Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại hợp ĐỒNG MUABÁN điện PHỤC vụ mục ĐÍCH SINH HOẠT lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 125 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2009 - 2013
Đề tài:

HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giản g viên hư ớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TRƯƠNG THANH HÙNG

NGÔ HOÀI PHƯƠNG
MSSV: 50954 54
LỚP: Luậ t Thương mại 1 - K35

Cần Th ơ, th án g 5 /2013


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
…………..…………

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………..…………

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS 2005:

Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005

BLTTDS 2004: Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm
2011

CĐTĐL:

Cục Điều tiết điện lực

EVN:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................1

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán điện ......................................................4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến hợp đồng mua bán điện ...................4
1.1.1.1. Khái niệm về điện năng..................................................................4
1.1.1.2. Khái niệm hợp đồng mua bán ........................................................6
1.1.1.3. Khái niệm hợp đồng mua bán điện.................................................8
1.1.2. Phân loại hợp đồng mua bán điện ......................................................9
1.1.2.1. Phân loại dựa trên thời hạn hợp đồng mua bán điện......................9
1.1.2.2. Phân loại dựa trên mục đích sử dụng điện ...................................10
1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán điện phục vụ mục
đích sinh hoạt .................................................................................................10
1.2.1. Khái niệm hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt......10
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt .......12
1.2.2.1. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là hợp
đồng ưng thuận, song vụ, có đền bù..........................................................12
1.2.2.2. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là hợp

đồng dân sự theo mẫu...............................................................................13
1.2.2.3. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là hợp
đồng mua bán có thời hạn ........................................................................15


1.3. Ý nghĩa của hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt .......16
1.3.1. Đối với Nhà nước ..............................................................................16
1.3.2. Đối với xã hội ....................................................................................17
1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu hợp đồng mua bán điện phục vụ
mục đích sinh hoạt.........................................................................................17
1.4.1. Về phương diện lý luận .....................................................................17
1.4.2. Về phương diện thực tiễn ..................................................................18

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN VỀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
2.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích
sinh hoạt .........................................................................................................20
2.1.1. Điều kiện về chủ thể ..........................................................................20
2.1.1.1. Năng lực chủ thể..........................................................................21
2.1.1.2. Ý chí chủ thể ................................................................................22
2.1.2. Điều kiện về hình thức ......................................................................23
2.1.3. Điều kiện về nội dung........................................................................24
2.1.3.1. Đối tượng của hợp đồng .............................................................. 25
2.1.3.2. Mục đích sử dụng.........................................................................25
2.1.3.3. Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ.................................................26
2.1.3.4. Giá và phương thức thanh toán....................................................28
2.2. Giao kết hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.............32
2.2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm giao kết hợp đồng ..............32



2.2.1.1. Đề nghị giao kết hợp đồng ...........................................................32
2.2.1.2. Thời điểm giao kết hợp đồng........................................................34
2.2.2. Thời điểm phát sinh hiệu lực và quyền, nghĩa vụ của các bên .........37
2.2.2.1. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng..................................37
2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên....................................................40
2.3. Chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán
điện phục vụ mục đích sinh hoạt...................................................................47
2.3.1. Chấm dứt hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.......47
2.3.1.1. Trường hợp chấm dứt hợp đồng...................................................48
2.3.1.2. Hệ quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng................................ 51
2.3.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích
sinh hoạt......................................................................................................53
2.3.2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện ..........53
2.3.2.2. Hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện .............54

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
3.1. Thực trạng của việc thực hiện hợp đồng mua bán điện phục vụ mục
đích sinh hoạt hiện nay.........................................................................................65
3.1.1. Thực trạng của việc thực hiện các quy định về điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt ....................65
3.1.2. Thực trạng của giai đoạn giao kết hợp đồng mua bán điện phục
vụ mục đích sinh hoạt .................................................................................70
3.1.3. Thực trạng của việc áp dụng các quy định pháp luật trong tranh
chấp và chấm dứt hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt....77


3.2. Nguyên nhân của những bất cập............................................................ 82

3.2.1. Về mặt lý luận....................................................................................83
3.2.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................83
3.3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán điện
phục vụ mục đích sinh hoạt...........................................................................84
3.3.1. Giải pháp cho những hạn chế về mặt lý luận....................................84
3.3.1.1. Luật hóa một số quy định về lý luận chung...................................84
3.3.1.2. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả, rút ngắn lộ trình thị trường
điện cạnh tranh.........................................................................................85
3.3.1.3. Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các chính sách, quy
định về giá điện ........................................................................................85
3.3.1.4. Xây dựng cơ quan kiểm soát độc lập về giá điện ..........................86
3.3.1.5. Giữ nguyên quy định tại khoản 6, Điều 23, Luật điện lực 2004 ....86
3.3.1.6. Sửa đổi, bổ sung nội dung tại điểm a, khoản 1, Điều 7, Nghị
định số 105/2005/NĐ-CP .........................................................................87
3.3.1.7. Sửa đổi, bổ sung nội dung một số Điều của Thông tư số
40/2010/TT-BCT.......................................................................................88
3.3.1.8. Xây dựng cơ chế bảo vệ quyền lợi bên mua điện sau tranh chấp..89
3.3.2. Giải pháp cho những hạn chế về mặt thực tiễn ................................ 90
3.3.2.1. Hạn chế một số điều khoản mang tính khuôn mẫu trong hợp
đồng để tăng cường sự thỏa thuận của các bên ........................................90
3.3.2.2. Trang bị thiết bị theo dõi chất lượng điện năng cho bên mua
điện ..........................................................................................................90
3.3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ...................91


3.3.2.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra về điện, tuyên truyền sử dụng
điện, tiết kiệm , an toàn , hiệu quả ............................................................ 91
3.3.2.5. Thực hiện nghiêm chỉnh các thỏa thuận bồi thường thiệt hại và
phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng............................................................... 92
3.3.2.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, giải quyết

thắc mắc, sự cố về điện.............................................................................92

KẾT LUẬN .......................................................................................................94


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, điện năng có vai trò quan trọng đối với hầu hết các hoạt
động sản xuất và đời sống. Đặc biệt, điện năng có tác động đến từng thành viên
trong xã hội thông qua việc đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt hàng ngày.
Chính vì vậy, Nhà nước ta dành sự quan tâm nhất định đến việc quản lý, kiểm soát
hoạt động mua bán điện. Để có cơ sở pháp lý làm nền tảng điều chỉnh hoạt động
điện lực nói chung và hợp đồng mua bán điện nói riêng, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội
khóa XI ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật điện lực được thông qua và chính thức
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, trở thành văn bản pháp lý chủ đạo điều
chỉnh hoạt động mua bán điện. Bên cạnh đó còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật
khác cũng được ban hành với mục đích góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán điện
nói chung, hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt nói riêng diễn ra
hiệu quả, đúng pháp luật, đồng thời mang lại lợi ích nhất định cho các bên. Tuy
nhiên, hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt hiện nay còn tồn tại
nhiều hạn chế nhất định. Một phần vì những quy định của pháp luật về hợp đồng
mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt chưa thật sự hoàn chỉnh, thiếu tính hợp
lý. Hơn nữa, việc thực hiện hợp đồng này trong thực tiễn cũng phát sinh nhiều bất
cập, vướng mắc.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với những kiến thức tích
lũy được trong quá trình học tập, nghiên cứu, người viết quyết định chọn đề tài
“Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn” để

làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo cử nhân luật.
2. Tình hình nghiên cứu
Có nhiều công trình nghiên cứu về hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng mua
bán tài sản nói riêng đối với nhiều đối tượng tài sản khác nhau. Mặt khác, cũng có
công trình nghiên cứu về quyền lợi của bên mua điện trong hợp đồng mua bán điện
phục vụ mục đích sinh hoạt như đề tài “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt”. Tuy nhiên, khác với những
loại hợp đồng mua bán tài sản thông thường, hợp đồng mua bán điện phục vụ mục
đích đã chứng tỏ tầm quan trọng nhất định nhưng lại chưa được quan tâm nghiên
1

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
cứu đúng mức. Đặc biệt, người viết chưa tìm thấy công trình nghiên cứu chuyên
biệt nào về “Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực
tiễn”. Chính vì vậy, người viết nghiên cứu về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục
đích sinh hoạt ở một góc độ mới, góp phần bổ sung, hoàn thiện những những nội
dung còn dang dở, chưa được nghiên cứu, đồng thời mang lại một cái nhìn tổng thể
ở khía cạnh khoa học luật đối với hợp đồng này.
3. Mục đích nghiên cứu
Trước hết, nghiên cứu về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
nhằm tìm hiểu khái quát vấn đề lý luận tiến tới làm rõ các quy định của pháp luật
và các quy định có liên quan về loại hợp đồng này, xem xét tính hợp lý, hiệu quả
của các quy định đó trên cơ sở khoa học và thực tế. Qua đó, người viết ghi nhận
được những điểm thiếu sót, chưa phù hợp, nguyên nhân của vấn đề, để từ đó đề
xuất những giải pháp đối với những vấn đề còn tồn tại. Đồng thời, nghiên cứu này

được thực hiện với mục đích góp phần nhỏ trong việc hoàn thiện khung pháp lý
khả thi và hiệu quả hơn để bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi hợp pháp của các
bên trong hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài luận văn, người viết tập trung nghiên cứu các quy định
của pháp luật hiện hành và quy định có liên quan đến hợp đồng mua bán điện phục
vụ mục đích sinh hoạt. Đồng thời, người viết cũng nghiên cứu việc áp dụng các
quy định đó vào thực tiễn thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, trong phạm vi nghiên
cứu, người viết tập trung hơn trong nghiên cứu giao kết, thực hiện hợp đồng mua
bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt dưới hình thức ký mới. Đây là hình thức
mang tính chất điển hình của hợp đồng này. Vì vậy, trong một số nội dung, người
viết không đi vào tìm hiểu cụ thể tất cả các hình thức ký kết hợp đồng mà chỉ đề
cập riêng đến hình thức này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được dựa trên nền tảng của phương pháp
biện chứng duy vật và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý. Nhìn
chung, trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sử dụng các phương pháp như
sau: phương pháp liệt kê, phương pháp phân tích luật viết, phương pháp so sánh,
tổng hợp, phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, phương pháp nghiên
cứu tài liệu để thực hiện việc nghiên cứu đề tài. Cụ thể hơn, người viết đã tiến hành
2

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
phân tích làm rõ các kiến thức chuyên ngành, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho vấn
đề mình đang nghiên cứu. Tiến hành trình bày các quy định của pháp luật và các

quy định có liên quan đến nội dung nghiên cứu để phân tích, giải thích nhằm tìm ra
những điểm bất cập còn tồn tại trong những quy định đó. Bên cạnh đó, người viết
thu thập những sự kiện và thống kê các số liệu thực tế để chứng minh cho các vấn
đề đã nêu. Cuối cùng, người viết tổng hợp các vấn đề trong một mối quan hệ thống
nhất, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát và nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài nghiên cứu được người viết trình bày theo bố cục khoa học. Ngoài lý do
chọn đề tài, tình hình nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh
hoạt. Trong chương này, người viết tìm hiểu, phân tích lý luận chung về các khái
niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán điện nói chung và hợp đồng mua bán điện
phục vụ mục đích sinh hoạt nói riêng nhằm làm nổi bật ý nghĩa, sự cần thiết nghiên
cứu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.
Chương 2: Quy định pháp luật và quy định có liên quan về hợp đồng mua
bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt. Ở nội dung mày, người viết đi vào phân
tích các quy định của pháp luật và các quy định có liên quan đến hợp đồng mua
bán điện. Qua đó, tìm ra những điểm còn hạn chế trong các quy định để tiếp tục
giải quyết ở chương tiếp theo.
Chương 3: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện hợp đồng mua bán điện
phục vụ mục đích sinh hoạt. Trong chương này, người viết chỉ ra những điểm bất
cập trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật. Từ đó nêu lên nguyên nhân
của những bất cập và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần định hướng hoàn
thiện các quy chế pháp lý của hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.

3

GVHD: Trương Thanh Hùng


SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
Hiện nay, hoạt động nghiên cứu về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích
sinh hoạt còn rất mới mẻ trong đời sống pháp luật. Vì vậy, với mục đích góp phần hình
thành một cái nhìn bao quát về hợp đồng mua bán điện nói chung và hợp đồng mua
bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt nói riêng, người viết sẽ tập trung nghiên cứu,
phân tích về lý luận chung về dạng hợp đồng này trong phạm vi chương đầu tiên của
đề tài.
1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán điện
Hợp đồng mua bán điện là khái niệm chung cho những loại hợp đồng mua bán
điện phục vụ cho từng mục đích khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện của
con người. Tìm hiểu khái quát về về hợp đồng mua bán điện là tìm hiểu về các khái
niệm có liên quan đến hợp đồng mua bán điện, cũng như việc phân loại dạng hợp đồng
này theo từng tiêu chí nhất định. Đây được xem là cơ sở lý luận ban đầu để nghiên cứu
chi tiết hơn về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến hợp đồng mua bán điện
1.1.1.1. Khái niệm về điện năng
Ngay từ khi con người chưa biết đến điện năng thì loài người đã biết sử dụng
các dạng năng lượng khác để phục vụ cho cuộc sống của mình, đặc biệt là việc khám
phá ra lửa, đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình phát triển của loài người.
Sự manh nha phát minh ra năng lượng điện bắt nguồn từ một nhà hiền triết Hy Lạp cổ
đại, nơi được xem là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Điện năng
là khái niệm hoàn toàn xa lạ với người cổ đại nhưng dần họ đã nhận thức được sự tồn
tại của nó. Thales – một nhà triết học, nhà toán học xuất chúng, được xem là một trong

bảy nhà thông thái của Hy Lạp cổ đại, có thể được xem là người đâu tiên nghiên cứu
về điện. Vào khoảng năm 600 trước Công nguyên, Thales nhận thấy khi cọ sát hổ
phách (nhựa cây hóa thạch) với lông, tóc thì nó có thể hút được bụi, lông vũ và các vật
nhẹ khác, đây chính là những thí nghiệm đầu tiên về tĩnh điện. Đáng tiếc, các thí
nghiệm về điện không được thực hiện tiếp tục, cho mãi đến thế kỷ 17 trở về sau các
nhà khoa học William Gilbert, Alexandro Volta, André Marie Ampe, Benjamin
4

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
Franklin, Charles Augustin de Coulomb mới tiếp tục nghiên cứu về nguồn năng lượng
này, từ đây con người đã tiếp cận các khái niệm cơ bản cũng như nguyên lý hoạt động
của điện. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của điện năng đối với cuộc sống con người,
nhiều nhà khoa học tiếp tục bắt tay vào nghiên cứu, tìm tòi với mong muốn tạo ra được
một nguồn năng lượng mới mà từ trước đến nay con người chỉ được thấy trong tự
nhiên là các tia sét. Michael Faraday, nhà vật lý, hóa học người Anh ở thế kỷ 19, ông
là người “lót đường” cho quá trình tiến đến một xã hội điện khí hóa hiện đại của loài
người ngày nay, Faraday nổi tiếng nhờ các công trình nghiên cứu điện học, đặc biệt
với công lao phát minh ra máy phát điện, chính vì thế Faraday được xem là ông tổ của
ngành điện học. Máy phát điện ra đời đánh dấu thêm một bước ngoặc phát triển của xã
hội loài người, điện năng phục vụ tích cực cho cuộc sống con người, đồng thời góp
phần to lớn cho cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất, thay đổi bộ mặt kinh tế nhân
loại.
Mặc dù không tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các khái niệm, nguyên lý
chuyên ngành điện học, vật lý học. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu về nguồn gốc của sự
hình thành điện, cũng như việc tham khảo từ nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy thì

người viết có thể nêu lên một cách khái quát về khái niệm điện năng như sau: Điện
năng hay còn gọi là điện lực, là năng lượng được cung cấp bởi dòng điện. 1 Trong đó,
khái niệm năng lượng được định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động.2 Chính vì
thế, điện năng là nguồn năng lượng có thể chuyển hóa sang các dạng năng lượng khác
như cơ năng, nhiệt năng, quang năng… Qua khái niệm trên, người viết nhận thấy, điện
năng suy cho cùng là một nguồn năng lượng, nguồn năng lượng này chỉ được hình
thành khi có dòng điện.3
Ngày nay, trước lợi ích của điện năng cũng như nhu cầu không ngừng về điện
của xã hội, con người luôn tìm cách sản xuất ra nguồn điện dồi dào để đáp ứng cho
nhu cầu đó, vì thế các nhà máy sản xuất điện được xây dựng ở nhiều nơi dưới các hình
thức như nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân. Điện năng
được xem là một loại tài sản đặc biệt, là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong cuộc
1

[02/01/2013]

2

Theo định nghĩa của Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam (trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ)
/>=[G]Skins%2F_default%2FNo+Skin&ContainerSrc=[G]Containers%2F_default%2FNo+Container
[02/01/2013]
3

Việc tạo ra dòng điện không chỉ xuất phát bởi việc sản xuất điện của con người mà còn bắt nguồn từ các hiện
tượng tự nhiên như sấm chớp, tia sét, hay các loài động vật mang điện như cá chình điện (lươn điện), cá đuối
điện…

5

GVHD: Trương Thanh Hùng


SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
sống hiện đại của con người, là nguyên liệu sản xuất tối quan trọng trong bối cảnh Việt
Nam đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức về
tầm quan trọng của điện năng đối với sự nghiệp phát triển đất nước, vì thế sau hơn nửa
thế kỷ hình thành và phát triển của ngành điện Việt Nam, năm 2006 Tổng Công ty
Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo
Quyết định số 148/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn Điện lực Việt
Nam ban đầu được tổ chức và hoạt động theo điều lệ dựa trên Quyết định số
163/2007/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam, và sau này là Quyết định số 857/2011/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thay thế cho Quyết định 163/2007/QĐTTg đã hết hiệu lực.4 Điều lệ cho thấy EVN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh
nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ này. Tập đoàn Điện lực Việt
Nam là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất, kinh doanh điện năng là
ngành, nghề kinh doanh chính. Ở một khía cạnh khác, để có cơ sở pháp lý cho việc
quản lý ở tầm vĩ mô về điện, Quốc hội đã cho thông qua Luật điện lực, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. 5 Đây là văn bản pháp lý chủ đạo áp dụng đối với
tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có các hoạt động khác liên
quan đến điện lực tại Việt Nam mà người viết sẽ phân tích cụ thể hơn ở chương tiếp
theo.
1.1.1.2. Khái niệm hợp đồng mua bán
Từ thời xa xưa, khi mà xã hội chưa xuất hiện khái niệm vật ngang giá chung là
tiền tệ thì con người đã biết trao đổi trực tiếp những sản phẩm, công cụ lao động, tài
sản với nhau dưới hình thức vật đổi vật để phục vụ cho cuộc sống của mình. Tiền tệ là
thước đo giá trị của sản phẩm, cũng là một loại hàng hóa đặc biệt, cho nên từ khi tiền
tệ ra đời giá trị của hàng hóa, sản phẩm lao động của con người tạo ra đã được biểu

hiện bằng một số tiền nhất định, tức là giá cả. Tiền tệ xuất hiện có ý nghĩa to lớn trong
quá trình trao đổi hàng hóa mà chủ yếu là thông qua việc mua bán, trong quá trình mua
bán, giữa người với người phát sinh ý chí giữa các bên về mặt hàng, chất lượng, số
lượng, giá cả của hàng hóa… sự thỏa thuận này về bản chất được xem như “hợp đồng”
dù rằng ở thời điểm đó chưa có sự hình thành Nhà nước nói chung và pháp luật nói
riêng. Trong đời sống hiện nay, hợp đồng được biết đến như một giao dịch không thể
4

/>[02/01/2013]
5
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày
03 tháng 12 năm 2004.

6

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
thiếu của hầu hết thành viên trong xã hội, ở mọi tầng lớp khác nhau. Từ những hoạt
động rất bình thường như mua thức ăn, đồ dùng sinh hoạt, đi xe buýt, gửi xe, may
quần áo, hay xây dựng, mua bán nhà, đến lĩnh vực tranh chấp dân sự, quản lý tài sản,
bảo hiểm tài sản, nhân thọ,… hầu như tất cả các hoạt động của con người đều được
thực hiện trong khuôn khổ các mối quan hệ hợp đồng hoặc đều gắn với các mối quan
hệ đó.
Có thể nói, hợp đồng là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân
sự và là phương tiện pháp lý quan trọng để thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháp của các
chủ thể trong xã hội. Một xã hội muốn tồn tại và phát triển, các nhu cầu của con người

muốn được thỏa mãn thì buộc các chủ thể phải tìm đến với nhau thông qua quan hệ
hợp đồng và trong quan hệ hợp đồng đó phải có sự tự do ý chí của các bên. Hợp đồng
dân sự được xác lập sẽ hình thành mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan
hệ hợp đồng, mối quan hệ pháp lý này được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng
chế của Nhà nước.6 Chính vì thế, Nhà nước đã ban hành các quy định để điều chỉnh về
mặt pháp lý đối với những mối quan hệ hợp đồng này. Bộ luật dân sự của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (BLDS 2005) định nghĩa về hợp đồng dân
sự như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi,
hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự”. 7 Qua khái niệm về hợp đồng dân sự, có
thể thấy để hình thành hợp đồng dân sự phải có những yếu tố cơ bản sau:
- Thứ nhất, hợp đồng phải có sự tham gia của các bên. Nếu như hành vi pháp
lý đơn phương chỉ là sự bày tỏ ý chí công khai từ một phía chủ thể thì khi tham gia
quan hệ hợp đồng, ít nhất phải có hai chủ thể đứng về hai phía của hợp đồng. Bên cạnh
đó, trong một số trường hợp, việc tham gia quan hệ hợp đồng còn có thể có sự xuất
hiện của bên thứ ba (hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba).
- Thứ hai, hợp đồng được hình thành trên cơ sở thỏa thuận và thống nhất ý chí
giữa các chủ thể tham gia hợp đồng. Thỏa thuận và thống nhất ý chí là yếu tố cốt lõi để
hình thành quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể, thiếu sự thỏa thuận này thì hợp đồng sẽ
không có hiệu lực.
- Thứ ba, hậu quả pháp lý của sự thỏa thuận là nhằm xác lập, thay đổi, hoặc
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Quan hệ hợp đồng trong xã hội hiện đại phát triển không chỉ về số lượng mà
còn cả về chủng loại. Tốc độ đa dạng hóa của hợp đồng cũng càng lúc càng nhanh.
6
7

TS. Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr.73
Điều 388, BLDS 2005

7


GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có một dạng hợp đồng dân sự mà hầu
hết tất cả chúng ta đều ít nhất đã một lần giao kết, đó là hợp đồng mua bán tài sản. Bộ
luật dân sự 2005 dành 22 điều để ghi nhận về hợp đồng mua bán tài sản trong trường
hợp tổng quát.8 Ngoài ra còn có các điều luật quy định quy định về việc mua bán tài
sản theo từng đối tượng tài sản đặc thù. Không chỉ Bộ luật dân sự mà nhiều văn bản
quy phạm pháp luật khác cũng có quy định về mua bán tài sản như Luật đất đai 2003,
Luật thương mại 2005… Tất cả những điều đó cho thấy sự quan tâm của người làm
luật đối với loại hợp đồng này là rất lớn. Vậy, thế nào là hợp đồng mua bán tài sản?
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản đó là hợp đồng dân sự mà có sự tham gia giữa
bên mua và bên bán, trong đó bên mua sẽ nhận tài sản và trả tiền, và ngược lại bên bán
sẽ giao tài sản và nhận tiền. Để có cách hiểu chính xác và thống nhất về hợp đồng mua
bán tài sản, BLDS 2005 định nghĩa hơn về hợp đồng mua bán tài sản như sau: “Hợp
đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền
cho bên bán” (Điều 428). Dựa trên khái niệm về hợp đồng mua bán tài sản được quy
định trong BLDS 2005, người viết nhận thấy điều luật đã nêu lên một khái niệm chi
tiết, bao quát về hợp đồng mua bán tài sản thỏa mãn các yếu tố cơ bản của hợp đồng
dân sự nói chung, cho thấy đây là dạng hợp đồng song vụ, quyền của bên này tương
ứng sẽ là nghĩa vụ của bên kia, và ngược lại. Vì mang tính chất của giao dịch mua bán
nên hợp đồng mua bán tài sản đòi hỏi phải có đầy đủ hai phía chủ thể là bên bán và
bên mua. Có thể nói, nghĩa vụ của bên bán trong khái niệm cho thấy bên bán nhất thiết
phải đáp ứng điều kiện sau: phải là chủ sở hữu tài sản bán hoặc là người được chủ sở
hữu ủy quyền cho phép được bán tài sản; hoặc là người được bán tài sản theo quy định

của pháp luật như cơ quan thi hành án, người nhận cầm cố, thế chấp,… Trong khi đó,
bên mua có thể là bất cứ chủ thể nào có nhu cầu sở hữu đối với tài sản bán đó. 9
1.1.1.3. Khái niệm hợp đồng mua bán điện
Điện năng ngày càng trở nên thiết yếu đối với cuộc sống của con người, chứng
tỏ sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, hợp đồng mua bán
điện là một công cụ pháp lý cần thiết, một mặt giúp các bên trong hợp đồng có căn cứ
bảo vệ quyền lợi của mình, mặt khác giúp Nhà nước có sự quản lý, điều chỉnh các
quan hệ pháp luật phát sinh.

8

Từ Điều 428 đến Điều 449
Đối với các chủ thể là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc không có
năng lực hành vi dân sự thì phải thông quan người đại diện để tham gia vào quan hệ mua bán.
9

8

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
Tuy nhiên, việc định nghĩa về khái niệm hợp đồng mua bán điện chưa được ghi
nhận cụ thể. Pháp luật hiện hành chỉ có định nghĩa theo hướng liệt kê, phân loại hợp
đồng mua bán điện. Khoản 7, Điều 3, Quy định kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng
điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện được ban hành kèm theo Quyết
định số 31/2006/QĐ-BCN ngày 06 tháng 9 năm 2006 về việc ban hành quy định kiểm
tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện

ghi nhận: “Hợp đồng mua bán điện bao gồm hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích
sinh hoạt, phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hợp đồng mua bán
điện khác”. Quy định này liệt kê các loại hợp đồng mua bán điện theo hướng phân loại
về mục đích sử dụng điện. Vấn đề phân loại hợp đồng mua bán điện này sẽ được
người viết làm rõ ở nội dung tiếp theo.Tuy nhiên, từ quy định trên, cùng với định
nghĩa về hợp đồng mua bán tài sản tại Điều 428, BLDS 2005, người viết có thể đưa ra
một khái niệm về hợp đồng mua bán điện như sau: Hợp đồng mua bán điện là sự thỏa
thuận giữa bên bán điện và bên mua điện, theo đó bên bán điện có nghĩa vụ giao tài
sản (điện năng)cho bên mua điện và nhận tiền, bên mua điện có nghĩa vụ nhận tài sản
và trả tiền. Có thể thấy, hợp đồng mua bán điện được hình thành trên cơ sở thỏa thuận
giữa hai chủ thể, trong đó quyền, nghĩa vụ cơ bản của các bên được ghi nhận tương tự
với hợp đồng mua bán tài sản. Nhìn chung, do hợp đồng mua bán điện mang bản chất
là hợp đồng mua bán tài sản, vì vậy khái niệm hợp đồng mua bán điện mà người viết
đúc kết ra vẫn được dựa trên khuôn mẫu của khái niệm hợp đồng mua bán tài sản theo
quy định của Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, vì hợp đồng mua bán điện có đối tượng hợp
đồng là tài sản đặc biệt nên có sự khác biệt tương đối giữa hợp đồng mua bán điện so
với các loại hợp đồng mua bán thông thường, thể hiện ở hình thức giao nhận tài sản,
phương thức thanh toán tiền đặc trưng.
1.1.2. Phân loại hợp đồng mua bán điện
1.1.2.1. Phân loại dựa trên thời hạn hợp đồng mua bán điện
Căn cứ vào tính chất của hợp đồng, việc mua bán điện trên thị trường điện lực
được thực hiện theo hai hình thức:
-

Mua bán giao ngay giữa bên bán điện và bên mua điện thông qua đơn vị
điều hành giao dịch thị trường điện lực. 10

10

Điều hành giao dịch thị trường điện lực là hoạt động quản lý và điều phối các giao dịch mua bán điện và dịch

vụ phụ trợ trên thị trường điện lực (khoản 13, Điều 3, Luật điện lực năm 2004)

9

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
-

Mua bán điện thông qua hợp đồng có thời hạn giữa bên bán điện và bên mua
điện.

Cụ thể, khi phân loại theo tiêu chí thời hạn của hợp đồng người viết nhận thấy:
Một là, hợp đồng mua bán điện không có thời hạn. Hợp đồng chấm dứt khi các
bên thực hiện xong nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trường
hợp hợp đồng chấm dứt không như mong muốn của các bên lúc giao kết hợp đồng.
Đây là dạng hợp đồng thường áp dụng cho hoạt động mua bán điện ở tầm vĩ mô cấp
Nhà nước hoặc khu vực trong quốc gia thông qua đơn vị điều hành giao dịch thị
trường điện lực.
Hai là, hợp đồng mua bán điện có thời hạn. Hợp đồng này được các bên tôn
trọng và duy trì thực hiện trong một khoảng thời gian như thỏa thuận, khi hết thời hạn
nếu các bên không có thoả thuận gia hạn hợp đồng thì hợp đồng sẽ không còn giá trị
ràng buộc các bên.
1.1.2.2. Phân loại dựa trên mục đích sử dụng điện
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, người viết chỉ nghiên cứu về hợp
đồng mua bán điện có thời hạn giữa bên bán điện và bên mua điện. Cụ thể, dựa vào
mục đích sử dụng điện, hợp đồng mua bán điện được phân loại thành hai dạng hợp

đồng sau:
 Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt
Hợp đồng mua bán điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt là hợp đồng mua bán
điện sử dụng cho những mục đích không nhằm mục đích sinh hoạt. Hợp đồng này chủ
yếu áp dụng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh dịch vụ; phục vụ điện cho cơ quan hành
chính sự nghiệp; bán buôn điện nông thôn;…
 Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là hợp đồng mua bán lẻ
điện áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích chính dùng cho sinh hoạt. Đây là
dạng hợp đồng phổ biến được ký kết để phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện của cá
nhân, hộ gia đình. Người viết sẽ phân tích cụ thể hơn ở những phần tiếp theo trong đề
tài luận văn của mình.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh
hoạt
10

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
1.2.1. Khái niệm hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt ra đời trên nhu cầu về điện của
khách hàng sử dụng điện. Tuy nhiên, bản chất của hợp đồng này cho thấy nội dung cốt
lõi của hợp đồng không hẳn chỉ là “mua và bán”, có một sự khác biệt tương đối của
hợp đồng này so với những dạng hợp đồng mua bán đơn thuần, vì đối tượng của hợp
đồng này khá đặc biệt – điện năng. Sự khác biệt đó nằm ở nhu cầu của bên mua và bên
bán trong hợp đồng, cụ thể đó là việc cung cấp và tiêu thụ điện của các bên, sự gặp gỡ
ý chí này là điều kiện cần thiết để hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt

được giao kết. Mặt khác, không phải tự nhiên mà thỏa thuận trên được gọi là hợp đồng
mua bán, cơ sở của tên gọi này nằm ở đối tượng của hợp đồng. Một trong những điều
kiện bắt buộc để một hợp đồng được xem là hợp đồng mua bán là đối tượng của hợp
đồng phải là tài sản được phép giao dịch.11 Như đã phân tích, điện năng suy cho cùng
chỉ là một dạng năng lượng, trở thành tài sản lưu thông vào thị trường, giao lưu dân sự
để phục vụ cho nhu cầu của con người, vì thế điện năng có thể trị giá được bằng tiền
thể hiện qua giá bán do cơ quan có thẩm quyền quy định. Điều đó đồng nghĩa rằng
điện năng được xem là tài sản và đương nhiên tài sản này không nằm ngoài lưu thông
(được phép giao dịch). Ở một khía cạnh khác, hành vi trộm cắp điện năng ở mức độ
nào đó còn được xem xét truy tố với tội danh trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều
138, Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, chứng tỏ rằng thực tiễn pháp
luật thừa nhận điện năng là tài sản và điều này phù hợp với lập luận người viết đã nêu.
Qua phân tích cho thấy khái niệm về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích
sinh hoạt được hình thành trên cơ sở lý luận của luật chung về quan hệ hợp đồng. Bên
cạnh đó, Quy định về ký kết hợp đồng mua bán điện của Tập đoàn điện lực Việt nam
định nghĩa hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt như sau: “Hợp đồng
mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt: Là hợp đồng bán lẻ điện áp dụng cho việc
mua bán điện với mục đích chính dùng cho sinh hoạt”. 12 Có thể nhận thấy cách định
nghĩa về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt của EVN rất ngắn gọn và
tương đối thoáng, điều đó thể hiện ở chỗ cho dù đây là hợp đồng áp dụng cho nhu cầu
sử dụng điện để sinh hoạt nhưng qua việc khái niệm chỉ ra mục đích chính dùng cho
sinh hoạt thì ta có thể hiểu bên mua điện có thể sử dụng điện cho những mục đích phụ
nào đó trong chừng mực nhất định, vì mục đích sử dụng điện của con người rất đa
dạng, không thể phân biệt hoặc giới hạn một cách rạch ròi mục đích sử dụng điện của

11

Khoản 1, Điều 429, BLDS 2005
Mục 2.1, Điều 2, Quy định ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện (nằm trong Bộ quy trình kinh doanh điện
năng) được ban hành kèm theo Quyết định số 1232/QĐ-EVN về việc ban hành Bộ quy trình kinh doanh điện

năng áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
12

11

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
họ. Theo người viết, quy định này tuy ngắn gọn nhưng không cứng nhắc, mà ngược lại
rất linh hoạt, không mâu thuẫn mặc dù song song với việc quy định khái niệm hợp
đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt, EVN còn đưa ra khái niệm về hợp
đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt, là “hợp đồng áp dụng cho việc mua bán
điện với mục đích: Sản xuất; kinh doanh dịch vụ; cơ quan hành chính sự nghiệp; bán
buôn điện nông thôn...”13 bởi vì về cơ bản, hai dạng hợp đồng mua bán điện này có
những đặc điểm riêng biệt, tính chất pháp lý khác nhau, chẳng hạn như hai dạng hợp
đồng này cùng có tài sản bán là điện năng nhưng giá bán sẽ khác nhau. Ở một khía
cạnh khác, dựa trên cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán và những quy định riêng của
ngành điện, người viết có thể nêu lên một khái niệm hoàn chỉnh về hợp đồng mua bán
điện phục vụ mục đích sinh hoạt như sau: Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích
sinh hoạt là sự thỏa thuận giữa đơn vị bán lẻ điện (đơn vị điện lực) và bên mua điện
(khách hàng sử dụng điện) về việc cung cấp và tiêu thụ điện nhằm phục vụ chủ yếu
cho mục đích sinh hoạt. Điều này cho thấy hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích
sinh hoạt được thiết lập trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng
và các nội dung mà bên mua điện, bên bán điện thỏa thuận và cam kết thực hiện.
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
1.2.2.1. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là hợp đồng ưng
thuận, song vụ, có đền bù

Trên nguyên tắc, hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận. Khi bên bán chào
bán và bên mua chấp nhận mua thì hợp đồng được giao kết. Hợp đồng cũng được giao
kết trong trường hợp bên bán chấp nhận lời chào mua của bên mua. Và nếu pháp luật
không có quy định, cũng như các bên không có thỏa thuận thì hợp đồng mua bán có
hiệu lực ở thời điểm giao kết, nghĩa là hợp đồng được giao kết ở thời điểm đạt được sự
thỏa thuận giữa các bên về nội dung chủ yếu của hợp đồng, không phải ở thời điểm
giao tài sản hoặc thời điểm ghi nhận sự thỏa thuận đó bằng văn bản. Hay nói theo cách
khác, hợp đồng mua bán mang tính chất hợp đồng ưng thuận theo nghĩa rằng thời điểm
giao kết là thời điểm gặp gỡ giữa ý chí của hai bên giao kết, chứ không phải thời điểm
chuyển quyền sở hữu tài sản.14 Sự gặp gỡ ý chí giữa bên mua và bên bán có thể được
ghi nhận một cách đơn giản dưới nhiều hình thức khác nhau như lời nói, hành vi,
phương tiện điện tử,… Tuy nhiên, các lời chào bán, chào mua phải chứa đựng đầy đủ

13

Mục 2.2, Điều 2, Quy định ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện
Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 16.
14

12

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
những nội dung chủ yếu của một hợp đồng mua bán, đặc biệt là phải xác định hoặc có
chỉ dẫn rõ ràng cho phép xác định đối tượng mua bán và giá bán.

Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là hợp đồng ưng thuận, bên
mua điện chào mua thông qua thủ tục đề nghị mua điện bằng văn bản theo mẫu do
bên bán cung cấp. Sau khi có văn bản đề nghị mua điện, hai bên chưa tiến hành giao
kết ngay vì theo đặc thù của ngành điện, bên bán sẽ thực hiện nghiệp vụ điều tra, khảo
sát các điều kiện cần thiết của bên mua trong một thời gian nhất định, nếu đáp ứng
được những điều kiện này thì hai bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng.
Hợp đồng mua bán đặc trưng bởi việc giao một số tiền để đổi lấy một tài sản.
Không có yếu tố đặc trưng ấy, hợp đồng sẽ mang một tên gọi khác chứ không phải hợp
đồng mua bán. Những đặc trưng đó cho thấy mua bán là hợp đồng song vụ, mỗi bên
đều có nghĩa vụ tương ứng đối với nhau trong hợp đồng theo định nghĩa tại khoản 1,
Điều 406, BLDS 2005.15 Cụ thể hơn, bên bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản thì bên
mua có nghĩa vụ chuyển giao tiền thanh toán. Đây cũng là hợp đồng chuyển giao
quyền sở hữu tài sản có đền bù, giữa bên mua và bên bán luôn có sự trao đổi lợi ích
vật chất, theo đó bên bán chuyển giao tài sản và được nhận tiền còn bên mua chuyển
giao tiền và được nhận tài sản. Nói một cách đơn giản, trong hợp đồng khi một bên
chuyển cho bên còn lại một lợi ích nào đó thì sẽ nhận được lợi ích tương ứng.16 Hợp
đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt mang đầy đủ tính chất của hợp đồng
song vụ, có đền bù. Giữa bên bán điện và bên mua điện phải thực hiện nghĩa vụ tương
ứng đối với nhau, trong khi bên bán điện thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản bán
(điện năng) thì bên mua điện thực hiện nghĩa vụ chuyển giao giá bán (tiền). Hay nói
cách khác, các bên trong hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt có sự
trao đổi lợi ích vật chất cho nhau, trong khi bên mua điện được nhận tài sản bán thì
bên bán điện được nhận giá bán. Đó là yếu tố song vụ, có đền bù của hợp đồng mua
bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.
Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản khi hai
mặt lợi ích được đề cập chính là tài sản bán và giá bán. Nói cách khác, hợp đồng mua
bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt đã cụ thể hóa những lợi ích đó thành điện năng
và một số tiền. Đây là đặc điểm bắt buộc của hợp đồng mua bán tài sản nói chung và
hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt cũng thể hiện rõ điều này.


15
16

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Điểm khác biệt với hợp đồng tặng cho tài sản (hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản không có đền bù).

13

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
1.2.2.2. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là hợp đồng dân
sự theo mẫu
Chủ thể của hợp đồng mua bán điện sinh hoạt bao gồm bên mua điện và bên
bán điện. Trong khi chủ thể bên mua rất đa dạng về số lượng, tầng lớp trong xã hội thì
bên bán chỉ có thể là EVN khi mà thị trường điện cạnh tranh chỉ mới manh nha hình
thành và chưa ảnh hưởng sâu vào đời sống xã hội. Vì thế không khó hiểu khi các Công
ty điện lực cùng triển khai áp dụng thống nhất mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ
mục đích sinh hoạt (xem Phụ lục A).17 Ở khía cạnh pháp lý, đây được xem là hợp đồng
dân sự theo mẫu, theo định nghĩa của BLDS 2005: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng
gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời
gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội
dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra”.18 Đồng thời, Luật bảo vệ người
tiêu dùng năm 2010 cũng có ghi nhận: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng”
(khoản 5, Điều 3). Có thể thấy, hợp đồng dân sự theo mẫu là hợp đồng mà tất cả điều
khoản trong hợp đồng đã được một bên trong hợp đồng soạn thảo một cách chi tiết, chỉ

cần bổ sung thông tin cần thiết của các bên thì hợp đồng sẽ hoàn chỉnh. Cụ thể, theo
mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt hiện hành, hợp đồng có tất cả
11 điều khoản, trong đó có một điều khoản mở để các bên có thể có thêm thỏa thuận
khác với những điều khoản cố định. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh
hoạt là hợp đồng theo mẫu được bên bán điện soạn thảo đưa ra để bên mua điện xem
xét, nếu chấp nhận ký vào hợp đồng mẫu thì xem như giao dịch giữa các bên được xác
lập. Để làm được điều đó, bên đưa ra hợp đồng phải có sự chính xác, rõ ràng trong
từng điều khoản của hợp đồng mẫu. Luật Việt Nam dự liệu trường hợp phát sinh do
điều khoản trong hợp đồng không rõ ràng thì giải quyết theo hướng được quy định tại
khoản 2, Điều 407, BLDS 2005: “Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều
khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích
điều khoản đó”. Chẳng hạn, trong hợp đồng có điều khoản quy định bên mua điện
chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện với lãi
suất của số tiền chậm trả bằng mức lãi suất cho vay của ngân hàng mà bên bán điện có
tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán. Có thể nhận thấy điểm không rõ
ràng trong điều khoản này là lãi suất cho vay ở mức nào, vì ngân hàng có nhiều mức
lãi suất cho vay áp dụng cho nhiều đối tượng vay khác nhau dựa trên cơ sở cung - cầu
17

Mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt được ban hành kèm theo Quyết định số 08/2006/QĐBCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ngày 12 tháng 4 năm 2006 về việc ban hành mẫu
hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
18
Khoản 1, Điều 407, Bộ luật dân sự 2005

14

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương



Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay,…19 Trường
hợp này, khi xảy ra tranh chấp thì mức lãi suất cho vay được áp dụng là mức thấp nhất,
theo hướng bất lợi cho bên đưa ra hợp đồng (bên bán).
Mặt khác, nhìn nhận chung về hợp đồng theo mẫu, ưu điểm rõ nhất là hợp đồng
được ký kết nhanh chóng, tạo thuận lợi trong quá trình quản lý, thực hiện hợp đồng,
nhưng nhược điểm hay gặp phải là đôi khi phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của bên
soạn thảo hợp đồng, gây mất bình đẳng giữa các bên. Để hạn chế, cũng như góp phần
ngăn chặn sự tiêu cực trên, BLDS 2005 còn cụ thể hóa trường hợp sau: “Trong trường
hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng
theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều
khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thoả thuận khác” (khoản 3, Điều
407). Ví dụ trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, nhưng hợp đồng có điều
khoản quy định trong trường hợp lưới điện xảy ra sự cố (chủ quan hoặc khách quan)
dẫn đến làm hư hỏng đường dây, thiết bị điện của bên mua thì bên bán điện không
chịu trách nhiệm. Dựa theo quy định của pháp luật hiện hành, điều khoản trên không
có hiệu lực đối với các bên trong hợp đồng.20 Sự đặc thù của hợp đồng mua bán điện
còn thể hiện ở việc bên đưa ra đề nghị giao kết là bên mua nhưng mẫu hợp đồng thì do
bên bán quy định thống nhất. Thoạt trông có vẻ mâu thuẫn nhưng lại hợp lý vì đối
tượng mua điện rất đa dạng cho nên bên bán sẽ đứng ra với tư cách chủ thể bán điện
duy nhất để thống nhất quản lý, thực hiện.
Qua phân tích, người viết có thể khẳng định hợp đồng mua bán điện phục vụ
mục đích sinh hoạt là hợp đồng dân sự theo mẫu, được một bên trong hợp đồng soạn
thảo trước. Pháp luật hiện hành không nêu lên hình thức của hợp đồng dân sự theo
mẫu, tuy nhiên qua việc “soạn thảo” các điều khoản trong hợp đồng, chúng ta có thể
khẳng định hợp đồng theo mẫu chỉ có thể được thực hiện hình thức văn bản. Có nghĩa
rằng, pháp luật hiện hành không thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán điện
phục vụ sinh hoạt tồn tại dưới những hình thức khác hoặc hình thức văn bản nhưng
không theo mẫu thống nhất đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đây là quy định

riêng của pháp luật về hình thức giao kết hợp đồng và hợp đồng chỉ có hiệu lực khi
tuân thủ những quy định đó, ta gọi đây là hợp đồng trọng thức.
1.2.2.3. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là hợp đồng mua
bán có thời hạn

19
20

[04/01/2013].
Dựa vào quy định tại khoản 3, Điều 407, BLDS 2005.

15

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt – Lý luận và thực tiễn
Ở những hợp đồng mua bán phổ biến, thời điểm các bên hoàn thành xong nghĩa
vụ của mình trong hợp đồng thì hợp đồng đương nhiên chấm dứt, không còn giá trị
ràng buộc đối với các bên, có thể xem đây là hợp đồng mua bán giao ngay. Đặc trưng
ở dạng hợp đồng này là không có sự tồn tại của thời hạn hợp đồng (hợp không không
có thời hạn) mà chỉ tồn tại thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Khoảng thời gian này dài hay
ngắn tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên hoặc các bên ngầm hiểu và thực hiện
nghĩa vụ đối với nhau mà không cần có sự thỏa thuận nào về thời hạn thực hiện nghĩa
vụ. Chẳng hạn, hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai là hoa lợi dưới
hình thức bao tiêu, ở hợp đồng này thông thường các bên chủ yếu thỏa thuận về giá cả,
số lượng,… mà không thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ, nghĩa vụ được các
bên mặc nhiên thực hiện khi đến mùa thu hoạch hoa lợi.21 Khác với dạng hợp đồng

không có thời hạn, hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là hợp đồng có
thời hạn, hợp đồng này tồn tại cả thời hạn hợp đồng và thời hạn các bên thực hiện
nghĩa vụ đối với nhau. Thời hạn của hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh
hoạt là khoảng thời gian hợp đồng có giá trị bắt buộc đối với các bên, ràng buộc trách
nhiệm các bên vào hợp đồng, duy trì việc thực hiện nghĩa vụ của các bên đối với nhau.
Theo pháp luật hiện hành, thời hạn của hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh
hoạt được các bên tự do thỏa thuận nhưng không quá 5 năm, được gia hạn nếu hai bên
không có yêu cầu chấm dứt hợp đồng thực tiễn cho thấy hợp đồng này được ký với
thời hạn tối đa (5 năm), được tiến hành rộng rãi với mọi đối tượng mua điện.22 Về thời
hạn thực hiện nghĩa vụ, do đặc thù của hợp đồng nên bên bán sẽ thực hiện nghĩa vụ
một cách liên tục kể từ thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng, vì thế thời hạn này thực
chất chỉ đặt ra đối với bên mua, đó chính là thời điểm bên mua thực hiện nghĩa vụ
thanh toán tiền điện, nghĩa vụ này được thực hiện theo chu kỳ hàng tháng.
1.3. Ý nghĩa của hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
1.3.1. Đối với Nhà nước
Với tư cách là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh đa ngành nhưng có hoạt động
chính là sản xuất, kinh doanh điện năng, EVN không ngừng lớn mạnh về quy mô và
tầm ảnh hưởng đối với xã hội. Tính đến năm 2010, tổng khối tài sản của EVN hiện có
trên 310 nghìn tỷ đồng,23 hằng năm thu về cho ngân sách nhà nước một lượng lớn tài
sản, trong đó có doanh thu từ hoạt động mua bán điện nói chung và hợp đồng mua bán
điện phục vụ mục đích sinh hoạt nói riêng. Với hoạt động cung cấp điện cho người sử
21

Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại (khoản 1, Điều 175, BLDS 2005)
Điều 2, Quyết định số 08/2006/QĐ-BCN ngày 12 tháng 4 năm 2006 về việc ban hành mẫu hợp đồng mua bán
điện phục vụ mục đích sinh hoạt
23
Báo cáo 2010-2011 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
22


16

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Ngô Hoài Phương


×