Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

đánh giá tính cách cá nhân và xu hướng hành vi cư xử cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.12 KB, 7 trang )

BÀI TẬP QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC
Tên chủ đề: Tính cách cá nhân và xu hướng hành vi cư xử cá nhân
Việc phân tích dựa trên phương pháp nghiên cứu khoa học, kiểm chứng thực tế, xem xét
các tác động đa chiều và xu hướng phát triển để tìm cách kiểm soát các ảnh hưởng tiêu cực, phát
huy tính tích cực. Mục tiêu phân tích là xem xét chuỗi hành vi phản ánh tính cách cá nhân, từ đó
hướng tới các giá trị cá nhân và quản trị hành vi của cá nhân một cách tích cực.
Sau khi tự đánh giá tính cách của mình, tôi kiểm nghiệm lại các đánh giá đó thông qua các
bài tập trắc nghiệm và điều tra do các học giả nổi tiếng đưa ra. Các nghiên cứu lý luận về Hành vi
Tổ chức và các bài tập này giúp tôi hiểu thêm rất nhiều điều về bản thân thông qua tính cách cá
nhân; các điểm mạnh và điểm yếu của mình; các giá trị cuộc sống mà mình mong muốn đạt được;
dự đoán và điều chỉnh các hành vi cư xử theo các xu hướng tự nhiên và xu hướng xã hội.

PHÂN TÍCH
Con người trên trái đất này không một ai hoàn toàn giống ai. Sự khác biệt không chỉ ở vẻ
bên ngoài của mỗi người, mà khác biệt và phức tạp hơn cả tính cách cá nhân của từng người một.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách cá nhân của mỗi người, trong đó có
những yếu tố nội sinh từ bản thân họ hay có những yếu tố ngoại sinh từ môi trường bên ngoài tác
động. Tính cách cá nhân của con người ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng hành vi cư xử cá nhân
của họ. Đối với mỗi tổ chức hay cá nhân thì việc hiểu được tính cách cá nhân và xu hướng cư xử
của cá nhân trong tổ chức là một yếu tố quan trọng để tạo lập nên một tổ chức hiệu quả cao. Song
việc hiểu rõ được tính cách cá nhân của mỗi người đôi khi đối với bản thân con người đó không
phải là điều dễ dàng mà ai cũng nhận thấy.
Tính cách cá nhân là hệ thống thái độ của con người đối với thế giới xung quanh, bao gồm
các nhận thức, triết lý, tình cảm, tâm trạng, tâm thế và hành động. Tất cả những gì con người đã
sống, đang sống và sẽ sống đều là những trải nghiệm góp phần bộc lộ nhân cách. Nhưng khi tích
cách cá nhân rất phức tạp, các biểu hiện của tính cách có thể đồng nhất nhau nhưng cũng có thể
khác biệt, thậm chí mâu thuẫn trái ngược nhau hoàn toàn. Mặt khác, những vận động bên trong mỗi
cá nhân và các tác động của môi trường bên ngoài cũng góp phần điều chỉnh tính cách theo thời
gian, có thể nhanh hay chậm, rõ rệt hoặc không rõ rệt, mức độ từng phần hoặc toàn diện theo các
chiều hướng khác nhau mà người ta thường gọi là quá trình tạo lập và phát triển nhân cách.



Giá trị cá nhân là các niềm tin có thể ước định được, có ảnh hưởng tới kết quả mong muốn
hay cách xử sự trong các tình huống khác nhau của con người. Giá trị cũng là nhận thức về đúng sai, tốt - xấu, đó là những điều con người nên làm cần hướng tới. Giá trị mang tính chất ổn định
nhưng không phải không thay đổi. Nếu nhân cách thay đổi một cách căn bản về nhận thức, triết lý,
tình cảm... thì giá trị nhân cách cũng thay đổi, hoặc không còn nữa, hoặc thay đổi mức độ quan
trọng hay là thứ tự ưu tiên đối với mỗi cá nhân.
Hành vi cá nhân là tổng thể các cư xử, trạng thái cảm xúc, liên hệ và tương tác giữa cá
nhân với thế giới bên ngoài. Các cá nhân khác nhau có cách cư xử và làm việc với hiệu quả khác
nhau. Nguyên nhân là tính cách và giá trị cá nhân quyết định xu hướng hành vi của con người, các
nhân tố khác ảnh hưởng đến việc hướng tới giá trị cốt lõi của cá nhân là nhận thức, thái độ cảm xúc
và sự căng thẳng mà họ chịu đựng. Tổng hòa các nhân tố này tạo thành năng lực, động lực làm
việc, ý thức công việc, các yếu tố tình huống và hệ quả cuối cùng là hành vi của cá nhân.
Tính cách cá nhân là cơ sở hình thành giá trị nhân cách và quyết định hành vi cá nhân. Tổ
chức được hình thành bởi nhiều cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Việc nghiên cứu hành vi tổ chức phải
dựa trên nghiên cứu cá nhân, hành vi cá nhân, mối quan hệ tương tác và phối hợp giữa các cá
nhân trong tổ chức. Mọi tác động từ bên ngoài vào tổ chức thực chất là tác động trực tiếp lên một,
một vài hoặc toàn bộ các cá nhân trong tổ chức và hành vi của những cá nhân này là thành tố quyết
định hành vi của tổ chức. Do đó, nghiên cứu này là cơ sở để nghiên cứu hành vi tổ chức: hiểu được
các sự kiện, dự đoán và tiến hành các sự kiện.
Nghiên cứu hành vi tổ chức thông qua dự báo xu hướng hành vi của các cá nhân, thực hiện
hành vi và tác động điều chỉnh hành vi của cá nhân trong nội bộ tổ chức cũng như những hành vi
hướng ra bên ngoài tổ chức. Đồng thời, khi xây dựng kế hoạch tạo dựng môi trường của tổ chức,
việc dự đoán xu hướng hành vi cá nhân sẽ giúp tổ chức môi trường tích cực, hiệu quả: tăng ý thức
trách nhiệm, sự tham gia và liên kết chặt chẽ, tăng tính chuyên cần và hiệu quả công việc, giảm
hành vi cản trở.
Một số phương pháp nghiên cứu hiện đại mà các tổ chức thường sử dụng hiện nay như
những câu hỏi trắc nghiệm về ghi nhận tính cách cá nhân hay bài đánh giá Myers-Briggs có thể giúp
tổ chức cũng như các cá nhân khám phá được những nét cơ bản về tính cách cá nhân và xu hướng
hành vi cư xử của cá nhân đó.
Để thực hiện việc tự phân tích tính cách của mình, tôi đã nghiên cứu luận điểm của các học

giả nổi tiếng và sử dụng các công cụ kỹ thuật hỗ trợ cho việc đánh giá như: Big Five Personality
Tests, Myer-Briggs Type Indicator (MBTI) Tests, Revised NEO Personality lnventory (NEO PI-R)...
Kết quả các trắc nghiệm và điều tra này rất thú vị, mang đến cho tôi sự khám phá về bản thân.


Qua trả lời 10 câu hỏi của BIG5: Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân và bảng đánh giá
MBTI đã giúp tôi hiểu rõ hơn về tính cách của mình cũng như xu hướng hành vi cư xử của mình –
những điều mà trước đó tôi thường cảm thấy một cách mơ hồ, không được rõ ràng.
Từ việc phân tích này, tôi đã xem xét hành vi của chính mình trong các vấn đề: định hướng
nghề nghiệp phù hợp, tự tạo động lực làm việc, thay đổi nhận thức về stress, kiểm soát stress tích
cực, cải thiện hiệu quả làm việc theo nhóm - theo đội, giải quyết xung đột...
Đầu tiên, tôi tự đánh giá về mình thông qua mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân và nhận
thấy những tính cách rõ rệt: tính hướng ngoại, nhiệt huyết, năng động; sẵn sàng trải nghiệm những
điều mới mẻ, đương đầu với khó khăn; sáng tạo và thử nghiệm các nguyên tắc mới. Và đây cũng là
nhận xét chung của những người cùng làm việc với tôi đưa ra.
Tôi đã thực hiện đánh giá lại tính cách thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của Big
Five Personality Tests (Big 5) với kết quả thu được khá sát với phần tự đánh giá: Hướng ngoại,
nhiệt huyết; Tranh luận; Sắn sàng trải nghiệm, con người phóng khoáng; Cảm thông, nồng ấm;
Điềm tĩnh, Cảm xúc ổn định.
Mặc dù tôi là người có tính cách rõ ràng với những điểm nổi bật nêu trên nhưng khi suy xét
về các trải nghiệm thực tế trong cuộc sống đã qua, tôi nhận thấy vẫn có mâu thuẫn trong hành vi cư
xử của mình với những sự kiện có tác động tương tự nhau. Tôi tiếp tục với các câu hỏi trắc nghiệm
của Myer-Briggs (MBTI - Myer-Briggs Type Indicator) để tổng hợp lại và tập trung vào việc trả lời 4
câu hỏi lớn về đặc điểm tính cách tôi đã tìm được bốn chữ cái biểu hiện tính cách của mình: Hướng
ngoại (E); Trực giác (N); Lý trí (T); Lĩnh hội (P)
Thử nghiệm này nó giúp tôi khẳng định điểm tính cách nổi bật và khá nhất quán của mình:
đó là tính hướng ngoại. Trong các môi trường giao tiếp thường xuyên của mình (gia đình, trường
học, cơ quan, các đoàn thể) tôi luôn là người cởi mở, hòa đồng. Không chỉ giao tiếp bằng nói
chuyện, trao đổi ý kiến chuyên môn, tôi luôn tạo cơ hội và dễ dàng nắm bắt các cơ hội tự nhiên để
tăng cường các mối quan hệ đã có thông qua việc chia sẻ thông tin, cảm xúc của mình và cũng

quan tâm, nhiệt tình với mọi người xung quanh.
Tôi thường bắt đầu với số ít những người quen thân để nhanh chóng mở rộng giao tiếp với
những người mới, như thế giao tiếp với đám đông không gây trở ngại cho tôi. Tôi hiểu được rằng
việc tăng cường giao tiếp sẽ giúp nhanh chóng giúp tôi có những mối quan hệ... Tôi cũng không
ngại phải nói trước đám đông, dù là nói với bạn bè về một chủ đề cuộc sống hàng ngày, hay trình
bày ý kiến tham luận hoặc phát biểu trước đại hội chính thức. Tôi có thể chuẩn bị trước một cách kỹ
lưỡng cho từng luận điểm khi phát biểu chính thức, nhưng cũng có thể chỉ cần vài phút để lướt
nhanh trong đầu những nội dung chính mình định chia sẻ.
Đối với công việc, tôi là một con người khá tận tâm với công việc. Tôi thường xác định được
những nhiệm vụ phải hoàn thành và luôn luôn cố gắng hoàn thành những công việc được giao trong


thời gian cho phép, luôn cảm thấy áy náy đối với những công việc không thể làm tốt. Tôi không thích
những công việc còn dở dang cũng như sự lề mề, không chu đáo tận tình trong việc thực hiện công
việc. Tôi thích những công việc cụ thể, những thông tin về công việc phải rõ ràng, rành mạch và
không thích phải suy đoán khi có những thông tin không rõ ràng, lập kế hoạch cụ thể trước khi hành
động, tập trung vào hành động hướng công việc. Tính cách này của tôi được giải thích theo kết quả
từ bản điều tra là do tôi là một con người lý trí và đánh giá.
Trước đây, tôi công tác tại bộ phận tín dụng của Ngân hàng. Công việc yêu cầu phải tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng và giải quyết các nhu cầu của khách hàng có liên quan đến hoạt động cho
vay và đầu tư. Đây là công việc khá thú vị vì có khả năng tiếp xúc với nhiều người khác nhau, và nội
dung khá phong phú: từ tiếp cận hồ sơ, tiếp xúc thực tế với khách hàng, giải quyết công việc, Công
việc yêu cầu bạn là một người năng động, có khả năng thuyết phục và giải quyết tốt, đồng thời phải
nắm vững các quy trình nghiệp vụ. Áp lực từ công việc cũng rất cao, phải giải quyết các hồ sơ theo
đúng thời hạn - mà đôi khi những bộ hồ sơ rất phức tạp so với thời hạn đề ra, và phải giải quyết sự
hài hoà giữa nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của ngân hàng. Khi tiếp nhận công việc,
tôi đã cố gắng hết sức mình, tận tâm với công việc để giải quyết hết những công việc được giao, tôi
luôn cố giải quyết công việc đúng hạn. Vấn đề khác là giải quyết những tình huống ngoài quy trình
luôn làm tôi cảm thấy luôn thoải mái và tự chủ. Sau này, khi làm lãnh đạo tôi cảm thấy tự tin h ơn
trong công việc vì đã có những kinh nghiệm từ công việc lúc đầu và sự thay đổi phù hợp với tính

cách đã mang lại hiệu quả tích cực đối với tôi. Mặc dù nhạy cảm một cách tự nhiên với các nhu cầu
và phản ứng của con người nhưng tôi luôn tìm kiếm thông tin, phát hiện ra công việc và nhiệm vụ
cần hoàn thành cũng như tìm được cách giải quyết hợp lý khi cần ra quyết định. Tôi không né tránh
đánh giá khách quan, công bằng và quyết định hợp lý cho dù kết quả này có thể không giống như
mình thích, có ảnh hưởng đến tình cảm riêng.
Việc giao tiếp với thế giới, với mọi người giúp tôi nhận thấy thế giới thật linh hoạt, con người
rất đa dạng, mọi vật, mọi việc cũng không hoàn toàn giống nhau. Hơn nữa, tại mỗi một thời điểm, có
rất nhiều tác động khác nhau, liên quan hoặc độc lập nhau, tác động đến chúng theo các mức độ
khác nhau và tạo thành nhiều xu hướng khác nhau, khiến cho những phản ứng trở nên khác biệt rất
nhiều... Tôi chấp nhận cuộc sống với những mâu thuẫn vốn có, ngay cả mâu thuẫn trong công việc,
trong các mối quan hệ con người cũng vậy. Tôi tin rằng mâu thuẫn cùng với nhiệt tình thiện chí sẽ
luôn đem đến kết quả tốt hơn, thậm chí là những phát kiến mới có tính cải biến với nhiều điểm tiến
bộ, đây là đặc điểm chính của tính cách theo Lý trí.
Trắc nghiệm MBIT còn giúp tôi nhận thấy những đặc điểm tính cách của mình rất phức tạp
và thú vị: bên cạnh tinh thần hướng tới tương lai, chú ý đến những cơ hội trong tương lai, tôi luôn cố
gắng nắm bắt những cơ hội hiện tại cũng như tôi mơ mộng nhưng luôn lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể
trước khi ra quyết định, nhất là các quyết định dài hạn. Tôi thích sự tưởng tượng và khám phá các


triển vọng mới của bản thân trong cuộc sống và trong các cơ hội làm việc nhưng tôi cũng cố gắng
tìm những giải pháp có tính thực tiễn để đánh giá cơ hội và hiện thực hóa nó.
Khi xem xét lại quá trình hình thành và phát triển tích cách của mình và các biểu hiện hành
vi qua từng thời kỳ, tôi nhận thấy rằng, khi còn trẻ, tôi thiên về Trực giác nhưng đến khi trưởng
thành, tôi cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, chín chắn và thận trọng hơn trước những
quyết định cho tương lai. Những trải nghiệm trong cuộc sống càng giúp tôi tin tưởng trực giác của
mình và sự vững vàng hơn về lý luận cũng giúp tôi vận dụng chúng một các linh hoạt hơn. Công
việc hiện nay đòi hỏi rất cao tính kế hoạch, tính tiêu chuẩn, nhưng khi biết cách vượt qua những áp
lực đó thì có thể thoải mái tiến hành công việc mà vẫn lô-gíc, tôi biết phân phối các nguồn lực hợp lý
nên không chồng chéo mà vẫn kiểm soát được thời gian hoàn thành cũng như kết quả đạt được.
Do đó tôi càng tự tin với phong cách Lĩnh hội của mình.


Hiểu tính cách của mình và nhận biết được những giá trị cốt lõi mà mình hướng tới có thể
giúp chúng ta quản trị hành vi một cách tích cực vì nó giúp cho việc định hướng tương lai, lựa chọn
và ra quyết định dễ dàng hơn, và tôi cũng nhận ra rằng, những điều này luôn là quan trọng nhưng
cũng giống như tính cách, chúng có thể thay đổi trật tự ưu tiên trong từng giai đoạn khác nhau. Bên
cạnh đó, tôi cũng tự đánh giá những đặc điểm nổi bật nhất trong tính cách sẽ giúp tôi có thể đạt
được những giá trị đó.
Tôi nhận thấy những đặc điểm của tính cách có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng
nghề nghiệp phù hợp. Vốn tính hướng ngoại, thích thử thách và khám phá, sẵn sàng chịu áp lực.
Đến nay, tôi đã thành công, được ghi nhận bởi những đóng góp cho Ngân hàng. Có thể ai đó cho
rằng con đường nghề nghiệp của tôi có nhiều thuận lợi khách quan? không phủ nhận nhưng khi
hiểu rõ tính cách của mình, những mục tiêu giá trị cá nhân, tôi chắc chắn rằng: Nghề nghiệp đã
chọn tôi vì tôi sẵn sàng và phù hợp với nó. Hiện nay, tôi tiếp tục đảm nhiệm cương vị lãnh đạo và
trong tương lai tôi sẽ tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng quản trị kinh
doanh hiện đại để tiếp tục phát triển trong nghề nghiệp.
Trong mọi mối quan hệ, gia đình - bạn bè - công việc, tôi thích nhất là “Hãy sống như những
gì bạn tin tưởng” (Live as you believe). Có thể, điều này chưa thực sự biểu đạt hết những đặc điểm
tính cách của mình nhưng tôi tin tưởng rằng những vấn đề phát sinh trong cuộc sống cho dù khó
khăn đến đâu luôn có thể giải quyết được. Ngoài việc ảnh hưởng đến hành vi cá nhân của chính
mình, với vị trí và vai trò quản lý hiện nay, tôi có thể vận dụng những kết quả nghiên cứu này để
hiểu tính cách và tâm lý của những thành viên trong tổ chức, xu hướng hành vi của họ. Điều quan
trọng là tính cách con người chỉ ổn định một cách tương đối, nó ảnh hưởng đến những mục tiêu giá
trị của họ, còn cảm xúc và thái độ của họ lại phụ thuộc rất nhiều vào những tác động từ môi trường
bên ngoài, từ những căng thẳng mà họ phải đối mặt.


Qua nghiên cứu về bản thân mình, tôi cho rằng để có được những hành vi cá nhân và
những hệ quả tích cực, cần nghiên cứu tính cách, năng lực để định hướng nghề nghiệp, bố trí công
việc phù hợp, tạo động lực làm việc bằng cách gắn hiệu quả công việc với những giá trị mà cá nhân
hướng tới. Vì không phải giá trị của mỗi người đều giống nhau, do đó, cần xây dựng những giá trị tổ

chức thống nhất với những giá trị cốt lõi và phổ biến của nhân viên, giáo dục ý thức về giá trị chung
cần đạt được, điều này đồng nghĩa với việc loại bỏ đi những nhân tố không có giá trị chung hoặc
mang những giá trị trái ngược có tính tiêu cực. Bên cạnh đó, thay đổi các yếu tố tình huống cũng tác
động đến hành vi cá nhân: chẳng hạn như tạo ra áp lực về thời gian hoàn thành, thành lập nhóm
làm việc mới, tạo thêm kênh thông tin hoặc phân bổ lại các nguồn lực... để cải thiện hành vi cá nhân
cũng như hành vi tổ chức.

KẾT LUẬN
Tính cách và hành vi ứng xử là một chủ đề rất phong phú. Không ai rõ ràng theo một tính
cách nào cả, mà thường có xu hướng chủ đạo, đôi khi chủ đạo là thế này, nhưng trong một số tình
huống khác lại không như vậy. Do vậy, để nghiên cứu và hiểu tính cách mỗi người không phải là
điều dễ dàng. Nhưng khi hiểu được tính cách con người thì sẽ giúp ích lớn trong việc định hướng
những hành vi tương lai, làm tổ chức hoạt động một cách hiệu quả nhất và tạo cho bản thân mỗi cá
nhân sự dễ chịu nhất trong công việc của mình.
Việc trắc nghiệm đánh giá tính cách của bản thân và kiểm nghiệm lại quá trình hình thành và
phát triển tính cách của mình rất có ích đối với tôi để lý giải thực tế cuộc sống và cải biến tích cực
trong tương lai. Giá trị cá nhân luôn có trong mỗi người, suy ngẫm và sắp xếp các giá trị đó theo
một trật tự ưu tiên để biết được giá trị cốt lõi của mình sẽ giúp cho việc định hướng tương lai, lựa
chọn và ra quyết định dễ dàng hơn. Điều này giúp cho cảm xúc và hành vi thống nhất với các mục
tiêu của cuộc sống, làm cho tính cách trở nên chín chắn hơn, ít mâu thuẫn nhau hơn.
Hiểu mình và hiểu được người khác để dễ dàng hơn trong quan hệ tương tác dẫn đến thành
công. Mục tiêu cuối cùng của việc phân tích là thông qua hành vi cá nhân, mối quan hệ cá nhân,
khả năng phối hợp các cá nhân và nhóm cá nhân để hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

Tài liệu và nguồn tham khảo
Giáo trình Hành vi tổ chức
Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên; NXB Khoa học xã hội
Mô hình lý thuyết về quan điểm giá trị của E.Spranger và C.Morris



Giá trị trong cấu trúc nhân cách



×