Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

HỌC PHẦN KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC VẬT LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.5 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LI
------

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC VẬT LI

Đề tài
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
PHẦN MỀM PHÂN TICH VIDEO ANALYSE

Giảng viênhướngdẫn:
PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG

Học viênthựchiện:
HUỲNH THỊ HIẾU

Lớp: LL&PPDH bộ môn Vậtli
Khóa: 24

Thừa Thiên Huế, tháng 04 năm 2017


MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà khoa học công nghệ phát triển như vũ
bão, kho tàng kiến thức nhân loại tăng lên một cáchnhanh chóng. Bên cạnh đó, một
trong những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa họchiện nay là sự phát
triển bùng nổ của tin học.
Máy tính điện tử với tư cách là đối tượng của quá trình dạy học và là


phương tiện dạy học hiện đại, tin học nói chung và máy tính điện tử nói riêng
đang có những tác động mạnh mẽ vào quá trình dạy học không chỉ cho các nước
phát triển mà ngay cả đối với Việt Nam.
Việc ghi quá trình Vật lí thực vào băng hình và quay chậm lại tạo điều kiện
hết sức thuận lợi cho việc quan sát đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên việc sử dụng
băng hình này còn khó khăn, thường mất nhiều thời gian nhất trong việc thu thập
số liệu đo, thực hiện các phép tính toán trong khi phân tích và xử lý số liệu cũng
như việc trình bày các kết quả xử lý đó.
Để tạo điều kiện cho việc thu thập (đo đạc và ghi chép) số liệu và đặc biệt
cho việc thực hiện các phép tính trong khi phân tích và xử lý số liệu cũng như
cho việc trình bày các kết quả xử lý đó một cách chính xác và cực nhanh, người
ta đã đưa ra phương pháp: Phân tích các băng ghi hình nhờ máy vi tính và các
phần mềm tương ứng. Ởđâychúngtôitìm hiểuphầnmềmPhân tich video
ANALYSE


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHẦN MỀM ANALYSE
Đây là phần mềm được xây dựng nhằm phục vụ việc dạy và học phần cơ học
trong chương trình Vật lí 1ớp 10 và lớp 12 trung học phổ thông. Chức năng cơ bản
của phần mềm là nghiên cứu các quá trình cơ học biến đổi nhanh bằng cách xác
định tọa độ của các vật chuyển động tại mỗi thời điểm sau đó phân tích số liệu, tính
toán các đại lượng, vẽ các đồ thị thực nghiệm… Sử dụng phần mềm, ta có thể
nghiên cứu được các dạng chuyển động cơ học.
1.

Chức năng của phần mềm phân tich video
Đây là một chương trình máy tính được lập dùng để thực hiện các chức năng
cơ bản sau:




Quay lại các tệp video
Ngoài chức năng cho chạy ở tốc độ bình thường, chương trình cho phép
duyệt từng ảnh một (từng frame). Với chức năng này, học sinh có thể quan sát diến
biến của quá trình xảy ra một cáh chi tiết, rõ ràng.
Ví dụ như quan sát chuyển động rơi tự do, đầu tiên các em có thể quan sát
chuyển động rơi một cách bình thường, sau đó cho chuyển động từng ảnh (mỗi ảnh
cách nhau những khoảng thời gian như nhau) học sinh có thể sơ bộ nhận thấy
chuyển động của vật là nhanh dần. Tương tự như vậy đối với các hiện tượng khác



như va chạm, dao động điều hòa…
Xác định vị tri của vật tai các thời điểm trong quá trình chuyển động sau
những khoảng thời gian bằng nhau.
Khoảng thời gian giữa 2 ảnh kế tiếp trong tệp phim được biết trước tùy vào
dạng format của tệp phim. Chương trình cho phép xác định vị trí của vật tại các
thời điểm sau những khoảng thời gian bằng nhau khá dơn giản bằng cách sử dụng
“chuột”. Để làm việc đó, trước hết là cần xác định thang đo, chọn gốc tọa độ sau
đó dùng chuột kích vào vị trí của vật ở từng cảnh trên màn hình. Tọa độ của vật tại


vị trí đó sẽ được tự động điền vào bảng số liệu bên cạnh. Học sinh có thể quan sát


được các số liệu điền vào bảng.
Phân tich kết quả và hỗ trợ học sinh trong quá trình tư duy xây dựng kiến
thức.
Với các dữ liệu thu được trong bảng, chương trình cho phép vẽ các đồ thị để
rút ra kết luận về dạng chuyển động của vật cũng như tính toán các đại lượng của

chuyển động như vận tốc, gia tốc…Để có thể khẳng định chính xác dạng chuyển
động của vật, chương trình có các hàm chuẩn với đồ thị chuẩn để so sánh với đồ thị
thực nghiệm.
Với một phần mềm được xây dựng để thực hiện được các chức năng kể trên,
trong dạy học chúng ta có thể sử dụng để hỗ trợ cho quá trình hoạt đọng nhận thức
của học sinh một cách có hiệu quả khi nghiên cứu các quá trình cơ học có diễn
biến nhanh, nhất là các chuyển động cong như chuyển động ném ngang, ném xiên,
chuyển động tròn đều, dao động cơ học và quá trình va chạm giữa các vật.

2.

Phần mềm phân tich phim video hỗ trợ việc xây dựng các tình huống có vấn



đề, tạo hứng thú nhận thức trong dạy học các quá trình Vật li biến đổi nhanh
Nhờ chức năng quay chậm lại các tệp phim video và khả năng có thể cho phim
dịch theo từng cảnh mà học sinh có thể quan sát một cách tỉ mỉ quá trình chuyển
động nhanh hay chậm của các vật. Chỉ có thể thông qua quan sát như vậy học sinh
mới có thể phần nào hình dung được hình như trong quá trình đó có một quy luật
hay một mối liên hệ nào đó và nảy sinh nhu cầu tìm hiểu chúng. Cũng qua việc
quan sát như vậy cho học sinh một cảm giác rằng với khả năng của bản thân mình
có thể tự khám phá được quy luật hay mối liên hệ ấy và sẵn sàng thưc hiện nhiệm
vụ.
Ví dụ khi học sinh được quan sát tỉ mỉ các tệp phim ghi va chạm giữa hai vật
với khối lượng và vận tốc khác nhau, học sinh có thể sơ bộ thấy được vận tốc của
các vật sau va chạm hình như chịu ảnh hưởng rất lớn của khối lượng của chúng.


Tất nhiên, điều đó có tác dụng kích thích trí tò mò của học sinh, mong muốn được



khám phá xem sự ảnh hưởng đó như thế nào và bắt tay ngay vào công việc.
Để tạo hứng thú nhận thức cho học sinh, chúng ta có thể tổ chức cho học sinh hoạt
động trong thực tế như chơi bóng trong giờ thể dục, giáo viên ghi hình để tổ chức
thành tệp phim chuyển động của quả bóng cần nghiên cứu. Trong giờ hoc, được
phân tích chính những hoạt động trước đây của mình (hoặc bạn mình) luôn luôn có

3.

tác động lớn đến trí tò mò và mong muốn khám phá của học sinh.
Phần mềm phân tich phim video hỗ trợ hoạt động nhận thức của học sinh



trong dạy học các quá trình Vật li biến đổi nhanh
Sau khi ý thức được nhiệm vụ nghiên cứu, học sinh có thể sử dụng phấn mềm để
xác định tọa độ của các vật chuyển động trong tệp phim tại mỗi thời điểm và thu
được một bảng số liệu. Căn cứ vào bảng đó học sinh có thể sơ bộ đưa ra những
nhận xét ban đầu và trước hết có thể thấy được kết quả này có phù hợp với những
dự đoán ban đầu hay không. Nếu có phù hợp thì tiếp tục xử lý để đi đến kết luận,



nếu không phù hợp thì căn cứ vào bảng này mà đưa ra giả thuyết tiếp theo.
Từ các dữ liệu thu được, phầm mềm cho phép học sinh nhanh chóng vẽ được đồ
thị biểu diễn mối liên hệ đang nghiên cứu. Đồ thị này có tác dụng rất lớn trong việc
giúp cho học sinh có một cái nhìn khái quát về quy luật biến đổi của các đại lượng,




từ đó có thể khẳng định hay bác bỏ giả thuyết và đưa ra kết luận.
Để định hướng hoạt động của học sinh, khi xây dựn phần mềm chúng ta có thể
lồng ghép những câu hỏi gợi ý, giúp cho học sinh có thê giải quyết được những
khó khăn gặp phải trong quá trình làm việc độc lập với máy vi tính.
Với việc sử dụng phần mềm phân tích video, chúng ta có thể tổ chức cho
học sinh tham gia vào hoạt động chiểm lĩnh kiến thức trong quá trình học tập
những chuyển động cơ học có diễn biến nhanh và phức tạp mà các phương tiện dạy
học khác không giải quyết được. Nhất là các quá trình có nhiều hơn một vật
chuyển động như sự va chạm đàn hồi, tổng hợp dao động hoặc khi muốn so sánh
hai chuyển động biến đổi nào đó. Đây là ưu thế đặc biệt của máy vi tính và phần
mềm phân tích video. Do một tệp phim ghi quá trình chuyển động của chúng có


thể được quay lại nhiều lần nên phần mềm có thể lần lượt xác định tọa độ của từng
vật tại mỗi thời điểm , thông qua đó mà học sinh có thể dễ dàng phân tích, so sánh
và rút ra kết luận.
Với khả năng cho phép thu thập dữ liệu và xử lí rất nhanh một khối lượng
lớn, nhanh chóng vẽ được đồ thị thực nghiệm nên máy vi tính và phần mềm phân
tích phim không những hỗ trợ cho học sinh nghiên cứu được những chuyển động
và quá trình Vật lí phức tạp, mà điều đặc biệt quan trọng là thông qua việc sử dụng
phần mềm này chúng ta có thể tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức
theo đúng phương pháp thực nghiệm, một phương pháp nhận thức đặc thù của bộ
môn Vật lí. Điều này, các phương tiện dạy học trước đây chưa thực hiện được một
cách đầy đủ do điều kiện thời gian của tiết học. Ví dụ, khi nghiên cứu chuyển động
thẳng biến đổi đều, từ việc đưa ra định nghĩa gia tốc, xây dựng công thức đường đi,
đến việc vẽ đồ thị vận tốc và đồ thị tọa độ trong sách giáo khoa hiện hành tất cả
đều bằng suy luận lý thuyết. Các đồ thị đó đều là các đồ thị lí thuyết. Sử dụng phần
mềm phân tích phim video trong nghiên cứu, chúng ta có thể rèn luyện cho học
sinh xây dựng những kiến thức đó theo phương pháp khác, phương pháp thực

nghiệm. Bằng phần mềm, học sinh xác định được tọa độ của các vật chuyển động,
vẽ đồ thị thực nghiệm, thông qua đồ thị đó để phân tích nhằm kiểm tra giả thuyết
và đưa ra kiến thức mới liên quan tới chuyển động đó.
Với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích phim video và các dạng tệp phim
quay cảnh thực trong dạy học Vật lí, học sinh được nghiên cứu các dạng chuyển
động và quá trình cơ học thực, rất gần gũi với mình trong cuộc sống hàng ngày.
Điều này không chỉ tránh được tìn trạng giáo điều trong dạy học hiện nay mà tác
dụng lớn hơn là học sinh được xuất phát từ những hiện tượng quen thuộc quan sát
được trong cuộc sống hàng ngày để xây dựng nên kiến thức của mình, những kiến
thức đó sẽ được bền vững hơn và việc vận dụng chúng trong các tình huống thực
tiễn về sau sẽ dễ dàng và có hiệu quả hơn.


Các tệp phim sử dụng trong dạy học về các dạng chuyển động nhanh như
rơi tự do, ném ngang, ném xiên, va chạm…có thể được ghi trực tiếp trong thực tế
do chính các em học sinh thực hiện khi chơi bóng sẽ có tác dụng rất lớn không chỉ
trong việc tạo hứng thú nhận thức, mong muốn tự mình khám phá cái quy luật
chuyển động mà mình thường thực hiện khi chơi bóng hàng ngày mà chính cái ấn
tượng lúc chơi sẽ giúp đỡ đắc lực cho các em giải quyết được nhiệm vụ đặt ra
trong giờ học.
Sẽ có tác dụng cao hơn nữa khi nghiên cứu các dạng chuyển động phức tạp
nếu chúng ta bố trí thí nghiệm trực tiếp trước ống kinhscamera nối với náy vi tính
ngay trên lớp. Một chuyển động diễn ra rất nhanh được camera ghi lại và ngay tại
chỗ ta có một tệp phim của chuyển động đó. Với thí nghiệm vừa tiến hành (có thể
do giáo viên hoặc do học sinh được trực tiếp tiến hành), do chuyển động quá nhanh
nên cả lớp khồn thể quan sát một cách rõ ràng. Tệp phim vừa ghi sẽ được quay
chậm lại và nhích theo từng cảnh để học sinh quan sát lại. Sau đó, sử dụng phần
mềm phân tích phim video để tiếp tục nghiên cứu. Với phương pháp thí nghiệm
như vậy, chúng ta có thể nghiên cứu được những quá trình nhanh và phức tạp mà
với các phương tiện khác không làm được.

Sau giờ học, với một hệ thống các tệp phim video được giáo viên lựa chọn
và giao cho, học sinh có thể sử dụng phần mềm để tiếp tục các hoạt động của mình
trong việc củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức về các hiện tượng, quá trình
nghiên cứu trên lớp.


Hướng dẫn sử dụng phần mềm phân tich video analyze

Kích chuột vào biểu tượng

trên mà hình để khởi động chương

trình, màn hình xuất hiện giao diện như hình bên:


Kích chuột vào “ ENTER” vào “chương trình” chọn nội dung cần nghiên
cứu trong cửa sổ được tải xuống như hình dưới:


-

Kích chuột vào núm “Mở tệp AVI”, trong cửa sổ vừa mở ra chọn tệp phim(2) cần
phân tích đã được lưu trữ trong đĩa cứng hoặc trong đĩa CD-ROM.


-

Sử dụng các núm điều khiển ngay dưới màn hình (1) để cho tệp phim chạy ở tốc độ

-


bình thường hoặc cho nhích từng cảnh để quan sát hiện tượng.
Kích chuột vào núm “Thước” để nhập thước đo chuẩn. Nhập chiều dài đó vào cửa
sổ vừa được mở ra và nhấn “ENTER”.


-

Sau đó đưa chuột vào màn hình rồi kích lần lượt vào điểm đầu và điểm cuối của
đoạn thẳng chuẩn đã cho. (Chú ý hình dạng của chuột lúc này có dạng 3 hình

-

vuông xếp chồng nhau).
Kích chuột vào núm “Mốc tọa độ” sau đó rê chuột vào màn hình để chọn gốc tọa

-

độ (lúc này chuột có hình +)
Kích chuột vào núm “Đánh dấu” sau đó kích chuột vào màn hình kích liên tục vào
trọng tâm của vật.Tọa độ các vị trí của vật sẽ tự động điền vào bảng.

-

Sau đó, tùy vào nội dung nghiên cứu, ta sẽ tiến hành các bước tiếp theo cụ thể như

1.

sau:
Khái niệm gia tốc: tiến hành xác định tọa độ của hai vật chuyển động trong cùng

một tệp phim bằng cách khởi động phần mềm và nhập thước chuẩn như trên. Kích
chuột vào núm “Đánh dấu” để xác định tọa độ của vật 1, ghi vào bảng 1. Kích
chuột vào bảng 2, sau đó kích chuột vào núm “Đánh dấu” lần nữa để xác định tọa
độ của vậy 2 ghi vào bảng 2.
Kích chuột vào “vận tốc 1” và “vận tốc 2” các bảng ghi két quả tính vận tốc
của vật 1 và vật 2 hiện ra.
Để vẽ các đồ thịvận tốc – thời gian, kích chuột vào , V.


Tùy theo phương chuyển động của các vật mà chọn đồ thị phù hợp. Từ 2 đồ
thị vận tốc là 2 đường thẳng suy ra các vật cđ NDĐ, công thức vận tốc có dạng =
+ at
So sánh độ dốc của 2 đồ thị, kết hợp với chuyển động thực của 2 vật trong
tệp phim để suy ra ý nghĩa của hằng số a và đưa ra khái niệm của gia tốc chuyển
2.

động.
Các dạng chuyển động:
Sau khi xác định tọa độ của vật chuyển động cần nghiên cứu, tính vận tốc
của vật ta thu được bảng số liệu.
Vẽ đồ thị vận tốc, V để nhận xét về sự biến đổi vận tốc theo thời gian
Kích chuột vào “Đồ thị tọa độ” để vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian. Sử dụng
các hàm chuẩn để xác định dạng của đồ thị thực nghiệm.
Để xác định gia tốc của chuyển động, kích chuột vào “Gia tốc” sau đó kích
vào , a trong cửa sổ vừa mở ra.

3.

Định luật bảo toàn động lượng:
Mở tệp phim ghi sự va chạm giữa hai vật, nhập thước đo chuẩn, mốc tọa độ,

khối lượng của các vật, kích vào núm “Đánh dấu” kích chuột vào trọng tâm của vật
1 để ghi tọa độ theo thời gian của nó trước va chạm và bảng “trước va chạm”
Sau đó kích vào “Trước va chạm” để chuyển sang bảng “Sau va chạm” kích
vào “Đánh dấu” lần nữa để ghi tọa độ của vật 1 sau va chạm vào bảng “Sau va
chạm” vừa mở ra
Kích đúp vào bảng của vật 2, kích tiếp vào “Đánh dấu” để chuyển sang ghi
tọa độ của vật 2 trước và sau va chạm.


Kích vào “Phân tích kết quả thí nghiệm” từ các số liệu trong bảng, dự đoán
đại lượng nào đó có thể được bảo toàn trong va chạm, đánh công thức tính đại
lượng đó vào cửa sổ rồi nhấn “ENTER”
Kết quả tính được cho trong bảng phía dưới. Sau khi đã xác định được động
lượng bảo toàn, kích vào “Tổng các kết quả thí nghiệm”. Trong cửa sổ mở ra kích
vào “Kết quả” ta thu được kết quả động lượng của hệ.
Kích vào “Vec tơ động lượng”, các vec tơ đông lượng của các vật và của hệ
trước và sau va chạm hiện ra cùng với lược đồ chuyển động của chúng
4.

Định luật bảo toàn cơ năng
Mở tệp phim cần NC. Nhập vào khối lượng của vật, thước chuẩn, mốc tọa
độ (Nên chọn ở gốc thế năng). Xác định tọa độ của vật theo thời gian hoàn toàn
tương tự như trên. Kích lần lượt vào , V , KE (động năng), PE (thế năng), E (cơ
năng), thu được bảng các giá trị tương ứng tại mỗi thời điểm.
Vẽ các đồ thị động năng, thế năng và cơ năng: kích vào “Đồ thị năng lượng
– động năng, thế năng, cơ năng”. Dựa vào đồ thị nhận xét sự biến đổi động năng,

5.

thế năng và cơ năng của vật.

Khảo sát dao động điều hòa.
Mở tệp phim ghi một vật dao động, nhập thước, gốc tọa độ rồi xác định tọa
độ theo thời gian của vật dao động.
Kích vào “<<<” để chuyển màn hình. Kích vào “Phân tích kết quả” thu được
bảng phân tích số liệu. Kích chuột vào một giá trị x nào đó để chọn giá trị đó làm
Kích vào núm “Vẽ” để vẽ đồ thị tọa độ thời gian (Tọa độ thực nghiệm theo
bảng số liệu). Nhập khối lượng của vật dao động, kích vào “Phương trình dao
động” đồ thị hàm sin với A, ω, φ vừa tính được. Đồ thị này (đỏ) gần trùng khít với
đồ thị thực nghiệm (xanh). Kích vào “Động năng” và “Thế năng” để vẽ các đồ thị

6.

đó.
Tổng hợp dao động
Mở tệp phim ghi đồng thời hai vật dao động điều hòa cùng phương. Nhập
thước, chọn gốc tọa độ là VTCB của chúng. Kích vào “Đánh dấu” để ghi tọa độ


theo thời gian của vật 1 vào bảng 1. Kích đúp vào bảng 2 , kích lại vào “Đánh dấu”
để xác định tọa độ của vật 2, ghi vào bảng 2. Kích vào “<<<” để chuyển màn hình.
Kích vào “Chu kì và biên độ” để tính chu kì và biên độ của các dao động thành
phần. Chọn cho vật 1 rồi kích vào “Vẽ” thu được đồ thị tọa độ của vật 1. Làm
tương tự cho vật 2. Kích vào “Tổng hợp hai dao động”, các tọa độ của hai vật ở
cùng thời điểm(cùng hàng trong bảng) được tự động cộng với nhau và điền vào
hàng tương ứng trong bảng tổng hợp theo công thức X = + . Bảng thu được là
bảng giá trị tọa độ theo thời gian của dao động tổng hợp.
Kích vào núm “Đồ thị” ta thu được đồ thị dao động tổng hợp. Nếu hai dao
động thành phần cùng tần số thì dao đọng tổng hợp là dao động điều hòa, có đồ thị
hình sin.



CHƯƠNG 2: VẬN DỤNGPHẦN MỀM PHÂN TICH VIDEO
ANALYSE TRONG DẠY HỌC BÀI RƠI TỰ DO VẬT LI 10 THPT

-

Kích chuột vào biểu tượng
trên mà hình để khởi động chương trình.
Kích chuột vào “ ENTER” vào “chương trình” chọn nội dung cần nghiên cứu.
Kích chuột vào núm “Mở tệp AVI”, trong cửa sổ vừa mở ra chọn tệp phim ghi một

-

vật chuyển động rơi tự do.
Sử dụng các núm điều khiển ngay dưới màn hình để cho tệp phim chạy ở tốc độ

-

bình thường hoặc cho nhích từng cảnh để quan sát hiện tượng.
Kích chuột vào núm “Thước” để nhập thước đo chuẩn. Nhập chiều dài đó vào cửa
sổ vừa được mở ra và nhấn “ENTER”. Cụ thể trong bài này chiều cao của người

-

trong phim là 1,5m nên ta bấm 1.5 rồi lần lượt kích vào đầu và chân.
Kích chuột vào núm “Mốc tọa độ” sau đó rê chuột vào màn hình để chọn gốc tọa

-

độ (lúc này chuột có hình +)

Kích chuột vào núm “Đánh dấu” sau đó kích chuột vào màn hình kích liên tục vào
trọng tâm của vật. Tọa độ các vị trí của vật sẽ tự động điền vào bảng.




Phân tích chuyển động
+ Quan sát quỹ đạo chuyển động của vật bằng cách kích vào núm “lược đồ”
+ Xác định quy luật chuyển động của vật bằng đồ thị tọa độ của nó: Kích
vào núm “vẽ đồ thị”, màn hình vẽ đồ thị hiện ra.


+ Kích vào cửa sổ “Kiểu đồ thị”, chọn kiểu y-t. Để điều chỉnh vị trí của gốc
tọa độ và độ to, nhỏ của đồ thị trên màn hình, kích vào cửa sổ “Điều khiển”. Chọn
GX để dịch chuyển trục OX, chọn GY để dịch chuyển trục OY, chọn DKC để điều
chỉnh độ to nhỏ của đồ thị, chọn DTG để điều chỉnh trục thời gian (độ chia của
OX)
+ Kiểm tra dạng của đồ thị thực nghiệm bằng cách vào cửa sổ “Hàm số” để
chọn hàm chuẩn. Trong RTD, chọn kiế PARABOL, thay đổi các giá trị của B và C
bằng cách kích vào các thanh trượt tương ứng trên màn hình để đồ thị hàm chuẩn
trùng với đồ thị thực nghiệm.
+ Đồ thị là Parabol. Chuyển động của vật rơi tự do là chuyển động thẳng
nhanh dần đều



KẾT LUẬN
Việc ứng dụngphần mềm này hỗ trợ cho việc dạy học, sẽ hỗ trợ cho giáo
viên thiết kế các bài giảng được tốt hơn. Nhờ các tín hiệu về quá trình Vật lý đã
được số hóa và phần mềm trong máy tính, giáo viên hoặc học sinh có thể quay lại

quá trình Vật lý thực trên màn hình của máy vi tính để nghiên cứu nó một cách tỉ
mỉ.Học sinh cũng không bị thụ động, có nhiều thời gian để nghe giảng và đào sâu
suy nghĩ hơn. Hơn thế nữa, phần mềm này sẽ tạo ra nhiều thời gian để thực hiện
hay quan sát các thí nghiệm, giúp học sinh nắm vững kiến thức ngay trên lớp và có
nhiều thời gian trên lớp để thảo luận. Từ đó tăng tính năng động cho người học và
cho phép học sinh học theo khả năng của mình.



×