Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

69 câu lý thuyết vật chất di truyền cấp độ phân tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.61 KB, 12 trang )

-Kết bạn và theo dõi fb TƯƠI NGUYỄN ( Min Nhépp) để thường
xuyên nhận nhiều tài liệu hay nhé <3
- Chúc

các bạn học tốt !

Câu 1: Khi nghiên cứu về bệnh khảm thuốc lá do virus gây ra, người ta làm thí nhiệm sau: Trộn vỏ prôtein
của chủng virut A và lõi axit nucleic của chủng virut B thu được chủng virus lai AB có vỏ chủng A và lõi
của chủng B. Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bị bệnh. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được
virut thuộc:
A. Chủng A và chủng B.
B. Chủng A.
C. Chủng AB.
D. Chủng B.
Đáp án : D Vỉut lai có lõi axit nucleic của chủng virut B + vỏ prôtein của chủng virut A nên viurt lai mang
hệ gen của chủng B
Từ axit nucleic của chủng virut B => protein của chủng B => lắp giáp thành vi rut B
Câu 2: Các bộ ba khác nhau bởi:
1.Số lượng nuclêôtit;
2.Thành phần nuclêôtit;
3. Trình tự các nuclêôtit;
4. Số lượng liên kết photphodieste.
Câu trả lời đúng là:
A. 2và 3.
B. 1, 2 và 3.
C. 1 và 4.
D. 3 và 4.
Đáp án : A
1- Sai . các bộ ba đều có 3 nucleotit
2- Đúng
3 - Đúng . Các bộ ba có cùng thành phần như cách sắp xếp khác nhau tạo ra các bộ ba mã hó khác nhau


4 - Sai
Câu 3: Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh:
A. Vi khuẩn lam.
B. Xạ khuẩn.
C. Coli.
D. Nấm men.
Đáp án : D Gen của sinh vật nhân thực có cấu trúc phân mảnh ( xen kẽ các vùng mang thông tin mã hóa aa
với các vùng không mã hóa aa)
Trong tất cả các sinh vật trên thì chỉ có nấm men là sinh vật nhân thực
Câu 4: Điều gì sẽ xảy ra nếu gen điều hoà của Opêron Lac ở vi khuẩn bị đột biến tạo ra sản phẩm có cấu
hình không gian bất thường?
A. Opêron Lac sẽ chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactôza.
B. Opêron Lac sẽ không họat động ngay cả khi môi trường có lactôza.
C. Opêron Lac sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường không có lactôza.
D. Opêron Lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào.
Đáp án : C Protein cấu trúc có cấu hình không gian bất thường thì protein không thể liên kết được vào vùng
vận hành nên các gen cấu trúc sẽ được phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactose
Câu 5: Dung dịch có 80% Ađênin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba
ribônuclêôtit, thì trong dung dịch này có bộ ba mã hoá isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỷ lệ:
A. 51,2%.
B. 38,4%.
C. 24%.
D. 16%.
Đáp án : D Tỷ lệ bộ ba mã hóa isoleucin là
0.8 x 0.2x0.2 + 0.8 x0.8 x 0.2 = 0.032 x 0.128 = 0.16
Câu 6: Chuỗi ADN xoắn kép dạng vòng được tìm thấy ở:
A. Chỉ có ở vi khuẩn.
B. Vi khuẩn, ti thể và lạp thể, một số vi rút,
C. Chỉ có trong ti thể và lạp thể.
D. Toàn bộ vi rút, tất cả vi khuẩn, ti thể và lạp thể.

Đáp án : B Chuỗi ADN xoắn kép dạng vòng được tìm thấy ở một số vi rút, vi khuẩn, ti thể và lạp thể
Đáp án B
Câu 7: Trong mô hình operon Lac, gen điều hoà:
A. Luôn tổng hợp một lượng nhỏ prôtêin ức chế cả trong môi trường có và không có lactozơ.
B. Chỉ tổng hợp prôtêin ức chế khi môi trường không có lactozơ.


C. Chỉ tổng hợp prôtêin ức chế khi có những tín hiệu đặc biệt của môi trường.
D. Chỉ tổng hợp prôtêin ức chế khi môi trường có lactozơ.
Đáp án : A Trong mô hình operon Lac, gen điều hoà có vai trò tổng hợp protein ức chế kể cả khi môi trường
có lactose. Lactose chỉ gây bất hoạt protein ức chế chứ không gây bất hoạt gen điều hòa
Câu 8: Câu nào trong các câu sau là không đúng ?
A. Trong quá trình phiên mã , mạch ARN mới được tạo ra theo chiều từ 3/ à 5/.
B. Trong quá trình tổng hợp ARN, mạch ARN mới tổng hợp theo chiều 5/à 3/.
C. Trong quá trình tổng hợp prôtêin, mARN được dịch mã theo chiều từ 5/à 3/.
D. Trong quá trình tổng hợp ARN, mạch gốc ADN được phiên mã theo chiều 3/ à 5/.
Đáp án : A Trong quá trình phiên mã, enzim trượt trên ADN gốc theo chiều 3'-5', tổng hợp mạch ARN có
chiều 5'-3' tương ứng
Câu 9: Nguyên tắc để xác định một đoạn trình tự nuclêôtit có mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit là:
A. Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 5’ – 3’ xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa cho
axit amin và sau cùng là bộ ba ATT.
B. Trên trình tự nuclêôtit đã cho có bộ ba mở đầu là TAX ở đầu 5’ và ở đầu 3’ có ba nucleotit kế tiếp là
ATX.
C. Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tiếp từ đầu 3’ đến 5’ mà xuất hiện liên tục mã bộ ba mã
hóa cho các axit amin và sau cùng là bộ ba ATX.
D. Trên trình tự nucleotit đó ở đầu 3’ có ba nucleotit kế tiếp là TAX và ở đầu 5’có ba nucleotit kế tiếp là
ATX.
Đáp án : C Để xác định một đoạn trình tự nuclêôtit có mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit là:
- Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tiếp từ đầu 3’ đến 5’ mà xuất hiện liên tục mã bộ ba mã hóa
cho các axit amin và sau cùng là bộ ba ATX

Câu 10: ADN là phân tử xoắn kép có chứa 4 loại bazơ Nitơ khác nhau. Phát biểu nào dưới đây về thành
phần hóa học và sự tái bản ADN là đúng?
A. Trong phân tử ADN sợi kép, số lượng Purin bằng số lượng Pyrimidin.
B. Cả hai mạch đều được tổng hợp theo chiều 5’ - 3’ theo kiểu liên tục.
C. Trình tự các bazơ trên hai mạch giống nhau.
D. Bazơ đầu tiên trên mạch axit nuclêic mới được xúc tác bởi ADN polimeraza.
Đáp án : A Trong phân tử ADN sợi kép,phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T , G
liên kết với X=> số lượng purin ( bazo bé T , X )bằng số lượng pyrimidin (bazo lớn G, X)
Câu 11: Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp các gen này:
A. Làm giảm tần số đột biến có hại vì các đột biến vào phần intron sẽ không gây ra hậu quả xấu nào.
B. Tăng số lượng các axit amin trong chuỗi polipeptit mà gen này mã hóa.
C. Làm tăng tỉ lệ cho đột biến, tạo ra nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
D. Làm tăng số lượng ribonucleotit của phân tử mARN mà gen đó mã hóa.
Đáp án : A Gen phân mảnh giúp làm giảm tần số đột biến có hại vì các đột biến vào phần intron sẽ không
gây ra hậu quả xấu nào.
Câu 12: Đoạn Okazaki là:
A. Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi ADN.
B. Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân
đôi.
C. Đoạn ADN được tổng hợp một cách gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
D. Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên đoạn ADN trong quá trình nhân đôi.
Đáp án : B Đoạn Okazaki là đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của
ADN trong quá trình nhân đôi, do enzim ADN polymeraza chỉ dịch chuyển theo chiều 3'-5'
Câu 13: Ở LAC Operon, Operator là:
A. Một vùng nằm ở cuối vùng phiên mã ở Operon, có tác dụng kết thúc phiên mã.
B. Một đoạn ADN nằm ở gần prômôtơ, là vùng gắn của prôtêin ức chế.
C. Một đoạn ADN nằm ở gần prômôtơ, là vùng gắn của prôtêin hoạt hóa.
D. Một đoạn ADN nằm ở gần prômôtơ, là vùng gắn của ARN polymeraza.
Đáp án : B Ở LAC Operon, Operator là vùng vận hành, 1 đoạn ADN nằm ở gần prômôtơ (vùng khởi động),
là vùng gắn của prôtêin ức chế

Câu 14: Chức năng của gen điều hòa là:
A. Kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc.


B. Tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc.
C. Kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gen điều hòa tạo ra.
D. Luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của các gen cấu trúc.
Đáp án : C Trong mô hình cấu trúc opêron Lac không có gen điều hòa, tuy nhiên opêron hoạt động chịu sự
kiểm soát của gen điều hòa R. Gen điều hòa R mang thông tin mã hóa prôtêin ức chế ngăn cản quá trình
phiên mã các gen cấu trúc.
Câu 15: Đặc điểm mà phần lớn các gen cấu trúc của sinh vật nhân chuẩn khác với gen cấu trúc của sinh vật
nhân sơ là:
A. Không có vùng khởi đầu.
B. Ở vùng mã hóa, xen kẽ với các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin.
C. Tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã nằm ở vúng cuối cùng của gen.
D. Các đoạn mã hóa axit amin nằm ở phía trước vùng khởi đầu của gen.
Đáp án : B
Gen là 1 đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa 1 sản phẩm nhất định: 1 chuỗi polipeptit hay 1 ARN.
Tuy nhiên cấu trúc và hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có 1 số nét khác biệt.
Gen ở sinh vật nhân sơ
Gen ở sinh vật nhân thực
Cấu trúc: Gen không phân mảnh: vùng mã hóa liên tục.
Khi phiên mã mỗi gen chỉ tạo ra 1 loại mARN có trình tự nuclêôtit xá định mã hóa 1 chuỗi polipeptit có
trình tự axit amin nhất định.
Cấu trúc: gen phân mảnh: vùng mã hóa có các đoạn intron không mã hóa và exon mã hóa xen kẽ nhau.
Do đó khi phiên mã tạo mARN 1 gen có thể tạo ra các mARN có trình tự nuclêôtit khác nhau mã hóa chuỗi
polipeptit khác nhau.
Các gen có liên quan về chức năng thường sắp xếp thành từng cụm và có chung 1 promoter, chung 1 cơ chế
điều hòa. Do đó các gen thường hoạt động hay bất hoạt cùng lúc.
Khi phiên mã các gen được phiên mã cùng lúc tạo ra 1 mARN (là bản sao của nhiều gen nối tiếp nhau) mã

hóa nhiều chuỗi polipeptit khác nhau.
Các gen thường sắp xếp riêng lẻ, mối gen có 1 promoter và 1 cơ chế điều hòa riềng.
Khi phiên mã các gen được phiên mã riềng lẽ, mỗi mARN là bản sao của 1 gen xác định.
Câu 16: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa có vai trò:
A. Trực tiếp kiểm soát hoạt động cảu gen cấu trúc.
B. Tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Tổng hợp prôtêin cấu tạo nên enzim phân giải lactozơ.
D. Hoạt hóa enzim phân giải lactozơ.
Đáp án : B
Các gen có cấu trúc liên quan xề chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng cụm và có chung 1
cơ chế điều hòa gọi chung là ôperon.
- Cấu trúc của 1 ôperon gồm:
+ Z < Y < A : các gen cấu trúc mã hóa các enzim phân giải đường lactozơ
+ O (0perator ): là vị trí liên kết với vùng vận hành là vị trí liên kết với prôtêin ức chế ngăn cản quá trình
phiên mã.
+ P( prômter): vùng khởi động lại vị trí liên kết với enzim ARN polimeraza xúc tác quá trình phiên mã.
- Gen điều hòa R: mang thông tin mã hóa protein ức chế có tác dụng ngăn cản quá trình phiên mã. Đáp án B.
Câu 17: Gen câu truc mã hoa prôtêin ở sinh vât nhân sơ gôm:
A. Vung điêu hoa, đoan exon , đoan intron, vung kêt thuc.
B. Vung điêu hoa, đoan exon , đoan intron.
C. Vung điêu hoa, đoan intron, vung kêt thuc.
D. Vung điêu hoa, đoan exon , vung kêt thuc.
Đáp án : D
Câu truc chung cua gen câu truc gôm 3 vung:Vung điêu hoa:
Vùng điều hòa:
Nằm ở đầu 3’ của mạch gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểu soát quá trình phiên mã.
Vùng mã hóa: Nằm giữa gen, mang thông tin mã hóa các axtamin.
Vùng kết thúc:



Nằm ở đầu 5’ của mạch gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. Cấu trúc của gen ở sinh vật nhân sơ
và sinh vật nhân thực khác nhau:
ở sinh vật nhân sơ : vùng mã mã liên tục gọi là gen không phân mảnh.
Ở sinh vật nhân thực : vùng mã hóa gồm các đoạn exon mã hóa axitamin và các đoạn intron không mã hóa
aa sắp xếp xen kẽ gọi là gen phân mảnh. Như vậy gen mã hóa prôtêin ở sinh vật nhân sơ gồm vùng điều hòa,
đoạn exon và vùng kết thúc. Đáp án D.
Câu 18: 3 bộ ba không mã hóa axit amin trong 64 bộ ba là:
A. UAA,UAG,UGA. B. UAG,UAU,AUG. C. AUG,UUA,UAG. D. UAA,AUU,UGA.
Đáp án : A Các bộ 3 không mã hóa là các bộ 3 kết thúc UAA,UAG,UGA. Các bộ ba này không mã hóa axit
amin mà chỉ làm nhiệm vụ là tín hiệu kết thúc dịch mã.
Câu 19: Nhiều nhóm sinh vật có gen phân mảnh gồm các exon và intron. Điều khẳng định nào sau đây về
sự biểu hiện kiểu gen là đúng:
A. Trong quá trình hình thành mARN, các intron sẽ loại bỏ khỏi mARN( mARN sơ khai).
B. Mỗi một bản sao của exon được tạo ra bới một prômôter (vùng khởi động riêng biệt).
C. Sự dịch mã của exon được bắt đầu tự bộ ba khởi đầu của từng exon.
D. Trong quá trình dịch mã, các ribôxôm nhảy qua vùng intron của mARN.
Đáp án : A
Nhiều nhóm sinh vật có gen phân mảnh exon và intron. Sau khi phiên mã thì các đoạn intron không mã hóa
sẽ được cắt bỏ khỏi tiền mARN, các exon mã hóa sẽ được nối lại tạo thành mARN trưởng thành có khả năng
dich mã. Khi phiên mã cả gen chứa cả intron và exon trên mARN để tổng hợp prôtêin bắt đấu từ bộ ba kết
thúc trên mARN. Đáp án A.
Câu 20: Cấu trúc của loại phân tử nào sau đây không có liên kết hidro?
A. mARN.
B. ADN.
C. tARN.
D. Prôtêin.
Đáp án : A Cấu trúc của loại phân tử nào sau đây không có liên kết hidro là A. mARN có cấu trúc mạch đơn
nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị.
Loại trừ các đáp án: B. ADN cấu trúc mạch kép các nuclêôtit trên 2 mạch đối diện liên kết với nhau bằng
liện kết hidro theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X. C. tARN có các nuclêôtit tại các eo thắt liên kết với nhau

bằng liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung A-U, G-X. D. Prôtêin có cấu trúc bậc 2 được đảm bảo bằng các
liên kết hidro của nhóm chức khác nhau.
Câu 21: Cả 3 loai ARN ở sinh vât co câu tao tê bao đêu co cac đăc điêm chung:
1. Chỉ gôm 1 chuôi polinucleotit.
2. Câu tao theo nguyên tăc đa phân.
3.Co 4 đơn phân.
4. Cac đơn phân liên kêt theo nguyên tăc bổ sung.
Phương an đung:
A. 1,2,4.
B. 1,3,4.
C. 1,2,3.
D. 1,2,3,4.
Đáp án : C Cả 3 loai ARN, mARN, tARN, rARN đêu co đăc điêm câu tao chung la: Đươc câu tao theo
nguyên tăc đa phân, đơn phân la cac loai nucleotit gôm 4 loai A, U, G, X, Cac nucleotit liên kêt vơi nhau
băng liên kêt hoa trị tao thanh chuôi polinucleotit. Môi ARN đươc câu tao băng 1 chuôi polinucleotit.
Chuôi polinucleotit co câu truc xoăn khac nhau tao thanh cac loai ARN khac nhau: mARN co câu truc mach
thăng; tARN co câu truc xoăn thanh la 3 thuy tai cac eo thăt cac nucleotit liên kêt vơi nhau theo nguyên tăc
bổ sung; rARN co câu truc xoăn không theo quy tăc cụ thê co khoảng 70-80% số nucleotit liên kêt vơi nhau
theo nguyên tăc bổ sung.
Câu 22:
Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (O) là nơi
A. ARN pôlimeraza bam vao va khởi đâu phiên mã
B. Mang thông tin qui định cấu trúc prôtêin ức chế
C. Chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc
D. Prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
Đáp án : D Mô hình cấu trúc của opêron Lac gồm có các vùng sau:
- Vung chứa nhom gen câu truc: mang thông tin mã hoa cac enzim phân giải đường lactozơ
Vùng vận hành O(operator): nằm trước gen cấu trúc là vị trí liên kết với prôtêin ức chế ngăn cản quá
trình phiên mã.
Vùng khởi động P(promoter): nằm trước O là nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

Câu 23:
Tính đa dạng và đặc thù của các đại phân tử sinh học là do:


A. Cấu trúc đa phân B. Có khối lượng lớn C. Cấu tạo phức tạp D. A, B và C đều đúng
Đáp án : A Các đại phân tử sinh học ADN, ARN, prôtêin đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm
nhiêu đơn phân (nuclêôtit hay axit amin) liên kêt lai vơi nhau. Số lương, thanh phân va trình tự săp xêp cac
đơn phân khác nhau đã tạo nên các phân tử có cấu trúc khác nhau tuy nhiên cũng có tính đặc thù cho mỗi
loai va ca thê. Hay noi cach khac tính đa dang va đăc thu cua cac đai phân tử sinh học là do cấu trúc đa
phân.
Câu 24: Cấu trúc của loại phân tử nào sau đây không có liên kết hidro?
A. mARN
B. ADN
C. tARN
D. Protein
Đáp án : A Cấu trúc của loại phân tử không có liên kết hidro là A. mARN có cấu tạo mạch đơn nuclêôtit các
nuđêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hca trị.
Loại trừ các đáp án:
B. ADN cấu trúc mạch kép các nuclêôtit trên 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên
tắc bổ sung A-T, G-X.
C. tARN có các nuclêôtit tại các eo thắt liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung A-U,
G-X.
D. Prôtêin có cấu trúc bậc 2 được đảm bảo bằng các liên kết hiđro của nhóm chức khác nhau.
Câu 25: ADN có chức năng
A. cấu trúc nên màng tế bào và các bào quan
B. lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
C. cấu trúc nên enzim, hoocmon và kháng thể
D. cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể sinh vật
Đáp án : B ADN có chức năng lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 26: Đơn vị bị biến đổi trong gen đột biến là:

A. 1 hoăc môt số nu.
B. 1 hoặc một số axit amin.
C. Một cặp nuclêôtit.
D. 1 hoặc một số nuclêôxôm.
Đáp án : C Đơn vị biến đổi trong gen đột biến là 1 cặp nucleotit
Câu 27: Theo Jacop và J. Mono, trong mô hình cầu trúc của Operon Lac, vùng vận hành là:
A. VÙng mang thông tin mã hóa cấu trúc protein ức chế, protein này có khả năng ức chế quá trình phiên mã
B. VÙng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên protein, protein này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào
hình thành nên tính trạng
C. Trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
D. Nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin
Đáp án : C Xét các đáp án:
A. vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã
là gen điều hoà R không thuộc cấu trúc opêron.
B. vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào
hình thành nên tính trạng. Đây là nhóm gen cấu trúc của opêron.
c. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. Đây là vùng vận
hành O.
D. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khời đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin. Đây là vùng khởi
động P.
Vậy Theo F.Jacóp và Ị.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là trình tự
nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thế liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. -» Đáp án C
Câu 28: Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:
A. Gen điều hoà (R) ® vùng vận hành (0) ® các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A
B. Vùng khời động (P) ® vùng vận hành (0) ® các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A
C. Vùng vận hành (0) ® vùng khởi động (P) ® các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A
D. Điều hoà (R) ® vùng khởi động (P) ® vùng vận hành (0) ® các gen cấu trúc.
Đáp án : B
Mô hình câu truc cua opêron Lac gôm co cac vung sau:
Vung chứa nhom gen câu truc Z, Y, A : ở đâu 5’ cua mach gốc, mang thông tin mã hoa cac enzim phân

giải đường lactozơ
Vung vân hanh O(operator) : năm trươc gen câu truc la vị trí liên kêt vơi prôtêin ức chê ngăn cản qua
trình phiên mã.


Vung khởi đông P(Promoter): ở đâu 3’ cua mach gốc, năm trươc O la nơi ma ARN polimeraza bam vao
va khởi đâu phiên mã.
Câu 29: Chức năng nào dưới đây của ADN là không đúng?
A. Mang thông tin di truyền qui định sự hình thành các tính trạng của cơ thể.
B. Đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa thông qua các đột biến của ADN
C. Trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tống hợp prôtêin.
D. Duy trì thông tin di truyên ổn định qua cac thê hệ tê bao cua cơ thê
Đáp án : C ADN là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử, nó thực hiện chức năng:
Lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền. Trên ADN chứa các gen mang thông tin di truyền qui định các tính
trạng của cơ thể.
Truyền đạt thông tin di truyền nhờ các cơ chế phiên mã tổng hẹp ARN từ đó dịch mã tổng hợp prôtêin
(nhưng ADN không trực tiếp tham gia dịch mã) và nhân đôi ADN tạo các ADN con giống "ADN mẹ” giúp
duy trì ổn định thông tin di truyền qua các thế hệ. Ngoài ra ADN có thể bị đột biến làm thay đối thông tin di
truyền tạo nên tính đa dạng của sinh vật.
Đáp án C. Trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin gồm có các loại ARN, ribôxôm, axit amin,
các loại enzim.
Câu 30: Chức năng của gen điều hoà là
A. Kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp prôtêin cùa gen cấu trúc
B. Tao tín hiệu đê bao hiệu kêt thuc qua trình điêu khiên tổng hơp prôtêin cua gen câu truc
C. Kiêm soat hoat đông cua gen câu truc thông qua cac sản phẩm do chính gen điêu hoa tao ra
D. Luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tống hợp prôtêin của các gen cấu trúc
Đáp án : C Trong mô hình cấu trúc opêron Lac không có gen điều hoa, tuy nhiên opêron hoạt động chịu sự
kiếm soát của gen điều hòa R. Gen điều hòa R mang thông tin mã hóa prôtêin ức chế ngăn cản quá trình
phiên mã các gen cấu trúc
Câu 31: Đặc điểm mà phần lớn gen cấu trúc của sinh vật nhãn chuẩn khác với gen cấu trúc của sinh vật

nhân sơ là:
A. không có vùng mở đầu
B. ở vùng mã hóa, xem kẽ với các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin
C. tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã nằm ở quá trình cuối cùng của gen
D. các đoạn mã hóa axit amin nằm ở phía trước vùng khởi đầu của gen
Đáp án : B Cấu trúc chung của gen cấu trúc;gồm 3 vùng
Vùng điều hoà: Nằm ở đầu 3' cùa mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khới động và kiểm soát quá trình
phiên mã
Vùng mã hóa: Nằm giữa gen, mang thông tin mã hóa các axit amin.
Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5' cuả mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thi. phiên mã.
Cấu trúc gen phân mảnh và không phân mảnh ở sinh vật nhân sơ và sinh v.f nhân thực là khác nhau:
- Ờ sinh vật nhân sơ: vùng mã hóa liên tục gọi là gen không phân mảnh
- ở sinh vật nhân thực: vùng mã hóa gồm các đoạn exon mã hóa aa và các đoa itron không mã hóa aa sắp
xếp xen kẻ gọi là gen phân mảnh.
Câu 32: Phat biêu nao sau đây không chính xac?
A. Tính trang di truyên qua tê bao chât luôn biêu hiện giống mẹ
B. Moi đăc điêm giống mẹ đêu do sự di truyên qua tê bao chât
C. Cac tính trang di truyên qua tê bao chât cho gen ngoai nhân
D. Gen ngoai nhân không chỉ quy định tính trang riêng ma con chi phối sự biêu hiện cua gen trong nhân
Đáp án : B Xét các nhận xét:
A. Tính trạng di truyền qua tế bào chất luôn biểu hiện giống mẹ - đúng. Vì khi thụ tinh hợp tử chủ yếu nhận
tế bào chất từ trứng mà không nhận từ tinh trùng.
B. Mọi đặc điểm giống mẹ đều do sự di truyền qua tế bào chất - sai. Vì các tính trạng giống mẹ được nhận
từ mẹ có thể nằm trong nhân hoặc trong tẽ bào chất.
C. Các tính trạng di truyền qua tế bào chất cho gen ngoài nhân - đúng. Các gen này nằm trong các bào quan
như ti thể, lục lạp... ở ngoài nhân, trong tế bào chất.
D. Gen ngoài nhân không chỉ qui định tính trạng riêng mà còn chi phối sự biểu hiện của gen trong nhân đúng. Các gen trong tế bào có mối quan hệ chặt chẽ và tương tác qua lại với nhau chi phối sự hình thành các
tính trạng.
Câu 33: Mô tả nào dưới đây về các bộ phận của một gen là đúng?



A. Vùng điều hòa là nơi liên kết với protein khởi động.
B. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.
C. Vùng vận hành là nơi liên kết với ARN polimeraza
D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3' cảu mạch mã gốc
Đáp án : D
Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm các bộ phận sau:
Vùng điều hòa:
- Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen
- Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiêm mã
Vùng mã hóa:
- Nằm giữa gen
- Mang thông tin mã hóa các axit amin
Vùng kết thúc:
- Nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gen
- Mang tín hiệu kết thúc phiên mã
E = 44o.
Câu 34: Nguyên nhân nào khiến ARN có rất nhiều hình dạng khác nhau?
A. Do chúng có cấu tạo từ một mạch
B. Do chúng có kích thước ngắn
C. Do trong tế bào có các loại khuôn tại hình khác nhau
D. Do chúng liên kết với nhiều loài protein khác nhau
Đáp án : A Trong tế bào ARN được cấu tạo từ 1 mạch polinucleotit được xoắn và liên kết theo các cách
khác nhau tạo nên các loại ARn có hình thái khác nhau và thực hiện các chức năng khác nhau:
- mARN có dạng mạch thẳng làm mạch khuôn cho riboxom trượt dịch mã.
- tARN có dạng xoắn hình lá 3 thùy, vận chuyển axit amin tới riboxom tham gia tổng hợp protein
- rARn xoắn không thoe qui luật nhất định tham gia cấu tạo riboxom
Câu 35: Nhiệt độ để tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ
nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khá nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36o ; B
= 78o ; C = 55o ; D = 83o ; E = 44o. . Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây đúng nhất liên quan đến

tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A. D-> B -> C -> E -> A
B. A -> E -> C -> B -> D
C. A-> B-> C-> D-> E
D. D-> E-> B-> A-> C
Đáp án : A đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khá nhau được kí hiệu từ A đến
E như sau: A = 36 o ; B = 78o ; C = 55o ; D = 83o ; E = 44o. . Chứng tỏ độ bền vững của ADN của các loài
được sắp xếp theo thứ tự tăng dần A-E-C-B-D. Trong đó độ bền vững của ADN chủ yếu phụ thuộc vào số
lượng liên kết hidro giữa các cặp A-T, G-X. Loại ADN nào có tỉ lệ (A+T)/ tổng số nucleotit càng cao thì
lượng liên kết Hidro ít nên càng kém bền. ( Tỉ lệ này ngược lại với độ bền hay nhiệt độ nóng chảy)
Vậy trình tự sắp xếp các loài sinh vật đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotit của các
loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần là:
D-B-C-E-A
Câu 36: Một operon của E.coli có 3 gen cấu trúc X,Y và Z. Người ta phát hiện ra 1 chủng vi khuẩn trong đó
sản phẩm của gen Y bị biến đổi về trình tự và số lượng axit amin, còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn
bình thường, Trong các trật tự sắp xếp sau đây trật tự nào có thể là trật tự sắp xếp của các gen trong operon
của chủng vi khuẩn này?
A. X,Z,Y
B. X,Y,Z
C. Z,Y,X
D. Y,Z,X
Đáp án : A Một operon của E.coli có 3 gen cấu trúc là X,Y,Z. Ba gen này sắp xếp liên tục thành cụm. Người
ta phát hiện 1 chủng vi khuẩn trong đó sản phẩm của gen Y bị biến đổi về trình tự và số lượng axit amin, còn
các sản phẩm của gen X và Z vẫn bình thường. Như vậy đột biến này chỉ thay đổi trình tự sắp xếp các
nucleotit của gen Y mà không thay đổi ở gen X và Z => Trình tự sắp xếp các gen hợp lý nhất là gen Y nằm
cuối cụm (đọc mã di truyền sau gen X và Z) là XZY hoặc ZXY
Câu 37: Khẳng định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về mARN của E.coli?
A. Số loại mARN thay đổi tùy thuộc vào số đoạn intron trong gen cấu trúc
B. mARN có trình tự số nucleotit tương tự trên mạch bổ sung của gen, chỉ khác là T thay bằng U
C. Chiều của phân tử mARN được đọc theo chiều 5' đến 3'

D. Phân tử mARN có thể tham gia dịch mã kể cả khi chưa được tổng hợp xong


Đáp án : A E.coli là vi khuẩn nên gen cấu trúc là dạng gen không phân mảnh. Do đó mỗi gen phiên mã chỉ
cho 1 loại mARN có trình tự nucleotit nhất định; bổ sung với mạch với mạch gốc 3'-5' khác với sinh vật
nhân thực mARN phụ thuộc vào các đoạn exon và intron trong gen. Vì thể mARN có chiều 5'-3' là trình tự
nucleotit giống mạch bổ sung 5'-3' của gen nhưng thay thế T bằng U.
Ở vi khuẩn có đặc điểm đặc biệt là vừa diễn ra quá trình dịch mã. Tức là phiên mã tạo được đoạn mARN
nào thì riboxom sẽ thực hiện dịch mã ngay trên đoạn đó
Câu 38:
Virut kí sinh ở động vật và người có loại axit nuclêic nào:
A. AND và ARN.
B. ADN hoăc ARN. C. ARN.
D. ADN.
Đáp án : B Virut kí sinh ở đông vât va người chứa ADN hoăc ARN.
Câu 39:
Có các dạng ADN nào và dạng gặp phố biến là?
A. A, B, C, D, Z; trong đo dang găp phổ biên la dang B.
B. A, B, C, D và Z; trong đó dạng gặp phổ biến là dạng A.
C. A, C, D, Z; trong đó dạng gặp phố biến là dạng Z.
D. A, B, D, Z; trong đó dạng gặp phổ biến là dạng D.
Đáp án : A Co cac dang A, B, C, D, Z trong đo dang găp phổ biên la dang B.
Câu 40:
ADN có ở vị trí nào sau đây
A. Trong nhân tế bào.
B. Trong tế bào chất của vi khuẩn.
C. Trong ti thể và lạp thể.
D. Câu A, B và C đều đúng.
Đáp án : D
- Ở sinh vât nhân sơ, ADN co dang vong năm trong tê bao chât.

- Ở sinh vât nhân chuẩn: ADN chu yêu năm trong NST cua nhân tê bao. Ngoai ra con môt ít ADN dang vong
năm tai cac bao quan tai sinh như ti thê, lap thê.
(chọn D)
Câu 41:
Vùng kết thúc của gen có vai trò:
A. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
B. Mang tín hiệu phối hợp với tARN, kết thúc quá trình vận chuyển axit amin đến ribôxôm.
C. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
D. Cả A, B, C
Đáp án : A Vùng kết thúc của gen có vai trò mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
Câu 42:
* Cac tia phong xa la tac nhân gây xuât hiện:
A. Đột biến gen.
B. Đột biến NST.
C. Đột biến gen và đột biến NST.
D. Thường biến và đột biến.
Đáp án : C Cac tia phong xa la nhân tố gây đôt biên gen va cả đôt biên NST.
Câu 43:
Khi xuyên qua mô sống, các tác nhân gây đột biến nào sau đây có thế kích thích và ion hóa các nguyên tử?
A. Cônsixin, acridin.
B. 5-Brôm Uraxin, Nitrôzô mêtyl urê.
C. Các loại tia X, tia bêta, tia gamma, chùm nơtron.
D. Êtyl mêtal sunfônat, 5-Brôm Uraxin.
Đáp án : C Các tia phóng xạ giàu năng lượng, có thế xuyên sâu qua mô sống, gây kích thích và ion hóa các
nguyên tử gồm: Các loại tia X, tia bêta, tia gama, chùm nơtron.
Câu 44:
Đôt biên sinh dương la loai đôt biên:
A. Xảy ra tại tế bào sinh dưỡng, còn gọi là đột biến xôma.
B. Xảy ra tại tế bào sinh dục sơ khai.



C. Đươc nhân lên nhờ qua trình nguyên phân rôi biêu hiện ở môt phân cua cơ thê.
D. A và C đúng.
Đáp án : D Đôt biên sinh dương xảy ra tai tê bao sinh dương con goi la đôt biên xôma.
+ Sau khi xuât hiện, loai đôt biên nay đươc nhân lên trong nguyên phân rôi biêu hiệnở môt phân cua cơ thê.
Câu 45: ADN dạng vòng thường gặp ở?
A. Tê bao vi khuẩn. B. Bào quan lục lạp. C. Bào quan ti thể. D. Cả 3 câu A, B, C.
Đáp án : D
+ ADN dang vong thường găp ở vung nhân cua tê bao nhân sơ.
+ Ở sinh vât nhân chuẩn, ADN dang vong thường găp ở cac bao quan như ti thê, lục lap.
Câu 46: Cấu trúc của ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn có nhiều điển sai khác nhau. Một
trong những sai khác đó là:
A. ADN của sinh vật nhân sơ có dạng kép thẳng còn ADN của sinh vật nhân chuẩn có dạng kép vòng
B. ADN của sinh vật nhân chuẩn có dạng kép thẳng còn ADN của sinh vật nhân sơ có dạng kép vòng
C. ADN của sinh vật nhân chuẩn sử dụng đường đêzôxiribôzơ còn ADN của sinh vật nhân sơ sử dụng
đường ribôzơ.
D. ADN của sinh vật nhân sơ chứa 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X còn ADN của sinh vật nhân chuẩn chứa 4
loại nuclêôtit là A, T, G, X
Đáp án : B Cấu trúc của sinh vật nhân sơ là mạch kép dạng vòng còn sinh vật nhân sơ là mạch kép dạng
thắng
Câu 47: Tại sao nói mã di truyền mang tính thoái hóa?
A. Vì có thể có hai hay nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin.
B. Vì tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền.
C. Vì một bộ ba có thể mã hóa cho đồng thời hai hay nhiều axit amin.
D. Vì các bộ ba có thể bị đột biến để tạo thành bộ ba mới.
Đáp án : A Mã di truyền mang tính thoái hoá là do một aa có thể do nhiều bộ ba cùng mã hóa
Câu 48: Trong các khái niệm về gen sau đây, khái niệm nào là đúng nhất?
A. Gen là một đoạn của phân tử axit nuclêic mang thông tin cho việc tổng hợp một loại prôtêin quy định tính
trạng.
B. Gen là một đoạn của phân tử axit nuclêic mang thông tin cho việc tổng hợp một trong các loại mARN,

tARN, rARN.
C. Gen là một đoạn của phân tử axit nuclêic tham gia vào cơ chế điều hòa quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
D. Gen là một đoạn của phân tử axit nuclêic mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định (ARN hay
chuỗi polipeptit).
Đáp án : D
Gen là một đoạn của phân tử axit nuclêic mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định (ARN hay
chuỗi polipeptit).
Câu 49: Vùng khởi đầu của gen có vai trò nào sao đây?
A. Phối hợp hoạt động với phần cuối của gen bên cạnh trên NST.
B. Mang thông tin quy định axit amin quan trọng trong chuỗi pôlipeptit.
C. La vung đệm, không co vai tro trong qua trình dịch mã.
D. Mang tín hiệu khơi đông va kiêm soat qua trình phiên mã.
Đáp án : D Vung khởi đâu cua gen mang tín hiệu khởi đông va kiêm soat qua trình phiên mã.
Câu 50: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thế song nhị bội có cơ sở vặt chất di truyền của một loài, được tăng lên gấp đôi.
B. Thể song nhị bội cho năng suất cao. nhưng không sinh sản hữu tính được.
C. Thê song nhị bôi mang hai bô lương bôi cua hai loai khac nhau va hữu thụ.
D. Thể song nhị bội có bộ NST 4n, cho năng suất thấp và sinh sản hữu tính được.
Đáp án : C Thê song nhị bôi (dị đa bôi) la ca thê co tê bao sinh dương mang hai bô NST cua hai loai khac
nhau.
Câu 51: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 5'
trên mạch mã gốc của gen có chức năng
A. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã.
B. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
C. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
D. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.


Đáp án : D Vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã
Câu 52: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?

A. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
B. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản).
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Đáp án : C Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực xảy ra ở nhiều điểm của ADN, tạo ra nhiều đơn vị
tái bản.
Câu 53: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại
A. Guanin (G).
B. Uraxin (U).
C. Ađênin (A).
D. Timin (T).
Đáp án : B Trong cấu trúc của ADN không có nuclêôtit loại Uraxin.
Câu 54: Theo trình tự từ đầu 3' đến 5' của mạch mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit:
A. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa.
B. vùng mã hoá, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
C. vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa.
D. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
Đáp án : D Theo trình tự từ đầu 3’ đến 5’ của mạch mã gốc một gen cấu trúc gồm các vùng có trình tự là:
Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
Câu 55: Một trong những đặc điểm của mã di truyền là
A. không có tính thoái hoá.
B. mã bộ ba.
C. không có tính phổ biến.
D. không có tính đặc hiệu.
Đáp án : B Một trong các đặc điểm của mã di truyền là mã bộ ba.
Câu 56: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN
được phiên mã từ gen này là
A. 5'GXU3'.
B. 5'UXG3'.
C. 5'GXT3'.

D. 5'XGU3'.
Đáp án : B Theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đối chiều ta có
ADN mạch mã gốc 3' AGX 5 '
m ARN 5'UXG 3'
Câu 57: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli?
A. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. Gen điều hoà (R) quy định tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.
Đáp án : B Thành phần của một Operon Lạc gồm
- Vùng khởi động
- Vùng vận hành
- Nhóm gen cấu trúc
Vậy gen điều hòa là thành phần không có trong cấu trúc của Operon
Câu 58: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Đáp án : C+ Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm
ngăn cản sự phiên mã.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hoà của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
A. Trong vùng điều hoà có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã.
B. Vùng điều hoà cũng được phiên mã ra mARN.
C. Trong vùng điều hoà có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để
khởi động quá trình phiên mã.
D. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen.
Đáp án : C Ở sinh vật nhân sơ, vùng điều hòa có trình tự các nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimêraza có thể
nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã.
Câu 60: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?

A. 3' AGU 5'.
B. 3' UAG 5'.
C. 3' UGA 5'.
D. 5' AUG 3'.


Đáp án : A Trong mARN. mã kết thúc là 1 trong 3 bộ ba sau đây:
5’ UAA 3’ hoặc 5’ UAG 3’ hoặc 5’ UGA 3’.
Câu 61: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng điều hoà nằm ở
A. đầu của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã. 5'
B. đầu 3' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
C. đầu của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã. 5'
D. đầu của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã. 3'
Đáp án : D Vùng điều hòa nằm ở dầu 3' của mạch mã gốc mang tín hiệu khởi động, điều hòa cho quá trình
phiên mã
Câu 62: Trong tế bào, loại axit nuclêic nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A. rARN.
B. mARN.
C. tARN.
D. ADN.
Đáp án : D Trong tế bào các phân tử ADN có cấu trúc gồm 2 mạch polinuclotit cò các phân tử ARN chỉ có
một mạch đơn
Câu 63: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, gen điều hòa có vai trò
A. kết thúc quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
B. khởi đầu quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
C. quy định tổng hợp prôtêin ức chế.
D. quy định tổng hợp enzim phân giải lactôzơ.
Đáp án : C Gen điều hòa mang thông tin quy định tổng hợp protien ức chế
Câu 64: Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây mã hoá axit amin mêtiônin?
A. 5’AGU3’.

B. 5’UAG3’.
C. 5’UUG3’.
D. 5’AUG3’.
Đáp án : D Condon mang thông tin mã hóa mã hoá axit amin mêtiônin là bộ ba mở đầu 5' AUG 3'
Câu 65: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:
A. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
B. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
C. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
D. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).
Đáp án : B Ôpêron Lac có thành phần cấu tạo bao gồm: Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi
động(P).
Câu 66: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
A. Vùng vận hành (O).
B. Vùng khởi động (P).
C. Gen điều hoà (R).
D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A).
Đáp án : C Operon Lac gồm có
- Vùng khởi động
- Vùng vận hành
- Nhóm gen cấu trúc
=> Operon Lac không có gen điều hòa R
Câu 67: Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là
A. 5’AUG3’
B. 5’UAX3’
C. 3’AUG5’
D. 3’UAX5’.
Đáp án : D Sinh vật nhân sơ bộ ba mã hóa mang thông tin mã hóa cho aa mở đầu là 5' AUG3 ' nên bộ ba đối
mã trên m ARN là 3’UAX5’.
Câu 68: Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là:
A. Không bị đột biến dưới tác động của tác nhân gây đột biến.

B. Không được phân phối đều cho các tế bào con
C. Luôn tồn tại thành từng cặp alen.
D. Chỉ mã hóa cho các prôteein tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.
Đáp án : B Ở sinh vật nhân thực, gen ngoài nhân không được phân phối đều cho các tế bào con
Câu 69: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3'GAU5'; 3'AAU5'; 3'AUG5'.
B. 3'UAG5'; 3'UAA5', 3'AGU5'.
C. 3'UAG5', 3'UAA5'; 3'UGA5'
D. 3'GAU5'; 3'AAU5'; 3'AGU5'
Đáp án : D
+ Các bộ ba trên bản phiên mã của mARN không nhất thiết phải đọc theo chiều từ trái sang phải, có thể đọc
theo chiều ngược lại nhưng phải là chiều 5' - 3'.
+ Các mã kết thúc dịch mã trên mARN là:
5'UAA3'; 5'UAG3' và 5'UGA3'.




×