Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Thiết kế nhà ở xã hội sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.57 KB, 20 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo

bộ xây dựng

Trường đại học kiến trúc hà nội

Lê quang thái

Thiết kế nhà ở xã hội
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
tại hà nội
(Theo quan điểm thiết kế thụ động)

Luận văn thạc sĩ kiến trúc

Hà Nội - 2011


2

Bộ giáo dục và đào tạo

bộ xây dựng

Trường đại học kiến trúc hà nội

Lê quang thái

Thiết kế nhà ở xã hội


Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
tại hà nội
(Theo quan điểm thiết kế thụ động)

Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số 60.58.01

Luận văn thạc sĩ kiến trúc

Người hướng dẫn khoa học:
Gs. Ts. Kts. Nguyễn hữu dũng

Hà Nội - 2011


3

LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nhà ở xã hội sử dụng năng lượng hiệu quả tại Hà Nội (theo
quan điểm thiết kế thụ động)” được xuất phát từ thực trạng thiếu chỗ ở
cho dân cư có thu nhập thấp trong các khu đô thị tại Hà Nội và vấn đề
khủng hoảng năng lượng hiện nay. Đây là những vấn đề mang tính thời sự
và thực tiễn cao. Mặc dù những vấn đề đưa ra là không mới nhưng việc
kết hợp lại theo quan điểm của thiết kế thụ động lại mang đến cái nhìn
mới đầy hữu ích. Tuy nhiên đề tài là một nghiên cứu rộng về các vấn đề
khó bởi vậy có những trở ngại nhất định trong quá trình nghiên cứu.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với GS. TS. KTS.
Nguyễn Hữu Dũng, người đã kiên trì hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng
xin cám ơn những giảng viên trong hội đồng bảo vệ luận văn đã đóng góp
những ý kiến quý báu, giúp tôi có được những nghiên cứu sâu sắc hơn

trong luận văn của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã chia
sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


4

Danh mục hình vẽ:
Hình 1-1. Nhà ở xã hội Massena .............................................................7
Hình 1-2. Nhà ở xã hội Tetris ..................................................................8
Hình 1-3. Phối cảnh góc và mặt đứng n hà ở xã hội Tetris ......................10
Hình 1-4. Nhà ở xã hội tại Bondy ............................................................10
Hình 1-5. Mặt bằng và nội thất nhà ở xã hội tại Bondy ...........................11
Hình 1-6. Ban công trong và ngoàit nhà ở xã hội tại Bondy ....................12
Hình 1-7. Nhà ở xã hội tại phố Nile.........................................................12
Hình 1-8. Mặt bằng đỉên hình nhà ở xã hội tại phố Nile ..........................14
Hình 1-9. Phối cảnh góc, sân trong và ban công nhà ở xã hội tại phố
Nile .........................................................................................................15
Hình 1-10. Nhà ở xã hội Poliance ............................................................17
Hình 1-11. Sảnh và sân chơi trong nhà ở xã hội Poliance ........................18
Hình 1-12. Nhà ở cho người thu nhập thấp 5-6 tầng, không thang máy ...20
Hình 1-13. Dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp
Tiên Sơn - Bắc Ninh................................................................................20
Hình 1-14. Khu nhà lưu trú cho công nhân tại TP HCM do doanh nghiệp
Xây .........................................................................................................22
Hình 1-15. Chung cư Khu công nghiệp Tân Bình, TP HCM ...................23
Hình 1-16. Khu lưu trú dành cho công nhân Khu chế xuất Tân Thuận ....24
Hình 2-17. Khu đô thị mới Thanh Lâm-Đại Thịnh II...............................27
Hình 1-18. Ngôi nhà thụ động ở Darmstadt Kranichstein ........................31

Hình 1-19. Nhà ở truyền thống với mái ngói và hàng hiên rộng ..............35
Hình 1-20. Phối cảnh trên cao khu nhà tập thể Kim Liên ........................36
Hình 1-21. Chuồng cọp cơi nới phía sau nhà tập thể ...............................38
Hình 1-22. Phủ toàn quyền Đông Dương ................................................38
Hình 1-23. Bảo tàng lịch sử Đông Dương Bác Cổ ...................................40
Hình 1-24. Nhà ở dân gian miền Trung và Nhà Rường xứ Huế ...............41
Hình 1-25. Trường đại học sư phạm Huế ................................................42


5

Hình 1-26. Phối cảnh bên ngoài Dinh Độc Lập .......................................43
Hình 1-27. Vườn nhiệt đới, hành lang và nan chắn nắng trong
Dinh Độc lập ...........................................................................................44
Hình 1-28. Góc nội thất ban đêm trong café gió và nước ........................45
Hình 1-29. Nan chắn nắng và mặt nước đưa lên cao để làm mát
không khí ...............................................................................................45
Hình 1-30. Phối cảnh "tòa nhà xanh" Vincom Center tại TP HCM..........47
Hình 2-1. Sơ đồ định hướng phát triển không gian Hà Nội đến
năm 2020.................................................................................................53
Hình 2-2. Bảng khí hậu bình quân của Hà Nội ........................................54
Hình 2-3. Ngôi nhà 3 gian 2 trái truyền thống .........................................64
Hình 2-4. Toàn cảnh dinh thự Tổng Lãnh sự Pháp tại TPHCM ...............67
Hình 2-5. Nhà ở công vụ của một công chức Pháp tại Nam bộ ................67
Hình 2-6. Các kiểu nhà Pháp do những gia đình giàu Việt Nam xây dựng tại
Hóc Môn .................................................................................................68
Hình 2-7. Nền cao để hứng gió, cách xa mặt đất để hạn chế nhiệt hắt từ đất
lên ...........................................................................................................69
Hình 2-8. Một biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội ..............................................70
Hình 2-9. Không gian hành lang bao quanh nhà ......................................70

Hình 2-10. Phòng khách với trần cao, nền nhà tôn cao ............................71
Hình 2-12. Toà nhà Bộ Giáo dục Singapore,tiết kiệm 30% năng lượng &
Cuc thuế Singapore tiết kệm 40% năng lượng .........................................72
Hình 2-13. Kiến trúc sinh thái của Ken Yang ..........................................77
Hình 2-14. Tòa nhàElephan & Castle ởLondon và Tokyo- Nara, KTS. Ken
Yeang ......................................................................................................81
Hình 3-1. Sơ đồ kiến trúc hiệu quả năng lượng cho nhà ở thấp tầng ........84
Hình 3-2. Phối cảnh nội thất tổng thể một căn hộ studio..........................85
Hình 3-3. Nội thất một căn hộ studio .......................................................85
Hình 3-4. Nội thất bố trí vách ngăn linh hoạt để thay đổi công năng sử dụng
khi cần thiết .............................................................................................86


6

Hình 3-5. Bố trí các khu chức năng khác nhau trên mặt bằng tổng thể khu nhà
ở xã hôi ...................................................................................................87
Hình 3-6. Mặt bằng tầng 1 khu nhà ở xã hội với nhiều chức năng ...........88
Hình 3-7. Cây tầm vông trong công trình quán café gió và nước của kts.
Võ Trọng Nghĩa ......................................................................................89
Hình 3-8. Cấu kiện bê tông đúc sẵn được lắp ghép tại dự án nhà ở xã hội
Xuân Mai ................................................................................................89
Hình 3-9. Tận dụng nguồn năng lượng từ mặt trời và nước mưa .............90
Hình 3-10. Biểu đồ mặt trời tại Hà Nội ...................................................91
Hình 3-11. Quy hoạch khoảng cách giữa các toà nhà ..............................92
Hình 3-12. Tổ chức mặt bằng công trình theo kiểu cài răng lược ............92
Hình 3-13. Bố trí ao hồ trước công trình để đón gió mát .........................93
Hình 3-14. Công trình dựa vào địa hình để tổ chức đón gió mát .............93
Hình 3-14. Mối tương quan giữa cây xanh và thông gió, chiếu sáng .......94
Hình 3-15. Bố trí cây xanh trước cửa đón gió ..........................................94

Hình 3-16. Không gian mở tạo thông gió liên hoàn .................................95
Hình 3-17. Bố trí cửa đón gió cách nhau .................................................95
Hình 3-18. Bố trí hành lang thông gió .....................................................96
Hình 3-19. Cửa gió ra lớn hơn cửa gió vào ..............................................96
Hình 3-20. Cửa sổ có ban công phía trên chắn nắng, trong có rèm ..........97
Hình 3-21. Mái và tường bao che cách nhiệt cho công trình ....................98
Hình 3-22. Bố trí mặt bằng phi đối xứng .................................................99
Hình 3-23. Bố trí hành lang làm không gian đệm ....................................99
Hình 3-24. Ban công rộng làm không gian đệm ......................................100
Hình 3-25. Không gian sân chơi chung làm không gian đệm...................100
Hình 3-26. Mặt bằng căn hộ bố trí theo chiều sâu để thông gió tối đa .....101
Hình 3-27. Bố trí Mặt bằng khối nhà hình chữ 0 .....................................101
Hình 3-28. Bố trí Mặt bằng khối nhà hình chữ L .....................................102
Hình 3-29. Mối tương tác giữa cửa đón gió và gió thông phòng .............103
Hình 3-30. Hành lang lấy ánh sáng phản xạ vào trong nhà ......................104


7

Hình 3-31. Hành lang trong và ngoài nhà ................................................104
Hình 3-32. Giếng trời và sân trong ..........................................................105
Hình 3-33. Các không gian sinh hoạt chính đưa ra ngoài ban công, các không
gian phụ đưa vào phía trong ....................................................................105
Hình 3-34. Ban công giúp thông gió tự nhiên từ sân trong khu nhà .........106
Hình 3-35. Các khoảng mở tại các tầng khác nhau tăng cường thông gió tự
nhiên .......................................................................................................106
Hình 3-36. Mặt cắt bố trí lệch tầng tăng cường thông gió tự nhiên ..........106
Hình 3-38. Lam chắn nắng điều chỉnh được ............................................107
Hình 3-37. Khoảng mở ở tầng 1 tạo thông gió tự nhiên vào sân trong .....107
Hình 3-38. Lam chắn nắng điều chỉnh được ............................................107

Hình 3-39. Bản thân hình khối công trình tạo ra các khoảng âm che nắng
Hình 3-40. Dùng mành để điều khiển độ sáng trong phòng .....................109
Hình 3-41. Dùng cửa chớp, mành chắn nắng ...........................................109
Hình 3-42. Dùng vật liệu composite cách nhiệt cho tường ......................110
Hình 3-43. Trồng cây dây leo ngoài tường để giảm bức xạ nhiệt .............110
Hình 3-44. Vườn trên mái để cách nhiệt ..................................................111
Hình 3-45. Sử dụng mặt bằng nhà dạng dài .............................................112
Hình 3-46. Hình khối nhà tạo ra những khoảng âm để tăng cường thông 112
Hình 3-47. Mặt đứng hướng Đông có các mặt tản nhiệt ..........................113
Hình 3-48. Mặt đứng có khối nhà chắn phía trước có ban công, cửa để thông
gió, chiếu sáng.........................................................................................113
Hình 3-49. Mặt đứng hướng nam nhiều ban công, mở nhiều cửa sổ ........114
Hình 3-50. Mặt đứng hướng ra đường có nan che chắn ...........................114
Hình 3-51. Mặt đứng với nhiều cửa kính lấy sáng và các logia thông gió 114


8

PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Vấn đề năng lượng là vấn đề toàn cầu hiện nay. Việt Nam hiện là một
trong năm quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong đó lĩnh
vực xây dựng đang phát triển mạnh mẽ, tiêu hao 1 lượng lớn năng lượng cho
quá trình thi công và vận hành. Việc giảm thiểu năng lượng trong quá trình sử
dụng công trình là thiết yếu và sẽ góp phần làm giảm áp lực năng lượng cho
các lĩnh vực khác.
Số liệu của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện tốc độ tăng trưởng của các đơn vị
doanh nghiệp ngành xây dựng đạt từ 12 – 16%/năm, kéo theo tổng năng
lượng tiêu dùng trong khu vực xây dựng ước tính chiếm khoảng từ 20 – 24%
tổng năng lượng quốc gia. Trong điều kiện hiện nay khi giá nhiên liệu, điện

năng ngày một tăng cao, vấn đề năng lượng lại càng trở nên bức xúc. Việc sử
dụng lãng phí thất thoát nguồn tài nguyên đang làm suy giảm, gây tác động
xấu đến môi trường sống. Nếu quản lý tốt khâu thiết kế xây dựng công trình
theo hướng sử dụng năng lượng có hiệu quả, sẽ tiết kiệm được từ 20 – 30%
năng lượng tiêu thụ trong khu vực này.
- Sự tăng nhanh dân số tại Hà Nội đòi hỏi nhu cầu ở ngày càng tăng và hiện
tại chưa đáp ứng đủ. Mặc dù những năm gần đây thành phố có rất nhiều sự án
khu đô thị mới nhưng lại chưa thực sự phù hợp ở nhiều mặt: nhà biệt thự,
nhà chia lô thì giá quá cao và phần nhiều dành cho người giàu và giới đầu cơ.
Nhà chung cư thì diện tích lớn với tiêu chí gia đình sống 3 thế hệ và giá thành
cũng cao nên chưa đáp ứng được đại bộ phần dân cư. Theo kết quả điều tra
của Bộ Xây dựng công bố mới đây, hiện chỉ có 22% trong tổng số gần 3 triệu
học sinh, sinh viên được ở trong ký túc xá; chỉ 20% trong tổng số 1 triệu lao
động trực tiếp và khoảng 1,2 - 1,5 triệu lao động gián tiếp có chỗ ở; chỉ có


9

khoảng 2/3 trong tổng số 2 triệu cán bộ, công chức tự lo được nhà ở cho
mình, số còn lại (chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn) phải ở ghép hộ, ở nhờ, ở
tạm...
- Việc chuyển cư từ các tỉnh lân cận, chủ yếu là người trẻ làm cho dân số Hà
Nội được trẻ hoá và đa dạng hoá. Văn hoá sống và sinh hoạt của tầng lớp
dân số trẻ hiện nay cũng thay đổi, yêu cầu môi trường sống mới phù hợp hơn.
Ví dụ như diện tích ở chỉ cần vừa đủ để 1 gia đình trẻ gồm 2 vợ chồng và 1,2
con nhỏ có thể sống được trong 10-15 năm. Sau đó những gia đình trẻ này sẽ
phát triển hơn lên và có thêm điều kiện để chuyển đổi những mô hình ở phù
hợp hơn.
- Sự phát triển bùng nổ về kinh tế làm cho sự chênh lệch giàu nghèo gia
tăng. Số lượng người làm công nhân các nhà máy, khu công nghiệp, các công

việc buôn bán, thu nhập thấp hay sinh viên mới ra trường trở thành người
nghèo tại Hà nội. Với thu nhập thấp và không ổn đinh, những đối tượng này
phải sống trong điều kiện mất vệ sinh, không đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu
làm tạo ra sự mất cân bằng trong xã hội.
Vì những lý do trên mà các loại nhà ở căn hộ cho những người thu nhập thấp
tại Hà Nội là rất cần thiết.
2.

Mục đích nghiên cứu:

- Nghiên cứu về mô hình ở phù hợp với bộ phận dân số có thu nhập thấp và có
định hướng sống tiết kiệm.
- Đề xuất một số giải pháp thiết kế thụ động cho nhà ở xã hội theo hướng sử
dụng năng lượng hiệu quả, phù hợp với đối tượng trên.
3.

Đối tượng nghiên cứu:

- Dân cư có thu nhập thấp: công nhân, nông dân sống trong đô thị, dân buôn
bán, người làm các công việc dịch vụ, sinh viên mới ra trường…
- Nhà ở thấp tầng: nhà ở xã hội dưới 6 tầng.


10

- Những giải pháp thiết kế thụ động để ngôi nhà sử dụng năng lượng hiệu quả.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Các khu quy hoạch xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp của Hà
Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Đề xuất các phương án thiết kế thụ động cho nhà ở xã hội đạt được sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Kết hợp nghiên cứu lý luận dựa trên cơ sở thực tiễn.
- Tổng hợp tài liệu và phân tích.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


122

Hình 3-51. Mặt đứng với nhiều cửa kính lấy sáng và các logia thông gió
Vườn trên mái để cách nhiệt

*PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Kết luận:
Nhà ở xã hội là mô hình nhà ở dành cho những đối tượng có thu nhập
thấp trong xã hội và có nhu cầu ở cấp thiết. Với thực trạng thiếu nhà ở tại Hà
Nội hiện nay thì nhà ở xã hội là một giải pháp cần thiết. Thiết kế thụ động là
thiết kế đạt được tiêu dung năng lượng thấp không chỉ bằng các phương thức

cơ khí mà còn bằng cách tổ chức không gian và hình thái học kiến. Hệ thống
thụ động là những công nghệ lấy sáng, làm nóng hoặc mát, có khả năng thay
dổi nhiệt độ không khí bên trong công trình thông qua tự nhiên và các nguồn
tài nguyên xung quanh môi trường tự nhiên. Nhà ở hiệu suất năng lượng là
những mô hình nhà ở được quy hoạch, thiết kế, thi công và trang thiết bị nội
ngoại thất sử dụng tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo tiện nghi sử dụng và
các chức năng hoạt động theo yêu cầu. Ngoài ra còn không làm ảnh hưởng tới
hệ sinh thái môi trường. Trên thế giới thì mô hình nhà ở xã hội đã phát triển
từ rất lâu, và đã trở thành môi trường sống phù hợp của tầng lớp có thu nhập
thấp trong xã hội. Còn tại Việt Nam thì gần đây nhà ở xã hội mới được quan
tâm để giải quyết vấn đề thiếu chỗ ở trầm trọng cho phần lớn nhân dân lao
động tại các đô thị. Vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả tại nhiều nước trên


123

thế giới đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tế và đã góp phần giải quyết
vấn đề khủng hoảng năng lượng. Những bài học về sử dụng năng lượng hiệu
quả tại những quốc gia đó là tiền đề để những nước đang phát triển học tập.
Tại Việt Nam thì một số hình thức kiến trúc trong quá khứ có giá trị nhất định
về mặt sử dụng năng lượng hiệu quả. Những năm gần đây, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế và vấn đề năng lượng toàn cầu đã đặt ra những vấn đề
tiết kiệm năng lượng.
Vài năm trở lại đây thì Đảng và Chính phủ đã quan tâm xem xét và phê
duyệt chương trình đầu tư xây dựng nhà ỡ xã hội để giải quyết khó khăn về
chỗ ở cho dân cư tại các đô thị trong cả nước. Bộ xây dựng cũng đã ban hành
quy chuẩn quốc gia về sử dụng năng lượng hiệu quả, đó là những yêu cầu kỹ
thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ để sử dụng năng lượng có hiệu quả khi
thiết kế xây dựng. Tổng hợp những tài liệu liên quan, luận văn đã đưa ra
những nguyên tắc chung về quy hoạch thiết kế công trình để sử dụng năng

lượng hiệu quả và nguyên tắc thiết kế thụ động cho kiến trúc nhiệt đới. Luận
văn cũng nêu ra những bài học kinh nghiệm từ kiến trúc truyền thống tại Việt
Nam bao gồm có nhà ở dân gian, kiến trúc Pháp tại Việt Nam. Một số kiến
trúc sư trong nước đã và đang theo đuổi kiến trúc sinh thái như là một hướng
đi đúng đắn và có những công trình tiêu biểu. Những bài học kinh nghiệm về
nhà ở sử dụng năng lượng hiệu quả tại các quốc gia phát triển trên thế giới và
trong khu vực rất thiết thực. Cơ sở cho việc nghiên cứu mô hình nhà ở xã hội
tại Hà Nội, luận văn đã nêu lên điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khoa học
kỹ thuật và công nghệ của Hà Nội. Thực trạng các dự án nhà ở xã hội đã và
đang triển khai tại Hà Nội.
Quan điểm thiết kế: đáp ứng các tiêu chí của thiết kế thụ động, hướng
tới nhà ở tiêu thụ năng lượng thấp, lấy giải pháp thiết kế truyền thống làm tiền
đề. Kết hợp thiết kế thụ động và thiết kế chủ động trong đó thiết kế thụ động
là thế mạnh. Phân tích những tác động của công trình lên môi trường. Nghiên


124

cứu công năng sử dụng của nhà ở xã hội phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của
người thu nhập thấp. Tiết kiệm chi phí khi xây dựng và vận hành công trình
nhà ở xã hội. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp thiết kế thụ động nhà ở xã hội
bao gồm qui hoạch công trình, thiết kế thông gió, thết kế chiếu sáng và thiết
kế lớp vỏ công trình. Kiến nghị một số giải pháp thiết kế thụ động: quy hoạch
cây xanh và khoảng trống, thiết kế trên mặt bằng, trên mặt cắt và mặt đứng.
2. Kiến nghị:
Những dự án nhà ở xã hội đang và sẽ triển khai cần chú trọng tới các
giải pháp thiết kế thụ động để đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
năng lượng. Các giải pháp này cần nghiên cứu ngay trong quá trình tư vấn
thiết kế, cũng như trong quá trình thi công và vận hành công trình, sẽ góp
phần làm giảm tiêu hao năng lượng trong ngành xây dựng, một ngành chiếm

tỉ trọng tiêu hao năng lượng lớn.
Chủ đầu tư, nhà tư vấn thiết kế cần hợp tác để xây dựng những nhà ở xã
hội tiết kiệm năng lượng thích hợp với đối tượng ở là những người thu nhập
thấp. Đây cũng là một tiêu chí cho nhà ở xã hội hiện nay. Việc giảm giá thành
thi công cũng như vận hành, sử dụng công trình sẽ làm giảm giá thành của các
căn hộ trong nhà ở xã hội. Những đối tượng có thu nhập thấp sử dụng nhà ở
xã hội là những người có ý thức tiết kiệm cao.
Các đơn vị tư vấn thiết kế và thi công cần những sự hợp tác trao đổi và
chuyển giao công nghệ từ những quốc gia phát triển về lĩnh vực này, để có
được những bài học thực tiễn nhất, từ đó vận dụng phù hợp với thực tế trong
nước để có được những sáng kiến có giá trị.
Nhà nước và chính quyền thành phố Hà Nội cần có những cơ chế chính
sách ưu đãi tạo điều kiện cho việc áp dụng các giải pháp thiết kế thụ động
trong nhà ở xã hội tại Hà Nội. Từ đó làm mẫu cho các đô thị lớn khác tại cả
nước áp dụng theo.


125

Bộ xây dựng và các bộ ngành có liên quan cần sớm ban hành tiêu chuẩn
hướng dẫn kỹ thuật về thiết kế thụ động cho nhà ở xã hội sử dụng năng lượng
hiệu quả. Từ đó là cơ sở để các đơn vị thiết kế và thi công nhà ở xã hội áp
dụng trong quá trình làm việc, góp phần vào giải quyết vấn đề nhà ở hiện nay
và bắt kịp với xu hướng phát triển chung của kiến trúc thế giới.

PHỤ LỤC
Danh mục và tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.


Nguyễn Hữu Dũng ( 2004): Cần sớm xây dựng chính sách và

tiêu chuẩn sử dụng tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng tại đô
thị (Tạp chí xây dựng số 5/97).
2.

GS.TS.KTS Nguyễn Hữu Dũng; Th.s KTS Lê Vũ Cường

(05/2009): Hướng dẫn thiết kế nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng hiệu quả
tại các đô thị Việt Nam.
3.

Nguyễn Bá Đang ( 1998): Diện mạo kiến trúc đương đại Việt

Nam, tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 2/2003.
4.

GS.TS Phạm Ngọc Đăng, PGS.TS Lê Vân Trình, GS.TS Nguyễn

Hữu Dũng, GS.TS Trần Ngọc Chấn, PGS.TS Phạm Đức Nguyên, TS Đỗ Trần
Hải, TS. Nguyễn Văn Muôn, Ths. Nguyễn Ngọc Hoàn (2007): Báo cáo hội thảo
khoa học Quốc Gia về môi trường – sức khỏe, hiệu quả năng lượng trong xây
dựng, biến đổi khí hậu, NXB xây dựng – Hà Nội.


126

5.

TSKH Phạm Ngọc Đăng, Ths Phạm Hải Hà (2002): Nhiệt và khí


hậu kiến trúc, NXB xây dựng, Hà Nội.
6.

Đặng Thái Hoàng (2002): Kiến trúc Hà Nội thế kỷ XIX-XX

(NXB văn hóa, Hà Nội.
7.

Đặng Thái Hoàng (2002): Hà Nội nghìn năm xây dựng NXB văn

hóa, Hà Nội.
8.

Đặng Thái Hoàng (2006): Kiến trúc nhà ở , NXB xây dựng, Hà Nội

9.

Đinh Xuân Lâm (2002): Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại ,

NXB Bộ xây dựng, Hà Nội.
10.

Viện nghiên cứu kiến trúc (2002): Bảo tồn di sản kiến trúc cảnh

quan Hà Nội bộ xây dựng, Hà Nội.
11.

Phạm Đức Nguyên ( 2002): Kiến trúc sinh thái khí hậu – Thiết


kế sinh khái hậu trong kiến trúc Việt Nam, NXB xây dựng, Hà Nội.
12.

Phạm Đức Nguyên ( 2002): Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt

Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
13.

Phạm Đức Nguyên, Nguyễn Thu Hòa, Trần Quốc Bảo (2002): các

giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
14.

Nguyễn Trọng Phượng (2002): Sử dụng năng lượng tiết kiệm,

hiệu quả trong các công trình kiến trúc. Tạp chí xây dựng số 11/2003.
15.

Ngô Huy Quỳnh (1998): Lịch sử kiến trúc Việt Nam, NXB Văn

hóa thông tin.
16.

Nguyễn Duy Thiện (2001). Kỹ thuật sử dụng năng lượng mặt trời.

17.

Hoàng Huy Thắng (2002): Kiến trúc nhiệt đới ẩm. NXB xây

dựng, Hà nội

18.

Tiêu chuẩn TCVN 408885 (1992): Số liệu khí hậu dùng trong

thiết kế xây dựng trong tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng. Tập 1 Kiến trúc
nhiệt đới ẩm, NXB xây dựng, Hà Nội.


127

19.

Hoàng Huy Thắng (2003): Một số kiến trúc đương đại với khí

hậu nóng ẩm. Tạp chí xây dựng số 11/2003.
20.

Nguyễn Hồng Thục (2002): Kế thừa và phát huy tính hiệu quả

trong việc khai thác cách ứng xử cân bằng và bền vững của kiến trúc với điều
kiện tự nhiên, Bài giảng cao học kiến trúc khóa CH 05K- Trường ĐH KT Hà
Nội
21.

Viện nghiên cứu kiến trúc (1997): Kiến trúc và khí hậu nhiệt đới

Việt Nam, NXB xây dựng Hà Nội
22.

Chu Quang Trứ (1999): Kiến trúc dân gian truyền thống Việt


Nam , NXB mỹ thuật, Hà Nội.
23.

PGS.TS Ngô Thám, Ths Nguyễn Văn Điền, GS-TS Nguyễn Hữu

Dũng, PGS.TS Nguyễn Khắc Sinh (2007): Kiến trúc năng lượng và môi
trường , NXB xây dựng, Hà Nội.
24.

Hà Nhật Tân ( biên dịch 2006): Thông gió tự nhiên trong nhà ở ,

NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
25.

Nguyễn Tăng Nguyệt Thu, Việt Hà, Nguyễn Ngọc Giả (2007):

Kiến trúc hướng dòng thông gió tự nhiên, NXB xây dựng – Hà Nội.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
26.

Brenda and Robert Vale: Green Architecture-Design for a

sustainable future, Thames and Hudson, Lon Don, 1996.
27.

G.Z. Brown Mark Dekay (1980): Sun, Win & Light-architecture

design Strategies, Long man Group Limited, Lon Don.
28.


The 2005 Word Sustainable Building Conference in Tokyo:

Sustainable building design book, SB05 Tokyo, Japan.
29.

Tata Energy Research Institute (2002): Sustainable energy

perspective for Asia , Multiplexus, Delhi, India.
30.

Kaus Daniel (2002): The Technology of Ecological Building,

Multiplexus, Delhi India.


128

31.

ABCB Australia Building codes Board (1996): Building code of

Australia, CCH Australia, Canberra.
32.

DENSIDAD – DENSITY


129


MỤC LỤC
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................................81
2. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................................92
3. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................92
4. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................103
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:...............................................................................................103
6. Phương pháp nghiên cứu: .........................................................................................103
PHẦN B. NỘI DUNG ....................................................................................................114
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI VÀ CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG
NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.............................114
1.1. ........................................................................ Một số khái niệm liên quan đến đề tài:
..................................................................................................................................114
1.1.1.

Nhà ở xã hội:.........................................................................................114

1.1.2.

Thiết kế thụ động: .................................................................................125

1.1.3.

Kiến trúc hiệu suất năng lượng: ............................................................125

1.2. Tổng quan về nhà ở xã hội trên thế giới và Việt Nam:..........................................147
1.2.1. Nhà ở xã hội trên thế giới: ..........................................................................147
1.2.2. Nhà ở xã hội tại Việt Nam: .......................................................................2518
1.3. Nhà ở sử dụng năng lượng hiệu quả tại một số nước trên thế giới: .....................3730
1.3.1. Nhà ở sử dụng năng lượng hiệu quả tại Đức: ...........................................3830

1.3.2. Nhà ở sinh thái tại Anh: ............................................................................4133
1.2.4. Nhà ở sinh thái tại Nakajima - Nhật Bản: .................................................4134
1.4. Nhà ở sử dụng năng lượng hiệu quả tại Việt Nam: .............................................4234
1.4.1. Nhà ở sử dụng năng lượng hiệu quả tại miền Bắc: ...................................4234
1.4.2. Nhà ở thích hợp với điều kiện khí hậu Miền Trung: ................................4739
1.4.3. Một số công trình kiến trúc nhiệt đới Miền Nam: ....................................4941
1.4.3. Võ Trọng Nghĩa - kiến trúc sư trẻ Việt Nam theo đuổi kiến trúc sinh thái:.5143
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ
CHO NHÀ Ở THẤP TẦNG TẠI HÀ NỘI ................................................................5547
2.1. Cơ sở pháp lý: ......................................................................................................5547
2.1.1. Chính sách của Đảng và Chính Phủ về nhà ở xã hội: ...............................5547
2.1.2. Quy chuẩn quốc gia về sử dụng năng lượng hiệu quả. .............................5750


130

2.2. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của Hà Nội: .................................5952
2.2.1. Điều kiện tự nhiên: ...................................................................................6052
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: ........................................................................6254
2.2.3. Điều kiện khoa học kỹ thuật và công nghệ: ..............................................6759
2.3. Các nguyên tắc chung về thiết kế thụ động: ........................................................6759
2.3.1. Các nguyên tắc chung: ..............................................................................6759
2.3.2. Một số nguyên tắc của thiết kế thụ động cho khí hậu nhiệt đới nóng ẩm:6860
2.4. Kinh nghiệm kiến trúc truyền thống: ...................................................................6961
2.4.1. Nhà ở dân gian truyền thống sử dụng năng lượng hiệu quả: ....................6961
2.3.2. Kinh nghiệm từ kiến trúc Pháp tại Việt Nam ...........................................7365
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về nhà ở sử dụng năng lượng hiệu quả: ............................7870
CHƯƠNG 3: THIẾT KÊ THỤ ĐỘNG NHÀ Ở XÃ HỘI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
HIỆU QUẢ TẠI HÀ NỘI............................................................................................9082
3.1. Quan điểm thiết kế: ..............................................................................................9082

3.1.1. Thiết kế thụ động giúp tận dụng thông gió và chiếu sáng tự nhiên, giảm tiêu thụ điện
năng. ........................................................................................................................9082
3.1.2. Đáp ứng các tiêu chí của thiết kế thụ động, hướng tới nhà ở tiêu thụ năng lượng
thấp, lấy giải pháp thiết kế truyền thống làm tiền đề.[2] ....................................9082
3.1.3. Phân tích những tác động của công trình lên môi trường bằng [2] phương pháp
phân tích năng lượng hàm chứa, vòng đời công trình. .......................................9183
3.1.4. Nghiên cứu công năng sử dụng của nhà ở xã hội phù hợp với nhu cầu sinh hoạt
của người thu nhập thấp:.....................................................................................9284
3.1.5. Tiết kiệm chi phi khi xây dựng và vận hành công trình nhà ở xã hội: .....9587
3.2. Một số nguyên tắc thiết kế thụ động nhà ở xã hội:[2] .........................................9789
3.2.1. Phương pháp thiết kế quy hoạch công trình: ............................................9890
3.2.2. Nguyên tắc về thiết kế thông gió, chiếu sáng: ........................................10294
3.2.3. Nguyên tắc về thiết kế lớp vỏ công trình: ...............................................10395
3.3. Giải pháp thiết kế thụ động:[2] ..........................................................................10597
3.3.1 Giải pháp thiết kế thụ động trên mặt bằng. ..............................................10597
3.3.2. Giải pháp thiết kế thụ động trong cấu trúc không gian mặt cắt. ...........113104
3.3.3. Giải pháp thiết kế thụ động trong cấu trúc không gian mặt đứng.........119111
*PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ............................................................122113
1. Kết luận:..............................................................................................................122113
2. Kiến nghị: ...........................................................................................................124114
PHỤ LỤC ..................................................................................................................125116



×