Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.13 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ NGÂN TRANG

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
SƠN NAM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62. 22. 01. 21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội, 2018


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Đoàn Trọng Huy
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Kha

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp học viện
họp tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Vào hồi giờ phút,


Ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
-

Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sơn Nam sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Bộ, hình ảnh quê hương và con
người Nam Bộ luôn in đậm trong tâm trí và là nguồn cảm hứng không bao giờ
cạn của nhà văn. Có thể nói, đời văn của Sơn Nam là cuộc hành trình đi tìm,
quan sát, lắng nghe, ghi nhận, chắt lọc những chất liệu từ hiện thực cuộc sống của
người dân Nam Bộ để làm chất liệu sáng tác. Ông từng tâm sự ông là một con
người của đồng quê, dòng máu, tâm hồn nông dân, giọng điệu nông dân, kiến
thức nông dân. Đồng bằng sông Cửu Long là giấc mơ, là chân trời sáng tác suốt
đời của ông.
1.1. Sơn Nam bắt đầu sự nghiệp văn chương từ 1952 với hai truyện ngắn
Bên rừng Cù lao Dung và Tây Đầu Đỏ. Tuy cả hai truyện đều đạt giải Nhất và
giải Nhì trong cuộc thi văn học do Ủy Ban kháng chiến Nam Bộ tổ chức 1952
nhưng độc giả Sài Gòn cũng chưa biết đến ông. Phải đến năm 1962, khi những
truyện ngắn Con Bảy đưa đò, Tình nghĩa Quốc văn giáo khoa thư, Bắt sấu rừng
U Minh Hạ, Mùa “len” trâu … của Sơn Nam được in trên các báo và được Nhà
xuất bản Phù Sa tập hợp thành tập truyện Hương rừng Cà Mau thì tên tuổi nhà
văn mới được văn đàn Sài Gòn công nhận và cũng là lúc phong cách Sơn Nam
được hình thành. Ông đã khai sinh tên tuổi "nhà văn miệt vườn" mà trong buổi
Tọa đàm “50 năm Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam”ngày
27/12/2013, nhà thơ Lê Minh Quốc đúc kết “Ông đã đẻ ra từ “văn minh miệt

vườn” đi vào văn học sử, được cả xã hội công nhận” [263].
Sự xuất hiện của Sơn Nam trên văn đàn miền Nam giai đoạn 1954 - 1975
cùng với Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng..., đã tạo niềm tin cho người đọc giai đoạn
này. Ông được mệnh danh là Pho tự điển sống miền Nam. Sự nhận định, đánh
giá Sơn Nam qua sáng tác về đề tài, tư tưởng nhân văn, sắc màu văn hóa Nam
Bộ, thi pháp trong truyện ngắn... từ các nhà nghiên cứu trước đến nay đều nhất
quán. Văn phong của ông từ đầu đến cuối đều có sự ổn định.
1.2. Lâu nay các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã giành nhiều sức lực
và tâm huyết cho những sáng tác của Sơn Nam nhưng những công trình coi
phong cách nghệ thuật Sơn Nam, một phương diện quan trọng tạo cơ sở xác lập
vị trí của ông trong dòng văn học Nam Bộ nói riêng và văn học dân tộc nói
chung chưa được chú trọng. Cho đến nay, đây vẫn là một khoảng trống. Chúng
tôi nghĩ rằng Sơn Nam là một nhà văn lớn hiện đại của nước nhà, ông rất xứng
đáng dành một đề tài chuyên biệt nghiên cứu phong cách nghệ thuật tác giả.
Trong đội ngũ các nhà văn hiện đại, cũng đang thiếu những công trình có sự so
sánh đối chiếu một cách đầy đủ phong cách nghệ thuật Sơn Nam với các nhà văn
Việt Nam cùng thời. Ngoài ra, văn nghiệp của Sơn Nam có "độ mở" nhất định và
đang tác động rõ rệt lên sáng tác không ít nhà văn miền Nam đương đại. Đồng
thời, sáng tác của Sơn Nam được tuyển chọn vào giảng dạy bậc phổ thông đến
1


cao đẳng, đại học... Chúng tôi chọn phong cách nghệ thuật tác giả làm vấn đề
nghiên cứu cho luận án. Một vấn đề vừa hấp dẫn, vừa khó khăn. Những vấn đề
về phong cách Sơn Nam trong cảm quan, tư tưởng nhà văn cũng như nghệ thuật
xây dựng nhân vật, kết cấu, giọng điệu, và phương thức tổ chức lời văn... cần
được khảo sáo sát kỹ càng hơn để tìm ra "tiếng nói riêng của mình, những nốt
đặc biệt của mình, những nốt không dễ tìm thấy ở bất kỳ một người nào khác"
(Ivan Turgenev) của nhà văn Sơn Nam
1.3. Do tiếp cận đề tài từ góc độ phong cách nghệ thuật nhà văn nên luận án

không đi sâu trình bày lịch sử vấn đề lý luận về phong cách học và những mối
quan hệ đa dạng phức tạp của nó với các phạm trù khác của lý luận văn học.
Nhiệm vụ chủ yếu của luận án là trình bày hệ thống những đặc điểm tư tưởng nghệ thuật tạo nên sự độc đáo, mới mẻ, nhất quán mang tính giá trị của phong
cách nghệ thuật Sơn Nam, góp phần khẳng định những đóng góp và vị trí nhà
văn trong lịch sử văn học Việt Nam.
Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề phong
cách nghệ thuật Sơn Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận
2.1. Mục đích nghiên cứu :
Làm rõ đặc trưng phong cách nghệ thuật của Sơn Nam. Để đạt được mục
tiêu này, luận án cần xác định được cấu trúc của phong cách nghệ thuật nhà văn
thể hiện qua cảm quan nghệ thuật của Sơn Nam; những đặc điểm của thế giới
nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Xác lập nội hàm thuật ngữ phong cách nghệ thuật và các thuật ngữ có
liên quan đến đề tài, từ đó tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên hệ thống
chỉnh thể trong sáng tác của nhà văn.
2.2.2. Khảo sát, thống kê, phân tích, khái quát những yếu tố đặc sắc trong
thế giới nghệ thuật Sơn Nam, xác định tư tưởng nghệ thuật; cảm quan hiện thực
đời thường kết hoà cảm quan văn hóa là yếu tố chủ đạo là cấu trúc phong cách
tác giả.
2.2.3. Chỉ ra mối quan hệ thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố nổi trội, cảm
quan hiện thực, cảm quan văn hóa về cuộc sống, con người, nghệ thuật trần thuật,
giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật Sơn Nam...Từ đó rút ra phong cách nghệ
thuật tác giả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong cách nghệ thuật Sơn Nam, được
thể hiện trên nhiều yếu tố trong một chỉnh thể hữu cơ. Đó là cảm quan nghệ thuật
của Sơn Nam; những đặc điểm trên những phương diện nội dung và nghệ thuật

trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ văn chương nhà văn.
2


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nói đến phong cách nghệ thuật nhà văn là nói đến sự độc đáo toàn vẹn có
tính hệ thống của sự nghiệp sáng tác của nhà văn ấy. Đã có nhiều người nghiên
cứu về Sơn Nam nhưng chưa có công trình nào đề cập toàn diện đến phong cách
nghệ thuật thể hiện trong sáng tác văn chương của nhà văn. Có những tác phẩm
được "đào xới" rất kỹ như Hương rừng Cà Mau, Hình bóng cũ... Nhưng lại ít ai
nêu lên mối quan hệ thống nhất của chúng như một dấu hiệu phong cách nghệ
thuật Sơn Nam.
Để làm rõ phong cách nghệ thuật Sơn Nam trong dòng văn học trước và
sau 1975, chúng tôi tập trung nghiên cứu sâu vào văn xuôi của nhà văn bao gồm
tiểu thuyết, truyện ngắn, ký (hồi ký, bút ký)... để hiểu sâu hơn cái nhìn nghệ thuật
của tác giả. Các yếu tố cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng, quan niệm nghệ
thuật của ông cũng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài vì nó lý giải những
nguyên nhân chính làm nên phong cách nghệ thuật của Sơn Nam. Nội dung đề
tài được đặt trong dòng chảy của dòng văn học miền Nam trước và sau 1975.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Để xác định phong cách nghệ thuật Sơn Nam, luận án vận dụng lý thuyết
phong cách học, lý thuyết cấu trúc - hệ thống, thi pháp học làm cơ sở phương
pháp luận để tiến hành khảo sát đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ phong cách nghệ thuật nhà văn, người viết sẽ vận dụng quan
điểm và thao tác nghiên cứu của phong cách học nghệ thuật, lý thuyết cấu trúc hệ thống, thi pháp học, sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu văn học:
- Phương pháp logic lịch sử được luận án sử dụng như một phương pháp
xuyên suốt của quá trình phân tích, giải quyết những nhiệm vụ mà luận án đặt ra
- Phương pháp thống kê - phân loại và phân tích – tổng hợp. Trên cơ sở

của những vấn đề thống kê và phân loại các tác phẩm của Sơn Nam, luận án còn
sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm để phân tích và tổng hợp thành hệ
thống làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện nhất.
- Phương pháp so sánh và phương pháp liên ngành: Để thấy được sự độc
đáo trong nghệ thuật của nhà văn Sơn Nam, cũng như những ảnh hưởng, kế thừa
và sự phát triển truyền thống trong văn xuôi so với các nhà văn cùng thời, các thế
hệ đi trước, luận án vận dụng phương pháp so sánh và đối chiếu đồng thời sử
dụng phương pháp tổng hợp liên ngành văn học, văn hóa học, nghệ thuật học,
tiểu sử… để hoàn thành mục đích đề ra.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Sơn Nam là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Tuy vậy, cho
đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu về phong
3


cách tác giả. Luận án của chúng tôi là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có
hệ thống về phong cách nghệ thuật Sơn Nam.
- Luận án vừa kế thừa những nhận định đánh giá của các nhà nghiên cứu đi
trước, vừa phát hiện và bổ sung những tìm tòi của bản thân, lựa chọn một số
phương diện tiêu biểu, nổi trội, ổn định trong thế giới nghệ thuật nhà văn và đặt
chúng trong sự thống nhất hữu cơ, từ đó xác định phong cách nghệ thuật tác giả.
Người viết nhìn nhận cảm quan văn hóa kết hoà hiện thục đời thường là hạt nhân
phong cách nghệ thuật Sơn Nam. Đây là yếu tố quan trọng chi phối mọi yếu tố
khác tạo ra sự thống nhất chặt chẽ, làm nên phong cách nghệ thuật nhà văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Nhìn nhận vị trí đặc biệt của Sơn Nam trước và sau 1975 trong dòng văn
học miền Nam và văn học dân tộc với tư cách phong cách nghệ thuật của một tác
giả văn học.
- Khẳng định những nét đặc sắc riêng của tác phẩm văn chương Sơn Nam

đồng thời khẳng định những đóng góp nhất định về nền văn hóa, văn nghệ miền
Tây Nam Bộ nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung tạo nên phong cách
nghệ thuật tác giả
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thực hiện đề tài góp phần tích cực cho các nhà nghiên cứu, các giáo viên,
sinh viên khi tìm hiểu về thế giới nghệ thuật của Sơn Nam giúp cho việc nghiên
cứu giảng dạy trong các trường Đại học và Cao đẳng, Trung học có thêm tài liệu
tham khảo.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm
4 chương như nêu ở Mục lục
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN
Sơn Nam được xem là "Pho tự điển sống", "Một linh hồn sống của văn hóa
Nam Bộ". Ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất trù phú mênh mông sông nước Rạch
Giá (Kiên Giang), vùng đất tận cùng của tổ quốc. Thiên nhiên và con người châu
thổ phương Nam đã thấm vào tâm hồn dạt dào cảm xúc của ông, tạo cho nhà văn
một cốt cách Nam Bộ thân tình và gần gũi “cả cuộc đời là một cuộc hành trình đi
tìm hiểu, quan sát, lắng nghe, ghi nhận, chắt lọc những chất liệu từ hiện thực đời
sống của người dân Nam Bộ để làm chất liệu sáng tác." (Nguyễn Thị Tuyết Hoa,
2011). Sơn Nam đi nhiều, viết nhiều thể loại, thể loại nào cũng có tác phẩm để lại
âm vang cho đời. Có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về con người, cuộc
đời và tác phẩm Sơn Nam. Tìm hiểu những công trình nghiên cứu văn chương
của Sơn Nam, các nhà nghiên cứu tập trung nhận định và đánh giá về hai mặt
4


chủ yếu, đó là cảm quan nghệ thuật và phương thức nghệ thuật biểu hiện trong
sáng tác của nhà văn.

Luận án chỉ điểm lại những ý kiến từ góc nhìn cảm quan nghệ thuật và hình
thức nghệ thuật trong sáng tác ít nhiều liên quan đến phong cách nghệ thuật tác giả.
1.1. Tình hình nghiên cứu phong cách nghệ thuật
Phong cách là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều ngành khoa học
khác nhau, nó mang ý nghĩa riêng tùy vào đối tượng khoa học mà nó phục vụ.
Phong cách trong suốt một thời kỳ lịch sử dài từ Trung cổ tới Phục hưng đã được
coi như một thuật ngữ ngôn ngữ học, trong đó sớm nhất phải kể đến công trình
Thi pháp học, Tu từ học của Aristote. Việc hiểu khái niệm phong cách theo nghĩa
ngôn ngữ học được tiếp tục ở các nhà hùng biện Nga thế kỷ XVII, XVIII cho tới
thế kỷ XIX.
Cho đến nay, còn nhiều cách hiểu khác nhau về phong cách, người thì đứng
ở góc độ tư tưởng để tiếp cận phong cách, người thì đứng góc độ ngôn ngữ, cũng
có người xem phong cách là sự thống nhất hữu cơ của các thành tố tạo nên tác
phẩm văn học. Hiện nay việc nghiên cứu phong cách nhà văn là vấn đề lý luận
được đề cập và tranh cãi ở nhiều nước trên thế giới nhất là Liên Xô (cũ). Trong
đó tiêu biểu có cuốn Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu văn học
của M. B. Khrapchenko. Ngoài tác giả Khravchenko, trong giới nghiên cứu văn
học Nga, các tác giả như V.V.Vinogradov, L.Novichenko, V.Turin… cũng đưa
ra những quan niệm khác nhau về phong cách.
Bên cạnh những thành tựu nghiên cứu về phong cách của những nhà nghiên
cứu ở Liên Xô, các nhà nghiên cứu văn học Pháp, Mỹ cũng đưa ra nhiều ý kiến,
quan điểm về vấn đề phong cách trên cơ sở luận giải từ hệ hình cấu trúc, ngôn
ngữ và thi học như A. Compagnon, R. Jacobson, R. Barthes…
Ở phương Đông, tiêu biểu là Trung Quốc, thuật ngữ phong cách cũng được
các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm. Tiêu biểu là các tác giả: Lưu
Hiệp trong tác phẩm Văn tâm điêu long; Viên Mai trong Tùy Viên thi thoại; Lỗ
Tấn - nhà văn hiện thực lỗi lạc của Trung Quốc…
Ở Việt Nam, từ thời trung đại, ảnh hưởng Trung Quốc nên cách hiểu về
phong cách là “văn như kỳ nhân” như Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến của
tác giả Biện Minh Điền. Đến thời kỳ hiện đại, thuật ngữ phong cách được các nhà

nghiên cứu văn học dùng với ý nghĩa là “lối văn”, “giọng văn”, “sở trường”, “sở
thích” trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Người ta nghiên cứu phong cách trong
mối quan hệ giữa văn bản với cá tính sáng tạo của nhà văn, coi cá tính sáng tạo là
một trong những nhân tố quy định phong cách nhà văn. Phê bình phong cách học
từ chỗ nghiên cứu phong cách dựa trên con người nhà văn đã chuyển sang nghiên
cứu phong cách ngôn ngữ của tác giả. Tiêu biểu như Hoài Thanh trong Thi nhân
Việt Nam, Những nguyên lý về lý luận văn học của Lê Đình Kỵ, Dẫn luận phong
cách học, Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn Thái Hoà, Dẫn luận thi
5


pháp học của Trần Đình Sử... Bên cạnh đó còn có các công trình thể hiện cụ thể
hơn ở những sách công cụ về lý luận văn học như: Từ điển văn học do Đỗ Đức
Hiểu chủ biên, Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn
Khắc Phi chủ biên, 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, Lý luận
văn học do Hà Minh Đức chủ biên, Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ của
Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học của nhóm tác giả
Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà,
Thành Thế Thái Bình… Các công trình đều cho rằng, phong cách là một phạm trù
thẩm mỹ phản ánh sự thống nhất của hệ thống hình tượng, biểu hiện cái nhìn độc
đáo của nhà văn về cuộc sống và con người.
1.2. Tình hình nghiên cứu về Sơn Nam
Sơn Nam thuộc trong số những nhà văn được giới nghiên cứu phê bình và các
đồng nghiệp là các nhà văn, nhà thơ rất quan tâm và chú ý. Từ những tác phẩm đầu
tay cho đến những bài viết cuối cùng trước khi từ giã cuộc đời của nhà văn vùng
đất mới thường được nhiều ý kiến đánh giá, bình luận với tấm lòng trân trọng.
Ngay từ 1970, Tạ Tỵ đã đánh giá Sơn Nam rất cao, ông cho Sơn Nam là
một trong những nhà văn “có giá trị của miền Nam nước Việt”. Năm 1986, trên
tạp chí Văn nghệ Quân đội, tác giả Hồ Sĩ Hiệp với bài viết Vài nét về văn xuôi
kháng chiến Nam Bộ cũng quan tâm và đánh giá cao những tác phẩm đầu tay của

Sơn Nam như Bên rừng Cù Lao Dung, Tây đầu đỏ, Cây đàn miền Bắc…
1.3. Một số vấn đề đặt ra đối với luận án
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều đã phát hiện và thống nhất rằng Sơn
Nam là nhà văn có phong cách độc đáo.. Ông có khả năng nổi trội về sự phản ánh
những vấn đề về cuộc sống, con người và truyền thống văn hóa quê hương miền
Nam .. Nhà văn thể hiện điều đó một cách uyên bác dung dị và chân thật bằng
ngòi bút hồn nhiên đậm chất địa phương Nam Bộ. Cái nhìn tinh tế sâu sắc của nhà
văn luôn mang tính ổn định và in đậm dấu ấn riêng của tác giả, Nguyễn Quốc
Trung nhận xét “Với Sơn Nam, tác phẩm của ông không lẫn với bất cứ ai (…)
trước sau ông vẫn bám sát vào mảng đề tài đất và người miệt vườn mà viết” [248].
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu về Sơn Nam, tác giả nhận thấy các
tác giả đã có những phân tích sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp văn chương Sơn
Nam bằng nhiều phương pháp tiếp cận, nhiều lý thuyết phê bình. Tuy được đánh
giá cao song vẫn chưa có một công trình dài hơi mang tính hệ thống nào về Sơn
Nam để tìm hiểu cũng như đánh giá thỏa đáng về sự nghiệp văn chương của ông.
Hầu hết những bài phê bình, nghiên cứu chỉ là những nhận xét lẻ tẻ, chỉ mới bao
quát một phương diện nào đó của ngòi bút Sơn Nam, chưa đi vào khảo sát phân
loại và tìm hiểu thấu đáo cặn kẽ phong cách nghệ thuật Sơn Nam như một hệ
thống hoàn chỉnh thống nhất. Sơn Nam là nhà văn đa diện, ngòi bút linh hoạt,
nhiều sắc thái. Luận án của chúng tôi là một công trình chuyên biệt đầu tiên
nghiên cứu phong cách nghệ thuật Sơn Nam sử dụng phương pháp phê bình
6


phong cách học và vận dụng lý thuyết về phong cách tác giả để làm rõ những đặc
sắc làm nên gương mặt riêng, đồng thời cũng là những đóng góp của một nhà
văn tiêu biểu của Nam bộ.
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án này, nghiên cứu
sinh sẽ tập trung nghiên cứu để làm sáng rõ các nội dung chính sau:
- Những vấn đề lý luận về phong cách nghệ thuật và các yếu tố tạo thành

phong cách nhà văn.
- Trình bày, phân tích, tổng hợp các khía cạnh của phong cách nghệ thuật
Sơn Nam về mặt nội dung và các yếu tố hình thức nghệ thuật.
- Trên cơ sở đó, đề xuất một số nét đặc sắc nghệ thuất và cảm nhận tổng
thể về phong cách nghệ thuật Sơn Nam.
Chương 2
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT SƠN NAM
2. 1. Về khái niệm phong cách nghệ thuật
Khái niệm phong cách là một khái niệm rộng và có tính đa nghĩa. Trong
mỗi ngành khoa học thuật ngữ phong cách có ý nghĩa riêng khác nhau, tùy thuộc
vào đối tượng của khoa học đó như đối với ngành ngôn ngữ học, phong cách là
vần, cách sắp xếp lời nói, việc sử dụng ngôn ngữ trong thi ca… Trong nghiên
cứu văn học, phong cách được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Mỗi nhà
nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau, có người đứng ở góc độ ngôn ngữ học,
người khác áp dụng các khía cạnh tư tưởng, đề tài, tính cách ngôn ngữ vào phong
cách, nhưng cũng có người xem phong cách là sự thống nhất hữu cơ của tất cả
các thành tố tạo nên tác phẩm văn học.
2.1.1. Các quan điểm khác nhau về phong cách nghệ thuật
Hiện nay, tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về phong cách. Ở phương
Đông, các quan điểm về phong cách nghệ thuật tiêu biểu ở Trung Quốc và Ấn
Độ. Như vậy, đến nay các quan niệm về phong cách còn nhiều vấn đề, chưa nhất
quán. Nhìn chung, các nhà lý luận và nghiên cứu văn học đều công nhận rằng
phong cách chính là cá tính sáng tạo độc đáo mang tính thẩm mỹ của nhà văn. Cụ
thể hóa các yếu tố tạo phong cách nghệ thuật tác giả, nhà văn muốn có phong
cách riêng phải có tư tưởng độc đáo, cảm hứng độc đáo, cách cảm nhận thế giới
độc đáo, có hệ thống phương thức thể hiện riêng độc đáo nhưng là “tính chất độc
đáo chân chính” (Heghen).
2.1.2. Bản chất phong cách nghệ thuật tác giả
Đúc kết từ các tư liệu về phong cách, chúng tôi có quan niệm về nội hàm

phong cách nghệ thuật tác giả: Phong cách nghệ thuật nhà văn là cái nhìn nghệ
thuật của người nghệ sĩ qua những tác phẩm, khái quát lên thành quan niệm
nghệ thuật về cuộc sống, con người. Quan niệm này chịu sự chi phối của nhiều
yếu tố như yếu tố chủ quan (cá tính, thói quen, kinh nghiệm, vốn sống…), yếu tố
7


khách quan (dân tộc, thời đại, văn hóa, hoàn cảnh gia đình…). Phong cách nghệ
thuật nhà văn bao gồm cảm quan chủ đạo như cái nhìn nghệ thuật chính yếu, sở
trường chọn lựa, cách hành văn, bút pháp của nhà văn cùng với một số nguyên
tắc nghệ thuật, phương pháp sáng tác, biểu hiện qua cả nội dung và hình thức
nghệ thuật trong tác phẩm. Phong cách thể hiện qua những yếu tố phong cách,
những phẩm chất nghệ thuật cơ bản của nhà văn.
2.2. Cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật Sơn Nam
2.2.1. Thời đại và truyền thống văn hóa
Truyền thống văn hóa của một dân tộc cũng là yếu tố quan trọng trong việc
hình thành phong cách. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có một nền văn hóa riêng,
không thể lẫn lộn với nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác. Nhà văn sinh
ra và lớn lên, trưởng thành trong một môi trường mà truyền thống văn hóa đã tác
động rất lớn vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Môi trường văn hóa chính là nơi
chắp cánh cho tài năng của nhà nghệ sĩ, một môi trường văn hóa đầy đặn, hoàn
chỉnh và sống động cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người sáng tác cũng như
những sáng tạo nghệ thuật của họ.
2.2.1.1. Dấu ấn dân tộc và cảm hứng thời đại
Sơn Nam là một nhà văn của miền đất mới. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất
cực Nam của tổ quốc, vùng đất hoang vu mênh mông sông nước, nơi con người
tứ xứ khắp nơi đổ về để khẩn hoang lập ấp. Dấu ấn thời khẩn hoang, mở đất,
chống ngoại xâm cùng với truyền thống văn hóa dân tộc góp phần tạo nên nền
tảng vững chắc cho sự phát triển phong cách nghệ thuật Sơn Nam.
2.2.1.2. Dấu ấn văn hóa vùng miền

Nam Bộ với kho tàng văn hóa dân tộc những sản phẩm nghệ thuật vô giá,
mang đậm dấu ấn văn hóa vùng sông nước. Tuy nhiên, ở nơi đây, văn chương chưa
được cày xới, đào sâu để tìm thấy giá trị đích thực của nó. Trong những thập niên
gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu chuyên môn và
nhiều luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ đã có những đóng góp đáng kể.
Như vậy, ảnh hưởng và tác động của văn hóa Nam Bộ đối với Sơn Nam
xuất từ hai nguồn chính, một là từ nguồn văn hóa dân gian, hai là nguồn bác học
qua sách vở và báo chí. Tuy nhiên trong quá trình phát triển bao giờ cũng có sự
bất cập, do những yếu tố mới được tiếp thu chưa đủ thời gian chuyển hóa vận
dụng nên tác giả khó đạt đến độ chuẩn mực. “Nhà văn miệt vườn” là một trong
số ít đạt được chuẩn cần thiết không chỉ ở giai đoạn đương đại mà còn ảnh hưởng
sâu rộng đến các nhà văn sau này.
2.2.2. Hoàn cảnh xuất thân và cá tính nhà văn
2.2.2.1.Hoàn cảnh xuất thân
Nhiều nhà nghiên cứu về phong cách đã tập trung chú ý về phương pháp
tiểu sử học, nghĩa là lấy việc tìm hiểu hoàn cảnh xuất thân và cơ sở hình thành tư
8


tưởng nhà văn để tìm hiểu tác phẩm.Vì vậy, nghiên cứu tiểu sử là mở ra nhiều
khả năng lý giải sự hình thành phong cách. Đây là phương pháp hữu ích trong
việc nghiên cứu sáng tác của các nhà văn có cốt cách hiện thực.
2.2.2.1.Cá tính nhà văn
Cá tính là cái làm nên bản sắc của con người cá nhân, nó là cốt lõi của ý
thức cá nhân. Cá tính là một mặt nào đó của tính cách được biểu lộ mạnh mẽ,
thường xuyên, tạo nên nét đặc trưng của mỗi sự vật. Để hiểu được tác phẩm của
một nhà văn nào đó, người đọc hay người nghiên cứu cần biết rõ cá tính sáng tạo
của nhà văn cũng như nhu cầu thẩm mỹ của xã hội và của thời đại mà nhà văn
đang sống thì sự tiếp cận với tác phẩm sẽ dễ dàng hơn trong quá trình nghiên cứu.
Sơn Nam là một nhà văn – nhà văn hóa Nam Bộ có cá tính riêng biệt, khác với

các nhà văn khác cùng thời, ông có cái nhìn, có cách suy nghĩ khác biệt. Chính
điều này tạo cho tác phẩm của Sơn Nam được xem là “giàu cá tính”.
2.2.3. Quan niệm sáng tác văn chương của nhà văn Sơn Nam
Sáng tạo nghệ thuật là quá trình người nghệ sĩ nắm bắt hệ thống tín hiệu của
đời sống, từ đó sáng tạo ra hệ thống tín hiệu mới bộc lộ tư tưởng nhà văn. Quan
điểm nghệ thuật, quan niệm về hiện thực cuộc sống và con người là sự kết tinh
của những cảm thụ của nhà nghệ sĩ về thế giới khách quan, là sự bắt đầu, cũng là
sự giới hạn cho những tìm tòi, thể hiện của chính nhà nghệ sĩ. Trong đó thể hiện
ở những biểu hiện sau:
2.2.3.1. Quan niệm của Sơn Nam về vai trò của văn học và trách nhiệm của
nhà văn
Theo ông, một nhà văn có lương tâm là một nhà văn không chỉ đọc nhiều,
biết lắng nghe, biết đảm bảo “thượng phải thông, hạ phải đáo”, thấu hiểu trần
gian sâu sắc, cặn kẽ. Sự nghiệp văn chương, ngoài kiến thức học vấn… còn có
“đôi chân vàng” để đi thực tế tìm chất liệu đưa vào sáng tác. Sơn Nam xác định
nhiệm vụ của nhà văn là phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Người cầm
bút không thể muốn viết gì thì viết, không cần xem xét ai đọc, chỉ cần có bài,
nhận tiền nhuận bút là xong. Một tác phẩm có giá trị không chỉ “nóng hổi tính
thời sự” mà còn đảm bảo “chất văn học”. Lấy tiền nhân làm chiếc gương soi
chiếu, lấy độc giả làm mục đích của tư duy sáng tạo “Nhiệm vụ của nhà văn đâu
phải cầm bút để ăn thua với ông chủ báo, ông quản lý. Chân trời của nhà văn cao
rộng, phóng khoáng hơn. Còn có độc giả gần xa, còn có sự phán xét của người
đời nay, người đời sau”.
2.2.3.2. Quan niệm của Sơn Nam về vai trò độc giả
Vai trò độc giả cũng được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phong cách
nghệ thuật tác giả. Theo quan niệm các nhà phong cách học thì bất cứ một tác
9


phẩm nghệ thuật chân chính nào cũng thu hút được sự chú ý của một tầng lớp

độc giả nhất định.
Ngay từ rất sớm, Sơn Nam cho rằng sứ mệnh của nhà văn là trở thành
người bạn thân thiết và đáng tin cậy của độc giả. Với quan niệm này, ông đã đề
cao vai trò người đọc, góp phần làm dân chủ hóa nền văn học, đem lại cho văn
học một cái nhìn rộng mở đối với đời sống. Nhà văn không rao giảng, thuyết lý
hay phán xét vấn đề đời sống một cách độc đoán theo quan niệm của riêng mình.
2.2.3.3. Tiền đề hình thành quan điểm nghệ thuật của nhà văn Sơn Nam
Để xác lập phong cách nghệ thuật Sơn Nam, người viết chỉ dựa trên những
tác phẩm văn học bao gồm: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, ký (hồi ký, bút
ký), tạp bút để khảo sát tìm ra những nét độc đáo trong các sáng tác, và sử dụng
những tác phẩm biên khảo của nhà văn đối chiếu và soi rọi để những luận đề,
luận điểm đưa ra có sức thuyết phục. Trong quá trình nghiên cứu, người viết sẽ
triển khai theo các nguyên tắc:
Chỉ ra các phương diện biểu hiện của phong cách, qua các yếu tố của cấu
trúc phong cách qua các sáng tác của nhà văn Sơn Nam
Để khẳng định những đóng góp của nhà văn Sơn Nam trong sự phát triển
văn học dựa trên quan điểm đồng đại và lịch đại.
Để thấy rõ “cái nhìn” của nhà văn trong quá trình sáng tác nên không thể
tách rời nội dung và hình thức văn bản.
Để tìm ra nét độc đáo và tài hoa của Sơn Nam, người viết sẽ vận dụng quan
điểm lịch sử và phương pháp nghiên cứu tiểu sử, xã hội học trong nghiên cứu
phong cách tác giả
Tiểu kết chương 1
Nhìn chung lại, lý luận phong cách nghệ thuật được hệ thống lại từ quan
niệm của các nhà lý luận cổ điển của phương Đông và phương Tây, xác định
hướng nghiên cứu phong cách tác giả qua hệ thống tác phẩm đồng thời đưa ra
quan niệm, cách kiến giải riêng về những vấn đề là một trong những mục đích
chính của luận án.
Phong cách nghệ thuật Sơn Nam là vấn đề mà người viết sẽ triển khai trong
các chương tiếp theo của luận án. Để phát hiện ra phong cách Sơn Nam một cách

chính xác, người viết vận dụng quan điểm lịch sử và phương pháp nghiên cứu tiểu
sử, xã hội học… Nghĩa là dựa trên hoàn cảnh lịch sử 1945 – 1954 và 1954 – 1975
của miền Nam, dấu ấn dân tộc, cảm hứng thời đại, văn hóa vùng miền Nam Bộ
thời khẩn hoang. Đó là những cơ sở khách quan. Hoàn cảnh gia đình cùng với vốn
tri thức, kinh lịch, sự trải nghiệm bản thân, cá tính độc đáo của nhà văn cũng góp
phần quan trọng vào hình phành và phát triển phong cách. “Văn là người” như câu
nói lưu truyền từ lâu. Sơn Nam là con người mang cốt cách Nam Bộ chính hiệu.
Đó là con người thuần phác mộc mạc về bản chất trong sống giản dị cũng như viết
10


dung dị. Cũng là con người đôn hậu, tình nghĩa giàu lòng trắc ẩn, hào hiệp, phóng
khoáng. Lấy mình hiểu người, từ mình đến người là cách tìm hiểu thế giới nhân
sinh Nam Bộ. Sơn Nam thành công trong tạo dựng thế giới nhân vật tiêu biểu nhờ
yêu tố căn bản đó. Tính chịu học, tìm kiếm sẽ tạo nên vốn tri thức uyên bác vượt
trội hơn hẳn thiên hạ cũng làm nên tiềm năng sung mãn của người viết. Bút pháp
uyên bác tài hoa như nét phong cách cũng từ đó mà ra. Văn phong trữ tình sâu
lắng có nguồn gốc sâu xa từ tâm hồn rộng mở, tấm lòng nhân ái giàu cảm thương,
dễ động lòng trắc ẩn của nhà văn.
Chương 3
CẢM QUAN VỀ THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA NAM
BỘ TRONG SÁNG TÁC SƠN NAM
3.1. Cảm quan thiên nhiên Nam Bộ trong sáng tác Sơn Nam
3.1.1. Bức tranh thiên nhiên dữ dội, bí ẩn và đầy khắc nghiệt
Là người con của vùng đất Nam Bộ, Sơn Nam thổi vào văn chương tất cả
hình ảnh thiên nhiên thân thuộc, cũng là không gian sinh hoạt văn hoá của con
người Nam Bộ. Thiên nhiên Nam Bộ đã được Sơn Nam chọn làm bối cảnh chính
cho các tác phẩm của mình. Thiên nhiên trong tác phẩm văn chương Sơn Nam là
một bức tranh thiên nhiên dữ dội, bí ẩn và vô cùng khắc nghiệt. Sơn Nam đề cập
đến thiên nhiên thời kỳ đầu của cuộc khẩn hoang kỳ vĩ của dân tộc. Miền Nam là

vùng đất mới, cư dân bao gồm các dân tộc trên đất nước và các nước lân cận.
Thiên nhiên nơi đây phong phú và đa dạng được nhà văn khắc họa bằng tấm
chân tình của người con yêu quê hương sâu sắc.
Sự dữ dội, bí ẩn và đầy khắc nghiệt của thiên nhiên miền Nam thời kỳ đầu
mở nước trở đi trở lại thường xuyên trong mỗi câu chuyện kể của Sơn Nam với
vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí nhưng cũng rất nên thơ của miền sông nước vùng đất
phương Nam. Điều này đã tạo nên nét đặc sắc trong văn chương của nhà văn
vùng đất mới.
3.1.2. Thiên nhiên trù phú, hiền hòa, thơ mộng gần gũi gắn bó với con
người
Thiên nhiên, địa lý vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với sông nước.
Chính vì điều đó là nơi đây được mệnh danh là “xứ sở kênh rạch”. Yếu tố sông
nước chi phối toàn bộ cuộc sống từ cách ăn ở, đi lại, buôn bán, kiếm sống cho
đến phong tục tập quán và ngôn ngữ…
Thiên nhiên trong tác phẩm Sơn Nam không chỉ thơ mộng, quyến rũ mà
còn là tiềm tàng sự trù phú, mỡ màng do phù sa mang lại. Sự giàu có chính là do
lớp lớp con người đi khai phá vùng đất hoang vu, u tịch kéo dài đến Mũi Cà Mau
đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt, cuối cùng đã chinh phục được thiên nhiên dữ dội để
xây dựng một miền Nam trù phú. Từ những dòng sông mênh mông, hệ thống
kênh rạch đan chéo nhau chằng chịt, nguồn cá tôm dồi dào, sân chim bát ngát,
11


loài thú hoang dã, những vườn cây trĩu quả, nguồn gỗ quý trên rừng, những lung
sen thơm ngát… con người đã biết tận dụng biến thành tài sản vô giá.
3.2. Cảm quan về con người Nam Bộ trong văn xuôi Sơn Nam
3.2.1. Con người hoàn cảnh – con nguời số phận
Quan niệm nghệ thuật phần lớn của những nhà văn lớn thường là “văn học
là nhân học” (M. Gorki), họ lấy số phận cá nhân làm gương soi lịch sử lấy nội
tâm con người để phản ánh hiện thực cuộc sống. Sơn Nam luôn tìm tòi và thể

nghiệm theo hướng lấy con người làm chuẩn mực thẩm định và đánh giá thế
giới. Điểm nhìn nghệ thuật về con người của Sơn Nam đã tạo ra nhiều hướng
khác nhau để tiếp cận hiện thực. Nhà văn phân tích các quan hệ giữa những hiện
tượng và tình huống cá biệt để làm nổi bật sự phong phú và sống động của nó.
Từ đó con người được soi chiếu trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân,
giữa cá nhân với cộng đồng. Nhân vật trong tác phẩm văn chương Sơn Nam khá
phong phú, nhà văn kỳ công xây dựng thế giới nhân vật đông đảo, đại diện cho
các tầng lớp xã hội. Con người trong sáng tác Sơn Nam phần lớn là con người
hoàn cảnh. Mỗi câu chuyện thường không nhiều nhân vật, nhưng mỗi số phận,
mỗi hoàn cảnh của họ đều được nhà văn chăm chút, thương yêu, gửi gắm ý đồ
nghệ thuật riêng.
3.2.1.1. Người nông dân vất vả, khổ sở trong cuộc khẩn hoang kỳ vĩ
Người nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong tác phẩm Sơn Nam. Nhân
vật nông dân trong truyện ngắn của Sơn Nam đa dạng về thành phần, trong đó
bần nông và cố nông là kiểu nhân vật chiếm đa số. Số phận người nông dân của
họ cũng là đối tượng mà ông quan tâm phản ánh. Đó là những con người lam lũ,
nghèo khổ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thiếu đất hoặc không có đất, có
ruộng để canh tác. Họ lang bạt khắp vùng lục tỉnh để làm thuê, làm mướn, phá
rừng làm rẫy.
Trong hành trình đầy gian khổ của những con người đi mở cõi, Sơn Nam
Trong hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên phải đối mặt với thiên nhiên khắc
nghiệt; với cái đói cái nghèo; cuộc sống lênh đênh, không nhà cửa; kẻ thù thực
dân tàn ác luôn rình rập… nhưng chính tất cả những điều ấy đã tạo nên những
người nông dân Nam Bộ trên những trang sách Sơn Nam luôn mạnh mẽ, gan góc
trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, miệt mài vỡ đất khai hoang, mở rộng đất
nước như những anh hùng mở nước, kéo dài nước Việt đến Mũi Cà Mau.
3.2.1.2. Người phụ nữ với những bi kịch cá nhân
Người phụ nữ cũng có vị trí đặc biệt trong sáng tác Sơn Nam. Với tấm lòng
cảm thông đối với số phận người phụ nữ, Sơn Nam có công khám phá những
điểm đặc sắc của người phụ nữ Nam Bộ thời khẩn hoang qua văn chương. Số

lượng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm Sơn Nam không nhiều nhưng luôn để lại
dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Ông không đi sâu vào miếng ăn cái mặc của
12


họ mà ông xoáy sâu vào bi kịch tâm tư, tình cảm của những người phụ nữ thời
khai hoang.
Đề cập đến những nhân vật phụ nữ, ngòi bút nhà văn luôn thể hiện tấm lòng
trân trọng, đồng cảm với từng số phận của mỗi nhân vật của mình. Họ là những
con người vừa mang những đức tính quý báu của người phụ nữ miền Nam hiền
hòa, tốt bụng nhưng cũng vô cùng kiên cường, gan góc trước những thử thách
cuộc đời cũng như trước kẻ thù hung tợn, hay bọn thực dân xấu xa, tàn độc…Sơn
Nam đã có công tái hiện lại số phận bi thương của người phụ nữ miền Nam thời
khẩn hoang.
3.2.1.3. Người trí thức với sự cùng quẫn bế tắc
Số phận người trí thức miền Nam đương thời cũng được Sơn Nam lưu ý.
Nhân vật trí thức là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Người trí thức là
người có kiến thức, tài năng, nhân cách và cá tính sáng tạo. Ở bất cứ thời đại nào,
người trí thức cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tiến bộ của xã
hội. Họ để lại dấu ấn cá nhân của mình ở những biến chuyển lớn lao của đất
nước.
Qua quan sát cách nhìn vấn đề, cách nghĩ, quan niệm về sự việc của Sơn
Nam trong các sáng tác, chúng tôi cho rằng ông đã thành công trong cách tìm tòi
thể hiện cuộc đời, con người với những hoàn cảnh, số phận riêng. Sơn Nam đã
phát huy tối đa khả năng của ngòi bút trữ tình, mẫn cảm để đi sâu vào từng mảnh
đời đau thương và bất hạnh của nhân vật. Sử dụng thủ pháp này nhà văn có điều
kiện lách sâu vào ngõ ngách tâm hồn của từng cá nhân con người mở ra khả năng
chiếm lĩnh hiện thực đời sống. Đây cũng là thể hiện nét tài hoa riêng biệt của nhà
văn. Nó giúp người đọc yêu mến trân trọng những con người đã hy sinh rất nhiều
trong công cuộc mở nước đồng thời còn thể hiện nét độc đáo riêng biệt của cá

nhân nhà văn Sơn Nam
3.2.2 Con người với những tính cách đặc biệt điển hình Nam Bộ..
3.2.2.1. Con người dũng cảm, gan góc và mưu trí trong quá trình Nam tiến
và chống ngoại xâm
Tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc là vẻ đẹp tồn tại mãi với
thời gian. Đối với con người Nam Bộ trong sáng tác Sơn Nam, họ thể hiện lòng
yêu nước, yêu quê hương khác nhau, yêu nước chính là yêu mảnh đất mà cha ông
tạo dựng và nhiệm vụ của thế hệ nối tiếp sau phải gìn giữ và bảo vệ. Đối với kẻ thù
xâm lược, người thì chọn cách đứng lên chiến đấu như Nguyễn Trung Trực,
Trương Công Định…, nhưng người lại chọn cách bất hợp tác với giặc như cụ
Nguyễn Đình Chiểu, một số người khác thể hiện lòng yêu nước bằng hành động
giản dị nhưng kiên định… Sơn Nam đã “phát hiện” ra người Nam Bộ ngoài tinh
thần đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập tự do cho quê hương xứ sở còn
mang một ý thức bảo vệ quyền sở hữu mảnh đất mà chính tay mình khai phá và tạo
dựng. Họ hiểu rõ công khó nhọc như thế nào để khai phá một vùng đất hoang nên
13


có tính sở hữu chúng một cách mạnh mẽ là tất yếu. Điều đó giúp các thế hệ sau tiếp
nối các thế hệ trước quyết tâm bảo vệ mảnh đất phương Nam không để kẻ thù xâm
phạm. Những tác phẩm Sơn Nam đều nhất quán trong việc đem đến cho người đọc
những cảm nhận về nét đẹp tuyệt vời của con người Nam Bộ trong cuộc đấu tranh
bảo vệ xứ sở của người dân Nam Bộ trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, đấu
tranh chống kẻ thù để bảo vệ từng tấc đất của mình.
3.2.2.2. Con người với tính nghĩa khí, hào hiệp, giàu tính thương người
Tác phẩm Sơn Nam ngập tràn những cách ứng xử đậm đà tình nghĩa. Có
người cho rằng “rừng của Sơn Nam có hương thơm”, thứ hương thơm quý giá
của tình người đồng bằng sông Cửu Long. Tình nghĩa vốn là thứ giá trị quý báu
của dân tộc ta từ bao đời, nó đi theo người khai hoang và ươm mầm nẩy nở trên
vùng đất mới. Đánh giá về ý thức cộng đồng của người Nam Bộ, Trần Ngọc

Thêm viết “Dù kinh tế hàng hóa có phát triển, người Nam Bộ, người Việt Nam
vẫn coi trọng tính cộng đồng, yếu tố làng xóm vẫn được xếp vào yếu tố thứ hai
trong thang bậc ưu tiên khi chọn nơi cư trú. Người Nam Bộ quan niệm: Nhất cận
thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền” [178;1996]. Do những
đặc điểm này tạo cho người Nam Bộ khá năng động, sáng tạo nhờ đó tạo ra nền
kinh tế năng động miền Nam ngày nay.
3.2.2.3. Con người với tinh thần phóng khoáng, lạc quan
Ngòi bút Sơn Nam tỏ ra yêu mến, trân trọng hoặc đôi chút hóm hỉnh khi
viết về những tên cướp biển, những con người vì hoàn cảnh, vì có máu giang hồ,
có kẻ thích phiêu lưu đã trở thành những tay cướp biển khét tiếng. Ông không lên
án, chỉ trích hoặc ghét bỏ những tên cướp biển mà đứng ở góc độ khách quan để
mô tả những nhân vật này. Không thể nói Sơn Nam là người sáng tạo ra nhân vật
phiêu lưu nhưng có thể nói chính Sơn Nam đã thổi một hơi thở mới nồng nàn
vào những con người yêu thích phiêu lưu của miền Nam thời mở cõi.
Khảo sát toàn bộ sự nghiệp văn học của Sơn Nam, chúng tôi nhận thấy rằng
con đường nghệ thuật đã được ông định hình ngay từ lúc ban đầu. Đó là hướng
đến giá trị chân – thiện – mỹ của cuộc sống. Mỗi tác phẩm, Sơn Nam tập trung
mô tả những kiểu người với tấm lòng trân trọng, yêu mến cảm thương. Dù người
nông dân chân đất nghèo khổ hay người trí thức cùng quẫn, ông cũng muốn xây
dựng một hình mẫu riêng biệt trên những trang văn ngồn ngộn sức sống khẳng
định họ chính là những anh hùng vô danh đã góp công, góp sức của mình trong
quá trình khai khẩn đất hoang, mở rộng đất nước.
3.3. Cảm quan về văn hóa Nam Bộ trong sáng tác Sơn Nam
Văn hóa và văn học có mối liên hệ mật thiết, văn học phản ánh đời sống,
thật ra là phán đoán về văn hóa. Văn hóa là một phương diện còn lại lâu dài của
tác phẩm văn học. Đọc bất cứ tác phẩm văn học nào ta cũng thấy những biểu
hiện văn hóa. Thông qua hình tượng nghệ thuật, mỗi nhà văn đều có một cách
thể hiện độc đáo riêng về mối quan hệ giữa văn hóa và tác phẩm văn chương.
14



3.3.1. Văn hóa vật chất
Văn hóa vật chất hay còn gọi là văn hóa vật thể, là nền văn hóa còn bao
gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người. Những con đường, tòa cao
ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị... đều là văn hóa vật chất.
Trong các sáng tác văn học của nhà văn Sơn Nam, văn hóa vật chất của vùng đất
Nam Bộ có thể được kể đến như văn hóa mưu sinh, văn hóa cư trú, văn hóa giao
thông, văn hóa ẩm thực…
3.3.1.1. Văn hóa mưu sinh:
Qua sáng tác văn học, Sơn Nam đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết
về cuộc sống của người dân Nam Bộ thời khẩn hoang, mở rộng bờ cõi. Đối
tượng đi khai hoang là những người nông dân nghèo Bắc Bộ, Trung Bộ đi tìm kế
sinh nhai, những người chống Pháp thất bại tránh sự truy nã của kẻ thù phải thay
tên đổi họ, chạy xuống vùng Cà Mau, Rạch Giá ẩn náu và ở lại thành cư dân
Nam Bộ. Ngoài ra người Hoa, Khmer, Chăm vì một lý do nào đó cũng đến mảnh
đất miền Nam này để lập nghiệp...
3.3.1.2. Văn hóa cư trú:
Nam Bộ có nhiều hình thức cư trú, là vùng thường xuyên xảy ra úng lụt nên
nhà sàn, nhà cao cẳng thường là lựa chọn tối ưu. Ngoài ra còn những hình thức
cư trú khác như chòi, ghe xuồng. Khi khá giả họ có thể làm nhà kiên cố hơn.
3.3.1.3. Văn hóa giao thông:
Là vùng có hệ thống sông rạch chằng chịt, vấn đề giao thông của miền Nam
không giống ở các vùng đồng bằng khác. Ghe, xuồng, tàu, bè, tam bản… là
những phương tiện thiết yếu sử dụng để đi lại trên sông nước của người dân Nam
Bộ. Tuy nhiên trong tác phẩm Sơn Nam, xuồng máy, tàu đò rất hiếm khi xuất
hiện vì những phương tiện này chỉ dành cho những người lắm tiền, nhiều của
như các điền chủ giàu có hoặc các quan Tây. Còn người lao động bình dân
thường chỉ dùng xuồng, ghe, bè, tam bản… để di chuyển khắp nơi trong vùng.
Trong sáng tác của Sơn Nam hiếm có những tác phẩm mà không có sự xuất
hiện của ghe, xuồng… Sống ở môi trường sông nước, những hoạt động hàng

ngày của người dân Nam Bộ thường gắn với ghe, xuồng.
3.3.1.4. Văn hóa ẩm thực:
Không gian sông nước nên ẩm thực của người dân Nam Bộ cũng bị ảnh
hưởng theo môi trường tự nhiên, nó mang đậm dấu ấn thời khẩn hoang. Trong
sáng tác văn chương của Sơn Nam, vấn đề ẩm thực có vai trò quan trọng. Nhà
văn quan tâm đến việc ăn uống của lớp người trên bước đường khai hoang, lập
ấp… nên những trang văn viết về ẩm thực bao giờ cũng được nhà văn miêu tả tỉ
mỉ và công phu chứng tỏ sự hiểu biết về ẩm thực của vùng đất Nam Bộ của nhà
văn vô cùng sâu sắc. Ông nhận thấy sự giao thoa rất rõ rệt trong vấn đề ẩm thực
của người Việt, người Hoa và người Khmer ở Nam Bộ.
3.3.2. Văn hóa tinh thần
15


3.3.2.1. Văn hóa ứng xử:
Một trong những biểu hiện của văn hóa tinh thần là cung cách ứng xử của
con người với môi trường sống. Đó là cách cư xử giữa con người với thiên nhiên,
con người với con người. Văn hóa ứng xử thể hiện trong ngôn ngữ, giọng điệu,
nét mặt, cử chỉ, hành động… Tác phẩm Sơn Nam đã giúp người đọc có những
kiến thức về văn hóa ứng xử của người bình dân Nam Bộ thuở trước. Quan niệm
của Sơn Nam rất gần với quan niệm của người xưa là “vạn vật nhất thể”: Thiên
chính là trời gồm thần linh, thánh thần; Địa là đất những gì thuộc về đất như cây
cỏ, chim muông…; Nhân là người, tức thuộc những gì của con người. Nó chi
phối ảnh hưởng lẫn nhau nên từ đó sinh ra cách cư xử hài hòa giữa ba yếu tố
Thiên – Địa – Nhân.
3.3.2.2. Văn hóa tín ngưỡng:
Sơn Nam nghiên cứu sâu sắc về văn hóa tín ngưỡng của người miền Nam,
ông “phát hiện” rằng miền Nam là vùng “đa tôn giáo”. Sơn Nam đã rất công phu
trong công việc tìm tòi nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng ở Nam Bộ, ông cho rằng
đạo Phật là tôn giáo truyền thống thì còn có những tôn giáo khác được hình thành

từ những mục đích khác nhau của người sáng lập như đạo Hòa Hảo, đạo Cao
Đài, đạo Dừa, đạo Đất… Ngoài ra còn có những tôn giáo lưu nhập của các dân
tộc khác như Hoa, Chăm, Khmer và theo thời gian hòa nhập trên đất Việt. Đây
chính là sự giao lưu, tiếp biến của tín ngưỡng các dân tộc và cũng là nét đặc trưng
của văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ. Điều này đã tạo nên sự phong phú của tôn giáo
Nam Bộ như ngày nay.
3.3.2.3. Văn hóa nghệ thuật
Sơn Nam có một bộ sưu tập về văn hóa nghệ thuật của Nam Bộ mà có lẽ
không có ai sánh bằng. Nhà văn đã có công tìm tòi lý giải các dạng hình thái nghệ
thuật vùng sông nước, chúng xuất hiện dày đặc trong các tác phẩm của nhà văn.
Văn hóa phi vật thể của vùng đất Nam Bộ là những phương diện văn hóa như
văn hóa tín ngưỡng, văn hóa ứng xử, văn hóa nghệ thuật… Sơn Nam cung cấp cho
người đọc một bức tranh sinh hoạt văn hóa của Nam Bộ cuối thế kỷ XIX và đầu
thế kỷ XX. Những phong tục cũ và mới được dung hòa trên vùng đất mới giúp cho
đời sống tinh thần của cư dân Nam Bộ ngày càng thêm phong phú và đa dạng.
Người đọc dễ dàng nhận thấy văn hóa Nam Bộ vừa mang sắc thái cội
nguồn của văn hóa Trung Bộ, vừa có những nét riêng biệt do sự giao lưu tiếp
biến với các nền văn hóa khác nhau trên vùng đất mới. Đây chính là nền văn hóa
sông nước – văn minh miệt vườn - văn minh lúa nước – nền văn minh được xem
là trung tâm điểm của nền văn minh Nam Bộ.
Tiểu kết chương 3
Sơn Nam là nhà văn chuyên nghiệp sống bằng ngòi bút, ông đã dành cả
cuộc đời viết về lịch sử Nam Bộ bằng văn chương xưa nay, đặc biệt thời khẩn
hoang vùng đất mới giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX.
16


Những sáng tác của ông là những đóng góp đáng trân trọng đối với lịch sử trong
đó nổi bật văn hóa, văn học Nam Bộ. Sự giàu có phong phú về vốn tri thức, trải
nghiệm đời sống trong quan sát, khảo cứu được thể hiện qua nét phong cách

uyên bác tài hoa trong miêu tả và hình tượng đất và người, là điểm đặc sắc nổi
bật của ngòi bút Sơn Nam: Phong cảnh thiên nhiên các vùng miền Tây Nam Bộ
bao gồm những con sông, cánh rừng tràm, sân chim, cánh đồng lúa hay đầm
lầy… bí ẩn và đầy khắc nghiệt. Với bàn tay con người, bộ mặt thiên nhiên vùng
đất đã dần dần thay đổi hình dạng: Thiên nhiên trù phú, hiền hoà, thơ mộng dần
nổi lên như một khách thể trữ tình, gắn bó thân thiện với con người. Sơn Nam
biến hoá thành chất thơ trong văn tự sự và bức tranh nhân sinh được phác hoạ.
Thế giới nhân vật đông đảo được tạo dựng trên trang viết cũng là kết quả của một
đầu óc thông tuệ qua bút pháp thể hiện mang nét uyên bác tài hoa . Qua bút pháp
hiện thực trữ tình độc đáo, tình cảm yêu thương, tự hào về con người được bộc
lộ rõ rệt. Thế giới nhân vật trên những trang viết Sơn Nam tạo ra hình tượng
chung về con người Nam Bộ với những nét tính cách tiêu biểu nhất; thuần phác,
giản dị trung hậu, quả cảm, kiên cường, phóng khoáng vừa mang nét truyền
thống vừa có nét mới được hình thành qua quá trình khai mở và kiến tạo miền
Đất Mới. Đó là công lao của nhà văn không chỉ với lịch sử mà còn đối vối khoa
Nhân học, Dân tộc học.
Chương 4
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT, GIỌNG ĐIỆU, NGÔN NGỮ
TRONG SÁNG TÁC SƠN NAM
4.1. Nghệ thuật trần thuật trong sáng tác Sơn Nam
4.1.1. Người trần thuật (Ngôi phát ngôn)
4.1.1.1. Trần thuật chủ thể hay còn gọi là trần thuật chủ quan
Nền văn học thế kỷ XX, XXI không thể thiếu kiểu trần thuật chủ thể, tuy
nhiên có sự cách tân qua mỗi thời đại, mỗi tác giả có sự cách tân tùy theo sự hiểu
biết và quan điểm của mình. Do vậy, lời trần thuật trở nên phong phú, đa dạng có
sức hấp dẫn đặc biệt. Với phương thức trần thuật chủ thể, mối liên hệ giữa Người
kể chuyện – Nhân vật – Người nghe gần gũi và gắn bó hơn rất nhiều. Người đọc
dễ dàng hiểu được những thông điệp mà nhà văn muốn nhắn gửi qua mỗi câu
chuyện kể. Có thể nói Sơn Nam đã thực hiện được những cách thức khác nhau
để tiếp cận hiện thực khác với những nhà văn khác cùng thời. Trần thuật dạng

này của Sơn Nam có thể kể đến Hình bóng cũ, Hai con cá, Mây trời và rong
biển, Ngó lên Sở Thượng, Thơ núi Tà Lơn, Ngày mưa đầu mùa…, đặc biệt là tập
Hồi ký gồm 4 phần: Từ U Minh đến Cần Thơ - Ở chiến khu 9 – 20 năm giữa lòng
đô thị - Bình an.
4.1.1.2. Trần thuật khách thể hay còn gọi trần thuật khách quan

17


Phương thức trần thuật khách thể do một người “biết tuốt” kể chuyện. Mọi
chuyện được kể lại ở ngôi thứ ba, người trần thuật vô hình, đứng sau lưng nhân
vật, không xuất hiện, không tham gia vào diễn biến của câu chuyện.
Nhà văn như một khách qua đường bằng sự quan sát tinh tế để phát hiện ra
cái không bình thường trong cái bình thường của dòng chảy cuộc sống. Người
trần thuật đứng ở vị trí khách quan quan sát, đôi khi nhập vào nhân vật cùng sống,
cùng buồn vui, cùng suy nghĩ… với họ. Tác giả dẫn dắt người đọc thâm nhập
vào nhân vật, từ đó người đọc tự rút ra bài học sau mỗi câu chuyện. Sử dụng
phương thức trần thuật này, Sơn Nam đã thu hẹp khoảng cách giữa nhà văn và
độc giả. Nhà văn đứng vị trí khách quan, dễ dàng thuyết phục người đọc qua lời
người kể chuyện. Sơn Nam đã phát huy và cách tân phương thức truyền thống
của nền văn học dân tộc một cách có hiệu quả tạo nên nét đặc sắc cho lối trần
thuật cổ điển và thông dụng này.
4.1.2. Điểm nhìn trần thuật
Không có một điểm nhìn nào chuẩn mực cho mọi truyện, do vậy, việc kết
hợp điểm nhìn và di chuyển điểm nhìn là một trong những yếu tố quan trọng
trong nghệ thuật kể chuyện. Sơn Nam đã biết cách tạo nên sức hấp dẫn trong
từng câu chuyện kể. Nhà văn đã tạo cho mình những cách thức khác nhau để tiếp
cận hiện thực. Sự tìm tòi của Sơn Nam trong lĩnh vực này đáng đực ghi nhận.
4.1.3. Trần thuật kết hợp với phương pháp miêu tả chân thực, sinh động
Sự kết hợp kể và tả trong tác phẩm Sơn Nam là một trong những yếu tố

quan trọng thể hiện phong cách nghệ thuật nhà văn. Lối kể và tả của ông luôn tạo
sự uyển chuyển và linh hoạt cho mỗi câu chuyện của mình. Tuy nhiên, qua khảo
sát các tác phẩm văn chương của ông, chúng tôi nhận thấy khác với một số nhà
văn khác, Sơn Nam chú ý đến phương tiện kể nhiều hơn tả. Ông luôn luôn tìm
tòi, khai thác mạch truyện nhiều hơn là chú ý đến cách thức miêu tả. Miêu tả chỉ
là điểm xuyết cho những tình huống truyện mà ông đặt ra để câu chuyện sinh
động và hấp dẫn hơn. Có lẽ, theo ông đây là cách để ông bộc lộ trực tiếp cái nhìn
đối với cuộc sống, gửi gắm tâm tư tình cảm của mình đối với người đọc mà
không cần thông qua bất cứ khâu trung gian nào. Điều này cũng chính là điểm
riêng biệt của Sơn Nam cũng là điểm tạo nên phong cách của nhà văn đồng bằng
châu thổ sông Cửu Long. Với các điểm nhìn trần thuật cùng với sự kết hợp linh
hoạt đó đã tạo chiều âu cho bối cảnh, cho nhân vật vừa góp phần hình thành
giọng điệu nghệ thuật của Sơn Nam.
4.2. Giọng điệu nghệ thuật trong sáng tác Sơn Nam
Đọc Sơn Nam dù là truyện ngắn, tiểu thuyết hay ký, chúng ta đều nhận thấy
tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, mỗi giọng điệu phù hợp với một câu chuyện,
lúc thì trang nghiêm, lúc thì chua xót, khi thì giận dữ, khi thì căm giận, nhưng
cũng có lúc thể hiện sự hài hước, bộc lộ sự thông minh, hóm hỉnh của nhà văn…
Dù ở giọng điệu nào, Sơn Nam cũng thể hiện sự mộc mạc, dân dã, thân tình,
18


đằm thắm và gần gũi ẩn chứa những triết lý, những bài học nhân sinh của cuộc
đời nhưng thấm đẫm chất hài hước dí dỏm bộc lộ thái độ, tư tưởng, tình cảm của
nhà văn trước hiện tượng cuộc sống. Tuy nhiên qua nghiên cứu các sáng tác của
Sơn Nam, chúng tôi nhận thấy giọng điệu chủ âm của nhà văn là Giọng điệu dân
dã, mộc mạc và Giọng điệu trữ tình, sâu lắng.
4.2.1. Giọng điệu dân dã, mộc mạc
Sơn Nam chọn cho mình một lối viết rất đặc trưng Nam Bộ - giọng điệu
dân dã, mộc mạc là chủ âm trong sáng tác Sơn Nam. Nhà văn đã đã đi sâu vào

thực tế, cuộc sống đời tư, số phận con người lao động miền sông nước. Những
điều ông viết trong tác phẩm giản dị, hiện thực và đẫm chất đời thường. Người
đọc Sài Gòn bấy giờ yêu mến vì cái lạ, cái hồn hậu một vùng quê mà họ chỉ mới
hình dung trong tưởng tượng, còn người dân miền Tây Nam Bộ yêu mến vì
những câu chuyện của ông thật gần gũi như chính cuộc đời họ. Miêu tả và phản
ánh thiên nhiên và sinh hoạt con người Nam Bộ bằng những lời kể bình dị, tự
nhiên... vì vậy mà giọng điệu văn chương giản dị, mộc mạc của Sơn Nam được
độc giả tiếp nhận thật nhiệt tình.
4.2.2. Giọng điệu trữ tình, sâu lắng
Một đặc điểm khác của giọng điệu Sơn Nam, đó là giọng trữ tình, sâu lắng.
Đây cũng là một giọng điệu chủ đạo trong sáng tác Sơn Nam. Mỗi tác phẩm đều
gói ghém rất nhiều tâm tư, tình cảm của tác giả. Mỗi bức tranh thiên nhiên, mỗi
mảnh đời con người đều được tác giả nâng niu... ông khóc cười cùng nhân vật
trên mỗi trang văn. Mỗi sự đổi thay theo mặt tốt lên hay xấu đi của vùng đất Nam
Bộ đều được Sơn Nam dõi theo với tâm hồn nhạy cảm, trái tim giàu yêu thương.
Giọng điệu trong tác phẩm của ông lúc trầm, buồn, day dứt; lúc ưu ái, cảm
thương… nhưng dù ở tâm trạng nào tình cảm cũng chân thành và sâu lắng. Nỗi
niềm lớn nhất của nhà văn chính là sự đau lòng vì đất nước, vì không làm gì
được cho quê hương nên thường mang tâm trạng chua xót với cảm giác bất lực.
4.2.3. Giọng điệu hóm hỉnh, hài hước
Đọc Sơn Nam, người đọc nhận thấy chất hài hước trong tác phẩm văn xuôi
của ông rất đa dạng. Người dân Nam Bộ sống tình cảm, cởi mở, phóng khoáng
nên cách nói của họ giàu sắc thái biểu cảm và đậm chất hài hước. Nếu so sánh lối
hài hước của Bắc Bộ thâm thuý sâu cay thì giọng điệu hóm hỉnh miền Nam nhẹ
nhàng hơn, không phải mỉa mai, châm biếm mà là có chút tinh nghịch, dí dỏm.
Văn Sơn Nam cũng vậy, chất hài hước trong tác phẩm của ông vừa dí dỏm thông
minh vừa thể hiện được chất phóng khoáng của người Nam Bộ luôn vui vẻ, lạc
quan hóm hỉnh mang đậm chất hài hước của Bác Ba Phi.
4.2.4. Giọng điệu triết lý, suy ngẫm sâu xa
Giọng điệu triết lý suy ngẫm xuất phát từ quan niệm về sự phức tạp, bộn bề

của cuộc sống. Để nhận chân được những giá trị đời sống buộc mỗi cá nhân nhà
văn phải tìm tòi, suy nghĩ thông qua sự quan sát và chiêm nghiệm. Giọng điệu
19


suy tư, chiêm nghiệm thường đặt nhân vật trong những tình huống tâm lý để con
người tự ý thức qua những trải nghiệm mà tự rút ra bài học, nhận ra chân giá trị
của cuộc đời. Sự hóm hỉnh hay chiêm nghiệm triết lý cũng đều được tác giả kể
với giọng điệu tự nhiên, mộc mạc, đằm thắm, giản dị đời thường.
4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác Sơn Nam
4.3.1. Ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày mộc mạc, dung dị đời thường
Ngôn ngữ của đời sống sinh hoạt hàng ngày trong sáng tác Sơn Nam vô
cùng phong phú, đa dạng nhưng cũng vô cùng phức tạp. Khi trở thành nhà biên
khảo, nhà văn, ông sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày đưa vào tác phẩm mà
có lẽ không có ngôn ngữ văn chương bác học nào có thể thay thế được. Nó ít có
sự trau chuốt về câu chữ, lời văn thường “trơn tuột” như lời nói hàng ngày.
Nhưng chính sự “trơn tuột” đó tạo nên vẻ đẹp độc đáo của văn chương Sơn Nam.
Người ta thấy được những bức tranh thiên nhiên hay sinh hoạt của quê hương và
con người Nam Bộ bằng những ngôn từ rất sống, rất thực… Ngôn ngữ, lời ăn
tiếng nói hàng ngày theo ngòi bút Sơn Nam đi vào từng tác phẩm.
4.3.2. Phương ngữ Nam Bộ
4.3.2.1. Đặc điểm ngữ âm
Trong tác phẩm Sơn Nam, hiện tượng biến thể ngữ âm xuất hiện khá dày
đặc. Biến thể ngữ âm thể hiện rõ nhất là nét ngôn ngữ đặc trưng của người Nam
Bộ. Đó là lớp từ có cách phát âm lệch chuẩn với ngôn ngữ toàn dân nhưng nó
không ảnh hưởng đến ngữ nghĩa cần truyền đạt. Những biến thể phát âm này tạo
nên lối phát âm riêng biệt của các phương ngữ, nhà văn khai thác các biến thể
bằng cách ghi lại đúng cách phát âm. Xét về bình diện ngữ âm, có biến âm trong
một từ như phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Hiện tượng biến âm trong tác
phẩm Sơn Nam sinh động, phong phú cùng với một văn phong giản dị, mộc mạc

nhưng độc đáo nên gần gũi với con người Nam Bộ.
4.3.2.2. Đặc điểm từ vựng
Từ vựng trong phương ngữ Nam Bộ được sử dụng trong tác phẩm văn
chương Sơn Nam rất đa dạng. Trong khuôn khổ luận án, người viết chỉ tìm hiểu
một số lớp từ như: Lớp từ định danh, lớp từ chỉ đặc điểm vùng đất, cuộc sống
sinh hoạt…
4.3.3. Nghệ thuật sử dụng lớp từ khẩu ngữ
Sơn Nam viết văn như nói nhưng không vì thế mà văn ông không hay. Tuy
vận dụng nhiều phương ngữ trong sáng tác, nhưng nhà văn không quá lạm dụng
từ ngữ địa phương hoặc những từ cổ khó hiểu. Trong trường hợp buộc phải sử
dụng trong một tình huống nào đấy, nhà văn bao giờ cũng có những giải thích đi
kèm theo nó. Sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ khéo léo, điêu luyện mà vẫn mượt mà,
gợi cảm, đảm bảo tính thẩm mỹ của văn học chính là điểm thành công của nhà
văn vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, một điểm còn hạn chế
mà Sơn Nam cũng như các nhà văn Nam Bộ còn mắc phải là đôi khi quá chú
20


trọng vận dụng phương ngữ, dễ rơi vào tình trạng đơn điệu, thiếu độ sâu, nhất là
thiếu độ tinh tế khi phân tích nội tâm của nhân vật. Tất cả những điều này góp
phần tạo nên phong cách nghệ thuật đặc sắc của Sơn Nam.
4.3.4. Nghệ thuật vận dụng văn học dân gian vào tác phẩm
Trong sáng tác văn học, việc vận dụng văn học dân gian vào tác phẩm bao
giờ cũng có dụng ý của nhà nghệ sĩ. Điều này cũng khẳng định giá trị nghệ thuật
của tác phẩm. Sơn Nam là nhà văn có khả năng vận dụng văn học dân gian vào
sáng tác một cách nhuần nhuyễn và điêu luyện. Số lượng thành ngữ, tục ngữ
trong tác phẩm Sơn Nam dày đặc và có hiệu quả nghệ thuật cao. Nhà văn không
chỉ sử dụng thành ngữ chính thống mà tùy theo tình huống, ngữ cảnh áp dụng
phù hợp theo tiếng nói chung của người dân Nam Bộ.
Tiểu kết chương 4:

Văn chương Sơn Nam là kết quả của những chuyến “đi và ghi nhớ”, là
những hiểu biết và cảm nhận về thế giới nhân sinh muôn hình muôn vẻ. Nghiên
cứu toàn bộ sáng tác văn học của nhà văn Sơn Nam, chúng tôi nhận thấy Sơn
Nam đã sử dụng một số phương diện nghệ thuật làm nên phong cách nghệ thuật
tác giả. Tài năng thể hiện qua nghệ thuật trần thuật bộc lộ rõ nét phong cách tài
hoa uyên bác. Đó là cái phong phú linh hoạt sinh động trong kể và tả... Trần thuật
tập trung vào hai yếu tố: ngôi kể chuyện - điểm nhìn. Nhà văn sử dụng nhiều
ngôi kể, ngôi thứ ba nhiều hơn ngôi thứ nhất nhưng khi cần, ngôi thứ nhất xuất
hiện. Đứng từ nhiều phía quan sát, từ nhiều vị thế cảm nhận, thường xuyên thay
đổi điểm nhìn, lúc từ điểm nhìn bên ngoài, lúc thì điểm nhìn bên trong do vậy
truyện của Sơn Nam luôn sinh động và hấp dẫn. Với lối viết hiện đại là kể xen
với tả, mạch văn trần thuật linh hoạt bám sát được diễn biến của tình cảnh, trạng
thái. Bên cạnh đó, giọng điệu văn chương phong phú và đa dạng cũng tạo cho
văn trần thuật của Sơn Nam có nét độc đáo riêng. Mỗi tình cảnh, mỗi trạng
huống, mỗi nhân vật trong văn cảnh cụ thể lại được thể hiện một giọng điệu
riêng. Văn xuôi Sơn Nam có nhiều thể loại nhưng văn phong có nét cơ bản
thống nhất. Mỗi giọng điệu phù hợp một câu chuyện cụ thể với diễn biến cụ thể:
khi hân hoan, lúc phẫn nộ, khi nghiêm trang, lúc khôi hài…biến báo linh hoạt.
Đặc điểm phong cách Sơn Nam là giọng điệu trữ tình sâu lắng dung dị dân dã
phù hợp với cái tạng con người Sơn Nam: sống giản dị, tâm hồn giàu thương
cảm và trầm tư sâu lắng. Tuy nhiên văn học Nam Bộ không chỉ thế mà còn một
thứ khác để hấp dẫn bạn đọc Nam Bộ, đó là ngôn ngữ vùng miền. Là người đi
nhiều, giao tiếp nhiều Sơn Nam thông thạo ngôn ngữ nhiều địa phương. Văn
phong Sơn Nam thiên về ngôn ngữ đời thường, không nặng sự trau chuốt, mượt
mà nhưng có chọn lựa, tinh lọc. Ngôn ngữ và lời văn Nam Bộ cũng khẳng định
phong cách độc đáo của nhà văn vùng sông nước Sơn Nam. Phong cách nghệ
thuật Sơn Nam còn thể hiện trong cách nhà văn vận dụng văn học dân gian thành
ngữ, ca dao, dân ca vào sáng tác. Do vậy, văn Sơn Nam về phương diện ngôn
21



ngữ cũng nổi bật nét phong cách dung dị, dân dã. Nhìn chung lại, về phương tiện
biểu hiện hình thức nghệ thuật Sơn Nam cũng thể hiện rõ nét phong cách nổi bật
trữ tình sâu lắng, dung dị dân dã cùng nét uyên bác tài hoa. Phong cách là
tổng thể những yếu tố về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Phần khảo sát
những nét phong cách sẽ góp phần xác lập một đặc trưng phong cách nghệ thuật
văn chương Sơn Nam nhất quán trong sáng tác của nhà văn.
KẾT LUẬN
Trên 60 năm lao động sáng tạo không ngừng, Sơn Nam đã có thể “vượt qua
thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi, mà bằng
cách mở rộng bản sắc của chính mình” (Rabindranath Tagore). Nhà văn luôn suy
nghĩ, tìm tòi, thể nghiệm để hình thành cho mình một “bản sắc” riêng biệt và độc
đáo. Ông được xem là người đầu tiên có công khai hóa, khảo cứu về văn hóa
mảnh đất phương Nam. Ông trở thành khuôn mặt tiêu biểu cho nền văn xuôi
đương đại: Một phong cách nghệ thuật Sơn Nam.
1. Phong cách tác giả là một phạm trù cơ bản của một nền văn học, nó được
nhìn nhận ở nhiều cấp độ: thế giới hình tượng – ngôn ngữ - tư tưởng. Trên cơ sở
tài liệu đã tìm được, chúng tôi đưa ra định nghĩa, những đặc trưng của phong
cách, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách tác giả như thời đại,
dân tộc và cá tính nhà văn... Từ đó, xác định các thao tác chung để nghiên cứu về
phong cách một tác giả cụ thể.
Phong cách nghệ thuật Sơn Nam được hình thành và phát triển trong bối
cảnh đặc biệt: lịch sử khẩn hoang có tính anh hùng ca của dân tộc, cuộc chiến
đấu chống ngoại xâm, sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây, hoàn cảnh sống cũng
như cá tính nhà văn... Qua khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp một số phương
diện đặc sắc của Sơn Nam trong sáng tác văn học có thể khẳng định ông là nhà
văn có phong cách riêng độc đáo.
2. Phong cách nghệ thuật Sơn Nam thể hiện trên một hệ thống gồm nhiều
yếu tố thống nhất nằm trong một chỉnh thể hữu cơ. Yếu tố cơ bản chi phối cả hệ
thống trở thành hạt nhân phong cách nghệ thuật Sơn Nam là cảm quan về thiên

nhiên, con người và văn hóa mảnh đất phương Nam. Tuy nhiên, ngòi bút uyên
bác tài hoa Sơn Nam không bó hẹp trong một phạm vi nhỏ hẹp mà mở ra nhiều
phương diện: Cảm quan về thiên nhiên và con người, văn hóa tinh thần và vật
chất của Nam Bộ. Trong Hương rừng Cà Mau do Nxb Trẻ xuất bản 1998,
Hoàng Phủ Ngọc Phan có một so sánh thú vị “Có thể ví Vang bóng một thời và
Hương rừng Cà Mau là mảnh dư đồ, đem ghép lại sẽ được bức tranh tuyệt tác
của đất nước vào khoảng nửa đầu thế kỷ”.
Cảm quan về thiên nhiên của Sơn Nam mở rộng theo chiều rộng và chiều
dài của tâm thức. Những sáng tác viết về thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long
thời mở cõi vừa hoang sơ dữ dội, vừa hiền hòa trù phú. Khung cảnh thiên nhiên
còn nhiều bí ẩn nhưng xinh đẹp, hiền hòa gắn bó với con người. Sơn Nam cảm
22


nhận con người trong dạng thức nhân bản đời thường. Nhà văn không lý tưởng
hóa nhân vật, ông nhìn nhận con người như nó vốn có. Họ bao gồm các kiểu
người trong xã hội: những người nông dân chân chất, những trí thức cùng quẫn,
những người phụ nữ sống với những bi kịch của chính mình... Dù họ thuộc kiểu
người nào họ cũng mang những phẩm chất tốt đẹp của người Nam Bộ hiền lành,
chân chất, kiên cường, có lòng yêu đất nước, quê hương, yêu lẽ phải, trọng nghĩa
tình, chung thủy, lạc quan, thích phiêu lưu và có một sức sống tiềm tàng vượt qua
những gian khó để vươn lên bảo vệ quê hương và tạo dựng một miền Nam trù
phú. Nhất quán trong trường nhìn cuộc sống, bức tranh sinh hoạt xã hội trong
cảm quan văn hóa của Sơn Nam còn đề cập đến những nét đẹp văn hóa của con
người Nam Bộ. Những biểu hiện của văn hóa Nam Bộ được tác giả khái quát
thành đặc trưng – sắc thái văn hóa phương Nam trong chỉnh thể văn hóa Việt.
Văn hóa vật thể trong cái nhìn của Sơn Nam bao gồm các khía cạnh như văn hóa
mưu sinh, văn hóa cư trú, văn hóa giao thông, văn hóa ẩm thực... Văn hóa tinh
thần được nhà văn đề cập trong bối cảnh tự nhiên và xã hội, mối quan hệ giữa
con người với thiên nhiên, giữa con người với con người đã hình thành nên một

cách ứng xử hài hòa và nhân đạo phù hợp với tính cách của con người miền Nam
vốn dĩ chân thành, mộc mạc và nghĩa tình. Người miền Nam là những lưu dân
người Việt, người Hoa, người Khmer... nên văn hóa tín ngưỡng đa dạng, ngoài
đạo Phật truyền thống, còn thờ Linh vật, Bà Chúa Xứ... Sơn Nam còn đề cập đến
tục cúng đất, cúng thần, cúng tổ, ma chay... đây chính là đời sống tâm linh của
người dân Nam Bộ, cũng là cơ sở hình thành hệ thống tôn giáo ở Nam Bộ. Một
khía cạnh tinh thần khác của Nam Bộ được nhà văn chú trọng đó là văn hóa nghệ
thuật như hát bội, cải lương, hò vè, câu thai đố, hát huê tình, nói Vân Tiên..., họ
xem đó là món ăn tinh thần sau những giờ phút lao động mệt nhọc. Nhà văn đã
tìm tòi, sưu tập để nó trở thành một nền văn hóa nghệ thuật đặc trưng của miền
sông nước. Có thể nói tác phẩm Sơn Nam là bức tranh đầy màu sắc về thiên
nhiên và con người phương Nam, là bản hùng ca mở nước của dân tộc Việt.
3. Sơn Nam thể hiện cuộc sống muôn màu muôn vẻ Nam Bộ bằng phương
tiện thẩm mỹ đặc thù là lối trần thuật khá đa dạng, nhà văn không sử dụng một
điểm nhìn mà di chuyển điểm nhìn theo mục đích từng tác phẩm. Phần lớn Sơn
Nam kể chuyện theo phương thức trần thuật “khách thể” như một người “biết
tuốt” đứng ở ngoài quan sát nhưng có lúc nhà văn đứng ở vị trí “chủ thể”, đứng ở
vị trí này, tác giả hoàn toàn tự do trong quan sát, tự do trong đánh giá và bình
luận theo suy nghĩ và quan điểm của bản thân. Chính sự kết hợp các phương thức
trần thuật tạo cho văn xuôi Sơn Nam sinh động và hấp dẫn. Sơn Nam mô tả cuộc
sống bằng một phương tiện thẩm mỹ: giọng điệu nghệ thuật. Trong văn xuôi Sơn
Nam, giọng điệu chủ đạo là giọng điệu dân dã, mộc mạc nhưng trữ tình sâu lắng
và khéo léo phối hợp nhiều giọng điệu khác như giọng điệu hóm hỉnh, hài hước
hoặc giọng điệu suy nghiệm, triết lý... Chính điều này góp phần quan trọng trong
23


×