Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi (oreochromis niloticus linnaeus, 1758) tại thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VŨ VĂN HÀ

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGHỀ NUÔI CÁ RÔ PHI (Oreochromis niloticus Linnaeus, 1758)
TẠI THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VŨ VĂN HÀ

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGHỀ NUÔI CÁ RÔ PHI (Oreochromis Niloticus – Linnaeus,
1758) TẠI THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng Thủy sản

Mã số:

60620301



Quyết định giao đề tài:

1478 /QĐ-ĐHNT

Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ ANH TUẤN
Chủ tịch Hội đồng:
PGS. TS. Nguyễn Đình Mão
Phòng đào tạo sau đại học:

KHÁNH HÒA – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Hiện trạng và giải pháp phát triển
bền vững nghề nuôi cá Rô phi Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) tại Thanh
Hoá” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các số liệu thu được trong quá trình
điều tra, phân tích của tác giả là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.

Khánh Hòa, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Văn Hà

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong suất thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý
phòng ban trường Đại học Nha Trang, Vụ nuôi trồng thủy sản, Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn Thanh Hóa, Trung tâm Khuyến nông, Sở Tài nguyên - Môi trường,
Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, Đoàn quy hoạch nông nghiệp, Chi cục Thú ý, Chi cục
Quản lý Chất lượng Nông Lâm Thủy sản, Trạm Khuyến nông, phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn các huyện Hà Trung, Yên Định, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Nông
Cống và các hộ nuôi Cá rô phi trong tỉnh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành
hiện đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tỉnh của thầy TS. Lê Anh Tuấn và thầy cố TS.
Nguyễn Địch Thanh đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cám
ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài..
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Văn Hà

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii

DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ........................................................ ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1.1. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới ..................................................................... 3
1.2. Thị trường tiêu thụ cá rô phi ................................................................................... 4
1.3. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam ...................................................................... 6
1.4. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa ................................................................ 10
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 16
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 16
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung của đề tài........................................................................... 16
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................. 17
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................................ 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 20
3.1. Điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến nuôi cá rô phi ........................................... 20
3.1.1. Dân số, lao động và việc làm ............................................................................. 20
3.1.2. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................... 20
3.1.3. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....................................................... 20
3.1.4. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất giữa các ngành kinh tế .................................. 20
v


3.1.5. Vị trí, vai trò của ngành thủy sản đối với nên kinh tế ........................................ 21
3.2.1. Hiện trạng nuôi cá rô phi thương phẩm ............................................................. 22
3.2.2. Hiện trạng sản xuất giống, cung cấp thức ăn, chế phẩm sinh học ...................... 35
3.2.3. Hiện trạng về quản lý nhà nước ......................................................................... 38
3.2.4. Môi trường vùng nuôi ........................................................................................ 41
3.2.5. Chế biến và thị trường tiêu thụ .......................................................................... 42
3.2.6. Tác động của biến đổi khí hậu đến nghề nuôi cá rô phi ..................................... 44
3.2.7. Những thuận lợi khó khăn trong phát triển nuôi cá rô phi ................................ 44

3.3. Giải pháp phát triển nuôi cá rô phi phát triển bền vững ........................................ 48
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch ..................................................................................... 48
3.3.2. Giải pháp đào tạo, khuyến ngư .......................................................................... 49
3.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ ...................................................................... 50
3.3.5. Giải pháp về thị trường ...................................................................................... 51
3.3.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách, hỗ trợ ............................................................. 51
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 53
4.1. Kết luận. ............................................................................................................... 53
4.2. Khuyến nghị ......................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 55
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 1

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích và thể tích lồng, bè nuôi cá rô phi ở nước ta năm 2014 ................. 6
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu chất lượng nước ở các sông có dấu hiệu ô nhiễm .............. 14
Bảng 3.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản (DNT) và nuôi cá rô phi (DRP) ................... 23
Bảng 3.2. Sản lượng cá rô phi tại một số huyện năm 2015 .......................................... 25
Bảng 3.3. Lao động tham gia nuôi cá rô phi ở hộ nuôi và công ty trong tỉnh .............. 27
Bảng 3.4. Trình độ và kinh nghiệm của người lao động nuôi cá rô phi ....................... 27
Bảng 3.5. Diện tích nuôi cá rô phi của hộ nuôi và công ty .......................................... 28
Bảng 3.6. Diện tích ao nuôi cá rô phi của hộ nuôi và công ty ..................................... 28
Bảng 3.7. Ao chứa và xử lý nước thải của hộ nuôi và công ty .................................... 29
Bảng 3.8. Thời gian nuôi cá rô phi thương phẩm ........................................................ 31
Bảng 3.9. Năng suất cá rô phi nuôi của hộ nuôi và công ty ......................................... 32
Bảng 3.10. Tổng chi phí sản xuất nuôi cá rô phi thương phẩm ................................... 33
Bảng 3.11. Tổng doanh thu nuôi cá rô phi thương phẩm ............................................ 34
Bảng 3.12. Lợi nhuận nuôi cá rô phi thương phẩm ..................................................... 35

Bảng 3.13. Khó khăn của các hộ nuôi cá rô phi........................................................... 46

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sản lượng cá rô phi toàn cầu năm 2014 ......................................................... 3
Hình 1.2. Sản lượng cá rô phi của một số nước sản xuất chính năm 2013 .................... 3
Hình 1.3. Sản lượng cá rô phi nhập khẩu vào thị trường Mỹ giai đoạn 2004-2014 ....... 4
Hình 1.4. Diện tích nuôi cá rô phi và diện tích nuôi thủy sản cả nước .......................... 7
Hình 1.5. Sản lượng cá rô phi và sản lượng thủy sản nuôi cả nước ............................... 8
Hình 1.6. Năng suất nuôi cá rô phi qua các năm ........................................................... 8
Hình 1.7: Cơ cấu chi phí sản xuất nuôi cá rô phi trong ao năm 2014 ............................ 9
Hình 1.8. Sơ đồ vị trí địa lý tỉnh Thanh Hóa ............................................................... 11
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .................................................................. 16
Hình 3.1. Cơ cấu diện tích các loại đất tỉnh Thanh Hóa năm 2014 .............................. 21
Hình 3.2. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh qua các năm ................................... 24
Hình 3.3. Diện tích nuôi cá rô phi ở một số huyện trong tỉnh ...................................... 24
Hình 3.4. Sản lượng cá rô phi và thủy sản nuôi của tỉnh qua các năm ......................... 25
Hình 3.5. Năng suất nuôi cá rô phi qua các năm ......................................................... 26
Hình 3.6. Diện tích nuôi thủy sản Thanh Hóa bị bệnh qua các năm ............................ 32
Hình 3.7. Nhu cầu cá rô phi giống tại Thanh Hóa ....................................................... 36
Hình 3.8. Cây vấn đề xác định nguyên nhân của sự phát triển không bền vững .......... 47

viii


DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BMP:


Quản lý tốt trong sản xuất

CoC:

Nuôi có trách nhiệm

ctv:

Cộng tác viên

DNT:

Diện tích nuôi thủy sản

DRP:

Diện tích nuôi cá rô phi

FAO:

Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc

FC:

Chi phí cố định

GDP:

Tổng thu nhập quốc nội


HACCP:

Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

NTTS:

Nuôi trồng thuỷ sản

TC:

Tổng chi

TR:

Tổng thu

VC:

Chi phí lưu động

VietGAP:

Quy phạm thực hành nuôi tốt trong nuôi trồng thủy sản

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu được thực hiện với nội dung “Hiện trạng và giải pháp phát triển
bền vững nghề nuôi cá Rô phi Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) tại Thanh

Hoá”. Mục tiêu của đề tài cung cấp những thông tin khoa học và thực tiễn về hiện
trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế xã hội làm cơ sở cho các nhà quản lý, hoạch định
chính sách đưa ra các giải pháp phát triển nghề nuôi cá rô phi tại Thanh Hóa theo
hướng hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu được thực hiện từ 2014 - 2015 tại các vùng
nuôi cá rô phi thâm canh tại tỉnh Thanh Hóa. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ
quan quản lý tại địa phương. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp
đánh giá có sự tham gia của cộng đồng và phỏng vấn. Nghiên cứu thực hiện điều tra
150 hộ nuôi thuộc 5 huyện có tiềm năng phát triển nghề nuôi cá rô phi. Những thông
tin chính được thu thập gồm hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, về diện tích nuôi cá rô phi thâm canh còn thấp so với tổng diện tích nuôi
trồng thủy sản, năm 2013 là 1,93%, năm 2014 là 2,1%, năm 2015 là 2,37% chiếm tỷ lệ
thấp. Tuy nhiên, năng suất trung bình gấp 3-4 lần và sản lượng chiếm tỷ lệ cao (4,3 15,3%) và đang có xu thế tăng dần. Số lượng lao động hộ nuôi trung bình 3,16 ± 1,51
lao động/hộ, và ở công ty trung bình là 14,56 ± 6,35 lao động/công ty, chất lượng lao
động chưa qua đào tạo chiếm 94,0%, của công ty chiếm 30%; hầu hết chủ hộ là nam
giới; chưa có kinh nghiệm nuôi cá rô phi; ao nuôi có thiết kế chủ yếu là hình chữ nhật,
diện tích ao nuôi nuôi cá rô phi của hộ nuôi trung bình đạt 3.199 ± 559 m2/ao; diện tích
ao nuôi cá rô phi của công ty trung bình đạt 3.090 ± 516 m2/ao.
Cá rô phi được nuôi từ 1-2 vụ/năm, trong đó số hộ nuôi 1 vụ/năm chiếm
78,0%; số hộ nuôi 02 vụ/năm chiếm 22%. Thời gian nuôi trung bình từ 180 – 220
ngày/vụ. Mật độ nuôi của các hộ dân trung bình 2,0 ± 0,5 con/m2, đối với công ty mật
độ nuôi trung bình 2,5 con/m2. Nguồn giống được mua từ Trại ương nuôi giống cá rô
phi trong tỉnh và giống nhập từ tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng có nguồn gốc
từ Trung Quốc. Năng suất nuôi cá rô phi của hộ dân trung bình đạt 9,6 tấn/ha/vụ, công
ty đạt 15,1 tấn/ha/vụ. Bệnh trên cá rô phi chưa gây thiệt hại nghiêm trọng, tỷ lệ chết từ
5 – 15 %, đa số đều được chữa trị kịp thời. Chi phí sản xuất nuôi cá rô phi trung bình
của hộ dân là 215 ± 1,5 triệu đồng/ha/vụ; tổng chi phí sản xuất trung bình của công ty
là 302,7 ± 5 triệu đồng/ha/vụ. Doanh thu từ mô hình nuôi cá rô phi thương phẩm của
x



các hộ dân đạt 279,8 ± 1,8 triệu đồng/ha/vụ; công ty đạt 463,3 ± 15,3 triệu đồng/ha/vụ,
lợi nhuận trung bình 72,7 ± 0,8 triệu đồng/ha/vụ. Công ty đạt lợi nhuận trung bình 132
± 25,6 triệu đồng/ha/vụ. Tỷ suất lợi nhuận trung bình đối với các hộ dân đạt 22%; đối
với công ty đạt 27 %. Để phát triển nghề nuôi cá rô phi tại Thanh Hóa theo hướng hiệu
quả, bền vững cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp liên quan đến quy hoạch, tổ chức
sản xuất, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ
sản phẩm và quản lý nhà nước .
Từ khóa: cá rô phi, kỹ thuật nuôi, phát triển bền vững, Thanh Hóa.

xi


MỞ ĐẦU
Cá rô phi là loài cá được nuôi phổ biến trên thế giới. Sản lượng rô phi nuôi
không ngừng tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn
cung cấp dinh dưỡng cho người nghèo, nghề nuôi cá rô phi cũng được coi là một sinh
kế tốt nhất cho nông dân thoát khỏi đói nghèo. Trong tương lai cá rô phi sẽ là sản
phẩm thay thế cho các loài cá thịt trắng đang ngày càng suy giảm, là mặt hàng thủy hải
sản được dự đoán làm thay đổi bức tranh thủy sản của thế kỷ XXI [30].
Là đối tượng ăn tạp, dễ nuôi, cá rô phi được di giống, thuần hoá và trở thành
đối tượng nuôi phổ biến ở các vùng nước khác nhau trên 100 nước trên thế giới [36].
Theo ước tính, năm 2006 sản lượng cá rô phi trên thế giới đạt trên 2,5 triệu tấn. Cá rô
phi đã trở thành đối tượng hàng hoá ngày càng có sức cạnh tranh cao ở ngay thị trường
các nước phát triển. Thị trường cá rô phi phát triển rất nhanh trong hai thập kỷ gần
đây, đặc biệt thị trường Mỹ và Châu Âu. Thị trường nhập khẩu cá rô phi trên thế giới
năm 1996 là 20.000 tấn, năm 1999 là 100.000 tấn. Năm 2008 Mỹ nhập khẩu 453.264
tấn cá rô phi. Nhập khẩu của Mỹ chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành
sản xuất cá rô phi trên toàn cầu.
Từ năm 1995, cá rô phi đơn tính lần đầu tiên được nuôi tại Thanh Hóa, và trở
thành đối tượng nuôi quan trọng, năng suất, sản lượng, giá trị thương mại ngày một

tăng. Bên cạnh đó, nuôi cá rô phi góp phần đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng tốt hơn
các vùng nước ngọt hiện có. Thanh Hóa có tiềm năng nuôi trồng thủy sản rất lớn với
17.730 ha diện tích nước ngọt, lợ, mặn. Trong đó, diện tích nuôi nước ngọt là 7.798 ha,
nước lợ là 908 ha, đã và đang chuyển đổi phát triển kinh tế trang trại. Toàn tỉnh có 184
xã có hồ chứa với tổng số 401 hồ chiếm diện tích 5.665 ha. Ngoài ra, còn có hệ thống
sông Chu, sông Mã, hồ chứa thủy điện Cửa Đạt, hồ Sông Mực... đã tạo nên hàng nghìn
ha diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại hạn chế về chất lượng con giống, ứng dụng khoa
học công nghệ, tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ... Các giải pháp và công nghệ
đưa ra chưa hoàn toàn khắc phục những khó khăn và tận dụng được các lợi thế để tạo
ra lượng hàng hoá lớn, đảm bảo chất lượng, có giá trị xuất khẩu. Trong những năm
qua, nghề nuôi cá rô phi ở Thanh Hóa chủ yếu theo phương pháp truyền thống, tận
dụng phụ phẩm nông nghiệp, thời gian nuôi kéo dài, cỡ cá thu hoạch nhỏ, giá trị
1


thương mại thấp, các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm không được kiểm soát. Vì
vậy, giá thành cao, hiệu quả kinh tế còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
Vấn đề cấp bách đặt ra cần có những định hướng phát triển nuôi cá rô phi phù
hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển theo hướng bền vững, tăng thu nhập cho
bà con nông ngư dân, góp phần thực hiện thành công mục tiêu ứng dụng công nghệ
cao trong nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực
hiện đề tài “Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi
Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) tại Thanh Hoá”.
Mục tiêu của đề tài: Nhằm đánh giá được hiện trạng nghề nuôi cá rô phi của tỉnh
Thanh Hóa, đề xuất được các giải pháp phát triển nghề nuôi cá rô phi theo hướng bền
vững tại tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
Nội dung của đề tài: Đề tài được thực hiện với hai nội dung:
1. Điều tra hiện trạng tỉnh hình nuôi cá rô phi tại tỉnh Thanh Hóa.
2. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, quản lý để phát triển nghề nuôi cá rô phi theo

hướng bền vững.
Ý nghĩa của đề tài:
Thành công của đề tài là cơ sở khoa học và thực tiễn cho ngành nông nghiệp
Thanh Hóa phát triển nghề cá rô phi tại tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi (họ Cichlidae). Hiện nay, có khoảng hơn
80 loài có tên là rô phi, trong đó khoảng 10 loài có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thuỷ
sản. Với khả năng thích nghi tốt với nhiều dạng môi trường mà hiện tại cá rô phi đang
được nuôi rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu, độ mặn khác nhau trên thế giới [27]. Hình
thức nuôi, mức độ nuôi cá rô phi cũng khá đa dạng, từ nuôi đơn đến nuôi ghép [26].

Hình 1.1. Sản lượng cá rô phi toàn cầu năm 2014 [31]
Cá rô phi là loài cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau các loài cá
chép. Sản lượng cá rô phi nuôi không ngừng tăng lên, nghề nuôi cá rô phi cũng giúp
nông dân ở nhiều quốc gia trên thế giới thoát nghèo [28]. Năm 2014, sản lượng cá rô
phi toàn cầu đạt 4,85 triệu tấn, tốc độ tăng trường 11,7% từ năm 2010 - 2014 (Hình 2).

Hình 1.2. Sản lượng cá rô phi của một số nước sản xuất chính năm 2013 [31]
3


Châu Á là khu vực chính sản xuất cá rô phi, chiếm hơn 60% tổng sản lượng cá
rô phi toàn cầu. Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới
đạt 1.600.000 tấn, tiếp theo là Indonesia 717.813 tấn, Philippines 275.000 tấn, Thái
Lan 220.000 tấn và Việt Nam 95.000 tấn [31], [32], [41]. Hình thức nuôi cá rô phi ở

Trung Quốc khá đa dạng, từ nuôi đơn, nuôi ghép, quảng canh đến siêu thâm canh.
Năm 2013, nước này xuất khẩu 370.000 tấn cá rô phi, trị giá 1,3 tỷ USD [1].
Cá rô phi được xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, Nhật dưới dạng sản phẩm nguyên
con đông lạnh, phi lê đông lạnh và sashimi [31]. Ngoài khu vực châu Á, Ai Cập là
nước có sản lượng lớn nhất với 768.000 tấn/năm (2012), cao thứ hai sau Trung Quốc,
chiếm 90% sản lượng cá rô phi ở châu Phi. Gần đây, một số nước châu Phi bắt đầu tập
trung phát triển cá rô phi, đặc biệt là Ghana với nhiều chính sách tốt.
1.2. Thị trường tiêu thụ cá rô phi
Nhập khẩu cá rô phi vào thị trường Mỹ có tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai
đoạn vừa qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,4%/năm. Giá trị nhập khẩu cá rô phi
vào Mỹ năm 2014 đạt 1,114 tỷ USD.

Hình 1.3. Sản lượng cá rô phi nhập khẩu vào thị trường Mỹ giai đoạn 2004-2014
Mỹ nhập khẩu cá rô phi chủ yếu từ Trung Quốc, sản lượng cá rô phi nhập khẩu
từ Trung Quốc chiếm 74,8% thị phần (2014). Một số nước có thị phần xuất khẩu vào
Mỹ sau Trung Quốc là Đài Loan, Indonesia, Honduras, Ecuado, Colombia. Tốc độ
tăng trưởng sản lượng của thị trường cá rô phi Mỹ giai đoạn 2009-2014 đạt
5,16%/năm. Trong các nhóm sản phẩm cá rô phi nhập khẩu vào thị trường Mỹ thì cá
rô phi fillet đông lạnh chiếm tỷ lệ cao nhất (363.571 tấn năm 2014), tiếp đến là sản
4


phẩm đông lạnh nguyên con (87.901 tấn) và thấp nhất là sản phẩm fillet tươi (57.011
tấn). Việt Nam tham gia thị trường Mỹ từ những năm 2009, chủ yếu ở phân khúc đông
lạnh nguyên con và fillet đông lạnh. Giai đoạn 2014 và 8 tháng đầu năm 2015 có sự
tăng trưởng nhanh về sản lượng cá rô phi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Nguồn cung cá rô phi vào thị trường Mỹ: Cá rô phi tươi sống và cá rô phi tươi
nguyên con chủ yếu là do nguồn cung trong nước. Cá rô phi fillet tươi do các nước
Trung và Nam Mỹ cung cấp, cá rô phi fillet và nguyên con đông lạnh do các nước
châu Á cung cấp. Tổng giá trị nhập khẩu cá rô phi vào thị trường Mỹ năm 2014 đạt

1,114 tỷ đô la Mỹ. Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Honduras Ecuado, Costa Rica,
Colombia là những nước có giá trị xuất khẩu cao nhất vào thị trường Mỹ.
Giá trị nhập khẩu cá rô phi vào thị trường Mỹ theo dạng sản phẩm fillet đông
lạnh chiếm tỷ lệ cao nhất (> 80%, tương ứng 754,8 triệu USD năm 2014), tiếp theo là
fillet tươi (192,8 triệu USD) và thấp nhất là cá rô phi đông lạnh nguyên con (80,9 triệu
USD). Việt Nam tham gia thị trường Mỹ ở hai phân khúc là fillet đông lạnh và đông
lạnh nguyên con. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu fillet đông lạnh của Việt Nam còn chiếm
tỷ lệ thấp hơn so với giá trị cá rô phi đông lạnh nguyên con.
Các nước Châu Âu nhập khẩu cá rô phi chiếm tỷ lệ thấp song đây là thị trường
tiềm năng cho mặt hàng cá rô phi fillet đông lạnh. Châu Âu chủ yếu nhập khẩu sản
phẩm cá rô phi fillet đông lạnh từ các nước châu Á trong đó có Trung Quốc, Việt
Nam, Indonesia và Thái Lan. Trong đó sản lượng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên
80% thị phần. Trong năm 2013 và 2014, Việt Nam đã tích cực phát triển xuất khẩu
sang thị trường châu Âu với tổng sản lượng đạt hơn 1.100 tấn năm 2014. Những nước
châu Âu nhập khẩu cá rô phi chính bao gồm Ba Lan, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và
Bỉ. Trong đó Ba Lan là nước nhập khẩu cá rô phi lớn nhất, cao thứ 2 là Tây Ban Nha.
Nước có giá nhập khẩu cao nhất là Bỉ (4,57 đô la/kg) và nước có giá nhập khẩu thấp
nhất là Ba Lan (2,88 đô la Mỹ/kg).
Có sự khác biệt về giá nhập khẩu cá rô phi từ các nguồn khác nhau do chất
lượng và thương hiệu. Giá xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam sang thị trường châu Âu
tuy có cao hơn so với giá cá rô phi của Trung Quốc song thấp hơn nhiều so với giá cá
của Indonesia và Thái Lan. Giá cá rô phi của Indonesia cao hơn là do nuôi trong hồ
chứa nước sâu có chất lượng cao. Ngoài yếu tố môi trường nuôi, cá rô phi của
5


Indonesia và Thái Lan có giá bán cao hơn là do kích cỡ thương phẩm lớn, tập trung
vào phân khúc hàng chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu. Do vậy, để nâng
cao tính cạnh tranh, Việt Nam cần đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm gắn
với xây dựng thương hiệu. Không phát triển thị trường cá giá rẻ do phải cạnh tranh với

cá rô phi chất lượng thấp của Trung Quốc.
Indonesia là nước xuất khẩu cá rô phi fillet đông lạnh lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau
Trung Quốc. So với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu cá rô phi của Indonesia tăng 22%
trong nửa đầu năm 2014. Mỹ tiêu thụ 60% tổng lượng cá rô phi xuất khẩu của
Indonesia. Đài Loan xuất khẩu 11.391 tấn cá rô phi nguyên con đông lạnh trong nửa
đầu của năm 2014. Gần 53% lượng cá rô phi này được xuất sang Mỹ. Trung Đông
cũng là một thị trường quan trọng đối với cá rô phi Đài Loan.
Nhập khẩu cá rô phi của các nước châu Á khá khiêm tốn do các nước tập trung
vào phục vụ nhu cầu trong nước. Trong nửa đầu 2014, tổng nhập khẩu vào Singapore,
Malaysia, Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản đạt khoảng 2.000 tấn. Cá rô phi nhập
khẩu vào Nhật Bản chủ yếu là loại có chất lượng để làm sashimi. Loại sản phẩm này
phần lớn có xuất xứ từ Đài Loan. Nhật Bản cũng có hàng nhập khẩu từ Philippines,
chủ yếu hướng đến cộng đồng người Philippines ở Nhật Bản. Gần đây, các thị trường
như Iran, Ukraine và Kazakhstan cũng NK cá rô phi đông lạnh [38], [41].
1.3. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghề nuôi cá rô phi đã có lịch sử phát triển hơn nửa thế kỷ và ngày
càng được nuôi, tiêu thụ phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước.
Bảng 1.1. Diện tích và thể tích lồng, bè nuôi cá rô phi ở nước ta năm 2014 [1]
STT

Địa phương

Diện tích nuôi (ha)

Thể tích (m3)

1

Miền núi phía Bắc


7.348

3.560

2

Đồng bằng Bắc bộ

10.660

195.597

3

Bắc Trung bộ

2.927

-

4

Nam Trung bộ

472

28.000

5


Tây Nguyên

1.578

-

6

Đông Nam bộ

1.115

6.300

7

Tây Nam bộ

1.648

977.008

25.748

1.210.465

Tổng
6



Về diện tích, theo thống kê năm 2014, diện tích nuôi cá rô phi của cả nước là
25.748 ha, nuôi lồng bè với tổng thể tích 1.210.465 m3, nuôi tập trung cao nhất ở các
khu vực đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Nam Bộ, chiếm 74,15% sản lượng cá rô
phi nuôi của cả nước [1].
So với diện tích nuôi trồng thủy sản trong cả nước, diện tích nuôi cá rô phi
chiếm tỷ lệ thấp. Cơ cấu diện tích nuôi cá rô phi năm 2005 là 3,12%, năm 2010 là
0,75%, năm 2014 là 1,99%. Diện tích nuôi trồng thủy sản trong cả nước tăng lên hàng
năm, trong khi diện tích nuôi cá rô phi có biến động, năm 2010 và 2014 đều có diện
tích nuôi thấp hơn năm 2005.

Hình 1.4. Diện tích nuôi cá rô phi và diện tích nuôi thủy sản cả nước
Trong số 25.748 ha nuôi cá rô phi, chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Bắc và
Bắc Trung bộ. Ở miền Nam, diện tích nuôi cá rô phi chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là các
ao ương nuôi cá rô phi trong mương vườn. Nuôi cá rô phi trong ao phổ biến ở miền
Bắc thì nuôi cá rô phi trong lồng bè lại là phổ biến ở các tỉnh miền Nam.
Về sản lượng cá rô phi năm 2014 của cả nước đạt 187.800 tấn. Tuy nhiên, sản
lượng cá rô phi đạt tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Các địa phương
có sản lượng cá rô phi cao bao gồm An Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Tháp,
Tiền Giang, Hà Nội có sản lượng cá rô phi đạt trên 10.000 tấn/năm. Những địa phương
có tỷ lệ sản lượng cá rô phi xuất khẩu cao bao gồm An Giang, Thanh Hóa [1].

7


Hình 1.5. Sản lượng cá rô phi và sản lượng thủy sản nuôi cả nước [1]
Về năng suất nuôi cá rô phi trong ao trung bình theo kết quả điều tra báo cáo
quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Năm
2015 có sự tăng trưởng về năng suất nuôi cá rô phi, từ 1,84 tấn/ha năm 2005 tăng 7,87
tấn/ha năm 2014 (Hình 1.6). Về mùa vụ nuôi đối với miền Bắc và Bắc Trung bộ, vụ
nuôi cá rô phi chính thường kéo dài trong thời gian 5-6 tháng, thả giống từ giữa tháng

4 - 5 và thu hoạch từ tháng 10-11. Đối với Nam Trung bộ và Nam bộ hình thức nuôi cá
rô phi trong lồng bè là phổ biến, cá rô phi có thể thả nuôi và thu hoạch quanh năm [1].

Hình 1.6. Năng suất nuôi cá rô phi qua các năm
Về tiêu thụ sản phẩm, hiện nay ở Việt Nam tồn tại hai kênh tiêu thụ cá rô phi
chính bao gồm cá rô phi tươi sống phục vụ thị trường trong nước và kênh chế biến
xuất khẩu. Trong đó kênh tiêu thụ cá rô phi tươi sống phục vụ thị trường trong nước
giữ vai trò chủ đạo. Xuất khẩu cá rô phi ở Việt Nam sang các thị trường trên thế giới
luôn tăng trưởng trong những năm gần đây. Năm 2014, giá trị xuất khẩu cá rô phi Việt
8


Nam đạt 32 triệu USD. Những thị trường xuất khẩu chính với sản phẩm cá rô phi của
Việt Nam bao gồm Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, xuất khẩu cá rô phi Việt Nam hiện nay
vẫn còn thấp, chiếm 1,06% tổng khối lượng cá rô phi nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Thị trường tiêu dùng nội địa với trên 90,728 triệu dân rất quan trọng cho cá rô phi.
Về sản xuất giống, cả nước hiện có 235 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá rô
phi, trong đó có 44 cơ sở nuôi giữ đàn cá bố mẹ với khoảng 940.000 cá thể, sản xuất
được khoảng trên 1 tỷ cá rô phi bột, trên 300 triệu cá rô phi giống. Số lượng giống này
chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu nuôi trồng hiện nay. Nhập khẩu giống từ các nước
trong khu vực (Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…) và chuyển giống từ miền Nam,
giống cá rô phi nhập nội hiện nay phần lớn qua đường tiểu ngạch, không rõ nguồn gốc
xuất xứ, chưa được đánh giá chất lượng [1].
Công nghệ sản xuất giống đơn tính đực chủ yếu áp dụng phương pháp dùng
hormone trộn vào thức ăn, phương pháp lai khác loài giữa rô phi vằn và rô phi xanh và
phương pháp nuôi cá rô phi bố mẹ và cho đẻ trong ao đất, vớt cá bột hàng ngày và
thực hiện chuyển đơn tính đực bằng phương pháp ngâm hoóc môn. Phương pháp này
hiện nay đang áp dụng có hiệu quả, rút ngắn thời gian sản xuất [37].
Về công nghệ nuôi, ở Việt Nam đã phát triển 3 công nghệ nuôi cá rô phi đang
được áp dụng phổ biến: Nuôi chuyên canh cá rô phi trong ao, nuôi ghép cá rô phi trong

ao và nuôi cá rô phi trong lồng bè [34]. Về môi trường và dịch bệnh trên cá rô phi nuôi
đã xuất hiện bệnh trên cá rô phi, được phân chia thành các nhóm theo tác nhân gây
bệnh: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, môi trường, thiếu dinh dưỡng. Trong đó bệnh do
vi khuẩn và ký sinh trùng là nguy hiểm nhất đối với cá rô phi.

Hình 1.7: Cơ cấu chi phí sản xuất nuôi cá rô phi trong ao năm 2014
9


Về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong nuôi cá rô phi trong ao, chi phí
thức ăn chiếm từ 65% đến 80% trong giá thành sản xuất , tuy nhiên ngành công nghiệp
chế biến thức ăn của nước ta đang phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp nước
ngoài. Hiện thị phần thức ăn cho cá rô phi phần lớn do các doanh nghiệp nước ngoài
quản lý (Cargill, Green Feed, Anova, UniPresident…) và một số doanh nghiệp nội
(Proconco, Kinh Bắc, Minh Hiếu, ABC, Minh Tâm...) sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh
học trong nuôi cá rô phi, theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản năm 2013, cả nước có
khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản, 3,7 triệu tấn thức ăn/năm. Để đạt được
150.000 tấn cá rô phi/năm theo định hướng tái cơ cấu ngành đến 2020, tổng sản lượng
thức ăn cho cá rô phi cần sản xuất trên 270.000 tấn/năm [1]. Các sản phẩm chế phẩm
sinh học dùng trong nuôi cá rô phi hiện nay rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Hiện
có hơn 100 chế phẩm sinh học đang được dùng trong nuôi cá rô phi.
Về tổ chức, quản lý sản xuất cá rô phi còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa có nhiều các
khu vực nuôi cá rô phi tập trung để tạo sản lượng lớn. Tổ chức sản xuất cá rô phi
thương phẩm còn manh mún, chủ yếu dựa trên kinh tế hộ và kinh tế trang trại nên
chưa sản xuất được sản phẩm cá rô phi có kích cỡ đồng đều, chất lượng tốt với số
lượng lớn. Hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng chưa được phát triển,
mang lại hiệu quả cho sản xuất, kinh doanh của người dân. Các mô hình kinh tế hợp
tác, các hội, hiệp hội ngành nghề còn mờ nhạt, không tương xứng với quy mô, thực
tiễn sản xuất, chưa thu hút được tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất [1].
1.4. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô
Hà Nội 153km về phía Bắc, về phía Nam cách Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 138 km,
cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km, có tọa độ địa lý từ 19018’ đến 20000’ vĩ độ
Bắc; 1040 22’ đến 106004’ kinh độ Đông. Với diện tích tự nhiên 11.129,48 km2 đứng
thứ 5 về diện tích tự nhiên của cả nước. Toàn tỉnh có 27 đơn vị hành chính trực thuộc,
gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện (trong đó 10 huyện đồng bằng, 06 huyện ven
biển, 11 huyện miền núi) với 637 xã, phường, thị trấn. Là tỉnh có địa hình khá phức
tạp, đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Địa hình Thanh Hoá chia
thành 3 vùng rõ rệt: Vùng miền núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển.

10


Hình 1.8. Sơ đồ vị trí địa lý tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt:
mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ năm chênh lệch đáng kể theo từng vị trí, theo vĩ độ. Trung bình năm đạt
23,6oC tại thành phố Thanh Hoá, vùng đồng bằng sông Mã; đạt 23oC vùng Hồi Xuân
trung lưu sông Mã, vùng sông Chu và đạt 23,3oC tại Như Xuân, Bái Thượng. Càng lên
vùng cao, nhiệt độ năm càng giảm. Mùa lạnh từ tháng 12 - 3, tháng lạnh nhất là tháng
1 với nhiệt độ trung bình từ 12-140C ở vùng miền núi và 15-170C ở vùng đồng bằng.
Mùa nóng từ tháng 5 - 9 nhiệt độ trung bình tháng bắt đầu tăng cao, nhất là khi có sự
hoạt động của gió Lào. Nhiệt độ tăng cao nhất là tháng 7 đạt 290C ở Thanh Hóa,
28,40C ở Bái Thượng, 27,60C ở Hồi Xuân, 26,30C ở Sông Mã, 25,20C ở Tuần Giáo.
Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng mùa nóng không nhiều từ 2-30C.
Về mặt khí hậu thì hầu hết thời gian trong năm đều có thể nuôi được cá rô phi
do nhiệt độ bình quân trong năm tương đối cao, trên 23oC. Những ngày có nhiệt độ
dưới 15oC không nhiều và thường chỉ kéo dài liên tục không quá 7 ngày. Về địa hình
địa mạo, diện tích đồng bằng của Thanh Hóa lớn, hiện tại đang phục vụ cho canh tác
nông nghiệp, hoàn toàn có thể chuyển đổi một phần sang nuôi cá rô phi.

Thanh Hóa có đường bờ biển dài 102 km trong đó có 6 cửa sông đổ ra biển,
đồng thời là nơi tiếp nhận dòng triều - mặn từ biển xâm nhập vào đất liền ở 4 hệ thống
11


sông chính gồm hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Càn và sông Bạng. Diễn biến triều
- mặn trong sông rất phức tạp do chịu chi phối của nhiều yếu tố tự nhiên và tác động
của con người. Việc đánh giá diễn biến triều - mặn trong mùa kiệt năm 2012 được Sở
tài nguyên và môi trường phối hợp với trung tâm khí tượng thủy văn Thanh Hóa thực
hiện điều tra tại vùng hạ lưu hệ thống sông Mã từ ngày 11/3 đến 23/3 và vùng hạ lưu
hệ thống sông Yên, sông Lạch Bạng từ 24/2 đến 6/4 năm 2012 cho thấy nếu lấy độ
mặn 1‰ là giới hạn và tính từ cửa biển về phía thượng lưu, độ mặn xâm nhập vào các
sông trong đợt điều tra năm 2012 như sau: Trên dòng chính sông Mã mặn xâm nhập
vào sâu tới 23km, sông Lèn tới 18,5 km, sông Lạch Trường, Lạch Bạng và kênh De
xâm nhập mặn trên toàn tuyến sông; vùng sông Yên từ 22 - 25 km. Xâm nhập mặn
vùng cửa sông ven biển ở mức độ trung bình. Mức độ xâm nhập mặn vùng sông Mã có
phần thấp so với cùng kỳ năm 2011; vùng sông Yên, sông Bạng ở mức xấp xỉ đến cao
hơn một ít so với cùng kỳ năm 2011.
Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam: phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m,
thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự
nhiên của cả tỉnh. Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng đồng
bằng, vùng ven biển và vùng trung trung du miền núi với những đặc trưng như sau:
- Vùng đồng bằng: Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 195.550ha,
chiếm 17,6% diện tích toàn tỉnh bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá,
Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thành phố Thanh Hoá và thị
xã Bỉm Sơn. Đây là vùng được bồi tụ bởi 4 hệ thống sông chính là: Hệ thống sông Mã,
sông Bạng, sông Yên, sông Hoạt. Vùng này có độ dốc không lớn, bằng phẳng, độ cao
trung bình dao động từ 5 - 15 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, một số nơi trũng
như Hà Trung có độ cao chỉ khoảng 0 - 1 m. Đặc điểm địa hình vùng này là sự xen kẽ

giữa vùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đây là vùng có tiềm năng,
thế mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
- Vùng ven biển: Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã chạy dọc ven bờ biển với
chiều dài 102 km từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương
đến Tĩnh Gia. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 118.078ha, chiếm 10,6% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh, địa hình tương đối bằng phẳng; Chạy dọc theo bờ biển là các cửa
12


sông. Vùng đất cát ven biển có địa hình lượn sóng chạy dọc bờ biển, độ cao trung bình
3 - 6 m. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đặc biệt vùng này
có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát, có những vùng đất đai rộng lớn
thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp (Nghi Sơn),
dịch vụ kinh tế biển nói chung.
- Vùng trung du, miền núi: Gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi
Trường Sơn phía Nam, bao gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá
Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thuỷ,
Thạch Thành, có tổng diện tích tự nhiên là 799.319ha, chiếm 71,8% diện tích toàn
tỉnh. Độ cao trung bình vùng núi từ 600-700 m, độ dốc trên 250. Ở đây có những đỉnh
núi cao như Tà Leo (1.560 m) ở phía hữu ngạn sông Chu, Bù Ginh (1.291 m) ở phía tả
ngạn sông Chu. Vùng trung du có độ cao trung bình từ 150-200m, độ dốc từ 150 - 200
chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh
phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cao su, mía đường của
tỉnh Thanh Hóa.
Ngoài ra, Thanh Hóa có chiều dài bờ biển 102 km được giới hạn từ Cửa lạch
Càn (giáp Ninh Bình) đến Đông Hồi, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An),
vùng lãnh hải rộng hơn 1,7 vạn km2. Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn, nhỏ. Trong đó có
5 cửa lạch chính là: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng và Lạch Ghép,
gần bờ có một số đảo có điều kiện để xây dựng cảng biển và phát triển vận tải biển.
Tại các cửa lạch: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép, Lạch Bạng và đảo

có thể xây dựng cảng cá kết hợp cảng bách hóa, hiện nay tại các cửa lạch này đang là
tụ điểm giao lưu kinh tế và là những trung tâm nghề cá, cảng cá, khu tránh trú bão tàu
thuyền ngư dân của vùng, rất thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào.
Nguồn nước cho nuôi thuỷ sản nước ngọt bao gồm: nước từ các sông, suối,
nước hồ chứa thủy lợi qua các hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp; nước mưa. Theo
kết quả điều tra quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2020. Cho thấy sự nhiễm bẩn do nước mặt và nước mưa, nước
thải thấm trực tiếp vào công trình nước sinh hoạt đặc biệt đối với các vùng có sản xuất
công nghiệp, làng nghề, du lịch... Các chỉ tiêu bị ô nhiễm nhiều là Mn, BOD5, COD,
SS, NH4+, NO3- NO2-, Mn, Fe, ColiForm...
13


Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu chất lượng nước ở các sông có dấu hiệu ô nhiễm
Tên sông và địa điểm quan
trắc

Một số chỉ tiêu có dấu hiệu bị ô nhiễm
NH4 (QCVN: 0,5)
2010

2014

S. Lèn tại Gũ
1,65

Dầu mỡ (QCVN: 0,1)
2010

2014


0,27 - 0,42

0,2 - 0,28

0,18 - 0,41

0,3 - 0,37

0,4 - 0,48

0,3 - 0,37

S. Yên tại Lạch Ghép

0,8

S. Thị Long tại cầu Đò Trạp

1,24

S. Mực tại cầu Chuối

0,99

0,91 - 0,96

0,3 - 0,39

0,28 - 0,35


S. Hoàng tại cầu Sông Hoàng

0,9

1,76

0,28 - 0,35

0,26 - 0,32

S. Lý tại cầu Cảnh

0,78

0,6 - 0,67

0,27 - 0,44

0,22 - 0,28

S. Lạch Trường tại cầu Bút Sơn

0,92

0,28 -0,4

0,4 - 0,64

S. Hoạt tại cầu Cừ


0,61 - 0,8

0,28 - 0,35

0,26 - 0,3

S. Hoạt tại cầu Báo Văn

0,8 - 2,2

0,28 - 0,41

0,32 - 0,57

0,56

0,26 - 0,62

0,4 – 1,85

S. Hoạt tại Lạch Càn
S. Lò Trung Thượng, Quan Sơn

0,75

0,35 - 0,63

0,4 - 0,45


S. Nhà Lê tại cầu Bố

1,6

0,32 - 0,44

0,28 - 0,46

S. Quảng Châu

2010

1,06

0,6 - 0,62

0,26 - 0,3

Hồ Yên Mỹ

2010

0,75

0,28 - 0,41

0,32 - 0,57

Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu hóa chất bảo vệ thực vật và nồng độ chất
phóng xạ trong nước một số sông qua 6 đợt quan trắc năm 2011 cho thấy: hầu hết các

mẫu nước quan trắc đều có hàm lượng chất hóa chất bảo vệ thực vật chlor hữu cơ,
phốt pho hữu cơ, chất diệt cỏ và nồng độ chất phóng xạ α và β thấp hơn tiêu chuẩn cho
phép. Kết quả phân tích 14 chỉ tiêu chất lượng nước theo QCVN02/BYT cho thấy các
chỉ tiêu cơ bản như độ đục, pH, ammonium, sắt tổng cộng, độ cứng, chlorua, florua,
asen, ecoli đều thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng nước theo QCVN08:2008/BTNMT,
nguồn nước loại A1 và A2, có thể sử dụng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Như
vậy nguồn nước mặt để khai thác nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa có chất lượng
nước phù hợp cho nuôi trồng thủy sản.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, năm
2013 diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh hơn 7340 ha, cá rô phi được đưa vào
nuôi ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 2003, tuy nhiên chủ yếu là nuôi theo hình thức xen
14


×