BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRẦN HOÀNG LONG
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRONG
RUỘNG LÚA TẠI TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2017
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRẦN HOÀNG LONG
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRONG
RUỘNG LÚA TẠI TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Nuôi trồng thủy sản
Mã số:
60620301
Quyết định giao đề tài:
1238/QĐ-ĐHNT, ngày 30/12/2015
Quyết định thành lập hội đồng:
817/QĐ-ĐHNT, ngày 7/9/2017
Ngày bảo vệ:
21/9/2017
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN LÂM ANH
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. LỤC MINH DIỆP
Phòng Đào tạo Sau Đại học:
KHÁNH HÒA - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Nghiên cứu hiệu quả mô hình nuôi cá
trong ruộng lúa tại tỉnh Hưng Yên” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Hưng Yên, ngày 8 tháng 7 năm 2017
Tác giả
Trần Hoàng Long
iii
LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, Tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo
điều kiện của các quý phòng, ban của Trường Đại học Nha Trang, Khoa sau đại học,
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1; Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản –Trường
Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản – Hải Phòng và các Thầy, Cô giáo kính
mến đã dạy bảo và dìu dắt giúp đỡ tôi có kiến thức và hoàn thiện đề tài nghiên cứu của
mình. Đặc biệt, xin trân trọng biết ơn sự quan tâm dạy dỗ và hướng dẫn, giúp đỡ của
thầy giáo TS. Nguyễn Lâm Anh đã định hướng và tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng
dẫn cho tôi hoàn thành tốt đề tài này.Tôi xin bày tỏ sự biết ơn các Cơ quan, đơn vị Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, Chi cục Thủy sản tỉnh Hưng
Yên, UBND các huyện, thành phố, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng
Kinh tế) các huyện, thành phố, UBND các xã, phường thị trấn trong tỉnh Hưng Yên đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới các ông bà tham gia thực hiện mô hình nuôi cá trong
ruộng lúa tạo điều kiện thời gian và bố trí đầy đủ nguồn lực tài chính thực hiện nhiệm
vụ để có những thông tin chính xác và kịp thời giúp tôi hoàn thiện báo cáo nghiên cứu
đề tài.
Xin trân trọng cám ơn các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè xa gần đã quan tâm,
chia sẻ, đóng góp những ý kiến cũng như động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu luận văn
Tôi xin trân trọng cám ơn./.
Hưng Yên, ngày 8 tháng 7 năm 2017
Tác giả
Trần Hoàng Long
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 4
1.1. Đặc điểm sinh học một số loài cá nuôi trong ruộng lúa tại Hưng Yên ....................4
1.1.1. Cá trắm cỏ (Ctennopharyngodon) .........................................................................4
1.1.2. Cá chép lai 3 máu V1 ............................................................................................ 7
1.1.3. Cá mè trắng (Hypophthamichthys molitrix) ......................................................... 9
1.1.4. Cá rô phi vằn dòng GIFT..................................................................................... 10
1.2. Tổng quan tình hình nuôi cá trong ruộng lúa ......................................................... 12
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu tình hình nuôi cá trong ruộng lúa trên thế giới ...............12
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu tình hình nuôi cá trong ruộng lúa tại Việt Nam ...............12
1.2.3. Tổng quan tình hình nuôi cá trong ruộng lúa tại tỉnh Hưng Yên ........................... 13
1.3. Tình hình tổ chức quản lý thủy sản tỉnh Hưng Yên ...............................................15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 16
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 16
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .............................................................................16
2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................16
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...................................................................................... 16
v
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp ........................................................................................ 17
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................19
3.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................19
3.1.1. Hiện trạng kinh tế xã hội của các hộ nuôi cá trong ruộng lúa ............................ 19
3.1.2. Hiện trạng kỹ thuật của các hộ nuôi cá trong ruộng lúa..........................................21
3.1.3. Hiện trạng kỹ thuật ở các hộ xây dựng mô hình nghiên cứu sâu ........................... 27
3.1.4. Chính sách quản lý và quy hoạch nuôi cá trong ruộng lúa của tỉnh........................ 35
3.2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn..................................................................................36
3.2.1. Thuận lợi ..............................................................................................................36
3.2.2. Khó khăn..............................................................................................................37
3.3. Đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển nuôi cá trong ruộng lúa bền vững......37
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch ....................................................................................... 37
3.3.2. Giải pháp về quản lý ............................................................................................ 37
3.3.3. Giải pháp về vốn ....................................................................................................38
3.3.4. Giải pháp về con giống ........................................................................................ 38
3.3.5. Giải pháp về thức ăn ............................................................................................ 38
3.3.6. Giải pháp về kỹ thuật ........................................................................................... 38
3.3.7. Giải pháp về quan trắc môi trường, cảnh báo phòng ngừa dịch bệnh thủy sản .....39
3.3.8. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ..................................................................39
3.3.9. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm .......................................................... 39
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 40
4.1. Kết luận...................................................................................................................40
4.2. Khuyến nghị ...........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 42
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5
Nhu cầu oxy sinh học
COD
Nhu cầu oxy hóa học
CKNT
Cùng kỳ năm trước
Cfu/ml
Đơn vị khuẩn lạc trên một miniliter
Cfu/mg
Đơn vị khuẩn lạc trên một miligam
DO
Dissolved Oxygen (Oxy hòa tan)
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐDSH
Đa dạng sinh học
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
UBND
Ủy ban nhân dân
VietGap
Thực hành nuôi thủy sản tốt tại Việt Nam
VSV
Vi sinh vật
DT
Diện tích
n
Số lượng mẫu thu thập
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hiện trạng nuôi cá trong ruộng lúa tại Hưng Yên ........................................14
Bảng 2.1. Các hộ nuôi cá theo từng mô hình được lựa chọn nghiên cứu sâu ...............17
Bảng 3.1. Phân bố độ tuổi lao động trong các hộ nuôi cá trong ruộng lúa ...................20
Bảng 3.2. Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi cá trong ruộng lúa ..................................20
Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn của chủ hộ nuôi cá trong ruộng lúa ........................... 21
Bảng 3.4. Số hộ nuôi theo các hình thức nuôi đơn hoặc nuôi kết hợp ............................. 22
Bảng 3.5. Hình dạng mô hình nuôi cá trong ruộng lúa .................................................23
Bảng 3.6. Nguồn gốc cá giống nuôi tại các hộ nuôi ...................................................... 23
Bảng 3.7. Mật độ thả cá giống nuôi trong ruộng lúa ..................................................... 23
Bảng 3.8. Đánh giá chất lượng giống ............................................................................24
Bảng 3.9. Khó khăn về nguồn cung cấp giống cá nuôi trong ruộng lúa ....................... 24
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của 53 hộ dân nuôi cá trong ruộng lúa tại Hưng Yên .....26
Bảng 3.11. Thành phần thức ăn, số lượng cho ăn theo trọng lượng cá ......................... 28
Bảng 3.12. Bình quân tỷ lệ sống, sản lượng cá của 3 mô hình nghiên cứu sâu ............29
Bảng 3.13. Bình quân tỷ lệ sống và trọng lượng cá thu hoạch theo từng huyện (n = 3
với mỗi mô hình) ...........................................................................................................30
Bảng 3.14. Sản lượng bình quân cá khi thu hoạch (n = 3 theo các mô hình nuôi) .......31
Bảng 3.15. Chí phí thức ăn cho cá ở mỗi mô hình nuôi (n = 3 cho mỗi mô hình) ........33
Bảng 3.16. Chi phí mua cá giống và doanh thu từ cá của các mô hình ........................ 33
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi (n = 3 với mỗi mô hình) ...............34
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon edellus) .......................................... 4
Hình 1.2. Các dạng thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa của cá trắm cỏ ............... 6
Hình 1.3. Hình cá chép lai 3 máu (cá chép V1 ) ................................................ 8
Hình 1.4. Cá mè trắng (Hypophthamichthys molitrix) ..................................... 9
Hình 1.6. Cá rô phi (Oreochromis niloticus) .................................................. 11
Hình 1.7. Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên.................................................. 13
Hình 3.1. Sơ đồ mặt cắt ngang ruộng lúa nuôi cá kết hợp .............................. 22
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện với vấn đề nghiên cứu là “Hiệu quả mô hình nuôi cá
trong ruộng lúa tại tỉnh Hưng Yên”. Mục tiêu của đề tài cung cấp những thông tin
khoa học và thực tiễn về tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh
tế xã hội nuôi cá trong ruộng lúa để làm cơ sở cho các nhà quản lý, hoạch định chính
sách để nghề nuôi cá trong ruộng lúa theo hướng hiệu quả kinh tế và bền vững.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 năm 2015 đến hết tháng 6 năm 2016 tại
tỉnh Hưng Yên.
Theo báo cáo tổng kết công tác phát triển thủy sản tỉnh Hưng Yên năm 2015 (Chi
cục Thủy sản Hưng Yên, 2015) của Chi cục Thủy sản Hưng Yên thì trên địa bàn toàn
tỉnh có 53 hộ nuôi cá trong ruộng lúa. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan quản
lý tại địa phương, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn
trực tiếp toàn bộ 53 hộ nuôi cá trong ruộng lúa tại các huyện, thành phố và 10 phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (p. Kinh tế) các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể hơn, đề tài đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả
kinh tế 3 mô hình tại 9 hộ dân nuôi cá trong ruộng lúa trên địa bàn 9 xã thuộc 3 huyện
tại tỉnh Hưng Yên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chủ hộ nuôi cá trong ruộng lúa phần lớn đều là
nam giới, tuổi trung bình là 45. Các hộ nuôi không có trình độ chuyên môn chiếm tới
96,22%, nuôi chủ yếu theo quy mô từ 1 - 4 ha/hộ và không có sự liên kết; đối tượng
nuôi trong ruộng lúa là các loài cá: trắm cỏ, chép, rô phi, mè. Quan điểm các nhà quản
lý thủy sản các huyện, thành phố đều có chủ trương quy hoạch vùng nuôi cá trong
ruộng lúa, có hỗ trợ nông dân nuôi cá trong ruộng lúa qua các hình thức. Cho tập huấn
kỹ thuật, hỗ trợ bảo vệ đồng ruộng, tạo điều kiện về thủy lợi để nuôi cá.100% sản
phẩm thủy sản hiện nay đều do tư thương đảm nhiệm tiêu thụ, cá giống được nông dân
nuôi thả đều có nguồn gốc rõ ràng song chất lượng cá giống còn thấp, nông dân còn
thiếu vốn sản xuất, thiếu kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa.
Kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa không phức tạp nhưng phải am hiểu về sự sinh
trưởng và phát triển của cây lúa, đặc tính sinh học, tập tính ăn của các loài cá nuôi
trong ruộng lúa để có tỷ lệ nuôi ghép các loài cá phù hợp nhất và quản lý nuôi tốt nhất
đem lại hiệu quả cao và bền vững.
x
Tổng chi phí nuôi cá và cấy lúa từ 141,59 tr.đ đến 142,47 tr.đ/2ha/năm.
Năng suất lúa đạt khoảng 22,2 tấn/2ha/năm, giá bán khoảng 5,5 tr.đ/tấn; năng
suất cá đạt từ 2,54 - 3,22 tấn/2ha/năm, giá bán từ 2,0 - 4,8 tr.đ/tấn. Tổng thu cá và lúa
từ 220,4 - 244,46 tr.đ/2ha; lợi nhuận từ 78,81tr.đ/2ha/năm – 101,99 tr.đ/2ha/năm. Tỷ
suất lợi nhuận từ 55,66% - 71,59%
Tỷ lệ thành công của các hộ nuôi trên 95%, nuôi cá trong ruộng lúa đã tạo thêm
việc làm cho hơn 150 lao động trực tiếp. Để nghề nuôi cá trong ruộng lúa tại tỉnh Hưng
Yên phát triển bền vững, các cơ quan chuyên môn cần tiến hành đồng bộ nhiều giải
pháp tập trung vào sản xuất giống nhân tạo có chất lượng tốt, tăng cường công tác
khuyến nông về đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa cho nông dân, củng
cố và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm dưới nhiều hình thức, xây dựng các cơ chế
chính sách hỗ trợ hợp lý, hoàn thiện công tác quy hoạch, khắc phục ô nhiễm môi trường
và kiểm soát dịch bệnh thủy sản
Từ khóa: Hưng Yên, Nuôi cá trong ruộng lúa, phát triển bền vững
xi
MỞ ĐẦU
Hưng Yên gồm 10 đơn vị hành chính (có 1 thành phố và 9 huyện), địa hình dốc từ
Tây Bắc xuống Đông Nam, có những vàn cao, thấp xen kẽ theo hình dải sóng, độ cao trung
bình so mặt nước biển từ +3 đến +4m. Dân số 1.164.000 người, trong đó số sống ở nông
thôn là 1.012.418 người chiếm 86,7% dân số của tỉnh;
Diện tích tự nhiên là 930,22 km2có diện tích đất nông nghiệp trên 86.017 ha, trong
đó; diện tích ao, hồ, đầm nuôi cá trên 5.550 ha (theo niên giám thống kê năm 2015), ruộng
thấp trũng trên 4.400 ha phân bố hầu hết các huyện, thành phố, trong đó có trên 1.700 ha
có khả năng nuôi cá trong ruộng lúa, trên 760 ha ruộng đặc biệt thấp trũng trồng lúa hiệu
quả rất thấp, giá trị sản xuất không tương xứng với mức đầu tư, không đáp ứng yêu cầu
sản xuất lúa của nông dân. Trong mấy năm từ 2014 đến 2015 Hưng Yên đã đưa trên 65
ha ruộng thấp trũng (Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hưng Yên, 2015) vào xây dựng
mô hình nuôi cá trong ruộng lúa (chiếm trên 1,47% so với tổng diện tích ruộng trũng;
chiếm 8,55% so với diện tích ruộng rất trũng của tỉnh). Với điều kiện nóng và ẩm của
khí hậu nhiệt đới gió mùa, có điều kiện phát triển nuôi tốt các loài cá; cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon edellus), cá rô phi đơn tính (Oreochromis niloticus), cá mè trắng
(Hypophthamichthys molitrix), cá chép V1 (cá chép lai 3 máu giữa cá chép Việt Nam
(V), Hungary (H), và Indonesia (I) ). Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nuôi cá trong
ruộng lúa tại Hưng Yên được phát triển theo hai hình thức; nuôi cá trong ruộng một vụ
lúa và nuôi cá trong ruộng 2 vụ lúa. Đây là kiểu hình sản xuất không mới trong nước ta
nhưng ở Hưng Yên là lần đầu tiên được quan tâm chỉ đạo xây dựng mô hình nuôi cá
trong ruộng lúa để khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh, thực hiện tái cơ cấu ngành
nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. Cá nuôi trong
ruộng lúa ăn côn trùng, rầy nâu, cỏ dại, ốc v.v…là các tác nhân gây các bệnh hại lúa, cá
sục gốc và làm tơi xốp đất ruộng, lúa không bị bệnh nghẹt rễ phát triển tốt. Phân cá thải ra
làm phân bón trực tiếp cho cây lúa, tiết kiệm được lượng phân bón….kích thích cây
lúa sinh trưởng và tăng sản lượng cây trồng.
1
Cây lúa sinh trưởng, phát triển và nhất là sau thu hoạch lúa, liên tục có các thân
và bẹ lúa già cỗi, các hạt lúa rụng .... làm thức ăn xanh cho một số loài cá có phổ ăn
tạp rộng và ăn các rau xanh hoặc mùn bã hữu cơ. Mặt ruộng thoáng lại được che phủ
bởi cây lúa nên nước rất giàu oxy hòa tan và có hệ sinh thái đồng ruộng phong phú, đa
dạng tạo nguồn thức ăn tự nhiên khác cho các loài cá.
Cá ăn các loại sâu rầy và các dạng thức ăn có sẵn trong ruộng lúa vì vậy giảm chi
phí thức ăn cho cá; phân, thuốc trừ sâu, công cấy, công làm cỏ … giảm độc hại cho
con người và môi trường, tăng năng suất lúa trên diện tích. Trong cùng đơn vị diện
tích, cùng khoảng thời gian canh tác, cùng lượng nước, chi phí cho trồng lúa, nông dân
thu được hai loại sản phẩm là cá và lúa từ đó tăng thu nhập cho nông dân.
Tuy nhiên, sau năm 2015, việc xây dựng mô hình nuôi cá trong ruộng lúa phát
triển chậm lại. Phần do nuôi cá trong ruộng lúa hiện nay phải đối mặt với nhiều khó
khăn như: môi trường nước nuôi thủy sản có biểu hiện ô nhiễm mạnh, dịch bệnh thủy
sản có nguy cơ bùng phát.....chất lượng cá giống không cao (theo Báo cáo tình hình
sản xuất và tiêu thụ cá bột tỉnh Hưng Yên năm 2012 – 2016 của Chi cục Thủy sản
Hưng Yên, 2016), bên cạnh đó các nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của
nuôi cá trong ruộng lúa tại Hưng Yên chưa được quan tâm nghiên cứu dẫn đến phong
trào nuôi cá ruộng lúa trầm lắng, khó khăn trong quản lý và quy hoạch phát triển nuôi
cá trong ruộng lúa bền vững.
Trước thực trạng trên, được sự đồng ý của trường Đại học Nha Trang, tôi thực
hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả mô hình nuôi cá trong ruộng lúa tại tỉnh Hưng
Yên” nhằm đánh giá hiện trạng và đưa ra các giải pháp để nghề “nuôi cá trong ruộng
lúa tại Hưng Yên” phát triển bền vững.
Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu hiệu quả mô hình nuôi cá trong ruộng lúa từ đó tìm ra mô hình nuôi
(công thức nuôi ghép các loài cá trong ruộng lúa) để có hiệu quả cao nhất.
Nội dung nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với 2 nội dung chính:
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và hiệu quả nuôi cá trong ruộng lúa tại tỉnh
Hưng Yên.
- Đề xuất mô hình nuôi và một số giải pháp cơ bản để phát triển nuôi cá trong
ruộng lúa tỉnh Hưng Yên phát triển bền vững.
2
Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu đề tài góp phần cung cấp thêm các thông tin, số liệu khoa học về nuôi
cá trong ruộng lúa tại tỉnh Hưng Yên làm tài liệu tham khảo cho mục đích nghiên cứu,
giảng dạy và sản xuất.
Đề tài cũng giúp cho việc định hướng một số giải pháp nhằm khai thác thêm hiệu
quả của các ruộng thấp trũng cấy lúa tại Hưng Yên.
Đề tài “Nghiên cứu hiệu quả mô hình nuôi cá trong ruộng lúa tại tỉnh Hưng
Yên” là rất cần thiết nhằm xác định công thức nuôi cá tốt nhất để nâng cao hiệu quả
kinh tế trên đơn vị diện tích ruộng thấp trũng, góp phần giúp nông dân vươn lên làm
giàu, sản xuất ra thủy sản sạch phục vụ nhân dân.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm sinh học một số loài cá nuôi trong ruộng lúa tại Hưng Yên
1.1.1. Cá trắm cỏ (Ctennopharyngodon)
Bộ cá chép: Cypriniformes
Họ cá chép: Cyprinidae
Phân họ cá trắm: Leuciscinae
Giống cá trắm cỏ: Ctenopharyngodon
Loài trắm cỏ: Ctenopharyngodon edellus.
Hình 1.1. Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon edellus)
Cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá trắm cỏ
Bộ máy tiêu hoá của cá trắm cỏ gồm 4 phần: phần đầu, phần ruột trước, ruột giữa và
ruột sau. Cá trắm cỏ là loài ăn thực vật nên không có răng hàm, tầng sừng ở miệng rất
phát triển. Răng hầu dẹp bên và có dạng hình lược gồm hai hàng theo công thức răng: 2.5
– 4.2 hoặc 2.4 – 4.2 hoặc 2.3 – 5.2. Răng hầu làm nhiệm vụ nghiền thức ăn trước khi đưa
xuống ruột. (Nguyễn Văn Hào và Ngô Sỹ Vân, 2001)
Ruột trước gồm thực quản và một đoạn ruột bắt đầu từ cuối ống thực quản kéo
đến cửa ống dẫn mật. Thực quản của cá trắm cỏ ngắn có thành dày, cấu tạo thành thực
quản gồm 3 lớp: trong cùng là lớp màng nhầy (mucous), giữa là lớp cơ ngoài cùng là
lớp màng quánh (Serous) cấu tạo bởi mô liên kết. Trong lớp màng nhầy có chứa các
mầm vị giác có tác dụng nhận mùi vị thức ăn và bảo vệ môi trường. Thực quản có
4
nhiệm vụ là đẩy thức ăn xuống ruột. Ruột giữa là đoạn ruột từ sau van hạ vị đến đầu
đoạn ruột sau. Ruột sau gồm kết tràng và lỗ hậu môn. Ruột cá trắm cỏ tương đối dài
bằng 1,9 – 2,5 lần chiều dài thân, cấu tạo gồm 3 lớp: lớp màng nhầy, lớp cơ và lớp
màng quánh. Lớp màng nhầy có nhiều nếp gấp ngang, dọc làm tăng diện tích bề mặt
hấp thu thức ăn (Nguyễn Văn Hào và Ngô Sỹ Vân, 2001).
Cấu tạo tuyến tiêu hoá: Cá trắm cỏ nói riêng có 2 tuyến tiêu hoá chính đó là tuyến
gan và tuyến tụy.Tuyến gan có màu vàng tươi hoặc vàng sẫm. Gan phân thuỳ bám vào
thành ruột. Gan tiết ra dịch mật chứa trong túi mật. Túi mật có một ống nhỏ đổ vào
ruột non (ruột giữa). Dịch mật có tính axid (pH = 5,4), kích thích enzym Lipaza hoạt
động mạnh đồng thời kích thích sự hoạt động của ruột.
Tuyến tụy có dạng phân tán thành nhiều ống nhỏ bám trên thành ruột, chủ yếu là
ở trong và ngoài gan do đó thường gọi là gan tụy. Các ống nhỏ của tụy tập chung vào
ống lớn, ống này nằm sát với ống mật và đổ vào ruột non qua 1 lỗ sát với ống mật.
Tuyến tụy tiết ra các enzym tiêu hoá như: amylaza, proteaza, lipaza, maltaza…
Một số men chính trong hệ tiêu hoá của cá trắm cỏ:
Men tiêu hoá protein: Nhóm men phân giải protein chính gồm có pepsine,
trypsine và chymotripsin. Tuy nhiên ở cá trắm cỏ không có men pepsine, protein được
tiêu hoá bởi men trypsine và chymotripsine. Trypsine là men phân giải các protein hỗn
hợp, men này do tuyến tụy tiết ra. Trypsine ở đoạn ruột trước nhiều hơn đoạn ruột sau.
Men tiêu hoá lipid: Lipaza được tìm thấy ở tụy, manh tràng và ruột trước. Lipaza
phân giải triglyceride thành glycerol và các axid béo.
Men tiêu hoá carbohydrate: carbohydrate gồm nhiều thành phần khác nhau nhưng đối
với cá trắm cỏ thì tinh bột, dextrin và cellulose là được sử dụng phổ biến. Tinh bột được tiêu
hoá bởi men amylase tạo thành dextrin, maltose và glucose. Dextrin tiếp tục được thuỷ phân
bởi amylopectin tạo thành maltose và glucose. Sau khi được tiêu hoá, các đường đơn như:
glucose, fructose, galactose, maltose… được hấp thu qua thành ống tiêu hoá vào máu và
vận chuyển đến gan. Tỉ lệ tinh bột sử dụng tối đa trong thức ăn cho cá trắm cỏ từ 37 – 67%
(Guillaume et al., 2001).
Cá trắm cỏ là loài ăn thực vật, do vậy lượng cellulose đưa vào cơ thể là rất lớn. Ở đa số
các loài cá không có hệ thống men phân giải cellulose hoặc hoạt tính enzym celluloase trong
đường tiêu hoá hoạt động rất yếu. Cellulose được tiêu hoá chủ yếu do hệ vi khuẩn đường ruột.
5
Quá trình tiêu hoá thức ăn ở cá trắm cỏ được chia ra làm 2 giai đoạn: tiêu hoá cơ
học và tiêu hoá hoá học:
Quá trình tiêu hoá cơ học: bắt đầu từ lúc thức ăn được đưa vào trong khoang
miệng. Thức ăn của cá trắm cỏ chủ yếu là các loại thực vật, sau khi thức ăn đưa vào
miệng thức ăn được nhào trộn và nghiền nhỏ bởi răng hầu có dạng hình lược. Tiếp sau
đó thức ăn được đẩy xuống ruột qua thực quản và bắt đầu quá trình tiêu hoá hoá học.
Quá trình tiêu hoá hoá học: khi thức ăn tới phần ruột trước sẽ kích thích ruột tiết
ra men tiêu hoá và tiêu hoá một phần thức ăn. Quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ
yếu ở ruột giữa (ruột non), tại đây thức ăn tiếp tục được tiêu hoá bởi các dịch từ tuyến
gan và tụy qua ống dẫn đổ vào ruột. Thức ăn của cá trắm cỏ thường có hàm lượng
cellulose rất lớn nhưng hệ thống phân giải cellulose rất kém. Cellulose được tiêu hoá
bởi các vi sinh vật đường ruột và các vi sinh vật bám sẵn trên thức ăn ăn vào. Chất dinh
dưỡng được hấp thu qua thành ruột vào máu và đi nuôi cơ thể. Chất cặn bã thừa được
hấp thụ triệt để tại ruột sau rồi thải ra ngoài qua lỗ hậu môn (Kiều Minh Khuê, 2011).
Đặc điểm dinh dưỡng cá trắm cỏ
Sau khi nở 3 ngày (chiều dài thân khoảng 7 mm), cá trắm cỏ ăn luân trùng, ấu
trùng, côn trùng và tảo. Khi cá chiều dài thân đạt 2 – 3 cm, chúng bắt đầu ăn một ít
mầm non thực vật, tỉ lệ luân trùng trong khẩu phần ăn của chúng giảm dần nhưng loài
giáp xác phù du vẫn chiếm chủ yếu.
Hình 1.2. Các dạng thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa của cá trắm cỏ
Cá dài 3 – 10 cm có thể nghiền nát thực vật thượng đẳng và chuyển sang ăn thực
vật thuỷ sinh non, thực vật bậc cao, nhất là cỏ. Thức ăn chính của cá chủ yếu là thực
vật thượng đẳng như các loại rong mái chèo, rong đuôi chó, rong tôm, bèo tấm, bèo
hoa dâu và các loại rau cỏ trên cạn. Ngoài ra, cá trắm cỏ còn ăn cả các loại lá như: lá
6
tre, lá sắn, lá chuối… Sức tiêu thụ của cá rất lớn 22,1 – 27,8% khối lượng cá trong
ngày. Trung bình cứ 40 kg thực vật tươi sẽ cho tăng trọng 1 kg cá.
Cá trắm cỏ nuôi trong ao ngoài ăn cỏ chúng còn được cung cấp thức ăn tinh như
cám gạo, ngô, sắn… Chúng cũng sử dụng tốt thức ăn nhân tạo, nhưng nếu sử dụng
nhiều tinh bột trong khẩu phần thì cá sẽ bị béo và chậm lớn. Nhìn chung, cá tương đối
phàm ăn và tính lựa chọn thức ăn không cao (Trần Thị Thanh Hiền, 2009).
Đặc điểm sinh trưởng
Cá trắm cỏ có kích cỡ lớn, nặng nhất đạt tới 35 – 40 kg, cỡ thương phẩm trung
bình là 3 – 5 kg/con. So với các loài cá khác có cùng kích thước thì trong điều kiện tối
ưu, cá trắm cỏ sinh trưởng nhanh hơn.
Đặc điểm sinh hóa thịt cá trắm cỏ: Thành phần hoá học của thịt cá trắm cỏ tính
theo phần trăm khối lượng tươi gồm có 74% nước, 17,4% protein, 5,8% lipid, 1,5%
khoáng, 1,3% còn lại là vitamin, các muối khoáng và một số chất khác (Kiều Minh
Khuê, 2011).
1.1.2. Cá chép lai 3 máu V1
Cá chép chọn giống V1 là thế hệ chọn lọc thứ 6 của những cá lai 3 máu (hay còn
gọi là con lai kép) giữa cá chép Việt Nam (V), Hungary (H), và Indonesia (I) tạo ra cá
dòng Hung, dòng Việt, dòng Indo là kết quả của đề tài “Nâng cao chất lượng giống cá
nuôi ở nước ngọt” do TS. Trần Mai Thiên chủ nhiệm cùng các đồng sự thuộc Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I tiến hành từ năm 1984 – 1995 (Trần Mai Thiên 19841995). Năm 1998, 2001, 2004 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 nghiên cứu tái
tạo quần đàn (Trần Mai Thiên & Nguyễn Công Thắng 1990)
Về hình thái
- Thân ngắn và cao, đầu nhỏ, ngoại hình đẹp cùng tốc độ tăng trọng nhanh của cá
chép Hungary.
- Đẻ sớm và trứng ít dính của cá chép Indonesia.
- Cá chép V1 dòng Việt có ngoại hình thiên về hình dạng cá chép trắng Việt Nam do
trong hệ gen của chúng có 50% cơ cấu di truyền của cá chép trắng Việt Nam.
- Cá chép V1 dòng vàng (Indo) có ngoại hình thiên về cá chép Hung thuần vì
kiểu gen của chúng mang 50% cơ cấu di truyền của cá chép Indonesia.
- Cá chép V1 dòng Hung có ngoại hình thiên về cá chép Hung thuần vì chúng
mang 50% cơ cấu của cá chép dòng Hung.
7
- Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý của 3 loại cá thuần
chủng: chất lượng thịt thơm ngon, sức sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt của cá
chép Việt Nam. Cá có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đặc điểm nuôi trồng tại Việt Nam.
Đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản
Cá chép V1 là kết quả công trình nghiên cứu lai kinh tế của Phạm Mạnh Tưởng
(Phạm Mạnh Tưởng, 1976), cả lai ngược và lai xuôi ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế hệ
F1 và thể hiện ở các mặt sau:
Tỉ lệ sống của cá hương lai từ 44 - 80% (trung bình 62%) còn cá chép trắng 49,1
– 51,6% (trung bình 50,35%) và cá chép Hung từ 22,3% – 41,3% (trung bình 31,8%) tỉ
lệ sống của cá giống lai (44,9% – 90%) (trung bình 67,45%), cá chép trắng 85,9% –
94% (trung bình 89,95%), cá chép Hung 38,6 -45,7 (trung bình 42,1%).
Hình 1.3. Hình cá chép lai 3 máu (cá chép V1 )
Ưu thế sinh trưởng của cá chép lai bắt đầu thể hiện rõ ở cuối giai đoạn cá giống
và tăng dần theo thời gian nuôi cá thịt. Cá nuôi 4 tháng tuổi, trọng lượng thân bằng
139% – 145% và nuôi 9 tháng bằng 187% – 220% khối lượng thân của cá chép trắng
Việt Nam (Phạm Mạnh Tưởng, 1976) bằng 183 – 222% trọng lượng thân của cá chép
trắng Việt ( Trần Mai Thiên và Nguyễn Công Thắng, 1990).
Các tác giả cũng lai giữa cá chép vẩy Hung với cá chép trắng Việt, con lai có ưu
thế về sức sống và sinh trưởng còn cao hơn cả con lai giữa cá chép Hung kính và cá
chép trắng Việt. Tốc độ tăng trọng gấp 1,5 lần so với cá chép Việt Nam thuần trong
cùng điều kiện nuôi. Tỉ lệ thành phần thịt ăn được tăng hơn.
Tuổi thành thục: 1 năm tuổi (1+)
Tỉ lệ thành thục: 85 – 90%
8
Tỉ lệ đẻ: 85 – 90%
Sức sinh sản 120 nghìn – 140 nghìn trứng/ 1kg cá cái
1.1.3. Cá mè trắng (Hypophthamichthys molitrix)
Tiếng anh: Silver carp
Đặc điểm hình thái và phân bố địa lý
Cá mè trắng có đầu khá to, miệng lớn. Hàm dưới hơi hếch lên. Mắt khá nhỏ. Cơ
quan đường bên nằm ở phía dưới trục cơ thể. Số vảy tính dọc theo cơ thể từ 110 - 123;
theo trục đứng là 26 - 27. Phần trên lưng có màu sẫm đen và phần còn lại có màu sáng
bạc. Cá mè trắng phân bố rất rộng ở nhiều nước trên thế giới. Chúng là đối tượng nuôi
phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc.
Hình 1.4. Cá mè trắng (Hypophthamichthys molitrix)
Đặc điểm sinh học
* Tập tính bắt mồi:
Cá bột 1-2 ngày tuổi có thể đạt chiều dài 7-9 mm, với chiều dài ruột bằng 5060% chiều dài cơ thể. Giai đoạn này cá bắt đầu ăn thức ăn là động vật phù du như:
Luân trùng (rotifera), Chân chèo (copepoda)... cá bột 4-5 ngày tuổi dài 11 - 13mm,
thức ăn chính của cá trong giai đoạn này là Copepoda, bọ nước và một ít Rotifera. Cá
từ 8-12 ngày tuổi dài 18 - 23mm, ruột dài bằng 90 -100% chiều dài cơ thể và cuộn lại
thành từng cuộn. Thức ăn chủ yếu của cá trong giai đoạn này là Rotifera, bọ nước,
Copepoda, ngoài ra trong ruột còn tìm thấy một ít thực vật phù du.
Ở giai đoạn cá giống (dài hơn 30 mm) mang của cá bắt đầu hoàn thiện như cá
trưởng thành và có dạng như cái mành tre, có tác dụng như một lưới lọc.
9
Cá mè trắng trưởng thành có chiều dài ruột gấp 6,85 lần chiều dài cơ thể, thức ăn
chính của chúng trong giai đoạn này là thực vật phù du, sau đó là động vật phù du,
ngoài ra còn có cả mùn bã hữu cơ (detrix) đang trong quá trình phân hủy, thức ăn được
đưa vào miệng của cá cùng với nước và bị các tia mang giữ lại đưa vào ruột.
* Tốc độ tăng trưởng:
Cá mè có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trong điều kiện được nuôi tốt thường sau
một năm nuôi cá có thể đạt khối lượng 1-1,5 kg/con, sau 2 năm nuôi đạt 2-3 kg/con, và
đạt 4-5 kg sau 3 năm nuôi. Sự tăng trọng của cá mè trắng liên quan chặt chẽ đến từng
giai đoạn phát triển.
1.1.4. Cá rô phi vằn dòng GIFT
Tên khoa học : Oreochromis niloticus
Cá rô phi vằn dòng GIFT: Được chọn giống bởi dự án GIFT do mạng lưới quốc
tế về di truyền trong nuôi trồng thủy sản (INGA) và Trung tâm quốc tế bảo vệ nguồn
lợi động vật thủy sản (ICLARM) tạo ra. Cá rô phi dòng GIFT là tổ hợp của 8 dòng cá
rô phi tự nhiên đã được chuẩn hóa gọi là rô phi vằn chọn giống dòng GIFT (Nguyễn
Công Dân và cộng sự, 1999).
Đặc điểm sinh học: Cá rô phi sinh trưởng phát triển trong nước ngọt, nước lợ, có
thể sinh trưởng và phát triển trong nước biển có độ mặn 32% cá sống ở tầng nước giữa
và đáy, có thể chịu được ở vùng nước nước có hàm lượng ô xy hòa tan thấp (1 mg/lít),
ngưỡng gây chết cho cá rô phi khi lượng ô xy hoà tan từ 0,3 – 0,1 mg/lít.
Giới hạn độ pH: Cá rô phi chịu được độ pH từ 5 – 11, thích hợp nhất là 6,5 – 7,5
khả năng chịu được NH3 tới 2,4 mg/lít.
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển là 250C – 350C, chúng chịu được
nhiệt độ nước từ 15 – 420C, dưới 150C cá giảm ăn, sinh trưởng và phát triển kém, dưới
100C kéo dài 7 – 10 ngày cá bị chết rét.
Hình thái: Toàn thân phủ vảy, vẩy ở phần lưng có màu sáng vàng nhạt hoặc sám
nhạt, phần bụng có mầu trắng ngà hoặc xanh nhạt, trên thân có từ 7 – 9 vạch sắc tố
chạy từ lưng xuống bụng, các vạch sắc tố ở các vây đuôi, vây lưng rõ ràng hơn. Khi
thành thục sinh dục, cá đực vây có màu hồng nhạt rõ nhất là vây ngực và vây đuôi.
10
Cá sinh trưởng nhanh, có kích cỡ thương phẩm lớn, ngoại hình đẹp, thịt ngon, tốc
độ sinh trưởng phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ môi trường ao nuôi, thức ăn, mật độ
nuôi và kỹ thuật chăm sóc quản lý ao nuôi. Cá rô phi dòng GIFT trọng lượng ban đầu cá
giống đạt 3 – 4 gam/con, sau 1 tháng nuôi sẽ đạt trọng lượng 20 – 25 gam/con, các tháng
tiếp theo trọng lượng tăng bình quân đạt 500 – 600 gam/con. Tốc độ tăng trọng nhanh
nhất từ tháng đầu đến tháng thứ 5, thứ 6. Hiện nay cá rô phi dòng GIFT có tốc độ lớn
nhanh nhất so với các dòng rô phi Đài Loan, dòng Thái Lan. Cá rô phi vằn là loài sinh
trưởng nhanh và đẻ thưa hơn cá rô phi đen.
Thức ăn: Cá rô phi là loài ăn tạp, thức ăn của rô phi nghiêng về thực vật, chủ yếu
là tảo sợi, các loài động thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, ấu trùng, các loại côn trùng,
động vật sống dưới nước, cỏ, rau, bèo và phân hữu cơ. Ngoài ra chúng có khả năng ăn
thức ăn bổ xung như cám gạo, bột ngô, bánh khô dầu, các phụ phẩm khác và thức ăn
công nghiệp theo từng giai đoạn phát triển của cá.
Sinh sản: Ở nhiệt độ trên 200C rô phi giống O. niloticus thành thục lần đầu tiên sau 4 –
5 tháng tuổi, cỡ cá đạt 100 – 150 g/con, có trường hợp thành thục ở cỡ 40 – 50 g/con. rô phi
vằn O niloticus ở miền nam có thể đẻ tới 10 – 12 lần/năm, ở miền Bắc từ 5 – 7 lần/ năm, mùa
lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau cá ngừng đẻ. Cá 6 tháng tuổi đến 1 năm đẻ khỏe hơn
cá có độ tuổi trên 2 năm, cỡ cá lớn đẻ nhiều trứng hơn cá bé. đối với cá trọng lượng 200 g –
250 g/con, mỗi lần đẻ từ 1.000 đến 2.000 trứng/con
.
Hình 1.6. Cá rô phi (Oreochromis niloticus)
11
1.2. Tổng quan tình hình nuôi cá trong ruộng lúa
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu tình hình nuôi cá trong ruộng lúa trên thế giới
Nghiên cứu của FAO (2000) cho rằng: Trên thế giới nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là mô
hình nuôi kết hợp lúa - cá ở môi trường nước ngọt ngày càng được đầu tư nghiên cứu, phát
triển, nuôi ghép cá - lúa là một hình thức canh tác có từ lâu đời ở nhiều quốc gia vùng Đông
Nam Châu Á như: Nhật Bản, Ý, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,
Ma-Lay-Xi-a, Băng-La-Đét, Phi-Líp-Pin, Hàn Quốc và Camphuchia (Dela Cruz et al., 1992).
Tại một số tỉnh miền đông bắc Ấn Độ, mô hình canh tác này được phổ biến rộng
rãi. Khi ruộng lúa ngập nước trong vài tháng, cá có thể phát triển với chi phí thấp bên
cạnh việc thu hoạch lúa. Hơn 80 triệu hec ta đất trồng cung cấp gạo cho cả thế giới, và
nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì những cánh đồng nuôi ghép cá –lúa sẽ đạt năng
suất từ 3 tạ/ha trở lên trong suốt thời gian ngập nước từ 3 đến 8 tháng. Mặc dù diện
tích tiềm năng cho phát triển mô hình cá – lúa tại Ấn Độ khoảng 23 triệu ha, song diện
tích canh tác cá – lúa hiện tại chỉ dưới 1 triệu ha.
Một số loài cá thường được nuôi ghép bao gồm cá chép (Cyprinus carpio), cá
chép vảy (Cyprinus carpio var communis), cá chép kính (Cyprinus carpio var
specularis), cá chép trơn (Cyprinus carpio var nudus), và các giống cá chép Ấn Độ
như cá Catla (catla catla), rôhu (Labeo rohita) and Mrigala (Cirrhinus mrigala).
Những giống này là những loài ăn tạp tầng đáy hoặc có đặc điểm tương tự, và đặc
trưng bởi mình dày và đầu ngắn ().
Ngoài nuôi cá trong ruộng lúa còn kết hợp nuôi các thủy sản khác như: nuôi cua
kết hợp cấy lúa, cá chạch kết hợp cấy lúa v.v… Qua những nghiên cứu thực tiễn cho
thấy việc nuôi cá kết hợp cấy lúa mang lại lợi ích lớn cho người nông dân bên cạnh
việc thu hoạch lúa và cá. Đây là mô hình phù hợp với điều kiện tại nhiều quốc gia trong
khu vực châu Á và Việt Nam.
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu tình hình nuôi cá trong ruộng lúa tại Việt Nam
Nước ta có đường biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi phát triển
hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi cá trong ruộng lúa đối với
các tỉnh nội đồng là có tiềm năng rất lớn.
12
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch
chằng chịt và nhiều vùng giáp biển. Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động nuôi
trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, có hàng triệu ha ruộng cấy lúa có thể nuôi
cá kết hợp được. Trên thực tế, nuôi cá kết hợp cấy lúa tại các tỉnh Cần Thơ, đồng bằng
sông Cửu Long v.v.. ngày càng nhiều với quy mô ngày càng lớn. Đối tượng nuôi kết
hợp ngày càng phong phú và đa dạng như: nuôi cua kết hợp cấy lúa; nuôi cá chạch kết
hợp cấy lúa; nuôi tôm kết hợp cấy lúa; nuôi các loài thủy sản kết hợp cấy lúa đã trở
thành hiện tượng giúp tăng năng xuất cây trồng và nâng cao giá trị thu nhập trên đơn
vị diện tích góp phần giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giầu chính
đáng cho một bộ phận đông đảo nông dân nông nghiệp nông thôn.
Gần đây, mô hình nuôi thủy sản trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương
khác trên toàn quốc áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ, như: Mô hình
nuôi cá trong ruộng lúa của anh Nguyễn Đông Hải tại xã Hồ Đắc Kiên, huyện Châu
Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Mô hình nuôi cua trên ruộng lúa của hộ anh Nguyễn Huy Lưỡng thôn Văn
Quang, xã Nghĩa Hưng, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; nguồn thu nhập bình
quân từ 20 đến 30 triệu đồng/tháng (nguồn Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 07/7/2009)
Tuy nhiên đến nay các nghiên cứu nuôi cá kết hợp cấy lúa trong và ngoài nước
vẫn chưa đưa ra được đối tượng nuôi, mật độ nuôi, hình thức nuôi đơn hay nuôi kết
hợp một số loài cá trong ruộng lúa phù hợp nhất để cho hiệu quả cao và bền vững.
1.2.3. Tổng quan tình hình nuôi cá trong ruộng lúa tại tỉnh Hưng Yên
Hình 1.7. Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên
13
Đến năm 2015, Hưng Yên có 62,5 ha ruộng trũng được đưa vào nuôi cá trong
ruộng lúa, năng suất cá bình quân đạt 0,7 - 1,0 tấn/ha. Còn rất nhiều ruộng thấp trũng
có thể nuôi cá trong ruộng lúa chưa được triển khai nuôi cá trong ruộng lúa để nâng
cao thu nhập cho nông dân. Một số nơi nông dân đã không mặn mà với cấy lúa, bỏ
ruộng, gây lãng phí tiềm năng nông nghiệp phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho bản
thân và gia đình, làm tăng nguy cơ bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở
địa phương trong tỉnh.
Bảng 1.1. Hiện trạng nuôi cá trong ruộng lúa tại Hưng Yên
Năm 2014 (ha)
Năm 2015 (ha)
Tổng cộng (ha)
Các huyện,
Năng suất
DT nuôi
Năng suất
DT nuôi
Năng suất
DT nuôi
(ha)
(tấn/ha)
(ha)
(tấn/ha)
(ha)
-
-
2,0
0,9
2,0
0,9
Huyện Yên Mỹ
6,0
0,8
4,0
1,1
10,0
0,95
Huyện Ân Thi
5,5
0,7
8,5
0,9
14,0
0,8
Huyện Khoái Châu
3,5
0,8
6,5
0,8
10,0
0,8
Huyện Kim Động
1,5
0,6
2,5
1,0
4,0
0,8
Huyện Văn Lâm
3,0
0,8
2,5
0,8
5,5
0,8
Huyện Mỹ Hào
-
-
13,0
1,1
13
1,1
Huyện Tiên Lữ
-
-
4,0
1,0
4,0
1,0
19,5
-
43,0
-
62,5
0,79
thành phố
Thành phố Hưng Yên
Tổng cộng
bình quân
(tấn/ha)
(Nguồn Chi cục Thủy sản tỉnh Hưng Yên 2015)
Việc nuôi cá trong ruộng lúa của tỉnh sang năm 2016 chậm lại, nguyên nhân là do:
- Nông dân thiếu vốn đầu tư sản xuất nhất là cho đầu tư hạ tầng (đường bao, mương
cấp thoát nước, mương nuôi cá ...) cho nuôi cá trong ruộng lúa.
- Chưa tích tụ được ruộng đất quy mô phù hợp để xây dựng mô hình, các mô hình
xây dựng chưa theo quy hoạch nên việc cấp nước cho nuôi cá trong ruộng lúa gặp
nhiều khó khăn nhất là vào vụ thu đông khi rút nước để thu hoạch lúa.
14