Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT về CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG cáo và KHUYẾN mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.62 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHOÁ 2004 - 2008
TÊN ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ KHUYẾN MẠI

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Mai Hân

Sinh viên thực hiện:
Họ và Tên: Nguyễn Lâm Duy Linh
Mssv: 5044111
Lớp: Luật Thương Mại – K30

Cần Thơ, tháng 05/2008


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................


...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng


năm

2008


..

MỤC LỤC


PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT
ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ KHUYẾN MẠI
Trang
Lời nói đầu ............................................... ..................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀ HÀNH
VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ............................................................ 4
1. Khái quát chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh ............................................ 4
1.1 Khái niệm cạnh tranh và ý nghĩa của cạnh tranh ..................................................... 4
1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật cạnh tranh ............................................................... 5
1.3 Sự ra đời của pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam ....................................................... 8
2. Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ................................................... 10
2.1 Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh ..................................................... 10
2.2 Mục đích và hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh ............................. 12
2.3.Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh ............................. 15

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ KHUYẾN MẠI .................................................. 17
1. Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo ..................... 17
1.1 Khái niệm quảng cáo và nội dung quảng cáo .......................................................... 17

1.2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo .................... 18
1.2.1 So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hoá dịch vụ cùng loại của
doanh nghiệp khác ......................................................................................................... 19
1.2.2 Bắt chước sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng .............. 23
1.2.3 Quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng ............... 24
1.3 Xử lý và chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng
cáo .................................................................................................................................. 26
2. Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại ................... 28
2.1 Khái niệm khuyến mại và nội dung khuyến mại ..................................................... 28
2.2 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại ................. 29
2.2.1 Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng ................................................. 29


2.2.2 Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối
khách hàng ..................................................................................................................... 30
2.2.3 Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến
mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại ............................................. 30
2.2.4 Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá
cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng
hoá của mình .................................................................................................................. 31
2.3 Xử lý và chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến
mại .................................................................................................................................. 32
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG
QUẢNG CÁO VÀ KHUYẾN MẠI – MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ..................................... 34
1. Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo và khuyến mại................. 35
1.1 Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo ...................................... 35
1.2 Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong khuyến mại .................................... 40
2. Hướng giải quyết và một số đề xuất ........................................................................... 43
2.1 Đối với hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh .......................... 43
2.2 Đối với hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh ........................ 46

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.3 Một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
trong hoạt động quảng cáo và khuyến mại .................................................................... 48
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 52


LỜI NÓI ĐẦU
Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế cùng với nền kinh tế thị trường. Đây là những
điều kiện cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia và tồn tại trong đó nhiều
vấn đề liên quan chi phối nhiều khía cạnh của nền kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển cân
bằng của nền kinh tế và cho cuộc sống của mỗi người dân, một trong những vấn đề đó là
cạnh tranh mà điều đáng chú ý là cạnh tranh không lành mạnh. Khi bước vào môi trường
kinh doanh tự do để tạo bước chuyển cho nền kinh tế phát triển năng động thì cạnh tranh
trong mua bán hàng hoá là cần thiết và không thể tránh khỏi. Mỗi một nhà sản xuất luôn
muốn kiếm lợi nhuận thật nhiều và mua bán hàng hoá đòi hỏi phải có chiến lược và có thể
bao gồm cả thủ đoạn không đẹp để hạ gục đối thủ cạnh tranh với mình. Có nhiều biện
pháp sử dụng trong cạnh tranh như: quảng cáo, khuyến mại, cạnh tranh bằng giá cả… Bất
kỳ một sản phẩm nào làm ra đều cần được đưa tới người tiêu dùng bằng nhiều cách khác
nhau để làm sao thu hút thật nhiều khách hàng mà quảng cáo và khuyến mại là hai hoạt
động rất thường được sử dụng để giới thiệu hàng hoá của mình như: quảng cáo sản phẩm
trên truyền hình, báo chí, hàng loạt các chương trình khuyến mại diễn ra rầm rộ… nhằm
kích thích sức mua của khách hàng cho một loại sản phẩm nào đó. Có những nhà sản xuất
, kinh doanh vì cạnh tranh không nổi với những hãng khác thì lại dùng những biện pháp
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
không đẹp để cạnh tranh không lành mạnh bằng nhiều thủ đoạn khác nhau: bán phá giá
hàng hoá, gièm pha quảng cáo so sánh nói xấu sản phẩm của doanh nghiệp khác… Những
vụ việc, vấn đề này phải được pháp luật can thiệp và xử lý kịp thời để tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh và công bằng. Luật cạnh tranh ra đời năm 2004 trong đó có quy
định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Đây là hành lang pháp lý quan

trọng tạo ra sự cạnh tranh công bằng trong hoạt động kinh doanh, sự yên tâm cho các nhà
sản xuất và cả những nhà đầu tư vào kinh doanh. Nhưng pháp luật cũng không thể quy
định bao quát hết và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh với thủ đoạn ngày càng diễn
ra tinh vi hơn xuất hiện ngày càng nhiều. Vì thế, để thấy rõ hành vi cạnh tranh không lành
mạnh diễn ra như thế nào chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể hai hành vi rất thường được
sử dụng trong trong cạnh tranh là quảng cáo và khuyến mại, trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài chúng ta sẽ đi tìm hiểu pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt
động quảng cáo và khuyến mại. Qua đó, chúng ta sẽ có nhìn nhận cụ thể về pháp luật
cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo, khuyến mại, cùng những đề xuất hoàn
thiện.


- Mục đích: Tìm hiểu quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong quảng
cáo và khuyến mại, quảng cáo và khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh tồn tại dưới
những hình thức nào, quy định của pháp luật có mang lại hiệu quả như mong muốn hay
không nhằm ổn định môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Phương pháp nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu những quy định của pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh ta dùng những cách thức sau:
+ Dùng phương pháp phân tích câu chữ của luật để tìm hiểu quy định của pháp luật như
thế nào, có phù hợp với thực tế hay không, tác dụng của nó đối với hoạt động cạnh tranh.
+ Tổng hợp từ thực tế các số liệu về tình hình cạnh tranh không lành mạnh trong quảng
cáo và khuyến mại diễn ra như thế nào, đánh giá những quy định của luật trong việc giải
quyết những vụ việc này.
+ Cuối cùng căn cứ vào tình hình thực tế mà có những đề xuất tổng hợp lại.
* Nội dung của đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng
cáo và khuyến mại:
+ Nhìn nhận chung về hoạt động cạnh tranh và hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.
+ Nghiên cứu đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về pháp luật cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

mạnh. Đưa ra cái nhìn khái quát về hoạt động cạnh tranh, sự cần thiết phải có pháp luật
cạnh tranh, vai trò của luật cạnh tranh trong hoạt động mua bán kinh doanh.
- Chương 2: Quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt đông
quảng cáo và khuyến mại. Ta sẽ đi sâu tìm hiểu những quy định của pháp luật về cạnh
tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo và khuyến mại như: quảng cáo là gì,
nội dung quảng cáo được quy định ra sao, hành vi nào là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trong quảng cáo và khuyến mại…
- Chương 3: Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo và khuyến mại và
một số đề xuất. Ta sẽ tìm hiểu hoạt động cạnh tranh không lành mạnh diễn ra như thế nào,
dưới những hình thức gì… Từ đó có hướng đề xuất hoàn thiện cho phù hợp. Xây dựng
pháp luật hoàn chỉnh về cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh sẽ tạo lòng tin cho các
nhà sản xuất, kinh doanh chân chính thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
dân

ổn
định
nền
kinh
tế
trong
thời
kỳ
hội
nhập.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀ HÀNH VI
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1. Khái quát chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh
Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ năm 1986, nền
kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Khuôn khổ pháp lý và thiết chế cần thiết để vận hành nền
kinh tế mới đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Luật cạnh tranh ra đời đã được
Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 3 tháng 12
năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005 là một trong những nỗ lực quan
trọng nhằm xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích và bảo vệ cạnh
tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử dựa trên nền tảng của nguyên tắc chung là tự do
kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật.
1.1 Khái niệm cạnh tranh và ý nghĩa của cạnh tranh
Thuật ngữ “Luật cạnh tranh” được biết đến ở Việt Nam chỉ vào khoảng trên dưới
chục năm trở lại đây nhờ vào quá trình giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế. Các công trình
Luật liệu
cạnh tranh
ở nướcThơ
ta, có@
thểTài
nói là
khá học
hạn chế
với nghiên
nhiều chuyên
nghiên tâm
cứu vềHọc
Trung
ĐH Cần
liệu

tậpsovà
cứu
ngành luật khác, chủ yếu mới dừng lại ở việc đề cập sự cần thiết ban hành Luật cạnh tranh
hoặc phân tích một vài chế định hay khía cạnh cơ bản của Luật cạnh tranh. Muốn hiểu
được Luật cạnh tranh trước hết cần phải hiểu cạnh tranh là gì và nó được cấu thành từ
những yếu tố nào:
+ Khái niệm cạnh tranh: Theo từ điển Cornu của Pháp, thì cạnh tranh được hiểu là:
“Chạy đua trong kinh tế, hành vi của các doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của
nhau, cung ứng hàng hoá, dịch vụ, nhằm làm thoả mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi
của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để bị mất đi một lượng khách hàng
thường xuyên”1.
“Chạy đua trên thị trường mà cấu trúc và sự vận hành đáp ứng các điều kiện của quy luật
cung cầu của một bên là các nhà cung cấp với bên kia là những người sử dụng hoặc tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ được tự do tiếp cận và các quyết định kinh doanh không phải là
1

Pgs.Ts Dương Đăng Huệ và Ths Nguyễn Hữu Huyên - Những vấn đề lý luận cơ bản của Luật cạnh tranh - Tạp chí

Nhà nước và pháp luật số 9/2004.


hệ quả của áp lực hoặc do những ưu đãi của pháp luật mang lại”. Như vậy cạnh tranh bao
gồm các yếu tố cơ bản sau:
+ Thứ nhất, khách hàng thường xuyên. Đây cũng là đối tượng và cũng là mục tiêu mà tất
cả các bên tham gia cạnh tranh đều hướng tới, lôi kéo khách hàng vế phía mình.
+ Thứ hai, các bên tham gia cạnh tranh chủ yếu là các doanh nghiệp. Muốn có cạnh tranh
thì ít nhất phải có từ 2 doanh nghiệp trở lên là đối thủ của nhau. Nếu không có đối thủ hay
nói cách khác là tình trạng độc quyền thì cạnh tranh không thể diễn ra và do vậy Luật
cạnh tranh cũng không có cơ sở kinh tế- xã hội để tồn tại.
+ Thứ ba, một môi trường chính trị, pháp lý tạo thuận lợi cho cạnh tranh. Đó chính là nền

kinh tế thị trường, cạnh tranh chỉ có thể diễn ra trong môi trường mà tự do khế ước, tự do
kinh doanh được thừa nhận như là những quyền cơ bản của công dân.
+ Thứ tư, thị trường liên quan. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của Luật cạnh
tranh. Nội hàm của nó thường được xác định thông qua hai yếu tố là thị trường sản phẩm
liên quan và thị trường địa lý liên quan. Chỉ có thể nói đến cạnh tranh khi đã xác định
được thị trường liên quan. Khi xử lý các vụ việc về cạnh tranh thì việc xác định thị trường
liên quan chính là công việc đầu tiên mà các chủ thể áp dụng Luật cạnh tranh cần phải
tiến hành.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Cạnh tranh có ý nghĩa sau:
Kích thích sản xuất tạo ra các sản phẩm ngày càng an toàn, hiệu quả phục vụ cho
nhu cầu và cuộc sống mọi người với một giá cả hợp lý. Tạo ra cho mọi người nhiều sự lựa
chọn với nhiều loại sản phẩm khác nhau căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mọi người.
Làm cho các nhà sản xuất phải luôn tự đổi mới, cải tiến chất lượng để cạnh tranh với đối
thủ. Góp phần không nhỏ làm cho nền kinh tế năng động hơn, tạo ra nhiều của cải cho xã
hội.Có cạnh tranh thì mới thúc đẩy sản xuất, góp phần vào sự phát triển chung của nền
kinh tế là biểu hiện của nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển năng động.
1.2 Sự cần thiết phải có pháp luật cạnh tranh
- Cùng với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước, số
lượng các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế ngày càng tăng. Sự năng động của các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị
trường đang tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế của nước ta.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, thị trường nước ta đang bị đe dọa trước sức
tấn công của những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cùng với thời gian và cùng với
sự phát triển của nền kinh tế, những thủ đoạn cạnh tranh ngày càng tinh vi, gây ra hậu quả


nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định của nền kinh tế nước nhà cũng như
sức sống của một ngành công nghiệp nội địa. Nhìn chung, các hành vi cạnh tranh được
thể hiện bằng nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến như:

+ Cạnh tranh bằng giá cả: Cạnh tranh thông qua giá cả là biện pháp kinh điển và lỗi thời ở
các nước có nền kinh tế phát triển. Nhưng đối với nền kinh tế thị trường non trẻ của nước
ta, biện pháp bán phá giá đang là công cụ hữu hiệu của các hãng lớn sử dụng để thâu tóm
thị phần của các đối thủ cạnh tranh.
+ Cạnh tranh bằng khuyến mại: Lợi dụng thế mạnh tài chính, bên cạnh việc bán phá giá,
các hãng lớn đang thi nhau chiến dịch khuyến mại với quy mô và giá trị ngày càng lớn,
với các món quà, giải thưởng có giá trị và hấp dẫn có khi lên đến vài trăm triệu đồng. Với
những chính sách khuyến mại này người tiêu dùng có lẽ cũng không quan tâm đến việc
lựa chọn, so sánh với sản phẩm khác mà chỉ quan tâm mua để trúng thưởng.
+ Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo: Trong những năm gần đây cùng với sự
phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động quảng cáo diễn ra rất sôi
động. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực, hoạt động quảng cáo này cũng góp
phần tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế nước ta. Cuộc
chiến trong lĩnh vực quảng cáo đang diễn ra đầy kịch tính, các hành vi cạnh tranh không
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lành mạnh diễn ra ngày càng nhiều như: quảng cáo không trung thực, quảng cáo so
sánh… các hành vi quảng cáo gian dối, quá lố về quy cách, phẩm chất của hàng hoá đang
diễn ra một cách công nhiên ở Việt Nam, những lời khẳng định chắc chắn về tính ưu việt
của sản phẩm đang diễn ra hàng ngày, Quảng cáo cho sản phẩm của mình là tốt nhất, giá
rẻ, nhưng thực tế không phải vậy, các kiểu so sánh mập mờ khiến người xem khó hiểu…
+ Các hành vi cản trở quyền lựa chọn của người tiêu dùng: Hiện nay chúng ta dễ dàng tìm
ra một cửa hàng chỉ bán sản phẩm của một nhà sản xuất mà hoàn toàn không bán sản
phẩm của nhà sản xuất khác. Lúc này nhà tiêu dùng sẽ không có bất cứ sự lựa chọn nào
khác là buộc phải mua sản phẩm của nhà sản xuất đó…
+ Các hành vi gièm pha, bôi nhọa đối thủ: Hành vi gièm pha bôi nhọa đối thủ được thực
hiện bằng việc tung ra các tin tức không có thật nhằm giảm uy tín của đối thủ như: trong
chai bia của hãng A có gián, trong chai nước ngọt của hãng B có kiến, sản phẩm của hãng
C có hoá chất độc hại hay sản phẩm của hãng này được lấy từ nước sông… Những hành
vi này rất nguy hiểm vì chỉ cần một tin đồn là một doanh nghiệp làm ăn chân chính có thể
đóng cửa vì hàng hoá của mình không tiêu thụ được trên thị trường.



+ Hành vi nhái nhãn hiệu nổi tiếng: Nhãn hiệu nổi tiếng là một lợi thế cạnh tranh vô cùng
lớn của các hãng sản xuất bởi khi đọc đến tên nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể cảm nhận
được ngay, phân biệt được tiềm lực chất lượng, phương thức phục vụ của sản phẩm này
so với sản phẩm cùng loại mang nhãn hiệu khác. Tình trạng hàng nhái tràn lan và không
kiểm soát được đến mức báo động và cần phải có cơ chế điều chỉnh.
- Rõ ràng đã đến lúc cần phải có luật cạnh tranh với một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để
quản lý các hành vi cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo một trật tự kinh
doanh rong kinh tế thị trường, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng cũng như
các nhà kinh doanh. Trước khi luật cạnh tranh ra đời, chúng ta cũng có nhiều những quy
định của pháp luật để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhưng nó nằm
rải rác ở các văn bản pháp luật riêng biệt: Bộ luật dân sự, Luật thương mại… Tuy nhiên,
những quy định này còn rất chung, sơ lược, hiệu lực pháp lý chưa cao dẫn đến không đủ
sức đối phó với các thủ đoạn cạnh tranh tinh vi, phức tạp của thị trường. Ngoài việc thiếu
các văn bản pháp luật điều chỉnh, chúng ta còn thiếu một cơ chế bảo đảm trật tự cạnh
tranh lành mạnh. Để làm được việc này, không chỉ cần một chế định pháp lý riêng biệt,
hữu hiệu về cạnh tranh mà còn cần có một cơ quan chuyên biệt, có quyền lực để chống lại
những hành vi tiêu cực trong cạnh tranh. Tóm lại thị trường cạnh tranh Việt Nam giống
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
như một sân chơi tự do không có trọng tài, mà nếu có trọng tài đi nữa thì cũng không có
quy định nào để xử lý vi phạm. Thực tế cho thấy, pháp luật có hay không có quy định
điều chỉnh thì cạnh tranh vẫn tồn tại với cả hai mặt tích cực và tiêu cực vốn có của nó.
Như vậy, khi đã chấp nhận nền kinh tế thị trường, chấp nhận kinh doanh thì cần thiết phải
có luật chơi của thị trường, của cạnh tranh. Và nếu không kịp thời có những quy định điều
chỉnh thì sẽ đến lúc pháp luật cạnh tranh Việt Nam không theo kịp với sự tinh vi trong các
thủ đoạn cạnh tranh trên thương trường cũng như trong pháp luật cạnh tranh trên thế giới.
Chúng ta đang phải hứng chịu và khắc phục hậu quả do hành vi cạnh tranh không lành
mạnh mang lại, cạnh tranh không lành mạnh như là một căn bệnh nan y của thị trường
vốn không dễ chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được và có thể hạn chế được thấp nhất

những hậu quả xấu có thể xảy ra. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, thực tế đòi hỏi chúng ta
phải có một đạo luật cạnh tranh kịp thời để điều chỉnh và định hướng sự phát triển lành
mạnh của thị trường đó chính là Luật cạnh tranh.
1.3 Sự ra đời của pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam
- Cạnh tranh là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam vì khái niệm này chỉ gắn liền với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Suốt trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung trước


đây cạnh tranh dường như không được tồn tại và thừa nhận. Qúa trình chuyển đổi nền
kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đã
tạo ra việc thích ứng với những quy luật mang thuộc tính vốn có của kinh tế thị trường,
trong đó phải kể đến yếu tố cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, là cơ sở quan trọng bảo đảm cho tự do kinh doanh hợp pháp và mang lại lợi ích thiết
thực cho người tiêu dùng. Để đạt được mục tiêu này thì cần phải có nhiều biện pháp điều
chỉnh khác nhau, trong đó pháp luật được coi là biện pháp quan trọng điều chỉnh quan hệ
cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Thực tiễn vận hành nền kinh tế non trẻ ở Việt
Nam thiếu khuôn khổ pháp lý đầy đủ về cạnh tranh cho thấy có nhiều hành vi hạn chế
cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh đã và đang xảy ra dưới nhiều hình thức khác
nhau tác động xấu đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và cản trở hoạt đông kinh
doanh hợp pháp của các chủ thể trên thị trường nói riêng và điều đó đã tác động tiêu cực
đến quyền lợi của người tiêu dùng.
+ Thực hiện nghị quyết của Quốc hội ngày 12/4/2000, Bộ Thương Mại đã ra quyết định
thành lập ban soạn thảo Luật cạnh tranh. Qua nghiên cứu các đề tài khoa học xung quanh
vấn đề này, tham khảo Luật cạnh tranh của 9 nước và vùng lãnh thổ, Luật mẫu về cạnh
tranh của một số Tổ chức quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước, Ban soạn thảo đã
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hoàn thành 9 dự thảo. Ngày 6/1/2004 Bộ Thương Mại đã trình Chính Phủ dự thảo 9 phiên
bản 3 Luật cạnh tranh. Ngày 5/2/2004 Chính Phủ đã họp thảo luận và cho ý kiến vào dư
thảo này. Nội dung kết cấu của dự án Luật cạnh tranh: Dự án Luật cạnh tranh gồm 9
chương, 93 điều; Chương 1: Những quy định chung (từ điều 1 đến điều 7); Chương 2:

Thoả thuận hạn chế cạnh tranh (từ điều 8 đến điều 10); Chương 3: Lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường và vị trí độc quyền (từ điều 11 đến điều 15); Chương 4: Tập trung kinh tế
(từ điều 16 đến điều 23); Chương 5: Cạnh tranh không lành mạnh (từ điều 24 đến điều
33); Chương 6: Thủ tục thực hiện các trường hợp miễn trừ (từ điều 34 đến điều 45);
Chương 7: Điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh (từ điều 46 đến điều 89); Chương 8: Quản lý
nhà nước về cạnh tranh (từ điều 90 đến điều 91); Chương 9: Điều khoản thi hành (từ điều
92 đến điều 93).
+ Cùng với đó là có nhiều ý kiến và góp ý đối với dự thảo Luật cạnh tranh như: về tên
gọi, phạm vi điều chỉnh, về vấn đề độc quyền, có cấm tập trung kinh tế hay không… Và
cuối cùng Luật cạnh tranh đã được Quốc hội khoá 11 kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày 3
tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005. Để thực thi luật này, ngày
15 tháng 9 năm 2005 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi


tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh. Việc Luật cạnh tranh được thông qua và có
hiệu lực đã góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực pháp luật về kinh tế,
đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Luật cạnh tranh ra đời
có những lợi ích:
+ Đảm bảo sự bình đẳng của các doanh nghiệp: Quy định của Luật cạnh tranh tạo cơ sở
pháp lý để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khi tham gia vào thị trường
được bình đẳng như nhau, thể hiện ở chỗ nếu các doanh nghiệp dù doanh nghiệp thuộc sở
hữu nhà nước, tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài nếu vi phạm các quy định về hạn
chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh đều sẽ bị xử lý.
+Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Có điều rõ ràng là khi thưc hiện Luật cạnh tranh, các
doanh nghiệp đều có cơ hội như nhau, không sợ rằng mình khi tham gia vào thị trường
đối với mặt hàng nào đó mà lại thấy rằng lĩnh vực đó đã có doanh nghiệp lớn hay giữ vị
trí độc quyền chi phối cản trở việc gia nhập thị trường.
+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Bằng các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh và
cạnh tranh không lành mạnh, Luật cạnh tranh nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đứng trước những thách thức:

- Thứ nhất, mọi doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thuộc kinh tế quốc doanh, phải chấp nhận cạnh tranh một cách văn minh hơn, rõ ràng hơn,
bài bản hơn mà không còn đất cho những chiến thuật cạnh tranh chộp giật, doanh nghiệp
lớn sẽ phải cẩn thận hơn trước khi ra những quyết định quan trọng trong kinh doanh vì
những quyết định của doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng đến thị trường và đã được giám sát
chặt chẽ.
- Thứ hai, doanh nghiệp phải chấp nhận những cơ chế mới do Luật cạnh tranh đặt ra.
Doanh nghiệp phải thông báo khi tập trung kinh tế đạt đến một ngưỡng nhất định. Trong
một số trường hợp, nếu tập trung kinh tế có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị
trường thì doanh nghiệp sẽ không được phép tập trung kinh tế. Khi doanh nghịêp cho rằng
hành vi của mình có thể đem lại cho lợi ích cộng đồng nhiều hơn những tác hại mà nó gây
ra thì doanh nghiệp cần làm thủ tục miễn trừ để thực hiện hành vi.
- Thứ ba, doanh nghiệp sẽ đối mặt với những chế tài rất nghiêm khắc nếu có hành vi vi
phạm pháp luật với dự kiến mức phạt không phải là một số tiền tuyệt đối mà được tính
theo phần trăm doanh thu của doanh nghiệp vi phạm.
2. Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh


Đây là một nội dung quan trọng trong Luật cạnh tranh Việt Nam. Pháp luật cạnh
tranh của các quốc gia trên thế giới có nhiều cách giải quyết khác nhau về vấn đề cạnh
tranh không lành mạnh. Một số quốc gia điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong một số văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt như: Đức, Thụy sĩ, Trung Quốc, Nhật
Bản… Một số quốc gia khác lại xây dựng thành một chế định trong Luật cạnh tranh như:
Bungari, Hàn Quốc, Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)… Ngoài ra, còn có các quốc
gia lại coi cạnh tranh không lành mạnh là một lĩnh vực đặc biệt của pháp luật dân sự như:
Pháp, Italia…Tuy nhiên, mục đích điều chỉnh của pháp luật về cạnh tranh không lành
mạnh của các quốc gia đều nhằm bảo vệ môi trường cạnh tranh công bằng bình đẳng.
2.1 Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Muốn quy định về một vấn đề nào đó thì trước tiên phải hiểu được vấn đề đó là như

thế nào, bao gồm nội dung gì. Ở các nước khác nhau cũng có những khái niệm không
giống nhau về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
+ Theo quy định tại Điều 10 Bis Công ước Pari: “Cạnh tranh không lành mạnh là những
hành vi cạnh tranh không trung thực, vi phạm những nguyên tắc cơ bản của đạo đức kinh
doanh, được tiến hành trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhằm hưởng lợi bất
hợp pháp từ thành quả kinh doanh của người khác hoặc gièm pha đối thủ cạnh tranh, qua
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đó giành giật khách hàng về phía mình”2.
+ Căn cứ vào khái niệm cạnh tranh không lành mạnh của Công ước Pari, pháp luật cạnh
tranh của các quốc gia đã đưa ra định nghĩa về hành vi này trong các đạo luật của mình.
Luật chống hành vi cạnh tranh của Trung Quốc đã xác định: “Cạnh tranh không lành
mạnh là các hoạt động của doanh nghiệp, của các chủ thể kinh doanh khác thực hiện trái
pháp luật, gây thiệt hại chính đáng cho doanh nghiệp khác, làm rối loạn trật tự kinh tế, xã
hội”. Luật cạnh tranh của cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) đã đưa ra định nghĩa:
“Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp với mục đích thu lợi bất chính
trong khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, vi phạm tập quán kinh doanh, vi
phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, gây ra thiệt hại cho các doanh nghiệp khác là
đối thủ cạnh tranh hoặc gây ảnh hưởng uy tín kinh doanh của họ”.
+ Theo Luật cạnh tranh 2004 của Việt Nam thì: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là
hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực
thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Như vậy,
2

Ts.Lê Hoàng Oanh - Bình luận khoa học Luật cạnh tranh - NXB: Chính trị quốc gia - 2005.


hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nước có những cách diễn đạt không giống
nhau về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng nội dung chủ yếu đều gần giống

nhau. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm 2 nội dung:
+ Thứ nhất, nó là hành vi cạnh tranh trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà hành vi này
vi phạm các nguyên tắc cơ bản của đạo đức kinh doanh hay những quy định của pháp luật
về cạnh tranh. Đó có thể là vi phạm những thoả thuận trong kinh doanh, một tập quán
kinh doanh mà những nhà sản xuất, kinh doanh đều hiểu và tuân theo hay đó là những
hành vi vi phạm những quy định rõ ràng trong pháp luật cạnh tranh để thu lợi bất chính,
làm giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh hoặc có thể làm những đối thủ cạnh tranh bị phá
sản.
+ Thứ hai, nó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây ra thiệt hại cho nhà sản xuất
chân chính, người tiêu dùng hay gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước. Điều này có thể thấy
được thông qua những tác động trực tiếp của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây
ra như: làm cho đối thủ cạnh tranh rơi vào tình trạng khó khăn, sản phẩm không thể tiêu
thụ được, doanh thu bị giảm sút hoặc thiệt hại không bằng vật chất như: làm uy tín của
doanh nghiệp bị bôi nhọa dẫn đến mất lòng tin của khách hàng vào sản phẩm, hàng hóa
của mình hoặc hành vi đó sẽ gây ra những thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước đến sự phát
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
triển của nền kinh tế như độc quyền sản phẩm nâng giá quá cao…
2.2 Mục đích và hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
*Mục đích của hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Nhìn vào tên gọi là ta có thể biết được là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
diễn ra với ý đồ xấu, không đẹp, với nhiều mục đích khác nhau, nhiều lúc chúng ta cũng
không hiểu hết được vì chính nhà sản xuất, kinh doanh đưa ra nó mới hiểu chính xác được
là họ muốn làm gì. Nhưng ta có thể liệt kê một số điểm cơ bản như sau:
+ Mục đích quan trọng nhất đó chính là tìm kiếm lợi nhuận. Vì đã sản xuất, kinh doanh
thì phải kiếm được lợi nhuận, và chính sức hút của đồng tiền mà các doanh nghiệp sử
dụng cả những thủ đoạn không đẹp để cạnh tranh và khi tồn tại trong nền kinh tế thị
trường thì nó càng xuất hiện rõ nét và không thể tránh khỏi, điều này chỉ có thể được
kiềm chế khi có sự tự giác của các nhà sản xuất, kinh doanh biết tuân thủ đúng luật và có
đạo đức kinh doanh cùng với đó là sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan có trách nhiệm
trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm.

+ Tiếp theo chính là để hạ gục đối thủ. Vì muốn kiếm lợi nhuận nhiều khi mà sản phẩm
của minh là độc quyền, không ai cạnh tranh, bên ngoài các doanh nghiệp kinh doanh


trong không gian bình đẳng nhưng tồn tại trong họ những kế hoạch lật đổ đối thủ bằng
những chiến lược và sách lược ngắn hạn, dài hạn với nhiều hình thức khác nhau và đôi lúc
đó là những hành vi cạnh tranh không đẹp cạnh tranh không lành mạnh và khi đó pháp
luật phải can thiệp để cho nó hoạt động trong khuôn khổ cạnh tranh lành mạnh.
+ Kế tiếp là chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng. Khi đã hạ gục đối thủ muốn có lợi
nhuận nhiều thì phải có khách hàng mua sản phẩm của mình, muốn bán được nhiều hàng
hoá thì phải có một thị trường rộng lớn không ai cạnh tranh với mình. Nhưng thực tế thì
đa số các thị trường tiêu thụ một loại sản phẩm thì có nhiều hãng sản xuất giống nhau
như: bột giặt, mì gói, dầu gội đầu… hàng ngày hàng giờ cạnh tranh rất quyết liệt và người
tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn và muốn giảm bớt sự lựa chọn để chiếm lĩnh thị trường
thì phải sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh đan xen với những biện pháp
cạnh tranh hợp pháp, khi đó luật cạnh tranh sẽ được đưa vào để kiềm chế nó làm cho hoạt
động cạnh tranh không vượt quá giới hạn cho phép.
+ Một điểm nữa có lẽ không phổ biến nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra đối với nền kinh
tế cạnh tranh theo cơ chế thị trường là: có những doanh nghiệp nhỏ không đủ sức cạnh
tranh bình đẳng vì không đủ tiềm lực về tài chính thì có thể dùng những thủ đoạn cạnh
tranh không đẹp nhằm tìm kếm lợi nhuận bằng mọi cách. Điều này là vấn đề mà các
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
doanh nghiệp lớn rất lo ngại khi hoạt động trong cơ chế thị trường mà không có quy định
chặt chẽ về cạnh tranh, hàng hoá của họ có thể bị làm giả, nháy sản phẩm, tên gọi… điều
này có thể làm cho các doanh nghiệp lớn mất uy tín giảm doanh thu. Vì thế Luật cạnh
tranh ra đời như là một công cụ hiệu quả nhất nhằm xử lý các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người tiêu dùng và góp phần
vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
* Hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến những hậu quả mà chúng ta không thể

lường trước được vì chúng ta không thể xác định chính xác phạm vi ảnh hưởng của nó,
mà ta chỉ có thể xác định một cách khái quát về khả năng có thể xảy ra, bị ảnh hưởng tới.
Điều này cũng dễ hiểu vì ngay cả những người tiến hành thủ đoạn cạnh tranh không lành
mạnh cũng không thể tính toán được chính xác phạm vi ảnh hưởng hoặc cũng có thể họ
chẳng quan tâm đến hậu quả xảy ra vì mục đích của họ là lợi nhuận càng nhiều và tìm
mọi cách để hạ gục đối thủ. Bất chấp lợi ích người tiêu dùng, hàng loạt vụ cạnh tranh
nhằm triệt hạ uy tín của đối thủ đang được một số doanh nghiệp áp dụng. Điều đáng nói


là dường như chế tài vẫn chưa đủ mạnh khiến cho bài toán làm trong sạch môi trường
kinh doanh vẫn bỏ ngõ.
Như ta thấy hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là rất lớn, chỉ cần
dùng vài thủ đoạn có thể nói là rất nhẹ nhàng như: tung tin đồn trong kinh doanh về một
loại hàng hoá nào đó kém chất lượng… là đối thủ cạnh tranh hay chính hàng hoá đó rất
khó tồn tại, ta có thể rút ra vài khía cạnh mà hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh
hưởng tới như sau:
+ Đầu tiên, nó ảnh hưởng đến sự cạnh tranh công bằng trong kinh doanh: Có thể dẫn đến
làm giảm uy tín của nhà sản xuất, lợi nhuận giảm sút và có thể lâm vào tình trạng phá
sản… Khi đã bị đối thủ chơi xấu dùng những thủ đoạn không minh bạch thì các doanh
nghiệp bị hại đã biết thì quá muộn vì đây là cạnh tranh không lành mạnh, nên không công
khai hoặc công khai dưới nhiều hình thức mà không biết được. Khi nhà sản xuất hay tin
thì sự việc đã diễn ra xong rồi, họ chỉ biết thanh minh, giải thích và có thể gánh chịu cả
hậu quả thua lỗ dù mình bị vu oan. Dù có thanh minh với công chúng được thì uy tín của
họ đã bị giảm sút, người tiêu dùng sẽ e ngại hay lưỡng lự trước sản phẩm đó, hậu quả này
có thể kéo dài trong vài tháng có khi cả năm và thiệt hại về kinh tế là không thể tránh
khỏi.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
+ Người tiêu dùng: Chính khách hàng là người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả do hành
vi cạnh tranh không lành mạnh mang lại. Một sản phẩm đã được sử dụng thường xuyên,
trong một lúc nào đó lại bị nói xấu, làm cho tâm lý chính người tiêu dung rất lo ngại, đôi

khi bị kích động. Vì tâm lý người tiêu dùng thường xuyên tiêu thụ sản phẩm và rất nhạy
cảm đến những tin tức cho dù có thật hay không. Nó sẽ tạo làn sóng tẩy chay sản phẩm
của nhà sản xuất bị hại và người tiêu dùng sẽ quay sang sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
và có thể sản phẩm này không tốt bằng loại cũ. Tiếp đó, người tiêu dùng còn bị tình trạng
độc quyền của sản phẩm cạnh tranh không lành mạnh tăng giá lên hoặc hạ giá xuống để
bán được nhiều tuỳ vào sản phẩm này tốt hay dở mà nhà sản xuất cạnh tranh không lành
manh thắng sẽ quyết định tận dụng cơ hội này nhưng có một điều chắc chắn là nhà sản
xuất sẽ tìm cách thu được nhiều lợi nhuận nhờ vào cạnh tranh không lành mạnh và người
tiêu dùng là người chịu thiệt thòi.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế: Một điều mà đương nhiên sẽ xảy
ra, nền kinh tế sẽ mất ổn định, mất cân bằng. Vì nếu như không có pháp luật can thiệp để
đưa các hoạt động này vào khuôn khổ thì ta có thể tưởng tượng đến cảnh tượng:các doanh
nghiệp sẽ cạnh tranh bằng mọi cách, bằng mọi thủ đoạn để hạ gục đối thủ cạnh tranh


nhằm chi phối và chiếm lĩnh thị trường sẽ dẫn đến độc quyền, giá cả không kiểm soát
được, các doanh nghiệp chân chính không kinh doanh được thì cũng phải trả đũa đối thủ
bằng nhiều cách khác nhau và cuối cùng hậu quả là mất ổn định kinh tế, xã hội cuộc sống
bình thường của người dân có thể bị đảo lộn trước sức ảnh hưởng của hoạt động cạnh
tranh không lành mạnh như: giá cả hàng hoá, các sản phầm tiêu dùng dịch vụ đều tăng
lên, các doanh nghiệp sẽ dùng nhiều thủ đoạn để cạnh tranh với đối thủ, cùng với đó là
doanh nghiệp không cạnh tranh được sẽ bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên, thiệt hại
không thể xác định được.
2.3 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh
Dựa vào các khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh, hành vi cạnh tranh không
lành mạnh có thể được phân chia dưới góc độ xem xét các lợi ích của chủ thể bị xâm hại,
bao gồm: “Hành vi xâm hại lợi ích của đối thủ cạnh tranh: xâm phạm bí mật kinh doanh,
ngăn cản, gièm pha và bôi nhọa đối thủ cạnh tranh…, hành vi xâm hại lợi ích của khách
hàng: can thiệp vào quyền tự do quyết định của khách hàng, khuyến mại không trung
thực, quảng cáo sai lệch…”3

+ Theo công ước Pari, cạnh tranh không lành mạnh được chia thành các nhóm cơ bản sau:
hành vi gây nhầm lẫn lừa dối, làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh; vi phạm bí mật thương
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
mại; lợi dụng không chính đáng thành quả kinh doanh của người khác; quảng cáo so sánh;
mua chuộc, dụ dỗ hoặc ép buộc khách hàng của đối thủ cạnh tranh một cách bất hợp pháp
để buộc họ phải buôn bán, làm ăn với mình…
Theo Luật cạnh tranh 2004 tại điều 39, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
được quy định trong điều luật khá cụ thể và bao quát, tương đồng với các quy định của
pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:
+ Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
+ Xâm phạm bí mật kinh doanh;
+ Ép buộc trong kinh doanh;
+ Gièm pha doanh nghiệp khác;
+ Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
+ Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
+ Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
3

Đỗ Gia Phan - Vai trò của người tiêu dùng trong việc thực thi Luật cạnh tranh ở Việt Nam- Hội tiêu chuẩn và bảo

vệ người tiêu dùng Việt Nam.


+ Phân biệt đối xử của hiệp hội;
+ Bán hàng đa cấp bất chính;
+ Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3
của Luật cạnh tranh do Chính Phủ quy định.
* Luật cạnh tranh ra đời là một sự kiện lớn không những đối với cộng đồng các nhà sản
xuất, kinh doanh mà còn đối với đông đảo người tiêu dùng Việt Nam. Chính sách thương
mại và chính sách cạnh tranh đều có chung mục đích là tạo môi trường pháp lý cho sự

phát triển bền vững của nền kinh tế, mang lại lợi ích cho đất nước. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp hai chính sách này có thể có những mục tiêu và tác động không giống
nhau. Chính sách cạnh tranh tập trung tác động tới cách hành hành xử của các doanh
nghiệp đối với nhau và đối với người tiêu dùng. Trong khi đó, chính sách thương mại lại
có xu hướng tập trung vào các lợi ích của các doanh nghiệp và dễ bị những nhóm doanh
nghiệp có lợi ích đặc biệt sử dụng để trục lợi. Có thể thấy rằng, chính sách cạnh tranh
trước hết giành ưu tiên cho quan hệ giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp. Chính sách
này bao gồm các biện pháp của Chính Phủ, nhằm kiểm soát hạn chế cạnh tranh, mang
tính tiêu cực cục bộ, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng chống
lại sự độc quyền cũng như tác động của các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
không lành mạnh trên thị trường.
+ Điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là khuyến khích các hành vi
cạnh tranh lành mạnh, mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận. Muốn tăng lợi
nhuận, doanh nghiệp phải bán được nhiều hàng hoá, phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm
cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Những biện pháp cạnh tranh lành mạnh phải nhằm
không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, hạ giá bán sản phẩm,
tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, nhằm chiếm được lòng tin của
người tiêu dùng. Có như vậy, người tiêu dùng mới có nhiều sự lựa chọn phong phú hơn.
Các doanh nghiệp cũng qua đó mà cạnh tranh với nhau để thoả mãn người tiêu dùng, để
bán được nhiều hàng hoá hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn và nền kinh tế cũng như

hội
sẽ
phát
triển
hơn.


CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT
ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ KHUYẾN MẠI
1. Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một trong các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh được quy định trong Luật cạnh tranh. Quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh xảy ra rất thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều dạng mà
mục đích của hành vi này là nhằm giới thiệu về sản phẩm của mình tới người tiêu dùng
nhưng có ẩn chứa trong đó là hành vi cạnh tranh không đẹp, vi phạm quy định của pháp
luật về cạnh tranh.
1.1 Khái niệm quảng cáo và nội dung quảng cáo
+ Khái niệm quảng cáo: Theo Luật thương mại 2005 thì “ Quảng cáo thương mại là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”. Còn theo Pháp lệnh quảng cáo năm 2001 thì:
cáo làHọc
giới thiệu
dùng@
về hoạt
hàngnghiên
hóa, dịch cứu
vụ,
“Quảngtâm
Trung
liệuđến
ĐHngười
CầntiêuThơ
Tài động
liệukinh
họcdoanh,
tập và
4

bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời” . Như vậy,
quảng cáo là một trong các hành vi xúc tiến thương mại mà mục đích của nó là nhằm giới
thiệu với người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa hay cả quá trình sản xuất của
mình, thông qua đó người tiêu dùng biết đến họ, biết đến sản phẩm đó, và thu hút được lợi
nhuận nhiều hơn hoặc vì mục đích khác. Luật Thương mại quy định tổng quát về hành vi
quảng cáo còn theo Pháp lệnh quảng cáo thì cụ thể hoá hành vi quảng cáo là nhằm giới
thiệu về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ báo gồm: dịch vụ có mục đích sinh lời
và dịch vụ không có mục đích sinh lời. Do đó, để hiểu rõ ràng, cụ thể về hành vi quảng
cáo ta sẽ căn cứ theo định nghĩa của Pháp lệnh quảng cáo. Theo Pháp lệnh quảng cáo thì
quảng cáo bao gồm: Dịch vụ có mục đích sinh lời (quảng cáo thương mại) là: quảng cáo
về các dịch vụ kinh tế, xã hội nhằm tạo ra lợi nhuận của tổ chức, cá nhân cung ứng dịch
vụ), còn quảng cáo các dịch vụ không sinh lời (quảng cáo phi thương mại) là: các quảng
cáo về các dịch vụ thực hiện chính sách xã hội và những thông tin nhằm thông báo, nhắn
tin, rao vặt. Vì thế, quảng cáo phi thương mại không nhằm mục đích lợi nhuận nên sẽ
4

Pháp lệnh của UBTVQH, số 39/2001/PL-UBTVQH 10, ngày 16/11/2001 về Quảng cáo.


không có cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện trong hành vi này. Vì thế chỉ xuất hiện
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại với mục đích kích thích
thị hiếu người tiêu dùng nhằm thu được nhiều lợi nhuận của một tổ chức, cá nhân cung
ứng dịch vụ nào đó. Họ có thể dùng những thủ đoạn, cách thức quảng cáo không đẹp để
cạnh tranh với nhau thông qua hoạt động quảng cáo. Khi hành vi quảng cáo mà ảnh
hưởng tới doanh nghiệp khác vi phạm quy định pháp luật cạnh tranh đó là quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh, họ lợi dụng quảng cáo nhằm thực hiện thủ đoạn của
mình để cạnh tranh với đối thủ.
+ Nội dung của quảng cáo: Bao gồm: “Thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh
hàng hoá dịch vụ, thông tin này phải đảm bảo trung thực, chính xác rõ ràng không gây
thiệt hại cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng”5. Thường thì nội dung quảng

cáo dùng để giới thiệu về những thông tin cho một loại sản phẩm, hàng hoá dịch vụ nào
đó: tốt như thế nào, tiện ích ra sao, giá cả, chất lượng vượt trội hơn những sản phẩm khác
cùng loại… mà ta thường thấy trên truyền hình, báo chí, đọc vào người tiêu dùng sẽ nắm
bắt được nội dung quảng cáo nói về gì, đây cũng là chỗ mà nhà sản xuất tận dụng nhằm
cạnh tranh không lành mạnh như: có lời quảng cáo so sánh với hàng hoá khác, dùng
những từ ngữ nói xấu hàng hoá khác, dùng những thông tin gian dối, sản phẩm của mình
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
là nhất, tốt nhất… nhưng khi dùng thì người tiêu dùng lại vỡ lẽ ra là không phải như lời
khẳng định của nhà sản xuất. Vì thế cần quy định cụ thể hành vi quảng cáo nào được xem
là hành vi canh tranh không lành mạnh để tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng bình
đẳng trong hoạt động quảng cáo.
1.2 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo
Nhằm cụ thể hoá hoạt động quảng cáo nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
để căn cứ vào đó các nhà kinh doanh có khuôn khổ cạnh tranh công bằng, không vi phạm
luật, đảm bảo ổn định kinh kinh tế, bảo vệ nhà sản xuất, người tiêu dùng. Chúng ta có thể
hình dung vai trò của quảng cáo thông qua các phương tiện như sau. Thứ nhất, đối với
người sản xuất, quảng cáo là phương tiện để cho các chủ thể kinh doanh đưa thông tin về
hoạt động sản xuất hàng hoá, dịch vụ của mình đến khách hàng. Vai trò này càng trở nên
quan trọng đối với những chủ thể mới gia nhập thị trường, những sản phẩm mới ra đời.
Thứ hai, Đối với người tiêu dùng quảng cáo là kênh thông tin mà qua đó người tiêu dùng
có thể tìm những thông tin về: hàng hóa, dịch vụ, các sản phẩm mới… Qua đó, phục vụ
5

Pháp lệnh của UBTVQH, số 39/2001/PL-UBTVQH 10, ngày 16/11/2001 về Quảng cáo.


tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng của mình, nâng cao sự lựa chọn của họ đối với hàng hoá,
dịch vụ trên thị trường. Với vai trò như vậy quảng cáo ngày càng được các chủ thể sử
dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, với sự cuốn hút của lợi nhuận, những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong quảng cáo cũng hình thành, có nhiều cách thức, thủ đoạn. Điểm

chung của những hành vi này là: “Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình
kinh doanh trái với những chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại
hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Với cách tiếp cận mặt trái của vấn đề, điều 45 của
Luật cạnh tranh như là biên giới của quảng cáo, nghiêm cấm những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh:
1.2.1 So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại
của doanh nghiệp khác
Ta thấy hành vi so sánh xuất phát từ ý chí của nhà sản xuất hay nói cách khác là cố
ý dùng hành vi so sánh hàng hóa này để hạ uy tín, chất lượng của sản phẩm cùng loại. Sản
phẩm cùng loại này thường nổi tiếng nhiều người biết đến, còn sản phẩm quảng cáo có
thể là mới sản xuất ra hoặc sản xuất ra lâu rồi nhưng không được người tiêu dùng lựa
chọn, họ dùng hành vi này dù không hạ gục đối thủ canh tranh nhưng có thể làm cho
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
người tiêu dùng nghi ngờ sản phẩm cùng loại và chú ý đến sản phẩm của họ. Với môi
trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay thì quảng cáo so sánh là rất dễ xảy ra ngày càng
tinh vi và có khi không thể kiểm soát, hàng ngày quảng cáo so sánh ta rất dễ thấy được
trên truyền hình, và sản phẩm cùng loại bị so sánh thường bị che giấu hình ảnh không
thấy rõ nhưng tồn tại trong hình ảnh, lời thoại quảng cáo đều có ngụ ý ám chỉ sản phẩm
cùng loại khác để khẳng định sản phẩm mình là tốt. Nhưng hành vi so sánh hàng hóa này
cần phải được cụ thể hoá như thế nào là so sánh trực tiếp hàng hóa của mình với hàng hoá
cùng loại, nếu so sánh với hàng hóa cùng loại mà giấu di nhãn hiệu chỉ thấy được kiểu
dáng sản phẩm cùng loại thôi hay quảng cáo có lời thoại nói so sánh với những đặc điểm
của sản phẩm khác thì có vi phạm hay không có gọi là so sánh trực tiếp nhằm cạnh tranh
không lành mạnh được không… nếu qui định quá cụ thể hành vi nào là so sánh hàng hóa
thì sẽ không liệt kê hết còn nếu quy định quá chung chung thì cũng không giải quyết được
nhiều, chính do điều này mà nhà sản xuất khai thác để cạnh không lành mạnh.
- Mục đích của quảng cáo là đưa các thông tin về hoạt động: sản xuất, kinh doanh, hàng
hóa, dịch vụ…cho khách hàng. Qua các thông tin này khi khách hàng tiếp cận thì có được
cái nhìn về hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, qua đó hình thành nên khả năng tiêu thụ



sản phẩm. Để thực hiện mục đích này có nhiều cách thức khác nhau, việc lựa chọn các
hình thức nào là quyền của các doanh nghiệp, pháp luật không nên và cũng không thể nào
liệt kê hết được tất cả các hình thức quảng cáo. Biên giới của quảng cáo chỉ xuất hiện khi
doanh nghiệp lựa chọn cách thức so sánh sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác
nhằm mục đích quảng bá cho sản phẩm của mình. Dưới góc độ lý luận của việc so sánh
có thể được tiến hành dưới nhiều cấp độ: so sánh bằng, so sánh hơn, so sánh nhất. Rõ ràng
việc cung cấp thông tin thông qua so sánh và việc cung cấp thông tin đơn thuần là khác
nhau thông thường được khách hàng tin dùng. Một cách đơn giản, không ai dại gì đem
một sản phẩm chưa ai biết đến để thực hiện việc so sánh việc so sánh tất yếu này sẽ không
mang lại hiệu quả mong muốn cho chủ thể thực hiện hành vi.
+ Bản chất không lành mạnh của quảng cáo so sánh được thể hiện ở tính chất bám víu,
vay mượn của sản phẩm được quảng cáo đối với sản phẩm mà nó dùng để so sánh. Rõ
ràng như ta thấy thì sản phẩm bị so sánh đã có một thời gian tồn tại trong thói quen của
người tiêu dùng. Việc tạo lập nên hình ảnh một sản phẩm là cả một quá trình đầu tư từ:
chất lượng, kiểu dáng, tính năng, công dụng, tiếp thị… cho nên sự tin dùng của khách
hàng là một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của doanh nghiệp. Dùng ngay
chính trong quá trình đầu tư ấy của doanh nghiệp khác kinh doanh sản phẩm cùng loại để
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
làm điểm tựa nhằm làm nổi bật sản phẩm của mình trong mắt người tiêu dùng có thể
là:”Sản phẩm của tối tốt không thua gì của A, tốt hơn của B...”
+ Cũng có thể việc so sánh ấy là đúng sự thật, sản phẩm được quảng cáo là có chất lượng.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức quảng cáo so sánh hành vi của doanh nghiệp bị lên
án như: với quảng cáo so sánh, doanh nghiệp thực hiện hành vi mong muốn tạo được hiệu
quả ngay lập tức cho sản phẩm của mình mà không cần một quá trình trải nghiệm trên thị
trường. Với tính chất như vậy, hành vi quảng cáo đã thể hiện một cách rõ nét tính chất
“bấu víu” vào thành quả của người khác. Dù sản phẩm của mình có tốt hơn sản phẩm
cùng loại thì cũng phải dùng những cách thức hợp pháp hoặc để chính người tiêu dùng sẽ
đánh giá thông qua giá trị thật của sản phẩm mình..... Nhưng ở tất cả các quy định này ta

thấy các nhà làm luật đều tiếp cận đối tượng bằng cùng một cách thức đó là nhằm vào
phương pháp so sánh chứ không nhằm vào nội dung so sánh. Nhằm vào phương pháp so
sánh thì các nhà làm luật phân biệt giữa so sánh gián tiếp và so sánh trực tiếp để cấm so
sánh trực tiếp. Nhưng nếu họ nhằm vào nội dung so sánh thì sự phân biệt trên là không
cần thiết. Thay vào đó phải là các tiêu chí để xác định một quảng cáo là khách quan hay
không khách quan. “Ta nhận thấy với cách tiếp cận đối tượng điều chỉnh như của Luật


cạnh tranh và Luật thương mại 2005 thì có thể xảy ra trường hợp một quảng cáo so sánh
gián tiếp nhưng không khách quan thì được xem là được phép, còn một quảng cáo so sánh
trực tiếp nhưng khách quan lại không được phép”6. Còn đối với các nhà làm luật của Liên
minh Châu âu thì họ cho rằng: Quảng cáo so sánh có thể khuyến khích sự cạnh tranh giữa
các nhà cung ứng hàng hoá và dịch vụ vì lợi ích của người tiêu dùng, quảng cáo so sánh
có thể là một phương tiện hợp pháp nhằm thông tin cho người tiêu dùng về các ưu thế của
hàng hóa và dịch vụ nếu có so sánh các đặc tính căn bản, liên quan, có thể kiểm chứng và
tiêu biểu và không gây nhằm lẫn, thông qua sự thông tin đến khách hàng về ưu thế của
hàng hoá dịch vụ thì sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ đó được kích
thích. Với nhận thức như vậy, các nhà làm luật Liên minh Châu âu không cấm quảng cáo
nói chung hay một phương thức quảng cáo nhất định nào mà đặt ra các tiêu chí để làm cơ
sở để đánh giá một quảng cáo so sánh có đạt được mục tiêu thông tin đến khách hàng và
khuyến khích cạnh tranh giữa các nhà cung ứng hay không và như vậy có thể được xem là
hợp pháp hay không.
- Trước Luật cạnh tranh thì mọi phương thức quảng cáo so sánh đều bị cấm, bởi vậy vấn
đề dưới điều kiện nào thì một quảng cáo so sánh được xem là hợp pháp không hề được
đặt ra. Quảng cáo so sánh được thực hiện ở nhiều cấp độ khách nhau như: so sánh bằng,
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
so sánh hơn, so sánh nhất, dù ở mức độ so sánh nào thì doanh nghiệp đều có thể vi phạm
Luật cạnh tranh nếu như “quảng cáo đó so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với
hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác”. Quảng cáo “so sánh trực tiếp hàng
hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác” thì bị cấm

theo khoản 1 điều 45 Luật cạnh tranh. Tuy nhiên, vấn đề là quy định cấm này có bao hàm
cả mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà phân phối hay không hay chỉ nhằm vào quan hệ
cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ? Nếu cho rằng quy định này chỉ
nhằm vào quảng cáo của các nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ (bởi vì chỉ có nhà sản
xuất mới có hàng hoá, dịch vụ của mình) thì đồng thời cũng thừa nhận là Luật cạnh tranh
đã tạo ra một lỗ hổng ngoài ý muốn: Luật cạnh tranh chỉ cấm quảng cáo so sánh trực tiếp
của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ mà không cấm quảng cáo so sánh trực tiếp của nhà
phân phối qua đó tạo nên sự phân biệt đối xử. Còn nếu cho rằng quy định cấm này cũng
nhằm cả vào mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà phân phối (bằng lập luận rằng hàng hoá
6

Ts.Phan Huy Hồng - Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh, một nghiên cứu so sánh luật - Nhà nước và

pháp luật - Số 1/2007.


mà nhà phân phối bán chính là hàng hoá của họ theo ý nghĩa của quy định này) thì quảng
cáo trên cũng phải bị cấm vì đấy là quảng cáo trực tiếp. Trong thực tế quảng cáo so sánh
diễn ra phổ biến và thường xuyên. Cơ quan chức năng không can thiệp, các doanh nghiệp
hầu như không khiếu nại lẫn nhau liên quan đến quảng cáo so sánh . Bởi lẽ, một mặt đại
đa số quảng cáo so sánh không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của họ, mặt khác việc
khiếu nại doanh nghiệp khác áp dụng phương pháp quảng cáo so sánh là không có lợi khi
chính mình cũng cần sử dụng phương pháp này. Luật cạnh tranh và Luật thương mại 2005
chỉ còn cấm quảng cáo so sánh trực tiếp. Nhưng một khi các luật này không định nghĩa
thế nào là quảng cáo so sánh thì chúng cũng không đưa ra các tiêu chí để xác định và
phân biệt giữa phương pháp quảng cáo so sánh trực tiếp và gián tiếp. Trong khi đó các
nhà làm luật Liên minh Châu âu cho rằng phải đặt ra các điều kiện mà một quảng cáo so
sánh phải đáp ứng để được xem là hợp pháp. Các điều kiện này cần phải chứa đựng các
tiêu chí đảm bảo sự so sánh tính chất của hàng hoá, dịch vụ một cách khách quan. Còn
một quảng cáo chỉ nhằm so sánh giá cả của hàng hoá, dịch vụ thì cũng cần được xem là

hợp pháp nếu nó đáp ứng được một số điều kiện, đặc biệt là không được nhầm lẫn như:
quy định quảng cáo so sánh không được gây nhầm lẫn có nghĩa là một quảng cáo không
đáp ứng điều kiện này đồng thời bị cấm theo quy định quảng cáo gây nhầm lẫn hay một
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quảng cáo gây nhầm lẫn có thể được thực hiện bằng phương pháp so sánh, quy định
quảng cáo so sánh phải nhằm so sánh hàng hóa hoặc dịch vụ cho cùng một nhu cầu hoặc
cho cùng một mục đích sử dụng xuất phát từ quan điểm cho rằng chỉ có hàng hoá, dịch vụ
như vậy mới có thể được so sánh với nhau một cách khách quan, quảng cáo so sánh phải
nhằm vào một hoặc nhiều tính chất căn bản, liên quan, có thể kiểm chứng được và tiêu
biểu của hàng hoá dịch vụ. Những so sánh như vậy phải khách quan, đúng sự thật, yêu
cầu có thể kiểm chứng đòi hỏi trong trường hợp tranh chấp người quảng cáo so sánh phải
đưa ra được các bằng chứng chứng minh cho tính khách quan của sự so sánh. Vì thế, tuy
pháp luật cạnh tranh của Việt Nam đã có những quy định cụ thể về hành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh là như thế nào, nhưng luật lại không nói rõ như thế nào
là so sánh trực tiếp và kéo theo đó thì quảng cáo so sánh như thế nào là rơi vào trường
hợp cấm của luật. Các nhà làm luật của chúng ta thường hay có những chỗ quy định
chung chung theo cách hiểu không rõ ràng như vậy thì dẫn đến hậu quả là không có cách
hiểu chung nhất như hành vi quảng cáo so sánh là như thế nào, so sánh trực tiếp ra sao,
các và bản hướng dẫn chỉ có thể giải thích luật, chứ không thể đưa ra những định nghĩa về
từng hành vi, khi mà quy định luật không rõ thì các doanh nghiệp sẽ lách luật để cạnh


×