Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về THẨM QUYỀN của CHỦ TỊCH nước ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
……

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2008 - 2012

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA
CHỦ TỊCH NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giáo viên hƣớng dẫn:
NGUYỄN NAM PHƢƠNG
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THANH NAM
MSSV: 5086054
LỚP: LUẬT HÀNH CHÍNH K34

Cần Thơ, tháng 5 năm 2012


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay

LỜI CẢM ƠN
……

Lời đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn Nam Phƣơng,
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, góp ý và động viên em trong suốt quá trình thực hiện Luận
văn tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô Khoa luật – Trƣờng đại học Cần Thơ,


không những đã trang bị cho em về kiến thức chuyên ngành Luật mà còn trang bị cả
những kỹ năng bổ ích trong cuộc sống. Những kiến thức và kỹ năng mà em nhận đƣợc
trên giảng đƣờng đại học sẽ là hành trang giúp em tự tin vững bƣớc trong tƣơng lai.
Con xin cảm ơn gia đình và cám ơn những ngƣời bạn đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi tốt nhất cả về vật chất và tinh thần cho em hoàn thành đƣợc luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tuy bản thân có nhiều nỗ lực và cố gắng nhƣng
nhận thức của bản thân vẫn còn hạn chế nên Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Vì thế, ngƣời viết rất mong nhận đƣợc sự quan tâm và những ý kiến đóng góp quý
báu của quý thầy cô để luận văn đƣợc hoàn chỉnh.
Xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Nam

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 2

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
……
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
…..…………………………………………………………………………………………
…..…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………..
GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng


Trang 3

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………..

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 4

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................8
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA VÀ THẨM
QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH NƢỚC ........................................................................10
1.2 KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA .................................................... 10
1.2.1 Sự hình thành và phát triển của chế định Nguyên thủ quốc gia .................. 10
1.2.2 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong bộ máy nhà nƣớc dân chủ hiện đại ... 11
1.2.2.1 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa tổng thống ............12
1.2.2.2 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa đại nghị ...............13
1.2.2.3 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa hỗn hợp ...............15

1.2.2.4 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ...17
1.3 NGUYÊN THỦ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM.......................................................... 18
1.3.1 Sự hình thành và phát triển của chế định Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam
qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959 và 1980 ................................................... 18
1.3.2 Chế định Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam theo Hiến pháp năm 1992 .................. 20
1.3.2.1 Khái niệm, vị trí và tính chất pháp lý của Chủ tịch nước ..............................21
1.3.2.2 Những quan điểm của việc hình thành chế định Chủ tịch nước ở Hiến pháp
năm 1992 .....................................................................................................................23
1.4 KHÁI QUÁT VỀ THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH NƢỚC ............................. 25
1.4.1 Khái niệm thẩm quyền ..................................................................................... 25
1.4.2 Khái niệm thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc..................................................... 27
1.4.3 Phân loại thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ...................................................... 27

CHƢƠNG 2 THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH NƢỚC THEO QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH .............................................................29
2.1 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH NƢỚC THEO QUY ĐỊNH
CỦA HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH ............................................................................... 29
2.1.1 Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt
nhà nƣớc về đối nội và đối ngoại ............................................................................. 30
2.1.1.1 Trong lĩnh vực đối nội ................................................................................... 30
2.1.1.2 Trong lĩnh vực đối ngoại ............................................................................... 35
2.1.1.3 Trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh .......................................................... 37
2.1.2 Nhóm các nhiệm vụ quyền hạn liên quan đến việc phối hợp với các thiết
chế quyền lực nhà nƣớc trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tƣ pháp ... 38
GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thanh Nam



Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
2.1.2.1 Trong lĩnh vực lập pháp ................................................................................ 38
2.1.2.2 Trong lĩnh vực hành pháp.............................................................................. 40
2.1.2.3 Trong lĩnh vực tư pháp .................................................................................. 42
2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ TỊCH NƢỚC VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ
NƢỚC ........................................................................................................................... 43
2.2.1 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nƣớc với Quốc hội và Ủy ban Thƣờng vụ Quốc
hội
...................................................................................................................... 43
2.2.1.1 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Quốc hội .............................................. 43
2.2.1.2 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ............... 45
2.2.2 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nƣớc với Chính phủ ........................................... 46
2.2.3 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nƣớc với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm
sát nhân dân tối cao .................................................................................................. 47
2.2.3.1 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao ..................... 48
2.2.3.2 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Viện kiểm sát nhân dân tối cao .......... 49

CHƢƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH NƢỚC ...................................50
3.1 NHẬN XÉT VỀ CHẾ ĐỊNH CHỦ TỊCH NƢỚC ..................................................51
3.2 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN THẨM QUYỀN CỦA CHỦ
TỊCH NƢỚC TRONG CÁC LĨNH VỰC LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TƢ
PHÁP ..............................................................................................................................54
3.2.1 Trong lĩnh vực lập pháp ......................................................................................54
3.2.2 Trong lĩnh vực hành pháp....................................................................................55
3.2.3 Trong lĩnh vực tư pháp ........................................................................................55
3.3 YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA VIỆC HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH NƢỚC TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY ........................................................................................................................55

3.3.1 Yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ
tịch nƣớc .................................................................................................................... 55
3.3.1.1 Yêu cầu hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước trong giai đoạn mới ............. 56
3.3.1.2 Yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam .............................................................................................................. 57
3.3.1.3 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nước ................. 58

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 6

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
3.3.2 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc trong
giai đoạn hiện nay ..................................................................................................... 58
3.4.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của chủ tịch nƣớc trong lĩnh
vực lập pháp .............................................................................................................. 59
3.4.1.1 Về thẩm quyền công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh .................................... 59
3.4.1.2 Về thời hạn công bố Luật, Pháp lệnh ............................................................ 61
3.4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc trong
lĩnh vực hành pháp ................................................................................................... 62
3.4.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc trong
lĩnh vực tƣ pháp ........................................................................................................ 64

KẾT LUẬN ....................................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề trọng tâm của bất cứ nhà nƣớc nào là việc tổ chức và thực hiện quyền lực
nhà nƣớc cũng nhƣ mối quan hệ giữa các cơ quan của bộ máy nhà nƣớc. Lý luận và thực
tiễn đã chứng minh rằng, nếu việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nƣớc dựa trên
những quan điểm khoa học và phù hợp với thực tiễn khách quan thì nhà nƣớc đó sẽ tồn
tại và phát triển bền vững. Ngƣợc lại, việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nƣớc nếu
chỉ dựa trên ý chí chủ quan, không có căn cứ khoa học thì sớm hay muộn nhà nƣớc đó
cũng sẽ kém phát triển. Việt Nam cũng không ngoại lệ, sự phát triển của đất nƣớc và bối
cảnh quốc tế trong thế kỷ mới đang tạo ra những biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, đòi hỏi việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nƣớc nói chung, thiết chế
Chủ tịch nƣớc nói riêng theo hƣớng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa
nhằm “Bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước
là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp…” đã đƣợc Đảng ta đề ra nhƣ một tất yếu khách quan.1
Hơn hai mƣơi năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, cơ cấu tổ chức bộ máy
nhà nƣớc trong đó có thiết chế Chủ tịch nƣớc đã đƣợc đổi mới theo hƣớng hoàn thiện và
phù hợp hơn. Chủ tịch nƣớc đã thực sự thể hiện đƣợc vị trí của một ngƣời đứng đầu nhà
nƣớc, thay mặt nhà nƣớc về đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, trƣớc những thay đổi của
đời sống xã hội hiện tại, thiết chế Chủ tịch nƣớc đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Vì
vậy, việc củng cố địa vị pháp lý cũng nhƣ thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc là rất cần thiết

xuất phát từ nhu cầu khách quan của đất nƣớc. Điều này phù hợp với lịch sử (Mô hình
Chủ tịch nƣớc theo Hiến pháp năm 1946) và thực tiễn hiện hành trong tổ chức quyền lực
nhà nƣớc trên thế giới, khi các nhà nƣớc đều có xu hƣớng thiết lập mô hình Nguyên thủ
quốc gia – ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, thay mặt nhà nƣớc về đối nội và đối ngoại, đồng
thời là nhân vật trung tâm của quyền lực nhà nƣớc.
Xuất phát từ lý do trên, ngƣời viết chọn vấn đề "Hoàn thiện pháp luật về thẩm
quyền của Chủ tịch nước ở Việt Nam hiện nay" để làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Cử
nhân Luật.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, ngƣời viết hƣớng tới mục đích làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc, phân tích những quy định của pháp
luật hiện hành về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, tìm ra
1

Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006,

Trang 126.

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 8

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
những mặt hạn chế, chƣa phù hợp trong các quy định của pháp luật về thẩm quyền của
Chủ tịch nƣớc. Đồng thời, đề xuất những giải pháp cụ thể để nhằm khắc phục những hạn
chế đó.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

Trong đề tài này, ngƣời viết nghiên cứu trên cơ sở những quy định về Chế định
Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 (đƣợc
sửa đổi, bổ sung năm 2001). Trong đó, tập trung chủ yếu là các quy định về thẩm quyền
của Chủ tịch nƣớc ở Hiến pháp năm 1992 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2001). Đồng thời,
ngƣời viết cũng đề cập và phân tích một số mô hình Nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Qua đó, đƣa ra những quan điểm và kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về thẩm
quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp luận Mác – Lênin,
phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê, đánh
giá số liệu.
5. Bố cục của đề tài
Lời mở đầu
Nội dung Luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về Nguyên thủ quốc gia và thẩm quyền của Chủ tịch nước
Chƣơng 2: Thẩm quyền của Chủ tịch nước ở Việt Nam theo quy định của pháp
luật hiện hành
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ
tịch nước ở Việt Nam hiện nay
Kết luận
Tài liệu tham khảo.

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA
VÀ THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH NƢỚC
Trong Chương một, người viết sẽ trình bày về sự hình thành và phát triển của chế
định Nguyên thủ quốc gia, đề cập và phân tích một số mô hình Nguyên thủ quốc gia trên
thế giới và mô hình Nguyên thủ quốc gia – Chủ tịch nước ở Việt Nam. Bên cạnh đó,
người viết sẽ làm rõ về khái niệm thẩm quyền cũng như thẩm quyền của Chủ tịch nước ở
Việt Nam.
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA
Trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nƣớc của các quốc gia hầu nhƣ đều có một
thiết chế đặc biệt với tên gọi chung là Nguyên thủ quốc gia. Đây là thiết chế có vai trò và
vị trí quan trọng trong việc đại diện cho quốc gia đó trên các lĩnh vực đối nội và đối
ngoại. Trong suốt quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới, thiết chế Nguyên
thủ quốc gia tồn tại dƣới nhiều hình thức với nhiều tên gọi cũng nhƣ có những nhiệm vụ
và quyền hạn khác nhau.
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của chế định Nguyên thủ quốc gia
Nguyên thủ theo nghĩa chung nhất là ngƣời đứng đầu. Nguyên thủ quốc gia –
“The Head of State” – đƣợc hiểu là ngƣời đứng đầu một quốc gia. Với vị trí nhƣ trên,
khoa học pháp lý đã có nhiều cách gọi khác nhau về Nguyên thủ quốc gia nhƣ Tổng
thống, Hoàng đế, Chủ tịch nƣớc, Vua, Nữ hoàng, Hội đồng nhà nƣớc…
Tùy thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nƣớc – hay nói cách
khác là phụ thuộc vào hình thức chính thể của mỗi nhà nƣớc – thì mô hình tổ chức và
hoạt động của nhà nƣớc đƣợc phân tích dƣới góc độ tổ chức, hoạt động và mối quan hệ
giữa các cơ quan nhà nƣớc với nhân dân mà Nguyên thủ quốc gia có những tên gọi
riêng. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể Quân chủ và chính thể Cộng
hòa.
Chính thể Quân chủ là hình thức chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà
nƣớc tập trung toàn bộ hay một phần vào ngƣời đứng đầu theo nguyên tắc thừa kế.2
Chính thể Quân chủ có hai dạng là Quân chủ tuyệt đối và Quân chủ hạn chế. Ở những

quốc gia mà việc tổ chức nhà nƣớc theo hình thức chính thể Quân chủ tuyệt đối thì
Nguyên thủ quốc gia đƣợc gọi là Vua, Nữ hoàng, Hoàng đế, nắm trong tay quyền lực vô
hạn và đƣợc thành lập bằng cách thức suy tôn, truyền ngôi, kế vị không thời hạn, chứ
không thông qua con đƣờng bầu cử theo nhiệm kỳ. Hình thức chính thể này tồn tại chủ
2

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB Tƣ pháp, Hà Nội, 2007, Trang 58.

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 10

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
yếu trong hai kiểu nhà nƣớc đầu tiên là nhà nƣớc Chủ nô và nhà nƣớc Phong kiến. Hình
thức chính thể Quân chủ hạn chế có hai dạng là Quân chủ nhị nguyên và Quân chủ đại
nghị. Ở hình thức chính thể này, Nguyên thủ quốc gia cũng đƣợc thành lập bằng con
đƣờng truyền ngôi, tuy nhiên chỉ nắm một phần quyền lực nhà nƣớc, bởi vì bên cạnh họ
có các cơ quan nhà nƣớc đƣợc hình thành bằng con đƣờng bầu cử, chia sẻ quyền lực nhà
nƣớc với họ. Ngày nay, Nguyên thủ quốc gia trong nhà nƣớc Quân chủ đại nghị mặc dù
vẫn đƣợc duy trì với những tên gọi nhƣ Vua, Hoàng đế, Nữ hoàng… Nhƣng trên thực tế,
sự tồn tại này chỉ mang ý nghĩa tƣợng trƣng “trị vì nhưng không cai trị”.
Chính thể Cộng hòa là hình thức chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà
nƣớc thuộc về một cơ quan đƣợc bầu ra trong một khoảng thời gian, nhiệm kỳ nhất
định.3 Chính thể này có hai dạng là chính thể Cộng hòa quý tộc và Cộng hòa dân chủ.
Hình thức chính thể Cộng hòa dân chủ có các dạng khác là Cộng hòa tổng thống, Cộng
hòa đại nghị hoặc Cộng hòa hỗn hợp. Nguyên thủ quốc gia trong các hình thức chính thể
này có tên gọi là Tổng thống. Ngoài ra, một dạng khác của chính thể Cộng hòa dân chủ

là chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa,4 Nguyên thủ quốc gia nếu là cá nhân thì có tên
gọi là Chủ tịch nƣớc, còn nếu Nguyên thủ quốc gia là tập thể thì có tên gọi là Đoàn chủ
tịch Xô viết tối cao do Chủ tịch đoàn lãnh đạo hoặc Hội đồng nhà nƣớc do Chủ tịch Hội
đồng nhà nƣớc lãnh đạo.
Đối với chức danh Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa dân chủ nói
chung. Về mặt thuật ngữ, theo tiếng Anh, đều dùng là “President” hoặc theo tiếng Pháp
là “Président”. Về nguồn gốc, Nguyên thủ quốc gia là một thiết chế không thể thiếu
trong bộ máy nhà nƣớc dân chủ hiện đại xuất phát từ tƣ duy lập hiến của những nhà cách
mạng tƣ sản phƣơng Tây. Nhiệm vụ của cách mạng tƣ sản là lật đổ nền cai trị phong
kiến, thiết lập nhà nƣớc của giai cấp tƣ sản. Giai cấp tƣ sản khi tiến hành cuộc cách
mạng dù mạnh nhƣng cũng chƣa thể xóa bỏ hoàn toàn thế lực phong kiến tồn tại lâu đời
trong lịch sử nhân loại và thế lực phong kiến tuy thất bại nhƣng vẫn duy trì đƣợc những
ảnh hƣởng trong đời sống xã hội với những tƣ tƣởng cai trị và tổ chức quyền lực nhà
nƣớc. Và sự thắng lợi của cách mạng tƣ sản ở các nƣớc phƣơng Tây đã dẫn đến việc xây
dựng một mô hình nhà nƣớc dân chủ, tiến bộ thay thế cho nhà nƣớc quân chủ tồn tại
suốt thời kỳ phong kiến phƣơng Tây. Đó là chế độ Đại nghị của nhà nƣớc tƣ sản, trong
đó quyền lực nhà nƣớc đƣợc trao cho Nghị viện.
Về nguyên tắc, Nghị viện đứng đầu nhà nƣớc nhƣng giai cấp tƣ sản muốn duy trì
thiết chế nhà Vua hoặc lập ra những thiết chế tƣơng tự để thực hiện mục đích cai trị của
mình. “Nền Cộng hòa đã trần tục hóa những cái mà nền Quân chủ đã thần thánh hóa.
3

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội: Sđd, Trang 58 - 59.

4

Bao gồm Công xã Pari, Cộng hòa Xô viết và Cộng hòa dân chủ nhân dân.

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng


Trang 11

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
Nó đã bỏ những danh hiệu thần thánh của những lợi ích của giai cấp thống trị, mà thay
chính bằng những danh hiệu riêng tư sản”.5 Điều đó dẫn đến việc hình thành chế định
Nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp của các nƣớc tƣ sản với những tên gọi khác nhau.
Mặc dù, sự hiện diện của Nguyên thủ quốc gia ở những nƣớc tƣ sản với những tên
gọi khác nhau nhƣng tất cả đều có vai trò nhất định trong tổ chức quyền lực nhà nƣớc.
Song, dù tồn tại dƣới hình thức nào, Nguyên thủ quốc gia ở những nƣớc tƣ sản đều đƣợc
Hiến pháp quy định là ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, thay mặt nhà nƣớc về đối nội, đối
ngoại, đại diện cho sự thống nhất, bền vững của quốc gia.
Đến nhà nƣớc Xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo nguyên tắc
“Tập quyền”.6 Vì vậy, về nguyên tắc, thiết chế Nguyên thủ quốc gia hầu nhƣ không cần
thiết, thậm chí không cần tồn tại. Bởi lẽ, chức năng Nguyên thủ quốc gia – đứng đầu nhà
nƣớc, thay mặt nhà nƣớc về đối nội, đối ngoại - đều do cơ quan quyền lực nhà nƣớc tối
cao thực hiện (Xô viết tối cao, Quốc hội) hoặc do cơ quan thƣờng trực của cơ quan
quyền lực tối cao đảm nhận (Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao ở Liên Xô cũ hoặc Hội đồng
nhà nước ở Cộng hòa dân chủ Đức cũ) – đó là Nguyên thủ quốc gia tập thể.7 Ở một số
nƣớc Xã hội chủ nghĩa khác, sau thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng đất nƣớc, giành
độc lập dân tộc (Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Lào…) đã dẫn đến việc ra đời một nhà
nƣớc kiểu mới – Nhà nƣớc Dân chủ nhân dân.8
1.1.2 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong bộ máy nhà nƣớc dân chủ hiện đại
Chính thể Cộng hòa dân chủ là một hình thức nhà nƣớc dân chủ, mà ở đó quyền
lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân, trong đó, những ngƣời nắm giữ quyền lực nhà nƣớc do
nhân dân lựa chọn bằng con đƣờng bầu cử. Trên thế giới, mô hình Nguyên thủ quốc gia
có những đặc trƣng nhất định tùy thuộc vào hình thức chính thể của những nhà nƣớc đó.
Nhìn chung, có bốn mô hình Nguyên thủ quốc gia tiêu biểu tƣơng ứng với bốn hình thức

của chính thể Cộng hòa dân chủ đó là Cộng hòa tổng thống, Cộng hòa đại nghị, Cộng
hòa hỗn hợp và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

5

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Tập 22, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995, Trang 290 – 291.

6

Nguyễn Cửu Việt: Khái niệm Tập quyền, Tản quyền, Phân quyền, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội,
Luật học số 26, 2010, Trang 214 – 228.
7

“Theo chế độ Hiến pháp của chúng ta, thì ở Liên Xô không thể có chủ tịch duy nhất do nhân dân bầu lên cũng
ngang như Xô viết Tối cao, và có thể chống lại Xô viết tối cao. Ở Liên Xô, quyền chủ tịch là quyền tập thể, do Chủ
tịch đoàn Xô viết tối cao đảm nhiệm trong đó gồm cả Chủ tịch của Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao không phải do
nhân dân bầu ra mà do Xô viết tối cao bầu ra, và phải có nhiệm vụ báo cáo hoạt động của mình trước Xô viết tối
cao. Lịch sử chứng minh rằng cơ cấu đó của các tổ chức tối cao là dân chủ nhất và đảm bảo cho xứ sở tránh những
biến cố không hay xảy ra”. Trích từ: Nguyễn Thị Hồi: Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ
máy nhà nước ở một số nước, NXB Tƣ pháp, 2005, Trang 231.
8

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội: Sđd, Trang 258 – 261.

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 12

SVTH: Nguyễn Thanh Nam



Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
1.1.2.1 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa tổng thống
Chính thể Cộng hòa tổng thống là mô hình nhà nƣớc mà ở đó áp dụng triệt để
nguyên tắc phân chia quyền lực và mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực (lập pháp,
hành pháp, tƣ pháp) đƣợc xây dựng trên nguyên tắc “cân bằng và đối trọng” lẫn nhau.
Chính thể Cộng hòa tổng thống đƣợc thiết lập đầu tiên trên thế giới là Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ theo Hiến pháp năm 1787 – Hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới.
Nguyên thủ quốc gia – Tổng thống là ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, lãnh đạo bộ máy
nhà nƣớc. Vị trí, vai trò của Nguyên thủ quốc gia đƣợc thể hiện thông qua nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của Nguyên thủ quốc gia, mối quan hệ giữa Nguyên
thủ quốc gia với các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc nhằm thực hiện các chức năng lập
pháp, hành pháp và tƣ pháp. Tổng thống là ngƣời đại diện tối cao cho quyền lực của
nhân dân. Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa tổng thống có những đặc trƣng
sau:
Tổng thống đƣợc thành lập thông qua con đƣờng bầu cử, theo chế độ bầu cử trực
tiếp (Chilê, Belarut) hoặc chế độ Đại cử tri9 (Hoa Kỳ, Achentina). Tổng thống do nhân
dân hoặc Đại cử tri bầu ra nên không phải chịu trách nhiệm pháp lý trƣớc Nghị viện mà
chỉ chịu trách nhiệm pháp lý trƣớc nhân dân. Tổng thống không có quyền giải tán Nghị
viện. Tổng thống có thể bị truất quyền bởi Nghị viện và Tòa án tối cao do bị luận tội
thông qua những thủ tục chặt chẽ. Ngoài ra, Tổng thống có thể bị khởi tố vì hành vi phản
bội tổ quốc, nhận hối lộ và các trọng tội khác.10
Nguyên thủ quốc gia – Tổng thống, là ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, đồng thời cũng
là ngƣời đứng đầu chính phủ, có toàn quyền hành pháp (Điều 2 Hiến pháp năm 1787 của
Hoa Kỳ quy định: “Quyền hành pháp được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ”), trong bộ
máy nhà nƣớc không có chức vụ Thủ tƣớng. Chính phủ không do Nghị viện bầu ra mà
do Tổng thống lập ra, chính phủ độc lập với Nghị viện. Các thành viên khác của chính
phủ thực tế là những nhân viên giúp việc cho Tổng thống và chỉ chịu trách nhiệm pháp
lý trƣớc Tổng thống. Vì chức danh Nguyên thủ quốc gia đồng thời là ngƣời đứng đầu
hành pháp nên Tổng thống có toàn quyền quyết định nhân sự của chính phủ.

Nguyên thủ quốc gia có vai trò khá tích cực trong việc can thiệp vào quá trình làm
luật. Sau khi đƣợc Nghị viện thông qua, văn bản Luật phải đƣợc chuyển đến Nguyên thủ
quốc gia để phê chuẩn. Ở Hoa Kỳ, phủ quyết Đạo luật đƣợc xem là một đặc quyền của

9

Đình Chính: Đại cử tri Mỹ có vai trò như thế nào?, Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam, 2008,

[ngày truy cập 15 – 01 – 2012].
10
Khoản 4, Điều 2, Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 quy định: “Tổng thống, Phó Tổng thống và các quan chức dân sự
của Hoa Kỳ sẽ bị cách chức khi bị buộc tội phản quốc, tội nhận hối lộ cùng những tội nghiêm trọng khác.”

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 13

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
Tổng thống. Quyền này có nguồn gốc từ nguyên tắc phân quyền giữa lập pháp và hành
pháp theo cơ chế “cân bằng, đối trọng” và Tổng thống cũng là ngƣời do dân bầu ra, đại
diện cho nhân dân nên cũng đƣợc tham dự vào việc xem xét các dự án Luật. Mặc dù
Tổng thống không có quyền lập pháp nhƣng lại có quyền phủ quyết các dự án Luật đã
đƣợc Nghị viện biểu quyết thông qua và quyền này thƣờng xuyên đƣợc sử dụng. Lịch sử
chính trƣờng Hoa Kỳ đã ghi nhận 2550 lần phủ quyết của Tổng thống đối với các dự
Luật của Nghị viện Hoa Kỳ, trong khi chỉ có 105 lần Nghị viện Hoa Kỳ phủ quyết thành
công sự phủ quyết của Tổng thống. Tổng thống Franklin Delano Roosevelt đã phủ quyết
các dự Luật của Nghị viện 635 lần, ngƣợc lại, Tổng thống Andrew Johnson bị Nghị viện

Hoa Kỳ phủ quyết lại nhiều nhất với 15 lần.11 Vì vậy, quyền phủ quyết của Tổng thống
chỉ là tƣơng đối, bởi nếu vẫn đƣợc Nghị viện Hoa Kỳ thông qua với tỉ lệ cao hơn lần đầu
thì Tổng thống bắt buộc phải công bố.12
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Nghị viện là cơ quan có quyền tuyên bố chiến tranh
(Theo Điểm 11 Khoản 8 Điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787). Nhƣng Tổng thống lại là
ngƣời nắm trong tay quyền hành pháp và quân đội, là ngƣời có thông tin đầy đủ nhất để
thực hiện thẩm quyền điều động quân đội và tiến hành hoạt động quân sự để chống lại
các cuộc tấn công vào đất nƣớc khi có tình trạng khẩn cấp. Và trên thực tế, Tổng thống
Hoa Kỳ đã trực tiếp sử dụng quyền đặc biệt này để tiến hành chiến tranh rồi sau đó mới
thông báo cho Nghị viện biết. Trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ có năm trƣờng hợp Nghị viện
tuyên bố chiến tranh, còn khoảng hai trăm trƣờng hợp là do Tổng thống quyết định.13
1.1.2.2 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa đại nghị
Chính thể Cộng hòa đại nghị (hay còn gọi là Cộng hòa nghị viện) là hình thức
chính thể mà ở đó việc tổ chức bộ máy nhà nƣớc dựa trên cơ sở cơ quan đại diện quyền
lực nhà nƣớc của cả nƣớc do nhân dân trực tiếp bầu ra. Ở chính thể này, Nguyên thủ
quốc gia đƣợc hình thành không thông qua con đƣờng truyền ngôi, thế tập, mà bằng
phƣơng pháp bầu cử và Nghị viện là cơ quan đóng vai trò quan trọng hơn mọi cơ quan
nhà nƣớc khác trong việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc.
Nguyên thủ quốc gia là ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, Nghị viện là cơ quan lập pháp
gồm hai viện, quyền hành pháp đƣợc trao cho Chính phủ do Thủ tƣớng đứng đầu. Tiêu
biểu cho hình thức chính thể Cộng hòa đại nghị là Cộng hòa liên bang Đức (Hiến pháp
11

Xem Phụ lục I.

12

Điểm 3, Khoản 7, Điều 1, Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 quy định: “…cần phải có sự chấp thuận lần thứ hai của
hai viện với hai phần ba thành viên của mỗi viện…”.
13


Chiến tranh năm 1812, chiến tranh với Mêhicô năm 1846, chiến tranh Hoa Kỳ - Tây Ban Nha năm 1898, chiến
tranh thế giới thứ nhất năm 1914 – 1918 và chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939 – 1945. Nguồn: United States
Government Printing Office: Our American Government, Washington, 2003, Page 43.

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 14

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
năm 1949, sửa đổi bổ sung năm 1990),14 Italia (Hiến pháp năm 1948). Nguyên thủ quốc
gia ở những nƣớc theo mô hình chính thể Cộng hòa đại nghị có tên gọi là Tổng thống.
Mô hình Tổng thống trong chính thể này có những đặc trƣng sau.
Tổng thống đƣợc thiết lập trên cơ sở Nghị viện. Ở Italia, Tổng thống đƣợc bầu tại
phiên họp chung của hai viện của Nghị viện với sự tham gia của các Đại biểu tỉnh. Điều
83 Hiến pháp Italia năm 1948 quy định: “Mỗi tỉnh có ba Đại biểu do Hội đồng tỉnh bầu
để tham gia cùng Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện bầu Tổng thống Italia”. Trong hai
đợt bỏ phiếu đầu tiên, ngƣời trúng cử phải đạt 2/3 số phiếu, bầu vòng ba chỉ cần quá 1/2
số phiếu. Ở Cộng hòa liên bang Đức, Nguyên thủ quốc gia do Nghị viện liên bang bầu ra
(Điều 54 Hiến pháp năm 1949, sửa đổi bổ sung năm 1990).
Tuy nhiên, cách thức thiết lập Nguyên thủ quốc gia có xu hƣớng thay đổi, việc
phá vỡ nguyên tắc Tổng thống do Nghị viện bầu ở các quốc gia có hình thức chính thể
Cộng hòa đại nghị ngày càng gia tăng. Thay vào đó, Tổng thống sẽ đƣợc bầu trực tiếp
bởi nhân dân bằng hình thức bầu cử phổ thông đầu phiếu. Ở Cộng hòa Ai len, Tổng
thống đƣợc bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ bảy năm. Còn đối với
Bungari Tổng thống và Phó Tổng thống đƣợc bầu trên cùng một lá phiếu theo phổ thông
đầu phiếu với nhiệm kỳ năm năm.15 Điều này chứng tỏ xu hƣớng hiện nay và trong

tƣơng lai càng tăng thêm quyền lực cho Nguyên thủ quốc gia. Ở các nhà nƣớc dân chủ,
quyền lực của nhân dân là rất lớn nên việc nhân dân trực tiếp bầu chọn sẽ mang lại cho
Tổng thống thực quyền hơn rất nhiều so với việc bầu chọn thông qua cơ quan đại diện.
Tổng thống trong chính thể Cộng hòa đại nghị có vị trí giống Nguyên thủ quốc gia trong
chính thể Quân chủ lập hiến, tuy nhiên, cách thức thiết lập Nguyên thủ quốc gia dân chủ
hơn, bằng con đƣờng bầu cử chứ không truyền ngôi, kế vị.
Tổng thống có quyền giải tán Nghị viện. Theo quy định tại Khoản 1 điều 88 Hiến
pháp Italia năm 1948, sau khi tham khảo ý kiến của Chủ tịch hai viện của Nghị viện,
Tổng thống có thể giải tán cả hai viện hoặc giải tán một trong hai viện của Nghị viện.
Điều 41 Hiến pháp Hy Lạp (năm 1975, sửa đổi năm 1986) quy định: “Tổng thống có
quyền giải tán Nghị viện sau khi có hai Chính phủ liên tiếp phải từ chức hoặc Chính phủ
bị mất tín nhiệm bởi Nghị viện”. Nguyên thủ quốc gia trong chính thể này chỉ có quyền
công bố Luật sau khi dự thảo Luật đƣợc Nghị viện phê chuẩn mà không có quyền phủ
quyết. Khoản 3 Điều 73 Hiến pháp Italia năm 1948 quy định: “Các đạo luật sẽ được
công bố ngay sau khi được phê chuẩn”.

14

Hiến pháp đƣợc thông qua ngày 23 – 5 – 1949, ban đầu đƣợc coi là luật cơ bản, sau khi nƣớc Đức đƣợc thống
nhất, ngày 3 – 10 – 1990 trở thành Hiến pháp.
15

Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 15

SVTH: Nguyễn Thanh Nam



Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
Các nƣớc theo chính thể Cộng hòa đại nghị đều tuyên bố nguyên tắc Nguyên thủ
quốc gia không phải chịu trách nhiệm về các hoạt động trƣớc bất kỳ chủ thể nào trong
nhiệm kỳ của mình. Tổng thống trong thời gian đƣơng nhiệm đƣợc hƣởng đặc quyền,
không ai có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Tổng thống. Điều 90 Hiến pháp Italia năm 1948
quy định: “Tổng thống nước Cộng hòa không chịu trách nhiệm các hoạt động của mình
trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, trừ trường hợp phản bội tổ quốc hoặc các hành
động xâm phạm tới Hiến pháp”.
Tổng thống là ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc, không đứng đầu Chính phủ. Ở những
nƣớc theo mô hình này, thẩm quyền của Nguyên thủ quốc gia bị giới hạn bởi thẩm quyền
của Thủ tƣớng, Thủ tƣớng là ngƣời đứng đầu chính phủ, lãnh đạo hành pháp. Tổng
thống tuy có quyền bổ nhiệm Thủ tƣớng nhƣng lại không nắm trong tay quyền hành
pháp. Thủ tƣớng là nhân vật số một, lấn át cả Tổng thống, Tổng thống trong chính thể
này không có thực quyền so với Tổng thống của chính thể Cộng hòa tổng thống do
không nắm trong tay quyền hành pháp. Các văn bản của Tổng thống ban hành đều phải
có chữ ký của ngƣời đứng đầu Chính phủ hoặc Bộ trƣởng tƣơng ứng – những ngƣời chịu
trách nhiệm thực thi các văn bản đó theo phạm vi thẩm quyền của mình mà pháp luật
quy định. “Để chỉ thị của Tổng thống có giá trị, đòi hỏi sự phê chuẩn của Thủ tướng
chính phủ liên bang hoặc Bộ trưởng liên bang có thẩm quyền” (Điều 58 Hiến pháp Đức
năm 1949, sửa đổi năm 1990); “Những văn bản của Tổng thống ban hành sẽ không có
giá trị nếu nó không được ký xác nhận thêm của các Bộ trưởng – người đệ trình và chịu
trách nhiệm về nội dung văn bản đó” (Điều 89 Hiến pháp Italia năm 1948).
Tổng thống trong chính thể này chỉ có vai trò đại diện, thực chất không tham gia
vào việc lãnh đạo quốc gia, không có quyền đích thực ban hành văn bản quy phạm pháp
luật. Điều này càng khẳng định, Tổng thống trong chính thể Cộng hòa đại nghị có vai trò
giống Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Quân chủ lập hiến – chỉ mang ý nghĩa tƣợng
trƣng, thực hiện chức năng đại diện nhà nƣớc về đối nội, đối ngoại.
1.1.2.3 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa hỗn hợp
Chính thể Cộng hòa hỗn hợp xuất hiện muộn so với chính thể Cộng hòa tổng

thống và Cộng hòa đại nghị, là hình thức chính thể mà ở đó việc tổ chức bộ máy nhà
nƣớc có những đặc điểm của hai chính thể trên. Những quốc gia tiêu biểu cho hình thức
chính thể này là: Cộng hòa Pháp (Hiến pháp năm 1958); Cộng hòa Liên bang Nga (Hiến
pháp năm 1993). Nguyên thủ quốc gia trong chính thể này có tên gọi là Tổng thống, có
vị trí đặc biệt trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc. Tổng thống trong mô hình chính thể này
có những đặc điểm nhƣ sau:

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 16

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra. Tổng thống vừa là ngƣời đứng đầu nhà
nƣớc, vừa tham gia lãnh đạo, chủ tọa Hội đồng Chính phủ, hoạch định chính sách của
Chính phủ và giao cho Thủ tƣớng lãnh đạo Chính phủ thực hiện. Hình thức chính thể này
có chức danh Thủ tƣớng – là ngƣời đứng đầu hành pháp – nhƣng quyền hành pháp của
Tổng thống cao hơn Thủ tƣớng. Ở Pháp, Tổng thống có quyền thành lập ra Chính phủ, ra
các quyết định tổ chức và chỉ đạo hoạt động của Chính phủ. Mặc dù có quyền bổ nhiệm
Thủ tƣớng nhƣng Tổng thống phải lựa chọn lãnh tụ của phía đa số trong Hạ viện, đó phải
là ngƣời đƣợc Hạ viện tín nhiệm, nếu không Tổng thống phải giải tán Hạ viện hoặc lựa
chọn Thủ tƣớng khác. Tổng thống không có quyền đơn phƣơng cách chức Thủ tƣớng.
Điều 8, Hiến pháp năm 1958 của Pháp quy định: “Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, Tổng
thống chấm dứt nhiệm vụ của Thủ tướng khi có đơn từ chức của Thủ tướng do Chính
phủ trình lên. Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm các thành viên khác
của Chính phủ và chấm dứt nhiệm vụ của các vị đó”. Ở Nga, Tổng thống cũng điều hành
toàn bộ hoạt động của Chính phủ, quyết định thành lập hoặc có thể tuyên bố giải tán
Chính phủ bất cứ lúc nào. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tƣớng với sự đồng ý của Viện

Đuma quốc gia Nga, các Phó Thủ tƣớng và các Bộ trƣởng do Tổng thống bổ nhiệm theo
đề nghị của Thủ tƣớng.
Tổng thống không có quyền sáng kiến luật, nhƣng có thể can thiệp vào quá trình
xây dựng Luật bằng những thông điệp gửi cho Nghị viện, định hƣớng cho Nghị viện
trong việc thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc. Sau khi dự thảo
Luật đƣợc thông qua phải gửi cho Tổng thống ký và Thủ tƣớng ký tiếp để công bố.
Ngƣợc lại, Tổng thống cũng có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại dự thảo luật trong
trƣờng hợp không đồng ý công bố, nếu Đạo luật vi hiến thì Tổng thống có quyền phủ
quyết. Tổng thống có quyền ban hành Sắc lệnh để triệu tập kỳ họp bất thƣờng của Nghị
viện và có quyền giải tán Hạ viện trƣớc thời hạn.
Tổng thống không phải chịu trách nhiệm và không bị phế truất bởi Nghị viện.
Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trƣớc cử tri và thông qua các cuộc trƣng cầu dân ý thì
Tổng thống có thể phải từ chức. Nếu phạm tội phản bội tổ quốc hoặc tội hình sự thì sẽ bị
xét xử bởi một tòa án đặc biệt do Nghị viện thành lập (Điều 68 Hiến pháp Pháp năm
1958).
Trong hình thức chính thể này, Tổng thống độc lập với Quốc hội và Chính phủ
trong việc quyết định các chính sách. Tổng thống đƣợc bầu bằng phổ thông đầu phiếu
nên tính đại diện rộng rãi hơn và có quyền lực thực tế hơn. Là Nguyên thủ quốc gia,
Tổng thống cùng Thủ tƣớng Chính phủ đứng đầu hành pháp; chỉ huy tối cao các lực
lƣợng vũ trang; chi phối hoạt động của cơ quan lập pháp; can thiệp vào hoạt động hành

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 17

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
pháp và tƣ pháp. Khi liên minh đảng của Tổng thống chiếm đa số trong Hạ viện, Tổng

thống có quyền lực gần nhƣ tuyệt đối.
1.1.2.4 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa là hình thức chính thể mà ở đó bộ máy nhà
nƣớc đƣợc tổ chức theo nguyên tắc “Tập quyền” – quyền lực tập trung vào cơ quan đại
diện quyền lực nhà nƣớc cao nhất là Xô viết Tối cao hoặc Quốc hội – do nhân dân trực
tiếp bầu ra một cách dân chủ, phổ thông và bình đẳng.
Trong các giai đoạn phát triển cụ thể, Nguyên thủ quốc gia đƣợc thiết lập với các
hình thức khác nhau, có lúc là chủ tịch tập thể – với tên gọi là Hội đồng nhà nƣớc, có lúc
là cá nhân – với tên gọi là Chủ tịch nƣớc. Nhƣng dù với tƣ cách là chủ tịch tập thể hay cá
nhân thì Nguyên thủ quốc gia cũng đƣợc hình thành từ cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao
nhất.
Hiến pháp các nƣớc quy định Nguyên thủ quốc gia lựa chọn Thủ tƣớng để Quốc
hội bầu và thực hiện bổ nhiệm các thành viên khác của Chính phủ sau khi đã đƣợc Quốc
hội thông qua. Nếu trong chính thể Cộng hòa khác, Nguyên thủ quốc gia có quyền giải
tán Nghị viện trƣớc thời hạn thì Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa không có quyền này.
Nguyên thủ quốc gia là ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc, thay mặt Nhà nƣớc về đối nội,
đối ngoại, có những quyền hạn nhất định trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tƣ
pháp. Quốc hội lập ra các cơ quan tối cao của nhà nƣớc nhƣ Chủ tịch nƣớc, Chính phủ.
Quan hệ giữa Nguyên thủ quốc gia và Chính phủ là quan hệ phối hợp. Nguyên thủ quốc
gia là mắt xích quan trọng, là cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nƣớc tối
cao trong bộ máy nhà nƣớc. Ở các nƣớc Xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch nƣớc và Chính phủ
phải chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội, báo cáo công tác và trả lời chất vấn trƣớc Quốc
hội.
Tóm lại, Nguyên thủ quốc gia là một thiết chế trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc của
tất cả các nhà nƣớc nói chung và nhà nƣớc dân chủ hiện đại nói riêng. Vị trí, vai trò,
thẩm quyền của Nguyên thủ quốc gia đƣợc ấn định trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản
của nhà nƣớc và phụ thuộc vào hình thức chính thể của mỗi nhà nƣớc. Nguyên thủ quốc
gia trong chính thể Cộng hòa tổng thống có vị trí đặc biệt quan trọng và quyền hạn rất
rộng. Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa đại nghị chỉ là ngƣời đứng đầu nhà

nƣớc nên quyền hạn bị hạn chế, chỉ là ngƣời thay mặt nhà nƣớc về đối nội, đối ngoại.
Còn đối với chính thể Cộng hòa hỗn hợp, mô hình Nguyên thủ quốc gia là sự kết hợp
giữa chính thể Cộng hòa tổng thống và Cộng hòa đại nghị. Riêng trong chính thể Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa, nếu chế định Nguyên thủ quốc gia là chủ tịch tập thể sẽ thực hiện
GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 18

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
chức năng thƣờng trực của cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất và đại diện cho nhà
nƣớc về đối nội, đối ngoại, còn nếu là cá nhân thì Nguyên thủ quốc gia là ngƣời đứng
đầu nhà nƣớc, đại diện cho nhà nƣớc về đối nội, đối ngoại.
1.2 NGUYÊN THỦ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
Xét theo chiều dài lịch sử, từ thời dựng nƣớc tới nay, Nguyên thủ quốc gia – Vua
– trong các triều đại nhà nƣớc Việt Nam từ thời dựng nƣớc có những ảnh hƣởng quan
trọng trong đời sống xã hội. Hình tƣợng các triều đại vua Hùng dựng nƣớc ít nhiều có
những tác động tích cực trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, Nguyên thủ quốc gia trong
nhà nƣớc phong kiến đƣợc hình thành bằng con đƣờng truyền ngôi, kế vị, do đó, quyền
lực của nguyên thủ quốc gia là độc đoán, chuyên quyền, không bị giới hạn.
Cách mạng dân chủ đã tạo điều kiện để con ngƣời nhận thức đƣợc quyền làm chủ
của mình. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ nói chung và quyền làm chủ của nhân dân
nói riêng là việc xây dựng một bộ máy chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân,
có “tâm, trí, tài, đức” để lãnh đạo đất nƣớc nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nƣớc
“của dân, do dân và vì dân”. Xây dựng một bộ máy nhà nƣớc có hiệu quả và hiệu lực
thực tế là phải đổi mới về tƣ tƣởng và nhận thức trong việc xây dựng, thành lập Nguyên
thủ quốc gia bằng cách thức dân chủ - tự do bầu cử.
1.2.1 Sự hình thành và phát triển của chế định Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam

qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959 và 1980
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh nƣớc Việt Nam
Dân chủ cộng hòa. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ (ngày 03 – 9 – 1945), Hồ Chủ
tịch đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa lúc bấy giờ,
một trong sáu nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng và ban hành Hiến pháp. Vì theo Ngƣời,
Trước chúng ta đã bị chế độ Quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không
kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng
quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”.16
Vì lẽ đó, Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa đƣợc thảo
luận và thông qua trong kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I ngày 09 – 11 – 1946 với 240
phiếu thuận, 02 phiếu chống.17 Sự ra đời của Hiến pháp gắn liền với chế độ xã hội dân
chủ và tiến bộ. Hiến pháp đƣợc xem là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý xã hội, bảo vệ
độc lập và xác lập các quyền tự do, dân chủ của công dân. Chế định Nguyên thủ quốc gia
16

Hồ Chí Minh: Những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập
4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Trang 15 – 17.
17

Thái Vĩnh Thắng: Lịch sử lập hiến Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, Trang 20.

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 19

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay

– Chủ tịch nƣớc theo Hiến pháp năm 1946 đƣợc xây dựng với vị thế đặc biệt, là biểu
trƣng cho sự thống nhất dân tộc, niềm tin và uy tín từ nhân dân.
Mô hình Chủ tịch nƣớc theo Hiến pháp năm
1946 là nét riêng biệt trong tƣ duy lập hiến của các
nhà lập hiến Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Là thiết chế trung tâm của quyền lực
chính trị, Chủ tịch nƣớc là ngƣời có vai trò chủ đạo
trong quản lý và điều hành đất nƣớc, điều hòa các
mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà
nƣớc. Chủ tịch nƣớc vừa đứng đầu quốc gia, vừa
đứng đầu Chính phủ, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động
của Chính phủ “Chính phủ gồm Chủ tịch nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa, Phó Chủ tịch nước và Nội
các”.18 Chức năng Nguyên thủ quốc gia nhập lại với
chức năng hành pháp và Chủ tịch nƣớc là ngƣời
Hình 1. Hiến pháp 1946

thực sự nắm quyền hành pháp.

Theo thời gian, những quy định của Hiến pháp năm 1946 về tổ chức bộ máy nhà
nƣớc đã không còn phù hợp trong thời kỳ mới của Cách mạng Việt Nam. Vì thế, yêu cầu
đặt ra là phải sửa đổi Hiến pháp. Vì vậy, Hiến pháp năm 1959 đã đƣợc thông qua ngày
31 – 12 – 1959, ở kỳ họp thứ mƣời một của Quốc hội khóa I, thể hiện sự vận dụng mạnh
mẽ nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc. Bản Hiến
pháp mới tiếp tục kế thừa tƣ tƣởng xây dựng chế định Nguyên thủ quốc gia – Chủ tịch
nƣớc là cá nhân theo Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, Chủ tịch nƣớc theo Hiến pháp
năm 1959 về bản chất có sự khác biệt cơ bản so với Hiến pháp năm 1946.
Chế định Chủ tịch nƣớc đƣợc tách ra thành chế định riêng, tách khỏi Chính phủ,
không nằm trong Chính phủ, có điều khoản riêng định nghĩa Chủ tịch nƣớc.19 Chủ tịch
nƣớc đƣợc xác định là ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, thay mặt nhà nƣớc thực hiện các chức

năng về đối nội, đối ngoại (Điều 61 Hiến pháp năm 1959). Sự phân định chức năng giữa
Chủ tịch nƣớc với Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã chuyển sang hƣớng mới –
mọi quyền hạn quan trọng đều thuộc về Quốc hội và Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. Chủ
tịch nƣớc chỉ thực hiện các công việc có tính chất đại diện cá nhân và tham gia nhất định
vào các hoạt động nhà nƣớc, nhƣng đều dựa trên quy định của Quốc hội và Ủy ban
Thƣờng vụ Quốc hội.

18

Điều 44, Hiến pháp năm 1946.

19

Chƣơng V, từ Điều 61 đến Điều 70, Hiến pháp năm 1959.

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 20

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ phát triển
mới, thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy tổ chức hoạt động của
bộ máy nhà nƣớc cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới theo quan điểm mà
Đại hội Đảng toàn quốc lần IV đã xác định: “Quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao
động”. Hiến pháp năm 1980 chính thức đƣợc thông qua ngày 18 – 12 – 1980, tại kỳ họp
thứ bảy Quốc hội khóa VI. Sự ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi mô hình của các quốc gia trong
hệ thống Xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ đã tác động không nhỏ đến việc xây dựng bản

Hiến pháp mới nói chung, tổ chức bộ máy nhà nƣớc nói riêng, trong đó có chế định
Nguyên thủ quốc gia – Hội đồng nhà nƣớc.
Hiến pháp năm 1980 đã nhập hai thiết chế quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc là
Chủ tịch nƣớc và Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội thành một thiết chế có tên gọi là Hội
đồng nhà nƣớc. “Hội đồng nhà nước là cơ quan cao nhất, hoạt động thường xuyên của
Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.20 Chế
định Nguyên thủ quốc gia là cá nhân đã đƣợc thay đổi thành chế định Nguyên thủ quốc
gia tập thể - Hội đồng nhà nƣớc. Hội đồng nhà nƣớc thực hiện hai chức năng, chức năng
của cơ quan thƣờng trực của Quốc hội, chức năng của Nguyên thủ quốc gia, thay mặt
nhà nƣớc về đối nội, đối ngoại. Những nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhà nƣớc đều
đƣợc quyết định theo nguyên tắc thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, điều này hạn
chế sự lạm quyền có thể có của Nguyên thủ quốc gia là cá nhân.
Chế định Hội đồng Nhà nƣớc đã thể hiện tƣ duy của các nhà lập hiến Việt Nam
lúc bấy giờ. Đó là tƣ duy theo hƣớng tập trung quyền lực nhà nƣớc vào trong tay tập thể
lãnh đạo. Nó phản ánh đúng xu hƣớng của lịch sử lúc đó, xây dựng Hiến pháp theo mô
hình của các nƣớc trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa, hệ thống đang có một phạm vi ảnh
hƣởng rộng lớn trên toàn thế giới vào thời điểm bấy giờ, Việt Nam là một nƣớc theo chế
độ Xã hội chủ nghĩa nên không nằm ngoài khuynh hƣớng trên.
1.2.2 Chế định Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam theo Hiến pháp năm 1992
Với Hiến pháp năm 1980, chế định Chủ tịch nƣớc là cá nhân đã không còn, nhiệm
vụ, quyền hạn của Chủ tịch nƣớc đƣợc quy định trong nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng nhà nƣớc – Chủ tịch tập thể. Chính vì thế vai trò của Chủ tịch nƣớc trong thời kỳ
này chƣa đƣợc thể hiện một cách rõ nét và ảnh hƣởng của cá nhân là Chủ tịch nƣớc cũng
không thực sự sâu sắc. Cũng trong thời kỳ này, Việt Nam lâm vào khủng hoảng về mặt
kinh tế, hoạt động của bộ máy nhà nƣớc chƣa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân chính từ
trong cách thức tổ chức và hoạt động đặc biệt là tổ chức bộ máy nhà nƣớc ở tầng cao
nhất. Từ đó, cho thấy sự nhận thức chƣa đầy đủ của các nhà lập hiến khi vận dụng không
20

Điều 98, Hiến pháp năm 1980.


GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 21

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
phù hợp nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam, rập khuôn một
cách máy móc theo mô hình của các nƣớc trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa, không phản
ánh đúng hiện thực cuộc sống dẫn đến kìm hãm sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Ngày 15 tháng 4 năm 1992, Hiến pháp năm
1992 đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ mƣời một Quốc
hội khóa VIII để thay thế Hiến pháp năm 1980. Bộ
máy nhà nƣớc có nhiều thay đổi căn bản so với bộ máy
nhà nƣớc theo quy định của Hiến pháp năm 1980,
trong đó có chế định Chủ tịch nƣớc. Chế định Chủ tịch
nƣớc là cá nhân đƣợc khôi phục lại thành một chế định
riêng trên cơ sở Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm
1959, khắc phục những hạn chế của Hiến pháp năm
1980 về Chế định Hội đồng nhà nƣớc – Chủ tịch tập
thể.

Hình 2. Hiến pháp 1992

1.2.2.1 Khái niệm, vị trí và tính chất pháp lý của Chủ tịch nước
Mọi quốc gia đều có Nguyên thủ quốc gia – ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, đại diện
cho nhà nƣớc về đối nội và đối ngoại. Ở nƣớc ta, theo quy định của Hiến pháp năm

1992, Nguyên thủ quốc gia tồn tại dƣới hình thức Chủ tịch nƣớc là cá nhân. Hiến pháp
năm 1992 đánh dấu sự phục hƣng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam vào những năm
cuối thế kỷ hai mƣơi. Bản Hiến pháp cũng là tấm gƣơng phản chiếu những tƣ tƣởng đổi
mới trong tƣ tƣởng lập hiến và lập pháp của con ngƣời Việt Nam.
Chế định Chủ tịch nƣớc Việt Nam qua các bản Hiến pháp là tổng thể các quy định
trong các bản Hiến pháp của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vị trí, vai trò,
nhiệm vụ, và quyền hạn của chức danh Chủ tịch nƣớc Việt Nam trong tổ chức bộ
máy nhà nƣớc. Chế định này là một trong những nội dung quan trọng của Hiến pháp
Việt Nam, quy định về vị trí pháp lý, vai trò cũng nhƣ thẩm quyền của Nguyên thủ quốc
gia, ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc, đại diện cho Nhà nƣớc về đối nội, đối ngoại. Theo Hiến
pháp năm 1992, chế định Chủ tịch nƣớc đƣợc xây dựng trên cơ sở tiếp thu những ƣu
điểm của chế định Chủ tịch nƣớc trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 vừa
giữ đƣợc sự gắn bó giữa Quốc hội, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội và Chủ tịch nƣớc trong
việc thực các chức năng Nguyên thủ quốc gia trong thể chế Hội đồng nhà nƣớc trong
Hiến pháp năm 1980. Qua đó, đảm bảo sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan trong
bộ máy nhà nƣớc.

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 22

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
Vị trí pháp lý là một thuật ngữ dùng để khắc họa một cách khái quát mô hình của
cơ quan nhà nƣớc nào đó, mối quan hệ giữa cơ quan nhà nƣớc đó với các cơ quan khác
của bộ máy nhà nƣớc thông qua các quy định của pháp luật. Tất cả quy phạm pháp luật
quy định cách thức thành lập, thẩm quyền, cách thức hoạt động, mối quan hệ với các cơ
quan nhà nƣớc khác và các loại văn bản đƣợc phép ban hành…, đều thể hiện vị trí pháp

lý của cơ quan đó.
Vị trí pháp lý đƣợc thể hiện thông qua định nghĩa khái quát về cơ quan nhà nƣớc
đó. Vị trí, tính chất của Chủ tịch nƣớc phụ thuộc vào hình thức chính thể, bản chất nhà
nƣớc và cách thức quan niệm về nhà nƣớc của các nhà lập hiến. Vị trí pháp lý của Chủ
tịch nƣớc nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc xác định trên cơ sở các quy
định của Hiến pháp. Điều 101 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Chủ tịch nước là người
đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và
đối ngoại”. Cũng nhƣ các Hiến pháp năm 1959 và năm 1980, Chủ tịch nƣớc chỉ đóng
vai trò Nguyên thủ quốc gia, ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc, thay mặt nhà nƣớc ta về đối nội
và đối ngoại, chứ không đứng đầu Chính phủ nhƣ chế định Chủ tịch nƣớc trong Hiến
pháp năm 1946. Nhƣ vậy, tính chất của chủ tịch nƣớc Việt Nam đã phát triển và hoàn
thiện hơn, nắm bắt đƣợc xu hƣớng và yêu cầu của xã hội. Sự hiện diện trở lại của thiết
chế Chủ tịch nƣớc là cá nhân góp phần tăng cƣờng tính phân công và phối hợp giữa các
cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc trong thời kì đổi mới.
"Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo
nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ
cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước mới".21 Chủ tịch nƣớc chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Quốc hội, chịu sự chất vấn của Đại biểu Quốc hội. Nếu
nhƣ Hiến pháp năm năm 1959 quy định tiêu chuẩn ứng của nên chức vụ Chủ tịch nƣớc là
công dân Việt Nam từ 35 tuổi trở lên,22 thì Hiến pháp năm 1992 không quy định độ tuổi
bao nhiêu thì đƣợc ứng cử, mà chỉ quy định Chủ tịch nƣớc đƣợc Quốc hội bầu ra trong
số Đại biểu Quốc hội. “Quốc hội bầu chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội do
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu”.23 Vì thế tiêu chuẩn ứng cử viên Chủ tịch nƣớc
phải là đại biểu Quốc hội. Đây là một quy định kế thừa lịch sử lập hiến của nƣớc ta,
chứng tỏ sự ƣu việt của chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, khác hẳn sự lựa chọn
Nguyên thủ quốc gia của những nƣớc tƣ bản. Điều này cũng đảm bảo cho sự gắn bó và

21
22

23

Điều 102, Hiến pháp năm 1992.
Điều 62, Hiến pháp năm 1959.
Điều 71, Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2007.

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 23

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
tính chịu trách nhiệm của Chủ tịch nƣớc trƣớc Quốc hội. Trật tự hình thành của Chủ tịch
nƣớc nói lên mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất - Quốc hội.
1.2.2.2 Những quan điểm của việc hình thành chế định Chủ tịch nước ở Hiến
pháp năm 1992
Hiến pháp năm 1980 đƣợc thông qua trong không khí đất nƣớc hân hoan chào
mừng đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nƣớc sạch bóng quân xâm lƣợc. Trên thế giới,
thời gian này là thời kỳ các nƣớc xã hội chủ nghĩa đang xây dựng và phát triển, thịnh
hành cơ chế tập trung, bao cấp, giản đơn về chủ nghĩa xã hội. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội của đất nƣớc. Để đƣa đất nƣớc thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng, đi dần vào thế ổn định và phát triển. Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI đề ra đƣờng lối đổi mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,
chính sách đối ngoại…, đặc biệt là đổi mới về kinh tế. Với tinh thần của Nghị quyết của
Đại hội Đảng lần thứ VI, Quốc hội
khóa VII tại kỳ họp thứ ba (ngày 22 12 – 1988) thông qua Nghị quyết sửa
đổi “Lời nói đầu” của Hiến pháp
năm 1980. Tại kỳ họp thứ năm, Quốc

hội khóa VIII (30 – 6 – 1989), Quốc
hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi
bảy điều của Hiến pháp năm 1980 và

Hình 3. Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa VIII
(30 – 6 – 1989)

cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã
thông qua danh sách thành viên Ủy
ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi một
cách cơ bản, toàn diện Hiến pháp
năm 1980, đáp ứng yêu cầu của giai
đoạn mới.24

Chế định Nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch tập thể theo quy định của Hiến pháp
năm 1980 với những hạn chế của nó tỏ ra không phù hợp để lãnh đạo và điều hành đất
nƣớc, nhất là trong việc thực hiện và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc.
Nhiều quan điểm về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nƣớc đã đƣợc đặt ra trong đó có vấn đề
phải đổi mới chế định Nguyên thủ quốc gia – Hội đồng nhà nƣớc. Với thực tiễn lập hiến
bốn mƣơi năm cho cả hai mô hình Nguyên thủ quốc gia tập thể và Nguyên thủ quốc gia
cá nhân cũng nhƣ tham khảo mô hình Nguyên thủ quốc gia của các nƣớc trên thế giới, đã
có nhiều phƣơng án khác nhau về chế định Nguyên thủ quốc gia. Những phƣơng án này
24

Quốc

hội

Việt


Nam:

Các

thời

kỳ

phát

triển

của

Quốc

hội,

[ngày truy cập 20/01/2012].

GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 24

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ở Việt Nam hiện nay
đƣợc trình lần thứ nhất tại Hội nghị cán bộ cao cấp (tháng 5 – 1991), lần thứ hai tại kỳ
họp thứ chín Quốc hội khóa VII (tháng 7 – 1991), lần thứ ba tại kỳ họp thứ mƣời Quốc

hội khóa VII (tháng 11 – 1991) và lần thứ tƣ tại kỳ họp thứ mƣời một Quốc hội khóa VII
(tháng 3 – 1992). Khái quát chung có bốn phƣơng án.
Phƣơng án thứ nhất là: vẫn giữ hội đồng nhà nƣớc nhƣng với những điểm đổi
mới thích hợp. Ƣu điểm của phƣơng án này không có sự thay đổi về cơ cấu trong tổ chức
bộ máy nhà nƣớc (không thêm cơ quan mới hay bỏ, sáp nhập những cơ quan hiện hành,
giảm bớt đầu mối). Hạn chế là không có sự tách bạch rõ ràng giữa hai chức năng của hai
cơ quan, một là thƣờng trực của Quốc hội và một là Nguyên thủ quốc gia. Mọi vấn đề
phải bàn bạc tập thể, quyết định theo đa số nên thƣờng chậm chạp, không phân định rõ
hoạt động tập thể của cơ quan thƣờng trực của Quốc Hội và trách nhiệm cá nhân trong
việc thực hiện các hoạt động nhất là hoạt động đại diện Nhà nƣớc. Những vƣớng mắc
trong mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực nhà nƣớc chƣa có một cơ chế linh hoạt để
giải quyết. Bộ máy nhà nƣớc không có Nguyên thủ quốc gia đứng đầu theo đúng nghĩa.
Chủ tịch Hội đồng nhà nƣớc không đại diện nhà nƣớc về đối nội, đối ngoại với tƣ cách là
một cá nhân do tất cả thẩm quyền của Hội đồng nhà nƣớc đều đƣợc làm việc theo chế độ
tập thể.
Phƣơng án thứ hai đƣợc đƣa ra là: có Chủ tịch nƣớc và Chủ tịch Quốc hội, bỏ Hội
đồng nhà nƣớc và cơ quan thƣờng trực của Quốc hội. Đây là một mô hình lý tƣởng, phù
hợp và là mô hình đƣợc phổ biến ở các nƣớc trên thế giới theo chế độ dân chủ. Tuy
nhiên, phƣơng án này chƣa có điều kiện thực hiện ở nƣớc ta vì nó đòi hỏi Quốc hội phải
hoạt động thƣờng xuyên, các đại biểu Quốc hội phải chuyên trách thì mới không cần
thiết thành lập cơ quan thƣờng trực Quốc hội.
Phƣơng án thứ ba: Có Đoàn Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội
đồng thời là Nguyên thủ quốc gia. Phƣơng án này về bản chất giống với phƣơng án thứ
nhất nhƣng chỉ khác về tên gọi. Mô hình này rất giống với cách thức thiết lập Nguyên
thủ quốc gia ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây, điển hình là Liên Xô (Đoàn Chủ tịch
Xô Viết).
Phƣơng án thứ tƣ là: có Chủ tịch nƣớc và Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. Với
phƣơng án này, chức năng Nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nƣớc và chức năng thƣờng
trực Quốc hội của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đƣợc tách bạch với nhau. Chủ tịch nƣớc
là cá nhân, đứng đầu nhà nƣớc, thay mặt nhà nƣớc về đối nội, đối ngoại; chức danh Chủ

tịch Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội không đƣợc thiết lập mà chỉ thành lập chức danh Chủ
tịch Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội là ngƣời chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của
Quốc hội. Xuất phát từ thực tiễn thiết lập chế định Nguyên thủ quốc gia ở các nƣớc nói
chung, cũng nhƣ các nƣớc dân chủ tiến bộ nói riêng. Nguyên thủ quốc gia là cá nhân
GVHD: Nguyễn Nam Phƣơng

Trang 25

SVTH: Nguyễn Thanh Nam


×