Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của việt nam bị kiện bán phá giá bằng hiệp định chống bán phá gía (anti – dumping agreement – ADA) của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.91 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
  


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 33 (2007-2011)

Cán bộ hướng dẫn
Th.S Diệp Ngọc Dũng

Sinh viên thực hiện
Võ Thái Minh
MSSV: 5075124
Lớp Luật Thương mại 2 – K33

Cần Thơ, 04/2011


..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................


..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

BẢNG QUY ƯỚC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADA
VASEP

Từ nguyên
Anti – dumping Agreement - Hiệp định chống bán phá
giá của WTO
Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam

HACCP

Hazard Analysis and Critical Control Points-Điểm kiểm
soát trọng yếu và phân tích mối nguy


Global GAP

Global Good Agricultural Practices – Thực hành nơng
nghiệp tốt tồn cầu

SQF

Safe Quality Food - Thực phẩm An Toàn và Chất Lượng

DOC

Bộ Thương Mại Mỹ

ITC

Ủy Ban Hiệp Thương Quốc Tế Mỹ

VAS

Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam

DSB

Dispute Settlement Body - Cơ Quan Gỉai Quyết Tranh
Chấp của WTO
Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo của Hoa Kỳ

CFA


GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

I

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO ................ 1
1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành pháp luật chống bán phá giá của WTO ......... 5
1.1.1. Khái niệm về bán phá giá và chống bán phá giá ........................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm về bán phá gía. ......................................................................... 5
1.1.1.2. Khái niệm về chống bán phá giá ............................................................... 6
1.1.2. Lịch sử hình thành pháp luật chống bán phá giá của WTO ........................... 6
1.2. Hiệp định chống bán phá giá ........................................................................ 8
1.2.1. Xác định hàng hoá bán phá giá..................................................................... 9
1.2.2. Thủ tục giải quyết một vụ kiện chống bán phá giá....................................... 11
1.2.3. Các biện pháp chống bán phá giá ................................................................ 15
1.2.4. Vai trò của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.................................... 18
1.2.5. Một số nhận xét về những quy định trong Hiệp định ................................... 19
Chống bán phá giá (Hiệp định AD)
1.2.6. Quy định của Hiệp định AD về hàng hoá bị kiện bán phá giá có xuất xứ..... 19
từ nước có nền kinh tế phi thị trường hoặc những nước đang phát triển.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CÁ TRA VÀ CÁ BASA BỊ KIỆN ......... 22
BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Ngành nuôi và chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu ....................................... 22
tại đồng bằng sông Cửu Long.
2.1.1. Qúa trình hình thành, phát triển ngành nivà chế biến ............................... 22
cá tra và cá basa xuất khẩu Việt Nam
2.1.2. Ngành nuôi và chế biến cá tra- cá basa ở Đồng bằng sông Cửu Long ......... 24
tăng trưởng nhanh nhưng thiếu ổn địnhvà không bền vững
2.1.

Vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa của Việt Nam ............................ 25
tại thị trường Hoa Kỳ.
2.2.1. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện ..................................................................... 25
2.2.2. Diễn biến vụ kiện ........................................................................................ 26
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm qua vụ kiện này............................................... 28
2.2.

2.3.

Một số giải pháp nhằm chủ động ứng phó với các vụ kiện .......................... 30
chống bán phá giá cá tra và cá basa của Việt Nam

GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

II

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO


2.3.1. Các biện pháp phòng ngừa bị kiện bán phá giá............................................ 30
2.3.1.1. Về mặt kinh tế.......................................................................................... 30
2.3.1.2. Về mặt pháp lý......................................................................................... 31
2.3.2. Những biện pháp nên áp dụng khi bị kiện bán phá giá................................. 32
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

III

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hơn 20 năm qua ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt
bậc cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ
cao, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 17%/năm. Thủy sản đã trở thành
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về
xuất khẩu thủy sản.
Riêng sản phẩm cá tra và cá basa ngày càng chiếm vị thế gần như "độc quyền"
trên thị trường thủy sản thế giới: Có mặt trên 133 nước, trong đó có các thị trường lớn
như Mỹ, EU, Nga.. Việc xuất khẩu cá tra và cá basa đã góp phần tạo nên sức tăng
trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản và hàng năm mang lại cho Việt Nam khối
lượng lớn ngoại tệ phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên khi kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng cá tra và cá basa của Việt Nam vào các thị trường như Hoa

Kỳ và một số các nước thuộc khối EU cũng ngày một tăng, dẫn đến tại thị trường Hoa
Kỳ Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) phải lên tiếng về việc cá tra và cá basa
gia tăng thị phần đáng kể và có nguy cơ đe dọa ngành cá Catfish của Hoa Kỳ. Khơng
chỉ dừng lại ở đó, Hiệp hội này còn đệ đơn lên Ủy Ban Hiệp thương Quốc tế Hoa Kỳ
(ITC) và Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá
giá mặt hàng cá travà cá basa vào thị trường Hoa Kỳ. Vụ kiện kéo dài từ năm 2002 tới
năm 2006 mới kết thúc, kết quả cuối cùng các doanh nghiệp Việt Nam thua kiện, việc
thua kiện cũng xuất phát bởi nhiều nguyên nhân. Và một trong những nguyên nhân đó
là việc các doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm
về chống bán phá giá. Trong khi đó luật pháp về chống bán phá giá là một trong những
phần phức tạp nhất trong hệ thống pháp luật thương mại quốc tế. Vì vậy với bối cảnh
hiện nay khi Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thì việc đối mặt
với những vụ kiện chống bán phá giá trên thị trường quốc tế sẽ ngày càng gia tăng.
Dẫn đến thực tiễn đặt ra vấn đề là những doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung
và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và cá basa nói riêng phải chủ động ứng
phó như thế nào với những vụ kiện chống bán phá giá?
Vì lẽ đó người viết chọn đề tài “Giải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt
Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định chống bán phá giá (anti – dumping
agreement) của WTO”, cụ thể thông qua việc nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật
chống bán phá giá của WTO ghi nhận trong ADA, cùng với việc tìm hiểu thực trạng
nghề nuôi và chế biến cá tra và cá basa xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long và vụ
kiện chống bán phá giá mặt hàng cá tra và cá basa của Việt Nam tại thị trường Hoa
Kỳ, để từ đó người viết đề xúât một số giải pháp nhằm chủ động ứng phó với các vụ
kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

-1

SVTH: VÕ THÁI MINH



Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Giải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá
giá bằng Hiệp định chống bán phá giá (anti – dumping agreement) của WTO”
được viết với mục tiêu sau:
Trình bày những nội dung cơ bản về Hiệp định chống bán phá giá của WTO –
ADA. Thông qua việc trình bày khái niệm về bán phá giá, biện pháp chống bán phá
giá, cũng như lịch sử hình thành; những nguyên tắc chung trong ADA. Để qua đó có
được những kiến thức nhất định về pháp luật chống bán phá giá của WTO, giúp doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và cá basa thuận lợi hơn trong quá trình nghiên
cứu về đạo luật chống bán phá giá tại mỗi quốc gia thành viên của WTO.
Thông qua việc tìm hiểu về ngành ni và chế biến cá tra và cá basa xuất khẩu
tại đồng bằng sông Cửu Long, cũng như việc nghiên cứu vụ kiện cá tra, cá basa của
Việt Nam bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ, rút ra được những bài học kinh nghiệm
về thực tiễn áp dụng pháp luật chống bán phá giá tại một quốc gia là thành viên của
WTO. Từ đó thấy được những yếu kém của những doanh nghiệp chế biến và xuất
khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam trong q trình tham vụ kiện.
Từ những phân tích vừa nêu trên, người viết đề xuất một số giải pháp nhằm chủ
động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra và cá basa
của Việt Nam trong thương mại quốc tế.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Trong phạm vi đề tài này người viết chỉ trình bày những nguyên tắc chung về
cách xác định hàng hoá chống bán phá giá; thủ tục giải quyết một vụ kiện chống bán
phá giá; các biện pháp chống bán phá giá; vai trò của cơ quan giải quyết tranh chấp
của WTO…Thứ nhất người viết chỉ trình bày sơ lược về một số nội dung cơ bản của
ADA. Thứ hai cũng với những nội dung này, người viết đi sâu vào phân tích vào
những phần ADA chưa đề cập đến hoặc chưa có sự quy định rõ ràng, dẫn đến khó

khăn trong q trình hiểu và áp dụng những điều khoản trong ADA trong quá trình
điều tra những vụ kiện bán phá giá.
Bên cạnh đó, người viết chỉ trình bày khái qt về ngành ni và chế biến, xuất
khẩu cá tra và cá basa cũng như vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam bán phá giá tại
thị trường Hoa Kỳ, để rút ra được những vướng mắc cùng những bài học kinh nghiệm
qua việc tham gia vụ kiện. Từ những bài học này cùng với những phân tích về nội
dung và những lỗ hỏng trong ADA, người viết đưa ra những giải pháp giúp doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa có thể chủ động ứng phó với những vụ
kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng xá tra và cá basa tại những quốc gia là thành
viên của WTO.

GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

-2

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

4. Phương pháp nghiên cứu.
Để đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao, người viết sử dụng các phương
pháp sau:
-Phương pháp nghiên cứu, liệt kê và phân tích luật viết. Đề tài tập trung nghiên
cứu và phân tích Hiệp định chống bán phá giá của WTO – ADA, cũng như những văn
bản quy phạm pháp luật Việt Nam quy định các vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà
nước về ngành nuôi và chế biến cá tra và cá basa tại đồng bằng sông Cửu Long. Việc
nghiên cứu và phân tích những văn bản đó là cơ sở quan trọng để hoàn thành đề tài.
-Phương pháp so sánh, đề tài có sự tham khảo các quan điểm, nhận định, số

liệu… từ nghiều nguồn tài liệu khác nhau, cùng những cơng trình nghiên cứu khoa
học, nên người viết đã sử dụng phương pháp so sánh để so sánh những tài liệu cũng
như những quan điểm trên, từ đó giúp người viết có cái nhìn tồn diện và dẫn đến sự
đánh giá khác quan hơn về những nội dung liên quan đến nội dung của đề tài.
Đây là hai phương pháp chính giúp người viết xây dựng tồn bộ các vấn đề của
luận văn.
5. Kết cấu của đề tài.
Luận văn bao gồm: Mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Trong đó
phần nội dung chính được trình bày thành hai chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về chống bán phá giá của WTO. Nội dung
chính của chương này trình bày những khái niệm và lịch sử hình thành pháp luật
chống bán phá giá của WTO - ADA (phần 1.1) bao gồm trình bày khái niệm về bán
phá giá và chống bán phá giá, tiến đến việc tìm hiểu quá trình hình thành ADA. Và
trọng tâm của Chương 1 là việc người viết trình bày một số nội dung cơ bản trong
ADA (phần 1.2).

Chương 2: Thực trạng vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện
bán phá giá trên thị trường quốc tế - phương hướng giải quyết. Trong chương này,
người viết đã trình bày những vấn đề như: Trình bày sơ lược về ngành nuôi và chế
biến cá tra, cá basa xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long (phần 2.1). Tiếp theo đó là
vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (phần
2.2). Từ những phân tích đó, người đề xuất một số giải pháp nhằm chủ động ứng phó
với các vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa của Việt Nam (phần 2.3).
Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như khó khăn trong q trình
tìm tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung của đề tài. Bên cạnh đó, nội dung đề tài liên
quan đến những khía cạnh khơng thuộc chun ngành của người viết ( như kinh tế,
nơng nghiệp)…Vì những hạn chế về mặt kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn
của người viết nên đề tài này không tránh khỏi những thiết sót nhất định. Do đó người


GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

-3

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

viết mong nhận được những đóng góp của quý Thầy, Cơ và những người đọc khác để
gíup người đọc sửa chữa, nhằm giúp đề tài được hoàn thiện hơn.
Người viết xin gửi lời cám ơn đến thầy Diệp Ngọc Dũng, người trực tiếp hướng
dẫn người viết thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, người viết cũng xin gửi lời cám ơn đến
quý Thầy, Cô trong Hội dồng bảo vệ luận văn đã dành thời gian để nghiên cứu và giúp
đỡ người viết nhận thấy được những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và hồn
thành đề tài này, nhằm tạo điều kiện cho người viết có thêm kinh nghiệm để phục vụ
cho việc học tập và nghiên cứu về sau.

GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

-4

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO
1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành pháp luật chống bán phá giá.
1.1.1. Khái niệm về bán phá giá và chống bán phá giá.
1.1.1.1. Khái niệm về bán phá giá và tác hai của việc bán phá giá.
Trong qúa trình tồn cầu hố hiện nay ln hướng đến việc xây dựng một nền
thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi, thơng qua việc xố bỏ các rào cản thuế quan và
phi thuế quan. Tuy nhiên trong môi trường tự do hố thương mại đó, đã xuất hiện
những hình thức cạnh tranh không công công bằng. Và bán phá giá là một minh
chứng. Hành vi bán phá giá là một hình thức cạnh tranh không công bằng. Và sự
không công bằng thể hiện qua bản chất phi kinh tế của hành vi này. Bởi vì lẽ thơng
thường, khi hàng hố đưa qua biên giới một nước khác để tiêu thụ, thì giá bán tại thị
trường nhập khẩu phải cao hơn giá ở nước xuất khẩu do tốn thêm những chi phí vận
chuyển, các loại thuế quan trong việc nhập khẩu. Trong khi đó, bán phá giá dẫn đến
hiện tượng giá bán của hàng hoá xuất khẩu lại thấp hơn giá bán tại nơi sản xuất ra nó.
Trên tinh thần đó, Hiệp định Chống Bán Phá giá Của WTO – ADA định nghĩa: “Một
sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một
nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất
khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn
mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất
khẩu theo các điều kiện thương mại thơng thường”.
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản là nếu giá xuất khẩu của một mặt hàng
thấp hơn giá nội địa (giá thơng thường) của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá
tại thị trường nước nhập khẩu sản phẩm đó.
Ví dụ: Gạo của nước X bán tại thị trường nước X với giá (A) nhưng lại được
xuất khẩu sang thị trường nước Y với giá (B), (Bđối với sản phẩm gạo xuất khẩu từ X sang Y
Để nắm vững được khái niệm bán phá giá ghi nhận tại điều khoản trên, cần làm
rõ những thuật ngữ sau: giá thông thường được hiểu là giá bán của hàng hoá bị điều
tra tại nước sản xuất ra nó; giá xuất khẩu là giá bán sản phẩm từ nước sản xuất (nước
xuất khẩu) sang nước nhập khẩu. Như vậy giá thông thường và giá xuất khẩu của

sản phẩm là hai cơ sở quan trọng để xác định có xảy ra hiện tượng bán phá giá hay
không.

Tác động của việc bán phá giá
Hành vi bán phá giá có thể đem đến lợi ích cho người tiêu dùng. Nhưng lại đe
doạ nghiêm trọng đến thu nhập và quyền lợi của những nhà sản xuất nội địa của nước
nhập khẩu. Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mơ và vi mơ. Trên góc độ vĩ mơ,
GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

-5

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

khi hàng hoá của những nhà sản xuất nội địa không được cạnh tranh một cách công
bằng với hàng nhập khẩu bán phá giá, khi đó có thể dẫn đến kết quả là hàng nhập khẩu
bán phá giá dần chiếm thị phần và tiến đến loại bỏ những đối thủ cạnh tranh tại thị
trường nước nhập khẩu. Cụ thể là đe dọa sẽ dẫn đến việc phá sản của những nhà sản
xuất nội địa của nước nhập khẩu, kéo theo tình trạng mất việc làm của cơng nhân và
các tác động “lan chuyền” sang các ngành kinh tế khác. Trên góc độ vi mơ, đối mặt
với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sản xuất nội địa của nước nhập khẩu sẽ bị
mất thị trường và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước
phát triển mà của cả các nước đang phát triển. Vì lợi thế so sánh của các nước ln
thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế. Do đó,
bán phá giá bị pháp luật quốc tế coi là hành vi bất chính. Kết quả tất yếu là cần phải có
những biện pháp cụ thể nhằm loại bỏ và trừng phạt hành vi này. Đó là lý do dẫn đến sự
ra đời của biện pháp chống bán phá giá.

1.1.1.2. Khái niệm chống bán phá giá.
Biện pháp chống bán phá giá là tất cả các biện pháp mà nước nhập khẩu có thể
sử dụng để chống lại hiện tượng bán phá giá của hàng nhập khẩu Theo sự ghi nhận
trong ADA, chống bán phá giá bao gồm những biện pháp sau: các biện pháp tạm thời;
cam kết về giá; áp thuế chống bán phá giá chính thức. Trong đa số các trường hợp,
biện pháp chống bán phá giá là áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập
khẩu.
Về bản chất, chống bán phá giá là một công cụ bảo hộ nền mậu dịch nội địa,
được áp dụng khi cơ quan điều tra phát hiện có xảy ra hiện tượng hàng nhập khẩu bán
phá giá và hành vi này gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa tại nước nhấp khẩu.
Tuy nhiên, mức độ bảo hộ ở đây không mang tính chất tuyệt đối, ngăn chặn hồn tồn
sự xâm nhập của hàng nhập khẩu như hàng rào thuế quan trước đây. Đây là một biện
pháp khắc phục thương mại mà các thành viên của WTO đã đồng ý, nhằm duy trì sự
cơng bằng trong thương mại quốc tế. Tóm lại, biện pháp bán phá giá là một công cụ
giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa nước nhập khẩu được cạnh
tranh bình đẳng với nhau tại thị trường nước nhập khẩu.
1.1.2. Lịch sử phát triển pháp luật chống bán phá giá của WTO.
Vấn đề chống bán phá giá đã được Hội Liên Hiệp (League of nations) nghiên
cứu từ năm 1922. Đây là tổ chức tiền thân của Liên Hiệp Quốc được hình thành sau
chiến tranh thế giới lần nhất vào năm 1919 với sự tham gia của Vương quốc Liên hiệp
Anh và Bắc Ireland, Pháp, Nga, Đức, Ý, Nhật Bản tham gia. Và một trong những mục
đích của Hội này là nhằm giải quyết giải quyết tranh chấp giữa các nước thông qua đối
thoại và ngoại giao, cải thiện sự thịnh vượng toàn cầu. Tuy nhiên Hội Liên Hiệp đã

GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

-6

SVTH: VÕ THÁI MINH



Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

giải tán trước khi chiến tranh thế giới lần hai bắt đầu. Vì vậy, vấn đề chống bán phá
giá vẫn còn bỏ ngỏ.
Nhưng chỉ đến năm 1947, tại vòng đàm phán Geneva (1947) bao gồm 23 nước
tham gia đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về thuế quan và thương mại(GATTGeneral Agreement of Tariffs and Trade, viết tắt là GATT). Lúc bấy giờ, chống bán
phá giá mới được điều chỉnh trên bình diện quốc tế. Các quy định của GATT có quy
định về chống bán phá giá, là cơ sở pháp lý đầu tiên giúp các nước bảo hộ quyền lợi
chính đáng của các ngành sản xuất của họ khi xảy ra hiện tượng bán phá giá. Điều VI
GATT 1947 đã có các quy định liên quan đến trường hợp: một ngành công nghiệp nội
địa cho rằng việc bán phá giá đã gây thiệt hại cho ngành sán xuất của nước đó. Điều
khoản này cũng cho phép nước bị bán phá giá được áp đặt thuế chống bán phá giá đối
với hàng hóa nhập khẩu, nhằm loại bỏ tác động của việc bán phá giá. Cùng với xu
hướng giảm dần tỷ lệ thuế quan kể từ khi có Hiệp định GATT 1947, thì việc sử dụng
thuế chống bán phá giá cũng tăng dần lên và những quy định được ghi nhận trong
Điều VI về những vấn đề liên quan đến việc áp thuế chống bán phá giá khơng cịn phù
hợp nữa. Dẫn đến một thực trạng trong giai đoạn này là Điều VI của Hiệp định GATT
mặc nhiên thừa nhận quyền tự do của các quốc gia trong việc xây dựng các thủ tục để
xác định hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, như là cơng
cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quá thị trường nội địa. Tuy nhiên tại thời điểm này
chủ đề về chống bán phá giá chưa gây tranh cãi nhiều và chỉ về sau, khi các dòng
thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn và khốc
liệt hơn, số lượng các nước của GATT tăng lên, thì vấn đề chống bán phá giá đã trở
thành mối quan tâm lớn qua các vòng đàm phán về sau của GATT1.
Đến vòng đàm phán thứ sáu của GATT là vòng Kennedy (1964 – 1967) bao
gồm 63 nước tham gia, các bên đã tiến hành đàm phán, đi đến ký kết một bản Thỏa
thuận chi tiết hơn liên quan đến chống bán phá giá. Thỏa thuận này có tên là Hiệp định
thực thi chống bán phá giá (Agreement on Anti-Dumping Practices), có hiệu lực năm

1967. Tuy nhiên Hiệp định này vẫn chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn.
Sau khi vòng đàm phán Kennedy kết thúc, qua quá trình áp dụng vào thực tiễn
các thành viên của GATT nhận thấy được Hiệp định thực thi chống bán phá giá
(Agreement on Anti-Dumping Practices) vẫn chưa thể giải quyết vấn nạn bán phá giá
đang diễn ra gay gắt trên thị trường quốc tế. Do đó đến vòng đàm phán Tokyo (19731979), bao gồm 102 nước tham gia. Nội dung của vòng đàm phán này xoay quanh vấn
1

Kể từ khi GATT được thành lập, các nước tham gia GATT đã cùng nhau tiến hành nhiều đợt đàm phán để ký
kết thêm những thỏa thuận thương mại mới. Mỗi đợt đàm phán như vậy được gọi là một "vịng đàm phán." Nhìn
chung, những thỏa thuận thương mại trong các vịng đàm phán đó ràng buộc các nước ký kết phải tiến hành giảm
thuế xuất, nhập khẩu cũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi thuế khác đối với hàng hóa xuất, nhập
khẩu. Trong suốt q trình tồn tại và hoạt động củ GATT, các thành viên đã tiến hành tám vòng đàm phán.
GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

-7

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

đề cắt giảm các hàng rào phi thuế cũng như giảm thuế đối với các sản phẩm chế tạo.
Tăng cường và mở rộng hệ thống thương mại đa phương. Và kết thúc vòng đàm phán
các bên lại tiếp tục thảo luận và đi đến ký kết Hiệp định Tokyo (có hiệu lực từ năm
1980). Đặc biệt trong trong Hiệp định Tokyo này đã cung cấp nhiều hướng dẫn cho
việc xác định bán phá giá và thiệt hại, cho thấy một sự tiến bộ so với Điều VI GATT
1994. Hiệp định đã đưa ra quy trình, thủ tục tiến hành và các vấn đề cần được hoàn
thiện trong giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, Hiệp định vẫn là một khuôn khổ chung cho
các nước tuân theo khi tiến hành điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá. Những

điều khoản trong Hiệp định còn tồn tại nhiều điểm gây tranh cãi, do đó gây hạn chế
trong q trình thực thi.
Phải đợi đến vòng đàm phán Uruguay (1986-1994): bao gồm 125 nước tham
gia. Kết quả của vòng đàm phán này đã mở ra một bước ngoặt quan trọng cho nền
kinh tế tồn cầu, đó là việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế
cho GATT. Song song với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) các bên
đã ký kết Hiệp định về thực thi Điều VI GATT 1994 (The Agreement on
Implementation of Article VI of GATT 1994), thường được gọi với tên Hiệp định
về chống bán phá giá của WTO (Anti-dumping Agreement - ADA), và chính thức
có hiệu lực vào ngày 01/01/1995.
Hiệp định thực thi Điều Vi của GATT gồm có 18 Điều và 2 Phụ lục, trong đó
có Điều II và Điều III là hai Điều quan trọng nhất khi xác định một vụ kiện chống bán
phá giá (Điều II quy định về việc xác định sự tồn tại của bán phá giá và các quy tắc
xác định, Điều III quy định về xác định tổn hại – tức là xác định liệu ngành cơng
nghiệp của nước nhập khẩu có bị thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại không và quy tắc để
xác định thiệt hại.
Trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền của WTO, luật quốc gia một nước thành viên
phải phù hợp với các Hiệp định và qui định của WTO. Do đó, các đạo luật khung về
chống bán phá giá của các nước thường lặp lại tất cả các nguyên tắc của Hiệp định
Chống bán phá giá - ADA, dẫn đến một sự đồng nhất về các nguyên tắc chung trong
luật của các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, để áp dụng các nguyên tắc đó trong
thực tế, mỗi nước có thể có thêm một số điều khoản chi tiết để thi hành, dựa theo thể
chế pháp luật riêng của mình.
1.2. Hiệp định chống bán phá giá.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã và đang phải đối đầu với những vụ
kiện chống bán phá giá trên thị trường quốc tế. Mặc dù đã trở thành thành viên chính
thức của WTO, việc đối mặt với những vụ kiện chống bán phá giá vẫn khiến giới
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đau đầu. Vì lẽ đó, trước tiên các doanh

GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG


-8

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần có sự hiểu biết nhất định về Hiệp định Chống bán
phá giá của WTO – ADA.
Bởi vì trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của WTO, luật quốc gia của mỗi
nước thành viên phải phù hợp với các Hiệp định và qui định của WTO. Do đó sau khi
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, việc nghiên cứu và
nắm vững những nguyên tắc chung quy định trong ADA sẽ giúp cho các doanh nghiệp
xuất khẩu của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cá tra và cá
basa nói riêng, sẽ thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu về đạo luật chống bán phá
giá tại mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, để áp dụng các nguyên tắc đó trong thực tế, mỗi nước sẽ quy định
thêm những điều khoản chi tiết để thi hành, do mỗi nước có thể chế pháp luật riêng
cũng như sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thi hành những
nguyên tắc trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO – ADA tại mỗi quốc gia
thành viên, sẽ tồn tại những điểm điểm khác biệt. Vì vậy khi đã nắm vững được những
nguyên tắc chung trong ADA, các doanh nghiệp sẽ phát hiện ra những điểm khác biệt
được ghi nhận trong đạo luật cấp quốc gia so với ADA. Từ đấy sẽ có sự chuẩn bị tốt
hơn trong q trình ứng phó với các vụ kiện chống phán giá trên thị trường quốc tế.
1.2.1. Xác định hàng hoá bán phá giá.
Khái quát nhất, một sản phẩm bị coi là bán phá giá khi của sản phẩm đó thấp
hơn của sản phẩm này tại nước sản xuất ra nó. Như vậy cốt lõi của việc xác định bán
phá giá là sự so sánh biên độ chênh lệch giữa giá xuất khẩu với giá thông thường của

sản phẩm tại nước xuất khẩu. Việc tiến hành so sánh giữa giá xuất khẩu và giá thông
thường phải được tiến hành đối với cùng loại sản phẩm.
Do đó hiện tượng bán phá giá sẽ dựa trên cơ sở xác định hiệu số giữa giá xuất
khẩu và giá thông thường - chính là biên độ phá giá, theo cơng thức sau:
Gía thơng thường – Gía xuất khẩu = X
Nếu X > 0 thì có hiện tượng bán phá giá
Nếu X  0 thì khơng có hiện tượng bán phá giá
Các giá này phải đưa về “cùng một khâu thống nhất của quá trình mua bán,
thường là tại khâu xuất xưởng”2, có thể gọi là “giá xuất xưởng”3. X chính là biên độ
bán phá giá.
Như vậy giá thông thường và giá xuất khẩu của sản phẩm là hai cơ sở quan
trọng để xác định biên độ phá giá. Do đó, cần hiểu đúng cũng như nắm vững được
cách xác định hai giá trị này, được quy định tại Điều 2 của ADA.

GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

-9

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

Giá xuất khẩu là giá bán sản phẩm từ nước sản xuất (nước xuất khẩu) sang
nước nhập khẩu. Các cách thức tính giá xuất khẩu (tuỳ thuộc vào các điều kiện, hồn
cảnh cụ thể) bao gồm:

Cách 1: Gía xuất khẩu là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất
hoặc nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu;



Cách 2: Giá xuất khẩu là giá tự tính tốn trên cơ sở giá bán sản phẩm

nhập khẩu đó cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc một trị giá tính
tốn theo những tiêu chí hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Cách 1 là cách tính giá xuất khẩu chuẩn và được áp dụng trước tiên khi tính giá
xuất khẩu. Chỉ khi hồn cảnh cụ thể khơng đáp ứng các điều kiện áp dụng cách 1 thì
giá xuất khẩu mới được tính theo cách 2.
Giá thơng thường là giá bán của hàng hoá bị điều tra tại nước sản xuất ra nó.
Có ba cách xác định giá thơng thường (áp dụng với các điều kiện cụ thể).

Cách 1: Giá thông thường được xác định theo giá bán của sản phẩm tại
thị nước sản xuất ra nó.

Cách 2: Giá thông thường được xác định theo giá bán của sản phẩm từ
nước xuất khẩu sang thị trường một nước thứ ba.

Cách 3: Giá thông thường được xác định theo trị giá tính tốn = Giá
thành sản xuất + Chi phí bán hàng, hành chính + Lợi nhuận. Trong các cách thức nêu
trên, cách 1 là cách thức tính giá thơng thường tiêu chuẩn, được ưu tiên xem xét áp
dụng trước trong tất cả các trường hợp. Chỉ khi không đáp ứng được các điều kiện để
sử dụng cách 1 thì giá thơng thường mới được tính theo cách 2 hoặc cách 3.
Trong trường hợp, cơ quan điều tra xác định có xảy ra hiện tượng bán phá giá
(biên độ phá giá > 0). Tuy nhiên, để có thể áp dụng biện pháp chống phá giá đối với
sản phẩm này, nước nhập khẩu còn phải chứng minh rằng việc bán phá giá đó gây tổn
hại hoặc đe dọa gây tổn hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước. Khái
niệm tổn hại được hiểu là thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước hoặc
ảnh hưởng vật chất làm chậm quá trình hình thành một ngành sản xuất4. Việc xác nhận
được thiệt hại của ngành sản xuất nội địa là một yếu tố đảm bảo cho việc sử dụng

những biện pháp chống bán phá giá đúng với mục đích của những biện pháp này. Tuy
nhiên ADA khơng đưa ra những tiêu chí cụ thể để xác định thiệt hại của ngành sản
xuất nội địa tại của nước nhập khẩu. Và do đó việc xác định thiệt hại này rất khác nhau
giữa các nước, các phương pháp khác nhau được áp dụng và phụ thuộc vào hệ thống
chống bán phá giá, các cơ quan chính phủ khác nhau. Và như vậy, việc xác định thiệt
hại của những doanh nghiệp sản xuất nội địa của nước nhập khẩu không được thực
4

Chú thích 9 của Điều 3 của Hiệp định AD
GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

- 10

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

hiện một cách khách quan. Bởi lẽ, những quy định cụ thể về việc xác định thiệt hại lại
được ghi nhận trong luật chống bán phá giá của mỗi quốc gia và cơ quan tiến hành xác
định những thiệt hại đó lại là cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
1.2.2. Thủ tục giải quyết một vụ kiện chống bán phá giá.
ADA không đề cập đến thủ tục giải quyết một vụ kiện chống bán phá giá, sẽ
theo thủ tục tài phán hành chính hay tài phán tư pháp. Mặc dù thường được gọi là “vụ
kiện” (theo cách gọi ở Việt Nam), đây không phải thủ tục tố tụng tại Tồ án mà là một
thủ tục hành chính và do cơ quan hành chính nước nhập khẩu thực hiện. Thủ tục này
nhằm giải quyết một tranh chấp thương mại giữa một bên là ngành sản xuất nội địa và
một bên là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; nó khơng liên quan đến quan hệ
cấp chính phủ giữa hai nước xuất khẩu và nhập khẩu.

Vì trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan được thực hiện gần giống như trình
tự tố tụng xử lý một vụ kiện tại tồ nên thủ tục này cịn được xem là “thủ tục bán tư
pháp”. Ngoài ra, khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định cuối cùng của
cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Toà án. Lúc này, vụ việc xử lý tại toà án
thực sự là một thủ tục tố tụng tư pháp5.

Cơ quan nhận đơn kiện:
Tại Điều 5 của ADA không ghi nhận cụ thể về cơ quan có thẩm quyền, nơi tiếp
nhận hồ sơ đề nghị điều tra. Điều này có thể hiểu là luật chống bán phá giá ở mỗi quốc
gia sẽ ghi nhận cụ thể về cơ quan tiếp nhận hồ sơ này6.

Cơ quan tiến hành điều tra chống bán phá giá:
ADA không ghi nhận cụ thể về cơ quan tiến hành điều tra chống bán phá giá.
Nhưng thủ tục giải quyết một vụ kiện chống bán phá giá là một thủ tục hành chính và
do cơ quan hành chính nhà nước nhập khẩu tiến hành. Như vậy tùy mỗi nước sẽ có sự
quy định cụ thể về cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành điều tra và ra quyết định
trong vụ kiện chống bán phá giá. Thông qua việc xem xét các đạo luật chống bán phá
giá của từng quốc gia, nhận thấy rằng cơ quan tiến hành điều tra và ra quyết định trong
các vụ kiện chống bán phá giá là những cơ quan hành pháp7. Thông thường để đảm
bảo sự công bằng, khách quan trong quá trình điều tra, thì cơ quan điều tra và cơ quan
ra quyết định phải độc lập với nhau, hoặc việc xác định hàng hoá nhập khẩu bị kiện
bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất nội địa (tại nước nhập khẩu) phải do hai cơ
quan/cá nhân khác nhau tiến hành.

5

Website WTO – Hội nhập kinh tế quốc tế của Phịng Thương Mại và Cơng Nghiệp Việt Nam: Hiệp định
Chống bán phá giá ( thực thi Điều 6 của GATT), />6
Xem Phụ lục
7

Xem Phụ lục
GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

- 11

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO



Chủ thể có quyền yêu cầu tiến hành vụ việc điều tra chống bán phá

giá.
Một cuộc điều tra chống bán phá giá chỉ được bắt đầu khi được khởi xướng bởi
một trong hai chủ thể sau :
Chủ thể thứ nhất :Có hồ sơ đề nghị điều tra của bên nhân danh ngành sản xuất
nội địa của nước nhập khẩu.
Chủ thể thứ hai :Trong trường hợp khơng có hồ sơ đề nghị điều tra của đại diện
ngành sản xuất trong nước. Nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành điều tra khi
có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa
thiệt hại và việc bán phá giá8.

Các căn cứ tiến hành điều tra.
Về cơ bản, một cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ được tiến hành khi hội đủ
những điều kiện sau :
Điều kiện thứ nhất: Nội dung hồ sơ đề nghị điều tra phải chứa đựng bằng chứng
về việc bán phá giá; Những thiệt hại/đe doạ gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa;

Và phải chứng minh được thiệt hại này là do hiện tượng hàng nhập khẩu bán phá giá
gây ra.
Điều kiện thứ hai: Chủ thể nộp đơn phải nhân danh ngành sản xuất nội địa nước
nhập khẩu, và đạt được sự ủng hộ của những nhà sản xuất nội địa, cụ thể là :
Các nhà sản xuất ủng hộ hồ sơ yêu cầu điều tra phải chiếm trên 50% tổng sản
lượng của các nhà sản xuất trong nước đã thể hiện ý kiến đồng ý hoặc phản đối và các
nhà sản xuất thể hiện sự ủng hộ chiếm tỷ lệ ít nhất là 25% tổng sản lượng sản xuất ra
trong nước.

Các giai đoạn điều tra chống bán phá giá :
Theo ADA, quá trình điều tra một vụ kiện bán phá giá trải qua bốn giai đoạn :
Giai đoạn 1 : Từ thời điểm ngành/đại diện ngành sản xuất nội địa nộp hồ sơ
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra.
Giai đoạn 2 : Từ khi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hồ sơ đề nghị điều tra,
bắt đầu mở cuộc điều tra cho đến khi đưa ra kết luận sơ bộ.
Giai đoạn 3 : Qúa trình điều tra sơ bộ - Từ thời điểm đưa ra kết luận sơ bộ cho
đến khi đưa ra kết luận cùng và áp thuế chống bán phá giá. Trong quá trình này, cơ
quan điều tra sẽ tiến hành xác định hai vấn đề sau :
Thứ nhất, xác định biên độ phá giá của hàng hoá nhập khẩu bị điều tra bằng
việc so sánh giá xuất khẩu và giá thơng thường của hàng hố bị kiện bán phá giá.

8

Ghi nhận tại Phần 5.6 của Hiệp định AD.
GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

- 12

SVTH: VÕ THÁI MINH



Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

Thứ hai, xác định thiệt hại của ngành sản xuất nội địa và mối quan hệ nhân quả
của việc nhập khẩu hàng hố bị điều tra và thiệt hại đó.
* Trong quá trình điều tra sơ bộ, cơ quan điều tra sẽ tiến hành thu thập thông tin
dựa trên hai nguồn thông tin cơ bản sau:
- Thông tin trong Bảng câu hỏi và Qúa trình điều tra tại chỗ
+ Hiệp định AD không ghi nhận cụ thể về nội dung Bảng câu hỏi. Vì vậy mỗi
quốc giá khác nhau sẽ có bộ câu hỏi khác nhau, áp dụng đối với các doanh nghiệp bị
khởi kiện chống bán phá giá trên thị trường của nước mình. Tuy nhiên bảng câu hỏi
thường có nội dung rất phức tạp. Bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi chi tiết về tình
hình sản xuất, bán hàng, về các loại chi phí, về thiệt hại…được gửi đến các bên liên
quan ngay sau khi khởi xướng điều tra. Thơng thường có 2 loại bảng câu hỏi : Bảng
câu hỏi điều tra về phá giá (gửi cho các nhà sản xuất-xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập
khẩu) và Bảng câu hỏi điều tra về thiệt hại (gửi cho các nhà sản xuất nội địa nước nhập
khẩu). Trường hợp cơ quan điều tra thấy cần thiết thì có thể gửi Bảng câu hỏi bổ sung
(cho các đối tượng đã trả lời Bảng câu hỏi ban đầu).
+ Để kiểm tra tính chính xác của những nội dung được các bên cung câp trong
bảng câu hỏi, cơ quan điều tra có thể tiến hành thẩm tra tại chỗ nghĩa là: cơ quan điều
tra sẽ tiến hành tại cơ sở sản xuất của các bên liên quan để xác minh tính chính xác và
trung thực của các thông tin do các bên cung cấp và tìm kiếm thêm các thơng tin khác.
Địa điểm thẩm tra tại chỗ được tiến hành tại nước nhập khẩu và tại nước xuất khẩu.
Việc điều tra phải được thông báo trước và phải được sự chấp thuận của Chính phủ
nước xuất khẩu và chủ thể bị điều tra. Một bên liên quan không chấp thuận cho điều
tra thực địa khi cơ quan điều tra có yêu cầu có thể bị xem là “khơng hợp tác”.
- Dữ liệu sẵn có 9: Là thơng tin mà cơ quan điều tra có thể tìm kiếm được, được
sử dụng để thay thế cho những thông tin mà bên liên quan đã từ chối không cung cấp,
không cho tiếp cận hoặc cung cấp với nội dung sai lệch. Thơng tin sẵn có được sử

dụng khi bên liên quan không hợp tác và đó thường là những thơng tin bất lợi cho bên
đó.
* Kết thúc quá trình điều tra sơ bộ, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định sơ bộ. Nếu
nội dung quyết định này khẳng định có xảy ra hiện tượng bán phá giá và có thiệt hại,
q trình điều tra sẽ tiếp tục, đồng thời cơ quan điều tra sẽ ra quyết định áp dụng biện
pháp tạm thời ngằm ngăn chặn những thiệt hại của ngành sản xuất nội địa tại nước
xuất khẩu đang xảy ra trong quá trình điều tra.

9

Đó là những thơng tin thực tế mà cơ quan điều tra có được, bao gồm: Các thơng tin trong đơn đề nghị tiến hành
điều tra của phía ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu (nguyên đơn); từ các bên liên quan khác trong quá
trình điều tra- Phụ lục II của Hiệp định AD
GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

- 13

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

Giai đoạn 4 : Qúa trình điều tra cuối cùng.
Sau khi hồnh thành q trình điều tra cuối cùng thì cơ quan điều tra sẽ đưa ra
kết luận cuối cùng. Trong trường hợp kết luận xác định có xảy ra hiện tượng hàng
nhập khẩu có bán phá giá tại thị trường nhập khẩu, với số lượng đáng kể và gây ra
thiệt hại/đe doạ gây ra thiệt hại cho ngành sản nội địa tại nước nhập khẩu. Khi đó cơ
quan điều tra sẽ ra quyết định ấn định mức thuế chống bán phá giá chính thức.
Giai đoạn 5: Các thủ tục rà sốt lại.

- Rà sốt do thay đổi hồn cảnh: Rà sốt do thay đổi hồn cảnh là hình thức rà
soát được tiến hành sau khi đã áp thuế chống bán phá giá được một thời gian nhất
định, với mục đích xem xét lại việc áp thuế chống bán phá giá có cịn cần thiết hay
khơng và/hoặc liệu thiệt hại có tiếp tục hoặc tái xuất hiện nếu thuế chống bán phá giá
bị huỷ bị hoặc thay đổi. Biện pháp này được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của bên liên
quan (hoặc theo sáng kiến của chính cơ quan điều tra) với suy đoán rằng cùng với thời
gian, dưới tác động của sự phát triển khoa học ông nghệ, phương thức bán hàng, nhu
cầu tiêu dùng…, việc áp thuế và mức thuế áp đặt có thể khơng cịn phù hợp và do đó
cần được điều chỉnh hoặc huỷ bỏ. Nếu kết quả rà soát cho thấy thuế chống bán phá giá
khơng cịn cần thiết hoặc khơng cịn có căn cứ thì quyết định áp thuế sẽ bị huỷ bỏ.
- Rà sốt hồn trả thuế: là hình thức rà sốt để xác định chính xác biên độ phá
giá thực tế của hàng hố trong khoảng thời gian từ khi có quyết định áp thuế chính
thức (hoặc kể từ khi có kết quả rà sốt liền trước) cho đến khi có u cầu rà sốt của
bên liên quan (hoặc của chính cơ quan điều tra). Rà sốt hồn trả thuế thường được
tiến hành theo yêu cầu của một bên liên quan. Nếu kết quả rà soát cho thấy biên độ phá
giá thực tế trong khoảng thời gian được rà soát thấp hơn mức thuế chống bán phá giá
đã nộp thì cơ quan có thẩm quyền có nghĩa vụ hồn trả lại phần thuế đã nộp vượt quá
biên phá giá thực tế.
- Rà sốt hồng hơn: Là biện pháp rà sốt được thực hiện ngay trước khi hết
thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức hoặc kể
từ ngày có kết quả rà soát (nếu rà soát được tiến hành cả về biên phá giá và thiệt hại).
Rà soát được thực hiện theo yêu cầu của bên liên quan hoặc theo sáng kiến của chính
cơ quan điều tra. Nếu kết quả rà sốt cho thấy việc ngừng áp thuế chống bán phá giá
có thể làm tiếp diễn hoặc tái xuất hiện hiện tượng bán phá giá và thiệt hại thì thuế
chống bán phá giá sẽ tiếp tục được áp dụng thêm 5 năm nữa.

Quyết định đình chỉ hoặc chấm dứt điều tra.
Theo sự ghi nhận của ADA, việc điều tra chống bán phá giá có thể tạm dừng
hoặc kết thúc trong những trường hợp sau:
-Trong trường hợp nội dung đơn kiện không hợp lệ hoặc người nộp đơn kiện

không đáp ứng tiêu chuẩn là đại diện cho ngành sản xuất nội địa tại nước nhập khẩu.
GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

- 14

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

Khi đó cơ quan điều tra sẽ từ chối hoặc đình chỉ việc tiến hành điều tra chống bán phá
giá.
-Trong q trình điều tra, có những trường hợp được đình chỉ hoặc chấm dứt
khi cơ quan điều tra xác định được: biên độ bán phá giá hoặc khối lượng hàng nhập
khẩu bán phá giá hoặc thiệt hại/đe doạ gây thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa tại
nước nhập khẩu là “không đáng kể”10.
-Khi các bên thoả thuận thành công việc áp dụng phương pháp cam kết về giá11,
với điều kiện cơ quan điều tra chấp thuận đề nghị cam kết giá đó và nhà xuất nước
ngồi khơng đề nghị tiếp tục điều tra.


Các thời hạn điều tra trong vụ kiện chống bán phá giá.

BƯỚC TIẾN HÀNH

THỜI GIAN

THỜI HẠN LÂU
NHẤT


Thời hạn điều tra chống bán phá
12 tháng
18 tháng
giá (Điều 5.10 ADA)
Thời hạn tối thiểu để trả lời bản
30 ngày
Có thể gia hạn
câu hỏi (Điều 6.1.1 ADA)
Ngày sớm nhất có thể áp dụng
các biện pháp tạm thời kể từ thời
60 ngày
điểm bắt đầu điều tra (Điều 7.3
ADA)
Áp dụng các biện pháp tạm thời
9 tháng (theo yêu cầu
6 tháng
(Điều 7.4 ADA)
của các nhà xuất khẩu)
Thời hạn mà cho phép việc áp
90 ngày trước khi áp
dụng hồi tố các biện pháp tạm
dụng các biện pháp
thời sau khi có sự vi phạm 1
tạm thời
thỏa thuận (Điều 8.6 ADA)
Xác định mức thuế chống bán 12 tháng (sau ngày yêu
phá giá chính thức trên cơ sở hồi cầu có đánh giá cuối
18 tháng
tố (Điều 9.3.1 ADA)

cùng)
Hoàn trả thuế chống bán phá giá
áp dụng hồi tố cao quá mức đã 12 tháng (kể từ ngày
18 tháng
được trả trên cơ sở hồi tố (Điều
yêu cầu hoàn trả)
9.3.2)
Rà soát thuế chống bán phá giá 5 năm (kể từ ngày áp
được áp dụng (Điều 11.3, ADA)
dụng)
Thời hạn rà soát (Điều 11.4 12 tháng (kể từ ngày
ADA)
bắt đầu rà soát)
1.2.3 Các biện pháp chống bán phá giá.
Dưới góc độ kinh tế, việc bán phá giá không phải không đem lại những lợi ích
nhất định như cho người tiêu dùng có điều kiện hưởng lợi về giá cả. Vì vậy khơng phải
10
11

Đ oạn 8 Điều 5 của ADA
Xem thêm Phần 1.2.3 các biện pháp chống bán phá giá, Tr. 18
GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

- 15

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO


bất cứ hành vi bán phá giá nào cũng bị lên án. Theo quy định của ADA, để có thể áp
dụng biện pháp chống bán phá giá, nước nhập khẩu phải chứng minh được: sự tồn tại
của hành vi bán phá giá hàng nhập khẩu vào thị trường của mình; hành vi bán phá giá
đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất nội địa của nước
nhập khẩu. Sau đây là những biện pháp chống bán phá giá được phép sử dụng nhằm
mục đích ngăn chặn và hạn chế hậu quả hiện tượng này.
Thứ nhất là các biện pháp tạm thời. Biện pháp tạm thời là biện pháp do cơ
quan có thẩm quyền áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào nước nhập
khẩu, sau khi có quyết định sơ bộ khẳng định có xảy ra hiện tượng bán bán phá giá và
gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa tại nước xuất khẩu. Áp dụng các biện pháp
tạm thời nhằm mục đích chủ yếu là để ngăn chặn thiệt hại tiếp tục xảy ra trong quá
trình điều tra. Các biện pháp tạm thời phải tuân thủ điều kiện chung là không vượt quá
biên độ phá giá được xác định trong kết luận sơ bộ.
Thứ hai là biện pháp cam kết về giá. Đây là một biện pháp mà ADA cho phép
những nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài sau khi tiến trình điều tra đã bị kết luận là
bán phá giá, có thể đưa ra cam kết sẽ tăng giá hàng xuất khẩu của họ bị kiện bán phá
giá, đảm bảo không tiếp tục gây tổn hại cho ngành sản xuất nội địa của nước nhập
khẩu. Cam kết về giá được coi là biện pháp nhân nhượng – hoà giải theo nghĩa rộng
trong việc giải quyết tranh chấp thương mại nói chung, với những ưu điểm là nhanh
chóng hơn và ít tốn kém hơn so với việc phải hoàn tất cuộc điều tra của cơ quan điều
tra12. Nếu cam kết đó được nước nhập khẩu và cơ quan điều tra chấp thuận thì quá
trình điều tra chống bán phá giá sẽ được đình chỉnh hoặc chấm dứt. Trong trường hợp
cam kết này không được nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngồi thực hiện hoặc thực hiện
khơng đúng như cam kết ban đầu, thì cam kết này sẽ bị hủy bỏ và cuộc điều tra chống
bán phá giá sẽ được tiến hành tiến hành như ban đầu.
Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng, đã xảy ra trường hợp: nhà xuất khẩu nước
ngồi biết được khả năng hàng hố xuất khẩu của mình có nguy cơ sẽ bị kiện phá giá
,khi đó họ đã sử dụng biện pháp cam kết về giá trong giai đoạn trước hoặc khi cơ quan
điều tra tiến hành điều tra khi (trước khi có quyết định sơ bộ). Như vậy, về nguyên tắc

đây là những trường hợp sử dụng biện pháp cam kết về giá trái với quy định của ADA.
Nhưng trên thực tế có thể sử dụng biện pháp cám kết về giá trước khi vụ kiện xảy ra
dựa trên sự phán đoán của doanh nghiệp về thời điểm và hồn cảnh thích hợp với
những đối tác khác nhau tại những thị trường khác nhau, nhằm giảm thiếu tối đa nguy
cơ đối mặt với những vụ kiện, tiết kiệm đượcc thời gian chi phí.

12

Đinh Thị Mỹ Loan (Bộ Thương Mại). Chủ Động Ứng Phó Với Các Vụ Kiện Chống Bán Phá Gía Trong
Thương Mại Quốc tế. NXB Lao Động- Xã Hội, tr. 64
GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

- 16

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

Thứ ba là thuế chống bán phá giá chính thức. Nếu kết quả điều tra chính thức
đi đến kết luận cuối cùng cho thấy có bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất
nội địa thì thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng. Về bản chất, đây là khoản
thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thơng thường) đánh vào sản phẩm nước ngồi
nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá13.
- Mức thuế chống bán phá giá được xác định theo biên độ phá giá và trong mọi
trường hợp không được cao hơn biên độ phá giá.
- Về nguyên tắc thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt sau 5
năm kể từ thời điểm quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên nếu cơ quan
có thẩm quyền nước nhập khẩu sau khi tiến hành rà soát, đi đến kết luận là việc bán

phá giá có nhiều khả năng tiếp tục duy trì nếu thuế chống bán phá giá chấm dứt hiệu
lực, thì thuế này sẽ tiếp tục được áp dụng thêm 5 năm nữa.
- Hiệu lực của việc áp dụng thuế:
+ Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với tất cả hàng hoá liên quan nhập
khẩu từ nước bị kiện sau thời điểm ban hành quyết định;
+ Quyết định áp thuế có hiệu lực với cả các nhà xuất khẩu mới, người chưa hề
xuất khẩu hàng hố đó sang nước áp thuế trong thời gian trước đó; nhà xuất khẩu mới
có thể u cầu cơ quan điều tra tính mức thuế riêng cho mình, nhưng trong thời gian
chưa có quyết định về mức thuế riêng thì hàng hố nhập khẩu của nhà xuất khẩu mới
vẫn thực hiện quyết định áp thuế nói trên;
+ Việc áp dụng hồi tố (áp dụng cho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểm
ban hành Quyết định) chỉ được thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội
địa là thiệt hại thực tế.
- Mức thuế chống bán phá giá được tính toán như sau:
+ Về cách thức áp dụng:

Về nguyên tắc, mức thuế chống bán phá giá được tính riêng cho từng
nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngồi và khơng cao hơn biên phá giá của họ;

Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngồi khơng được lựa
chọn để tham gia cuộc điều tra nhưng hợp tác với cơ quan điều tra thì mức thuế chống
bán phá giá áp dụng cho họ khơng cao hơn biên phá giá trung bình của tất cả các nhà
sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra;

Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu khơng hợp tác, gian lận trong
q trình điều tra thì sẽ phải chịu mức thuế cao mang tính trừng phạt.

13

Website WTO – Hội nhập kinh tế quốc tế của Phịng Thương Mại và Cơng Nghiệp Việt Nam: Hiệp định

chống bán phá giá (Thực thi Đ iều VI của GATT), />GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

- 17

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

+Về thời điểm tính mức thuế chính thức :Có hai cách xác định mức thuế chống
bán phá giá:

Cách tính thuế cho khoảng thời gian sắp tới (EU theo cách này): Mức
thuế chính thức sẽ được xác định ngay trong quyết định áp thuế ban hành khi kết thúc
điều tra và có hiệu lực cho hàng hố liên quan nhập khẩu trong khoảng thời gian sau
đó;

Cách tính thuế cho khoảng thời gian đã qua (Hoa Kỳ theo cách này):
Mức thuế nêu tại Quyết định áp thuế ban hành sau khi điều tra chỉ là tạm thời; hết mỗi
năm kể từ ngày có quyết định này, cơ quan điều tra sẽ xác định biên phá giá thực tế
của các nhà xuất khẩu trong năm đó và quyết định mức thuế chính thức cho họ (nếu
mức này cao hơn mức thuế tạm tính thì doanh nghiệp phải nộp bổ sung; nếu thấp hơn
sẽ được hoàn trả).
-Về nguyên tắc thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá: sẽ chấm dứt sau 5
năm kể từ thời điểm quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, nếu cơ quan
có thẩm quyền nước nhập khẩu, sau khi tiến hành rà soát, đi đến kết luận là việc bán
phá giá gây thiệt hại có nhiều khả năng tiếp tục duy trì nếu thuế chống bán phá giá
chấm dứt hiệu lực, thì thuế này sẽ tiếp tục được áp dụng thêm 5 năm nữa.
1.2.4. Vai trò của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

Như ta đã biết Chống bán phá giá là một công cụ giúp bảo hộ nền mậu dịch nội
địa. Bên cạnh đó, trong q trình điều tra một vụ kiện chống bán giá, thì cơ quan điều
tra lại là cơ quan hành pháp của nước nhập khẩu. Điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra
sự thiếu công bằng và khách quan trong quá trình điều tra. Vì thế tại Điều 17 của ADA
về tham vấn và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chống bán phá giá. Thế nhưng vai
trò của Ban Hội Thẩm đã bị hạn chế hơn rất nhiều so với việc cho phép thẩm quyền
của các Ban Hội Thẩm khác trong WTO. Bởi vì Ban Hội Thẩm khơng có quyền sửa
đổi những quyết định của cơ quan điều tra. Ban Hội Thẩm chỉ yêu cầu trong quá trình
giải quyết tranh chấp, nếu Ban Hội Thẩm thấy có ít nhất hai cách giải thích, diễn giải
có thể chấp nhận được cho một quy định của ADA. Và biện pháp liên quan của cơ
quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu dựa trên một trong hai cách giải thích đó, thì
biện pháp đó được Ban Hội Thẩm xem là phù hợp với ADA. Từ đó đã cho phép các cơ
quan có thểm quyền của nước nhập khẩu thốt ra khỏi sự xem xét của Ban Hội Thẩm
WTO14.

14

Đinh Thị Mỹ Loan (Bộ Thương Mại) . Chủ Động Ứng Phó Với Các Vụ Kiện Chống Bán Phá Gía Trong
Thương Mại Quốc tế. NXB Lao Động- Xã Hội, trang. 54.
GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

- 18

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

1.2.5. Một số nhận xét về những quy định trong Hiệp định Chống bán phá

giá – ADA.
- Trong các biện pháp hạn chế thương mại như áp dụng hạn ngạch, hạn chế số
lượng, tăng thuế, các biện pháp hạn chế có tính kỹ thuật, phi thuế quan khác, để chống
lại hành vi bán phá giá, các quốc gia chỉ có quyền áp dụng biện pháp tăng thuế nhập
khẩu. Nói cách khác, quốc gia bị thiệt hại chỉ có thể áp dụng thuế bổ sung (thuế chống
bán phá giá) đối với hàng hóa nhập khẩu bị xác định là bán phá giá. Quyền áp dụng
thuế bán phá giá của quốc gia bị thiệt hại thực chất là quyền có tính ngoại lệ đối với
hai nguyên tắc:
Thứ nhất, đó là ngoại lệ đối với nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN) của
WTO. Thuế chống bán phá giá chỉ áp dụng đối với hàng hóa cụ thể của quốc gia xuất
khẩu cụ thể.
Thứ hai, áp dụng thuế bán phá giá cũng là ngoại lệ đối với nguyên tắc tôn
trọng các cam kết về cắt giảm thuế. Quốc gia bị thiệt hại không có nghĩa vụ tơn trọng
giữ ngun mức thuế đã cam kết đối với các hàng hóa nhập khẩu là đối tượng của
hành vi bán phá giá bị cấm.
-Mục đích cuối cùng của thuế chống bán phá giá là tạo dựng lại thế cạnh tranh
cân bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa
chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế không lành mạnh. Cũng chính vì mục đích
này mà việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá được yêu cầu là không vượt quá
biên độ bán phá giá, nhằm tránh tình trạng lạm dụng thuế chống bán phá giá làm công
cụ bảo hộ bất hợp pháp thị trường nội địa15.
1.2.6. Quy định của ADA về hàng hoá bị kiện bán phá giá có xuất xứ từ nước
có nền kinh tế phi thị trường hoặc những nước đang phát triển.
Thứ nhất đối với hàng hố có xuất xứ từ nước có nền kinh tế phi thị trường.
Trong tất cả các điều khoản gia nhập WTO, Việt Nam chấp nhận bị coi là một nền
kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm kể từ ngày gia nhập. Trong Báo cáo về việc
gia nhập WTO có đoạn: “Những thành viên này cũng ghi nhận rằng, sẽ gặp những khó
khăn đặc thù trong việc xác định chi phí và giá cả hàng hố xuất xứ từ Việt Nam trong
các cuộc điều tra chống bán phá giá hay áp dụng các biện pháp đối kháng. Những
thành viên này cho rằng, trong trường hợp đó nước nhập khẩu có thể nhận định rằng

việc sử dụng chi phí và giá cả tại Việt Nam có thể khơng hợp lý.”16 Do đó địa vị nền
kinh tế phi thị trường ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh
vực chống bán phá giá. Trong trường hợp một thành viên của WTO nhận định rằng,
15

Nguyễn Tiến Vinh,website Chống bán phá giá – Chống trợ cấp của Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt
Nam: Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, />16
Đoạn 254 Báo cáo về việc gia nhập WTO của Ban công tác của WTO về việc Việt Nam gia nhập WTO
GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

- 19

SVTH: VÕ THÁI MINH


Gỉải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định Chống Bán Phá Gía
(anti – dumping agreement – ADA) của WTO

việc sử dụng chi phí và giá cả tại Việt Nam là khơng hợp lý thì Việt Nam sẽ phải chấp
nhận các quy chế riêng cho một nền kinh tế phi thị trường trong quá trình điều tra
chống bán phá giá tại thị trường nước đó. Vì vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu những
quy định trong ADA về vấn đề sản phẩm bị kiện bán phá giá, có xuất xứ từ nước có
nền kinh tế phi thị trường là rất cần thiết.
Theo nguyên tắc trong ADA, để xác định sản phẩm nhập khẩu có bán phá giá
hay khơng, cần phải so sánh giá của sản phẩm đó được bán ở nước nhập khẩu với giá
trị thông thường của sản phẩm tại nước xuất khẩu. Tuy nhiên các cách thức xác định
giá trị thông thường của sản phẩm bị cho là bán phá giá, được quy định tại Điều 2 của
ADA, không đề cập đến việc sẽ áp dụng cho sản phẩm có xuất xứ từ nước có nền kinh
tế thị trường hay phi thị trường. Bên cạnh đó cho đến thời điểm này, WTO và cả ADA
vẫn chưa hề có quy định cụ thể về việc xác định thế nào là một nền kinh tế phi thị

trường, mà vấn đề này sẽ do pháp luật của mỗi quốc gia thành viên tự xác định.
Mặc dù tại Điểm 2 Đoạn 1 Bổ sung Điều VI Phụ lục I của GATT 1947 17 (Điều
khoản bổ sung thứ 2 đối với khoản 1, Điều VI) - Ghi chú và các quy định bổ sung, có
ghi nhận về trường hợp những nước có nền kinh tế phi thị trường. Nhưng Điều khoản
bổ sung thứ 2 đối với khoản 1 Điều VI GATT 1994 chỉ đơn giản nêu lên một thực tế,
và không đưa ra bất cứ hướng dẫn nào về các hành động mà các cơ quan thẩm quyền
điều tra cần tiến hành, để xử lý các trường hợp phá giá liên quan tới các nền kinh tế
phi thị trường. Vậy ‘‘giá trị thơng thường’’ đối với sản phẩm có xuất xứ từ nước có
nền kinh tế phi thị trường sẽ được xác định như thế nào trong những vụ kiện chống
bán phá giá?
Thực tế là, dựa theo Điểm 2 Đoạn 1 Bổ sung Điều VI Phụ lục I của GATT
1947, một số thành viên của WTO đã không chấp nhận giá hay chi phí sản xuất của
hàng hố tại các nền kinh tế phi thị trường như là một cơ sở thích hợp cho việc tính
tốn giá trị thơng thường, với lập luận giá và chi phí này được điều chỉnh bởi Chính
phủ và do đó khơng theo quy luật của thị trường18. Do đó cơ quan điều tra sẽ xác định
giá trị thơng thường của hàng hóa từ nước khơng có nền kinh tế thị trường đang bị
điều tra, bằng cách so sánh với sản phẩm của nước thứ ba có trình độ phát triển tương
tự và là nước có nền kinh tế thị trường. Trong thực tiễn cho thấy rằng, một số quốc gia
thành viên đã sử dụng triệt để quy chế xác định nền kinh tế thị trường nhằm mục đích
17

“Thừa nhận rằng trong trường hợp nhập khẩu từ một nước mà thương mại hồn tồn mang tính chất độc quyền
hoặc hầu như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do nhà nước định đoạt, việc xác định tính so sánh của giá
cả nhằm mục đích nêu tại khoản 1 có thể có những trường hợp đặc biệt và trong những trường hợp đó, các bên
ký kết là bên nhập khẩu có thể thấy cần tính đến khả năng rằng việc so sánh chính xác với giá cả trong nước của
nước đó khơng phải lúc nào cũng thích đáng”
18
Dương Anh Sơn ,website của Trường ĐH Luật – TP. Hồ Chí Minh: Quy chế nền kinh tế phi thị trường và vấn
đề minh bạch để ứng phó với các vụ kiện bán phá giá,
/>19:ctc20076&Itemid=110

GVHD: ThS. DIỆP NGỌC DŨNG

- 20

SVTH: VÕ THÁI MINH


×