tác dụng quá mạnh hoặc do những tác dụng phụ của chúng.

Các thuốc nhuận tràng tạo khối phân lớn: gây ra sự ứ nƣớc và làm tăng khối
lƣợng phân, do đó làm tăng nhu động ruột. Do có bản chất ƣa nƣớc, loại thuốc nhuận
tràng này cũng có tác dụng trong ỉa chảy cấp tính và có tác dụng điều hòa độ chắc của
phân ở các bệnh nhân mổ thông ruột kết. Thí dụ: cám.
Các thuốc nhuận tràng kích thích (nhuận tràng tiếp xúc); tác dụng kích thích
trực tiếp các đầu dây thần kinh ở niêm mạc ruột kết, làm tăng khả năng di động phân ở
ruột. Loại thuốc nhuận tràng này hay bị lạm dụng nhất nhƣ: phenol phtalein, natri
picosultat...
Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu: tác dụng bằng cách làm tăng áp suất thẩm
thấu ở ruột, do đó kéo nƣớc vào ruột. Thi dụ các muối magie carbonat, magíe citrat,
magiê hydroxìt, natri sulfat. Lactulose cũng coi nhƣ thuộc loại này, vì các sẩn phẩm
phân huỷ của nó có cơ chế nhƣ trên. Glycerol hay sorbitol cũng thuộc loại này.
Các thuốc làm mềm phân: tác dụng bằng cách làm giảm sức căng mặt ngoài,
tạo điều kiện cho nƣớc thấm vào phân. Thí dụ: docusat.
Các thuốc làm tăng nhu động ruột: cơ trơn của dạ dày - ruột có nhu động và nhu
động này đƣợc điều khiển bởi hệ thần kinh tự động, bởi các phản xạ tại chỗ và bởi các
nội tiết ở dạ dày - ruột. Các nhu động này đẩy chất chứa từ dạ dày tới hậu môn. Các
thuốc làm tăng nhu dộng ruột tác dụng trên một số điểm và làm tăng nhu động đó. Thí
dụ: metoclopramid, cisaprid, domperidon. Một số chất khác nhƣ các chất giống phó
giao cảm nhƣ bethanechol, neostigmio hay kháng sinh erythromycin.


4

3.3 Thuốc trị tiêu chảy
Thuốc chống tiêu chảy đƣợc dùng bổ sung để chữa triệu chứng tiêu chảy, quan
trọng và đầu tiên trong điều trị tiêu chảy cấp tính là chống mất nƣớc và chất điện giải
bằng liệu pháp tiếp nƣóc. Đặc biệt với trẻ nhỏ, và ở lứa tuổi này, không khuyến nghị
dùng thuốc chống tiêu chảy.
3.4


Thuốc làm tan sỏi mật

Gồm các thuốc: giảm đau, làm tan sỏi, điều trị biến chứng
Thuốc giảm đau: Nguyên nhân gây đau là do sỏi gây co thắt đƣờng dẫn mật, túi
mật. Điều trị giảm đau bằng các thuốc chống co thắt cơ trơn với cơ chế có vài điểm
khác nhau:
- Các thuốc giảm đau có tác dụng hƣớng cơ: có tác dụng huỷ các co thắt sinh ra do
chất trung gian hoá học acetylcholin (kháng cholinergic), nên có tác dụng giảm đau
nhƣ alverin, atropin. - Papaverin chống co thắt cơ trơn theo hai cơ chế: ức chế
phosphoryl hoá (do ôxy hoá) và cản trở co cơ do calci (chẹn calci), tác dụng trực tiếp
lên cơ, không lệ thuộc vào hệ thần kinh ở cơ. Mặc dù là alcaloid của thuốc phiện,
nhƣng papaverin ít có tác dụng trên hệ thần kinh trung ƣơng (trừ khi dùng liều quá
cao).
- Visceralgin (tiemonium) chống co thắt cơ trơn. Ngƣời bệnh có thể tự dùng thuốc
này để giảm đau bƣớc đầu (tránh choáng). Nhƣng không vì đỡ đau mà nấn ná không
đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Nếu đến muộn dễ bị các biến chứng gây khó khăn
thêm cho việc điều trị sau này. Không dùng các loại thuốc giảm đau họ thuốc phiện
(làm hết đau song làm mất hết các triệu chứng đặc trƣng gây khó khăn cho chẩn đoán).
Thuốc làm tan sỏi:
- Acid ursodesoxycholic (ursodiol): Là thành phần của sinh lý mật, có tác
dụng hoà tan sỏi cholesterol do giảm luồng mật của cholesterol, từ đó làm thay đổi tỷ
số phospholipid và acid mật trên cholesterol. Thuốc chỉ dùng khi sỏi mật ít, không có
triệu chứng, không bị calci hoá, sỏi có đƣờng kính nhỏ hơn 20mm cho những ngƣời từ
chối hay có chống chỉ định cắt bỏ túi mật hoặc có khuynh hƣớng gia tăng nguy cơ
trong lúc phẫu thuật. Còn dùng trong dự phòng sỏi mật ở ngƣời béo phì đang dùng
cách giảm cân nhanh, trong bệnh gan ứ mật mạn (đặc biệt là xơ nang mật sơ phát,
viêm đƣờng mật xơ cứng). Không dùng trong trƣờng hợp sỏi mật bị calci hoá, cản tia
Xquang, trƣờng hợp bắt buộc phải cắt bỏ túi mật, trƣờng hợp có thai, cho con bú. Thận
trọng với ngƣời có các chứng gan, đƣờng ruột. Lúc mới bắt đầu và sau đó định kỳ mỗi

6 tháng cần kiểm tra các enzym gan (transaminase, phosphatase kiềm). Nếu các enzym
gan tăng cao dai dẳng thì phải tạm ngƣng thuốc. Trong quá trình dùng cần kiểm tra
tiến triển sỏi mật (chụp túi mật sau 6 tháng điều trị). Làm âm vang đồ (sonogram) vào
tháng thứ 6 và 12. Sau khi sỏi tan hoàn toàn cần làm lại xét nghiệm âm vang đồ 2 lần
nữa vào tháng thứ 1 và thứ 3 rồi mới ngƣng thuốc. Sỏi mật có thể tái phát. Thuốc có
thể gây tiêu chảy, giảm bạch cầu, phát ban, vài triệu chứng đƣờng ruột, tăng creatinin,


5

tăng glucose máu. Không dùng chung với estrogen, thuốc ngừa thai, các thuốc làm hạ
lipid khác (chlofibrat, cholestyramin) vì chúng làm giảm hiệu lực của thuốc (do tăng
tiết cholesterol vào gan).
Ngoài ursodiol còn có nhiều tên khác (actigall, arsacol, delursan, destolit, uso,
ursolvan) có nhiều hàm lƣợng 100-150-200-250mg. Cần chú ý khi dùng để tránh
nhầm hàm lƣợng.
- Acid chenodesoxychlolic làm cho sỏi cholesterol tan từ từ. Chỉ định và chống chỉ
đinh tƣơng tự nhƣ acid ursodesoxycholic
Thuốc chữa biến chứng: Sỏi mật thƣờng có một số biến chứng: viêm nhiễm khuẩn
đƣờng mật, túi mật cấp, hoại tử túi mật, thấm mật vào phủ tạng, rất nguy hiểm, để lại
hậu quả nặng nề phải can thiệp bằng ngoại khoa. Rò đƣờng mật (sỏi làm thủng đƣờng
dẫn mật làm cho mật chảy vào các tạng bên trong ổ bụng. Ứ nƣớc túi mật (do sỏi mật
làm tắc ống túi mật mạn tính). Xơ gan do ứ mật: (do ứ mật lâu ngày kèm viêm nhiễm
làm tổn thƣơng nhu mô gan.) Thuốc điều trị các biến chứng bao gồm:
- Kháng khuẩn thƣờng dùng là aminogycosid và quinolon.
- Lợi mật thƣờng dùng là hoá dƣợc hay là các thảo dƣợc (actichaut).
Sỏi đƣờng mật thƣờng gây nên những biến chứng rất nguy hiểm ảnh hƣởng nặng
nề đến sức khỏe, ngƣời bệnh cần khám tại nơi có đủ điều kiện để xác định có bị sỏi
mật hay không, thuộc loại nào, ở mức độ nào thầy thuốc mới cho dùng thuốc hay can
thiệp ngoại khoa. Tránh chậm trễ, dùng thuốc tuỳ tiện.

3.5

Thuốc trị bệnh trĩ
3.5.1 Phương pháp chữa trị bệnh trĩ nhờ tây y

Không thể phủ nhận sự ra đời những phƣơng pháp tây y giúp chữa trị bệnh trĩ cho
các bệnh nhân mắc trĩ có thêm nhiều lựa chọn hơn, đồng thời cũng giúp cho việc điều
trị bệnh trĩ trở nên nhanh chóng hơn.
Nhƣng phƣơng pháp tây y trong điều trị bệnh trĩ phải kể đến 3 thủ thuật là gây xơ
búi trĩ, thắt trĩ bằng vòng cao su và quang đông bằng tia hồng ngoại. Đây là 3 thủ thuật
đã đƣợc nghiên cứu và chứng nhận là có hiệu quả trong điều trị bệnh lý trĩ. Bên cạnh
đó là những phƣơng pháp phẫu thuật hiện đại đã ra đời để đáp ứng nhu cầu điều trị căn
bệnh ở hệ thống ống tiêu hóa này nhƣ cắt trĩ, khoanh vòng, phƣơng pháp Longo…
Mỗi phƣơng pháp hiện đại đều bộc lộ những ƣu điểm và nhƣợc điểm khác nhau
khi điều trị bệnh trĩ. Có phƣơng pháp không gây đau đớn, chi phí rẻ thì lại tiêu tốn rất
nhiều thời gian của ngƣời bệnh để phục hồi nhƣ thắt búi trĩ bằng vòng cao su. Hoặc
hiện đại nhƣ phƣơng pháp quan đông bằng tia hồng ngoại và phƣơng pháp Longo mặc
dù ƣu điểm là ngƣời bệnh không đau đớn, phụ hồi nhanh, nhƣng chi phí để điều trị rất
cao, máy móc nhập ngoại về và chỉ sử dụng đƣợc một lần, đồng thời ngƣời bệnh phải
điều trị nhiều lần mới cho kết quả tốt nhất.


6

Còn theo các chuyên gia, phƣơng pháp tây y chính là động tới dao kéo, phải cắt
mổ xẻ, đây là điều kiện thuận lợi dễ nhiễm trùng. Hơn nữa những ngƣời phẫu thuật cắt
trĩ rồi vẫn có thể bị tái lại nếu sau đó không có ý thức giữ gìn vệ sinh và thực hiện chế
độ ăn uống khoa học.
3.5.1 Phương pháp điều trị bệnh trĩ nhờ đông y:
Bên cạnh phƣơng pháp tây y hiện đại, còn có những phƣơng pháp đông y giúp

điều trị bênh trĩ rất an toàn và hiệu quả. Chẳng hạn nhƣ cùng mục đích làm cho phân
mềm ra để cải thiện tình trạng táo bón gây bệnh trĩ thêm trầm trọng, các bác sĩ vẫn
khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng đông y bởi vừa an toàn vừa hiệu quả lâu
dài.Thảo dƣợc thiên nhiên tốt cho ngƣời mắc bệnh trĩ
Phƣơng pháp đông y còn đƣợc gọi là phƣơng pháp bảo tồn, tức là không xâm
phạm, không can thiệp dao kéo vào vùng bị trĩ mà chỉ bằng các vị thảo dƣợc để giúp
cho búi trĩ co lên, thành mạch bền vững và bệnh trĩ sẽ tự rút lui.
Các vị thảo dƣợc trong đông y đƣợc coi là khắc tinh của bệnh lý trĩ phải kể tới
Diếp Cá, Đƣơng Quy có tác dụng chống táo bón, hoạt huyết tránh đƣợc ứ huyết trong
bệnh trĩ. Bên cạnh đó cần kể đến tinh chất nghệ Curcumin đƣợc xem nhƣ kháng sinh
thực vật giúp chống viêm, giảm sƣng tấy phù nề vùng trĩ và giúp mau lành tổn thƣơng
sau phẫu thuật. Các thảo dƣợc này kết hợp cùng với Rutin chiết xuất từ hoa hòe sẽ là
bài thuốc giúp thành mạch bền vững, tăng sự đàn hồi và cầm máu rất hiệu quả.
Trĩ là bệnh diễn ra âm thầm, để phục hồi lại thể trạng ban đầu thì việc chữa trị
trĩ hay điều trị bệnh trĩ cũng đòi hỏi cần nhiều thời gian nhƣ thế. Trong khi đó tây y,
việc sử dụng các loại thuốc làm mềm phân, các loại kháng sinh chỉ có thể dùng trong
một thời gian nhất định và để lại tác dụng phụ, nhƣng với những vị thảo dƣợc theo
phƣơng pháp đông y, ngƣời bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không để lại tác dụng phụ.
Tuy nhiên, bất cứ bệnh nào cũng có thể giải quyết tốt rắc rối liên quan đến trĩ, nếu
chẩn đoán đúng, sớm, điều trị trĩ kịp thời. Để giải quyết bệnh trĩ bằng đông y mà
không cần phẫu thuật, ngƣời bệnh cần lƣu ý phải đến gặp bác sĩ để xác định đƣợc cấp
độ và loại trĩ mình mắc phải.
Việc sử dụng các vị thảo dƣợc này vẫn đƣợc khuyên dùng đối với trƣờng hợp đã
phẫu thuật nhằm giúp phục hồi nhanh và tránh tái phát.
3.6 Thuốc chống nôn:
Thuốc chống nôn là nhóm thuốc dùng để điểu trị hay dự phòng buồn nôn và nôn,
kể cả khi các hiện tƣợng này là do liệu pháp chống ung thƣ, gây mê, say tầu xe.
Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc một phần vào nguyên nhân buồn nôn và nôn. Thí
dụ nhƣ hyoscine và các kháng histamin dùng trong say tàu xe, trong khi các chất đối
kháng dopamin và các chất đối kháng 5-HT3 lại không có tác dụng trong trƣờng hợp

này. Ngƣợc lại, buồn nôn và nôn do hoá liệu pháp chống ung thƣ nhiều khi rất khó


7

kiểm soát. Đã có dùng metocloprannid với liều cao, dexamethason và mới hơn là các
chất đối kháng 5-HT3.
3.7 Thuốc gây nôn:
Dùng để điều trị các trƣờng hợp ngộ độc, hoặc uống thuốc quá liều.
Cơ chế tác dụng của chất gây nôn là kích thích lên phần não điều khiển hoạt động
nôn, hay kích thích trực tiếp lên vách trong của dạ dày. Chất gây nôn đƣợc sử dụng
rộng rãi là Ipecac. Đối với ngƣời có tình trạng lơ mơ thì không đƣợc dùng chất gây
nôn vì họ có thể hít chất này.
3.8 Thuốc tẩy ruột:
Có hai biện pháp làm sạch ruột:
 Phƣơng pháp thứ nhất là sử dụng các loại thuốc nhuận tràng dạng bột hay
viên, các dung dịch thụt tháo hay uống các loại trà thảo dƣợc có tác dụng làm sạch
đƣờng ruột.
 Phƣơng pháp thứ hai là thụt rửa ruột hay rửa đại tràng. Ngƣời ta thực hiện
phƣơng pháp này bằng cách bơm một lƣợng nƣớc và dung dịch vào đại tràng thông
qua một chiếc ống nối với thực tràng. Tuy nhiên phƣơng pháp này khá đắt đỏ, từ 80100 đô một lần.
Nhƣng thật sự quy trình rửa ruột này nhƣ thế nào? Liệu nó có tống hết độc tố ra
ngoài, thanh lọc cơ thể nhƣ ngƣời ta vẫn nói hay không? Đây là câu hỏi khiến nhiều
ngƣời băn khoăn.
3.9 Thuốc trị lỵ amip:
Thuốc diệt amíp trong lòng ruột (diệt amíp do tiếp xúc)
Thuốc tập trung ở trong lòng ruột và có tác dụng với thể minuta (sống hoại sinh
trong lòng ruột) và bào nang (thể kén).



Diloxanid (Furamid)

Diloxanid Furoat là dẫn xuất dicloro acetamid có tác dụn g chủ yếu với amíp trong
lòng ruột.
Tác dụng
Thuốc có tác dụng diệt trực tiếp amíp trong lòng ruột nên đƣợc dùng để điều trị
các bệnh amíp ở ruột.
Diloxanid có hiệu lực cao đối với bào nang amíp. Không có tác dụng đối với amíp
ở trong các tổ chức.
Cơ chế tác dụng của thuốc chƣa đƣợc sáng tỏ. Diloxanid có cấu trúc gần giống
cloramphenicol (đều là dẫn xuất dicloro acetamid) nên thuốc có thể ức chế sự tổng hợp
protein của vi sinh vật.


8

Dược động học
Những nghiên cứu trên động vật cho thấy diloxanid hấp thu rất chậm nên nồng độ
thuốc ở trong ruột khá cao. Tại ruột thuốc (Diloxanid furoat) bị thuỷ phân thành
diloxanid và acid furoic. Lƣợng thuốc đã hấp thu đƣợc thải trừ trên 50% qua thận dƣới
dạng glucuronid trong 6 giờ đầu tiên. Dƣới 10% liều dùng thải trừ qua phân.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc dung nạp tốt ngay cả khi dùng liều cao. Diloxanid ít gây các phản ứng có
hại nghiêm trọng.
Hay gặp các rối loạn trên đƣờng tiêu hóa: chƣớng bụng (87%), chán ăn (3%), nôn
(6%), tiêu chảy (2%), co cứng bụng (2%).
Ít gặp các triệu chứng trên hệ thần kinh trung ƣơng: nhức đầu, ngủ lịm, chóng mặt,
hoa mắt, nhìn đôi, dị cảm...
Áp dụng điều trị
Chỉ định:

Diloxanid đƣợc lựa chọn để điều trị amíp thể bào nang (không có triệu chứng lâm
sàng ở những vùng không có dịch bệnh lƣu hành).
Thuốc còn đƣợc phối hợp với metronidazol để diệt amíp thể hoạt động ở trong
lòng ruột. Chống chỉ định
Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai (3 tháng đầu) và trẻ em dƣới 2 tuổi.
Liều lƣợng:
Diloxanid chỉ dùng theo đƣờng uống
- Điều trị cho nguời bệnh mang kén amíp không triệu chứng:
 Ngƣời lớn: mỗi lần uống 500 mg, ngày uống 3 lần trong 10 ngày. Nếu cần, điều
trị có thể kéo dài đến 20 ngày.
 Trẻ em: 20 mg/ kg/ ngày, chia làm 3 lần, uống liền 10 ngày.
- Điều trị lỵ amip cấp: cần điều trị bằng metronidaz ol trƣớc, sau đó tiếp theo bằng
diloxanid furoat liều nhƣ trên.


Iodoquinol (Yodoxin, Moebequin)

Tác dụng
Iodoquinol (diiodohydroxyquin) là một dẫn xuất halogen của hydroxyquinolein có
tác dụng diệt amíp ở trong lòng ruột nhƣng không ảnh hƣởng đến amíp ở th ành ruột
và trong các tổ chức.
Cơ chế tác dụng của thuốc chƣa đƣợc rõ ràng.


9

Dược động học
Thuốc hấp thu rất kém qua đƣờng tiêu hóa (90% thuốc không đƣợc hấp thu). Phần
thuốc vào đƣợc vòng tuần hoàn có thời gian bán thải khoảng 11 - 14 giờ và thải trừ
qua nƣớc tiểu dƣới dạng glucuronid.

Tác dụng không mong muốn
Khi dùng liều cao và kéo dài, iodoquinol có thể gây những phản ứng có hại trên hệ
thần kinh trung ƣơng. Thuốc dễ gây phản ứng có hại ở trẻ em hơn ở ngƣời lớn.
Với liều điều trị, iodoquinol có thể gây m ột số tác dụng không mong muốn nhẹ và
thoáng qua nhƣ: buồn nôn, nôn, tiêu chảy (thƣờng hết sau vài ngày), chán ăn, viêm dạ
dày, khó chịu vùng bụng, đau đầu, ban đỏ, ngứa...
Áp dụng điều trị
Chỉ định:
Phối hợp để điều trị các trƣờng hợp nhiễm amíp ở ruột (t hể nhẹ và trung bình)
Chống chỉ đinh
Không nên dùng thuốc cho những ngƣời có bệnh tuyến giáp, dị ứng với iod, phụ
nữ có thai, trẻ em dƣới 2 tuổi.
Liều lƣợng:
Uống 650 mg/ lần, ngày 3 lần, trong 10- 20 ngày. Nên uống thuốc sau bữa ăn.


10

CHƢƠNG 2: CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THỨC ĂN

1. Thức ăn ở khoang miệng
1.1.Cấu tạo khoang miệng

Hình 1.1: Các bộ phận trong khoang miệng
Các cơ quan trong khoang miệng gồm răng lƣỡi và các tuyến nƣớc bọt.
1.2.Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng.
Khi thức ăn đƣa vào miệng sẽ diễn ra các biến đổi về vật lý và hóa học
1.2.1 Biến đổi vật lý:
*Các hoạt động
-Tiết nƣớc bọt

-Nhai
-Đảo trộn thức ăn
-Tạo viên thức ăn
*Bộ phận tham gia hoạt động: tuyến nƣớc bọt, răng, lƣỡi, các cơ môi và má


11

Tác dụng: Thức ăn sẽ bị răng cắt xé, nghiền nhỏ, làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp
thức ăn thấm nƣớc bọt, sau đó nhờ tác dụng của lƣỡi thức ăn đƣợc tạo viên vừa và đẩy
xuống thực quản.
1.2.2 Biến đổi hóa học.
Hoạt động của enzyme amilaza trong nƣớc bọt
Tác dụng: Trong nƣớc bọt có men amilaza hoạt động trong môi trƣờng kiềm,
nhiệt độ 370C, dƣới tác dụng của men amilaza sẽ biến đổi một phần tinh bột (chín)
trong thức ăn thành đƣờng Mantose. Nƣớc bọt đƣợc bài tiết theo cơ chế phản xạ.
2. Thức ăn trong dạ dày
Thức ăn trong dạ dày xảy ra các biến đổi về cơ học và hóa học là chủ yếu:
-Biến đổi cơ học: Sự co bóp và tiết dịch vị của dạ dày
-Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzyme pepsin
2.1. Cấu tạo dạ dày.
Sau khi thức ăn đƣợc đẩy từ khoang miệng xuống sẽ đƣợc lƣu trữ ở dạ dày.
Dạ dày là cơ quan dung nạp và chứa thức ăn.
Hình dáng dạ dày giống nhƣ cái túi hình chữ J có thể thay đổi tùy theo tƣ thế
của cơ thể và tình trạng của dạ dày.

Hình 2.1.Cấu tạo dạ dày.
Dạ dày là một tạng trong phúc mạng, phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị,
phía dƣới nối với tá tràng qua lỗ môn vị.
-Tâm vị: Lỗ tâm vị chỉ có một lớp niêm mạc ngăn cách với thực phẩm



12

-Đáy vị: Bình thƣờng chứa không khí
-Thân vị: Phần thân vị chứa các tuyến tiết HCl và Pepsinogene
-Môn vị: Lỗ môn vị có một cơ thắt gọi là cơ thắt môn vị
*Cấu tạo dạ dày
Cấu tạo dạ dày gồm 5 lớp từ ngoài vào trong
-Thanh mạc
-Tấm dƣới thanh mạc
-Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
-Tấm dƣới niêm mạc
-Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày
*Chức năng
Dạ dày có 2 chức năng chính là:
-Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị
-Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị
2.2 Hoạt động cơ học của dạ dày.
2.2.1.Mở, đóng tâm vị.
Khi thức ăn xuống đến dạ dày, làm cho môi trƣờng trong dạ dày giảm acid, tạo
nên kích thích ngay dƣới cơ thắt tâm vị làm cho cơ thắt co lại
Nhờ cơ chế này mà tâm vị mở ra rồi đống lại, thức ăn xuống dạ dày sẽ
không bị cản trở và ngăn không cho thức ăn trào ngƣợc lên thực quản
2.2.2.Chứa đựng thức ăn
Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa và cơ của nó rất đàn hồi nên có khả
năng chứa đựng rất lớn, dung tích từ 4-4,5l nƣớc, dung lƣợng bình quân của dạ dày
ngƣời trƣởng thành khoảng 1.5lít.
Thức ăn càng vào, cơ dạ dày càng giãn ra và khi cơ đã giãn ra hết mức thì áp suất
trong dạ dày đột ngột tăng lên, lúc đó sẽ gây ra cảm giác no.

Thời gian lƣu trữ sẽ tùy thuộc vào bản chất của thức ăn.
Ví dụ: Glucose đƣợc lƣu lại 3-4h, Protit 5-6h, Lipit 6-8h…
2.2.3.Nhào trộn thức ăn
Khi dạ dày rỗng thỉnh thoảng có những co bóp yếu và thƣa, tuy nhiên co bóp này
càng ngày càng mạnh và sát lại gần nhau hơn, gọi là ‘co bóp đói’ hay cử động đói.


13

Hoạt động này có tác dụng thúc đẩy con ngƣời cũng nhƣ động vật đi tìm kiếm
thức ăn.
Những chu kỳ co bóp nhẹ và thƣa làm cho dịch vị ngấm vào khối thức ăn, cứ nhƣ
vậy thức ăn đƣợc nhào trộn kỹ với dịch vị tạo thành khối nhuyễn gọi là vị trấp với độ
acid cao.
2.2.4.Đóng, mở môn vị.
Lớp cơ vòng của môn vị có đặc điểm là khỏe và dày gấp đôi so với lớp cơ ở vùng
hang vị, khi không có thức ăn trong dạ dày cơ này hé mở để nƣớc và các dịch xuống tá
tràng.
Khi thức ăn vào trong dạ dày, cơ này đóng lại, sau đó áp suất trong dạ dày tăng
dần kích thích làm mở cơ thắt môn vị, vị trấp đƣợc đƣa xuống tá tràng từng đợt theo
nhịp co bóp của hang vị.
Ở tá tràng vị trấp có độ acid cao gây ức chế nhu động dạ dày ở vùng hang vị làm
cho cơ thắt môn vị co lại. Cứ nhƣ vậy vị trấp qua môn vị từng đợt để thức ăn tiêu hóa
một cách triệt để.
Đến khi vị trấp ở ruột bị trung hòa bởi dịch tụy và dịch vị, thức ăn sẽ còn lại
sẽ đọng ở dạ dày.
2.3 Hoạt động bài tiết của dạ dày.
Dịch bài tiết ở dạ dày đƣợc gọi là dịch vị, là sản phẩm bài tiết của các tuyến trong
dạ dày. Tuyến ở vùng tâm vị và môn vị có các tế bào phụ bài tiết ra chất nhầy.
Dịch vị bao gồm hỗn hợp các thành phần chủ yếu là Acid Clohidrit (HCl) và

Enzyme Pepsin
2.3.1.Tính chất của dịch vị
Dịch vị là chất lỏng không màu, hơi quánh, pH=1, mỗi ngày dạ dày bài tiết
3000ml dịch vị.
Tỷ lệ phân chia các tế bào không đều nhau, nên dạ dày sẽ tiết loại dịch vị cũng
khác nhau ở mỗi vùng.
Acid dịch vị có tác dụng rất mạnh, để đảm bảo dạ dày không bị acid ăn mòn sẽ tồn
tại các chất nhầy làm nhiệm vụ trung hòa acid, chất nhầy từ các tế bào phụ tiết ra tạo
nên một màng dai bao phủ lớp niêm mạc


14
2.3.2.Tác dụng của dịch vị đối thức ăn.

2.3.2.1.Enzyme


Enzyme peptin

Enzyme hoạt động trong môi trƣờng pH = 1,6 – 3,2 có tác dụng phân giải protid
của thức ăn thành chuỗi polypeptit ( 10-12 acid amin)
Enzyme này chỉ phân giải đƣợc 10-20% protid của thức ăn


Enzyme lipase

Hoạt động rất yếu chỉ hoạt động trong môi trƣờng pH = 6, có tác dụng phân giải
một phần rất nhỏ lipid của thức ăn thành acid béo, monoglycerid



Enzyme tiêu hóa glucid

Dịch vị không có enzyme tiêu hóa glucid, chỉ có một lƣợng nhỏ enzyme amylase
từ miệng xuống để phân giải tinh bột thành maltose
2.3.2.2. Acid Clohidrit
Đây là chất vô cơ quan trọng nhất của dạ dày.
Tác dụng của HCl:
-Tạo pH cần thiết để hoạt hóa pepsinogen thành pepsin
-Tạo môi trƣờng pH thuận lợi cho các loại enzyme hoạt động
-Tham gia vào cơ chế đống mở môn vị
-Sát khuẩn, chống vi khuẩn lên men ở dạ dày
-Làm trƣơng protein, phá vỡ các mô liên kết trong các thớ thịt, tạo điều kiện cho
pepsin và các enzyme khác ngấm sâu để phân giải chúng.
2.4. Kết quả hấp thu thức ăn ở dạ dày.
Khả năng hấp thu của dạ dày rất yếu vì dạ dày không có nhung mao và khe hở
giữa các tế bào biểu mô hẹp. Chỉ một lƣợng rất nhỏ những chất có độ hoà tan cao
trong lipid nhƣ rƣợu hoặc một số thuốc nhƣ aspirin là có thể hấp thu ở dạ dày.
Nhờ hoạt động cơ học thức ăn đƣợc nghiền nát và nhào trộn với dịch vị tạo thành
khối nhuyễn gọi là vị trấp có độ acid cao.
Hoạt động bài tiết: dạ dày đã phân giải đƣợc một phần protid của thức ăn thành
proteose và pepton, một phần nhỏ tinh bột chín đƣợc phân giải thành đƣờng maltose
(tác dụng amylase của nƣớc bọt), lipid hầu nhƣ chƣa đƣợc phân giải.
Hoạt động hấp thu ở dạ dày rất kém chỉ hấp thu chất có độ hoà tan cao trong lipid
và một số thuốc.


15

3.Thức ăn tại ruột non.
3.1.Cấu tạo ruột non


Hình 3.1. Cấu tạo ruột non
Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa:
-Dài trung bình 5m (3-7m), dài gấp 3 lần ruột già, đƣờng kính 2,5-3cm.
-Tổng diện tích hấp thu khoảng 250m2
-Có nhiều dịch tiêu hóa đổ vào
-Hệ thống men rất phong phú có khả năng phân giải tất cả thức ăn thành dạng có
thể hấp thu đƣợc
Ruột non là nơi hoàn tất quá trình tiêu hóa thức ăn và nơi quan trọng có nhiệm vụ
hấp thu chọn lọc các sản phẩm tiêu hóa vào máu và bạch huyết. Ruột non gồm 3 đoạn
tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.
Niêm mạc ruột non tham gia vào hoạt động hấp thu: biểu mô phủ của ruột non có
những nếp gấp gọi là nhung mao. Các tế bào bào biểu mô hình trụ có bờ bàn chải là
những vi nhung mao hƣớng vào lòng ruột và bờ đáy tiếp xúc với mạch máu.
Tại đây xảy ra sự biến đổi thức ăn đầy đủ nhất, triệt để nhất. Trong đó có sự biến
đổi về hoá học là chủ yếu.
3.2. Hoạt động cơ học.
Có 4 nhóm hoạt động chín
-Hoạt động co thắt
-Cử động quả lắc
-Nhu động


16

-Phản nhu động ruột
Nhờ có co bóp của cơ ở thành ruột, thức ăn tiếp tục đƣợc nhào trộn, ngấm dần các
dịch tiêu hoá: dịch tụy, dịch ruột, mật. Đồng thời nhờ sự co bóp của cơ thành ruột thức
ăn đƣợc đẩy dần xuống dƣới.
3.3.Hoạt động hóa học

3.3.1.Hệ dịch của ruột
Ở ruột non có 3 loại dịch tham gia tiêu hóa thức ăn:
*Dịch tụy:
-Trong suốt, không màu, tính kiềm (pH=7,8-8,5).Đƣợc bài tiết ra từ 1-1,5l / 24h,
đƣợc hình thành và bài tiết từ mô tụy ngoại tiết (mô acini) chảy qua ống Wirsung, ống
này nối với ống mật chủ và đổ vào tá tràng qua cơ vòng Oddi.
-Nhóm men tiêu hóa protid: trypsin, chymotrypsin,cacboxypeptidase.
-Nhóm men tiêu hóa lipid: lipase, phospholipase….
-Nhóm men tiêu hóa glucid: amylase, maltase
*Dịch mật:
-Đƣợc hình thành ở gan và dự trữ trong túi mật, khi bài xuất sẽ theo ống mật chủ
đổ vào tá tràng qua cơ vòng Oddi.
-Giúp nhũ tƣơng hóa triglycerid.
-Hấp thu acid béo, monoglycerid, vitamin A,D,E,K.
-Ngoài ra muối mật trong dịch mật còn giúp cho cholesterol tan dễ trong dịch mật
để chống hình thành sỏi mật.
*Dịch ruột:
-Đƣợc hình thành và bài tiết (khoảng 2-3l/24h) từ các tế bào nhầy của ruột, bị ức
chế bởi thần kinh giao cảm.
-Nhóm men tiêu hóa protid: aminopeptidase, dipeptidase, tripeptidase,
enteropeptidase
-Nhóm men tiêu hóa glucid: amylase dịch ruột, maltase, sucrase, lactase.
-Nhóm men tiêu hóa lipit: lipase
Thức ăn đƣợc lƣu giữ ở ruột non 3 – 5 giờ.
3.4.Kết quả quá trình hấp thu ở ruột non
Hấp thu ở ruột non là quan trọng nhất.
-Protid: hấp thu dƣới dạng acid amin


17


-Glucid: hấp thu mạnh ở hỗng tràng dƣới dạng monosacharides
-Lipid: hấp thu dƣới dạng acid béo và glycerol
-Vitamin:
+Vitamin tan trong nƣớc hấp thu nhờ khếch tán trừ Vitamin B12 phải có yếu tố
nội mới hấp đƣợc
+Vitamin tan trong dầu (A,D,E,K) hấp thu theo lipid
4. Thức ăn ở ruột già.

Hình 4: Cấu tạo ruột già
Ruột già gồm có: manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại
tràng sigma và trực tràng
Quá trình tiêu hóa ở ruột già không quang trọng, bởi vì khi xuống đến ruột già chỉ
còn lại cặn bã của thức ăn, đƣợc ruột già tích trữ tạo thành phân và tống ra ngoài.
Hoạt động cơ học của ruột già tƣơng tự ruột non có tác dụng đẩy phân xuống trực
tràng
Hấp thu nƣớc, cô đặc phân
Hoạt động tiết dịch: chủ yếu tiết nhầy làm trơn phân
Vi khuẩn chủ yếu trong ruột già: chủ yếu là E.coli tham gia tồng hợp vitamin
nhóm B, vitamin K và acid folic.
        HẾT        


18

KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận về "Dược lý tiêu hóa - Cơ chế tác động thức ăn", chúng ta có thể
hiểu thêm về tiêu hóa ở ngƣời, các loại thuốc về tiêu hóa cũng nhƣ quá trình tiêu hóa
thức ăn. Từ đề tài cô cho chúng em đã góp vào kho kiến thức thêm những kiến thức
mới về tiêu hóa thuốc ở ngƣời, và quá trình tiêu hóa thức ăn, biết thêm tầm quan trọng

của thuốc với cơ thể con ngƣời. Bài tiểu luận của nhóm em tuy đã hoàn thành nhƣng
vẫn còn nhiều thiếu sót trong quá trình làm và tìm tài liệu, mong cô góp ý thêm cho
chúng em.
Chúng em cảm ơn cô!


19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chƣơng 1:
/> /> />thuoc-gay-non.html
/> />Chƣơng 2
/> /> /> />

20

DANH SÁCH NHÓM 3

Họ và Tên

Mã số sinh viên

Nguyễn Thị Lệ Trinh

14071811

Bùi Thị Ngọc Trâm

14053001


Võ Thị Huyền Trang

14066541


×