Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

2 2 chiếu sáng trong sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.82 KB, 14 trang )

Chiếu sáng trong sản xuất


Ánh sáng đối với con người yêu cầu vừa phải, không quá sáng (làm loá
mắt, căng thẳng đầu óc) hay quá tối (không đủ sáng, nhìn không rõ), dễ gây
tai nạn.


Khái niệm về ánh sáng
Ánh sáng là từ dùng để chỉ các bức xạ điện
từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được
bằng mắt thường của con người (tức là từ khoảng
380 nm đến 700 nm) ứng với các dải màu đỏ, cam, vàng, lục,
lam, chàm, tím.
Bức xạ điện từ có bước sóng xác định trong miền thấy
được, khi tác dụng vào vào mắt người sẽ tạo một cảm giác
màu sắc xác định.
Bức xạ màu tím:
Bức xạ màu chàm:
Bức xạ màu lam:
Bức xạ màu lục:
Bức xạ màu vàng:
Bức xạ màu da cam:
Bức xạ màu đỏ:

l = 380- 450nm
l = 450- 480nm
l = 480- 510nm
l = 510- 550nm
l = 550-585nm
l = 585- 620nm


l = 620- 700nm

Lăng kính tam giác phân tách
chùm ánh sáng trắng


• Độ rọi là đại lượng để đánh giá độ sáng của một bề mặt
được chiếu sáng.
• Độ rọi trong một số trường hợp thường gặp:
+ Nắng giữa trưa: ≈100.000 lux.
+ Trời nhiều mây: ≈1000 lux.
+ Đủ để đọc sách: ≈30 lux
+ Đủ để làm việc tinh vi: ≈500 lux
+ Đủ để lái xe:
≈0,5 lux
+ Đêm trăng tròn: ≈0,25 lux

• Ánh sáng yêu cầu vừa phải, không quá sáng làm lóa
mắt, gây đầu óc căng thẳng; hoặc quá tối, không đủ
sáng, nhìn không rõ cũng dễ gây tai nạn.
• Nhu cầu ánh sáng đối với một số trường hợp:
- Phòng đọc sách: 200 lux;
- xưởng dệt: 300 lux;
- nơi sửa chữa đồng hồ: 400 lux.


Tốc độ phân giải của mắt:
Quá trình nhận biết một vật của mắt
không xảy ra ngay lập tức mà phải qua một
thời gian nào đó. Thời gian này càng nhỏ thì

tốc độ phân giải của mắt càng lớn.


Hình thức chiếu sáng
a) Chiếu sáng tự nhiên:
b) Chiếu sáng nhân tạo (chiếu sáng đèn điện)


a. Chiếu sáng tự nhiên
• Ánh sáng mặt trời là ánh sáng có sẵn, thích
hợp và có tác dụng tốt về mặt sinh lý cho con
người, song thất thường phụ thuộc vào thời
tiết thiên nhiên.
• Độ rọi do ánh sáng tản xạ của bầu trời gây ra
trên mặt đất về mùa hè đạt đến 60-70 nghìn
lux, về mùa đông cũng đạt tới 8 nghìn lux.
• Hệ thống cửa chiếu sáng: cửa sổ, cửa trời (cửa
mái) hoặc cửa sổ cửa trời hỗn hợp.


Yêu cầu
Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên cần đảm bảo:
chế độ ánh sáng tiện nghi tối đa trong khi lao động mà
vẫn đảm bảo chi phí ánh sáng tối thiểu.
• Phải nhìn rõ tinh, phân giải nhanh, không căng thẳng,
mệt mỏi khi làm việc
 phải đảm bảo độ rọi đủ theo tiêu chuẩn không
quá cao, quá thấp, không để bị chói loá do các cửa ánh
sáng quá lớn nằm trong trường nhìn của người lao động;
• Hướng lấy ánh sáng phải bố trí sao cho không tạo bóng

của người và thiết bị, sự tạo bóng gây khó chịu trong khi
quan sát, độ sáng không đều trong mặt bằng làm việc;


• Bề mặt làm việc phải có độ sáng cao hơn các bề
mặt khác trong phòng;
• Thiết kế chiếu sáng tự nhiên còn phải kết hợp với
thông gió, che nắng, che mưa phù hợp với hướng
gió và khí hậu từng vùng.
• Khi thiết kế cần tính toán diện tích cửa lấy ánh
sáng đầy đủ, các cửa phân bố đều, cần chọn
hướng bố trí cửa Bắc-Nam, cửa chiếu sáng đặt về
hướng bắc, cửa thông gió mở rộng về phía Nam
để tránh chói lóa, phải có kết cấu che chắn hoặc
điều chỉnh được mức độ chiếu sáng.


b) Chiếu sáng nhân tạo (chiếu sáng đèn điện)
1. Đèn dây tóc – đèn nung nóng:
• Phát sáng theo nguyên lí là các vật rắn khi nung nóng
đén 5000C sẽ phát sáng, công suất có thể từ 1W1500W.
• Đèn nung nóng có quang phổ chứa nhiều thành phần
màu đỏ, vàng gần với quang phổ của màu lửa nên rất
phù hợp với tâm sinh lý con người nhưng nó lại thiếu
quang phổ ánh sáng màu xanh, lam, chàm, tím không
giống ánh sáng Mặt trời nên không thuận lợi cho việc
phân biệt màu sắc thật của vật.


Ưu điểm:

- Đèn nung sáng rẻ tiền, dễ chế tạo, dễ bảo quản và sử
dụng
- Phát sáng ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ của
môi trường
- Ánh sáng đèn nung nóng hợp tâm sinh lý con người
hơn nên làm việc dưới ánh sáng đèn nung nóng năng
suất lao động cao hơn so với đèn huỳnh quang (>10%).
- Đèn nung sáng có khả năng phát sáng tập trung và
cường độ lớn thích hợp cho chiếu sáng cục bộ
- Có thể phát sáng với điện áp thấp hơn nhiều so với
điện áp định mức của đèn, cho nên được sử dụng trong
chiếu sáng an toàn toàn, chiếu sáng sự cố.


2. Đèn huỳnh quang: là nguồn sáng phóng
điện nhờ chất khí - chiếu sáng dựa trên
hiệu ứng quang điện.
Ưu điểm:
- Hiệu suất phát sáng cao, thời gian sử dụng dài vì
thế hiệu quả kinh tế cao hơn đèn nung nóng từ 22,5 lần.
- Đèn huỳnh quang cho phổ quang phát xạ gần với
ánh sáng tự nhiên.


2. Đèn huỳnh quang
Nhược điểm:
- Chỉ phát quang ổn định khi nhiệt độ không khí dao động
khoảng từ 15- 350, điện áp thay đổi khoảng 10% đã làm
đèn không làm việc được.
- Giá thành cao, sử dụng phức tạp hơn.

- có thêm thành phần bước sóng dài (màu đỏ, màu vàng,
màu da cam...) nên không thuận với tâm sinh lý của con
người, khó chịu khi nhìn, có hại cho mắt.
- Làm việc dưới ánh sáng đèn huỳnh quang, năng suất
lao động thường thấp hơn so với làm việc dưới ánh
sáng đèn nung nóng khi cùng một tiêu chuẩn chiếu
sáng


Thiết kế chiếu sáng
Ánh sáng tự nhiên có tính năng sinh lý rất cao, cho nên
khi thiết kế chiếu sáng đều phải hướng tới mục tiêu tạo ra ánh
sáng tự nhiên càng tốt. Thiết kế chiếu sáng điện phải đảm bảo
điều kiện sáng cho lao động tốt nhất, hợp lý nhất mà kinh tế
nhất.
Có 3 phương án cơ bản:
* Phương thức chiếu sáng chung: Trong toàn bộ phòng có 1
hệ thống chiếu sáng từ trên xuống gây ra độ sáng nhất định
trên toàn bộ mặt phẳng lao động.
* Phương thức chiếu sáng cục bộ: Chia không gian lớn của
phòng ra nhiều không gian nhỏ, mỗi không gian nhỏ của phòng
có một chế độ chiếu sáng khác nhau
* Phương thức chiếu sáng hỗn hợp: Là phương thức chiếu
sáng chung được bổ sung thêm những đèn cần thiết đảm bảo
độ rọi lớn tại những chỗ làm việc của con người.



×