Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Nghiên cứu thành phần loài cá ở các cảng cá tỉnh Bình Thuận (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.92 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Khánh Vân

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ
Ở CÁC CẢNG CÁ TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Khánh Vân

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ
Ở CÁC CẢNG CÁ TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TỐNG XUÂN TÁM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Tống Xuân Tám.
Mọi số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác, tài liệu
tham khảo trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đúng theo quy định.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Khánh Vân


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Tống Xuân Tám - người đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Trường, Phòng Sau đại học, Khoa
Sinh học - Bộ môn Sinh thái học, Động vật học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh, Chi cục Thủy Sản Bình Thuận và người dân địa phương ở Thành phố Phan
Thiết, Thị xã La Gi và huyện đảo Phú Quý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện luận văn này.
Trong quá trình đi thu mẫu ở Bình Thuận, tôi đã được các cán bộ của Chi cục
Thủy sản tỉnh Bình Thuận, Ban Quản lý các bến cá, Ban Quản lý tàu cá huyện đảo
Phú Quý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành công việc. Nhân đây, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn đối với những sự giúp đỡ quý báu ấy, đặc biệt là sự giúp đỡ
nhiệt thành của KS. Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình
Thuận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tận đáy lòng đến các bạn Huỳnh Thị Diệu Thủy,

Danh Văn Lâm, Qua Đồng Công Thành, Thổ Thị Thái Thưa, Lê Thị Kim Anh, Nguyễn
Duy Hải đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi khi đi thu mẫu trên đảo Phú Quý cũng như đã
chăm sóc tôi những lúc say sóng khi di chuyển ra đảo.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến mẹ và em gái tôi, cùng
những người thân yêu đã luôn ở bên cạnh chăm sóc và tạo động lực giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Khánh Vân


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Phụ lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 4
1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá biển trên thế giới, ở việt nam và tỉnh Bình Thuận ........ 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu khu hệ cá biển trên thế giới ............................................ 4
1.1.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá biển ở Việt Nam ............................................... 4
1.1.3. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá ở vùng biển tỉnh Bình Thuận ............................ 6
1.2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của tỉnh Bình Thuận ..................................................... 11
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Thuận ......................................................... 11

1.2.2. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận ................................ 16
1.3. Tình hình khai thác nguồn lợi cá ở tỉnh Bình Thuận .................................................. 17
1.3.1. Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản ............................................................ 17
1.3.2. Cơ cấu ngành nghề khai thác hải sản ............................................................. 17
1.3.3. Biến động thành phần các nhóm loài khai thác ............................................... 20

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 23
2.1. Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu ................................................................. 23
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu cá ...................................................................................... 23
2.2.1. Ngoài thực địa ................................................................................................ 23
2.2.2. Trong phòng thí nghiệm ................................................................................. 25
2.2.3. Phương pháp xây dựng bộ sưu tập cá ............................................................. 28
2.2.4. Phương pháp đánh giá nguồn lợi cá ................................................................ 29

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 30
3.1. Thành phần các loài cá ở các cảng cá tỉnh Bình Thuận .............................................. 30


3.1.1. Danh sách các loài cá ở các cảng cá tỉnh Bình Thuận ..................................... 30
3.1.2. Đặc điểm khu hệ cá ở các cảng cá tỉnh Bình Thuận ........................................ 56
3.1.3. Tình hình các loài cá biển trong Sách Đỏ thu được ỏ tỉnh Bình Thuận ............ 66
3.1.4. So sánh mức độ gần gũi với các khu hệ cá khác ............................................. 68
3.1.5. Cấu trúc về sinh thái của khu hệ cá ở các cảng cá tỉnh Bình Thuận ................. 69
3.2. Giá trị sử dụng của các loài cá thu được ở các cảng cá tỉnh Bình Thuận .................... 71
3.2.1. Cá khai thác tự nhiên làm thực phẩm.............................................................. 71
3.2.2. Cá có tiềm năng nuôi làm cảnh....................................................................... 71
3.2.3. Cá có khả năng nuôi thương phẩm ................................................................. 72
3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi cá ................................................................ 73

3.3.1. Khai thác quá mức ......................................................................................... 73
3.3.2. Ô nhiễm môi trường ....................................................................................... 74
3.3.3. Công tác quản lí và ý thức của người dân ....................................................... 75
3.4. Các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi ............................................................ 75
3.4.1. Bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường ............................................. 76
3.4.2. Tổ chức quản lí khai thác nguồn lợi thủy hải sản ............................................ 76
3.4.3. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức .................................................... 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 80
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 84


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng so sánh thành phần loài cá ở vùng ven biển tỉnh Bình Thuận
với các khu hệ cá khác ...................................................................... PL 1
Phụ lục 2. Hình các loài cá biển ở tỉnh Bình Thuận ......................................... PL 19
Phụ lục 3. Một số hình ảnh về sinh cảnh ở KVNC ........................................... PL 60
Phụ lục 4. Một số hình ảnh về phương pháp nghiên cứu .................................. PL 63
Phụ lục 5. Phiếu điều tra cá …………………………… ................................. PL 65
Phụ lục 6. Nhãn cá dán trên lọ mẫu vật trưng bày ............................................ PL 66
Phụ lục 7. Phiếu thu mẫu cá ............................................................................. PL 66
Phụ lục 8. Biểu mẫu phân tích cá ..................................................................... PL 67


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chú giải


CS

Cộng sự

FAO

Tổ chức nông lương thế giới của Liên
Hợp Quốc (Food and Agriculture
Organization of the United Nations)

KVNC

Khu vực nghiên cứu

NCKH

Nghiên cứu Khoa học

Nxb

Nhà xuất bản

p.

Page

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tr.

Trang


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số lượng tàu thuyền của từng nghề khai thác hải sản ở Bình Thuận ....... 18
Bảng 1.2. Sản lượng khai thác các nhóm loài hải sản của các nghề khai thác ......... 20
Bảng 2.1. Thời gian, địa điểm thu mẫu .................................................................. 23
Bảng 3.1. Danh sách các loài cá thu được ở các cảng cá tỉnh Bình Thuận .............. 31
Bảng 3.2. Tỉ lệ các họ, giống, loài trong những bộ cá ở tỉnh Bình Thuận ............... 56
Bảng 3.3. Thành phần và tỉ lệ các giống, loài trong những họ cá ở KVNC............. 57
Bảng 3.4. Tỷ lệ các bậc phân loại của hai lớp cá ở các cảng cá tỉnh Bình Thuận .... 61
Bảng 3.5. Các loài cá trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở KVNC ........................... 67
Bảng 3.6. So sánh các đơn vị phân loại ở KVNC với các khu hệ cá khác............... 68
Bảng 3.7. Tỷ lệ các nhóm sinh thái của khu hệ cá ở tỉnh Bình Thuận..................... 69


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Bản đồ huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận ....................................... 12
Hình 1.2. Bản đồ tỉnh Bình Thuận ........................................................................ 13
Hình 2.1. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá xương (theo Rainboth W. J., 1996) ........... 26
Hình 2.2. Sơ dồ chỉ dẫn số đo ở cá đuối (theo Nguyễn Khắc Hường, 2001) ........... 27
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện số lượng và tỷ lệ các bậc phân loại trong hai lớp cá

ở các cảng cá tỉnh Bình Thuận .............................................................. 62
Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ % họ, giống, loài trong các bộ cá ở KVNC......................... 65
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh số loài cá phân bố theo mùa ở KVNC ........................... 66
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh các đơn vị phân loại cá ở KVNC với các khu hệ khác... 68
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % các nhóm sinh thái của khu hệ cá ở các cảng cá
tỉnh Bình Thuận .................................................................................... 69


1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có vùng biển rộng với
diện tích 52.000 km2 cùng nhiều điều kiện khá thuận lợi đã giúp tỉnh trở thành một
trong những ngư trường lớn của Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết
nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía nam. Cùng với thị xã La
Gi và huyện đảo Phú Quý, thành phố Phan Thiết là một trong 3 ngư trường trọng
điểm của tỉnh Bình Thuận. Với vùng biển rộng, có hoạt động tích cực của nước trồi
vào các tháng gió mùa Tây Nam, nhiều sinh vật phù du, nước biển trong và sạch, đây
là nơi thích hợp cho sự phát triển của các loài cá. Do đó có thể nói, cá biển nơi đây
rất đa dạng và phong phú. Thêm vào đó, lợi thế về biển đã giúp Bình Thuận có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển; đặc biệt là khai thác và chế
biến cá biển. Từ đó, chúng tôi nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu về thành phần
loài cá biển nơi đây để khẳng định sự đa dạng và phong phú của các loài cá; đồng
thời, qua đó điều tra tình hình nguồn lợi, thực trạng khai thác và bảo vệ nguồn cá biển
ở tỉnh Bình Thuận.
Mặc khác, vào dịp hè mỗi năm, Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP.
Hồ Chí Minh thường tổ chức cho sinh viên năm 3 đi thực tập thiên nhiên. Đợt thực
tập này có ý nghĩa thiết thực nhằm củng cố các học phần đã học, trong đó có học phần
Động vật học 2 (Động vật có xương sống). Khoa thường tổ chức cho sinh viên đi thực

tập thiên nhiên ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận để giảm chi phí cho Nhà
trường và sinh viên. Tuy nhiên, tài liệu về thành phần loài cá biển ở nơi đây hầu như
chưa đầy đủ, vì thế gây nhiều khó khăn cho sinh viên trong quá trình tập nhận biết
nhanh và chính xác các loài cá khi đi thực tập thiên nhiên tại thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận.
Do đó, việc nghiên cứu thành phần loài cá biển ở thành phố Phan Thiết - tỉnh
Bình Thuận để xây dựng nguồn tài liệu cho Khoa sinh học - Trường Đại học Sư phạm
TP. Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc định loại nhanh, hiệu quả,
chính xác là một việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.


2

Từ những lí do trên, luận văn với đề tài “Nghiên cứu thành phần loài cá ở các
cảng cá tỉnh Bình Thuận” được thực hiện.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thành phần loài cá ở các cảng cá tỉnh Bình Thuận, qua đó giúp xây
dựng bộ mẫu và tài liệu định loại những loài cá biển thường gặp ở tỉnh Bình Thuận,
phục vụ việc thực tập thực tế thiên nhiên của sinh viên Khoa Sinh học – Trường Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các loài cá thu được ở ven biển tỉnh Bình Thuận.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Thu thập các loài cá ở các cảng cá tỉnh Bình Thuận vào các mùa khác nhau
để đánh giá tần suất xuất hiện.
2. Phân tích, định loại, lập danh sách các loài cá, sắp xếp theo hệ thống và mô
tả chi tiết bổ sung những đặc điểm sai khác về hình thái cá so với các mô tả
của các tác giả nghiên cứu trước.
3. So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài cá biển ở các cảng cá tỉnh Bình
Thuận với các khu hệ cá khác.
4. Xây dựng bộ mẫu và tài liệu định loại những loài cá biển thường gặp ở tỉnh

Bình Thuận. Cấu trúc về tài liệu định loại mỗi loài cá gồm hệ thống phân loại
đầy đủ: tên đồng vật (synonym), tên tiếng Anh (English name), tên địa
phương (local name), số mẫu nghiên cứu (total sample), địa điểm thu mẫu
(sampling locations), mô tả (description) gồm các chỉ số đo đếm, đặc điểm
về hình thái, màu sắc của mẫu cá trưởng thành hoặc con non, mẫu vật
(specimens), phân bố (distribution), sinh học - sinh thái (biology environment), giá trị sử dụng (the value used), ngư cụ khai thác (fishing
gear), tình trạng (status), phân hạng (classification), biện pháp bảo vệ
(protection method) và hình chụp minh họa.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


3

1. Các loài cá ở biển Bình Thuận thu được trong những đợt đi thu mẫu từ tháng
8/2016 - 7/2017.
2. Thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả chỉ làm trên địa bàn một số ngư
trường trọng điểm của tỉnh Bình Thuận là Phú Quý, La Gi và Phan Thiết.


4

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ BIỂN TRÊN THẾ GIỚI, Ở VIỆT
NAM VÀ TỈNH BÌNH THUẬN
1.1.1. Tình hình nghiên cứu khu hệ cá biển trên thế giới
Theo thống kê của Eschmeyer W. N. (2017); Tổ chức FAO (2017), Eschmeyer
W. N. & Fong J. D. (2017); Froese R. & Pauly D. (2017), Fish Base thì trên thế giới
có khoảng 33.600 loài cá, với 319.100 tên gọi khác nhau (tính đến tháng 6/2017). Số
còn lại chưa được mô tả hiện sống ở các vực nước trên Trái Đất khá nhiều. Tuy nhiên,
các tác giả này không tách riêng nhóm cá nước ngọt và nhóm cá biển nên chúng ta

khó có thể biết được số loài cá biển hiện nay đã phát hiện trên thế giới có khoảng bao
nhiêu loài [60].
Cơ sở dữ liệu về từng loài cá thì nằm rải rác ở các tài liệu và các website khác
nhau. Các website này tuy dễ dàng tra cứu định loại các loài cá về hệ thống phân loại,
hình ảnh màu minh họa, vị trí phân bố,… nhưng được viết bằng tiếng Latin (hệ thống
phân loại), tiếng Anh, tiếng Pháp,… và các loài mô tả còn sơ sài về các chỉ số đo,
đếm, đặc điểm hình thái và màu sắc và thiếu rất nhiều cơ sở dữ liệu khác nên gây
không ít khó khăn cho những người định loại cá ở trong nước, n hất là đối với những
người nghiên cứu và học viên, sinh viên mới bắt đầu làm quen với công việc định
loại cá.
1.1.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá biển ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có lợi thế rất lớn về biển với đường bờ biển dài trên 3.260
km trải dài từ Bắc xuống Nam và diện tích biển khoảng 1 triệu km2. Cá biển ở Việt
Nam rất đa dạng, phong phú về số lượng và thành phần loài. Theo thống kê của tác
giả Nguyễn Hữu Phụng và cộng sự thì cá biển Việt Nam có khoảng 2.000 loài, trong
đó có trên 100 loài có sản lượng cao, thường gặp trong đánh bắt, góp phần to lớn
trong việc cung cấp thực phẩm. Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người thì cá
biển còn có ý nghĩa trong các hoạt động dịch vụ, giải trí và trong nghiên cứu khoa


5

học. Tính đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cá biển
Việt Nam như:
Viện Nghiên cứu Biển, Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước (1971), Cá kinh
tế vịnh Bắc Bộ, gồm 65 loài, thuộc 34 họ, trong đó có 40 loài có giá trị kinh tế lớn
[41].
Nguyễn Khắc Hường (1991), Cá biển Việt Nam (Ganoidomorpha,
Clupeomorpha), gồm 65 loài, thuộc 15 họ và 7 bộ [13].
Nguyễn Nhật Thi (1991), Cá biển Việt Nam, Cá xương Vịnh Bắc Bộ, gồm 218

loài, 104 giống, thuộc 15 họ [34].
Nguyễn Khắc Hường, Nguyễn Nhật Thi (1992), Cá biển Việt Nam (Amphioxi,
Chondrichthyes), gồm 89 loài thuộc 24 họ và 11 bộ [14].
Nguyễn Khắc Hường (1993), Cá biển Việt Nam (Anguillomorpha,
Cyprinomorpha, Atherinomorpha), gồm 74 loài, thuộc 18 họ và 4 bộ [15].
Nguyễn Khắc Hường (1993), Cá biển Việt Nam, (Parapercomorpha,
Percomorpha), gồm 50 loài, thuộc 13 họ và 6 bộ [16].
Nguyễn Nhật Thi (2000), Động vật chí Việt Nam, Cá biển, phân bộ cá Bống
(Gobioidei), gồm 92 loài, thuộc 54 giống, 4 họ và 1 phân bộ [35].
Nguyễn Khắc Hường (2001), Động vật chí Việt Nam, gồm 132 loài, thuộc 33
họ và 13 bộ [17].
Nguyễn Hữu Phụng (2001), Động vật chí Việt Nam, Cá biển, Bộ cá Cháo biển
(Elopiformes), gồm 127 loài, thuộc 15 họ và 4 bộ [26].
Nguyễn Hữu Phụng (Chủ biên), Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính, Đỗ Thị
Như Nhung (2001), Danh mục cá biển Việt Nam, Bộ cá Vược (Perciformes), tiếp từ
phân bộ cá Bàng chài (Labroidei) đến phân bộ cá Chim trắng (Stromateoidei), gồm
341 loài, 142 giống, 30 họ và 11 phân bộ thuộc bộ cá Vược (Perciformes) [27].
Thái Thanh Dương (2001), Một số loài cá biển thường gặp ở Việt Nam, gồm
230 loài, thuộc 86 họ [11].
Nguyễn Khắc Hường, Trương Sỹ Kỳ (2007), Động vật chí Việt Nam, Cá biển
(Beloniformes, Cyprinodontiformes, Atheriniformes, Salmonitiformes, Gadiformes,


6

Lampridiformes,

Zeiformes,

Beryciformes,


Mugiliformes,

Pegasiformes,

Lophiiformes, Syngnathiformes), gồm có 179 loài, thuộc 37 họ và 12 bộ [18].
Nguyễn Văn Lục, Lê Thị Thu Thảo, Nguyễn Phi Uy Vũ (2007), Động vật chí
Việt Nam, Cá biển: Bộ cá Vược - Perciformes (Carangidae, Mullidae,
Chaetodontidae, Labridae, Scombridae), gồm 183 loài , thuộc 63 giống, 5 họ, 3 phân
bộ và 1 bộ [20].
Đỗ Thị Như Nhung (2007), Động vật chí Việt Nam, Cá biển (bộ cá Vược Perciformes: Percoidei, Acanthuroidei), gồm 226 loài, thuộc 62 giống, 9 họ, 2 phân
bộ và 1 bộ [25].
Tống Xuân Tám, Cao Hoài Đức (2013) đã tiến hành thu mẫu, phân tích, xây
dựng cơ sở dữ liệu chi tiết và bộ mẫu gồm 142 loài cá biển ở Vũng Tàu, thuộc 101
giống, 63 họ và 17 bộ, với bộ cá Vược (Perciformes) chiếm số lượng nhiều nhất (gồm
33 họ, 57 giống, 90 loài). Trong đó, có 3 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam 2007 là cá
Cháo lớn Megalops cyprinoides, cá Đường Otolithoides biauritus bậc VU, cá Mòi
không răng Anodontostoma chacunda bậc VU,… [33].
Nhận xét: Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu thuộc nhiều lưu vực khác
nhau nên thành phần các loài cá ở Việt Nam được phát hiện ngày càng nhiều, góp
phần vào công tác điều tra nguồn lợi cá nói chung của Việt Nam. Các công trình
nghiên cứu không những lập danh sách thành phần loài mà còn mô tả chi tiết về các
đặc điểm phân bố, hình thái, sinh lí, sinh học, sinh thái, giá trị sử dụng và tình trạng
bảo vệ. Tuy nhiên, các tác giả chưa thống nhất trong việc sắp xếp thành phần loài
theo một hệ thống phân loại nhất định nên việc đối chiếu và so sánh còn gặp rất nhiều
khó khăn. Cần phải có một công trình nghiên cứu, sắp xếp tất cả các loài cá phát hiện
được cho đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam theo hệ thống phân loại cá của
Eschmeyer W. N. & Fong J. D. (2017). Hơn nữa, cần có một công trình mang tính
tổng hợp tất cả các nghiên cứu về khu hệ cá ở Việt Nam để cho thấy bức tranh tổng
quát về đa dạng sinh học cá ở biển Việt Nam.

1.1.3. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá ở vùng biển tỉnh Bình Thuận


7

Trước đây, các nghiên cứu về khu hệ cá biển ở tỉnh Bình Thuận (gộp chung với
tỉnh Ninh Thuận hợp thành tỉnh Thuận Hải) chủ yếu được tổng hợp chung trong các
công trình của khu vực và cả nước.
Giai đoạn 1978-1980, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài “Điều tra
nguồn lợi cá tầng giữa và tầng trên ở vùng biển Thuận Hải – Minh Hải” và đã phát
hành ấn phẩm “Nghiên cứu nguồn lợi cá biển Thuận Hải” vào năm 1985 [42].
Năm 1990, Lê Đức Tố và nnk. đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều kiện tự
nhiên và nguồn lợi vùng biển Thuận Hải”, nhóm tác giả đã đưa ra những dẫn liệu cơ
bản về mối quan hệ giữa các đặc trưng môi trường và nguồn lợi hải sản tại đây; bên
cạnh đó, đề tài còn giúp xây dựng được bản đồ hải dương học ngư nghiệp cho vùng
biển Thuận Hải (trước đây) [37].
Năm 1992, Vũ Huy Thủ và Trần Văn Bun đã công bố ấn phẩm “Nguồn lợi hải
sản vùng biển Trung Bộ Việt Nam” [36].
Vào tháng 5-7/1993 và tháng 4-5/1995, Viện Hải dương học Nha Trang tiến
hành khảo sát vùng biển Cù Lao Cau để tìm hiểu về đa dạng sinh học và nguồn lợi cá
rạn san hô ở vùng biển này [38].
Năm 1996, Nguyễn Xuân Huấn đã thực hiện luận án Phó tiến sĩ Sinh học với đề
tài “Đặc điểm sinh trưởng, biến động trữ lượng và dự báo khả năng khai thác một số
loài cá kinh tế ở vùng biển Bình Thuận – Ninh Thuận” [12].
Từ năm 1998 đến 2000, Viện Hải dương học Nha Trang đã thực hiện đề tài
“Điều tra các điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi vùng ven bờ vịnh Phan Thiết
và xây dựng định hướng chính phát triển bền vững kinh tế xã hội địa phương” [38].
Năm 2001, Sở Thủy sản tỉnh Bình Thuận thực hiện đề tài “Nghiên cứu biện
pháp nâng cao hiệu quả thả chà tập trung cá tại Bình Thuận” [29].
Từ năm 2000 đến 2003, Sở Thủy sản tỉnh Bình Thuận thực hiện đề tài “Khảo

sát điều tra đánh giá thực trạng nghề cá khai thác ven bờ tỉnh Bình Thuận” [30].
Tiếp đó vào năm 2005-2006, Sở Thủy sản tỉnh Bình Thuận thực hiện dự án
“Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản tình Bình Thuận đến năm 2010” và sau đó là


8

dự án “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Bình
Thuận đến năm 2010, định hướng 2020” [31].
Kết quả các dự án của Sở Thủy sản Bình Thuận đã cung cấp nhiều thông tin về
đặc điểm tự nhiên của các ngư trường trọng điểm của tỉnh và nhiều số liệu điều tra có
giá trị về nghề khai thác và sản lượng khai thác thủy sản tại vùng biển tỉnh Bình
Thuận; từ đó định hướng cho việc quản lý và phát triển nguồn lợi kinh tế biển của
tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Nguyễn Thành Nam, Vũ Trung Tạng (2007) với đề tài “Dẫn liệu bước đầu về
thành phần loài cá vùng vịnh Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận”, tác giả đã xác định được
176 loài cá nằm trong 135 giống, 75 họ và 19 bộ với mức độ đa dạng cao về bậc bộ
và họ. Trong số đó có 106 loài cá san hô thuộc hầu hết các họ cá san hô điển hình và
91 loài cá có giá trị kinh tế: 65 loài cá có giá trị thương phẩm và 29 loài cá có giá trị
làm cảnh [24].
Vũ Trung Tạng, Nguyễn Thành Nam (2008) với công trình “Nghiên cứu thành
phần loài cá san hô vịnh Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận”, tác giả đã xác định được 119
loài cá san hô thuộc 96 giống, 54 họ và 12 bộ với mức đa dạng rất cao về bậc bộ và
bậc họ. Bộ cá chiếm ưu thế tuyệt đối ở tất cả các bậc phân loại là bộ cá Vược
(Perciformes) với họ nhiều loài nhất là họ cá Nục (Carangidae). Trung bình mỗi bộ
có 4,5 họ; 8,0 giống và 9,9 loài. Mỗi họ trung bình có 1,8 giống và 2,2 loài. Đặc biệt,
nghiên cứu đã ghi nhận được đại diện của hầu hết các họ cá san hô điển hình (chỉ trừ
họ Zanclidae). Trong số 119 loài cá san hô ghi nhận được có đến 68 loài (chiếm
54,14%) có giá trị kinh tế với 44 loài cá thương phẩm và 26 loài có giá trị làm cảnh.
Tất cả mẫu cá hiện nay đang được lưu trữ tại bảo tàng Sinh vật – khoa Sinh học

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội [32].
Năm 2008, Viện Hải dương học Nha Trang với sự tài trợ của WWF đã tiếp tục
thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học vùng biển xung quanh Cù Lao
Cau tỉnh Bình Thuận” [40].


9

Năm 2009-2010, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện dự án “Xây dựng Quy
hoạch chi tiết Khu bảo tồn Biển Phú Quý - Bình Thuận”. Dự án đã xác định được 154
loài cá rạn san hô thuộc 42 họ, 10 bộ tại vùng biển Phú Quý [43].
Năm 2014, Nguyễn Thành Nam với đề tài luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu khu hệ
cá biển ven bờ tỉnh Bình Thuận và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn
lợi” đã tiến hành thu mẫu trực tiếp theo tàu đánh cá ra biển khơi và thu mẫu gián tiếp
ở các khu vực cảng cá Phan Rí (thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong), khu vực
cảng cá Cồn Chà (thành phố Phan Thiết), khu vực bến cá Kê Gà (xã Tân Thành,
huyện Hàm Thuận Nam), khu vực cảng cá La Gi (thị xã La Gi) cùng các điểm tập kết
cá nhỏ lẽ dọc tuyến đường du lịch ven biển từ bến cá Kê Gà đi Phan Thiết (30 km)
trong khoảng thời gian chia làm 6 đợt từ ngày 6 tháng 1 năm 2009 đến ngày 25 tháng
9 năm 2013; kết hợp với các mẫu đã thu vào 2 đợt thực địa năm 2006 và 2007 tại
Phan Thiết. Công trình đã nghiên cứu trực tiếp xác định được 481 loài (417 loài có
mẫu và 64 loài có ảnh chụp) và tham khảo 160 loài từ các nghiên cứu liên quan đến
khu hệ cá biển Bình Thuận. Kết quả tổng hợp lại, tác giả đã xác định được 641 loài
cá nằm trong 364 giống, 140 họ, 28 bộ, 2 lớp; trong đó có 197 loài cá nằm trong Sách
Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục Đỏ IUCN version 2012.3, nhưng chỉ có 14 loài (2,2%
tổng số loài) thuộc Sách Đỏ Việt Nam. Danh sách cá biển ven bờ tỉnh Bình Thuận
được sắp xếp theo hệ thống của Eschmeyer (1999, 2013) với 30 đối tượng ở các bậc
phân loại khác nhau có sự điều chỉnh so với hệ thống của Rass T.S. & Lindberg G.U.
(1971). So với thành phần loài cá biển Thuận Hải (1985), nghiên cứu đã bổ sung cho
khu hệ cá biển Thuận Hải (gồm Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay) 203 loài, 79

giống, 13 họ và 2 bộ; qua đó xác định tại vùng biển Ninh Thuận và Bình Thuận có
731 loài cá, thuộc 423 giống, 152 họ, 35 bộ, 2 lớp. Nghiên cứu này cũng đã xác định
thành phần loài cá có giá trị sử dụng ở vùng biển ven bờ Bình Thuận gồm 295 loài
(46,0% tổng số loài) với 3 nhóm giá trị: khai thác tự nhiên làm thực phẩm, có tiềm
năng làm cảnh và có khả năng nuôi thương phẩm. Nhóm cá khai thác tự nhiên được
xác định gồm 140 loài, trong đó có 53 loài được khai thác thường xuyên với hai loài
chiếm sản lượng cao nhất là cá Nục sò Decapterus maruadsi và cá Nục thuôn


10

Decapterus macrosoma; nhóm cá có tiềm năng làm cảnh có 183 loài với nhiều loài
đang được nuôi cảnh phổ biến trên thế giới; nhóm cá có thể nuôi thương phẩm có 49
loài và có 13 loài nằm trong danh sách các loài được nuôi phổ biến ở châu Á. Bên
cạnh đó, tác giả còn đề xuất các giải pháp giúp khai thác và bảo vệ nguồn lợi với 5
quan điểm phát triển và định hướng, mục tiêu, giải pháp khá cụ thể cho: khai thác và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, dịch
vụ thủy sản, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư ven biển. Cho đến thời điểm này,
đây là kết quả nghiên cứu trực tiếp và đầy đủ nhất về khu hệ cá biển ven bờ của Bình
Thuận [21].
Nguyễn Thành Nam, Huỳnh Quang Huy, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Xuân
Huấn (2015) với đề tài “Phân tích thực trạng nghề cá tỉnh Bình Thuận giai đoạn 20012012”, kết quả cho thấy công tác tổ chức sản xuất và ứng dụng trang thiết bị, công
nghệ và quản lý nghề cá của tỉnh Bình Thuận được thực hiện khá tốt, mang lại hiệu
quả trong sản xuất và góp phần bảo vệ nguồn lợi. Bên cạnh đó, số liệu điều tra của
nhóm tác giả cho biết số lượng tàu thuyền đánh bắt tăng mạnh trung bình 4,83%/năm;
công suất máy bình quân của đội thuyền khai thác hải sản tăng dần và đạt 89,8 CV/tàu
vào năm 2012; nghề khai thác hải sản tập trung vào 8 nhóm nghề chính với nghề lưới
rẽ chiếm tỷ trọng cao nhất (35,8%); sản lượng khai thác toàn tỉnh đạt trên 150.000
tấn/năm trong khoảng 10 năm nay; năng suất đánh bắt giảm liên tục, từ mức 0,6 tấn
/CV vào năm 2001 chỉ còn 0,25 tấn/CV vào năm 2012 [23].

Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Phương Anh (2016) với đề tài “Khảo sát thành
phần loài cá được khai thác bằng thuyền thúng máy tại xã Tân Thành, huyện Hàm
Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận”, nhóm tác giả đã xác định được 71 loài cá thuộc 60
giống, 40 họ và 12 bộ thuộc 2 lớp cá được khai thác bằng thuyền thúng máy. Trong
đó, bộ cá Vược chiếm ưu thế cả về bậc họ, bậc giống và loài (23 họ chiếm 57,5%, 38
giống chiếm 63,3% và 47 loài chiếm 66,2%). Theo sinh cảnh, nhóm cá đáy và gần
đáy chiếm ưu thế so với cá nổi; trong đó có 46 loài có khả năng sống ở môi trường
nước lợ và 10 loài có khả năng xâm nhập ngọt. Bên cạnh đó, đề tài còn xác định được
28 loài cá (chiếm 39,4%) có giá trị kinh tế với 12 loài được khai thác thường xuyên;


11

1 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là cá Cháo lớn Megalops cyprioides,
được xếp ở bậc VU (sẽ nguy cấp) và 10 loài được phân hạng ở các mức độ NT (sắp
bị đe dọa), LC (ít lo ngại), DD (thiếu dẫn liệu) trong danh lục Đỏ của IUCN ver.
2015-4 [22].
Nhận xét: Các kết quả nghiên cứu về khu hệ cá biển tỉnh Bình Thuận đã tạo cơ
sở khoa học đáng tin cậy cho việc tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo về
đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài cá có giá trị sử dụng cao nói riêng
cũng như về sinh thái học nói chung cho khu vực biển ven bờ của tỉnh Bình Thuận.
Đồng thời, trên cơ sở đó, chúng tôi muốn bổ sung thêm thành phần các loài cá biển ở
tỉnh Bình Thuận (đặc biệt là ở huyện đảo Phú Quý), góp phần bảo tồn đa dạng sinh
học và nguồn lợi cá ở biển tỉnh Bình Thuận.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH THUẬN
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Thuận
a) Vị trí địa lí
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam
Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tọa độ địa lý từ 10033'42'' đến 11033'18'' vĩ độ Bắc và từ 107023'41'' đến 108052'42''

kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận.
- Phía Tây giáp với tỉnh Đồng Nai.
- Phía Tây Nam giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 192 km
từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná ( Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa – Vũng
Tàu); tổng diện tích vùng lãnh hải là 52.000 km2.
Ngoài khơi có đảo Phú Quý với tọa độ là 11011'43'' vĩ độ Bắc đến 107031'34''
kinh độ Đông, cách thành phố Phan Thiết 120 km về phía Đông. Trung tâm tỉnh cách
thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách thành phố Nha Trang 250 km, cách thành phố
Buôn Ma Thuột 270 km, cách thành phố Đà Lạt 130 km, có quốc lộ 1A, đường sắt
Bắc Nam chạy qua nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nước,


12

quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Lâm Đồng, quốc lộ 55 nối với
trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu với các tỉnh Tây Nguyên [52].

Hình 1.1. Bản đồ huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận [51]


13

Hình 1.2. Bản đồ tỉnh Bình Thuận [54]


14

b) Đặc điểm địa hình

Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp
ngang kéo theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, phân hóa thành 4 dạng địa hình:
- Đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên.
- Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên.
- Vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích đất tự nhiên.
- Vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên.
Với địa hình này đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng [55].
c) Đặc điểm khí hậu
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo điển hình,
nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất so với cả nước với 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Do đường bờ của vùng biển tỉnh Bình Thuận chạy theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam cộng với sự xen kẽ của các dãy núi và cồn cát chạy dọc bờ biển nên vùng biển
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Bên cạnh đó,
vào khoảng từ tháng 9, 10, 11 hàng năm, vùng biển tỉnh Bình Thuận thường xuất hiện
nhiều cơn bão kèm theo những cơn dông và ảnh hưởng nặng nề của áp thấp nhiệt đới
[37].
Nhiệt độ cao đều, trung bình trong năm là 26,5-27,5oC, số giờ nắng trung bình
năm là khoảng 2903 giờ, tổng nhiệt lượng trung bình trong năm tương đối lớn từ
6.800-9.900oC, độ ẩm trung bình khoảng 75-85%. Lượng mưa trung bình trong năm
thấp, khoảng 800-1600 mm/năm, phân hóa theo mùa và khu vực, tăng dần về phía
Nam [55].
d) Đặc điểm thủy – hải văn
Đặc điểm thủy văn
Bình Thuận có 7 con sông chính bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc tỉnh
Lâm Đồng chảy qua Bình Thuận để ra biển là sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái


15


(sông Quao), sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà. Tổng diện tích lưu
vực các sông là 9.880 km2 với tổng chiều dài các sông suối là 663 km [37].
Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt (xã Vĩnh Tân, huyện
Tuy Phong) giáp biển Cà Ná (Ninh Thuận) đến cửa Ba Đăng (xã Tân Thắng, huyện
Hàm Tân) giáp bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu); tổng diện tích vùng lãnh hải
là 52.000 km2. Dọc theo bờ biển có những đoạn nhô ra tạo thành các mũi như: Mũi
La Gàn, Mũi Né, Mũi Kê Gà và tạo thành 2 vịnh lớn là vịnh Phan Rí với vịnh Phan
Thiết, thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu. Dọc ven bờ biển của tỉnh từ Bắc vào Nam có
6 cửa sông chính hình thành nên các cảng biển thuận lợi cho việc buôn bán và vận
chuyển thủy sản: cửa Liên Hương (sông Lòng Sông), cửa Phan Rí (sông Lũy), cửa
Phú Hải (sông Cái Phan Thiết), cửa Thương Chánh (sông Cà Ty), cửa Ba Đăng (sông
Phan), cửa La Gi (sông Dinh). Vùng biển của tỉnh có 2 đảo lớn là đảo Cù Lao Cau
(huyện Tuy Phong) và đảo Cù Lao Thu/đảo Phú Quý (huyện đảo Phú Quý). Đảo Phú
Quý được xem như một căn cứ quan trọng cho việc đánh bắt xa bờ của tỉnh nói riêng
và khu vực nói chung [31].
Phần đáy biển nhìn chung có địa hình nghiêng theo hướng độ sâu tăng dần từ
bờ ra ngoài khơi và độ nghiêng càng giảm dần về phía Nam với địa mạo khá phức
tạp. Vùng biển tỉnh Bình Thuận được chia thành các khu vực theo độ sâu khác nhau:
Vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 30 m nước trở vào bờ có diện tích khoảng 5.500 km2;
vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 50 m nước trở vào bờ có diện tích khoảng 14.500 km2;
vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 100 m nước trở vào bờ có diện tích khoảng 23.500 km2
[30].
Đặc điểm hải văn
* Chế độ thủy triều: Vùng biển tỉnh Bình Thuận có 2 chế độ thủy triều là nhật
triều không đều phân bố từ khu vực mũi Kê Gà kéo dài về phía Bắc và bán nhật triều
không đều phân bố từ khu vực mũi Kê Gà kéo dài về phía Nam [30], [37].
* Dòng chảy: Vùng biển tỉnh Bình Thuận có hệ thống dòng chảy tương đối phức
tạp. Hướng dòng chảy thay đổi theo chế độ thủy học, địa hình và chế độ gió mùa. Đối
với khu vực biển Bình Thuận nói riêng và các vùng biển Trung Bộ nói chung có sự



×