Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

SO SÁNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM ZINPOT SO VỚI KẼM OXIT TRÊN HEO GIAI ĐOẠN 55 85 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.57 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ
PHẨM ZINPOT SO VỚI KẼM OXIT TRÊN HEO
GIAI ĐOẠN 55 - 85 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện

:NGÔ VĂN LONG

Lớp

:DH08TA

Ngành

:CHĂN NUÔI

Niên khóa

:2008 - 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************.

NGÔ VĂN LONG

SO SÁNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ
PHẨM ZINPOT SO VỚI KẼM OXIT TRÊN HEO
GIAI ĐOẠN 55 - 85 NGÀY TUỔI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
ThS. PHAN QUANG BÁ

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: NGÔ VĂN LONG
Tên luận văn: “So sánh tính hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm ZinPot
so với kẽm oxit trên heo từ giai đoạn 55 - 85 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng
dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn
Nuôi – Thú Y ngày ....
Giáo viên hướng dẫn
Ths. Phan Quang Bá


ii


LỜI CẢM TẠ
Với những tình cảm sâu sắc:
Xin kính dâng lên ba má, người đã sinh thành và đã nuôi dạy con thành
người, anh, chị, em đã yêu thương và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Khắc ghi công ơn:
ThS. Phan Quang Bá
Đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và động viên trong suốt quá trình thực tập
để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi -Thú Y, cùng toàn thể quí thầy cô đã tận
tình, giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho chúng em trong suốt quá
trình học tập.
Ban giám đốc trại tuyển chọn giống và gieo tinh nhân tạo Hai Chung, cùng
toàn thể cán bộ, công nhân viên của trại đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong suốt quá trình thực tập tại trại.
Xin cảm ơn:
Chú Năm, anh Võ Thanh Hùng là chủ trại tuyển chọn giống và gieo tinh
nhân tạo Hai Chung.
Các cô chú, anh chị em công nhân đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi để em hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tất cả các bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ những
vui buồn trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngô Văn Long

iii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Thí nghiệm: “ So sánh tính hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm ZinPot
so với kẽm oxit trên heo từ giai đoạn 55 - 85 ngày tuổi ” được thực hiện tại trại
tuyển chọn giống và gieo tinh nhân tạo Hai Chung thuộc ấp An Lạc A, xã Lương
Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ ngày 20/02/2012 đến ngày
25/04/2012.
Tổng số heo thí nghiệm là 60 con được chia làm hai đợt thí nghiệm, mỗi
đợt 30 con, chia làm hai lô: lô T N ( 20 con) và lô Đ C ( 10 con). Lô ĐC sử
dụng thức ăn bổ sung ZnO (3000 ppm), lô T N sử dụng thức ăn bổ sung chế
phẩm ZinPot (250 ppm).
Kết thúc quá trình thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau:
Nhiệt độ cao nhất là 38,5 oC, nhiệt độ thấp nhất là 22 oC. Ẩm độ cao nhất
là 92 %, thấp nhất là 67 %. Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ chuồng
nuôi trung bình qua các tháng dao động từ 25,27 oC đến 35,8 oC. Ẩm độ trung
bình dao động từ 69,6 % đến 90,43 %.
Trọng lượng bình quân của heo kết thúc thí nghiệm (85 ngày tuổi) qua 29
ngày thí nghiệm ở lô ĐC là 34,8 kg/con và lô TN là 33,95 kg/con.
Trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng trọng bình quân của heo ở lô ĐC là
19,45 kg/con và lô TN là 18,7 kg/con.
Tăng trọng tuyệt đối ở lô ĐC là 670,75 g/con/ngày và lô TN là 644,9
g/con/ngày.
Chỉ số chuyển biến thức ăn của lô ĐC là 1,66 kg TA/kgTT và lô TN là
1,67 kgTA/kgTT.
Tỷ lệ con tiêu chảy trong suốt quá trình thí nghiệm ở lô ĐC là 35 % và lô
TN là 32,5 %.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trong suốt quá trình thí nghiệm ở lô ĐC là 3,79 %
và lô TN là 3,28 %.
Về hiệu quả kinh tế, chi phí cho 1 kg tăng trọng của lô Đ C l à 17.937

đ ồ n g và lô T N l à 17.920 đồng.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .............................................................................ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt khóa luận....................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................. x
Danh sách các hình..................................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu........................................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................................... 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................... 3
2.1 Một số đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo ............................................................... 3
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo ................................................................................... 3
2.3 Nuôi dưỡng và chăm sóc .......................................................................................... 4
2.4 Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và bệnh tiêu chảy ở heo ................................. 5
2.4.1 Do vi khuẩn ............................................................................................................ 5
2.4.2 Do virus .................................................................................................................. 5
2.4.3 Do kí sinh trùng ..................................................................................................... 6
2.4.4 Do các yếu tố khác ................................................................................................ 6
2.4.5 Do nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật................................................................... 6

2.5 Vài nét về nguyên tố vi lượng kẽm ......................................................................... 6
2.5.1 Khái niệm ............................................................................................................... 6

v


2.5.2 Vai trò của kẽm...................................................................................................... 7
2.5.3 Hấp thu và chuyển hóa kẽm .................................................................................. 8
2.5.4 Nhu cầu và nguồn cung cấp kẽm ........................................................................ 11
2.6 Một số dạng kẽm được sử dụng trong chăn nuôi ................................................. 13
2.7 Một số vấn đề về môi trường khi sử dụng kẽm trong chăn nuôi ......................... 14
2.8 Một số ưu điểm của ZinPot so với ZnO ................................................................ 16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 22
3.1 Tổng quan trại chăn nuôi heo ................................................................................ 22
3.1.1 Sơ lược của trại .................................................................................................... 22
3.1.2 Cơ cấu tổ chức trại............................................................................................... 23
3.1.3 Cơ cấu đàn heo ................................................................................................... 23
3.1.4 Công tác thú y ...................................................................................................... 23
3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm ......................................................... 24
3.2.1 Thời gian .............................................................................................................. 24
3.2.2 Địa điểm ............................................................................................................... 24
3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................................. 24
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm .......................................................................................... 24
3.3.2 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................. 24
3.3.3 Thức ăn thí nghiệm.............................................................................................. 25
3.3.4 Nuôi dưỡng và chăm sóc..................................................................................... 25
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................... 26
3.4.1 Nhiệt độ và ẩm độ................................................................................................ 26
3.4.2 Chỉ tiêu về tăng trọng .......................................................................................... 26
3.4.3 Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn ................................................................................. 26

3.4.4 Chỉ tiêu về sức sống ............................................................................................ 27
3.5 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................... 27
3.6 Xử lý số liệu ........................................................................................................... 27

vi


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 28
4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ............................................................................ 28
4.2 Trọng lượng ............................................................................................................ 29
4.2.1 Trọng lượng lượng bình quân ............................................................................. 29
4.2.2 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối.................................................... 31
4.3 Chỉ số chuyển biến thức ăn .................................................................................... 33
4.4 Tỷ lệ con tiêu chảy và ngày con tiêu chảy của heo thí nghiệm ........................... 35
4.4.1 Tỷ lệ con tiêu chảy ............................................................................................. 35
4.4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .................................................................................. 36
4.5 Tỷ lệ nuôi sống ....................................................................................................... 37
4.6 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 39
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 39
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 41
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 43

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AND


:Acid deoxyribonucleic

ARN

:Acid ribonucleic

ADG

:Average daily gain

ĐC

:Đối chứng

EDTA

:Ethylene diamine tetraacetic acid

FSH

:Folliclem Stimulating hormone

GH

:Growth hormone

LTATT

:Lượng thức ăn tiêu thụ


ppm

:Parts per million

TN

:Thí nghiệm



:Thức ăn

TTTĐ

:Tăng trọng tuyệt đối

TLBQ

:Trọng lượng bình quân

TLCTC

:Tỷ lệ con tiêu chảy

TLNCTC

:Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

TLNS


:Tỷ lệ nuôi sống

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của heo giai đoạn từ 10 – 50 kg ................................. 4
Bảng 2.2 Nhu cầu protein và acide amine của heo thịt ..............................................4
Bảng 2.3 Chất lượng và tiêu chuẩn an toàn ..............................................................21
Bảng 3.1 Lịch tiêm phòng heo con của trại ..............................................................24
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................24
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm .......................................25
Bảng 4.1 Nhiệt độ và ẩm độ của chuồng nuôi ..........................................................28
Bảng 4.2 Trọng lượng bình quân từng thời điểm thí nghiệm ...................................29
Bảng 4.3 Tăng trọng bình quân và tăng trong tuyệt đối ...........................................31
Bảng 4.4 Chỉ số chuyển biến thức ăn .......................................................................33
Bảng 4.5 Tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy ...............................................35
Bảng 4.6 Tỷ lệ nuôi sống ..........................................................................................37
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................38 

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Diện tích bề mặt tiếp xúc của ZinPot ....................................................18
Biểu đồ 2.2 Tăng bề mặt tiếp xúc để tăng cường các hoạt động diệt khuẩn chống
E.coli....................................................................................................20
Biểu đồ 2.3 Sự tăng trưởng của heo con khi sử dụng các chế phẩm kẽm ................20
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân heo thí nghiệm.................................................30
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng bình quân heo thí nghiệm ...................................................31

Biểu đồ 4.3 Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm ..............................................32
Biểu đồ 4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân trong ngày .......................................33
Biểu đồ 4.5 Chỉ số chuyển biến thức ăn của heo thí nghiệm ...................................34
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ con tiêu chảy ................................................................................35
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .......................................................................36 
 

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH 
Hình 2.1 ZinPot nhìn bằng mắt thường ....................................................................19
Hình 2.2 ZinPot dưới kính hiển vi điện tử ...............................................................19

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong ngành chăn nuôi heo, tiêu chảy là một bệnh thường phổ biến trên heo
làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, việc ngăn ngừa
và điều trị bệnh tiêu chảy trên heo luôn được các nhà chăn nuôi quan tâm.
Hiện nay, các nhà chăn nuôi sử dụng kẽm để bổ sung vào thức ăn nhằm
ngăn ngừa hiện tượng tiêu chảy. Kẽm là một khoáng vi lượng, tham gia vào nhiều
quá trình biến dưỡng của cơ thể, và nếu dùng đúng, đủ liều lượng có thể ngăn ngừa
sự tiêu chảy nhờ vào sự góp phần cân bằng chất điện giải đường ruột, tăng cường
hấp thu kẽm. Các dạng kẽm được bổ sung trong thức ăn trước đây thường ở dạng
sulfat, oxit hay cacbonat kẽm. Tuy nhiên, ở những dạng bổ sung này còn nhiều hạn
chế như gây ngộ độc cho thú với liều lượng cao, giảm tính thèm ăn và có thể làm

giảm khả năng hấp thu đồng của cơ thể. Ngoài ra, vấn đề đang được quan tâm hiện
nay là ô nhiễm môi trường từ chất thải của ngành chăn nuôi.
Trước những thực trạng trên các nhà nghiên cứu đã tìm ra một chế phẩm
mang tên thương mại là ZinPot. ZinPot là một dạng cải tiến của kẽm oxit có nhiều
ưu điểm như tăng diện tích tiếp xúc bề mặt làm tăng khả năng kháng khuẩn, đồng
thời tăng tính hấp thu, ít gây ô nhiễm môi trường.
Được sự đồng ý của bộ môn Cơ Thể Học - Ngoại Khoa, khoa Chăn nuôi –
Thú Y, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cùng với sự hướng
dẫn của ThS. Phan Quang Bá, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ So sánh tính
hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm ZinPot so với kẽm oxit trên heo từ giai
đoạn 55 - 85 ngày tuổi ”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả khi thay thế ZnO bằng chế phẩm ZinPot trong khẩu phần
thức ăn lên sự tăng trọng và phòng ngừa bệnh tiêu chảy của heo trong giai đoạn 55 85 ngày tuổi.
1.2.2 Yêu cầu
Số liệu cần ghi chép đầy đủ, chính xác trong suốt quá trình thí nghiệm.
Theo dõi một số chỉ tiêu như tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ nuôi sống, tỷ
lệ tiêu tốn thức ăn và hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo

Sau giai đoạn cai sữa và giai đoạn heo choai, heo chuyển xuống nuôi thịt có
trọng lượng khoảng 15 - 20 kg. Do mới chuyển sang một môi trường sống khác
đồng thời thức ăn có những thay đổi nên trong giai đoạn đầu lúc mới chuyển xuống
heo dễ bị stress, dễ bị tiêu chảy do bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh. Do đó,
cần phải chú ý chăm sóc heo thật kỹ trong những tuần đầu mới chuyển heo xuống,
phải luôn luôn theo dõi về tình trạng sức khỏe, về định mức thức ăn, nước uống để
tránh xảy ra tình trạng như trên. Theo tài liệu khuyến nông (2006) thì những ngày
đầu không nên tắm heo, nên cho ăn khoảng ½ nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no.
Thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với thức ăn trong giai đoạn cai sữa, sau đó
nếu thay đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ từ.
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo
Heo ở các lứa tuổi khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy,
chúng ta cần nắm vững đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của heo ở các giai đoạn phát
triển khác nhau nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho heo phát
triển tốt.

3


Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của heo giai đoạn từ 10 – 50 kg
Giai đoạn

Nhu cầu dinh dưỡng (%)
Protein tiêu hóa
Bột đường
Canxi
Photpho


10 - 25


25 – 50

17

15 - 17

56 - 62

56 - 64

1,6

0,9 - 1,6

0,8 - 1,2

0,7 - 1,2

3-7

3-7

(Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ,2004)
Bảng 2.2 Nhu cầu protein và acide amine của heo thịt
Thể trọng heo (kg)

Nhu cầu

<10


10 - 19

20 - 30

31 - 55

ME (Kcal)

3150

3150

3150

3100

Protein (%)

20

18

17

16

Methionine (%)

0,46


0,40

0,36

0,31

Lysine (%)

1,40

1,20

1,08

0,95

Met + Cystine (%)

0,84

0,72

0,65

0,57

Threonine (%)

0,92


0,79

0,71

0,63

Tryptophane (%)

0,28

0,24

0,22

0,19

(Nguồn: DEGUSSA, 1996, Cộng Hòa Liên Bang Đức)
2.3 Nuôi dưỡng và chăm sóc
Chuồng nuôi heo thịt phải thoáng mát và có độ dốc thoát nước tốt, tránh ứ
đọng phân và nước tiểu. Nên tắm mát heo vào lúc thời tiết nóng để kích thích heo
ăn nhiều, mau lớn. Có thể cho heo ăn theo bữa hoặc cho ăn tự do với thức ăn khô
trong máng ăn.
Ngoài ra, nhu cầu về nước uống là rất cần thiết cho heo ở mọi giai đoạn.
Nước uống cho heo cần phải sạch sẽ, đầy đủ, không nhiễm khuẩn, không nhiễm
độc, nước không nhiễm phèn hay nhiễm mặn. Nước uống và nước vệ sinh cho heo

4



phải luôn được kiểm tra, sát trùng, tránh nhiễm khuẩn, mầm bệnh lây lan; nếu là
nước giếng thì phải lưu ý vào đầu mùa mưa.
2.4 Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và bệnh tiêu chảy ở heo
Theo Đào trọng Đạt và ctv (1995) nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên heo
là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, chủ yếu là vi khuẩn E.coli, Sammonella, ký sinh
trùng đường tiêu hóa, trúng độc các loại hóa chất, thời tiết khí hậu bất lợi, thay đổi
thức ăn đột ngột hay chăn nuôi không đúng kỹ thuật.
2.4.1 Do vi khuẩn
Khi có bất cứ một tác nhân gây stress nào đó tác động đến hệ vi sinh vật
đường tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng tới sự cân đối của quần thể vi khuẩn cư trú có sẳn
trong đường tiêu hóa, đều có thể tạo thuận lợi cho những loại vi khuẩn bất lợi phát
triển, chúng sẽ tăng nhanh về số lượng, lấn áp các nhóm vi khuẩn có lợi và gây hiện
tượng loạn khuẩn đường ruột là một nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên heo.
Phát sinh bệnh do nội độc tố của Escherichia coli (ETEC). Theo Cù Hữu
Phú (1999) nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên heo con chủ yếu là do vi khuẩn
E.coli chiếm tỷ lệ 85,71 % (dẫn liệu từ Nguyễn Văn Nam, 2011).
2.4.2 Do virus
Người ta chứng minh được rằng, virus là một tác nhân của bệnh tiêu chảy,
thường thấy là Rotavirus, Coronavirus…
Tiêu chảy do viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm. Theo Woods và ctv (1996),
bệnh viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm có tỷ lệ chết cao nhất ở heo con dưới một
tuần tuổi. Tiêu chảy thường bắt đầu 16 – 30 giờ sau khi heo con tiếp xúc với virus.
Dấu hiệu ban đầu là heo con non mửa sau đó tiêu chảy rất nhanh, heo bị mất nước,
tai cụp, lông xù, heo gầy sút nhanh và chết sau vài ngày.
Bệnh viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm do ARN virus, thuộc nhóm
Caronavirus gây ra. Virus có vỏ bọc dễ bị phá hủy bởi các chất sát trùng nhưng
chúng có khả năng kháng acid.

5



2.4.3 Do kí sinh trùng
Tác động thông qua việc tranh chấp chất dinh dưỡng với vật chủ, tiết độc
tố, làm giảm sức đề kháng và làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tạo điều
kiện cho các tác nhân khác tấn công gây bệnh.
2.4.4 Do các yếu tố khác
Theo nghiên cứu của Straw và ctv (1996) đã cho thấy nhiệt độ lạnh hay
biến động nhiệt độ lớn trong ngày đều có thể là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp
gây bệnh tiêu chảy của heo, khi nhiệt độ môi trường thấp sẽ làm giảm nhiệt độ cơ
thể và làm giảm khả năng thực bào các tác nhân lây nhiễm.
Yếu tố stress: các stress như cai sữa, nhốt với heo lạ…có khả năng ngăn
chặn chức năng của hệ thống miễn dịch. Một số stress khác làm tăng mức cortisol
và các hormon khác trong hệ tuần hoàn của heo. Cortisol hoạt động làm giảm sức
đề kháng miễn dịch đối với các tác nhân lạ. Cai sữa làm giảm đột ngột kháng thể
thụ động cung cấp từ sữa và cùng với các stress khác sẽ làm tăng sự mẫn cảm của
heo con với các bệnh đường ruột sau cai sữa (Straw và ctv, 1996).
Vệ sinh chuồng trại không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
trên heo.
2.4.5 Do nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật
Thức ăn kém phẩm chất không phù hợp với từng giai đoạn của heo, mất cân
đối giữa thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần, thức ăn có nhiều chất béo, nhiều
đạm, nhiều xơ đều không tốt cho heo, nước uống không đảm bảo vệ sinh làm cho
bộ máy tiêu hóa không phân giải được hết lượng thức ăn, thức ăn dư thừa đi ra
ngoài nhanh ở dạng lỏng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát
triển sinh ra độc tố gây rối loạn tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy.
2.5 Vài nét về nguyên tố vi lượng kẽm
2.5.1 Khái niệm
Kẽm được biết là một chất thiết yếu của thú vào năm 1943 khi Todd thí
nghiệm khẩu phần thiếu kẽm trên chuột (Pond W.G và ctv)


6


Kẽm là một chất khoáng vi lượng có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng
của heo và là thành phần quan trọng của một số enzyme trong cơ thể.
2.5.2 Vai trò của kẽm
Kẽm là một thành phần của nhiều enzyme nguyên kim loại metalloenzyme
như: phosphatase, alkline phosphatase, carboxyl-peptidase, carboxyanhhydrase,
aminpeptidase, glutamin dehydrogenase… Kẽm cũng liên quan tới hoạt động tuyến
tụy và sự tổng hợp insulin (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002). Kẽm tham gia chuyển
hóa một số vitamine nhất là vitamine A và ức chế histaminase. Ngoài ra, kẽm được
xem là chất xúc tác không thể thiếu được ARN - polymeraza và đóng vai trò quan
trọng trong quá trình tổng hợp gen, cho sự sao chép AND có sẵn để tế bào nhân lên,
kẽm còn can thiệp vào khả năng thể hiện của gen và quá trình tổng hợp protein,
cũng như chuyển hóa của acid béo không no tạo ra màng tế bào. Mặt khác kẽm liên
quan đến hệ thống miễn dịch, kẽm cần cho cấu trúc và hoạt động của chất thymulin
do tuyến ức tiết ra, tuyến này kích thích sự phát triển của tế bào lympho T, cũng
như giữ cân bằng điện giải và còn là vai trò quan trọng trong biến dưỡng protein,
carbonhydrate và lipid.
Kẽm đóng vai trò lớn trong hoạt động sinh dục và sinh sản của gia súc, kẽm
giúp tăng cường tổng hợp FSH, testosterone và đóng một vai trò quan trọng trong
quá trình tổng hợp cấu trúc, bài tiết nhiều hormone khác: insuline, hormone tăng
trưởng, thymulin, gestinin… Kẽm còn ảnh hưởng lên hoạt tính của hormone
prolactin điều khiển quá trình tiết sữa và các hormone sinh dục foliculin và
prolamin. Trong tinh dịch cũng chứa một lượng kẽm khá cao.
Những công trình gần đây cho thấy kẽm có vai trò quan trọng trong cấu trúc
và hoạt động của các tác nhân cơ bản trong việc ngăn ngừa ung thư, cũng như ngăn
chặn sự sinh sản của tế bào bất thường, các tế bào mà AND của chúng bị hư hỏng
bởi những gốc tự do. Ngoài ra, kẽm là một chất chống oxy hóa nhằm chống lại tổn
thương của mô như trong các trường hợp nhiễm trùng và nhiễm các chất độc như

aflatoxin (Lan Phương, 2001).

7


2.5.3 Hấp thu và chuyển hóa kẽm


Sự phân bố kẽm trong cơ thể

Kẽm được phân bố trong tất cả các mô của cơ thể, nhưng tập trung cao nhất
trong gan, xương, thận, mắt, da, tóc và lông. Ngoài ra còn tập trung ở tuyến tụy,
tuyến yên và trong các tuyến sinh dục.
Kẽm là một thành phần của nhiều enzyme và sự phân bố kẽm trong mô liên
quan đến hệ thống enzyme phân bố trong mô đó như khi có nhiều kẽm trong xương
thì nồng độ alkaline phosphate trong xương cũng cao. Nồng độ kẽm tập trung trong
tuyến tụy có liên quan đến sự hiện diện của kẽm trong enzyme tiêu hóa và cả
hormone insulin, hormone này được tiết ra từ tuyến tụy.


Sự hấp thu kẽm

Vị trí hấp thu
Kẽm được hấp thu chủ yếu ở ruột non từ tá tràng, không tràng đến cả hồi
tràng (trong đó hấp thu nhiều nhất tại không tràng). Chỉ có một lượng ít được hấp
thu ở dạ dày và đại tràng.
Các yếu tố trong lòng ống
Trong quá trình tiêu hóa các enzyme tiêu hóa giải phóng kẽm tự do từ các
phức hợp của thức ăn hay các phối tử (ligand) của phần kẽm nội sinh. Kẽm tự do lại
được gắn kết với các phối tử ngoại sinh và nội sinh khác như amino acid, phosphate

và các acid hữu cơ khác. Trong histidine và cysteine là 2 amino acid phối tử ưu
thích nhất của kẽm, một số nghiên cứu cho thấy phức hợp Zn - histidine hấp thu
hiệu quả hơn 30 – 40 % so với sulphate - Zn. pH trong lòng ruột không ảnh hưởng
đến sự thu nhận kẽm. Sự có mặt của các ion kim loại hóa trị hai như sắt có thể cạnh
tranh với kẽm trong việc gắn kết vào tế bào niêm mạc. Canxi làm tăng bài tiết kẽm
và do đó làm giảm tỷ lệ hấp thu kẽm. Ngoài ra, một số thay đổi về sinh lý và tình
trạng bệnh lý như nhịn đói, có thai, nhiễm khuẩn…cũng làm thay đổi sự hấp thu
kẽm (Nguyễn Xuân Ninh, 2005).

8


Các yếu tố tế bào
Sự thu nạp kẽm vào tế bào niêm mạc ruột theo hai cơ chế: khếch tán và qua
trung gian chất chuyên chở. Khi nồng độ kẽm trong lòng ruột thấp, thì cơ chế qua
trung gian chất chuyên chở là ưu thế, cơ chế này không đòi hỏi năng lượng. Khi
khẩu phần ăn có nhiều kẽm thì cơ chế khếch tán chiếm ưu thế.
Sự sử dụng kẽm trong tế bào thay đổi thì kẽm gian bào được tế bào sử
dụng, trở nên gắn chặt với metallothionine và giữ bên trong tế bào hoặc đi xuyên
qua tế bào gây ra sự chuyển vận kẽm vào lòng ruột hoặc vào trong hệ thống tuần
hoàn. Kẽm kẹt lại trong tế bào cuối cùng sẽ bị mất vào trong phân theo chu kỳ đổi
mới bình thường của tế bào biểu bì ruột.
Kẽm được phóng thích vào mao mạch màng treo ruột, rồi được tĩnh mạch
cửa chuyên chở về gan (dẫn liệu từ Nguyễn Văn Nam, 2011).
Sự điều hòa hằng định nội mô của kẽm
Sự điều hòa hằng định nội mô của kẽm liên quan đến sự cân bằng giữa hấp
thu kẽm từ thức ăn và chế độ nội sinh kẽm. Kẽm được hấp thu dưới dạng ion Zn2+.
Ruột non (đặc biệt là tá tràng và không tràng) là cơ quan chính để duy trì cân bằng
kẽm, vì đó là nơi kẽm được hấp thu, đào thải lớn nhất. Nguồn gốc kẽm nội sinh có
thể là hổn hợp dịch tiết từ tụy và tế bào ruột .

Kẽm trong thức ăn là yếu tố điều hòa lớn nhất với hấp thu kẽm. Khẩu phần
ăn có hàm lượng thấp, làm sự hấp thu kẽm tăng lên. Trong thức ăn kẽm được hấp
thu 20 - 30 %, sự hấp thu kẽm giảm đi nếu trong khẩu phần có nhiều chất xơ,
phytate, phosphate nhưng lại tăng nếu trong khẩu phần có nhiều acid amin và
peptide. Ngoài ra nồng độ canxi trong khẩu phần ăn quá cao gây giảm hấp thu kẽm
(dẫn liệu từ Nguyễn Văn Nam, 2011). Metalloenzyme có một vai trò quan trọng
trong điều hòa kẽm huyết tương thông qua cơ chế giữ cân bằng thể dịch nhằm đáp
ứng với hàm lượng kẽm khác nhau trong thức ăn (Nguyễn Xuân Ninh, 2005)

9


Theo Võ Văn Ninh (2003) nhiều yếu tố liên quan đến sự hấp thu kẽm như:
chất đồng, acid phytic, cadimium, cobalt, EDTA (ethylenne diamine tetracetic acid),
histidine, calcium. Đặc biệt là sự hiện diện của các chất kết nối phân tử nhỏ như
histidine và cystine trong thức ăn như đậu nành và bắp làm gia tăng sự hấp thu kẽm.
Sự vận chuyển và dự trữ kẽm
Sau khi được hấp thu tại ruột non, kẽm vào máu tuần hoàn, 2/3 lượng kẽm
được gắn vào albumin huyết thanh và đây là dạng vận chuyển chủ yếu tới mô, 1/3
lượng kẽm còn lại gắn với α2 macroglobulin, một phần với haptoglobulin, tranferin
và ceruloplasmin. Chỉ có 2 % kẽm siêu lọc gắn với acid amine (histidine và
glutamine), trong cơ thể chỉ có 1 % kẽm trong máu tuần hoàn còn 99 % trong các
mô. Không có cơ quan dự trữ kẽm trong cơ thể nên khi có stress nhân tố kẽm bị
thay đổi: kẽm ở xương và ở cơ tới gan để đi đến những nơi cần như vết thương, ổ
nhiễm khuẩn và mô tân tạo. Do vậy định lượng kẽm khi cơ thể đang có stress thì
không chính xác (Hambindge K.M., 1985, trích bởi Hoàng Thị Thanh, 1999).
Theo Tôn Thất Sơn (2005), chuyển hóa kẽm trong cơ thể bị điều hòa bởi
tuyến giáp trạng. Glucocorticoid là nguyên nhân làm tích lũy kẽm trong gan và gia
tăng trọng lượng kẽm trong huyết tương. Tuy nhiên những hormone làm gia tăng
dịch chuyển kẽm trong mô chưa được biết rõ (dẫn liệu từ Nguyễn Văn Nam, 2011).

Bài tiết kẽm
Kẽm được bài tiết chủ yếu qua phân. Kẽm trong phân bao gồm kẽm không
hấp thu từ thức ăn và kẽm trong dịch tiết nội sinh. Hầu hết phần kẽm nội sinh đều
được tái hấp thu ở không tràng. Duy trì vòng tuần hoàn kẽm - tụy - ruột nguyên
nhân rất quan trọng để duy trì lượng kẽm cơ thể (Lê Văn Thọ và ctv, 1992).
Mặt khác, kẽm được bài tiết theo nước tiểu mỗi ngày. Lượng kẽm mất qua
nước tiểu chỉ thay đổi khi khẩu phần ăn thiếu hoặc dư quá nhiều. Glucagon có thể
điều hòa sự tái hấp thu kẽm tại ống lượn xa của thận. Các tình trạng dị hóa như
phẩu thuật lớn, chấn thương hay nhịn đói dài ngày thì sẽ làm tăng lượng kẽm bài
tiết qua nước tiểu đáng kể (dẫn liệu từ Nguyễn Văn Nam, 2011).

10


2.5.4 Nhu cầu và nguồn cung cấp kẽm
Nhu cầu kẽm trong khẩu phần
Nhu cầu kẽm của heo phụ thuộc vào lượng Mg, K, Cu, muối ăn và vitamin
D trong khẩu phần. Khi ước tính nhu cầu, phải biết loại kẽm dễ tiêu hóa như vậy
mới hiệu quả: kẽm trong muối sulphate, carbonate, chlorid và bụi kẽm hấp thu 100
%, oxit kẽm hấp thu kém 50 - 80 % (Lê Hồng Mận và ctv, 2003).
Theo NRC (1988) nhu cầu kẽm của heo tính theo thức ăn khô không khí
như sau: nhu cầu 50 ppm, mức độ dung nạp 1000 ppm, độ độc 4000 ppm (dẫn liệu
từ Bùi Đức Lũng và ctv, 1995).
Dấu hiệu thiếu kẽm
Dấu hiệu đầu tiên của sự thiếu kẽm là nhiều giai đoạn enzyme của quá trình
tổng hợp protein bị ngăn cản. Sự tổng hợp AND bị cản trở dẫn đến ngăn trở phân
chia tế bào. Tuy nhiên, thiếu kẽm lại hoạt hóa Rnaza, sự tổng hợp ARN thông tin bị
chậm lại trong khi đó ARN đã được tổng hợp lại bị thoái hóa do những hoạt động
của Rnaza tăng lên (Underwood, 1997, dẫn liệu từ Bùi Đức Lũng và ctv, 1995).
Thiếu kẽm làm chậm sự tạo thành của xương và liên quan đến việc giảm sự

phân chia và sinh sản của sụn đầu xương. Alkaline phosphate trong xương giảm,
mật độ xương cũng giảm, thành phần kẽm trong xương và gan giảm. Thiếu kẽm làm
giảm sự trao đổi canxi của xương, nên kẽm cần cho sự chuyển hóa bình thường của
canxi (Hurley et. al. 1969, trích dẫn từ Đức Lũng và ctv, 1995).
Thiếu kẽm có những tổn thương da rất điển hình: rụng lông, viêm loét. Sự
hóa dày hoặc tăng sự sừng hóa tế bào biểu mô thường xảy ra như bệnh
parakeratosis trên heo. Chuột sợ hãi và run chân, lông xơ xác và giảm lông khi thiếu
kẽm, còn trên cừu có những thay đổi khác thường trên lông và sừng, giảm mọc lông
và viêm gia thường xảy ra trên chân gà. Ngoài ra, bò, hươu, nai…cũng bị hóa sừng
(Pond W.G và ctv).
Khẩu phần thiếu kẽm làm chậm sự lành vết thương. Pories et.Al Strain
(1970), chứng minh ở người rằng kẽm đóng vai trò xúc tác cho sự di cư của biểu
mô tái tạo ngừng hay giảm mạnh (Bùi Đức Lũng và ctv, 1995).

11


Theo Apgar (1985), thiếu kẽm ảnh hưởng đến việc sinh sản trên con thú. Sự
sản sinh tinh trùng và phát triển cơ quan giới tính sơ cấp của con đực và tất cả các
giai đoạn sinh sản của con cái từ động dục đến đẻ, tiết sữa có thể bị ảnh hưởng xấu
khi thiếu kẽm (Bùi Đức Lũng và ctv, 1995).
Mawson và ctv (1953), cho biết chuột bị thiếu kẽm dịch hoàn, phó dịch
hoàn, tiền liệt tuyến và tuyến yên chậm phát triển, thượng bì ống sinh tinh teo lại,
còn trên chuột cái thì rối loạn động dục khi thiếu kẽm nghiêm trọng. Gà thiếu kẽm
thì giảm tỷ lệ nở và tăng tỷ lệ chết phôi, còn heo nuôi bằng khẩu phần thiếu kẽm thì
giảm số con trên một ổ và hàm lượng kẽm trong mô của con non giảm xuống,
nhưng không có sự phát triển bất thường của thai và tập tính mẹ (Bùi Đức Lũng và
ctv, 1995).
Chandra và ctv (1985), giải thích vai trò của kẽm với tổ chức lympho như
sau: thiếu kẽm sẽ làm giảm quá trình nhân đôi tế bào, do đó giảm số lượng tế bào

lympho, giảm yếu tố cảm ứng tuyến ức trong huyết thanh, tăng cường nồng độ
cortisol tự do trong huyết thanh, giảm sự duy chuyển của lymphocyte trong tổ chức
và các cơ quan tương ứng. Ngoài ra, hậu quả thiếu kẽm sẽ làm teo các tổ chức
lympho như lách, tuyến ức, các hạch lympho (trích từ Nguyễn Thanh Danh, 2002)
Ngộ độc kẽm
Phạm vi an toàn rộng lớn tồn tại giữa số lượng kẽm cần lấy vào và số lượng
kẽm cần sản xuất ra chất độc. Độc tính của kẽm phụ thuộc vào nguồn kẽm, mức ăn,
thời gian ăn, và hàm lượng các khoáng khác trong khẩu phần.
Dấu hiệu ngộ độc kẽm đã được Puls R.(1988), nêu lên như sau:


Chậm phát triển, viêm ruột, viêm khớp, xuất huyết nội.



Tăng khả năng viêm sụn xương.



Nồng độ canxi và sắt trong huyết tương giảm.



Nồng độ akaline phosphate trong huyết tương tăng cao.

Hàm lượng kẽm cao trong khẩu phần sẽ làm giảm tính thèm ăn và có thể làm
giảm khả năng hấp thu sắt và đồng của cơ thể .Trong khẩu phần lượng canxi liều
cao có tác dụng làm giảm độ độc của kẽm (Hsu và ctv, 1975).

12



Brink và ctv (1959) đã nhận định rằng triệu chứng ngộ độc khi cho heo
choai ăn khẩu phần ngô, khô dầu đậu tương có bổ sung 2000 – 4000 ppm từ
cacbonat kẽm vào khẩu phần là biểu hiện ủ rũ, viêm khớp, chảy máu khớp nách,
viêm dạ dày và chết.
Khẩu phần bổ sung 5000 ppm kẽm từ oxit kẽm dùng trong hai lứa đẻ làm giảm số
con đẻ ra và trọng lượng lúc cai sữa, gây xốp xương ở heo nái. Heo con của nái ăn
nhiều kẽm sẽ có mức đồng cao trong tế bào và nhanh bị thiếu máu nếu hàm lượng
đồng trong khẩu phần thấp (Hill và ctv, 1983).
Theo Latimet và ctv (1989); Robinson và ctv (1990), ngộ độc kẽm bao gồm
thiếu máu, xuất huyết nội được quan sát trên chó. Đối với thú nhai lại thì sự dung
nạp của thú giảm xuống nếu khẩu phần nhiều kẽm có lẽ liên quan đến trao đổi chất
trong dạ cỏ bằng việc ngộ độc kẽm của hệ vi khuẩn dạ cỏ. Thú ăn cỏ nhạy cảm với
ngộ độc kẽm nhiều hơn thú ăn thịt.
Tóm lại: Kẽm gắn liền các hoạt động enzyme, hormon và vitamin, vì vậy
nó coi như một chất xúc tác cho quá trình sống trong tế bào.
2.6 Một số dạng kẽm được sử dụng trong chăn nuôi
Bổ sung kẽm vào trong thức ăn chăn nuôi trước đây gồm nhiều dạng như
kẽm oxit, kẽm sulfat hay cacbonat kẽm .Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng khi bổ
sung dưới ZnO thì hiệu quả ngăn ngừa tiêu chảy trên heo là tốt hơn. Ngoài ra, còn
có nhiều dạng bổ sung kẽm làm tăng tính hấp thu như nhiều thí nghiệm bổ sung Zn
cho heo con được tiến hành ở Mỹ, người ta thấy rằng nếu bổ sung Zn ở dạng oxit
kẽm thì phải dùng liều 2000 - 3000 ppm, nhưng nếu bổ sung Zn ở dạng Zn methionine thì chỉ cần 250 ppm đã có thể làm cho heo con cai sữa sớm có tăng
trọng và chuyển hoá thức ăn cao, đặc biệt tỷ tệ tử vong của heo trong giai đoạn 0
đến 21 ngày thấp hơn nhiều so với heo được bổ sung oxit kẽm (4 % so với 16 %),
(theo A.Bruce Johnson và ctv, 1998).

13



×