Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Trách nhiệm dân sự liên đới và xác định thiệt hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132 KB, 12 trang )

I)

Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại
1) Khái niệm
- Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự. Vì là
một loại trách nhiệm dân sự nên trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cũng
được xem xét dưới hai khía cạnh:
+ Là một quan hệ pháp luật về nghĩa vụ:
+ Là một biện pháp chế tài dân sự.
- Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại là trách nhiệm bồi thường của nhiều
người trước người bị thiệt hại. Đây là quan hệ nghĩa vụ liên đới trong đó bên có
nghĩa vụ có nhiều tham gia và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số
những người chịu trách nhiệm phải thực hiện toàn bộ trách nhiệm bồi thường.
- Người có quyền, có quyền yêu cầu tất cả những người cùng chị trách nhiệm hay
một người nào đó thực hiện một phần hay toàn bộ trách nhiệm và phạm vi yêu cầu
hoàn toàn phụ thuộc vào người có quyền.
- Trong việc thực hiện trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, mỗi chủ thể chịu
trách nhiệm có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm liên đới một cách đầy đủ và
toàn bộ. Tuy nhiên, nếu một người nào đó trong số những người chịu trách nhiệm
được yêu cầu thực hiện toàn bộ trách nhiệm liên đới, nhưng lại không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ do không có khả năng hay một nguyên nhân
nào đó. Trong trường hợp người có quyền sẽ có quyền yêu cầu những người còn lại
thực hiện phần trách nhiệm còn lại. trong mọi trường hợp trách nhiệm liên đới còn
tồn tại chừng nào yêu cầu của người có quyền chưa được thỏa mãn hết.
- Mặt khác, nếu một trong những người chịu trách nhiệm đã thực hiện toàn bộ
trách nhiệm, thì những người chịu trách nhiệm còn lại được giải phóng khỏi thực
hiện nghĩa vụ đó đối với người có quyền. Quan hệ nghĩa vụ giữa người có quyền
và những người có nghĩa vụ chấm dứt. Từ đây phát sinh nghĩa vụ hoàn lại giữa
những người phải chịu trách nhiệm với người đã thay họ thực hiện trách nhiệm với
người có quyền. Trong trường hợp này người đã thực hiện toàn bộ trách nhiệm liên
đới được pháp luật trao quyền yêu cầu những người chịu trách nhiệm còn lại chịu


trách nhiẹm với mình.
Do đó có thể hiểu: trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại là một trách nhiệm
dân sự, theo đó người có quyền được yêu cầu bất cứ ai trong số những người có
nghĩa vụ cũng phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với người có quyền khi được
người có quyền yêu cầu.
2) Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới
-

Phải có thiệt hại.

+ Chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra.


+ Thiệt hại là điều kiện đầu tiên, tiên quyết khi xác định trách nhiệm dân sự nói
chung và trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại nói riêng.
+ Nếu không có thiệt hại thì vấn đề trách nhiệm bồi thường không được đặt ra và vì
vậy cũng không thể nói đến trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
+ Cùng với những trách nhiệm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, thiệt hại trong trách nhiệm liên đới có những đặc trưng riêng của nó:
Thứ nhất: thiệt hại là hậu quả của hành vi trái pháp luật của nhiều người, không
nhất thiết các hành vi trái pháp luật đó phải đồng thời được thực hiện.
Thứ hai: giữa thiệt hại được xảy ra và hành vi trái pháp luật giữa một hoặc một số
trong số những người có hành vi trái pháp luật có thể không có mối quan hệ nhân
quả, hay nói cách khác là không có mối liên hệ trực tiếp mà chỉ có mối quan hệ
gián tiếp.
Thứ ba: thiệt hại là một thể thống nhất, không phân chia.
-

Hành vi trái pháp luật.


Ngoài những quy định chung về hành vi trái pháp luật khi xác định trách nhiệm
dân sự, việc xác định hành vi trái pháp luật để xác định trách nhiệm dân sự liên đới
bồi thường thiệt hại có một số điểm đặc thù:
+ Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại hành vi trái pháp luật có thể được thực
hiện bởi nhiều người: Có thể do họ cùng thực hiện một hành vi cụ thể hoặc từng
người thực hiện từng hành vi riêng rẽ nhưng những hành vi này lại gây ra cùng một
hậu quả; Cũng có thể là hành vi của một người không trực tiếp gây ra hậu quả
nhưng lại làm phát sinh hành vi của người kia và hành vi của người này lại gây ra
hậu quả.
+ Việc xác định phạm vi chủ thể liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
người có quyền đặc biệt khó khăn trong những trường hợp khi chỉ có một hay một
số người có hành vi vi phạm nghĩa vụ nhưng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
không chỉ có những người này mà còn có những người khác. Để buộc những người
không thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ nhưng vẫn phải cùng với người vi phạm
liên đới chịu trách nhiệm cần phải dựa vào các căn cứ:
a. Quy định của pháp luật.
b. Mối liên hệ giữa các chủ thể.
-

Mối quan hệ nhân quả

+ Chủ thể thực hiện hành vi trái luật chỉ chịu trách nhiệm về những hậu quả trực
tiếp do chính hành vi đó gây ra. Trong trách nhiệm liên đới bời thường thiệt hại


việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật và thiệt hại xảy ra là căn
cứ xác định phạm vi chủ thể liên đới chịu trách nhiệm
+ Khi xác định mối quan hệ nhân quả để xác định trách nhiệm liên đới bồi thường
thiệt hại thì phải xác định mối quan hệ giữa hành vi trực tiếp gây thiệt hại với thiệt
hại xảy ra. Còn nếu các hành vi không cùng xảy ra đồng thời thì cần phải xác định

được mối quan hệ nhân quả giữa các hành vi nối tiếp nhau.
-

Lỗi

+ Lỗi có thể là lỗi của người không trực tiếp thực hiện hành vi gây thiệt hại cho
người khác nhưng hành vi có lỗi của họ là nguyên hân dẫn đến hành vi trái luật của
người trực tiếp gây thiệt hại.
+ Hình thức của lỗi có ý nghĩa quan trọng, hầu như là quyết định trong việc xác
định phạm vi trách nhiệm bồi thường của từng chủ thể liên đới chịu trách nhiệm.
3) Căn cứ xác định trách nhiệm dân sự liên đới
“Điều 616. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới
bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng
gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không
xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”
Cùng gây thiệt hại thì cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường nhưng được hiểu
là khi thiệt hại cùng nhiều người gây ra nhưng thiệt hại xảy ra là một thể thống nhất
không phân chia được và hành vi trái pháp luật của mỗi người có mối quan hệ nhân
quả đối với toàn bộ thiệt hại xảy ra.
Cùng gây thiệt hại thông thường họ thống nhất với nhau cả về hành vi và hậu
quả( như đồng phạm). Nhưng cũng có trường hợp chỉ thống nhất ý chí với nhau về
hành vi( cùng lăn gỗ ở trên cao xuống vô ý làm chết người) , hoặc chỉ thống nhất ý
chí về hậu quả( trẻ trộm cắp và kẻ tiêu thụ tài sản trộm cắp). Thậm chí cũng có thể
áp dụng khi giữa những người cùng gây thiệt hại không có bất kỳ sự thống nhất ý
chí nào. Việc gây thiệt hại cho người khác xuát phát từ hành vi trái pháp luãt của
mỗi người có thể xảy ra đồng thời cũng có thể xảy ra mối tiếp nhau. Thiệt hại xảy
ra trong hnững trường hợp này được coi là hậu quả trực tiếp của mỗi hành vi và
của tất cả các hành vi đồng thời
=» Như vậy nhiều người cùng gây thiệt hại có nghĩa là

Thiệt hại xảy ra là hậu quả do hành vi của nhiều người , các hành vi có thể không
được thực hiện đồng thời mà hoàn toàn có thể được thực hiện kế tiếp nhau xét theo
thời gian , nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau đó là hành vi của
người sau là mối quan hệ tất yếu do hành vi của người trước , và vì vậy họ phải
liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Cùng gây ra thiệt hại có thể có các trường hợp sau:


Thứ nhất, cùng cố ý gây ra thiệt hại, tức là có cùng ý chí, cùng nhau thực hiện
một hành vi hoặc là những người này không cùng ý chí nhưng đều có thể nhận thức
được hành vi đó là trái pháp luật, có thể gây ra thiệt hại nhưng vẫn thực hiện hành
vi đó. Trường hợp này, nếu người bị gây ra thiệt hại không có lỗi thì đương nhiên
những người gây ra thiệt hại phải bồi thường, còn trong trường hợp người bị thiệt
hại cũng có lỗi thì sẽ bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 617 Bộ Luật Dân
sự 2005.
Thứ hai, cùng vô ý gây ra thiệt hại, trường hợp này nếu như người bị thiệt hại
cũng có lỗi thì những người gây ra thiệt hại bồi thường theo quy định tại Điều 617
Bộ Luật Dân sự, nhưng nếu người gây ra thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của những người cùng gây thiệt hại
được xác định trong hai trường hợp liên đới bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ khi chủ sở hữu để người khác chiếm hữu sử dụng trái
pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ (khoản 4 Điều 623) và trách nhiệm liên đới bồi
thường thiệt hại của chủ sở hữu súc vật và người thứ ba khi họ cùng có lỗi để súc
vật gây thiệt hại cho người khác (khoản 2 Điều 625).
Thứ ba, vừa cố ý vừa vô ý gây ra thiệt hại, trường hợp nay là gộp lại giữa hai
trường hợp trên, hướng giải quyết sẽ tách ra thành từng bên có lỗi vô ý và có lỗi cố
ý để giải quyết.
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng việc quy định về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra còn khá mông lung, khó áp
dụng trong thực tiễn, mong rằng những phân tích trên sẽ có ích trong việc áp dụng

quy định này hơn.
4) Nội dung của trách nhiệm dân sự liên đới
-

Trong trách nhiệm dân sự liên đới, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bất cứ ai

trong số những người cùng gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và mỗi
người trong số những người cùng gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại
theo yêu cầu của người bị thiệt hại.
-

Nếu một trong số những người cùng gây ra thiệt hại không có khả năng kinh tế

để bồi thường thì những người cùng gây ra thiệt hại khác có nghĩa vụ gánh vác
trách nhiệm của người đó.
-

Khi một hoặc một số người đã bồi thường toàn bộ thiệt hại theo yêu cầu của

người bị thiệt hại thì quan hệ nghĩa vụ giữa người bị thiệt hại và những người cùng
gây ra thiệt hại chấm dứt. Đồng thời cũng làm phát sinh nghĩa vụ hoàn lạị giữa
những người cùng gây ra thiệt hại, người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ có quyền
yêu cầu những người cùng gây ra thiệt hại phải hoàn trả cho mình phần mình đã
thực hiện thay. Việc quy định này nhằm tạo điều kiện cho người bị thiệt hại được
bồi thường toàn bộ thiệt hại.


-

Khi quyết định trách nhiệm dân sự liên đới, Tòa án phải ấn định phần bồi


thường thiệt hại của mỗi người để họ thấy rõ trách nhiệm của mình trong khối thiệt
hại chung. Căn cứ ấn định phải phụ thuộc vào phần họ chiếm đoạt hoặc mức độ lỗi
đối với thiệt hại đã xảy ra. Trường hợp không có căn cứ rõ ràng thì phạm vị trách
nhiệm sẽ được chia đều cho mỗi người có nghĩa vụ liên đới.
-

Cùng gây ra thiệt hại và liên đới chịu trách nhiệm có các trường hợp sau:
Thứ nhất, cùng cố ý gây ra thiệt hại, tức là có cùng ý chí, cùng nhau thực hiện

một hành vi hoặc những người này không cùng ý chí nhưng đều có thể nhận thức
được hành vi đó trái pháp luật, có thể gây ra thiệt hại nhưng vẫn thực hiện hành vi
đó. Trường hợp này, nếu người bị gây ra thiệt hại không có lỗi thì đương nhiên
những người gây ra thiệt hại phải bồi thường, còn trong trường hợp người bị thiệt
hại cũng có lỗi thì sẽ bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 617 BLDS 2005.
Thứ hai, cùng vô ý gây ra thiệt hại, trường hợp này nếu như người bị thiệt hại
cũng có lỗi thì những người cùng gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại theo quy
định tại Điều 617 BLDS 2005, nhưng nếu người gây ra thiệt hại hoàn toàn không
có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của những người cùng
gây ra thiệt hại được xác định trong hai trường hợp liên đới bồi thường thiệt hại
của chủ sở hữu có nguồn nguy hiểm cao độ khi chủ sở hữu để người khác chiếm
hữu sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại khoản 4 Điều
623 BLDS 2005 và trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu súc
vật và người thứ ba khi họ cùng có lỗi để súc vật gây thiệt hại cho người khác theo
quy định tại khoản 2 Điều 625 BLDS 2005.
Thứ ba, vừa cố ý vừa vô ý gây ra thiệt hại, trường hợp này hướng giải quyết sẽ
tách ra thành từng bên có lỗi vô ý và có lỗi cố ý để giải quyết.

II. Xác định thiệt hại
2.1 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Điều 608 BLDS 2005 Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi
thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất :


Cần xác định giá trị thực tế của tài sản để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường
toàn bộ giá trị tài sản. Giá trị của tài sản không thống nhất ở thời điểm gây thiệt hại và
thời điểm bồi thường. Do đó, khi xác định giá trị của tài sản lưu ý xác định giá trị thực
tế của tài sản vào thời điểm tòa án xét xử sơ thẩm để buộc người gây thiệt hại phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.
2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng:
Hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại làm cho tài sản bị hư hỏng, không
còn tình trạng nguyên vẹn như trước khi bị thiệt hại và cần phải bỏ ra chi phí để sửa
chữa tài sản. Do đó, trong trường hợp tài sản bị hư hỏng thì chi phí sửa chữa, thay thế
các bộ phận hư hỏng của tài sản cũng được xác định là thiệt hại và người gây thiệt hại
phải chịu trách nhiệm bồi thường những khoản này.
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản :
Đây là thiệt hại gián tiếp liên quan đến tài sản bị thiệt hại. Tài sản luôn chứa đựng
trong nó những lợi ích nhất định, những lợi ích này sẽ thu được thông qua hành vi khai
thác, sử dụng của con người. Lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản có thể
được hiểu là những lợi ích vật chất cụ thể mà người bị thiệt hại không thu được kể từ
khi tài sản bị xâm phạm (hoa màu không thu hoạch được, xe ô tô bị hư hỏng nặng
không thể sử dụng để làm taxi,...).
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại :
Người bị thiệt hại đã phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp
tục phát sinh hoặc phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục
phát sinh hoặc phải bỏ ra chi phí khác để khắc phục thiệt hại.
 Như vậy để tính toán toàn bộ số thiệt hại trên các tòa án phải dùng nhiều tiêu
chuần khác nhau như : số lượng , chất lượng , tính chất của tài sản và giá cả của tài
sản bị thiệt hại . trong các tiêu chuẩn trên giá cả không phải là tiêu chuẩn duy nhất

nhưng nó là tiêu chuẩn chủ yếu để xác định mức độ thiệt hại đã xảy ra . Giá cả là
tiêu chuẩn xác định thiệt hại nhưng có mặt hàng vừa có giá trị thị trường tự do vừa có
giá trị chỉ đạo của nhà nước thì ,vấn đề đặt ra là tòa án sẽ căn cứ vào giá trị nào để tính
toán thiệt hại cho chính xác . Việc chọn giá để tính toán thiệt hại không thể tùy tiện
được mà nó phải đạt yêu cầu phản ánh chính xác số thiệt hại của người bị hại , đảm
bảo sự đền bù một cách đầy đủ nhất .
Vì vậy : Nếu tài sản là loại hàng hóa bán tự do trên thị trường thì giá trị của tài sản
là giá trị thị trường . trường hợp tài sản thuộc loại nhà nước thống nhất quản lí , không
cho phép giá cả thị trường tự do
Ví dụ : súng, đạn , hoạt chất của thuốc phiện … thì khi tính toán thiệt hại phải căn cứ
vào giá trị nhà nước quy định .


• Trong thực tiễn xét xử : Tòa án có thể căn cứ vào giá mà người gây thiệt hại đã bán
những tài sản được do hành vi phi pháp đó để tính toán những thu thập bất chính của
họ trên cơ sở đó quyết định tước đoạt những thu thập không hợp pháp , nhưng tòa án
không thể lấy giá này làm cơ sở để xác định mức thiệt hại , không nên trộn lẫn thiệt
hại và thu thập bất chính của người gây ra thiệt hại .
• Thiệt hại đối với người bị hại : là một tồn tại khách quan , không đồng nhất với thu
thập bất chính mà người gây thiệt hại có được bằng hành vi trái pháp luật và cũng
không hoàn toàn phụ thuộc vào số thu nhập đó .
• Trường hợp nhà nước chưa phản ánh được thực chất giá trị của tài sản bị thiệt
hại thì chỉ có thể trưng cầu giám định chuyên môn để tính thiệt hại cho chính xác .
• Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định trong trường hợp này là
những chi phí đã bỏ ra để sửa chữa , khôi phục lại tình trạng tài sản và những thiệt hại
do giảm giá trị của tài sản đưa lại . Ví dụ : A đốt nhà của B . vì không có nhà để ở nẹn
B phải đi thuê một nơi khác để ở tạm trong thời gian sửa chữa lại ngôi nhà . số tiền B
bỏ ra để thuê nhà được xác định là thiệt hại mà A có trách nhiệm bồi thường . Việc xác
định mất , giảm thu nhập do tài sản bị xâm phạm sẽ do người thiệt hại chứng minh ,
nếu không chứng minh được thì sẽ lấy mức thu nhập trung bình của sáu tháng liền kề .

Nếu chưa đủ sáu tháng thì lấy mức trung bình của các tháng trước đó.
2.2 Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
Theo Điều 609 BLDS 2005 thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
 Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
 Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại
 Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động
và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý
cho người chăm sóc người bị thiệt hại.
Ngoài ra, người xâm phạm sức khỏe của người khác còn phải bồi thường một khoản
tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp
tổn thất về tinh thần do các bên tự thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức
toois đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
-Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất,
bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện cho người bị thiệt hại
đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí phiếu, chụp X
quang,chụp cắt lớp, siêu âm,… theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí, tiền mua thuốc
bổ… theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt


hại(nếu có)… để hổ trợ hoặc thay thế 1 phần chức năng của cơ thê bị mất hoặc giảm
sút của người bị thiệt hại (nếu có).
-Thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là những khoản thu nhập
không thu được vì nạn nhân phải điều trị, bị thương tật về thu nhập thực tế của người
bị thiệt hại được xác định như sau:
 Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ
tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức

lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khỏe
nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt
hại.
 Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hang
tháng có thu nhập thực tế nhưng mức lương thu nhập của từng tháng khác
nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề trước khi sức khỏe bị
xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của
người bị thiệt hại.
 Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế,
nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập
trung bình của lao động cùng loại nhân với khoảng thời gian điều trị để xác
định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
 Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa
có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 609 BLDS 2005.
VD: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế trước khi sức khỏe của A bị xâm
phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 1 triệu đồng. Do sức khỏe biij xâm phạm, A
phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế
của A bị mất.
VD: B là công chức có thu nhập hang tháng ổn định là 500 ngàn đồng. Do sức khỏe bị
xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu
nhập cho B. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B không bị mất
*Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị.
 Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương
nơi thuacj hiện chi phí (nếu có) cho 1 trong những người chăm sóc cho người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế
 Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gan
điều trị đươch xác định như sau:

+ Nếu người chăm sóc người thi thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương
trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công
của tháng liền kề trước khi người chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm
sóc để xác định koanr thu nhập thực tế bị mất


+ Nếu người chăm sóc người thi thiệt hại hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập
thực tế nhưng mức lương thu nhập của từng tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập
trung bình của 6 tháng liền kề trước khi người đó đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân
với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.
+Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc có
tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc
bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi
người bị thiệt hại cư trú.
+Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan ,
người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật
lao động,bảo hiểm xã hộ thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi
thường.
*)Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần
có người thường xuyên chă sóc thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
người bị thiệt hại.
+Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại gồm: chi phí hợp lý hàng tháng
cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường
xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.
+Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng
mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi
người bị thiệt hại dang cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho 1 người
chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.
2.3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: (Điều 610 BLDS 2005)
a) Tính toán thiệt hại:

 Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước
khi chết;
 Chi phí hợp lý cho việc mai tang;
 Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
b) Cơ sở để xác định:
*) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăn sóc nạn nhân trước khi chết
được tính toán như trường hợp tính toán thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
*) Chi phí mai táng gồm: tiền mua quan tài, các vật cần thiết cho việc khâm liệm,
khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn
cất, hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường các
chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ,…


*) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước
khi chết:
- Chỉ xem xét cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang có nghĩa vụ cấp
dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm bị xâm phạm.
- Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng: vợ hoặc chồng,con đã thành niên,
em đã thành niên, cháu đã thành niên, cha, mẹ, anh, chị, ông bà nội, ông bà ngoại
không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà người bị thiệt hại
đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; con chưa thành niên, em chưa thành niên, cháu
chưa thành niên đang được người bị thiệt hại thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; vợ hoặc
chồng sau khi ly hôn đang được bên kia là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng.
- Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp :
+ Người được cấp dưỡng: đã thành niên và có khả năng lao động; có tài sản hoặc thu
nhập để tự nuôi mình; được nhận làm con nuôi; sau khi ly hôn đã kết hôn với người
khác; chết.

+ Người cấp dưỡng: chết.
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (Điều 61 Luật Hôn nhân và gia
đình).
*) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm:
- Người được nhận: những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị
thiệt hại gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người
bị thiệt hại.
- Trường hợp không có người thuộc hang thừa kế thứ nhất thì người được nhận là
người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng
người bị thiệt hại.
- Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt
hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những
người than thích của người bị thiệt hại,…
- Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên
thỏa thuận, nếu không phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người
thân thích của người bị thiệt hại, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do
nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.


- Thời gian được hưởng bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm
(Điều 612 BLDS 2005)
2.4 Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tính bị xâm phạm: (Điều 611 BLDS
2005)
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín, của cá nhân, pháp nhân và chủ thể bao
:gồm


Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.




Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

 Ngoài ra, người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác còn phải
bồi thường một khoản tiền để đền bù đắp tổn thắt về tin thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường là do các bên thỏa thuận , nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa
không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Khi tính toán thiệt hại cần chú ý:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm:
 Chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dư, nhân
phẩm, uy tín của người bị thiệt hại.
 Chi phí cho việc thu nhập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm hại.
 Tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện
việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng để xác minh sự việc, cải chính trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
 Chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của
người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút:
 Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có
thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người xâm phạm
phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập
thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế
bị mất hoặc giảm sút đó.
 Việc xác định thu nhập thực tế của người bị xâm phạm và việc xác định thu
nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện như trường
hợp sức khỏe bị xâm phạm.
Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dư, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm.



 Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm đực bồi thường cho chính người bị xâm phạm.
 Trong mọi trường hợp khi bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường
khoản tiền bù đắp tổn thất về tin thần. Cần xác định mức độ tổn thất về tinh thần của
người bị xâm hại.
 Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm
phạm, hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm.



×