Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 156 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH TÙNG

XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển
Mã số : 9013105

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. VÕ HÙNG DŨNG
2. TS. NGUYỄN VĂN BẢNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

NGUYỄN THANH TÙNG


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................... 9
1.1. Nghiên cứu về phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng .......................................... 9
1.2. Nghiên cứu về cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị ............................................... 15
1.3. Nghiên cứu cực tăng trưởng với phát triển vùng trọng điểm ................................. 21
1.4. Nghiên cứu về các hình thức liên kết vùng ............................................................ 23
1.4.1. Liên kết giữa các chủ thể vĩ mô .......................................................................... 23
1.4.2. Liên kết giữa các chủ thể vi mô/ chuỗi giá trị/ chuỗi cung ứng .......................... 24
1.4.3. Liên kết mang tính chất lãnh thổ/ liên kết nông thôn – đô thị ............................ 24
1.5. Khoảng trống nghiên cứu về liên kết kinh tế vùng và phát triển vùng kinh tế
trọng điểm ..................................................................................................................... 25
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ............................................................................................ 27
2.1. Bản chất, đặc điểm và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm ................................... 27
2.1.1. Khái niệm vùng, vùng kinh tế trọng điểm .......................................................... 27
2.1.2. Vai trò và đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm...................................................... 31
2.1.3. Các mô hình phát triển kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm ................................. 32
2.2. Liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm và tiêu chí đánh giá ........................... 35
2.2.1. Khái niệm và phân loại liên kết kinh tế ............................................................. 35
2.2.2. Đặc điểm của liên kết kinh tế .............................................................................. 35
2.2.3. Cấu trúc các lớp trong liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm ..................... 36
2.2.4. Vai trò các chủ thể tham gia xây dựng, phát triển vùng kinh tế trọng điểm ....... 37
2.2.5. Nội dung và phương thức xây dựng, phát triển các liên kết kinh tế ở vùng
kinh tế trọng điểm ......................................................................................................... 38
2.2.6. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm ............ 45
2.3. Tác động của các liên kết kinh tế đến sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm ..... 46
2.4. Các yếu tố chủ yếu tác động đến xây dựng và phát triển các liên kết kinh tế ở
vùng kinh tế trọng điểm ................................................................................................ 46
2.5. Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng các liên kết kinh tế và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam ................................................................................................... 48

2.5.1. Liên kết kinh tế cho công nghiệp sáng tạo và phương tiện kỹ thuật số của
Scotland ......................................................................................................................... 48
2.5.2. Liên kết kinh tế cho ngành điện tử tiêu dùng ở Catalonia, Tây Ban Nha ........... 51


2.5.3. Liên kết kinh tế cho ngành công nghiệp tự động ở AC Styria, Áo ..................... 53
2.5.4. Liên kết kinh tế cho ngành dệt may CITER ở Emilia-Romagna, Italy............... 56
2.5.5. Bài học kinh nghiệm rút từ tổng quan nghiên cứu và ví dụ thực tiễn ................. 58
Chương 3. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM PHÍA NAM ........................................................................................................ 60
3.1. Khái quát thực trạng trong phát triển kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam..... 60
3.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................... 60
3.1.2. Đặc thù địa lý của VKTTĐPN ............................................................................ 60
3.1.3. Môi trường kinh tế vĩ mô .................................................................................... 63
3.2. Phân tích đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển các liên kết kinh tế ở Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam ......................................................................................... 67
3.2.1. Thể chế và khung pháp lý trong vùng ................................................................. 67
3.2.2. Mô hình kim cương – phân tích lợi thế cạnh tranh vùng .................................... 70
3.2.3. Vai trò của các chủ thể liên quan ........................................................................ 91
3.2.4. Thực trạng về hoạt động của các doanh nghiệp (lớp 3) ...................................... 98
3.3. Thực trạng tác động của các liên kết kinh tế đến phát triển Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam ............................................................................................................ 110
3.4. Đánh giá chung thực trạng các liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .. 113
3.5. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân ........................................................... 116
Chương 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ THÚC ĐẨY LIÊN KẾT
KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ..................................... 121
4.1. Bối cảnh và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng, phát triển các liên kết
kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030 ...................................... 121
4.2. Quan điểm, mục tiêu, và định hướng phát triển các liên kết kinh tế ở Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030 ....................................................................... 125

4.3. Giải pháp xây dựng, phát triển các liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam đến năm 2025 ............................................................................................. 126
4.3.1. Các giải pháp tăng cường lớp 1: thể chế, chính sách ........................................ 126
4.3.2. Các giải pháp tăng cường lớp 2: kết nối hệ thống ............................................ 127
4.3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng lớp 3: hoạt động của liên kết ................... 130
4.4. Một số kiến nghị................................................................................................... 130
4.5. Chiến thuật hiện thực các liên kết kinh tế ở VKTTĐPN ..................................... 132
Kết luận ....................................................................................................................... 136
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 138


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHH

Bán lẻ hàng hóa

CLKKT

Cụm liên kết kinh tế

CIPM

Cluster

Initiatives

Performance

Model


Mô hình thực hiện xây
dựng liên kết

CNCB

Công nghiệp chế biến

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐHSPKT

Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật

EU

European

Châu Âu

EZ

Economic Zone

Vùng Kinh tế

FDI

Foreign Direct Investment


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GCIS

Global Cluster Initiatives Survey

Thống kê xây dựng liên kết
toàn cầu
Giá trị sản xuất công nghiệp

GTSXCN
ICT

ICOR

Information and Communication Công nghệ thông tin và
Technology

truyền thông

Incremental Capital Output Ratio

Tỉ lệ đầu ra vốn gia tăng


KHCN

Khoa học công nghệ

NGTK

Niên giám thống kê

OECD

SEZ

Organization

for

Economic Tổ chức hợp tác và phát

Cooperation and Development

triển kinh tế

Special Economic Zone

Đặc khu kinh tế


SIC


Standard Industrial Classification

SWOT

Strength

Weakness

Phân loại tiểu chuẩn ngành

Opportunity Ma trận mạnh, yếu, cơ hội,
nguy cơ

Threat
SKHĐT

Sở Kế hoạch và Đầu tư

SSP

Công viên phần mềm Sài
Gòn

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TP

Thành phố


TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

UNIDO

United

Nations

Industrial Tổ chức phát triển công

Development Organization
USAID

United

States

Agency

International Development

nghiệp Liên Hiệp Quốc
for Tổ chức Hoa Kỳ về phát
triển quốc tế

VLXD


Vật liệu xây dựng

VKTTĐPN

Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam

VKTTĐPB

Vùng Kinh tế trọng điểm
phía Bắc

VKTTĐ

Vùng kinh tế trọng điểm

VKTTĐMT

Vùng Kinh tế trọng điểm
Miền Trung

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng


Tên bảng

Bảng 1.0

Mô tả mẫu nghiên cứu ở 4 tỉnh, thành của VKTTĐPN

5

Bảng 1.1

Mô hình phát triển kinh tế vùng

14

Bảng 3.1

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương trong
vùng

66

Bảng 3.2

Hiện trạng phát triển và phân phối các khu công nghiệp
năm 2016 theo các địa phương trong vùng

71

Bảng 3.3


Danh sách các nhà máy điện vùng

81

Bảng 3.4

Hiện trạng phát triển bưu chính vùng

83

Bảng 3.5

Hiện trạng phát triển viễn thông vùng

85

Bảng 3.6

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
vùng thời kỳ 2000-2016

88

Bảng 3.7

Yếu tố tác động từ thành phần khung

99


Bảng 3.8

Yếu tố tác động từ việc lựa chọn mục tiêu

100

Bảng 3.9

Yếu tố tác động từ việc dùng quy trình chung

104

Bảng 3.10

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp vùng

108

Bảng 3.11

Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo các nhóm
ngành vùng Kinh tế trọng điểm thời kỳ 2001-2016

109

Bảng 3.12

Một số chỉ tiêu về vận tải địa phương vùng

110


Bảng 3.13

Diện tích nuôi trồng thủy sản vùng KTTĐPN

111

Bảng 3.14

Số lượng tàu khai thác hải sản xa bờ vùng KTTĐPN

112

Bảng 4.1

Phân tích ma trận SWOT VKTTĐPN

121

Bảng 4.2

Ma trận kết hợp chiến lược từ phân tích ma trận SWOT

122

Bảng 4.3

Chiến lược xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN

130


Bảng 4.4

Chi tiết chiến thuật xây dựng liên kết kinh tế

132

Trang


DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang
Biểu 3.1

Cơ cấu kinh tế phân theo các khối ngành

64

Biểu 3.2

Chuyển dịch cơ cấu lao động của vùng

65


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1

Mô hình liên kết nông thôn – đô thị


25

Hình 2.1

Vai trò của môi trường trong liên kết kinh tế

39

Hình 2.2

Liên kết động/tĩnh

40

Hình 2.3

Mô hình phát triển chuỗi giá trị

42

Hình 2.4

Mô hình CIPM

48


DANH MỤC CÁC HỘP
Trang

Hộp 3.1

Khảo sát tại Sở KHĐT Bình Dương 2015

115

Hộp 3.2

Phỏng vấn Sở KHĐT Bình Dương 2015

115


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập toàn cầu và phát triển đất nước, Việt Nam đã và
đang đối diện với nhiều thách thức để hoàn thành mục tiêu phát triển trở thành
nước công nghiệp đến năm 2020. Giải pháp cho bài toán này chính là việc tìm ra
những yếu tố thành công quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế, tập trung mạnh
mẽ những nhân tố này để tìm cách thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và tình
trạng kém phát triển. Đây gọi là cách phát triển có trọng tâm thay vì cách làm
dàn trải và không hiệu quả.
Để thực hiện được việc đó, một trong những phương pháp được nhiều quốc
gia trên thế giới vận dụng đó là hình thành các cực tăng trưởng kinh tế và xây
dựng các liên kết kinh tế để phát huy sức mạnh vùng, phát triển vùng, từ đó tạo
hiệu ứng lan tỏa với những khu vực lân cận. Hay nói cách khác cách thức tiến
hành là xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm. Việc này đã được
Chính phủ chú trọng và đã thành lập 4 vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: Vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, VKTTĐPN,
và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

Các liên kết kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định tính hiệu quả của
phát triển của các quốc gia cũng như của các địa phương, vùng lãnh thổ. Đối với
vùng kinh tế trọng điểm, như VKTTĐPN thì các liên kết kinh tế thực sự là thành
tố quyết định để vùng phát huy thế mạnh của mình, trở thành đầu tàu lôi kéo, lan
tỏa đến các khu vực lân cận và các vùng khác. Mặc khác, quan hệ kinh tế liên
vùng cũng sẽ làm phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh của từng địa phương
trong một vùng và của các vùng trong lãnh thổ quốc gia, biến lợi thế so sánh
thành lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng lực cho toàn vùng.
Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều
giải pháp như: thành lập ra các ban chỉ đạo phát triển các Vùng kinh tế trọng
điểm, họp bàn nêu ra các bất cập trong liên kết vùng,… nhưng dường như các
giải pháp vẫn nằm ở phần hình thức mà chưa tác động vào bản chất để làm thức
1


tỉnh liên kết này, cũng như tạo được cực tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, kinh tế Việt
Nam vẫn tập trung chủ yếu rời rạc ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp hoạt
động theo kiểu đơn lẻ hơn là phối hợp, các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động độc
lập và tự phát hơn là có chiến lược phối hợp, liên kết trong nội vùng. Bài toán xây
dựng liên kết ở vùng kinh tế trọng điểm vẫn còn nhiều tranh cãi.
Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này nhưng đa
phần là bàn về liên kết vùng nói chung, hoặc nhiều công trình nghiên cứu về
VKTTĐ nói chung mà chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựng liên kết
kinh tế cho VKTTĐPN theo những trào lưu nghiên cứu trên thế giới.
VKTTĐPN gồm 8 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai,
Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang.
Tổng diện tích tự nhiên toàn VKTTĐPN khoảng 30.583 km2, chiếm 9,2% tổng
diện tích cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2013 là
9.06%/năm, gấp xấp xỉ 1,5 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. GDP
bình quân đầu người năm 2013 đạt đạt 4513 USD /người, gấp xấp xỉ 2 lần so

trung bình cả nước.
Mặc dù có những thành tựu tương đối khả quan như trên so với 3 vùng kinh tế
trọng điểm còn lại của đất nước, nhưng VKTTĐPN còn nhiều bất cập chung
trong toàn cảnh. Theo Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) [10]: “Sự
phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm còn bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế
đứng trên góc độ phát triển bền vững: (1) Mỗi địa phương trong vùng chưa thực
sự dựa trên những dấu hiệu lợi thế hay thế mạnh mang tính đặc thù để phát triển
thành những lợi thế cạnh tranh. (2) Mỗi địa phương đã tự phát triển theo cách
của mình. Từng tỉnh, thành đều có quy hoạch tổng thể phát triển khu công
nghiệp nhưng lại không có quy hoạch chung của vùng hoặc phối hợp về hướng
quy hoạch.”
Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tác giả tập trung nghiên cứu về “Xây
dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Luận án tập

2


trung vào nghiên cứu bản chất của xây dựng liên kết kinh tế trong vùng kinh tế
trọng điểm, đưa ra mô hình liên kết, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế của
VKTTĐPN, và đề xuất giải pháp để thúc đẩy liên kết trong vùng kinh tế này trên
cơ sở trào lưu nghiên cứu liên kết kinh tế phổ biến hiện nay của thế giới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
tiê

h ng: Trên cơ sở làm r lý luận và thực trạng liên kết kinh tế của

VKTTĐPN hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp xây dựng và tăng cường liên
kết kinh tế vùng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VKTTĐPN.
3.


tiê

thể

- Làm r những lý luận cơ bản về liên kết kinh tế vùng,
- Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về liên kết kinh tế của các vùng,
- Làm r thực trạng của liên kết kinh tế của VKTTĐPN, phát hiện các mặt
được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế của VKTTĐPN,
- Đề xuất các giải pháp xây dựng và tăng cường liên kết kinh tế nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của VKTTĐPN.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là liên kết kinh tế của VKTTĐPN.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: nghiên cứu các liên kết kinh tế của các chủ thể đại diện
trên địa bàn của VKTTĐPN là: Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An,
Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai.
Về mặt thời gian: dữ liệu được thu thập từ năm 2004 (năm có quyết định điều
chỉnh ranh giới VKTTĐPN) đến cuối năm 2016.
Về mặt nội dung nghiên cứu: tập trung chính yếu vào các liên kết kinh tế tại
địa bàn là VKTTĐPN. Các liên kết này diễn ra ở nội vùng ủa VKTTĐPN theo
mô hình 3 lớp và 5 mức độ trưởng thành bao gồm: (i) môi trường liên kết; (ii)
khung liên kết; (iii) hoạt động liên kết kinh tế; và (iv) đánh giá mức độ trưởng

3


thành của liên kết kinh tế. Luận án không xem xét liên kết kinh tế ngoại vùng.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Về cách tiếp cận chung: luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống, đề cập cả
các vấn đề lý luận đến các vấn đề thực tiễn. Luận án áp dụng phương pháp

luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặt đối tượng nghiên cứu trong
hoàn cảnh cụ thể hiện nay và trong sự phát triển liên tục.
- Về phương pháp cụ thể:
Nguồn tư liệu và số liệu:
Luận án thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn, thu thập dữ liệu thứ cấp từ
Internet, dữ liệu từ tổng cục thống kê, văn bản pháp luật, các báo cáo kết quả của
các địa phương; thực hiện 24 cuộc phỏng vấn chuyên gia sâu là những người đại
diện cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, hiệp hội, và
trường đại học ở 4 tỉnh, thành thuộc VKTTĐPN.
Theo quyết định số 92/2006/NĐ-CP, VKTTĐPN gồm 8 tỉnh và thành phố
trực thuộc Trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang.
Luận án đã chọn ra 4 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 tỉnh, thành phố của
VKTTĐPN theo các đặc điểm về kinh tế - xã hội, sự phát triển của công nghiệp
hóa và đô thị hóa,… để thực hiện khảo sát, thu thập thông tin. Đó là các tỉnh,
thành: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và tỉnh
Tiền Giang. Các tỉnh còn lại có đặc điểm tương đồng, cùng là vệ tinh của Thành
phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An.
Ngoài việc sử dụng các dữ liệu thống kê, luận án còn mở rộng điều tra bổ
sung thông qua phỏng vấn sâu, nhằm làm r hơn những đặc điểm mà phương
pháp thống kê không thể quan sát được về chiều sâu cũng như mức độ bao quát
của nội dung nghiên cứu. Nội dung mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu được giới
thiệu bên dưới đây và được thể hiện chi tiết trong phụ lục đính kèm.
Mô tả mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu
4


Luận án đã áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia, thực hiện
24 cuộc phỏng vấn sâu đại diện các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, viện
nghiên cứu, ban quản lý khu công nghiệp, hiệp hội, và trường đại học:

Bảng 1.0: Mô tả mẫu nghiên cứu ở 4 tỉnh, thành của VKTTĐPN
Loại hình tổ chức
STT
Tỉnh,

Doanh

Hội

BQL

Cơ quan,

Viện

nghiệp

nghề

KCN,

tổ chức

nghiên

nghiệp

KCX

Nhà


cứu,

nước

Trường

thành
phố

Tổng

Đại học
1

Tp.Hồ

3

1

1

1

1

1

2


8

Chí Minh
2

Bình

3

5

Dương
3



Rịa

3

1

4

Vũng
Tàu
4

Tiền


4

1

2

3

4

7

Giang
Tổng

13

2

2

24

Nội dung thực hiện phỏng vấn sâu và các chi tiết cụ thể được ghi chép trong
tư liệu đính kèm với nội dung hơn 290 trang (tham khảo phụ lục đính kèm).
Trong đó, tiêu chí của mẫu nghiên cứu:
(i)

Những người tham gia phỏng vấn là những chuyên gia có chuyên môn sâu

trong lĩnh vực – thông thường là đại diện cấp quản lý của tổ chức được
nghiên cứu

(ii) Phiếu phỏng vấn đủ về cơ cấu (các tỉnh thành tham gia, đại diện từ các
nhóm: cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu,
5


hội nghề nghiệp, ban quản lý khu công nghiệp)
(iii) Nội dung của phỏng vấn bao trùm đầy đủ các vấn đề cần nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu của luận án
Vấn đề nghiên cứu: xây dựng liên
kết kinh tế ở VKTTĐPN

-

Mục tiêu nghiên cứu:
Hệ thống lý thuyết về xây
dựng liên kết kinh tế
Đánh giá thực trạng liên kết
kinh tế ở VKTTĐPN
Đề xuất giải pháp xây dựng
liên kết kinh tế ở VKTTĐPN

Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực
tiễn xây dựng liên kết kinh tế
trên thế giới

Tìm hiểu thực trạng xây dựng
liên kết kinh tế ở VKTTĐPN


Phân tích so sánh chuẩn và đánh giá
(Benchmarking)

Đề xuất giải pháp cho xây dựng liên
kết kinh tế ở VKTTĐPN

6


Khung phân tích của luận án
Mô hình 3 lớp
Môi trường liên kết kinh tế (lớp 1):
i) Tài sản kế thừa do quá trình lịch sử và văn hóa tại mỗi vùng
ii) Đặc thù địa lý của vùng
iii) Thể chế và khung pháp lý trong vùng
iv) Môi trường kinh tế vĩ mô
v) Mô hình kim cương – phân tích lợi thế cạnh tranh vùng:
- Đặc tính quản lý vùng
- Các điều kiện nhân tố sản xuất: vị thế của vùng như lao động, cơ sở hạ
tầng;
- Các điều kiện nhu cầu: bản chất nhu cầu thị trường nội địa, nhu cầu
khách hàng;
- Các ngành hỗ trợ và có liên quan: sự hiện diện các tổ chức hỗ trợ, cung
ứng dịch vụ, và các ngành liên quan khác nhằm tạo ra năng lực cạnh
tranh quốc tế cho các ngành sản xuất.
Hệ thống liên kết kinh tế (lớp 2):
Xây dựng khung liên kết và quy trình liên kết
Vai trò các chủ thể liên quan trong liên kết kinh tế
- Vai trò của chính phủ với liên kết

- Vai trò của trường đại học với liên kết
- Vai trò của viện nghiên cứu với liên kết
- Vai trò của hiệp hội nghề nghiệp với liên kết
- Vai trò của Ban quản lý khu công nghiệp với liên kết
Hoạt động liên kết kinh tế (lớp 3)
Hoạt động cụ thể của liên kết kinh tế theo lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham
gia vào liên kết
- Công nghiệp
- Dịch vụ: thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, vận tải
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

7


- Ngành nghề khác
Đánh giá theo 5 mức độ trưởng thành của liên kết kinh tế
Mức 1: Giai đoạn khởi đầu
Mức 2: Giai đoạn lặp
Mức 3: Giai đoạn hoàn chỉnh
Mức 4: Giai đoạn đối sánh chuẩn quốc tế
Mức 5: Giai đoạn tối ưu
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu luận án, ngoài phần Mở đầu và Phụ lục, bao gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về xây dựng liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm
Chương 3: Thực trạng xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
Chương 4: Đề xuất các giải pháp xây dựng và thúc đẩy liên kết kinh tế
VKTTĐPN.

8



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 . Nghiên cứu về vùng, phát triển kinh tế vùng, và liên kết kinh tế vùng
Các nghiên cứu về vùng, phát triển kinh tế vùng, và liên kết kinh tế vùng đã
ra đời từ rất sớm từ những năm đầu thế kỷ 19 và được nhiều nhà nghiên cứu bổ
sung và hoàn chỉnh theo thời gian.
Khái niệm về lợi thế cạnh tranh của Ricardian từ thế kỷ 19 đã đưa ra giải
thích về quá trình chuyên môn hóa một vùng hoặc một quốc gia. Với đặc trưng
khác nhau về vị trí địa lý, nguyên vật liệu, nguồn lao động giá rẻ của từng vùng
sẽ tạo ra nền kinh tế có thể sản xuất cạnh tranh hơn những nơi khác và theo đó
hoạt động sản xuất này sẽ được chuyên môn hóa. Doanh nghiệp tại mỗi địa
phương thực hiện những chuyên môn nhất định và những doanh nghiệp có hoạt
động giống nhau hoặc liên quan thường có khuynh hướng liên kết với nhau một
cách tự nhiên.
Một thế kỷ sau, Alfred Marshall cho rằng năng suất sẽ tăng hơn nếu nhiều
doanh nghiệp trong cùng ngành có vị trí địa lý gần nhau (co-location). Điều này
làm tăng khả năng chia sẻ nguồn lực, lan tỏa tri thức và chuyên môn.Việc hội tụ
sẽ mang đến sự tự hoàn chỉnh một cách tự nhiên, làm gia tăng tích lũy tài sản
và lợi thế cho vùng đó.
Như vậy, việc các doanh nghiệp có ngành nghề giống nhau hoặc liên quan
nhau thường hội tụ tại những vị trí địa lý gần nhau nhằm chia sẻ tri thức, lao
động, nguồn lực, thông tin, hình thành các vùng kinh tế là một quá trình tự
nhiên. Quá trình này sẽ làm năng suất tăng, tạo ra sự hội tụ về mặt kinh tế, và là
tiền đề quan trọng của các liên kết kinh tế.
Những ý tưởng và khái niệm cơ bản trên sau đó được phát triển cụ thể hơn
bởi các nhà nghiên cứu sau đó. Nghiên cứu của nhà địa kinh tế như Krugman
và Venables (1990) cho rằng các lực lượng thị trường (doanh nghiệp, tổ chức,
tổ chức tài chính,…) có khuynh hướng tập trung đầu tư vào những vùng thịnh

vượng nơi có thể sử dụng thuận tiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đồng
9


thời ít rủi ro, và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Nghiên cứu cũng đề cao tầm
quan trọng của những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí của vùng như thiết lập
mạng lưới và liên kết hợp tác trong vùng.
Một trong những phương pháp phát triển vùng phổ biến sau đó là lý thuyết
về hình thành các cực tăng trưởng. Khởi đầu của phương pháp này là lý thuyết
cực tăng trưởng “Growth Poles” của Francois Perroux (1995). Một số lý thuyết
khác cũng bàn về cực tăng trưởng được phổ biến rộng rãi như lý thuyết phát
triển tân cổ điển “Neoclassical Growth Theory” James E. Mead (1951) và sau
đó là Robert M. Solow (1956) và Trevor Swan (1956).
Các nghiên cứu mới hơn nổi bật bao gồm nghiên cứu của Porter (1999) [87]
đề cao việc đổi mới quy trình, chất lượng đầu vào, giáo dục, sự cạnh tranh, thể
chế hỗ trợ cho việc đổi mới,… dẫn đến cải tiến hiệu quả của vùng.
Hay nghiên cứu của Department of Regional Australia, Local Government,
Arts and Sport (2012) [43] cho rằng hiệu quả kinh tế của một vùng bị ảnh
hưởng bởi nhiều nhân tố, bao gồm:
- Vốn con người, trình độ và kỹ năng sẽ giúp nâng cao khả năng cải tiến và
năng suất, thích nghi với quy trình, công nghệ mới, nâng cao đời sống;
- Sự thay đổi về dân số và cộng đồng phát triển bền vững (bao gồm 3 yếu tố
về môi trường, kinh tế, xã hội);
- Khả năng tiếp cận thị trường vùng, quốc gia và quốc tế của vùng;
- Lợi thế cạnh tranh và năng lực doanh nghiệp;
- Sự tham gia liên ngành và phối hợp hiệu quả của các cấp trong chính phủ
trong việc lập kế hoạch vùng;
- Hình thành các cực tăng trưởng trong vùng để có tác dụng lan tỏa.
Các công trình nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cũng như trên thế giới có
rất nhiều. Tác giả các liệt kê tóm tắt một số công trình nổi bật như dưới đây.

Công trình nghiên cứu của Casey J. Dawkins (2003) [40] về “lý thuyết phát
triển vùng: cơ sở khái niệm, các phát triển lịch sử và mới nhất” đã tổng quan về
các lý thuyết phát triển vùng và xem xét các khái niệm nền tảng, những mô
10


hình chính, và những phát triển mới nhất. Thông qua công trình này, ba chủ đề
được chú trọng: (1) lý thuyết về sự hội tụ và phân kỳ về vốn trong vùng theo
thời gian; (2) các giả định liên quan đến tầm quan trọng của quy mô kinh tế bên
trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vùng; và (3) vai trò của
không gian trong việc định hình kết quả thị trường lao động vùng.
Công trình nghiên cứu của Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013)
[115] “Vai trò của cực tăng trưởng đối với phát triển vùng” đã có tiếp cận cho
rằng mô hình cơ bản cho phát triển vùng là lý thuyết cực tăng trưởng của
Francois Peroux. Lý thuyết này được bổ sung sau đó bởi Albert Hirscham.
Công trình này đã giới thiệu mô hình về các điểm phát triển “growth points”
trong việc lập kế hoạch vùng và các chương trình phát triển kinh tế vùng. Sử
dụng mô hình này cho phép đưa ra một giải thuật để nhận diện những vùng
tiềm năng nhất thu hút đầu tư FDI.
Công trình của Nguyễn Bá Ân (2013) [9] bàn về “phân tích vùng, quy hoạch
và phát triển vùng, phương pháp quy hoạch vùng, trình tự quy hoạch vùng” đề
cập các vấn đề:
- Phương hướng phát triển vùng: mục tiêu phát triển vùng, trọng điểm phát
triển vùng, quan điểm phát triển vùng, phương hướng phát triển vùng, phân
tích môi trường bên ngoài của phát triển vùng, đề xuất phương án phát triển
vùng
- Quy hoạch phát triển ngành của vùng: quy hoạch phát triển nông nghiệp
vùng, quy hoạch phát triển ngành khai thác khoáng sản của vùng, quy hoạch
phát triển công nghiệp nguyên vật liệu, quy hoạch phát triển công nghiệp chế
tạo, quy hoạch phát triển ngành công nghệ cao, quy hoạch phát triển cơ sở hạ

tầng của vùng, định hướng phát triển đô thị và dự báo,..
Công trình của Hồ Kỳ Minh & Lê Minh Nhất Duy (2013) [3] về “liên kết
kinh tế vùng từ lý luận đến thực tiễn” thực hiện nghiên cứu liên kết kinh tế vùng
duyên hải miền Trung. Công trình đã phân tích thực trạng của vùng kinh tế này,
phản ánh tình hình thống nhất của các lãnh đạo vùng duyên hải miền Trung về các
11


nội dung thực hiện liên kết như sau:
- Phân bố lại lực lượng sản xuất, điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp với
thế mạnh của từng địa phương;
- Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế, nhất là hạ tầng
giao thông đường bộ;
- Thiết lập không gian kinh tế du lịch vùng thống nhất;
- Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
- Hợp tác trong việc huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách để
đầu tư phát triển chung của Vùng;
- Phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch toàn Vùng;
- Cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh
Vùng;
- Xây dựng hệ thống thông tin và trao đổi thông tin kinh tế - xã hội; đầu tư
trên địa bàn;
- Hợp tác bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương
(2010) [8] “Liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng tại Cộng Hòa Liên
Bang Đức” được tiến hành thông qua việc khảo sát thực tế tại Cộng Hòa Liên
Bang Đức thực hiện bởi Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Bộ Kế
Hoạch và Đầu Tư, và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật GTZ. Tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính, khảo sát một số tính chất và bài học kinh nghiệm từ việc
quan sát triển khai thực tế. Kết quả của nghiên cứu đưa ra các kết luận như sau:

Hình thức liên kết giữa các vùng: (1) hình thành một vùng hành chính trung
gian thực hiện nhiệm vụ cấp vùng, có ngân sách và chương trình hoạt động
nhằm giải quyết các vấn đề mà cấp cơ sở chưa giải quyết được; (2) thành lập
hội, hiệp hội với sự tham gia của các tổ chức ở trong vùng.
Công cụ liên kết: (1) sử dụng quy hoạch vùng; (2) liên kết giữa các công ty
để thành lập một công ty phi lợi nhuận; (3) liên kết giữa các địa phương để
thành lập công ty cổ phần có lợi nhuận.
12


Trường hợp nghiên cứu trên cho thấy, việc hình thành chính quyền trung
gian/tổ chức trung gian sẽ dẫn đến xung đột trong nhiệm vụ và lợi ích với
chính quyền quản lý cấp trung ương và địa phương. Thực tế đang có sự tranh
cãi về việc có nên duy trì hình thức quản lý trên không và hiện tại chỉ còn
tồn tại ở 5 Bang.
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Huân (2012) [11] “Liên kết
vùng từ lý luận đến thực tiễn” được thực hiện bởi Phòng nghiên cứu phát
triển kinh tế Vùng, Viện Kinh tế Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính, thông qua quan sát, tổng hợp dữ liệu, và nghiên cứu
các lý thuyết về liên kết vùng. Kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra được: (1)
tổng hợp một số lý thuyết về liên kết vùng, (2) các nguyên tắc liên kết
vùng, (3) các điều kiện để thực thi vùng bền vững, (4) các kiểu liên kết
vùng, (5) phân tích thực trạng liên kết vùng tại Việt Nam, (6) chỉ ra các
nguyên nhân của thực trạng liên kết vùng tại Việt Nam, (7) và đề xuất một
số kiến nghị cho xây dựng liên kết vùng tại Việt Nam.
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) [10]
“Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam” đã
có tiếp cận theo hướng nghiên cứu định tính thông qua việc quan sát thực trạng
của các vùng kinh tế trọng điểm. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra: (1) kinh
nghiệm quốc tế về sử dụng cơ chế chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế

trọng điểm trên thế giới; (2) phân tích thực trạng của các vùng kinh tế trọng điểm
tại Việt Nam; (3) đánh giá hệ thống chính sách trên góc độ phát triển bền vững
vùng kinh tế trọng điểm; và (4) hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển bền vững
các vùng kinh tế trọng điểm.
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế vùng và liên kết
kinh tế vùng, nhưng theo tác giả, trọng tâm và r nét nhất về các giải pháp cho
phát triển vùng được Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013) [115] đưa
ra cụ thể nhất.
Công trình này chỉ ra rằng việc phát triển kinh tế vùng có thể được hiện thực
13


bởi 03 mô hình được tóm lược thông qua bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Mô hình phát triển kinh tế vùng
Mô hình

Tính chất

Cực tăng trưởng

Cực tăng trưởng là trung tâm và khu vực kinh tế có

“Growth Poles”

nhiều doanh nghiệp lớn trong vùng. Đây là vị trí có sự
tập trung dày đặc các ngành mà việc phát triển có ảnh
hưởng, tạo động lực, xuất hiện các trung tâm ngành và
các vùng ngoại biên
Cực tăng trưởng được hiện thực thông qua việc tạo ra
các đặc khu kinh tế (free economic zones), công viên

công nghệ (technological parks), thành phố công nghệ
(technology towns), vùng phát triển ưu tiên (priority
development territories).

Hội tụ

Hội tụ là sự tập trung dân cư ở mức độ dày đặc trong

“Agglomerates”

một nơi với sự phát triển kết nối về văn hóa, xã hội, sản
phẩm, ngành nghề tiềm năng hoặc nguồn lực (tài chính,
lao động, hạ tầng, đầu tư, thông tin,…).

Cụm liên kết ngành

Sự tập trung ở một khu vực nhất định của những công

“Clusters”

ty có liên hệ: thiết bị, thành phần, dịch vụ, cơ sở hạ
tầng, các tổ chức nghiên cứu và tổ chức khác liên kết
nhau để gia tăng sức cạnh tranh và hoạt động kết nối
với nhau như một hệ thống.
Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013)

Về cơ bản, tác giả đồng ý với quan điểm trên của Viktor Komarovskiy,
Viktor Bondaruk về mô hình phát triển kinh tế vùng và bổ sung thêm hình thức
liên kết chuỗi giá trị/ chuỗi cung ứng cũng là một hình thức liên kết kinh tế
quan trọng trong vùng.

Như vậy, theo quan điểm của tác giả, mô hình phát triển kinh tế vùng có thể
được thực hiện thông qua 4 hình thức: (1) hình thành các cực tăng trưởng trong
nội vùng; (2) tăng cường sự hội tụ về mặt dân cư và kết nối chặt chẽ về hạ tầng,
văn hóa, kinh tế; (3) xây dựng các cụm liên kết ngành; (4) hình thành các chuỗi
14


giá trị, chuỗi cung ứng.
Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng mô hình 3 lớp và 5 mức độ trưởng thành
về liên kết kinh tế được bàn luận chi tiết trong chương cơ sở lý luận tiếp theo.
1.2 Nghiên cứu về cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị
Khởi xướng việc nghiên cứu về cụm liên kết ngành phải nói đến vai trò quan
trọng của Michael E. Porter (1998) [60] trong công trình “Cụm liên kết ngành
và sự cạnh tranh của nền kinh tế mới”.
Michael E. Porter cho rằng tồn tại nghịch lý: “sự cạnh tranh trong nền kinh
tế toàn cầu dựa trên nền tảng kết nối địa phương về kiến thức, hợp tác, và các
hoạt động khác”. Từ đó, nghiên cứu cho rằng cụm liên kết ngành là cơ sở để
tạo sự đột phá và mang đến năng lực cạnh tranh nhất định cho một vùng. Trong
đó, cụm liên kết ngành bao gồm doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực có liên quan
cùng tham gia trong một liên kết trong một khu vực địa lý tập trung, cộng thêm
sự tham gia từ các bên liên quan khác như chính phủ, tổ chức tài chính, tổ chức
nghiên cứu, và tổ chức đào tạo. Việc tạo ra cụm liên kết ngành có những mục
tiêu nhất định từ: chia sẻ, cải tiến, xuất khẩu, nâng cao thương hiệu,… Tác giả
giới thiệu nhiều cụm liên kết ngành điển hình trên thế giới như: cụm liên kết
ngành rượu vang ở California, cụm liên kết ngành ngành da thời trang của Ý,…
Đồng thời tác giả cũng khẳng định cụm liên kết ngành là động cơ để nâng cao
năng lực cạnh tranh và năng suất.
Tại Châu Âu, trong một chương trình khảo sát 34 cụm liên kết ngành của
Isaksen & Hauge (2002) [57], hầu hết các mục tiêu chung nhất bao gồm: các
quan hệ với chính phủ, đào tạo, nghiên cứu phát triển, liên kết marketing và

thương hiệu vùng. Nghiên cứu cho rằng xây dựng cụm liên kết ngành có chiều
hướng phát triển theo thời gian, chính vì thế đây chính là một quá trình hơn là
một công cụ cố định hoặc một sản phẩm được định nghĩa một cách cố định.
Công trình nghiên cứu cũng cho rằng xây dựng cụm liên kết ngành tốt nhất là
được tùy chỉnh phù hợp với đặc trưng vùng. Chẳng những cụm liên kết ngành
phải phù hợp với nguồn lực của địa phương, mà cách tổ chức và hiện thực cụm
15


×