Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

GT bảo dưỡng hộp số tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 72 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Trong nhiều năm gần đây tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta
khá nhanh. Nhiều kết cấu hiện đại đã trang bị cho ô tô nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu
cầu của giao thông vận tải. Trong đó hộp số tự động được thiết kế cho các dòng xe
gọn và nhẹ nhằm tăng khả năng hoạt động, tính cơ động và cải thiện tính kinh tế nhiên
liệu cho xe. Hộp số được điều khiển điện tử về thời điểm sang số và áp suất dầu để
hộp số tư động chọn số với các điều kiện và tốc độ khác nhau của xe. Vì vậy xe có thể
hoạt động tối ưu tại các tốc độ khác nhau của xe.
Để phục vụ cho học viên học nghề và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức cơ bản
cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hộp số tự động. Với mong muốn đó
giáo trình này đã được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm các bài:
Bài 1. Giới thiệu chung về hộp số tự động
Bài 2. Cấu tạo biến mô thủy lực
Bài 3. Bảo dưỡng và sửa chữa Biến mô thủy lực
Bài 4. Cấu tạo Hộp số hành tinh
Bài 5. Bảo dưỡng và sửa chữa Hộp số hành tinh
Bài 6. Bảo dưỡng hệ thống điều khiển thủy lực
Bài 7. Hộp số tự động điều khiển bằng điện tử
Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình dạy nghề được
Tổng cục Dạy nghề phê duyệt, sắp xếp logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt
động của hộp số tự động đến cách phân tích các hư hỏng, phương pháp kiểm tra và
quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng.
Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy trong khoa Công nghệ Ôtô trường Cao đẳng
Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp
tác giả hoàn thành giáo trình này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được
hoàn thiện hơn.
Quy Nhơn, ngày…..tháng…. năm 2018
Tham gia biên soạn


Khoa Công nghệ Ôtô

Page 1


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
Lời giới thiệu
Mục lục
Bài 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp số tự động
Bài 2. Kỹ thuật tháo - lắp hộp số tự động
Bài 3. Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hộp số tự động
Bài 4. Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động
Bài 5. Bảo dưỡng và sửa chữa Hộp số hành tinh
Bài 6. Bảo dưỡng hệ thống điều khiển thủy lực
Bài 7. Hộp số tự động điều khiển bằng điện tử
Tài liệu tham khảo

Khoa Công nghệ Ôtô

TRANG
2
4
6
52
73
97

110


Page 2


MÔĐUN BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG Ô TÔ
MÃ MÔ ĐUN: MĐ20
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau mô đun Sửa chữa gầm ô tô
- Tính chất: Mô đun bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự động là mô đun có vai trò quan
trọng đối với học viên trình độ cao đẳng nghề công nghệ ôtô, mô đun này nhằm trang
bị cho học viên nghề công nghệ ôtô những kiến thức cơ bản về các công việc bảo
dưỡng sửa chữa hộp số tự động.
II. Mục tiêu mô đun:
Nhằm đào tạo cho học viên có đầy đủ kiến thức về cấu tạo và nguyên tắc hoạt
đông các bộ phận của hệ thống truyền động thủy cơ (Biến mô men thủy lực và hộp số
hành tinh…) trên ô tô. Đồng thời có đủ kỹ năng phân định về cấu tạo để tiến hành
bảo dưỡng và kiểm tra, Sửa chữa các hư hỏng của các bộ phận hệ thống truyền động
thủy cơ với việc sử dụng đúng và hợp lý các trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo đúng quy
trình, yêu cầu kỹ thuật, an toàn và năng suất cao.
1. Trình bày đầy đủ các yêu cầu, Nhiệm vụ của các bộ phận của biến mô men thủy
lực và hộp số hành tinh và cơ cấu chuyển số AET trên ô tô.
2. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động các bộ phận : biến mô men thủy
lực, hộp số hành tinh và cơ cấu chuyển số AET
3. Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng chung và của các bộ
phận: biến mô thủy lực và hộp số hành tinh và cơ cấu chuyển số AET trên ô tô
4. Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa những hư hỏng
của các bộ phận : biến mô men thủy lực và hộp số hành tinh
5. Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, Sửa chữa các chi tiết, bộ phận của các bộ phận:
biến mô men thủy lực và hộp số hành tinh đúng quy trình, quy phạm và đúng các
tiêu chuẩn kỹ thuật trong Sửa chữa.
6. Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và Sửa chữa đảm bảo

chính xác và an toàn.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT

Tên các bài trong mô đun

1

Bài 1. Giới thiệu chung về hộp số tự động

2

Bài 2. Cấu tạo biến mô thủy lực

3

Bài 3. Bảo dưỡng và sửa chữa Biến mô thủy lực

4

Bài 4. Cấu tạo Hộp số hành tinh

5

Bài 5. Bảo dưỡng và sửa chữa Hộp số hành tinh

Khoa Công nghệ Ôtô


Thời gian (giờ)
TS

LT

TH

KT

Page 3


6

Bài 6. Bảo dưỡng hệ thống điều khiển thủy lực

7

Bài 7. Hộp số tự động điều khiển bằng điện tử
Cộng

Khoa Công nghệ Ôtô

Page 4


Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
Giới thiệu:
Hộp số tự động là một hộp số hiện đại được áp dụng trên ô tô nhằm giúp cho
người lái tham gia giao thông được thuận tiện hơn trong quá trình tham gia giao

thông. Nội dung phần này sẽ trình bày những kiến thức cơ bản về công dụng, phân
loại, yêu cầu hộp số tự động và chức năng của các bộ phận trong hộp số tự động
Mục tiêu
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hộp số tự động
- Trình bày được các chức năng cơ bản của các bộ phận chính trong hộp số tự
động
Nội dung chính
I. KHÁI QUÁT VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
Hộp số tự động là một cụm thuộc hệ thống truyền lực của ô tô bao gồm hai bộ
phận chính là biến mô men và hộp số hành tinh. Hai bộ phận này được lắp chung vỏ
và được lắp liền sau động cơ. Ngoài ra, cụm hộp số tự động còn có hệ thống tự động
điều khiển bằng thuỷ lực hoặc bằng điện tử thực hiện tự động đóng ngắt thay đổi các
số truyền bên trong hộp số chính.
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
II.1. Công dụng
Hộp số tự động cho phép đơn giản hóa việc điều khiển hộp số. Quá trình chuyển
số êm dịu, không cần cắt công suất truyền từ động cơ xuống khi sang số. Hộp số tự
động tự chọn tỷ số truyền phù hợp với điều kiện chuyển động. Do đó tạo điều kiện sử
dụng gần như tối ưu công suất của động cơ.
II.2. Phân loại
Thông thường hộp số tự động có thể chia làm hai loại:
Loại hộp số sử dụng trên ô tô FF (động cơ đặt trước, cầu trước chủ động).
Loại hộp số sử dụng trên ô tô FR (động cơ đặt trước, cầu sau chủ động).
Các hộp số sử dụng trên ôtô FF được thiết kế gọn nhẹ hơn so với loại sử dụng
trên ôtô FR do chúng được lắp đặt cùng một khối với động cơ.
Các hộp số sử dụng cho ôtô FR có bộ truyền động bánh răng cuối cùng với vi
sai lắp ở bên ngoài. Còn các hộp số sử dụng trên ôtô FF có bộ truyền bánh răng cuối
cùng với vi sai lắp ở bên trong, vì vậy loại hộp số tự động sử dụng trên ôtô FF còn gọi
là "hộp số có vi sai". Hai loại hộp số tự động nói trên được thể hiện như sau:


Khoa Công nghệ Ôtô

Page 5


Hình 1.1 Hai kiểu hộp số FF và FR lắp trên ô tô
Phân loại dựa vào cách điều khiển hộp số tự động người ta phân chia thành hai loại:
Hộp số tự động điều khiển hoàn toàn bằng thuỷ lực
Hộp số tự động điều khiển điện tử.
Hộp số tự động điều khiển thuỷ lực được điều khiển thông qua các van thuỷ lực
để chuyển số. Nhược điểm của hộp số này là không tự động chuyển số mà chỉ tự động
chuyển số trong mỗi dải làm việc tương ứng với tay số trên cần điều khiển. Kết cấu
của hệ thống điều khiển thuỷ lực khá cồng kềnh và phức tạp.
Loại điều khiển điện tử là việc chuyển số được máy tính trung tâm dựa vào các
tín hiệu từ các cảm biến để tính toán và đưa ra kết quả tối ưu để điều khiển chuyển số
và khoá biến mô men. Loại này còn bao gồm cả chức năng chẩn đoán và dự phòng
ngoài chức năng điều khiển số và khoá biến mô men.
II.3. Yêu cầu
Hộp số tự động đảm bảo các yêu cầu sau:
 Thao tác điều khiển hộp số đơn giản nhẹ nhàng.
 Đảm bảo chất lượng động lực kéo cao.
 Hiệu suất truyền động phải tương đối lớn.
 Độ tin cậy lớn, ít hư hỏng, tuổi thọ cao.
 Kết cấu phải gọn, trọng lượng nhỏ.
II.4. Ưu - nhược điểm của hộp số tự động
+ Ưu điểm:
So với hộp số cơ khí thông thường thì hộp số tự động có những tính năng vượt trội
sau đây:
Chuyển số liên tục không cần cắt dòng lực từ động cơ:
Biến mô men truyền dòng động lực thông qua động năng của dòng dầu thuỷ lực

nên truyền động êm dịu, không gây tải trọng động. Ngoài ra, cơ cấu hành tinh cùng
với các kết cấu li hợp khoá, phanh dải được điều khiển tự động cũng làm cho việc
chuyển số nhẹ nhàng, liên tục.
Khoa Công nghệ Ôtô

Page 6


Tuổi thọ của các chi tiết trong hộp số tự động cao hơn do các chi tiết thường xuyên
được ngâm trong dầu, do đó việc bôi trơn và làm mát các chi tiết là rất tốt. Việc truyền
động giữa các chi tiết là êm dịu, không gây tải trọng động và lực truyền đồng thời qua
một số cặp bánh răng ăn khớp nên ứng suất trên răng nhỏ. Cơ cấu hành tinh ăn khớp
trong nên đường kính vòng tròn ăn khớp lớn. Các bánh răng hành tinh bố trí đối xứng
nên triệt tiêu được lực hướng trục.
Giảm độ ồn khi làm việc.
Hiệu suất làm việc cao, vì các dòng năng lượng có thể là song song, ma sát sinh
ra tiêu hao năng lượng chủ yếu là do chuyển động tương đối còn không chịu ảnh
hưởng của chuyển động theo.
Cho tỉ số truyền cao nhưng kích thước lại không lớn:
Với kết cấu của cơ cấu hành tinh là bánh răng mặt trời và bánh răng hành tinh
nằm gọn bên trong Bánh răng bao nên kích thước của bộ truyền hành tinh là rất nhỏ
gọn với 1 tỉ số truyền khá lớn. Bên cạnh đó, biến mô men thuỷ lực còn có thể làm cho
mô men từ động cơ tăng lên đến 2,5 lần.
Ngoài ra, việc bố trí hộp số tự động trên xe ô tô còn làm cho việc điều khiển xe
dễ dàng và thuận tiện. Do không bố trí li hợp và việc chuyển số hoàn toàn tự động cho
nên người lái xe bớt được rất nhiều thao tác mỗi khi phải chuyển số. Nhất là khi khởi
hành và lái xe ở trong thành phố…
+ Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm mà hộp số tự động mang lại như đã nêu ở trên không
thể không kể đến những nhược điểm của nó:

Giá thành của hộp số tự động cao.
Công nghệ chế tạo đòi hỏi chính xác cao: trục lồng, bánh răng ăn khớp nhiều vị
trí.
Kết cấu phức tạp, nhiều cụm lồng, trục lồng, phanh dải, li hợp khoá, các khớp
một chiều, … Do đó việc tháo lắp và sửa chữa sẽ rất khó khăn và phức tạp.
Lực li tâm sinh ra trên các bánh răng hành tinh lớn do tốc độ góc lớn.
Nếu dùng nhiều li hợp và phanh có thể làm tăng tổn hao công suất khi chuyển
số, hiệu suất sẽ giảm.
Các nhược điểm này sẽ dần dần được khắc phục khi lựa chọn tối ưu sơ đồ cơ
cấu và công nghệ chế tạo máy phát triển.
II.5. Ứng dụng của hộp số tự động
Hộp số tự động được nghiên cứu và đưa vào sử dụng trên ô tô từ những năm
1940 và ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên tất cả các loại ô tô. Về cơ
bản hộp số tự động cho đến ngày nay vẫn bao gồm ba bộ phận chính là biến mô men,
hộp số hành tinh và bộ phận điều khiển. Những thành tựu mới của hộp số tự động
ngày nay chủ yếu là hoàn thiện về kết cấu, nâng cao được số tay số và tỉ số truyền. Và
một thành tựu đáng kể nữa là hệ thống điều khiển sang số của hộp số tự động ngày
nay là được điều khiển tự động hoàn toàn nhờ máy tính và các thiết bị điện tử thông
Khoa Công nghệ Ôtô

Page 7


minh lắp trên xe. Nhờ những thành tựu mới của khoa học nhất là điện tử, hộp số tự
động ngày nay đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm và phát huy nhiều ưu điểm
như kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, giá thành chế tạo giảm, công tác kiểm tra, bảo dưỡng,
sửa chữa dễ dàng và cho ra đường đặc tính gần giống với đường đặc tính lí tưởng.
Trên ô tô hiện đại, hộp số tự động được sử dụng rộng rãi cho các loại xe con
của hầu hết các hãng ô tô trên thế giới như MERCEDES, BMW, TOYOTA, FORD,
HONDA, AUDI… Với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng động học, động

lực học của xe đặc biệt là độ êm dịu chuyển động, tính kinh tế nhiên liệu và sự thuận
tiện khi sử dụng càng làm việc ứng dụng hộp số tự động trên xe càng rộng rãi. Vì thế
hộp số tự động vẫn là một lựa chọn số một cho xu thế phát triển xe ô tô trong tương
lai.
Ngày nay, ta không chỉ thấy hộp số tự động trên các xe du lịch, các xe có hai
cầu chủ động mà ta còn bắt gặp ở những xe đa dụng, xe địa hình có hai cầu chủ động
(4WD). Ngoài ra, trên một số xe chuyên dùng với tải trọng và kích thước lớn cũng
dùng hộp số tự động để tránh hiện tượng rung giật mỗi
khi chuyển số và khởi hành xe.
III. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH VÁ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA CHÚNG
Có nhiều hộp số tự động khác nhau, chúng được cấu tạo theo một vài cách
khác nhau nhưng chức năng cơ bản và nguyên lý hoạt động của chúng là giống nhau.
Hộp số tự động bao gồm một số bộ phận chính. Chúng thực hiện phần lớn chức năng
của hộp số tự động, các bộ phận này vận hành chính xác cũng như phải kết hợp chặt
chẽ với nhau. Để hiểu biết đầy đủ hoạt động của hộp số tự động, điều quan trọng là
phải nắm được các nguyên lý cơ bản của các bộ phận chính. Hộp số tự động gồm các
bộ phận chính sau:
- Bộ biến mô.
- Bộ bánh răng hành tinh.
- Bộ điều khiển thủy lực.
- Bộ truyền động bánh răng cuối cùng.
- Các thanh điều khiển.
- Dầu hộp số tự động.
III.1. Biến mô thủy lực
Biến mô thủy lực được gắn ở trục vào hộp số và được lắp bằng bulông vào trục
khuỷa thông qua tấm truyền động. Biến mô có tác dụng như bánh đà động cơ.
Chức năng của bộ biến mô:
-

Tăng mô men do động cơ tạo ra.


-

Đóng vai trò như một ly hợp thủy lực để truyền hay không truyền mô men
động cơ đến hộp số.

-

Hấp thụ các dao động xoắn của động cơ và hệ thống thủy lực.

Khoa Công nghệ Ôtô

Page 8


-

Dẫn động bơm dầu của hệ thống điều khiển thủy lực.

III.2. Bộ bánh răng hành tinh
Bộ bánh răng bao gồm: các bánh răng hành tinh để thay đổi tốc độ đầu ra, ly
hợp và phanh hãm dẫn động bằng áp suất dầu thủy lực để điều khiển hoạt động của
bánh răng hành tinh, các trục để truyền công suất động cơ, và các vòng bi giúp cho
truyền động quay của trục được êm.
Chức năng của bộ bánh răng hành tinh như sau:
-

Cung cấp một vài tỷ số truyền bánh răng để đạt được mô men và tốc độ quay
phù hợp với các chế độ chạy xe và điều khiển của lái xe.


-

Cung cấp bánh răng đảo chiều để chạy lùi.

-

Cung cấp vị trí số trung gian để cho phép động cơ chạy không tải khi xe đỗ

III.3. Hệ thống điều khiển thủy lực
Hệ thống điều khiển thủy lực bao gồm: các te dầu, bơm dầu, các loại van với
các chức năng khác nhau, các khoang và ống dẫn dầu, phanh và các bộ phận khác của
hệ thống điều khiển thủy lực.
Chức năng của hệ thống điều khiển thủy lực như sau:
-

Cung cấp dầu thủy lực đến bộ biến mô.

-

Điều chỉnh áp suất thủy lực do bơm dầu tạo ra.

-

Chuyển hóa tải trọng động cơ và tốc độ xe thành “tín hiệu” thủy lực.

-

Cung cấp áp suất thủy lực đến các ly hợp và phanh để điều khiển hoạt động của
bánh răng hành tinh.


-

Bôi trơn các chi tiết chuyển động quay bằng dầu.

-

Làm mát biến mô và hộp số bằng dầu.

III.4. Liên kết điều khiển bằng tay
Hộp số tự động chuyển lên số cao và xuống số thấp một cách tự động. Tuy
nhiên cũng có hai liên kết để cho phép lái xe điều khiển hộp số tự động bằng tay. Các
liên kết này bao gồm: Cần và cáp chọn số, cáp dây ga và bướm ga.
Cần chọn số dùng để chọn chế độ lái xe: Tiến hay lùi, số trung gian hay đỗ xe.
Lượng nhấn bàn đạp ga – có nghĩ là độ mở của bướm ga – được truyền chính xác đến
hộp số bằng cáp này. Hộp số tự động tăng hoặc giảm tốc dựa vào tải của động cơ và
lái xe có thể thay đội điều đó bằng lượng nhấn bàn đạp ga.
III.5. Bộ truyền động cuối cùng
Trong hộp số tự động có vi sai được đặt nằm ngang, hộp số và bộ truyền động
cuối cùng được đặt chung trong cùng một vỏ. Bộ truyền động cuối cùng bao gồm một
cặp bánh răng giảm tốc cuối cùng và các bánh răng vi sai. Chức năng của bộ truyền
động cuối cùng cũng giống như trên xe có cầu sau chủ động, nhưng nó dùng các bánh
răng xoắn làm các bánh răng giảm tốc cuối cùng.
III.6. Dầu hộp số tự động
Dầu hộp số tự động (viết tắt là ATF) để phân biệt với các loại dầu khác. Chức
năng của dầu hộp số tự động (ATF):
Khoa Công nghệ Ôtô

Page 9



-

Truyền mô men trong bộ biến mô.

-

Điều khiển hệ thống điều khiển thủy lực, cũng như hoạt động của ly hợp và
phanh trong phần hộp số.

-

Bôi trơn các bánh răng hành tinh và các chi tiết chuyển động khác.

-

Làm mát các chi tiết chuyển động.

III.7. Vỏ hộp số
Vỏ hộp có chứa biến mô, bộ bánh răng hành tinh và phần lớn hệ thống điều
khiển thủy lực; và đuôi hộp số có chứa trục thứ cấp (hộp số tự động có vi sai không
chứa phần đuôi, và truyền động cuối cùng được đặt trong vỏ hộp số phía có vi sai).
Một ống thông hơi được lắp ở phía trên hộp số để ngăn không cho áp suất trong vỏ
tăng lên quá cao.

Khoa Công nghệ Ôtô

Page 10


Bài 2: CẤU TẠO BIẾN MÔ THỦY LỤC

Giới thiệu:
Biến mô men thủy lực là một loại ly hợp thủy lực hoạt động nhờ áp lực của thủy
lực (dầu chuyên dùng) được lắp với hộp số hành tinh thành một cụm. Có Nhiệm vô tù
động điều Khiển : cắt, truyền lực và biến đổi mômentừ động cơ đến hộp số, thệng qua
áp lực của dòng chất lỏng. Do yêu cầu làm việc của bộ biến mô men làm việc liên tục,
truyền áp suất thủy lực lớn và chịu nhiệt độ cao nên các chi tiết dễ bị hư hỏng cần
được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và Sửa chữa kịp thời để đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật và nâng cao tuổi thọ của bộ biến mô men thủy lực ô tô.
Mục tiêu Thực hiện:
1. Phát biểu đầy đủ yêu cầu, Nhiệm vụ và phân loại của biến mô thủy lực
2. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của biến mô thủy lực
3. Trình bày được phương pháp kiểm tra bảo dưỡng biến mô thủy lực
4. Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng được biến mô thủy lực đúng yêu cầu kỹ thuật.
NộI dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại biến mô thủy lực
2. Cấu tạo và hoạt động của biến mô thủy lực
3. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng biến mô thủy lực
4.Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng được biến mô thủy lực đúng yêu cầu kỹ thuật.
I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU
I.1. NHIỆM VỤ
- Tăng mô men do động cơ tạo ra và giúp cho trục khuỷu quay đều.
- Tự động đóng và mở mạch truyền truyền lực (truyền công suất) từ động cơ đến trục
sơ cấp hộp số hành tinh.
- Dẫn động bơm dầu của cơ cấy điều khiển thủy lực của cumk hộp số hành tinh.
- Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải.
I.2. YÊU CẦU:
- Tự động truyền và tăng được mô men xoắn lớn nhất của động cơ hợp lý.
- Làm việc êm và giúp cho việc tự động đi số chính xác.
- Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải.
- Kết cấu đơn giản, thoát nhiệt tốt và có độ bền cao.

II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BIẾN MÔ THỦY LỰC
II.1. Cấu tạo Bộ biến mô

Khoa Công nghệ Ôtô

Page 11


Hình 2.1: Cấu tạo bộ biến mô
Bộ biến mô có chức năng như một ly hợp tự động. Bộ biến mô vừa truyền vừa
khuếch đại mô men từ động cơ bằng cách sử dụng dầu hộp số làm môi trường làm
việc.
Bộ biến mô bao gồm có: Cánh bơm được dẫn động bằng trục khuỷa, cánh
tuabin được nối với trục sơ cấp hộp số. Stato được bắt chặt vào vỏ hộp số qua khớp
một chiều và trục stato, vỏ bộ biến mô chứa tất cả các phần trên. Biến mô được đổ đầy
dầu thủy lực cung cấp bởi bơm dầu. Dầu này được văng ra khỏi cánh bơm thành một
dòng truyền công suất làm quay cánh tuabin.
II.1.1. Cánh bơm
Cánh bơm được gắn liền với
vỏ biến mô, rất nhiều cánh có dạng
cong được lắp theo hướng kính ở bên
trong. Vòng dẫn hướng được lắp trên
cạnh trong của cánh để dẫn hướng
cho dòng chảy được êm. Vỏ biến mô
được nối với trục khuỷa qua tấm dẫn
động.

Hình 2.2: Cấu tạo cánh bơm

II.1.2. Cánh tuabin

Khoa Công nghệ Ôtô

Page 12


Cũng như cánh bơm rất
nhiều cánh được lắp trong cánh
tuabin. Hướng cong của các cánh
này ngược chiều với hướng cong
của các cánh trên cánh bơm. Cánh
tuabin được lắp trên trục sơ cấp của
hộp số sao cho các cánh của nó đồi
diện với các cánh trên cánh bơm,
giữa chúng có một khe hở rất nhỏ.
Hình 2.3: Cấu tạo cánh tuabin

II.1.3. Stato
Stato được đặt giữa cánh bơm và cánh tuabin. Nó được lắp trên trục stato, trục
này lắp cố định vào vỏ hộp số qua khớp một chiều.
Các cánh của stato nhận dòng dầu khi nó đi ra khỏi cánh tuabin và hướng cho
nó đập vào mặt sau của các cánh trên cánh bơm làm cho cánh bơm quay “cường hóa”.

Hình 2.4: Cấu tạo và hoạt động của stato

Khớp một chiều cho phép stato quay cùng chiều với trục khuỷa động cơ. Tuy nhiên
nếu stato cố gắng quay theo chiều ngược lại, khớp một chiều sẽ khóa stato lại và
không cho nó quay. Do vậy stato quay hay bị khóa phụ thuộc vào hướng dòng dầu đập
vào các cánh của nó.
II.2. Hoạt động
II.2.1. Hoạt động của khớp một chiều

Khi vòng ngoài cố gắng quay theo
hướng như mũi tên A trong hình bên dưới
đây, nó sẽ ấn vào phần đầu của các con
lăn. Do khoảng cách L1 ngắn hơn L nên
con lăn bị nghiêng đi cho phép vòng
ngoài quay.
Hình 2.5a: Khớp một chiều cho stato quay
Tuy nhiên, khi vòng ngoài cố gắng
quay theo chiều ngược lại (chiều B), con
lăn không thể nghiêng đi do khoảng cách L 2 ngắn hơn L. Kết quả là làm cho con lăn
Khoa Công nghệ Ôtô

Page 13


có tác dụng như một miếng chêm khóa
vành ngoài và giữ không cho nó chuyển
động. Lò xo giữ được lắp thêm để trợ
giúp cho con lăn, nó giữ cho các con lăn
luôn nghiêng một chút theo hướng khóa
vòng ngoài.

Hình 2.5b: Khớp một chiều không cho stato quay

II.2.2. Nguyên lý truyền công suất

Hình 2.6: Nguyên lý truyền công suất của biến mô
Khi cánh bơm được dẫn động bởi trục khuỷa, dầu trong cánh bơm sẽ quay với
cánh bơm theo cùng một hướng. Khi tốc độ của cánh bơm tăng lên, lực ly tâm làm cho
dầu bắt đầu chảy ra phía ngoài tâm của cánh bơm. Khi tốc độ của cánh bơm tăng lên

nữa, dầu sẽ bị đẩy ra khỏi cánh bơm và đập vào các cánh của tuabin làm cho tuabin
bắt đầu quay cùng một hướng với cánh bơm. Dầu chảy vào trong dọc theo các cánh
của cánh tuabin, khi nó chạm vào phần trong của cánh tuabin, bề mặt cong bên trong
này sẽ hướng dòng dầu chảy ngược trở lại cánh bơm và chu kì lại bắt đầu.
II.2.3. Nguyên lý khuếch đại mômen
Việc khuếch đại mômen do bộ biến mô thực hiện bằng cách dầu vẫn còn năng
lượng sau khi nó đã đi qua cánh tuabin trở về cánh bơm qua cánh stato. Nói cách
khác, cánh bơm được quay bởi mô men từ động cơ và nó được thêm vào một mô men
của dòng dầu thủy lực chảy hồi về từ cánh tuabin. Điều đó có nghĩa là: cánh bơm sẽ
khuếch đại mô men ban đầu để dẫn động cánh tuabin.

Khoa Công nghệ Ôtô

Page 14

Hình 2.7: Nguyên lý khuếch đại mô men


II.2.4. Chức năng của khớp một chiều stato
Hướng của dòng dầu đi từ cánh tuabin vào stato phụ thuộc vào sự chênh lệch
tốc độ quay của cánh bơm và cánh tuabin.
 Khi chênh lệch lớn về tốc độ quay: thì dầu chảy từ cánh tuabin tới stato sao cho
nó ngăn cản chuyển động quay của cánh bơm. Tại đây dầu sẽ đập vào mặt trước của
cánh trên stato làm cho nó quay theo hướng ngược lại với cánh bơm. Do stato bị
khóa cứng bởi khớp một chiều nên nó không quay. Do đó hướng của dòng dầu bị
thay đổi sao cho chúng sẽ trợ giúp cho chuyển động quay của cánh bơm.

Hình 2.8: Chức năng của khớp một chiều stato
 Khi chênh lệch nhỏ về tốc độ quay: Khi tốc độ quay của cánh tuabin đạt đến
tốc độ của cánh bơm, tốc độ của dòng dầu tuần hoàn qua cánh bơm và cánh tuabin

giảm xuống. Lúc này dầu từ cánh tuabin sẽ đập vào mặt sau của các cánh trên stato
Khoa Công nghệ Ôtô

Page 15


nên các cánh này ngăn dòng chảy của dầu lại. Trong trường hợp này, khớp một chiều
cho phép stato quay cùng hướng với cánh bơm, như vậy cho phép dòng dầu trở về
cánh bơm.
II.2.5. Đặc tính của biến mô
II.2.5.1. Tỉ số truyền mômen và hiệu suất truyền

Hình 2.9: Đặc tính của bộ biến mô
Độ khuyếch đại mô men do bộ biến mô sẽ tăng theo tỷ lệ với dòng xoáy. Có
nghĩa là mô men sẽ trở thành cực đại khi bánh tuabin dừng. Hoạt động của bộ biến mô
được chia thành hai dải hoạt động:
- Dải biến mô, trong đó có sự khuyếch đại mô men.
- Dải khớp nối, trong đó chỉ thuần tuý diễn ra việc truyền mô men và sự khuyếch đại
mô men không xảy ra.
Điểm ly hợp là đường phân chia giữa hai phạm vi đó. Hiệu suất truyền động
của bộ biến mô cho thấy năng lượng truyền cho cánh bơm được truyền tới cánh tuabin
với hiệu quả ra sao. Năng lượng ở đây là công suất của bản thân động cơ, tỷ lệ với tốc
độ động cơ (vòng/phút) và mô men động cơ. Do mô men được truyền với tỷ số gần
1:1 trong khớp thuỷ lực nên hiệu suất truyền động trong dải khớp nối sẽ tăng tuyến
tính và tỷ lệ với tỷ số tốc độ. Tuy nhiên, hiệu suất truyền động của bộ biến mô không
đạt được 100% và thường đạt khoảng 95%. Sự tổn hao năng lượng là do nhiệt sinh ra
trong dầu và do ma sát. Khi dầu tuần hoàn nó được bộ làm mát dầu làm mát.

II.2.5.2. Điểm dừng và điểm ly hợp


Khoa Công nghệ Ôtô

Page 16


a.Điểm dừng
Điểm dừng chỉ tình trạng mà ở đó cánh
tuabin không chuyển động. Sự chênh lệch về tốc
độ quay giữa cánh bơm và cánh tuabin là lớn
nhất. Tỷ số truyền mô men của bộ biến mô là lớn
nhất tại điểm dừng (thường trong phạm vi từ 1,7
đến 2,5). Hiệu suất truyền động bằng 0.
b. Điểm ly hợp
Khi cánh tuabin bắt đầu quay và tỷ số
truyền tốc độ tăng lên, sự chệnh lệch tốc độ quay
giữa cánh tuabin và cánh bơm bắt đầu giảm
xuống. Tuy nhiên, ở thời điểm này hiệu suất
truyền động tăng. Hiệu suất truyền động đạt lớn
nhất ngay trước điểm ly hợp. Khi tỷ số tốc độ đạt
tới một trị số nào đó thì tỷ số truyền mô men trở
nên gần bằng 1:1. Nói cách khác, stato bắt đầu
quay ở điểm ly hợp và bộ biến mô sẽ hoạt động
như một khớp nối thuỷ lực để ngăn không cho tỷ
số truyền mô men tụt xuống dưới 1.
II.2.5.3. Hoạt động của bộ biến mô
Dưới đây sẽ mô tả khái quát hoạt động
của bộ biến mô với cần chọn ỡ vị trí “D”, “2”,
“L” hay “R”.
* Động cơ chạy không tải, xe dừng
Khi động cơ chạy không tải thì mô men

do động cơ sinh ra là nhỏ nhất. Nếu gài phanh
(phanh tay/hoặc phanh chân) thì tải trên cánh
tuabin rất lớn vì nó không thể quay được. Tuy
nhiên, do xe bị dừng nên tỷ số truyền tốc độ của
cánh tuabin so với cánh bơm bằng không trong
khi tỷ số truyền mô men ở trị số lớn nhất. Do
đó, cánh tuabin luôn sẵn sàng để quay với một
mô men lớn hơn mô men do động cơ sinh ra
(Hình 4.10A).
* Xe bắt đầu chuyển động
Khi nhả các phanh thì cánh tuabin có thể
quay cùng với trục sơ cấp của hộp số. Do đó,
cánh tuabin quay với một mô men lớn hơn mô
men do động cơ sinh ra khi đạp bàn đạp ga.
Như vậy xe bắt đầu chuyển động (Hình 2.10B)
* Xe chạy với tốc độ thấp

Khoa Công nghệ Ôtô

Hình 2.10: Hoạt động của biến mô

Page 17


Khi tốc độ xe tăng lên, thì tốc độ quay của cánh tuabin sẽ nhanh chóng tiến gần
tới tốc độ quay của cánh bơm. Vì vậy, tỷ số truyền mô men nhanh chóng tiến gần tới
1.0. Khi tỷ số truyền tốc độ giữa cánh tuabin và cánh bơm đạt tới điểm ly hợp thì stato
bắt đầu quay và sự khuyếch đại mô men giảm xuống. Nói cách khác, bộ biến mô bắt
đầu hoạt động như một khớp nối thuỷ lực. Do đó, tốc độ xe tăng gần như theo tỷ lệ
thuận với tốc độ động cơ.(Hình 2.10C)

* Xe chạy ổn định ở tốc độ trung bình hoặc tốc độ cao.
Bộ biến mô chỉ hoạt động như một khớp nối thuỷ lực. Cánh tuabin quay ở tốc
độ gần đúng tốc độ của cánh bơm (Hình 2.10D).
II.2.5.4. Cơ cấu khóa biến mô

Hình 2.11: Cơ cấu khóa biến mô
II.2.5.4.1. Kết cấu
Cơ cấu khóa biến mô truyền công suất từ động cơ tới hộp số một cách trực tiếp
và cơ học. Do bộ biến mô sử dụng dòng thủy lực để gián tiếp truyền công suất nên có
sự tổn hao công suất. Vì vậy khóa biến mô được lắp trong bộ biến mô để nối trực tiếp
động cơ với hộp số để giảm tổn hao công suất.
Khi xe đạt một tốc độ nhất định, thì cơ cấu khóa biến mô được sử dụng để nâng
cao hiệu quả sử dụng công suất và nhiên liệu. Khóa biến mô được lắp trong moayơ
của cánh tuabin , phía trước cánh tuabin.
Lò xo giảm chấn sẽ hấp thụ lực xoắn khi ăn khớp khóa biến mô để ngăn không
cho sinh ra va đập. Một vật liệu ma sát (cùng dạng vật liệu sử dụng trong các phanh và
đĩa ly hợp) được gắn trên vỏ biến mô hoặc pit tông khóa của bộ biến mô để ngăn sự
trượt ở thời điểm ăn khớp khóa biến mô.
II.2.5.2. Hoạt động:
Khoa Công nghệ Ôtô

Page 18


Khi khóa biến mô được kích hoạt thì nó sẽ quay cùng với cánh bơm và cánh
tuabin. Việc ăn khớp và nhả khóa biến mô được xác định từ những thay đổi về hướng
của dòng thủy lực trong bộ biến mô khi xe đạt được một tốc độ nhấn định.
a. Nhả khớp: Khi xe chạy ở tốc độ thấp thì dầu bị nén (do áp suất của bộ biến
mô) sẽ chảy vào phía trước của khoá biến mô. Do đó, áp suất trên mặt trước và mặt
sau của khoá biến mô trở nên cân bằng và do đó khoá biến mô được nhả khớp.


Hình 2.12a: Khớp khóa biến mô nhả
b.Ăn khớp: Khi xe chạy ổn định ở tốc độ trung bình hoặc cao (thờng trên
60 km/h) thì dầu bị nén sẽ chảy vào phía sau của khoá biến mô. Do đó, vỏ bộ biến mô
và khoá biến mô sẽ trực tiếp nối với nhau. Do đó, khoá biến và vỏ bộ biến mô sẽ quay
cùng nhau (ví dụ, khoá biến mô đã được ăn khớp).

Hình 2.12b: Khớp khóa biến mô đóng
Bài 3: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BIẾN MÔ THỦY LỰC
Khoa Công nghệ Ôtô

Page 19


Giới thiệu:
Biến mô men thủy lực là một loại ly hợp thủy lực hoạt động nhờ áp lực của thủy
lực (dầu chuyên dùng) được lắp với hộp số hành tinh thành một cụm. Có Nhiệm vô tù
động điều Khiển : cắt, truyền lực và biến đổi mômentừ động cơ đến hộp số, thệng qua
áp lực của dòng chất lỏng. Do yêu cầu làm việc của bộ biến mô men làm việc liên tục,
truyền áp suất thủy lực lớn và chịu nhiệt độ cao nên các chi tiết dễ bị hư hỏng cần
được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và Sửa chữa kịp thời để đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật và nâng cao tuổi thọ của bộ biến mô men thủy lực ô tô.
Mục tiêu Thực hiện:
1. Giải thích đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của bộ biến mô.
2. Trình bày được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, Sửa chữa bộ biến mô..
3. Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng Sửa chữa được bộ biến mô trên ô tô đúng yêu cầu
kỹ thuật.
Nội dung chính:
1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của bộ biến mô.
2. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, Sửa chữa bộ biến mô.

3. Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng Sửa chữa bộ biến mô.
I. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA BIẾN MÔ THỦY LỰC.
1.1. Bộ biến mô bị trượt ở tốc độ cao và Khi bướm nặng
a) Hiện tượng
Khi người lái tăng ga nhưng xe tăng tốc chậm hoặc kéo bướm yếu.
b) Nguyên nhân
- Tâm ma sát của khoá biến mô mòn.
- áp suất dầu khệng đủ tiêu chuẩn do bơm dầu yếu.
1.2. Ly hợp hoạt động khệng êm, có tiếng ồn
a) Hiện tượng
Nghe tiếng khua nhiều ở cụm biến mô, xe vận hành bị rung giật
b) Nguyên nhân
- Bánh bơm Rôtovà stato mòn, gãy các cánh bơm
- Thiếu dầu bôi trơn
1.3. Bộ biến mô khệng hoạt động.
a) Hiện tượng
Khi ô tô khởi động nhưng vào số xe khệng vận hành.
b) Nguyên nhân
- Hệ thống điều Khiển thủy lực đứt, hỏng
- Các van tắc bẩn hoặc hỏng.
- Thiếu dầu bôi trơn bộ biến mô hoặc hỏng bơm dầu
1.4. Bộ biến mô khệng còn tác dụng tăng mômen
a) Hiện tượng
Khi Khi xe vận hành lực kéo yếu.
b) Nguyên nhân
- áp suất dầu khệng đủ tiêu chuẩn do bơm dầu yếu.
- Stato mòn hỏng khệng khóa hãm được
II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHUNG BỘ THỦY LỰC.
Khoa Công nghệ Ôtô


Page 20


2.1. Kiểm tra bên ngßai cụm biến mô và hộp số
- Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài cụm biến mô và
các bộ phận điều Khiển.
2.2. Kiểm tra Khi vận hành
- Khi vận hành ô tô chú ý lắng nghe tiếng kêu ồn khác thường ở cụm biến mô, nếu
có tiếng ồn khác thường và cụm biến mô khệng còn tác dụng làm việc theo yêu cầu
cần phải kiểm tra và Sửa chữa kịp thời.
3. Câu hỏi và bài tập
1- Trình bày các nguyên nhân làm cho bộ biến mô bị trượt ?
2- Vì sao bộ biến mô làm việc khệng có tác dụng biến (tăng ) mô men ?
Thực tập Sửa chữa và bảo dưỡng bộ biến mô thủy lực
I. tổ chức chuẩn bị nơi làm việc
1. Mục đích:
- Rèn luyện kỹ năng Tháo lắpbộ biến mô và hộp số hành tinh.
- Nhận dạng các bộ phân chính của bộ biến mô và hộp số hành tinh
2. Yêu cầu:
- Tháo, lắp thành thạo, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nhận dạng được các bộ phận bộ biến mô và hộp số hành tinh
- Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp
- Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng.
3. Chuẩn bị:
a) Dụng cụ:
- Dụng cụ Tháo lắpbộ biến mô và hộp số hành tinh
- Khay đựng dụng cụ, chi tiết
- Giá nâng cầu xe, kích nâng và gỗ chèn kê lốp xe.
- Đồng hồ so

- Pan me, thước cặp, căn lá
- Các thiết bị dùng kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng bộ biến mô và hộp số hành tinh
b) Vật tư:
- Giẻ sạch
- Giấy nhám
- Nhiên liệurửa, dầu mỡ bôi trơn
- Các van, bộ ly hợp, bộ phanh và joăng đệm thay thế....
- Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật Sửa chữa bộ
biến mô và hộp số hành tinh.
- Bố trí nơi làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thệng gió.
II. Tháo lắp Bộ biến mô thủy lực
A. Quy trình tháo bộ biến mô trên ô tô
1. Làm sạch bên ngoài cụm biến mô và hộp số
- Chèn các lốp xe chắc chắn và kéo hãm phanh tay
- Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ô tô.
- Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm biến
mô và hộp số.
2. Tháo các bộ phận liên quan bên ngoài cụm biến mô và hộp số.
- Bộ dụng cụ tay nghề Sửa chữa ô tô
Khoa Công nghệ Ôtô

Page 21


- Tháo các đầu dây điện của hệ thống điều Khiển, dây báo số lùi và báo tốc độ ô tô.
- Tháo cơ cấu điều Khiển
3. Tháo cụm cầu chủ động hoặc truyền động các đăng
- Tháo cụm cầu chủ động khái cụm biến mô và hộp số
- Hoặc tháo truyền động các đăng nối với hộp số
4. Tháo cụm biến mô và hộp số hành tinh khái ô tô

- Tháo nắp sàn xe phía trên cụm biến mô và hộp số
- Lắp giá treo, palăng và treo giữ cụm biến mô và hộp số an toàn.
- Xả dầu cụm biến mô và hộp số
- Tháo các bu lông hãm
- Đẩy cụm biến mô và hộp số về phía sau động cơ và nới lỏng từ từ pa lăng để lấy
cụm biến mô và hộp số ra khái động cơ.
5. Tháo hộp số hành tinh ra khỏi bộ biến mô
- Vạch dấu giữa vỏ bộ biến mô và vỏ hộp số
- Tháo các bulônghãm
6. Làm sạch và kiểm tra
- Bàn, khay để chi tiết và dung dịch rửa
 Các chú ý
- Kê, chèn lốp xe, kéo phanh tay chắc chắn và lắp giá treo, pa lăng treo cụm biến mô
và hộp số an toàn.
- Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặt đủ lực quy định.
B- Quy trình tháo rời bộ ly hợp
( Đã học trong bài 1)
C- Quy trình lắp
 Ngược lại quy trình tháo (sau Khi thay thế các chi tiết hư hỏng)
- Tra dầu, mỡ bôi trơn các chi tiết : ổ bi, các lỗ chốt.
- Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng (đệm, phe hãm, tâm ma sát).
III. Sửa chữa bộ biến mô
1. Bánh bơm và tâm dẫn động
a) Hư hỏng và kiểm tra (hình 3-1)
- Hư hỏng chính của bánh bơm và tâm dẫn động :
mòn, cong vênh ống bạc lót và tâm dẫn động, nứt gaü
vỏ và các cánh bơm.
- Kiểm tra : Lắp biến mô lên tâm dẫn động, dùng pan
me và đồng hồ so để đo độ mòn và vênh của bạc lót và
tâm dẫn động so với tiêu chuẩn kỹ thuật (độ mòn và

độ đảo của ống bạc lót khệng nhỏ hơn 0,2 mm).
Quan sát các vết nứt, vì của vỏ bánh bơm và các
cánh bơm.
b) Sửa chữa bánh bơm
- ống bạc lót bị mòn có thể hàn đắp gia công lại, bị
cong vênh quá giới hạn cho phép cần thay thế.
- Vỏ bánh bơm và các cánh bị nứt nhẹ, có thể hàn đắp
gia công lại, các cánh bơm bị gãy phải thay thế bánh
bơm.
Khoa Công nghệ Ôtô

Page 22


2. Rôto tuabin
a) Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng chính của Rôto tuabin : mòn moayơ và
then hoa, nứt gaü các cánh bơm, khoá biến mô : mòn
tâm ma sát.
- Kiểm tra : Dùng pan me và cô then hoa để đo độ
mòn của then hoa, so với tiêu chuẩn kỹ thuật.
Quan sát các vết nứt, vì của các cánh bơm.
b) Sửa chữa Rôto tuabin
- Rôto tuabin bị nứt nhẹ, mòn phần then hoa có thể
hàn đắp gia công lại, các cánh bị nứt và cong vênh
quá giới hạn cho phép cần thay thế.
- Khoá biến mô : tâm ma sát mòn cần thay thế.
3. Stato
a) Hư hỏng và kiểm tra (hình. 2-3)
- Hư hỏng của stato: Mòn bạc lót,

vành ngoài , vành trong và khớp một
chiều.
- Kiểm tra : Dùng cữ chuyên dùng
kiểm tra độ rơ của vành trong của khớp
với vÊu lồi của moayơ biến mô. Hoặc
lật úp bộ biến mô, quay bánh bơm theo
chiều ngược chiều kim đồng hồ thì
khớp phải khóa cứng và quay tự do
theo chiều kim đồng hồ phải êm nhẹ.
b) Sửa chữa
- Stato mòn hỏng bạc lã và nứt nhẹ
cánh bơm, có thể hàn đắp gia cộng lại
kích thước ban đầu.
- Khớp một chiều mòn hỏng cần phải
thay thế stato.

Cữ chuyên dùng

Bánh bơm

Hình 2-2. Kiểm tra stato

4 . Bơm dầu
a) Hư hỏng và kiểm tra (hình 2-3)
- Hư hỏng của bơm dầu : Mòn bánh răng (rô to, phiến gạt) xi lanh, bạc lót và van
điều tiết áp suất.
- Kiểm tra : Dùng pan me, đồng hồ so đo độ mòn của bánh răng (rô to, phiến gạt) xi
Khe
hở giữa
xi lanh

b răng dùng kính
Khephóng
hở giữa đại
hai bđể
răng
Khe nứt.
hở bên của b răng
lanh,
bạc
lót và
vanvàtrượt,
kiểm tra các vết
b) Sửa chữa
- Xi lanh mòn và nứt nhẹ có thể hàn đắp và gia công lại kích thước ban đầu. Bánh
răng (rôto, phiến gạt) bạc lót và van trượt mòn, nứt cần phải thay thế.

Khoa Công nghệ Ôtô

Bạc thân bơm

Bạc trục stato

Page 23


Hình 2-3. Kiểm tra bơm dầu

Các bài tập mở rộng và nâng cao
I. Tên bài tập
1. Bộ biến mô thủy lực?

2. Cơ cấu khoá biến mô ?
3. Lập bảng đánh giá tình trạng kỹ thuật bộ biến mô của xe TOYOTA ?
II. Yêu cầu cần đạt
1. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ biến mô ?
2. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của khoá biến mô?
3. Giải thích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra,
Sửa chữa, bảo dưỡng bộ biến mô ?
5. Lập được bảng kiểm tra, phân loại các chi tiết chính của bộ biến mô xe TOYOTA
Bảng kiểm tra phân loại chi tiết
Ngày kiểm tra : Ngày tháng năm 2004
Nhóm ( người) kiểm tra :
Tên chi tiết :
Bộ biến mô
TT

Tên chi tiết

1
2
3

Bánh bơm
Rôto tua bin
Tâm ma sát

Khoa Công nghệ Ôtô

Đơn
Vị
Tính

Bộ
-

Số
Đủ,
Lượng thiếu
01
01
01

đủ
Đủ
-

Loại ô tô : TOYOTA
Kích Tình
thước trạng
mòn KT
-Nứt
0,8
0,2
Mòn

Thay
thế

Sửa
chữa
x
x


x
Page 24


Phòng kỹ thuật
III. Thời gian
- Sau 2 tuần nộp đủ các bài tập.

Người kiểm tra

Bài 4: CẤU TẠO HỘP SỐ HÀNH TINH
Giới thiệu:
Hộp số hành tinh là một bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô được đặt gIữa bộ
biến mô và truyền động các đăng. Có chức năng tự động thay đổi m«men, tốc độ của
động cơ phù hợp với tình trạng lực cản trên đường và tạo nên chuyển động lùi cho ô
tô. Thệng qua sự truyền lực của các cặp bánh răng hành tinh lIên tục, điều kIện làm
việc truyền lực lớn và chịu nhiệt độ cao của áp suất thủy lực nên các chi tiết dễ bị hư
hỏng cần được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và Sửa chữa kịp thờI để
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và nâng cao tuổI thọ của hộp số hành tinh trên ô tô.
Mục tiêu Thực hiện:
1. Phát biểu đầy đủ yêu cầu, Nhiệm vụ và phân loại của hộp số hành tinh.
2. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hộp số hành tinh.
3. Trình bày được phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hộp số hành tinh.
4. Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng được hộp số hành tinh đúng yêu cầu kỹ thuật.
NộI dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp số hành tinh.
2. Cấu tạo và hoạt động của hộp số hành tinh
3. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hộp số hành tinh.
4.Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng được hộp số hành tinh đúng yêu cầu kỹ thuật.

I. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp số hành tinh:
I.1. Nhiệm vụ
Hộp số hành tinh có các Nhiệm vụ :
- Tự động thay đổi mômen và số vòng quay (tỉ số truyền) của động cơ phù hợp với
sự thay đổi lực cản chuyển động trên đường.
- Tạo nên chuyển động lùi cho ô tô.
- Tách mốI lIên hệ truyền lực gIữa động cơ và bánh xe chủ động trong Thời gian
dài.
I.2. Yêu cầu
- Có nhiều tỉ số truyền phù hợp để nâng cao tính năng hoạt động và tính năng kInh
tế của ô tô.
-Tự động điều Khiển chính xác, làm việc êm và có hiệu suất truyền lực cao.
- Kết cấu đơn giản và có độ bền cao.
- Kiểm tra bảo dưỡng và Sửa chữa dễ dàng.
I.3. Phân loại:
Hộp số hành tinh có 2 loại sau : (hình. 3-2)
- Hộp số hành tinh lắp với truyền động các đăng (TOYOTA CROWN)
Khoa Công nghệ Ôtô

Page 25


×