Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

01 cac khai niem co ban ve vec to p1 baigiang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.93 KB, 5 trang )

Khóa học TOÁN 10 – Thầy ĐẶNG VIỆT HÙNG (Moon.vn)

Chuyên ñề : Véc tơ – Tọa ñộ

Tài liệu bài giảng (Khóa học TOÁN 10)

01. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VÉC TƠ
Thầy Đặng Việt Hùng – www.facebook.com/Lyhung95
VIDEO BÀI GIẢNG và LỜI GIẢI CHI TIẾT CÁC BÀI TẬP chỉ có tại website MOON.VN
Group thảo luận bài tập : www.facebook.com/groups/Thayhungdz

• Vectơ là một đoạn thẳng có hướng. Kí hiệu vectơ có điểm đầu A, điểm cuối B là AB .
• Giá của vectơ là đường thẳng chứa vectơ đó.
• Độ dài của vectơ là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ, kí hiệu AB .
• Vectơ – không là vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau, kí hiệu 0 .
• Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau.
• Hai vectơ cùng phương có thể cùng hướng hoặc ngược hướng.
• Hai vectơ đgl bằng nhau nếu chúng cùng hướng và có cùng độ dài.
Chú ý:
+) Ta còn sử dụng kí hiệu a , b ,... để biểu diễn vectơ.
+) Qui ước: Vectơ 0 cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ. Mọi vectơ 0 đều bằng nhau.

BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Bài 1: [ĐVH]. Cho hai véc tơ a , b . Trong trường hợp nào thì đẳng thức sau đúng: a + b = a − b .
Bài 2: [ĐVH]. Cho ∆ABC đều cạnh a, trực tâm H. Tính độ dài của các vectơ HA, HB, HC .
Bài 3: [ĐVH]. Cho tứ giác ABCD. Có thể xác định được bao nhiêu vectơ (khác 0 ) có điểm đầu và điểm
cuối là các điểm A, B, C, D ?

Bài 4: [ĐVH]. Cho ∆ABC có A′, B′, C′ lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB.
a) Chứng minh: BC ′ = C ′A = A′B′.
b) Tìm các vectơ bằng B′C ′; C ′A′.


Bài 5: [ĐVH]. Cho ∆ABC có trực tâm H và O là tâm đường tròn ngoại tiếp. Gọi B′ là điểm đối xứng của B
qua O. Chứng minh rằng AH = B ' C ;

AB ' = HC.

Bài 6: [ĐVH]. Cho ∆ABC có trung tuyến AM. Trên cạnh AC lấy hai điểm E và F sao cho AE = EF = FC; BE
cắt AM tại N. Chứng minh rằng NA và NM là hai véc tơ đối của nhau.

Bài 7: [ĐVH]. Cho lục giác đều ABCDEF. Hãy vẽ các véc tơ bằng AB và thỏa mãn
a) có điểm đầu là B, F, C
b) có điểm cuối là F, D, C

Tham gia khóa học TOÁN 10 tại MOON.VN: Tự tin hướng ñến kì thi THPT Quốc gia !


Khóa học TOÁN 10 – Thầy ĐẶNG VIỆT HÙNG (Moon.vn)

Chuyên ñề : Véc tơ – Tọa ñộ

LỜI GIẢI BÀI TẬP
Bài 1: [ĐVH]. Cho hai véc tơ a , b . Trong trường hợp nào thì đẳng thức sau đúng: a + b = a − b .
Lời giải:
Giả sử trong mặt phẳng có 2 véc tơ a và b .
Lấy bất kỳ điểm O nào đó.

OA = a
Lấy 2 điểm A và B t/m: 
 AB = b
⇒ a + b = OA + AB = OB = OB
Lấy điểm C sao cho A là trung điểm BA nên :


AC = − AB = −b ⇒ a − b = OA + AC = OC = OC
Do a + b = a − b ⇒ OB = OC hay OBC cân tại O

A là trung điểm BC ⇒ OA ⊥ BC ⇒ a ⊥ b
Bài 2: [ĐVH]. Cho ∆ABC đều cạnh a, trực tâm H. Tính độ dài của các vectơ HA, HB, HC .
Lời giải:
Lấy M là trung điểm AB.
Do tam giác ABC đều nên H là trực tâm đồng thời cũng là trọng tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp
⇒ HA = HB = HC = HC =

2
2 a 3
a
HM = .
=
3
3 2
3

Bài 3: [ĐVH]. Cho tứ giác ABCD. Có thể xác định được bao nhiêu vectơ (khác 0 ) có điểm đầu và điểm
cuối là các điểm A, B, C, D ?

Lời giải:
Ta tìm được các véc tơ là:



Điểm đầu là A : AB, AC và AD




Điểm cuối là A: BA, CA và DA



Điểm đầu là B: BA, BC và BD



Điểm cuối là B: AB, CB và DB



Điểm đầu là C: CA, CB và CD



Điểm cuối là C: AC , BC và DC



Điểm đầu là D: DA, DB và DC



Điểm cuối là D: AD, BD và CD

Như vậy tổng cộng ta có 12 véc tơ thỏa mãn
Tham gia khóa học TOÁN 10 tại MOON.VN: Tự tin hướng ñến kì thi THPT Quốc gia !



Khóa học TOÁN 10 – Thầy ĐẶNG VIỆT HÙNG (Moon.vn)

Chuyên ñề : Véc tơ – Tọa ñộ

Bài 4: [ĐVH]. Cho ∆ABC có A′, B′, C′ lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB.
a) Chứng minh: BC ′ = C ′A = A′B′.
b) Tìm các vectơ bằng B′C ′; C ′A′.
Lời giải:
a) Theo hình vẽ ta có:
Dễ thấy C’ là trung điểm của AB và A’B’ là

đường trung bình của tam giác ứng với cạnh AB
nên:

AB
2



BC ' = C ' A = A ' B ' =



BC ' , C ' A và A ' B ' cùng chiều

⇒ BC ' = C ' A = A ' B '
b) Tương tự như phần a ta sẽ có:


B ' C ' = CA ' = A ' B
C ' A ' = AB ' = B ' C
Bài 5: [ĐVH]. Cho ∆ABC có trực tâm H và O là tâm đường tròn ngoại tiếp. Gọi B′ là điểm đối xứng của B
qua O. Chứng minh rằng AH = B ' C ;

AB ' = HC.

Lời giải:
Theo hình vẽ ta có:
BB’ là đường kính nên góc BCB ' = 90
⇒ B ' C ⊥ BC
Lại có AH ⊥ BC ⇒ B ' C / / AH
Chứng minh tương tự ta có: CH / / AB ' ( cùng
vuông góc với AB)
Từ đó thì tứ giác AHCB’ là hình bình hành

 AH = B ' C
⇒
(đpcm)
 AB ' = HC

Bài 6: [ĐVH]. Cho ∆ABC có trung tuyến AM. Trên cạnh AC lấy hai điểm E và F sao cho AE = EF = FC; BE
cắt AM tại I. Chứng minh rằng IA và IM là hai véc tơ đối của nhau.

Lời giải:

Tham gia khóa học TOÁN 10 tại MOON.VN: Tự tin hướng ñến kì thi THPT Quốc gia !


Khóa học TOÁN 10 – Thầy ĐẶNG VIỆT HÙNG (Moon.vn)


Chuyên ñề : Véc tơ – Tọa ñộ

Theo hình vẽ ta có
Lấy G là trung điểm của BE ⇒ GM là
đường trung bình của △ BCE ứng với
1

GM = EC = AE
cạnh EC ⇒ 
⇒ tứ giác
2
GM / / AE
AGME là hình bình hành (vì có 2 cạnh

đối song song và bằng nhau) từ đó thì
giao điểm I của 2 đường chéo là trung

điểm của mỗi đường ⇒ I là trung điểm
AM nên 2 véc tơ IA và IM đối nhau

Bài 7: [ĐVH]. Cho lục giác đều ABCDEF. Hãy vẽ các véc tơ bằng AB và thỏa mãn
a) có điểm đầu là B, F, C
b) có điểm cuối là F, D, C
Lời giải:

Theo hình vẽ ta có
ABCDEF là một lục giác đều nên nó có các tính chất sau :




Nội tiếp đường tròn tâm O bán kính R



Tất cả các cạnh của nó đều chắn cũng có số đo = 60 nên độ dài tát cả các cạnh đều bằng R

a) Kéo dài AB về phía B lấy I sao cho B là trung điểm AI từ đó ⇒ BI = AB

Tham gia khóa học TOÁN 10 tại MOON.VN: Tự tin hướng ñến kì thi THPT Quốc gia !


Khóa học TOÁN 10 – Thầy ĐẶNG VIỆT HÙNG (Moon.vn)

Chuyên ñề : Véc tơ – Tọa ñộ

Theo tính chất lục giác đều như trên thì tứ giác ABOF và ABOC là hình thoi nên FO = AB và OC = AB .
Kéo dài OC về phía C lấy điểm I sao cho CI = OC ⇒ CI = AB
KL vậy các véc tơ tìm được là BI , FO và CI
b) Tương tự như phần a ta tìm được các véc tơ là: KF , ED và OC ( như hình vẽ)

Thầy Đặng Việt Hùng – Moon.vn

Tham gia khóa học TOÁN 10 tại MOON.VN: Tự tin hướng ñến kì thi THPT Quốc gia !



×