Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

cách vẽ các loại biểu đồ ôn thi học sinh giỏi địa 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 30 trang )

1

PHẦN I: BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT
1.BIỂU ĐỒ CỘT ĐƠN:
A. Cách xác định biểu đồ:
- Khái niệm: Biểu đồ cột đơn: thể hiện sự biến động của đối tượng qua nhiều năm
- Từ khóa nhận biết “ phát triển, biến động, gia tăng…”
B. Xử lí số liệu: Ta phải đưa tất cả số liệu về cùng một đơn vị
C. Cách vẽ:
- Trục tọa độ: + OY - thế hiện đại lượng
+ OX: thể hiện mốc thời gian hoặc các vùng lãnh thổ…
- Vẽ khoảng cách các cột theo khoảng cách các năm. Tuy nhiên để bảo đảm tính thẩm mĩ ta nên chọn
khoảng cách bằng nhau.
- Ghi số liệu cụ thể trên đầu mỗi cột.
- Ghi tên biểu đồ
- Chú giải
- Nhận xét
D. Một số bài tập
Bài 1: Cho bảng số liệu: diện tích và dân số một số khu vực châu Á năm 2001
Khu vực

Diện tích ( nghìn km2)

Dân số ( triệu người)

Đông Á

11762

1503


Nam Á

4489

1356

Đông Nam Á

4495

519

Trung Á

4002

56

Tây Nam Á

7016

286

a. Tính mật độ dân số của các khu vực ở châu Á
b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mật độ dân số một số khu vực châu Á năm 2001
* Hướng dẫn làm bài:

dân số
Người/ Km2


Công thức tính
mật độ dân số

Diện tích
diện tích


2

a.Mật độ dân số của số một số khu vực châu Á năm 2001
Khu vực

được thể qua bảng sau

Mật độ dân số
(người / km2)

Đông Á

128

Nam Á

302

Đông Nam Á

116


Trung Á

14

Tây Nam Á

41
b.Vẽ:

c. Chú giải:

: mật độ dận số ( người /km2)


3

d. Nhận xét: Các khu vực châu Á có mật độ dân số không đồng đều.
Nam Á là khu vực có mật độ dân
số cao nhất. Trung Á là nơi có mật độ dân số thấp nhất. Nguyên nhân làm cho mật độ dân số các khu vực
không đồng đều: một số khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, còn các khu vực
dân cư thưa thớt do điều kiện tự nhiên khó khăn.
Bài tập 2: Cho bảng số liệu : Diện tích và dân số các vùng lãnh thổ nước ta năm 2010
Dân số ( người)

Diện tích ( Km2)

Cả nước

86 927 700


331 051,3

Trung du và miền núi Bắc Bộ

12 328 800

101 437,8

Đồng bằng sông Hồng

18 610 500

14 964,1

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

18 935 500

95 885,1

Tây Nguyên

5 214 200

54 640,6

Đông Nam Bộ

14 566 500


23 605,2

Đồng bằng sông Cửu Long

17 272 200

40 518,5

Các vùng

a.Tính mật độ dân số các vùng của nước ta năm 2010 ( Đơn vị : người / km2)
b.Nhận xét, giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta
* Hướng dẫn làm bài
a.Mật độ dân số các vùng của nước ta năm 2010 được thể hiện qua bảng sau:
Các vùng

Mật độ dân số
( Người / km2)

Cả nước

262,6

Trung du và miền núi Bắc Bộ

121,5

Đồng bằng sông Hồng

1243,7


Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

197,5

Tây Nguyên

95,4

Đông Nam Bộ

617,1

Đồng bằng sông Cửu Long

426,3

b. Vẽ ( xem bài tập 1)

2.BIỂU ĐỒ CỘT ĐÔI.
A. Cách xác định biểu đồ:


4

- Khái niệm: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị qua một số năm
- Từ khóa nhận biết “ so sánh” “và”
B. Xử lí số liệu: Ta phải đưa tất cả số liệu về cùng một đơn vị
C. Cách vẽ:
- Trục tọa độ: + OY - thế hiện đại lượng

+ OX: thể hiện mốc thời gian hoặc các vùng lãnh thổ…
- Vẽ khoảng cách các cặp cột đôi theo khoảng cách các năm. Tuy nhiên để bảo đảm tính thẩm mĩ ta nên
chọn khoảng cách bằng nhau.
- Ghi số liệu cụ thể trên đầu mỗi cột.
- Ghi tên biểu đồ
- Chú giải
- Nhận xét
D. Một số bài tập
Bài tập 1: Cho bảng số liệu : Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ năm
2002 ( Đơn vị nghìn tấn)
Vùng

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Nuôi trồng

38,8

27,6

Khai thác

153,7

493,5

Hoạt động kinh tế


a.Hãy vẽ biểu đồ thích hợp so sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ
và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002
b. Hãy giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản giữa hai vùng ?
* Hướng dẫn làm bài.
a. Vẽ:


5

b.Giải thích:
- Bắc Trung Bộ có lợi thế hơn Duyên hải Nam Trung Bộ về diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy
sản, bờ biển có nhiều đầm phá nông , nhiều bãi triều, nhiều diện tích đất ngập nước…
- Vùng DHNTB có nhiều bãi cá , bãi tôm lớn , có ngư trường lớn Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa Vũng Tàu. Nên
sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nhiều so với BTB.
Bài tập 2: Cho bảng số liệu: giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ . (Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm

1995

2000

2002

Tây Bắc

320,5

541,1

696,2


Đông Bắc

6179,2

10657,7

14301,3

Tiểu vùng

Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc
* Hướng dẫn làm bài: Biểu đồ cột đơn →vẽ tương tự như bài tập trên

Bài tập 3: Cho bảng số liệu : Sản lượng thủy sản ở đồng băng sông Cửu Long ( nghìn tấn)
Năm

1995

2000

2002

Đồng bằng sông Cửu Long

819,2

1169,1

1354,5


Cả nước

1584,4

2250,5

2647,4

Vùng

Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở đồng băng sông Cửu Long và cả nước . Nêu nhận xét
* Hướng dẫn làm bài: Vẽ biểu đồ cột đôi


6

3. BIỂU ĐỒ CỘT CHỒNG
A. Cách xác định biểu đồ:
- Khái niệm: Thể hiện tốt nhất qui mô và cơ cấu của đối tượng( theo tỉ lệ % tuyệt đối)
- Từ khóa nhận biết :
+ Mốc thời gian từ 1 đến 3 năm
+Từ khóa “ tỉ trọng hoặc tỉ lệ”
+ Cột chồng
B. Xử lí số liệu: % = ( giá trị thành phần : tổng giá trị ) x 100
C. Cách vẽ:
- Trục tọa độ: + OY - thế hiện đại lượng
+ OX: thể hiện mốc thời gian hoặc các vùng lãnh thổ…
- Vẽ khoảng cách các cột theo khoảng cách các năm (Tuy nhiên để bảo đảm tính thẩm mĩ ta nên chọn
khoảng cách bằng nhau.) . Mỗi cột có chiều cao tương ứng giá trị 100%, chiều rộng khoảng 1.5 cm, cột sau

khi vẽ xong có dạng hình chữ nhật. Các cột có chiều cao bằng nhau. Ta vẽ các yếu tố chồng lên nhau, yếu
tố nào có trước thì vẽ trước.
- Ghi số liệu cụ thể trong từng vùng thể hiện các yếu tố
- Ghi tên biểu đồ
- Chú giải : bằng các hình chữ nhật
- Nhận xét
D. Một số bài tập
Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản nước ta năm 1990 và 2002 ( Đơn vị nghìn tấn)
Năm

Tổng số

Khai thác

Nuôi trồng

1990

890,6

728,5

162,1

2002

2647,4

1802,6


844,8

Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện tỉ trọng ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta năm 1990 và 2002
* Hướng dẫn làm bài:
a.Xử lí số liệu : Tỉ trọng ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta năm 1990 và 2002 ( Đơn vị %),
được thể hiện qua bảng sau.

b. Vẽ


7

c. Nhận xét.
Bài 2: Cho bảng số liệu : giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta từ 1990 đến 2005 ( ĐVt: tỉ đồng)
Năm

1990

1995

2005

Cây lương thực

33289,6

42110,4

63852,5


Cây công nghiệp

6692,3

12149,4

25585,7

Cây ăn quả, rau đậu và cây khác

9622,1

11923,6

18459,4

Tổng số

49604,0

66183,4

107897,6

Nhóm cây

a. Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ năm 1990 đến 2005
b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích
* Hướng dẫn làm bài
a.Xử lí số liệu : Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ 1990 đến 2005 của nước ta được thể hiện qua

bảng sau ( Đơn vị %)


8
Năm

1990

1995

2005

Cây lương thực

67,1

63,6

59,2

Cây công nghiệp

13,5

18,4

23,7

Cây ăn quả, rau đậu và cây khác


19,4

18,0

17,1

Tổng số

100

100

100

Nhóm cây

b. Vẽ: ( Tương tự bài trên)
c.Nhận xét:
- Thời kì 1990- 2005 trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta:
+ Tỉ trọng cây lương thực giảm mạnh ( từ 67,1 % xuống 59,2 % )
+ Tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh ( từ 13,5 % lên 23,7 % )
+ Tỉ trọng cây ăn quả giảm nhưng không đáng kể ( từ 19,4 % xuống 17,1 %)
- Sự thay đổi trên cho thấy :
+ Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa , giảm dần độc canh cây lương thực
( chủ yếu là cây lúa)
+ Nước ta đã khai thác hợp lí hơn điều kiện tự nhiên ( đất trồng, khí hậu ..), ngành trồng trọt đã phát triển
theo hướng sản xuất hàng hóa gắn liền với công nghiệp chế biến.
Bài 3: Cho bảng số liệu : Tình hình sản xuất thủy sản ở Đb sông Hồng và Đb sông Cửu Long và cả
nước năm 2002 ( Nghìn tấn)
Vùng


Đb Sông Cửu Long

ĐB Sông Hồng

Cả nước

Cá biển khai thác

493,8

54,8

1189,6

Cá nuôi

283,9

110,9

486,4

Tôm nuôi

142,9

7,3

186,2


Sản lượng

Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác , cá nuôi, tôm nuôi ở đồng bằng Sông Cửu Long và
đồng băng Sông Hồng so với cả nước ( cả nước = 100%)
* Hướng dẫn làm bài:
a.Xử lí số liệu: Ttỉ trọng sản lượng cá biển khai thác , cá nuôi, tôm nuôi ở đồng bằng Sông Cửu Long và
đồng băng Sông Hồng so với cả nước ( cả nước = 100%) ( Đơn vị %) Được thể hiện qua bảng sau:


9

Vùng

Đb Sông Cửu Long

ĐB Sông Hồng

Cả nước

Cá biển khai thác

41,5

4,6

100

Cá nuôi


58,4

22,8

100

Tôm nuôi

76,7

3,9

100

Sản lượng

b.Vẽ:

c.Nhận xét:
Bài 4: Cho bảng số liệu : Diện tích , dân số, GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba
vùng kinh tế trọng điểm của cả nước , năm 2002
Tiêu chí
Vùng

Diện tích

Dân số

( nghìn km2)


( triệu người)

GDP ( tỉ đồng)

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

28,0

12,3

188,1

Ba vùng kinh tế trọng điểm

71,2

31,3

289,5

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng Diện tích , dân số, GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba
vùng kinh tế trọng điểm của cả nước , năm 2002 và nhận xét
* Hướng dẫn làm bài:


10

a..Xử lí số liệu : tỉ trọng Diện tích , dân số, GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng
kinh tế trọng điểm của cả nước , năm 2002 ( Đơn vị %) được thể hiện qua bảng sau
Tiêu chí


Diện tích

Dân số

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

39,3

41,1

65,0

Ba vùng kinh tế trọng điểm

100

100

100

GDP

Vùng

b. Vẽ biểu đồ cột chồng
Bài tập 5: Cho bảng số liệu dân số thành thị và nông thôn ở TP Hồ Chí Minh ( nghìn người)
Vùng

Năm


1995

2000

2002

Nông thôn

1174,3

845,4

855,8

Thành thị

3466,1

4380,7

4623,2

Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TP Hồ Chí Minh qua các năm và nhận xét.
* Hướng dẫn làm bài:
a.Xử lí số liệu : Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn ở TP Hồ Chí Minh qua các năm ( Đơn vị %) , được thể
hiện qua bảng sau:
Năm

1995


2000

2002

Vùng

Số dân

Tỉ lệ

Số dân

Tỉ lệ

Số dân

Tỉ lệ

Nông thôn

1174,3

25.3

845,4

16.2

855,8


15.6

Thành thị

3466,1

74.7

4380,7

83.2

4623,2

84.4

Tổng số dân thành thị và
nông thôn

4640,4

100

5226,1

100

5479


100

b.Vẽ: Vẽ tương tự bài trên
c.Nhận xét:
- Trong thời kì 1996-2002:
+ Tổng số dân tăng ( từ 4640,4 nghìn người lên 5479 nghìn người)
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 74,7 % lên 84,4 %
+ Tỉ lệ dân nông thôn giảm từ 25.3 % xuống 15,6 %
- Điều đó cho thấy TP Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa nhanh

4.BIÊỦ ĐỒ THANH NGANG
- Biểu đồ thanh ngang là một dạng của biểu đồ cột đơn


11

- Dấu hiệu nhận biết “vẽ biểu đồ thanh ngang”
- Trục X thể hiện các đối tượng
- Trục Y thể hiện số lượng
Bài tập 1: Cho bảng số liệu : độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên năm 2006
Các tỉnh

Kon Tum

Gia Lai

Đắc Lăk

Lâm Đồng


64,0

49,2

50,0

63,5

Độ che phủ rừng (%)

Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét
*Hướng dẫn làm bài
a. Vẽ :

b. Nhận xét :
- Tất cả các tỉnh Tây Nguyên đều có tỉ lệ độ che phủ rừng cao hơn mức trung bình của cả nước (dưới 43%
năm 2003)
- Lâm Đồng là tỉnh có tỉ lệ độ che phủ rừng cao nhất ( 63,5 %)
- Gia Lai là tỉnh có tỉ lệ độ che phủ rừng thấp nhất ( 49,2 %)
Bài tập 2: Cho bảng số liệu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh năm 2002
Các tỉnh , thành phố

Đà
Nẵng

Quảng
Ninh

Quảng
Ngãi


Bình
Định

Phú Yên

Khánh
Hòa

Ninh
thuận

Bình
Thuận

Diện tích (nghìn ha)

0,8

5,6

1,3

4,1

2,7

6,0

1,5


1,9

Hãy vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố vùng duyên hải
Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét.
* Hướng dẫn làm bài
a. Vẽ: ( tương tự bài trên)


12

b. Nhận xét:

PHẦN 2: BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN
A. Cách xác định biểu đồ:
- Khái niệm: Thể hiện tốt nhất qui mô và cơ cấu của đối tượng( theo tỉ lệ % tuyệt đối)
- Từ khóa nhận biết :


13

+ Mốc thời gian từ 1 đến 3 năm
+Từ khóa “ cơ cấu”
+ Hình tròn
B. Xử lí số liệu:
a. % thành phần = ( giá trị thành phần : tổng giá trị ) x 100
b.Tính góc ở tâm: % thành phần x 3.60
c. Tính bán kính: Ta chọn R của năm đầu = 1
R năm sau = 1.


A
B

A : là tổng giá trị năm sau
B: là tổng giá trị năm đầu

C. Cách vẽ:
- Dùng dụng cụ là compa, vẽ hình tròn , vẽ kim 12 giờ. Sau đó vẽ lần lượt các yếu tố thành phần theo chiều
quay của kim đồng hồ. Ta nên dùng thước đo độ để vẽ theo giá trị góc ở tâm để đạt độ chính xác cao nhất

D. Một số bài tập
Bài tập 1: Cho bảng số liệu : Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế ( Đơn vị: tỉ đồng)
Năm

1996

2005

Nhà nước

74 161

249 085

Ngoài nhà nước( tập thể, tư nhân, cá thể)

35 682

308 854


Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

39 589

433 110

Tổng số

149 432

991 049

Thành phần kinh tế

a.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước
ta năm 1996 và 2005.
b. Nhận xét giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta qua hai năm nêu trên.
*Hướng dẫn làm bài:


14

a.Xử lí số liệu: cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và
2005 ( Đơn vị %) được thể hiện qua bảng sau
Năm

1996

2005


Tỉ lệ (%)

Góc ở
tâm(độ)

Tỉ lệ (%)

Góc ở
tâm(độ)

Nhà nước

49,6

178,6

25,1

90,4

Ngoài nhà nước( tập thể, tư nhân, cá thể)

23,9

86

31,2

112,3


Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

26,5

95,4

43,7

157,3

Tổng số

100

360

100

360

Thành phần kinh tế

b.Vẽ

1996

2005

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và
2005.

c.Nhận xét:
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005 rất đa
dạng
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005 có sự
thay đổi:
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong thành phần kinh tế nhà nước giảm ( từ 46,9 % còn 25,1 %)
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng ( 23,9 % lên 31,2 %)
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong thành phần kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng ( từ
26,5 % lên 43,7 %)
Những thay đổi trên cho thấy trong quá trình nước ta xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa đã phát huy tốt
hơn vai trò của các thành phần kinh tế.
Bài 2: Cho bảng số liệu : Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây ( nghìn ha)
Năm

1990

2002


15

Các nhóm cây
Cây lương thực

6 474,6

8 320,3

Cây công nghiệp


1 199, 3

2 337,3

Cây thực phẩm, cây ăn quả và cây
khác

1 366, 1

2 173,8

Tổng số

9040,0

12831,4

a.Hãy vẽ biểu đồ thế hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.
b. Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét
*Hướng dẫn làm bài:
a.Xử lí số liệu: cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây được thể hiện qua bảng sau
Năm

1990

2002

Các nhóm cây

Số lượng


Tỉ lê %

Góc ở tâm

Số lượng

Tỉ lê %

Góc ở tâm

Cây lương thực

6 474,6

71,6

257,8

8 320,3

64,8

233,3

Cây công nghiệp

1 199, 3

13,3


47,9

2 337,3

18,3

65,9

Cây thực phẩm, cây ăn quả và
cây khác

1 366, 1

15,1

54,3

2 173,8

16,9

60,8

Tổng số

9040,0

100


360

12831,4

100

360

b. Vẽ ( tương tự bài trên)
c.Nhận xét :
- Cơ cấu các nhóm cây trồng nước ta rất đa dạng
- Cơ cấu diện tích nhóm cây trồng nước ta có sự thay đổi:
+ Nhóm cây lương thực có cơ cấu diện tích chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng giảm ( từ 71,6 % xuống 64,8
%)
+ Nhóm cây công nghiệp có cơ cấu diện tích chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng tăng (từ 13,3 % lên 18,3
%)+ Nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác có cơ cấu diện tích chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng
tăng ( từ 15,1 % lên 16,9 % )
Ngành trồng trọt nước ta phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hóa , đa dạng các nhóm cây trồng
Bài 3: Dựa vào bảng số liệu . Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 ở tỉnh Gia Lai ( Đơn vị
ha)
Tổng diện tích

Đất sản xuất nông
nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thủy
sản


Đất nông nghiệp
khác

1 347 863

601 442

745 245

1 070

105

a.Tính tỉ trọng ( %) các loại đất trên


16

b. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các loại đất trên ở tỉnh Gia Lai năm 2011 và nêu nhận xét
* Hướng dẫn làm bài:
a.Xử lí số liệu: tỉ trọng ( %) các loại đất trên được thể hiện qua bảng sau:
Đất sản xuất nông
nghiệp

Tổng diện tích

Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thủy sản


Đất nông nghiệp khác

Tỉ lệ %

Góc ở tâm

Tỉ lệ %

Góc ở tâm

Tỉ lệ %

Góc ở tâm

Tỉ lệ %

Góc ở tâm

Tỉ lệ %

Góc ở tâm

100

360

44,62

160,6


55,3

199,1

0,08

0.28

0.008

0,02

b. Vẽ ( vẽ tương tự bài trên)
c. Nhận xét:
Bài 4: Cho bảng số liệu : Sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước ta ( Đơn vị : nghìn tấn)
Vùng

Năm

1995

2012

Cả nước

24 964

43 737,8

Đồng bằng sông Hồng


5 090

6 664,5

Đồng bằng sông Cửu Long

12 832

24 320,8

Các vùng còn lại

7 042

12 752,5

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước ta năm 1995 và 2012. Nhận xét
*Hướng dẫn làm bài:
a. Xử lí số liệu : cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước ta năm 1995 và 2012 thể hiện qua bảng sau ( Đơn vị %)
Năm
Vùng

1995

2012

Tỉ lệ %

Góc ở tâm


Tỉ lệ %

Góc ở tâm

Cả nước

100

360

100

360

Đồng bằng sông Hồng

20, 4

73,4

15,2

54,7

Đồng bằng sông Cửu Long

51, 4

185,1


55,6

200,2

Các vùng còn lại

28,2

101,5

29,2

105,1

b. Vẽ ( tương tự bài trên)
c. Nhận xét

PHẦN 3: BIỂU ĐỒ MIỀN
A. Cách xác định biểu đồ:
- Khái niệm: Thể hiện tốt nhất qui mô và cơ cấu của đối tượng( theo tỉ lệ % tuyệt đối)
- Từ khóa nhận biết :
+ Mốc thời gian từ 4 năm trở lên
+Từ khóa “ cơ cấu”
+ Biểu đồ miền


17

B. Xử lí số liệu:

a. % thành phần = ( giá trị thành phần : tổng giá trị ) x 100
C. Cách vẽ:
- Vẽ hình chữ nhật có chiều rộng thể hiện tỉ lệ % , độ dài chiều rộng = 100%. Chiều dài hình chữ nhật thể
hiện thời gian , độ dài chiều dài = khoảng cách giữa các năm.
D.Một số bài tập
Bài tập 1: Cho bảng số liệu : GDP theo giá trị thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta qua các
năm ( đơn vị : tỉ đồng)
Năm

1990

1996

2000

2002

Nông-lâm-thủy sản

16 252

75 514

108 356

123 383

Công nghiệp- xây dựng

9 513


80 876

162 220

206 197

Dịch vụ

16 190

115 646

171 070

206 182

Ngành kinh tế

a.Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo bảng số liệu trên
b.Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta ?
* Hướng dẫn làm bài ( Chú ý: bài này không cho số liệu tổng số, hs phải tính tổng số bằng cách cộng số
liệu của ba ngành kinh tế lại với nhau)

a.Xử lí số liệu: Cơ cấu GDP (%) các ngành kinh tế được thể hiện qua bảng sau
Năm

1990

1996


2000

2002

Ngành kinh tế

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Nông-lâm-thủy sản

16 252

38,7

75 514


27,8

108 356

24,5

123 383

23,0

Công nghiệp- xây
dựng

9 513

22,7

80 876

29,7

162 220

36,7

206 197

38,5


Dịch vụ

16 190

38,6

115 646

42,5

171 070

38,8

206 182

38,5

Tổng số

41 955

100

272 036

100

441 646


100

535 762

100


18

b.Vẽ:

Biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo giá trị thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta
qua các năm ( 1990- 2002)
c.Nhận xét
- Qua biểu đồ đã vẽ cho ta thấy, cơ cấu GDP theo giá trị thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta qua
các năm ( 1990- 2002) có sự chuyển dịch:
+ Ngành nông lâm-thủy sản có xu hướng giảm ( từ 38,7 % xuống 23%)
+ Ngành công nghiệp- xây dựng có xu hướng tăng lên (22,7 % lên 38,5 %)
+ Ngành dịch vụ có xu hướng tăng ( 38,6 % lên 38,8 %)
-Như vây có cấu các ngành kinh tế có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp -xây dựng và dịch
vụ. Đó là sự chuyển dịch tiến bộ theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa

Bài 2:Cho bảng số liệu : Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn
1995- 2013 ( Đơn vị: tỉ đồng)
Năm

Tổng số

Nông lâm- ngư
nghiệp


Công nghiệp- xây
dưng

Dịch vụ

1995

228 892

62 219

65 820

100 853

2000

441 646

108 356

162 220

171 070

2005

914 001


176 402

348 519

389 080

2010

2 157 828

407 647

824 904

925 277

2013

3 584 262

658 779

1 373 000

1 552 483


19

a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực

kinh tế nước ta giai đoạn 1995 -2013
b.Nhận xét và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế
nước ta giai đoạn 1995 -2013
*Hướng dẫn làm bài:
a.Xử lí số liệu : cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 1995 -2013
( Đơn vị %) , được thể hiện qua bảng sau.
Năm

Tổng số

Nông lâm- ngư
nghiệp

Công nghiệp- xây
dưng

Dịch vụ

1995

100

27,2

28,8

44,0

2000


100

24,6

36,7

38,7

2005

100

19,3

38,1

42,6

2010

100

18,9

38,2

42,9

2013


100

18,4

38,3

43,3

b.Vẽ: biểu đồ miền

Biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế nước ta
giai đoạn 1995 -2013
c.Nhận xét:
- Từ biểu đồ đã vẽ ta thấy cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn
1995 -2013 có sự chuyển dịch :
+ Tỉ trọng ngành nông-lâm ngư nghiệp giảm ( 27,2 % xuống còn 14,4 %)
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng ( 28,8 % lên 38,3 %)
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng ( 44 % lên 43,3 %)


20

-Như vậy cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 1995 -2013 có sự
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Bài 3: Cho bảng số liệu giá trị sản xuất nông nghiệp théo giá thực tế phân theo ngành hoạt động ( Đơn
vị : tỉ đồng)
Năm

Tổng số


Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ nông nghiệp

2001

130 176,6

101 403,1

25 501,4

3 273,1

2003

153 955,0

116 065,7

34 456,6

3 423,7

2005

183 342,4


134 754,5

45 225,6

3 362,3

2007

236 935,0

175 007,0

57 803,0

4 125,0

2010

528 738,9

390 767,9

129 679,0

8 292,0

a.Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động qua
các năm trên.
b.Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị nông nghiệp thời kì trên ?
* Hướng dẫn làm bài:

a.Xử lí số liệu: cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động qua các năm ( 2001-2010)
( Đơn vị : %) Được thể hiện qua bảng sau
Năm

Tổng số

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ nông nghiệp

2001

100

77,9

19,6

2,5

2003

100

75,4

22,4


2,2

2005

100

73,5

24,7

1,8

2007

100

73,9

24,4

1,7

2010

100

73,9

24,5


1,6

b.Vẽ: Tương tự bài trên vẽ biểu đồ miền
c. Nhận xét:


21

PHẦN 4: BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG
A. Cách xác định biểu đồ:
- Khái niệm: Thể hiện sự diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm. Hoặc so sánh các
đối tượng với cùng một đối tượng chung.
- Từ khóa nhận biết :
+ Mốc thời gian từ 4 năm trở lên
+Từ khóa “ “ tốc độ tăng trưởng, chỉ số tăng trưởng, tốc độ tăng..”
+ Biểu đồ đường
B. Xử lí số liệu:
Lấy năm đầu tiên làm gốc = 100 %
Tốc độ tăng trưởng =

B
. 100 ( Đơn vị %)
A

Trong đó A: là giá trị năm đầu , B là giá trị năm sau

C. Cách vẽ: Vẽ hệ tọa độ XOY (có gốc tọa độ là 100% nếu giá trị các đối tương ≥ 100 % ; gốc tọa độ là 0
nếu giá trị các đối tượng < 100 % ) , OY biểu thị % , OX thế hiện mốc thời gian, đường biểu diễn các đối
tượng. Trục OX có độ dài lớn hơn OY
D.Một số bài tập

Bài tập 1: Cho bảng số liệu : số lượng gia súc , gia cầm và chỉ số tăng trưởng ( năm 1990 = 100 %)
Năm

Trâu( nghìn con)

Bò (nghìn con)

Lợn (Nghìn con)

Gia cầm (triệu con)


22

1990

2 854,1

3116,9

12 260,5

104,4

1995

2962,8

3638,9


16306,4

142,1

2000

2897,2

4127,9

20193,8

196,1

2002

2814,4

4062,9

23 169,5

233,3

a.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc , gia cầm qua các năm 1990,1995,200,2002
b. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ , hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng.
Tại sao đàn trâu không tăng ?
* Hướng dẫn làm bài:
a.Chỉ số tăng trưởng đàn gia súc , gia cầm qua các năm 1990,1995,200,2002, được thể hiện qua bảng sau:
Lấy năm 1990 làm gốc = 100 %


b.Vẽ:

Năm

Trâu



Lợn

Gia cầm

1990

100

100

100

100

1995

103,8

116,7

133,0


142,1

2000

101,5

132,4

164,7

196,1

2002

98,6

130,4

189,0

233,3


23

Biểu đồ đường thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc , gia cầm qua các năm 1990,1995,200,2002
c.Nhận xét:
- Thời kì 1990 -2002 số lượng đàn gia súc , gia cầm của nước ta đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau:
+ Đàn lợn có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đó là đàn gia cầm

+ Đàn bò cũng tăng nhẹ, đàn trâu tăng chậm và không ổn định
Nguyên nhân:
+ Đàn gia súc và gia cầm tăng :
-Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng
- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi được giải quyết tốt hơn
-Hiệu quả ngành chăn nuôi tăng cao
-Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của nhà nước
Tốc độ tăng khác nhau do nhu cầu của thị trường, điều kiện phát triển và hiệu quả chăn nuôi
+ Đàn lợn có tốc độ tăng nhanh hơn đàn trâu:
-Thịt lợn là loại thức ăn truyền thống phổ biến của dân cư nước ta
-Thịt và sữa bò có nhu cầu lớn hơn thịt trâu
-Trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự
phát triển của đàn trâu.
Bài 2: Cho bảng số liệu: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta (năm 1990
là 100%) Đơn vị tính : nghìn tấn
Năm

Đường sắt

Đường bộ

Đường sông

Đường biển

1990

2.341

54.640


27.071

4.359

1998

4.978

123.911

38.034

11.793

2000

6.258

141.139

43.015

15.553

2003

8.385

172.799


55.259

27.449

2005

8.838

212.263

62.984

33.118

a.Tính tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của từng ngành vận tải nước ta trong giai đoạn
1990-2005.
b.Vẽ biểu đồ thế hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của từng ngành vận tải nước ta
trong giai đoạn 1990-2005.
*Hướng dẫn làm bài:
a.Xử lí số liệu: tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của từng ngành vận tải nước ta trong
giai đoạn 1990-2005 được thể hiện qua bảng sau:


24

Lấy năm 1990 làm gốc = 100 %
Năm

Đường sắt


Đường bộ

Đường sông

Đường biển

1990

100

100

100

100

1998

212,6

226,8

140,5

270,5

2000

267.3


258,3

158,9

356,8

2003

358,2

316,3

204,1

629,7

2005

377,5

388,5

232,7

759,8

b.

Vẽ


biểu đồ đường thế hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của từng ngành vận tải nước ta
trong giai đoạn 1990-2005
Bài 3: Cho bảng số liệu : Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước thời kì 1995-2002
( Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
1995

2000

2002

Tây Nguyên

1,2

1,9

2,3

Cả nước

103,4

198,3

261,1

a. Tính tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên so với cả nước ?
b. Tính tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước giai đoạn 1995-2002. Vẽ biểu đồ thích
hợp thể hiện tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước.



25

* Hướng dẫn làm bài
a. Tỉ trọng công nghiệp của Tây Nguyên so với cả nước ( đơn vị % ) được thể hiện ở bảng sau:
1995

2000

2002

Tây Nguyên

1,16

0,96

0,88

Cả nước

100

100

100

b.Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước giai đoạn 1995-2002 ( Đơn vị: %)
Lấy năm 1995 làm gốc = 100%


1995

2000

2002

Tây Nguyên

100

158,3

191,7

Cả nước

100

190,1

252,5

* Vẽ:

Biểu đồ đường thể hiện tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước giai đoạn 1995-2002


×