BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGÔ VĂN SU CÀ PAN
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM
HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
GIAI ĐOẠN 2013-2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
HÀ NỘI, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGÔ VĂN SU CÀ PAN
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM
HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
GIAI ĐOẠN 2013-2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN HUY NGA
TS.BS TRẦN THỊ MỸ HẠNH
HÀ NỘI, NĂM 2017
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................ vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 4
1.1. Định nghĩa bệnh Tay chân miệng...................................................................... 4
1.2. Giới thiệu chung về bệnh Tay chân miệng. ....................................................... 4
1.3. Thực trạng mắc bệnh TCM trên thế giới và ở Việt Nam ................................... 5
1.4. Một số đặc điểm ca bệnh TCM trên thế giới và ở Việt Nam............................ 10
1.5. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc mắc bệnh TCM ở trẻ .............. 11
1.6. Thông tin về địa bàn nghiên cứu: .................................................................... 13
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 14
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu. .................................................................................... 14
2.2. Địa điểm. ........................................................................................................ 14
2.3. Thời gian. ....................................................................................................... 14
2.4. Thiết kế nghiên cứu. ....................................................................................... 15
2.5. Chọn mẫu. ...................................................................................................... 16
2.6. Thu thập số liệu. ............................................................................................. 16
2.7. Phân tích số liệu.............................................................................................. 18
2.8. Hạn chế, sai số và biện pháp khắc phục .......................................................... 18
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.................................................................... 18
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 19
3.1. Mô tả đặc điểm bệnh TCM tại huyện Cao Lãnh từ 2013 đến 2016 .................. 19
3.1.1. Đặc điểm chung và dịch tể học bệnh ................................................. 19
3.1.2. Lâm sàng và điều trị .......................................................................... 20
ii
3.1.3. Nguy cơ lây lan bệnh ........................................................................ 22
3.1.4. Phân bố bệnh theo số mắc ................................................................. 23
3.1. 5. Phân bố bệnh theo xã ....................................................................... 24
3.1. 6. Phân bố bệnh theo tháng .................................................................. 24
3.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến mắc bệnh TCM ở trẻ dƣới 5 tuổi
trên địa bàn huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. ....................................................... 25
3.2.1. Đặc điểm các xã có tỷ lệ mắc cao/mắc thấp ....................................... 25
3.2.2. Tuổi mắc của trẻ ............................................................................... 26
3.2.3. Việc đi học của trẻ có ảnh hƣởng nhƣ thế nào ................................... 26
3.2.4. Kiến thức, thực hành của bà mẹ ........................................................ 27
3.2.5. Các chƣơng trình của trƣờng mầm non.............................................. 27
3.2.6. Các chƣơng trình phòng chống TCM nơi mắc cao/mắc thấp ............. 28
3.2.7. Những lý do quan trọng nhất giúp các địa bàn ngăn chặn tốt dịch và
hạn chế số ca mắc bệnh. ........................................................................................ 30
3.2.8. Những khiếm khuyết quan trọng nhất trong hệ thống phòng dịch, sự
chăm sóc tại gia đình và tại trƣờng mầm non khiến cho bệnh lan truyền rộng........ 31
3.2.9. Những kinh nghiệm nhằm kiểm soát tốt sự lây lan. ........................... 32
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ......................................................................................... 33
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 49
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 51
Phụ lục: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu ........................................................... 55
Phụ Lục 1: Phiếu điều tra bệnh Tay chân miệng .................................................... 56
Phụ lục 2: Hƣớng dẫn PVS/TLN bà mẹ có con dƣới 5 tuổi .................................... 59
Phụ lục 3: Hƣớng dẫn PVS cán bộ quản lý chƣơng trình TCM tuyến tỉnh ............... 60
Phụ lục 4: Hƣớng dẫn PVS Cán bộ y tế tuyến huyện ............................................. 61
Phụ lục 5: Hƣớng dẫn PVS với Phó Chủ tịch UBND xã.......................................... 63
Phụ lục 6: Hƣớng dẫn PVS Trƣởng trạm y tế xã ...................................................... 64
Phụ lục 7: Hƣớng dẫn PVS Chuyên trách phòng chống TCM TYT xã .................... 66
Phụ lục 8: Hƣớng PVS/TLN nhân viên y tế ấp ....................................................... 68
iii
Phụ lục 9: Hƣớng dẫn PVS giáo viên mần non xã ................................................... 70
Phụ lục 10: Khung lý thuyết .................................................................................. 72
Phụ lục 11: Bảng mã hóa phỏng vấn sâu/TLN ....................................................... 73
Phụ lục 12: Biến nghiên cứu .................................................................................. 74
iv
LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, cho phép học viên, xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới
quý Thầy, Cô. Đặc biệt là giáo viên hƣớng dẫn/hỗ trợ luận văn tôi với những góp ý,
chỉ dẫn, hƣớng dẫn, rất tận tâm từ lúc bắt đầu đề cƣơng cho đến khi hoàn thành luận
văn. Qua đó tôi đã học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, cùng với sự
quan tâm, hỗ trợ, động viên, khuyến khích để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học,
các phòng, ban chức năng, cùng tất cả quý Thầy, Cô giáo trƣờng Đại học Y tế Công
Cộng đã trang bị cho tôi kiến thức trong quá trình học tập, nghiên cứu làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn trƣờng Cao Đẳng Y Tế Đồng Tháp, sự giúp đỡ
nhiệt tình Ban Giám đốc, các cán bộ Trung Tâm Y tế - Dân số huyện Cao Lãnh,
lãnh đạo Ủy Ban nhân dân, các trƣờng mầm non và TYT các xã, thị trấn; sự tham
gia nhiệt tình của anh/chị PVS/TLN, hỗ trợ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
trong suốt quá trình thu thập số liệu, để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Một lần
nữa, chân thành cảm ơn!.
Học viên
Ngô văn Su Cà Pan
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ
Ban chỉ đạo
CB
Cán bộ
CA16
Coxsackievirus A16
ĐTNC
Đối tƣợng nghiên cứu
EV71
Enterovirus 71
PCT
Phó chủ tịch
PVS
Phỏng vấn sâu
TCM
Tay chân miệng
TLN
Thảo luận nhóm
TTYT-DS
Trung tâm Y tế - Dân số
TYT
Trạm y tế (xã, thị trấn)
UBND
Ủy ban nhân dân
WPRO
Western Pacific Regional Office -Văn phòng Tổ
chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dƣơng
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình mắc bệnh TCM ở Việt Nam giai đoạn 2013-2016.................... 9
Bảng 1.2. Tình hình mắc bệnh TCM tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013-2016 ........... 10
Bảng 2.1. Đối tƣợng và số lƣợng áp dụng PVS và TLN ......................................... 16
Bảng 3.1. Đặc điểm chung và dịch tể học bệnh ...................................................... 19
Bảng 3.2. Lâm sàng và điều trị .............................................................................. 20
Bảng 3.3. Nguy cơ lây lan bệnh ............................................................................. 22
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh theo số mắc.................................................................. 23
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh theo xã từ 2013 đến 2016 ............................................. 24
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh theo tháng mắc bệnh từ 2013 đến 2016 ........................ 24
viii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Để góp phần vào công tác phòng chống tay chân miệng (TCM) hiệu quả hơn,
cũng nhƣ đƣa ra các chƣơng trình nâng cao sức khỏe phù hợp. Nghiên cứu “Đặc
điểm và các yếu tố ảnh hƣởng đến bệnh TCM ở trẻ em huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp giai đoạn 2013-2016” đƣợc thực hiện trong thời gian từ tháng 1 năm 2017 đến
tháng 7 năm 2017 nhằm: (1) Mô tả một số đặc điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em
tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013-2016; (2) Phân tích một số yếu
tố ảnh hƣởng đến mắc bệnh TCM ở trẻ em dƣới 5 tuổi tại huyện Cao Lãnh tỉnh
Đồng Tháp giai đoạn 2013-2016. Nghiên cứu áp dụng thiết kế mô tả, hồi cứu số
liệu, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp, định tính bổ sung cho định lƣợng.
Với phƣơng pháp thu thập số liệu toàn bộ 3849 phiếu điều tra của bệnh nhân mắc
TCM từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2016 do TTYT-DS huyện quản lý, 14
cuộc phỏng vấn sâu và 04 cuộc thảo luận nhóm. Nghiên cứu đã thu đƣợc kết quả: ở
nhóm tuổi trẻ mắc bệnh ≤ 2 tuổi chiếm cao nhất với tỷ lệ 50,3%, trẻ nam chiếm
55,7%. Mùa dễ mắc bệnh TCM là từ tháng 9-11 hàng năm và một số đặc điểm xã,
trẻ đi học, các hoạt động phòng chống đều là những yếu tố có ảnh hƣởng đến việc
mắc bệnh TCM ở trẻ dƣới 5 tuổi. Kết quả cho thấy các tháng 9 đến tháng 11 hàng
năm, nhóm tuổi trẻ ≤ 2 tuổi dễ bị mắc bệnh TCM nhiều hơn và các hoạt động phòng
chống TCM có ảnh hƣởng đến mắc TCM. Do đó khuyến nghị cần tập trung nguồn
lực cho các ngày trƣớc các tháng 9-11 hàng năm. Trong đó đặc biệt chú trọng đối
tƣợng ≤2 tuổi dễ bị mắc bệnh tay chân miệng tại cộng đồng hay nhà trẻ, mẫu giáo.
Tăng cƣờng công tác tập huấn truyền thông về vai trò cán bộ trong ngành Y tế,
ngành Giáo dục - Đào tạo và các ban ngành, đoàn thể trong Ban chỉ đạo phòng
chống dịch bệnh các cấp là những yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đến tỷ lệ mắc bệnh
cao của trẻ.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm lây từ ngƣời sang ngƣời, dễ gây thành dịch
do vi rút đƣờng ruột gây ra, thƣờng gặp trẻ em < 5 tuổi. Trong đó có hai nhóm tác
nhân gây bệnh thƣờng gặp là Coxsackievirus A16 (CA16) và Enterovirus 71
(EV71). Biểu hiện chính là tổn thƣơng da, niêm mạc dƣới dạng phỏng nƣớc ở các vị
trí đặc biệt nhƣ niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...
Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhƣ viêm não-màng não, viêm cơ tim,
phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không đƣợc phát hiện sớm và điều trị kịp thời
[5].
Bệnh TCM đƣợc phát hiện ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, đặc biệt ở Châu
Á đã xảy ra các vụ dịch lớn với số mắc, số tử vong do bệnh TCM gia tăng và đang
trở thành vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng. Tại Việt Nam, bệnh TCM đƣợc ghi
nhận đầu tiên vào năm 2003 [38]. Từ những năm 2005-2010 số bệnh nhân có xu
hƣớng gia tăng mạnh và gây tử vong ở nhiều tỉnh thành phố trên cả nƣớc. Từ 20112016 bệnh TCM diễn biến phức tạp, tính đến tháng 9 năm 2016, thống kê từ 63 tỉnh
cho biết đã có 29.134 trƣờng hợp mắc bệnh TCM [39].
Tại Đồng Tháp, số mắc cao duy trì từ 2011 đến 2016, chỉ tính riêng năm
2015 toàn tỉnh có 4009 ca mắc trong đó có 1 trƣờng hợp tử vong, trong đó huyện
Cao Lãnh là một trong những địa phƣơng có số ca mắc đứng cao nhất so với 12
huyện thị thành trong tỉnh Đồng Tháp [18],[19].
Tại huyện Cao Lãnh, số ca mắc tăng nhanh. Năm 2015 có 900 ca mắc, 9
tháng đầu năm 2016 có 18/18 xã, thị trấn có báo cáo xuất hiện ca bệnh, với tổng số
490 trƣờng hợp mắc trẻ em dƣới 5 tuổi [20],[15]. Thống kê trên cho thấy đây là địa
bàn lƣu hành dịch với diễn biến liên tục ở mức cao. Do đó việc tìm hiểu đặc điểm ca
bệnh TCM diễn ra tại đây rất cần thiết nhằm trả lời câu hỏi về đặc điểm các ca bệnh
TCM trên địa bàn huyện Cao Lãnh giai đoạn 2013-2016 và những yếu tố có ảnh
hƣởng đến việc mắc bệnh TCM của trẻ. Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Đặc điểm và các yếu tố ảnh hƣởng đến bệnh TCM ở trẻ em huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp giai đoạn 2013-2016.
2
Cho đến nay trên địa bàn huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp chƣa có nhiều
nghiên cứu nào về mô tả đặc điểm ca bệnh tay chân miệng. Để góp phần vào công
tác phòng chống tay chân miệng hiệu quả hơn, cũng nhƣ đƣa ra các chƣơng trình
nâng cao sức khỏe phù hợp cho ngƣời dân nói chung ở nơi có tỷ lệ mắc cao/thấp,
nguy cơ mắc cao/thấp trong công tác phòng chống tay chân miệng. Vì thế chúng tôi
nghiên cứu đề tài trên với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ giúp đƣa ra các
khuyến nghị phù hợp giúp địa phƣơng xây dựng chƣơng trình can thiệp phù hợp,
cũng nhƣ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, thực hành trong cộng
đồng về phòng chống bệnh TCM.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả một số đặc điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013-2016.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến mắc bệnh TCM ở trẻ em dƣới 5
tuổi tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013-2016.
4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa bệnh Tay chân miệng
Bệnh TCM là một hội chứng bệnh truyền nhiễm ở ngƣời do vi rút đƣờng ruột
của họ Picornaviridae gây ra. Trong đó có 2 nhóm tác nhân gây bệnh thƣờng gặp là
Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71) [4].
1.2. Giới thiệu chung về bệnh Tay chân miệng.
Bệnh lây chủ yếu theo đƣờng tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nƣớc bọt, phỏng
nƣớc và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các
địa phƣơng. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hƣớng tăng cao vào hai thời điểm từ
tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gặp ở mọi
lứa tuổi nhƣng thƣờng gặp ở trẻ dƣới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dƣới 3
tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể nhƣ trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi
trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt
bùng phát [4].
Triệu chứng lâm sàng: Ở giai đoạn ủ bệnh 3-7 ngày; giai đoạn khởi phát từ
1-2 ngày với các triệu chứng nhƣ sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy
vài lần trong ngày. Và giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu
chứng điển hình của bệnh nhƣ loét miệng, vết loét đỏ hay phỏng nƣớc đƣờng kính
2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lƣỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nƣớc
bọt; phát ban dạng phỏng nƣớc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại
trong thời gian ngắn dƣới 7 ngày có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội
nhiễm, sốt nhẹ, nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến
chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thƣờng xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của
bệnh. Còn ở giai đoạn lui bệnh thƣờng từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu
không có biến chứng [5].
Phân độ và điều trị: Về phân độ lâm sàng bệnh TCM đƣợc phân độ thành độ
1, độ 2a, độ 2b, độ 3 và độ 4. Còn về nguyên tắc điều trị, hiện nay chƣa có thuốc
điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội
nhiễm). Theo dõi sát, phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị phù hợp. Đối với
5
trƣờng hợp nặng phải đảm bảo xử trí theo nguyên tắc hồi sức cấp cứu theo quy
định. Bảo đảm dinh dƣỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng [5].
Tác nhân gây bệnh: Bệnh TCM gây ra do nhóm vi rút đƣờng ruột. Các vi
rút có khả năng gây bệnh TCM trong nhóm này gồm vi rút Coxsackies, Echo và
các vi rút đƣờng ruột khác. Các vi rút đƣờng ruột týp 71 (EV71) và Coxsackies
A16. Coxsackies A16 là một tác nhân gây bệnh thƣờng xuyên gặp phải trong các
trƣờng hợp TCM và biểu hiện lâm sàng thƣờng nhẹ và có thể hoàn toàn hồi phục.
Trƣờng hợp tử vong của nhiễm trùng CA16 là rất hiếm. Vi rút EV71 có thể gây ra
biến chứng nặng và dẫn đến tử vong. Các vi rút đƣờng ruột khác thƣờng gây bệnh
nhẹ [4].
Đường lây truyền: Bệnh lây truyền qua đƣờng tiêu hóa; thức ăn, nƣớc uống,
bàn tay của trẻ hoặc ngƣời chăm sóc trẻ, các đồ dùng, đặc biệt là đồ chơi và vật
dụng sinh hoạt hằng ngày nhƣ chén, bát, đĩa, thìa, cốc bị nhiễm vi rút từ phân hoặc
dịch nốt phòng, vết loét hoặc dịch tiết đƣờng hô hấp, nƣớc bọt. Ngoài ra, bệnh cũng
có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp ngƣời - ngƣời qua các dịch tiết đƣờng hô hấp,
hạt nƣớc bọt, một số yếu tố có thể làm gia tăng sự lây truyền và bùng phát dịch nhƣ
mật độ dân số cao, sống chật chội, điều kiện vệ sinh kém, thiếu nhà vệ sinh, thiếu
hoặc không có nƣớc sạch phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày [4].
Ổ dịch: Một nơi (thôn/ấp/bản/tổ dân phố/cụm dân cƣ/đơn vị) đƣợc gọi là ổ
dịch khi ghi nhận từ 02 trƣờng hợp bệnh (lâm sàng hoặc xác định) trở lên khởi phát
trong vòng 7 ngày có liên quan dịch tễ với nhau. Ổ dịch đƣợc xác định là kết thúc
khi sau 14 ngày không ghi nhận trƣờng hợp mắc mới kể từ ngày khởi phát của
trƣờng hợp mắc bệnh cuối cùng [4].
1.3. Thực trạng mắc bệnh TCM trên thế giới và ở Việt Nam
Tình hình mắc bệnh TCM trên thế giới
Năm 1969 lần đầu tiên ngƣời ta phát hiện bệnh tay chân miệng mà tác nhân
là Enterovirus 71 (EV71) trên trẻ bị viêm não ở California, Hoa kỳ. Tiếp theo trong
những năm 1972, 1973, 1975 và 1978 bệnh TCM cũng đƣợc phát hiện tại Mỹ, Úc,
Thụy Điển, Nhật Bản, Bungrari và Hungragi. Vào năm 1985, 1987 và 1988 bệnh
tay chân miệng đƣợc phát hiện tại Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore và Braxin.
6
Trong các năm 1990, 1997, 1998 bệnh tay chân miệng đƣợc phát hiện tại Malaysia,
Nhật bản, Canada, Đài loan, Singrapore, Úc đến năm 2000, 2001, 2003-2009 bệnh
tay chân miệng đƣợc phát hiện tại Đài Loan, Malaysia, Úc, Trung Quốc và Việt
Nam [2].
Bệnh TCM do EV71 phân bố khá phổ biến trên thế giới, bệnh thƣờng xảy ra
ở các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới. Kể từ khi ca bệnh đƣợc xác định là do EV71
gây ra đƣợc phát hiện vào năm 1969 tại bang California, Mỹ bệnh đã phát tán rộng
khắp thế giới và không ngừng biến thể thành nhiều chủng khác nhau [9]. Cho đến
những năm cuối thập niên 90 bệnh bắt đầu xuất hiện tại Hồng Kông, Trung Quốc,
Singepore và Braxin [9]. Theo báo cáo của WHO có văn phòng tại khu vực Châu Á
– Thái Bình Dƣơng, vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 thì bệnh bắt
đầu xuất hiện và lƣu hành nhiều ở khu vực này. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia
có số ca mắc TCM nhiều nhất [38].
Dịch tay chân miệng xảy ra ở Nhật Bản với hơn 30.000 ca mắc, năm 1978
dịch tay chân miệng với 1.550 ca mắc, năm 1998 dịch tay chân miệng ở Đài Loan
130.000 ca mắc, 405 ca nặng và hơn 80 ca tử vong. Năm 1999 tại Úc xảy ra dịch
tay chân miệng với hơn 6000 ca mắc, Năm 2008 tại Trung Quốc xảy ra dịch tay
chân miệng với hơn 25.000 ca mắc, 26 ca tử vong. Năm 2009 báo cáo đến
30/11/2009 theo báo cáo của Trung tâm dịch bệnh Hoa Kỳ - Trung Quốc, dịch lớn
về tay chân miệng xảy ra nhiều tỉnh, khu vực thuộc Trung Hoa Đại lục với khoảng
1.155.525 ca mắc và hơn 400 ca tử vong [22] .
Theo nghiên cứu Tzou-Yien Lin và cộng sự, EV 71 đã gây ra một vụ dịch
lớn tay chân miệng ở Đài Loan năm 1998 với 129.106 trƣờng hợp mắc và 78 trƣờng
hợp tử vong, 91% trƣờng hợp tử vong dƣới 5 tuổi hầu hết các trƣờng hợp tử vong 12 ngày sau khi nhập viện trong đó có 70% trƣờng hợp nặng có viêm não [22].
Tại Trung Quốc, trƣờng hợp nhiễm bệnh TCM đƣợc phát hiện đầu tiên vào
năm 1981 tại Thƣợng Hải. Sau đó dịch đã lan sang các tỉnh thành khác nhƣ Bắc
Kinh, Quảng Đông. Trong năm 2016, tính đến thời điểm tháng 8, Trung Quốc đã
ghi nhận 1.792.251 trƣờng hợp mắc TCM trong đó có 172 trƣờng hợp tử vong [39].
Số liệu chƣa cập nhật, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, tổng số 2.468.174
7
trƣờng hợp mắc bệnh TCM trong đó có 220 trƣờng hợp tử vong đã đƣợc báo cáo ở
Trung Quốc trong năm 2016 [31].
Hồng Kông (Trung Quốc): Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, tổng cộng
có 775 ca nhập viện do bệnh tay chân miệng đã đƣợc báo cáo từ các trang web
trọng điểm trong năm 2016. Trong tuần 4 năm 2017, số lƣợng các trƣờng hợp cần
phải nằm viện 4 và không có trƣờng hợp đƣợc báo cáo trong tuần 5, năm 2017, mà
là thấp hơn hơn số lƣợng các trƣờng hợp đƣợc báo cáo trong tuần 1 của năm 2017
[31].
Macau SAR (Trung Quốc): Trong năm 2016, đã có 3.808 trƣờng hợp mắc
bệnh TCM báo cáo ở Macau SAR. Trong tuần thứ 2, năm 2017, đã có 76 trƣờng
hợp mắc bệnh TCM báo cáo, cao hơn so với những ngƣời trong 1 tuần, nhƣng nó đã
đƣợc giảm xuống còn 14 trƣờng hợp trong tuần thứ 5, năm 2017. Nhìn chung, các
hoạt động của bệnh TCM vẫn ở mức thấp trong năm 2017 [31].
Tại Đài Loan, vụ dịch TCM bùng phát vào tháng 6 và tháng 10/1998 với tổng
số 129.106 trƣờng hợp, trong đó có 405 trƣờng hợp nặng và 78 ca tử vong [27]. Từ
năm 1998, số trƣờng hợp nặng hàng năm dao động từ 35 đến 405. Trong số 1548 ca
nặng trong khoảng thời gian kể trên, 93% có tuổi từ dƣới 4 và 75% có tuổi từ dƣới
2. Tỷ lệ nam: nữ là 1,5:1. Tổng số có 245 trƣờng hợp tử vong trong cùng thời gian.
Số ca nặng và tử vong lần lƣợt các năm là: 11 và 0 năm 2006; 12 và 2 năm 2007;
373 và 14 năm 2008; và 29 và 2 năm 2009 [38].
Tại Singapore, bệnh TCM vẫn là vấn đề YTCC nổi cộm với tỷ lệ mắc hàng
năm trên 100.000 dân từ 125,5 (năm 2001) tăng lên 435,9 (2007), mặc dù các biện
pháp nghiêm ngặt đƣợc thực hiện tại các trƣờng mầm non để ngăn chặn sự lây lan
của bệnh [38], [39]. Tính đến tuần 52, năm 2016, tổng số 42.154 trƣờng hợp mắc
bệnh TCM đã đƣợc báo cáo tại Singapore vào năm 2016. Trong tuần thứ 4, năm
2017 đã có 494 trƣờng hợp đƣợc báo cáo, thấp hơn so với số lƣợng các trƣờng hợp
đƣợc báo cáo trong tuần 3, 2017 [31].
Tại Nhật Bản, 2 vụ dịch lớn xảy ra vào năm 1973 và 1978 với 3196 và 36301
ca mắc tƣơng ứng và một số tử vong [38]. Vụ dịch TCM năm 2000 và 2003 tại Nhật
Bản ghi nhận lần lƣợt 205.365 và 172.659 ca mắc, khoảng 90% trẻ dƣới 5 tuổi.
8
[39]. Đã có 69.121 trƣờng hợp mắc bệnh TCM đƣợc báo cáo trong năm 2016. Số ca
bệnh tay chân miệng năm 2017 tuần 3 là 681 và tuần 4 là 542 so với 515 trƣờng hợp
và 447 trƣờng hợp báo cáo trong tuần trƣớc (tuần 1 và 2). Số lƣợng các trƣờng hợp
vẫn còn ở mức thấp so với đỉnh cao của mùa giải trƣớc, cao hơn so với những ngƣời
trong cùng một tuần trƣớc đó bảy năm [31].
Hàn Quốc: Số lƣợng hàng tuần của trƣờng hợp bệnh TCM báo cáo từ các
trang web trọng điểm vẫn ở mức thấp. Tuần thứ năm của năm 2017, số trƣờng hợp
mắc bệnh TCM trên 1.000 tham vấn là 0,3, thấp hơn so với tuần trƣớc (0,4) [31].
Thực trạng bệnh TCM ở Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh TCM lần đầu tiên đƣợc phát hiện vào năm 1997. Năm
2003, vụ dịch TCM lần đầu đƣợc báo cáo tại miền Nam Việt Nam [9]. Những năm
gần đây, bệnh có diễn biến rất phức tạp và đang trở thành mối lo ngại đối với sức
khỏe cộng đồng. Bệnh xảy ra phần lớn tại các tỉnh phía Nam và có xu hƣớng tăng
cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm
[4].
Theo báo cáo của bệnh viện Nhi Đồng 1- TPHCM, bệnh tay chân miệng bắt
đầu xuất hiện vào năm 2002. Trong năm 2003 xảy ra vụ dịch tay chân miệng với
hơn 1000 trẻ mắc, 20 trƣờng hợp tử vong. Những năm gần đây hàng năm có hàng
ngàn trẻ mắc đƣợc ghi nhận tại Việt Nam. Trong năm 2006 có 2.284 trƣờng hợp
mắc bệnh, 2007 là 5.719 trƣờng hợp, năm 2008, theo báo cáo của Bộ Y tế, bệnh tay
chân miệng xảy ra sớm hơn mọi năm ( tháng 4-5 ) và xảy ra ở nhiều Tỉnh thuộc cả 3
miền ( Miền Bắc, Trung và Miền Nam ). Trong năm 2014 cả nƣớc có 77.046 trƣờng
hợp mắc bệnh tay chân miệng ở khắp 63 tỉnh, thành trên cả nƣớc, trong đó có 08
trƣờng hợp tử vong [6].
Năm 2012 Bệnh TCM bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố, số mắc và tử vong
tăng cao hơn gấp nhiều so với các năm trƣớc, số ca mắc/ chết là 153.550/45 trƣờng
hợp, theo báo cáo kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2013 về tình hình
tay chân miệng của Bộ Y tế tính đến ngày 27/12/2013 cả nƣớc đã ghi nhận 78.141
9
trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc trong đó có
21 trƣờng hợp tử vong [1].
Năm 2014 cả nƣớc ghi nhận 77.046 ca mắc TCM. Có 08 ca tử vong các tỉnh
có số ca mắc cao nhất lần lƣợt là Đồng Nai (5122), Bà Rịa Vũng Tàu (5532), Đồng
Tháp (4483), Vĩnh Long (3291) và bệnh cũng xảy ra tại 63 tỉnh, thành Phố trên cả
nƣớc [6].
Trong năm 2016 tích lũy tính đến thời điểm ngày 20/11/2016 cả nƣớc đã ghi
nhận 43.858 trƣờng hợp mắc TCM và chƣa có trƣờng hợp tử vong. Trong đó, các
tỉnh phía Nam chiếm hơn 60% trên tổng số ca mắc trong cả nƣớc [39].
Tính đến ngày 25/12/2016, đã có 48.866 trƣờng hợp mắc bệnh TCM và một
trƣờng hợp chết báo cáo tại Việt Nam trong năm 2016. Trong tuần 52, 590 trƣờng
hợp đã đƣợc báo cáo với không có tử vong. Số lƣợng các trƣờng hợp đã đƣợc giảm
từ tuần 43, sau một xu hƣớng tƣơng tự nhƣ các năm trƣớc [31].
Thống kê tình hình mắc bệnh TCM tại Website: wpro.who.int (Western
Pacific Regional Office of the World Health Organization, viết tắt WPRO) [31].
Bảng 1.1. Tình hình mắc bệnh TCM ở Việt Nam giai đoạn 2013-2016
Ngày tháng
Số ca mắc
Tử vong
Tính đến 17/11/2013
71.627
19
Tính đến 20/12/2014
79.485
9
Tính đến 20/12/2015
58.472
5
Tính đến 04/12/2016
46.388
1
(Nguồn WPRO, />Tình hình bệnh TCM tại tỉnh Đồng Tháp
Theo dõi tình hình bệnh TCM trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 đến năm 2015
.Năm 2011 (6131, 10 ca tử vong), riêng năm 2012 cho thấy số ca mắc đỉnh điểm là
(6.188 ca, 7 ca tử vong).. Trong những năm tiếp theo lần lƣợt là 2013 (3848 ca, 5 ca
tử vong), 2014 (4525 ca, 1 ca tử vong), 2015 (4009 ca, 1 ca tử vong) và số ca mắc
TCM qua các năm [16],[17],[18],[19].
10
Bảng 1.2. Tình hình mắc bệnh TCM tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013-2016
Năm
Mắc
Tử vong
Tỷ suất chết/mắc
2013
3848
5
0,13
2014
4525
1
0,02
2015
4009
1
0,03
2016
3603
0
0
1.4. Một số đặc điểm ca bệnh TCM trên thế giới và ở Việt Nam
Đặc điểm về tuổi mắc bệnh.
Độ tuổi mắc bệnh TCM theo Mary Jane Carddosa và cộng sự (2003) thì
nhóm tuổi có số mắc cao nhất là trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi [29]. Ở Hồng Kông giai đoạn
2001 đến 2009 có trên 3512 bệnh nhân bị mắc TCM dƣới 5 tuổi chiếm 66, 4% [24].
Bệnh TCM chủ yếu lây nhiễm trẻ em dƣới 5 tuổi, nhƣng trẻ lớn và ngƣời lớn cũng
có thể mắc bệnh [5].
Bệnh TCM xảy ra chủ yếu ở trẻ em < 5 tuổi, chiếm tỷ lệ từ 85% đến 96%
trong các vụ dịch [23],[41]. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh TCM nặng có liên
quan đến tuổi của bệnh nhân. Trẻ có độ tuổi từ 1-5 thì mắc bệnh TCM nặng, có
nhiều biến chứng thần kinh hơn so với trẻ trên 5 tuổi [35],[32].
Bệnh tay chân miệng xảy ra chủ yếu trẻ em, dƣới 5 tuổi chiếm 96,7%, dƣới 3
tuổi chiếm 79,6% trong tổng số mắc. Tỷ lệ mắc tay chân miệng (trên 100.000) cao
nhất ở nhóm 1 tuổi (12-23 tháng), sau đó tỷ lệ mắc giảm dần cho đến 5 tuổi [12].
Đặc điểm mắc bệnh theo giới tính.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt về giới của những trẻ
mắc bệnh TCM. Một số báo cáo cho thấy tỷ lệ mắc bệnh TCM giữa nam/nữ là 1,21,3/1 [30],[38]. Theo báo cáo tại Bengal - Ấn Độ năm 2003 với 38 ca mắc cho thấy
nam nhiều hơn nữ không đáng kể (21/17). Tại Singapore 2000, tổng số 175 bệnh
nhân, tỷ số mắc theo giới nam/nữ =1,7/1 [29].
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu tại các tỉnh phía Nam cho thấy bệnh TCM xảy
ra nhiều ở trẻ em là trai 61,43%, ở trẻ em là nữ 38,57% [9]. Hơn nữa theo nghiên
cứu của Phan Thị Tuyết Nga (2012) thì TCM xảy ra ở bé trai 61,8%, bé gái 39,2%
11
[10]. Nam mắc bệnh tay chân miệng nhiều hơn nữ. Tỷ số mắc bệnh giữa nam và nữ
từ 1,29 đến 1,53 trong bốn năm nghiên cứu [12]. Trong rất nhiều các vụ bùng phát
dịch đƣợc ghi nhận ở Việt Nam cũng nhƣ một số nƣớc trên thế giới Nam có nhiều
khả năng mắc bệnh TCM hơn so với nữ. Trong số những trẻ mắc bệnh TCM, trẻ trai
thƣờng chiếm ƣu thế. Theo kết quả của một số nghiên cứu, tỉ số mắc bệnh giữa nam
và nữ từ 1,4 đến 1,9 [9],[33],[41].
Đặc điểm mắc bệnh theo mùa.
Bệnh TCM mắc quanh năm, nhƣng chủ yếu nhiều nhất vào mùa hè và mùa
thu [28]. Tại Trung Quốc năm 2010 và 2011, số bệnh nhân mắc TCM cao nhất vào
tháng 5-7 [34]. Còn ở Việt Nam, theo báo cáo của viện Pasteur Thành phố Hồ Chí
Minh tại các tỉnh phía Nam số bệnh nhân mắc tay chân miệng tăng từ tháng 3 đến
tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm [9],[4],[29]. Thời gian mắc: bệnh xuất
hiện rải rác vào các tháng quanh năm, có 2 đỉnh dịch vào tháng 3 đến 5 và tháng 9
đến 11 [12].
Đặc điểm mắc bệnh theo tháng.
Ở miền Nam Việt Nam, một đỉnh dịch thấp hơn (tháng 3-5) và đỉnh dịch cao
hơn (tháng 10-12) đã đƣợc báo cáo vào năm 2005 [32]. Tại Hong Kong, cũng có hai
đỉnh dịch, một đỉnh cao hơn (tháng 4-6) và một đỉnh thấp hơn (tháng 10-12) đã
đƣợc ghi nhận trong năm 2008 [28]. Tại Hà Lan, một đỉnh cao hơn (tháng bảy) và
một đỉnh thấp hơn (tháng mƣời) đã đƣợc quan sát trong thời gian 1963-2008 [36].
1.5. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc mắc bệnh TCM ở trẻ
Chƣa có nhiều đề tài nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc
mắc bênh TCM trên thế giới và ở Việt Nam. Trong đó ở Việt Nam chƣa có đề tài
nào tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng, đa phần là tìm hiểu các yếu tố liên quan. Còn
trên thế giới thì phần lớn chỉ tìm hiểu một khía cạnh của yếu tố ảnh hƣởng hay các
yếu tố nguy cơ.
Một số can thiệp Y tế công cộng hiệu quả đƣợc áp dụng phòng chống bệnh
TCM tại Trung Quốc, Singapore, Hồng Kong và đƣợc WHO khuyến cáo nhƣ: thiết
lập hệ thống giám sát và cảnh báo dịch sớm, thƣờng xuyên; triển khai các chiến
12
dịch truyền thông; triển khai các chiến dịch vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng chủ
động xây dựng kế hoạch, chính sách [38].
Nghiên cứu của Yoko Suzuki và cộng sự tại Nhật Bản, nhằm xác định yếu tố
nguy cơ gây bệnh TCM nặng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa
việc đi nhà trẻ với bệnh TCM (OR=2,96; 95% CI=1,24-7,08; p<0,05) [40].
Can thiệp bằng hoạt động rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân đƣợc nhiều
nƣớc khuyến cáo. Một nghiên cứu bệnh chƣng đƣợc tiến hành chọn ngẫu nhiên trên
283 trẻ dƣới 6 tuổi có mắc bệnh TCM và Herpangina ở thị trấn Qiaosi, tỉnh
Zhejiang, Trung Quốc để xác định các yếu tố nguy cơ về bệnh TCM và Herpangina
và hiệu quả phòng bệnh bằng rửa tay xà phòng [25].
Tại Việt Nam, đáp ứng với tình hình dịch bệnh TCM, Chính phủ, Bộ Y tế và
các ban ngành đã ban hành công điện, các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo về giám sát,
phòng và điều trị bệnh TCM. Các hoạt động kiểm tra, giám sát, báo cáo tình hình
dịch bệnh, tăng cƣờng các chiến dịch truyền thông cấp phát Cloramin B, đẩy mạnh
công tác vệ sinh môi trƣờng, phát hiện và điều trị sớm đã đƣợc tiến hành đồng thời
trên phạm vi cả nƣớc. Để kiểm soát hiệu quả, công tác thông tin truyền thông giáo
dục sức khỏe thay đổi hành vi, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trƣờng, đặc biệt lại các
vùng bệnh lƣu hành cần tiếp tục tăng cƣờng [3].
Nghiên cứu của Thái Quang Hùng (2017) thì cho rằng để phòng bệnh TCM,
ngƣời mẹ cho rằng không nên cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân TCM (72,0%), giữ gìn
vệ sinh bàn tay vào những thời điểm quan trọng nhƣ rửa tay trƣớc khi ăn (69,7%);
rửa tay sau khi đi vệ sinh (77,7%), rửa tay sau khi chơi (46,7%). Cuối cùng, các bà
mẹ cũng biết là bệnh TCM chƣa có vắc xin phòng bệnh, nên chỉ có 5,6% số ngƣời
mẹ lựa chọn phƣơng án này [12].
Nghiên cứu một số yếu ảnh hƣởng từ đặc điểm ca bệnh TCM tuổi, giới,
tháng mắc bệnh: Theo nghiên cứu của Wang Y và cộng sự (2011) thì trẻ em từ 1
đến 3 tuổi là đối tƣợng dễ bị mắc TCM có nguy cơ mắc 2,3 lần so với nhóm khác.
Trẻ sơ sinh có tỷ lệ mắc bệnh nặng cao nhất [37]. Theo nghiên cứu tại các tỉnh phía
Nam cũng cho thấy bệnh TCM xảy ra nhiều ở nam (61,43%) [9]. Ở các tỉnh miền
Nam, năm 2008, bệnh TCM xảy ra ở khu vực phía Nam theo hai mùa rõ rệt từ tháng
13
4 đến tháng 7 và từ tháng 9 đến tháng 11. Nhƣng từ năm 2009 đến 2010, bệnh TCM
chỉ lƣu hành ở mức cao từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm [9].
Theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế, để phòng bệnh TCM cần: Phát hiện sớm các
trƣờng hợp mắc bệnh và điều trị kịp thời; cách ly các trƣờng hợp mới mắc, không
để bệnh lây lan qua cộng đồng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trƣờng,
nâng cao thể trạng; làm sạch bề mặt và khử trùng dụng cụ sinh hoạt, nhà vệ sinh;
phòng chống dịch theo văn bản hƣớng dẫn “Giám sát và phòng chống bệnh TCM”
ban hành theo Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/02/2012 của Bộ Y tế [4].
1.6. Thông tin về địa bàn nghiên cứu:
Huyện Cao Lãnh với diện tích: 491.1 km2, dân số 202.466 và đơn vị hành
chính có 17 xã (An Bình, Ba Sao, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Bình Thạnh,
Gáo Giồng, Mỹ Hội, Mỹ Hiệp, Mỹ Long, Mỹ Thọ, Mỹ Xƣơng, Nhị Mỹ, Phƣơng
Thịnh, Phƣơng Trà, Phong Mỹ, Tân Hội Trung và Tân Nghĩa) và thị trấn Mỹ Thọ
[21]. Huyện Cao Lãnh nằm ở phía Bắc sông Tiền, cách trung tâm hành chính tỉnh
Đồng Tháp 8 km theo hƣớng Đông – Nam. Phía Đông giáp huyện Cái Bè (tỉnh Tiền
Giang) và huyện Tháp Mƣời. Phía Tây giáp thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh
Bình và Tam Nông. Phía Bắc giáp huyện Tháp Mƣời. Phía Nam giáp sông Tiền
(tiếp giáp thị xã Sa Đéc và huyện Lấp Vò). Trong năm 2015 toàn huyện có số ca
mắc là 900 ca, tăng 89 ca, cao gấp 1,11 lần so với năm 2014. Trong 9 tháng đầu
năm 2016 thì huyện Cao Lãnh có số ca mắc TCM đứng thứ 1/12 huyện thị thành
phố của tỉnh Đồng Tháp, tổng số mắc là 460 ca, giảm 33 ca (giảm 6,69%) so với
cùng kỳ, giảm 30,93% so với trung bình 5 năm (2011 - 2015), không có tử vong. Xã
có số ca mắc TCM cao so với cùng kỳ: Bình Thạnh 40 ca tăng 20 ca, Bình Hàng Trung
39 ca tăng 16 ca, Mỹ Thọ 25 ca tăng 13 ca, TT Mỹ Thọ 33 ca tăng 09 ca, Mỹ Hiệp 28
ca tăng 08 ca, Mỹ Long 18 ca tăng 05 ca, Phƣơng Thịnh 26 ca tăng 01 ca, các xã còn
lại giảm so với cùng kỳ [20],[15].
14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là tất cả phiếu điều tra của ca mắc bệnh tay chân
miệng trên địa bàn huyện Cao Lãnh từ 1/2013 đến hết 31/12/2016 (tổng cộng 3849
phiếu).
Đối với đối tƣợng thu thập số liệu thứ cấp (toàn bộ các phiếu thông tin ca
bệnh của những bệnh nhân TCM đƣợc Trung tâm Y tế - Dân số huyện quản lý
thống kê có thời gian mắc bệnh từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2016). Còn
đối với đối tƣợng thu thập số liệu sơ cấp (01 cán bộ chuyên trách chƣơng trình
phòng chống TCM thuộc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp; 01 cán bộ
chuyên trách chƣơng trình phòng chống TCM Trung tâm Y tế - Dân số huyện Cao
Lãnh; 0 2 PCT UBND phụ trách y tế nơi có TCM mắc cao/mắc thấp; 02 Trƣởng
trạm y tế, 0 2 c án b ộ chuyên trách TCM tại trạm y tế, 02 nhân viên y tế ấp nơi có
TCM mắc cao/mắc thấp; 02 bà mẹ có con nhỏ dƣới 5 tuổi nơi có TCM mắc cao/mắc
thấp; 02 giáo viên mầm non nơi có TCM mắc cao/mắc thấp).
Tiêu chuẩn lựa chọn: Những ngƣời tham gia PVS/TLN có khả năng đọc
viết và trả lời những câu hỏi thông thƣờng, đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời
câu hỏi trong phiếu hƣớng dẫn PVS/TLN. Riêng đối với PVS/TLN Bà mẹ thì chỉ
PVS/TNL bà mẹ có con bệnh TCM dƣới 5 tuổi.
Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tƣợng PVS/TLN bị mắc bệnh không thể trả lời
phỏng vấn. Không PVS/TLN Bà mẹ có con bệnh TCM từ 5 tuổi trở lên.
2.2. Địa điểm.
Địa điểm: Tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
2.3. Thời gian.
Thời gian: từ tháng 01/2017 đến tháng 07/2017.
15
2.4. Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả, hồi cứu số liệu, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp,
định tính bổ sung cho định lƣợng.
Số liệu thứ cấp (trả lời mục tiêu 1):
Toàn bộ các phiếu thông tin ca bệnh của những bệnh nhân TCM đƣợc Trung
tâm Y tế - Dân số huyện quản lý thống kê có thời gian mắc bệnh từ tháng 1 năm
2013 đến tháng 12 năm 2016.
Thu thập thông tin từ sổ sách, báo cáo tháng, quý, năm, báo cáo dịch của
TTYT-DS huyện.
Tiêu chí của các tài liệu đƣợc chọn: Báo cáo tháng, quý, năm của TTYT-DS
huyện (số ca mắc từng xã, thị trấn trong huyện); phiếu điều tra TCM (phụ lục 1) do
TTYT-DS huyện quản lý đƣợc thu thập theo từng tháng, từ tháng 1 năm 2013 đến
tháng 12 năm 2016.
Số liệu sơ cấp (trả lời mục tiêu 2 – thu thập thông tin định tính)
Đối với phỏng vấn sâu:
- 01 cán bộ chuyên trách chƣơng trình phòng chống TCM thuộc Trung tâm y
tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp.
- 01 cán bộ chuyên trách chƣơng trình phòng chống TCM Trung tâm Y tế Dân số huyện Cao Lãnh.
- 0 2 PCT UBND phụ trách y tế nơi có TCM mắc cao/mắc thấp.
- 02 Trƣởng trạm y tế, 02 cá n b ộ chuyên trách TCM tại trạm y tế, 02 nhân
viên y tế ấp nơi có TCM mắc cao/mắc thấp..
- 02 bà mẹ có con nhỏ dƣới 5 tuổi nơi có TCM mắc cao/mắc thấp.
- 02 giáo viên mầm non nơi có TCM mắc cao/mắc thấp.
Đối với thảo luận nhóm:
- 02 lần TLN nhân viên y tế ấp nơi có TCM mắc cao/mắc thấp (mỗi nhóm 6
ngƣời/nhóm, tổng cộng 12 nhân viên y tế ấp).