CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Khái niệm Quyền sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao động
sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ.
Tài sản vô hình là những tài sản không nhìn thấy được, nhưng trị giá được bằng tiền và có thể trao đổi (thí dụ thương
quyền, uy tín). Sau đó chúng ta cũng cần phải lưu ý khái niệm "thành quả lao động sáng tạo"
Phân loại sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả:
2. Quyền sở hữu công nghiệp
3. Quyền đối với giống cây trồng
GIỚI HẠN
- sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
- giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
- kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và k
éo dài đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có
thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.
- nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần
liên tiếp, mỗi lần mười năm.
- chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn
- thiết kế bố trí mạch tích hợp c ó hiệu lực từ ngày cấp và c hấm dứt vào ngày sớm nhất trong số các
ngày:
○ Kết thúc 10 năm kể từ ngày nộp đơn
○ Kết thúc 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được
người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới
○ Kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí
WIPO có 171 nước thành viên. Việt Nam là thành viên của WIPO từ ngày 02/07/1976, đang quản lý 21 công
ước quốc tế về sở hữu trí tuệ
Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005
Ban hành: vào ngày 29 tháng 11 năm 2005
Có hiệu lực: từ ngày 01/07/2006.
Nguồn của luật sở hữu trí tuệ bao gồm: Hiến Pháp; Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia; Luật
SHTT, BLDS 2005 và các luật khác có liên quan; Các văn bản dưới luật
Luật SHTT được chia thành 6 phần:
1. Phần I (những qui định chung)
2. Phần II (quyền tác giả và quyền liên quan)
3. Phần III (quyền sở hữu công nghiệp)
4. Phần IV (giống cây trồng)
5. Phần V (bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ)
6. Phần VI (Điều khoản thi hành)
0
CHƯƠNG 2: QUYỀN TÁC GIẢ
Khái niệm: Quyền tác giả là các độc quyền theo pháp luật nhằm trao cho tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo
khác sự bảo hộ đối với những sáng tạo văn học và nghệ thuật của họ - gọi chung là “tác phẩm”.
Là các độc quyền cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả khai thác tác phẩm và chống lại việc khai thác
bất hợp pháp.
Đặc điểm của quyền tác giả
1. Đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung
và giá trị nghệ thuật
2. Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm
3. Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động
4. Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối
Quyền tác giả và hiểu biết về QTG cho phép một doanh nghiệp:
1. Kiểm soát việc khai thác thương mại các tác phẩm nguyên gốc
2. Tạo thu nhập
3. Tìm kiếm nguồn tài trợ
4. Giảm nguy cơ xâm phạm
5. Biết cách sử dụng tác phẩm của người khác
ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM: Tính nguyên gốc & Định hình
Đối tượng được bảo hộ theo quyền tác giả
1. TÁC PHẨM (WORKS): sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện
bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Quyền tác giả xuất hiện không phụ thuộc vào hình thức,
ngôn ngữ thể hiện hay chất lượng tác phẩm
2. CÁC LOẠI HÌNH TÁC PHẨM ĐƯỢC BẢO HỘ : Danh sách mang tính chất minh họa, không đầy đủ
trong Công ước Berne và luật quốc gia
CÁC ĐỐI TƯỢNG LOẠI TRỪ (EXCLUSIONS):
+ Ý tưởng hay khái niệm / VN: Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
(Điều 15.3 Luật SHTT 2005)
+ Tin tức và sự kiện / VN: Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin (Điều 15.1 Luật SHTT 2005)
+ Các văn bản chính thức của chính phủ / VN: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác
thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. (Điều 15.2. Luật SHTT 2005)
NỘI DUNG
Chủ sở hữu quyền tác giả đối với một tác phẩm được bảo hộ có thể sử dụng tác phẩm như mong muốn -nhưng
không được làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác - và có thể không cho người khác sử
dụng tác phẩm nếu không được sự đồng ý của mình.
Các quyền theo quyền tác giả: quyền tác giả được tập trung lại thành hai mảng lớn: quyền nhân thân (Điều 19
Luật SHTT) và quyền tài sản (Điều 20 Luật SHTT).
1. Quyền nhân thân (Điều 19 Luật SHTT) Quyền nhân thân không thể chuyển nhượng nhưng có thể bị từ
bỏ
a. Đặt tên cho tác phẩm.
b. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được
công bố, sử dụng.
c. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
1
d. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác
phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Quyền tài sản (Điều 20 Luật SHTT)
a. Làm tác phẩm phái sinh.
b. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng.
c. Sao chép tác phẩm.
d. Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
e. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện
tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
f. Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Chủ sở hữu quyền tác giả
1. Nguyên tắc cơ bản: Tác giả (các tác giả) là chủ sở hữu QTG. ( Điều 37,38 Luật SHTT 2005 )Tác giả:
người sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm
2. Các trường hợp đặc biệt
a. Tác phẩm được tạo ra bởi nhân viên (người được giao nhiệm vụ) / Tác phẩm tạo ra trên cơ sở
giao kết hợp đồng (Điều 39 Luật SHTT 2005): tổ chức giao nhiệm vụ và Tổ chức, cá nhân giao
kết hợp đồng với tác giả
b. Tác phẩm khuyết danh/ Tác phẩm không có người thừa kế sau khi tác giả qua đời (Điều 42 Luật
SHTT 2005) chủ sở hữu QTG là nhà nước
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung
năm 2009.
1. Đối với quyền tài sản:
Điều 7 (1) BC (minimum) và Điều. 27.2 (b) Luật SHTT 2005: Life + 50
USA, EU: Life +70
Trường hợp đặc biệt: Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm khuyết danh, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng, tác phẩm kịch: first publication + 50 (Điều 27.2 (a) Luật SHTT 2005)
2. Đối với quyền nhân thân: BC: không quy định về thời hạn . Điều 27.1. Luật SHTT 2005: vô thời hạn trừ
Quyền công bố tác phẩm
Thừa kế quyền tác giả: Điều 40 Luật SHTT. Lưu ý:
1. việc thừa kế quyền tác giả không kéo dài mãi mãi mà chỉ kéo dài trong thời hạn bảo hộ.
2. nếu không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hay không được quyền hưởng di sản, thì
quyền tác giả thuộc về Nhà nước.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ
Các hành vi xâm phạm theo Điều 28 Luật SHTT được liệt kê như sau:
1. Xâm phạm quyền nhân thân không gắn với tài sản: chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học, mạo danh tác giả; sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình
thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Xâm phạm quyền nhân thân gắn với tài sản: công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác
giả; công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
3. Xâm phạm quyền tài sản: trừ trường hợp pháp luật cho phép, hành vi xâm phạm là hành vi sao chép tác
phẩm, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc;
xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; làm và bán tác phẩm mà chữ ký
của tác giả bị giả mạo; sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; xuất khẩu,
2
nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; không trả
tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật; cho thuê tác phẩm mà
không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
Nguyên đơn phải chứng minh ít nhất được ba vấn đề:
1. Quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình – thời điểm hình thành và hình thức thể hiện;
2. Tác phẩm của bị đơn ra đời sau tác phẩm của nguyên đơn, song lại giống toàn bộ hoặc phần lớn các yếu
tố cơ bản trong tác phẩm của nguyên đơn;
3. Bị đơn biết cụ thể về tác phẩm của nguyên đơn, kể cả hình thức thể hiện và nội dung.
Bị đơn có thể tự bảo vệ bằng những luận điểm sau đây:
1. Có sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm
2. Hành vi sao chép của mình chỉ tập trung vào nội dung chứ không phải là hình thức của tác phẩm của
nguyên đơn
3. Hành vi sao chép của mình thuộc vào trường hợp không cần phải xin phép nguyên đơn
Luật SHTT đã bổ sung cả những hành vi xâm phạm trong môi trường kỹ thuật số, bao gồm:
1. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng
truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
2. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật (bẻ khoá) do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để
bảo vệ quyền tác giả; cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác
phẩm;
3. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có
cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo
vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
NGOẠI LỆ
Các trường hợp sử dụng hợp lý tác phẩm với điều kiện: Không làm ảnh hưởng tới việc khai thác bình thường
của tác phẩm / Không gây phương hại đến các quyền hợp pháp của tác giả/ Trích nguồn và tên tác giả
Bao gồm: (Điều 25 Luật SHTT 2005) ( ngoại trừ: Tác phẩm kiến trúc, tạo hình, chương trình máy tính)
1. Nghiên cứu khoa học, giảng dạy (cá nhân, phi thương mại-1 bản)
2. Trích dẫn để bình luận, minh họa; trích dẫn cho mục đích đưa tin
3. Trích dẫn để giảng dạy
4. Lưu trữ thư viện (1 bản)
5. Ghi âm, ghi hình buổi biểu diễn để đưa tin thời sự, giảng dạy
6. Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc,.. được trưng bày tại nơi công cộng (nhằm giới thiệu
hình ảnh)
7. Biểu diễn nhằm tuyên truyền cổ động (phi thương mại)
8. Chuyển tác phẩm sang chữ nổi cho người khiếm thị
9. Nhập khẩu để sử dụng riêng (1 bản)
LIXĂNG BẮT BUỘC (Điều 26 Luật SHTT 2005) Phát sóng các tác phẩm đã công bố + trả thù lao với điều
kiện:
1. Không làm ảnh hưởng tới việc khai thác bình thường của tác phẩm
2. Không gây phương hại đến các quyền hợp pháp của tác giả
3. Trích nguồn và tên tác giả
3
THỦ TỤC BẢO HỘ BẢN QUYỀN
Một tác phẩm được tự động bảo vệ ngay khi nó được tạo ra (Lưu ý: yêu cầu định hình)
• Vấn đề: khó thực thi trong trường hợp có tranh chấp
• Giải pháp: tạo bằng chứng về quyền tác giả
1. Đăng ký (Registration)
2. Lưu giữ bản gốc (Deposit)
3. Sử dụng dấu hiệu thông báo về QTG (copyright notice) (ví dụ ©2009)
4. Sử dụng hệ thống đánh số nhận diện chuẩn (ví dụ ISBN for books)
Quyền liên quan
1. Người biểu diễn (Điều 29 Luật SHTT).
Quyền tài sản:
a) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp trên bản ghi âm, ghi hình;
b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình mà công
chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
d) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho
thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được
Quyền nhân thân :
a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
b) Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc
dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
2. Tổ chức kinh doanh ghi âm, ghi hình (Đ30.1- LSHTT)
a) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
b) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức
bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
3. Tổ chức phát sóng (Điều 31 Luật SHTT)
a) Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
b) Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;
c) Định hình chương trình phát sóng của mình;
d) Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.
Theo Điều 34 Luật SHTT, thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định:
1. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 50 tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố
hoặc 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình
chưa được công bố.
3. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng
được thực hiện.
4
CHƯƠNG 3: NHÃN HIỆU
Khái niệm :
1. Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất hoặc cung
cấp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác,... (WIPO publication 900: Making a mark)
2. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. ( Điều
4.16 Luật SHTT 2005)
Các thoả thuận quốc tế
1. Công ước Paris
2. Thỏa ước TRIPS
3. Hệ thống Madrid: đăng ký nhãn hiệu quốc tế
4. Thỏa ước Nice: phân loại nhãn hiệu: 38 loại hàng hóa và 8 loại dịch vụ
ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ (Điều 72, 74, Luật SHTT 2005) : Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng / Có khả năng
phân biệt
Đánh giá sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của dấu hiệu yêu cầu đăng ký với nhãn hiệu khác
• Cần phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể
hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa,
dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng theo quy định tại điểm này.
• Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu
trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.
• Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu:
(i) Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc hoặc/và nội dung hoặc/và cách phát âm
hoặc/và ý nghĩa hoặc/và hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối
tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một
nguồn gốc;
(ii) Dấu hiệu chỉ là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu đối chứng nếu nhãn hiệu đối chứng là
nhãn hiệu nổi tiếng.
Đánh giá sự tương tự của hàng hoá, dịch vụ
a) Hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ bị coi là trùng nhau (cùng loại) khi hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ đó có
các đặc điểm sau đây:
(i) Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo...) và cùng chức năng, mục đích sử dụng; hoặc
(ii) Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng;
b) Hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ bị coi là tương tự nhau khi hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ đó có các đặc
điểm sau đây:
(i) Tương tự nhau về bản chất; hoặc
(ii) Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng; và
(iii) Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (phân phối theo cùng một phương thức,
được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng...);
c) Một hàng hoá và một dịch vụ bị coi là tương tự nhau nếu thuộc một hoặc các trường hợp sau đây:
(i) Giữa chúng có mối liên quan với nhau về bản chất (hàng hoá, dịch vụ hoặc nguyên liệu, bộ phận của
hàng hoá, dịch vụ này được cấu thành từ hàng hoá, dịch vụ kia); hoặc
(ii) Giữa chúng có mối liên quan với nhau về chức năng (để hoàn thành chức năng của hàng hoá, dịch vụ
này phải sử dụng hàng hoá, dịch vụ kia hoặc chúng thường được sử dụng cùng nhau); hoặc
5
(iii) Giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về phương thức thực hiện (hàng hoá, dịch vụ này là
kết quả của việc sử dụng, khai thác hàng hoá, dịch vụ kia...).
NỘI DUNG QUYỀN (Điều 123.1 Luật SHTT 2005)
• Độc quyền sử dụng, định đoạt nhãn hiệu
• Quyền ngăn cấm người khác sử dụng các dấu hiệu trùng/tương tự cho các hàng hóa trùng/tương tự
(suy đoán/khả năng gây nhầm lẫn)
• Quyền ngăn cấm người khác sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa không tương tự
(nhãn hiệu nổi tiếng)
SỬ DỤNG NHÃN HIỆU (Điều 124.5, Luật SHTT 2005)
a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch
vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
HÀNH VI XÂM PHẠM (Điều 129.1)
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi
là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ
thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới
hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây
nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên
quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả
năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa,
phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng,
không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn
hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng
sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Chủ sở hữu đối tượng Nhãn hiệu không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi:
Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước
ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được
phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài (first-sale/exhaustion of rights doctrine) (
Điều 125.2.b Luật SHTT 2005)
NGHĨA VỤ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU (Điều 136.2 Luật SHTT 2005)
• Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó.
• Nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 5 năm trở lên: quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu
lực (theo Điều 95). Văn bằng bảo hộ chấm dứt hiệu lực khi: Nhãn hiệu không được sử dụng trong thời
hạn 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường
hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất 3 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt
hiệu lực
6
THỜI HẠN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU : 10 năm , có thể gia hạn liên tiếp, mỗi lần 10 năm ( Điều 93.6
Luật SHTT 2005)
Chủ sở hữu nhãn hiệu là các tổ chức, cá nhân: (Điều 121.1 Luật SHTT 2005)
+ được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
+ có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được công nhận
+ có nhãn hiệu nổi tiếng
ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
• Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (First-to-file) (Art.90 VN IPR Law 05)
• Nguyên tắc ưu tiên (Priority Right): 6 tháng (Art.91 VN IPR Law 05)
CÁC BƯỚC:
• Đơn đăng ký (Applications): theo mẫu + tính thống nhất (uniformity)
• Thẩm định hình thức (Formality Examination)
• Công bố đơn (Publication of Application)
• Thẩm định nội dung (Substantive Examination)
• Quyết định cấp/không cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Grant/Refuse to to Grant Certificate of
Registered Mark)
• Gia hạn nhãn hiệu (Extension)
TÊN THƯƠNG MẠI (trade name): tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt
chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Điều kiện bảo hộ tên thương mại: Khả năng phân biệt (Distinctiveness) (Điều 78 IP Law 2005)
1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng
trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa
lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
NỘI DUNG QUYỀN ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI
• Quyền sử dụng, quyền định đoạt (lưu ý: chuyển nhượng tên thương mại phải cùng với toàn bộ cơ sở
kinh doanh - Điều 139.3 Luật SHTT)
• Quyền ngăn cấm người khác sử dụng các chỉ dẫn thương mại trùng/tương tự với tên thương mại cho
các hàng hóa trùng/tương tự (khả năng gây nhầm lẫn). {hạm vi bảo hộ quyền là trong khu vực kinh
doanh - là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. (Điều
4.21 Luật SHTT 2005)
7
CHƯƠNG 4: CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Khái niệm: Theo khoản 22, điều 4 luật Sở hữu trí tuệ năm 2009: CDĐL là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm
có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Đối tượng được bảo hộ (Điều kiện bảo hộ)
Đối tượng được bảo hộ về chỉ dẫn địa lý phải thỏa mãn các điều kiện sau: (Điều 79 – Luật SHTT 2009)
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước
tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của
khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
a. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người
tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và lựa chọn
sản phẩm đó
b. Chất lượng, đặc tính sản phẩm được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu nhất định: định tính,
định lượng, cảm quan vật lý, hóa học…. Các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng
phương pháp kiểm tra phù hợp. Ví dụ: nước mắm Phú Quốc nổi tiếng nhờ cảm quan về mùi vị
cũng như màu sắc. (Điều 81 – Luật SHTT 2009)
c. Điều kiện địa lý: yếu tố tự nhiên và yếu tố con người (Điều 82 – Luật SHTT 2009) Các điều kiện
địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh
tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Trong đó, yếu tố tự nhiên bao
gồm yếu tố như khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái. Yếu tố về con người bao gồm
kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
Chủ sở hữu của CDĐL: Theo khoản 4 điều 121 luật SHTT 2009: Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là
Nhà nước.
Các quyền
1. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý (điều 88 – luật SHTT 2009)
a. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
b. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức, tập thể đại diện cho tổ chức,
cá nhân hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng
ký chỉ dẫn địa lý.
c. Người thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
d. Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý (điều 106 – luật SHTT 2009)
2. Tổ chức, cá nhân được nhà nước trao tặng quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có các quyền
sau:
a. Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn
địa lý
- Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ
giao dịch trong hoạt động kinh doanh
- Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm dễ bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ
- Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
8
b. Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý
có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lýQuyền đối
với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng (khoản 2, điều 139 – luật SHTT 2009)
c. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao (khoản 1 điều 142 – luật SHTT 2009)
HÀNH VI XÂM PHẠM quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL bao gồm :
1. Sử dụng CDĐL được bảo hộ cho sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực mang chỉ dẫn địa lý nhưng không
đáp ứng các tiêu chuẩn về đặc tính, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang CDĐL.
2. Sử dụng CDĐL được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích
lợi dụng danh tiếng, uy tín của CDĐL.
3. Sử dụng bất cứ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với CDĐL được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn
gốc khu vực địa lý mang CDĐL đó khiến người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu
vực địa lý đó.
4. Sử dụng CDĐL đối với loại rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc, xuất
xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật
của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng dưới dạng
từ loại, kiểu, dạng, hoặc phóng theo hoặc những từ tương tự như vậy
Ngoại lệ, theo điều 80 – Luật SHTT 2009, các đối tượng không được bảo hộ về chỉ dẫn địa lý:
1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo
hộ hoặc không còn được sử dụng
3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với 1 nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý
đó được thực hiện sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý đó.
THỜI HẠN BẢO HỘ
1. Điều 93 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013: “Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có
hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp” (khoản 7 Điều 93).
2. Điều 95 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 : “Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực
trong các trường hợp sau đây: Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó”
9
CHƯƠNG 5: KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
Khái niệm “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường
nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.” _ Khoản 13, điều 4, Luật SHTT_
Đối tượng được đăng ký Kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện sau (Điều 63. Luật
SHTT 2005)
1. Có tính mới
2. Có tính sáng tạo
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp
NỘI DUNG QUYỀN SHCN đối với Kiểu dáng công nghiệp ( Điều 123 và Điều 124.2. Luật SHTT 2005)
1. Độc quyền sử dụng và định đoạt
2. Sử dụng KDCN:
a. Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
b. Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm nói trên
c. Nhập khẩu sản phẩm nói trên
Giới hạn, điều 93 Luật SHTT 2005
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng độc quyền KDCN có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia
hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.
Ngoại lệ ( điều 125.2 Luật SHTT 2005)
1. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích
phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất
thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
2. Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước
ngoài một cách hợp pháp
3. Sử dụng kiểu dáng công nghiệp chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của
nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam
4. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện (Điều 134)
Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
1. Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử
dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là
người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử
dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để
sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị
coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
2. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó
cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh
doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng
trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp cho phép.
10
ĐĂNG KÝ BẢO HỘ ĐỐI VỚI KDCN
1. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (First-to-file)
2. Nguyên tắc ưu tiên (Priority Right): 6 tháng
CÁC BƯỚC:
1. Đơn đăng ký (Applications): theo mẫu + tính thống nhất (uniformity)
2. Thẩm định hình thức (Formality Examination)
3. Công bố đơn (Publication of Application)
4. Thẩm định nội dung (Substantive Examination)
5. Quyết định cấp/không cấp Bằng độc quyền sáng chế (Grant/Refuse to to Grant Patent)
6. Nộp phí duy trì hiệu lực
11
CHƯƠNG 6: SÁNG CHẾ
Khái niệm: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác
định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Các thỏa thuận quốc tế
• Công ước Paris
• Thỏa ước TRIPS
• Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT): đăng ký bằng độc quyền sáng chế quốc tế
• Hiệp ước Luật sáng chế (PLT)
• Hiệp ước Strasbourg về Phân loại sáng chế quốc tế (IPC)
ĐỐI TƯỢNG BẢO HỘ PATENT
• Sản phẩm: vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện,...) / chất thể (vật liệu, chất liệu, thực
phẩm, dược phẩm, ...), hoặc vật liệu sinh học (gen; thực vật, động vật biến đối gen,...)
• Quy trình: Phương thức sản xuất, phương thức sử dụng (quy trình công nghệ, phương pháp chẩn đoán, dự
đoán, kiểm tra, xử lý)
ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ :
1. Có tính mới (Điều 27.1 TRIPS )
2. Có trình độ sáng tạo
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 58.1. Luật SHTT 2005 . Điều 60, 61, 62, Luật SHTT 2005 )
4. Không phải hiểu biết thông thường (Điều 58.2 Luật SHTT 2005)
5. Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về
lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó (Điều. 102.2.a Luật SHTT 2005)
Ngoại lệ bảo hộ
1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động1 trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực
hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính
3. Cách thức thể hiện thông tin
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ
5. Giống thực vật, giống động vật
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh
7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật
QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ (Điều 123.1 và 124.1 Luật SHTT 2005): Độc quyền sử dụng và định
đoạt
1. Sản xuất sản phẩm được bảo hộ
2. Áp dụng quy trình được bảo hộ
3. Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo
hộ
4. Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm nói trên
5. Nhập khẩu sản phẩm nói trên
Chủ sở hữu
Tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ sáng chế . có thể không phải là tác giả
Tác giả sáng chế
1
12
1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công
nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì
họ là đồng tác giả
2. Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:
a) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc
quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
b) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí.
3. Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao (quy định tại
Điều 135).
GIỚI HẠN VỀ LÃNH THỔ VÀ THỜI HẠN BẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn. (Đ. 33
TRIPS)
Ngoại lệ sử dụng hợp lý
1. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích
phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất
thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
2. Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước
ngoài một cách hợp pháp;
3. Sử dụng sáng chế,...chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài
đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam
4. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện
5. Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện
NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU SÁNG CHẾ
1. Điều 135 Luật SHTT 2005: Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế
2. Điều 136 Luật SHTT 2005: Nghĩa vụ sử dụng sáng chế nhằm đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh,
phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.
3. Điều 137 Luật SHTT 2005: Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ
thuộc - tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản, có ý nghĩa kinh tế lớn
Hành vi xâm phạm
1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ
2. Sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại điều 131
ĐĂNG KÝ BẢO HỘ ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ, GPHI
• Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (First-to-file)
• Nguyên tắc ưu tiên (Priority Right): 12 tháng
CÁC BƯỚC:
• Đơn đăng ký (Applications): theo mẫu + tính thống nhất (uniformity)
• Thẩm định hình thức (Formality Examination)
• Công bố đơn (Publication of Application)
• Thẩm định nội dung (Substantive Examination)
• Quyết định cấp/không cấp Bằng độc quyền sáng chế (Grant/Refuse to to Grant Patent)
• Nộp phí duy trì hiệu lực
13
BÍ MẬT KINH DOANH
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng
sử dụng trong kinh doanh. (Điều 4.23. Luật SHTT 2005)
Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh (Điều 84 Luật SHTT 2005)
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người
không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và
không dễ dàng tiếp cận được.
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh
1. Tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh
doanh đó.
2. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công
việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các
bên có thoả thuận khác. (Điều 121.3. Luật SHTT 2005 )
QUYỀN CỦA CSH QUYỀN SHCN (Điều 123.1. Luật SHTT 2005 )
1. Sử dụng, cho phép người khác sử dụng;
2. Ngăn cấm người khác sử dụng;
3. Định đoạt.
NGOẠI LỆ ĐỐI VỚI QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH (Điều 125.3 Luật SHTT)
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
1. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh
doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
2. Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng (khoản 1 Điều 128);
3. Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;
4. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
5. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp
pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh
doanh hoặc người bán hàng.
HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH (Điều 127.1. Luật SHTT 2005 )
1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của
người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
2. Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh
doanh đó;
3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của
người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh
4. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh
doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
5. Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người
khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
6. Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm (Điều 128)
14
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH TÍCH HỢP BÁN DẪN
Khái niệm: Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các
phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. (Điều 4.15 Luật SHTT 2005)
ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ (Điều 68 Luật SHTT 2005)
1. Có tính nguyên gốc;
a. Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;
i.
ii.
Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán
dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.
b. Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính
nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định tại khoản 1 Điều này.
2. Có tính mới thương mại.
a. Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ
nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.
b. Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp
trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại
Điều 86 của Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại
lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
c. Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy định tại khoản 2 Điều này là hành vi
phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất
theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.
CHỦ SỞ HỮU
1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm
quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. (Điều 121.1 Luật SHTT 2005)
2. Có quyền Sử dụng - ngăn cấm - định đoạt. Sử dụng Thiết kế bố trí
a. Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
b. Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán
dẫn sản
c. xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí
được bảo hộ;
d. Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng
hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
Tác giả thiết kế bố trí Điều 122 Luật SHTT 2005
1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu
công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu
công nghiệp thì họ là đồng tác giả.
2. Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:
a. Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn;
b. Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí.
15
3. Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao (quy
định tại Điều 135).
GIỚI HẠN CỦA VĂN BẰNG BẢO HỘ
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào
ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
a. Kết thúc 10 năm kể từ ngày nộp đơn;
b. Kết thúc 10năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người
đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c. Kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Hành vi xâm phạm
1. Sử dụng thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong
thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ
2. Sử dụng thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại điều 131.
QUYỀN CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc
thương mại của hàng hoá, dịch vụ; xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc
điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
2. Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm
người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu
nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do
chính đáng;
3. Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc c hỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền
sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng. Điều 130. 1. Luật SHTT 2005
16
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SHTT
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính
chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn
chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan. (Điều 199 Luật SHTT 2005)
Các biện pháp dân sự
1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với
hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính:
1. Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
2. Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
3. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều
213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
4. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự
đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện
hành vi này.
Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của
Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính
sau đây:
a. Cảnh cáo;
b. Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp
dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a. Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ
yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
b. Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
XỬ LÝ HÌNH SỰ
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự : Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
17