Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý bảo HIỂM TRÁCH NHIỆM dân sự của CHỦ XE cơ GIỚI đối với bên THỨ BA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.62 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

---

---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA: 2009 - 2013

QUY CHẾ PHÁP LÝ BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA
CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI
BÊN THỨ BA

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trần Thùy Mỵ
MSSV: 5095440
Lớp: Luật Thương Mại 3
Khóa 35

Cần Thơ, Tháng 11 năm 2012


LỜI CẢM ƠN


Người viết xin tỏ lòng biết ơn các thầy, cô của Khoa Luật,
Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho người viết
những kiến thức bổ ích trong những năm vừa qua. Cũng xin cám ơn
Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ đã trang bị cơ sở vật chất tiên
tiến phục vụ cho việc học tập, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vui chơi
giải trí, tạo điều kiện để người viết cũng như tất cả các sinh viên hoàn
thành tốt việc học tại trường.
Trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp người viết
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô Đoàn Nguyễn
Minh Thuận. Cám ơn cô thời gian qua đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ về mọi mặt để người viết hoàn thành luận văn.
Người viết xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những
người thân yêu nhất của người viết đã luôn bên cạnh, động viên khích
lệ người viết trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Cuối cùng vẫn muốn nói với mọi người lời cảm ơn chân thành
nhất của người viết.
Xin cảm ơn!

Cần Thơ, tháng 11 năm 2012
Người viết
Trần Thùy Mỵ


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

BẢNG QUY ĐỊNH TỪ VIẾT TẮT
TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Giấy chứng nhận bảo
chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.

hiểm

Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ Luật kinh doanh bảo hiểm
sung năm 2010.
năm 2000
Luật doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm Luật doanh nghiệp năm
2009.
2005

Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 Nghị định 103/2008/NĐ-CP
năm 2008 của Chính Phủ về bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới.
Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22 tháng 12
Thông tư 126/2008/TT-BTC
năm 2008 của Bộ Tài Chính Quy định Quy tắc, điều
khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 09
năm 2012 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung Thông tư
số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài
Chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức
trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới và Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày

Thông tư 151/2012/TT-BTC

25/5/2009 của Bộ Tài Chính quy định việc quản lý, sử
dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM
DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA ......................4
1.1. Lý luận chung về bảo hiểm......................................................................4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm bảo hiểm.............................................................4
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm trong đời sống kinh tế - xã hội ....................5
1.1.3. Bảo hiểm thương mại và phân loại bảo hiểm thương mại ....................9
1.2. Lý luận chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba ........................................................................................10
1.2.1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
bên thứ ba...................................................................................................10
1.2.2. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba........................................................................................13
1.2.3. Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bên thứ ba.................................................................................................14
1.2.4. Pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
bên thứ ba .......................................................................................................16
CHƯƠNG 2. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA
CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA..............................................18
2.1. Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với bên thứ ba..................................................................................18
2.2. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với bên thứ ba..................................................................................19

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba


2.3. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba .........................................................................................20
2.3.1. Bên bảo hiểm.....................................................................................20
2.3.2. Bên tham gia bảo hiểm .....................................................................22
2.3.3. Bên thứ ba trong hợp đồng bảo hiểm .................................................23
2.4. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với bên thứ ba..................................................................................24
2.4.1. Mức trách nhiệm bảo hiểm ................................................................24
2.4.2. Phí bảo hiểm......................................................................................26
2.4.3. Phạm vi bảo hiểm ..............................................................................30
2.4.4. Trường hợp loại trừ bảo hiểm ............................................................31
2.4.5. Thời hạn và hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.....................................33
2.4.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm .................35
2.4.6.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới .........................................35
2.4.6.2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm...........................37
2.5. Giám định và bồi thường thiệt hại ........................................................39
2.5.1. Giám định tổn thất .............................................................................39
2.5.2. Bồi thường thiệt hại ...........................................................................40
2.5.2.1. Nguyên tắc bồi thường ................................................................40
2.5.2.2. Mức bồi thường bảo hiểm............................................................41
2.5.2.3. Yêu cầu bồi thường......................................................................42
2.6. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba .........................................................................................45

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
QUY ĐIỊNH CỦA PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA ....................................49
3.1 Những bất cập trong khi triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba .................................................................49
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba .........................53
KẾT LUẬN ...................................................................................................57

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống dân cư
ngày càng được cải thiện nhờ đó mà các nhu cầu vui chơi giải trí, đi lại giao lưu văn
hóa, kinh tế giữa các nước, các vùng ngày càng được chú trọng. Do nhu cầu đi lại,
vận chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng tăng đòi hỏi hệ thống giao thông và
phương tiện đi lại cũng phát triển theo. Trong đó hình thức giao thông đường bộ với
những ưu điểm là tính cơ động cao, khả năng vận chuyển lớn, tốc độ tương đối
nhanh, giá cả hợp lý.
Nhưng việc đi lại, vận chuyển bằng các phương tiện cơ giới cũng dễ gặp phải
những tai nạn, rủi ro bất ngờ không thể lường trước được như: đâm va, lật đổ, hỏa
hoạn. Những rủi ro này ảnh hưởng lớn đến tính mạng và tài sản của người tham gia
giao thông, là mối đe dọa đối với chủ xe vì họ không những phải chịu trách nhiệm

đền bù những thiệt hại do mình gây ra cho bên thứ ba mà còn phải gánh cả phần chi
phí sửa chữa phương tiện của mình. Để khắc phục những tổn thất có thể xảy ra cho cả
hai phía, bảo hiểm đã ra đời.
Bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Khi những rủi
ro bất ngờ xảy ra với xe cơ giới, chủ xe cơ giới không những phải chịu những thiệt
hại vật chất do xe cơ giới của chính mình bị hư hỏng hay mất mát, mà còn chịu trách
nhiệm cả những thiệt hại về người và tài sản do xe cơ giới gây ra cho những người
thứ ba khác. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, giảm bớt gánh nặng
cho chủ xe cơ giới Nhà nước đã quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai những quy
định của pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bên thứ ba vẫn còn nhiều điểm bất cập ảnh hưởng đến lợi ích của chủ xe cơ giới
và bên thứ ba. Hầu hết chủ xe cơ giới tham gia loại hình bảo hiểm này chỉ nhằm mục
đích đối phó với cảnh sát giao thông khi bị kiểm tra. Chủ xe cơ giới chưa thực sự
quan tâm đến lợi ích của việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với bên thứ ba. Vì những lý do trên người viết chọn đề tài “Quy chế pháp lý
bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba” để nghiên
cứu.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

2. Mục đích nghiên cứu
Người viết nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn những quy
định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ
ba. Luận văn cũng là nguồn giúp cho chủ xe cơ giới và các bên có liên quan hiểu

được lợi ích và tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài người viết nghiên cứu chủ yếu những quy định của pháp luật về nội
dung của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ
ba, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, và những quy định khác của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới đối với bên thứ ba. Trên cơ sở đó người viết trình bày những điểm bất cập
của quy định pháp luật và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện những bất cập
đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
Người viết sử dụng một số phương pháp trong quá trình nghiên cứu như:
phương pháp phân tích luật viết, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đánh
giá số liệu thực tế.
5. Nội dung nghiên cứu
Đề tài này ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung chính bao
gồm ba chương:
Chương 1. Lý luận chung về bảo hiểm và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Ở chương này người viết khái quát chung về bảo
hiểm, sự cần thiết của bảo hiểm trong đời sống kinh tế xã hội. Người viết cũng đề cập
về bảo hiểm thương mại và phân loại bảo hiểm thương mại theo tính chất bảo hiểm.
Từ những vấn đề nêu trên người viết nghiên cứu một cách khái quát về bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Từ đó tạo tiền đề để người
viết nghiên cứu tiếp những quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.
Chương 2. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bên thứ ba. Chương này người viết đi sâu vào những quy định cụ thể của pháp
luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận


SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

Người viết phân tích khái niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với bên thứ ba, đối tượng, hình thức chủ thể của hợp đồng này, các nội dung
của hợp đồng như mức trách nhiệm, phí, quyền và nghĩa vụ của các bên,…. Tiếp theo
là các vấn đề liên quan đến việc giám định và bồi thường và cuối cùng là những
trường hợp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ
ba chấm dứt. Từ những phân tích này người viết sẽ thấy được những vấn đề còn tồn
tại của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ
ba.
Chương 3. Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp
luật bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Trong
chương này người viết nêu ra những vấn đề còn tồn tại của pháp luật từ việc nghiên
cứu ở chương một và chương hai. Người viết đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện
những vấn đề còn tồn tại của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với bên thứ ba.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI

ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA
1.1. Lý luận chung về bảo hiểm
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm bảo hiểm
Mặc dù bảo hiểm đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng do
tính đặc thù của loại hình dịch vụ này, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống
nhất về bảo hiểm. Theo các chuyên gia bảo hiểm, một định nghĩa đầy đủ và thích hợp
cho bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm), sự hoán
chuyển rủi ro và phải bao gồm cả sự kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng lẻ,
độc lập chịu cùng một rủi ro như nhau tạo thành một nhóm tương tác. Có rất nhiều
định nghĩa khác nhau về bảo hiểm.
Theo phương pháp thống kê: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ mà theo đó, một bên
là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm hay khoản
đóng góp cho chính mình hay cho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro
xảy ra, sẽ được trả một khoản bồi thường từ một bên khác là người bảo hiểm, người
chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo luật số lớn”.
Theo các chuyên gia Mỹ định nghĩa: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này,
một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo
hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi
bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000: “Kinh
doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi,
theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở
bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm”.
Sự khác nhau trong các quan niệm xuất phát từ việc nhìn nhận bảo hiểm ở các
góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau. Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính, dựa trên
cơ sở tính toán khoa học, áp dụng biện pháp huy động nhiều người, nhiều đơn vị cùng
tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm bằng tiền để bồi thường thiệt hại về tài chính do tài
sản hoặc tính mạng của người được bảo hiểm gặp phải tai nạn rủi ro bất ngờ.


GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

Trên phương diện lý thuyết cơ bản: “Bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi
ro được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả
phí bảo hiểm và tổ chức bảo hiểm hay doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường
hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.

1

Từ khái niệm về bảo hiểm ta có thể thấy bảo hiểm có những đặc điểm sau:
Bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt. Bảo hiểm ra đời do sự tồn tại của các loại
rủi ro và các sự kiện liên quan đến cuộc sống con người, hoạt động sản xuất kinh
doanh. Bảo hiểm là một hoạt động phải chịu trách nhiệm và rủi ro cao.
Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn. Tính bồi hoàn
thể hiện ở chỗ có sự tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thì mới được phân phối khi
sự kiện bảo hiểm xảy ra. Tính không bồi hoàn thể hiện ở chỗ dù có tham gia đóng
góp nhưng tổn thất không xảy ra thì không được phân phối lại quỹ bảo hiểm.
Bảo hiểm hoạt động dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít. Bảo hiểm thể hiện
tính tương trợ, nhân văn sâu sắc. Khi tham gia bảo hiểm việc đóng góp vào quỹ bảo
hiểm của một cộng đồng sẽ giúp ích cho những người không may xảy ra rủi ro. Thực
hiện đúng nguyên tắc lấy số đông bù số ít, số đông người đóng góp sẽ giúp cho số ích
người gặp rủi ro.
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm trong đời sống kinh tế - xã hội
Ngày nay, bảo hiểm là một khái niệm quen thuộc với hầu hết mọi người. Ở

nhiều quốc gia, mua bảo hiểm từ lâu đã là một việc làm không thể thiếu đối với người
dân. Bảo hiểm trở nên thực sự cần thiết như vậy cũng bởi rất nhiều lý do.
Sự tồn tại của các loại rủi ro: Trong cuộc sống sinh hoạt nói chung cũng như
trong những hoạt động sản xuất – kinh doanh phục vụ cuộc sống, con người luôn gặp
phải những tai hoạ, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra, gây thiệt hại về tài sản
và con người. Những tai họa, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên ấy gọi là rủi ro. Từ
thời nguyên thuỷ xa xưa đến thời đại khoa học kỹ thuật phát triển ngày nay, con
người vẫn luôn phải đối mặt với những rủi ro tồn tại trong cuộc sống. Chúng diễn ra
thường xuyên, liên tục và thường đặt con người vào thế bị động. Hậu quả để lại
thường là những thiệt hại về vật chất và tinh thần khó khắc phục, thậm chí có khi

1

ThS.Võ Thị Pha: Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, Học viện tài chính, Nxb. Tài Chính, Hà Nội,
2005, tr. 15 – 16.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

không thể khắc phục nổi. Có nhiều loại rủi ro xuất hiện, chi phối cuộc sống của con
người. Đó có thể là các rủi ro do thiên nhiên, rủi ro mang tính kỹ thuật hoặc rủi ro do
môi trường xã hội gây ra.
Thứ nhất, các rủi ro xảy ra do thiên nhiên là các rủi ro do các hiện tượng trong
tự nhiên như động đất, núi lửa phun, bão, lụt, sóng thần… Các rủi ro này thường
mang tính bất ngờ, gây ra tác hại to lớn trên phạm vi rộng và để lại những hậu quả
nặng nề, lâu dài. Ngày nay, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp con người phần

nào hạn chế được những tổn thất do thiên tai gây ra. Bằng các phương tiện thông tin
liên lạc, các phương pháp dự báo hiện đại, người ta có thể biết trước được thời gian
hay địa điểm mà một cơn bão sẽ tràn tới hay một trận động đất sẽ đi qua. Tuy vậy,
các thảm hoạ thiên nhiên vẫn luôn là nỗi kinh hoàng, là mối đe doạ cho cuộc sống
con người, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đặc biệt, trong
những thập kỷ gần đây, cùng với những biến đổi mang tính toàn cầu về môi trường,
những thảm hoạ lớn như những trận bão lụt, động đất, cháy rừng… xảy ra ngày càng
nhiều với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Gây thiệt hại về người và tài sản rất lớn.
Như vậy, các rủi ro do thiên nhiên đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người,
về tài sản, trong đó có những cơ sở hạ tầng quan trọng với sự phát triển kinh tế – xã
hội của các quốc gia. Các thiệt hại này thường đến bất ngờ và nhanh chóng làm tiêu
tan những tài sản tích luỹ của cả đời người và kết quả đầu tư bao năm của Nhà nước
và nhân dân, ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Thứ hai, các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học – kỹ thuật là
những rủi ro do chính con người gây ra trong quá trình sống và lao động sản xuất.
Xét một cách toàn diện, khoa học – kỹ thuật phát triển đem lại những sự thay đổi
mang tính tích cực đối với quá trình phát triển chung của loài người, thúc đẩy sản
xuất, tạo điều kiện thuận lợi, đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống của chúng ta. Tuy
nhiên, đôi khi, chính những sản phẩm con người tạo ra được nhờ sự phát triển khoa
học – kỹ thuật cũng gây hại cho chính con người.
Những phương tiện giao thông hiện đại, đầy tiện nghi cho phép sự di chuyển từ
nơi này sang nơi khác với thời gian ngày càng rút ngắn, nhưng những sự cố về tai nạn
giao thông cũng ngày một gia tăng, với tổng thiệt hại ngày một lớn. Vô số những vụ
tai nạn ôtô, xe máy từng giờ, từng phút vẫn liên tục xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới.
Ngoài ra, hàng ngày, tai nạn trong lao động – sản xuất, rủi ro trong quá trình vận
chuyển và tiêu thụ hàng hóa… vẫn luôn xảy ra. Những rủi ro này thường chỉ xảy ra
trên phạm vi hẹp, có ảnh hưởng trực tiếp tới một hoặc vài cá nhân, đơn vị sản xuất
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ



Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

kinh doanh. Nhưng nếu xét trên phạm vi toàn xã hội, những rủi ro này lại xảy ra với
tần suất lớn và có tổng thiệt hại không phải nhỏ.
Ngoài ra, các vụ cháy, nổ do sự bất cẩn của con người hay do các yêu cầu về kỹ
thuật phòng cháy không đảm bảo đã gây ra những tổn thất vô cùng to lớn. Những vụ
nổ nhà máy điện nguyên tử không chỉ gây thiệt hại về người và của hết sức thảm
khốc mà những hậu quả để lại cho môi trường xung quanh cũng rất nặng nề và lâu
dài. Cháy, nổ đã làm thiệt hại đến tài sản, nhà cửa, nhà xưởng, văn phòng,… cướp đi
sinh mạng của bao người. Kinh doanh gián đoạn, sản xuất đình trệ và nền kinh tế bị
ảnh hưởng không nhỏ.
Thứ ba, các rủi ro xảy ra do môi trường xã hội cũng là một trong các nguyên
nhân gây nên những thiệt hại cho con người. Môi trường xã hội, với tất cả những tính
chất phức tạp và đầy biến động của nó, luôn ẩn chứa những rủi ro bất ngờ. Nhân loại
đang dần tiến lên một xã hội văn minh hơn, tiến bộ hơn, nhưng ở chỗ này hay chỗ
khác, con người vẫn luôn bị đe doạ bởi những tai họa có hậu quả nguy hiểm chẳng
kém thiên tai, hay những tác động tiêu cực của khoa học – kỹ thuật.
Những vấn nạn của xã hội như thất nghiệp, tội phạm,… vẫn luôn là những nguy
hiểm thường trực đối với loài người. Như vậy, những rủi ro xảy ra do môi trường xã
hội cũng là một mối nguy hiểm lớn có thể gây ảnh hưởng nguy hại đến con người.
Tổn thất một khi phát sinh gây thiệt hại rất lớn về người và của, làm gián đoạn
quá trình sản xuất, làm tê liệt nền kinh tế, gây hậu quả rất nghiêm trọng và kéo dài
một gian mới khôi phục hoặc có thể là ngưng vĩnh viễn.
Biện pháp hạn chế rủi ro: cho dù là vì nguyên nhân nào, rủi ro khi xảy ra thường
đem lại những khó khăn trong cuộc sống, có thể gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản
xuất – kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, tới đời sống xã hội… Để đối phó với các
rủi ro, cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm hạn chế, cũng như khắc phục
những hậu quả do rủi ro gây nên.


2

Biện pháp thứ nhất là tránh rủi ro: nghĩa là không làm một việc gì đó quá mạo
hiểm, không chắc chắn. Biện pháp này được sử dụng khá thường xuyên trong cuộc
sống. ở một chừng mực nào đó, cẩn trọng là tốt, nhưng biện pháp này cũng có nhược
điểm là làm cho con người lúc nào cũng sợ sệt, không dám làm việc gì, mà như vậy
cũng có nghĩa là không thu được gì. Khi tránh né rủi ro như vậy, người ta cũng đã tự
2

ThS.Võ Thị Pha, Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, Học viện tài chính, Nxb. Tài Chính, Hà Nội,
2005, tr. 10 – 13.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

loại trừ đi các cơ hội. Thực tế cho thấy, trong kinh doanh, công việc càng có mức độ
rủi ro cao thì càng có khả năng thu lời lớn.
Biện pháp thứ hai là ngăn ngừa, hạn chế rủi ro: là việc đưa ra những biện pháp
nhằm đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và các hậu quả của nó. Việc này thể hiện ở
việc các cá nhân, tổ chức sử dụng các hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống bảo
vệ chống trộm cắp, các biện pháp an toàn lao động, các biện pháp hạn chế tai nạn
giao thông,… Tuy nhiên, các biện pháp này cũng không thể ngăn chặn hết được các
rủi ro, bởi một trong các tính chất của rủi ro là tính không lường trước được.
Biện pháp thứ ba là tự khắc phục rủi ro: là việc người gặp phải rủi ro tự chấp
nhận, tự khắc phục khoản tổn thất do rủi ro đó gây ra. Biện pháp này thể hiện ở việc

các cá nhân, tổ chức dự trữ một khoản tiền nhất định để khi có rủi ro xảy ra sẽ dùng
khoản tiền đó bù đắp, giải quyết hậu quả. Nó còn được gọi là tự bảo hiểm. Tuy nhiên,
hạn chế của biện pháp này là ở chỗ không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có, hoặc có
đủ dự trữ về tài chính để bù đắp những rủi ro với tổn thất mang tính thảm hoạ. Mặt
khác, khi nhiều cá nhân, tổ chức đều dành ra những khoản lớn để dự trữ như vậy sẽ
gây đọng vốn lớn trong xã hội.
Và cuối cùng là chuyển nhượng rủi ro: là khi cá nhân, tổ chức, trước khi rủi ro
xảy ra, tự thấy mình không chịu được hậu quả của nó nên tìm cách san sẻ bằng cách
chuyển nhượng rủi ro cho người khác bằng cách đóng một khoản tiền. Khi đã nhận
tiền từ bên chuyển nhượng rủi ro, người khác đó phải bồi thường những thiệt hại do
rủi ro đã thoả thuận gây ra. Biện pháp đó chính là bảo hiểm. Nó là biện pháp tối ưu
trong các biện pháp đối phó với rủi ro bởi rất nhiều ưu điểm: không gây đọng vốn
trong xã hội, phạm vi, khả năng bù đắp lớn,… Chính thực tế phát triển mạnh mẽ của
ngành bảo hiểm cũng đã chứng minh điều này.
Chính sự tồn tại của các loại rủi ro, cũng như nhu cầu cấp thiết phải có những
biện pháp đối phó với rủi ro đã cho thấy sự cần thiết của bảo hiểm. Bảo hiểm đã tạo
sự an toàn trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh và tự thân nó cũng đã, đang và
vẫn sẽ là một ngành kinh doanh đạt hiệu quả cao.
1.1.3. Bảo hiểm thương mại và phân loại bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm thương mại là biện pháp chia sẻ rủi ro của một hay một số ít người có
cùng khả năng rủi ro bằng cách đóng góp tiền vào một quỹ chung là doanh nghiệp
bảo hiểm. Bảo hiểm thương mại được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh
với việc quản lý rủi ro. Bảo hiểm thương mại được thực hiện bởi các tổ chức kinh

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba


doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại chỉ
những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở
người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo
hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đã thỏa thuận trước trên
hợp đồng. Bản chất của bảo hiểm thương mại là chia sẻ một phần hay toàn bộ rủi ro
với người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm hoặc tiền
bồi thường cho người tham gia bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ
đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Lẽ ra tổn thất sẽ là rất lớn và rất
nghiêm trọng đối với một hoặc một số ít người nhưng với bảo hiểm thương mại tổn
thất đó sẽ được gánh chịu bởi cả một cộng đồng người tham gia bảo hiểm. Vì vậy
người tham gia bảo hiểm bị tổn thất có thể dễ dàng khắc phục hậu quả.
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại bảo hiểm thương mại, tuỳ theo mục
đích và ý nghĩa nghiên cứu. Hiện nay, một số tiêu thức thường được sử dụng là:
nghiệp vụ bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, tính chất bảo hiểm,… Ở đây người viết chỉ
nói đến phân loại bảo hiểm thương mại theo tính chất bảo hiểm.
Căn cứ vào tính chất bảo hiểm: dựa vào tiêu thức này bảo hiểm thương mại
được chia làm hai loại: bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện.

3

Bảo hiểm tự nguyện là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được giao kết dựa
hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của bên mua bảo hiểm. Đây chính là tính
chất vốn có của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ
cho sản xuất và sinh hoạt của con người. Đại bộ phận các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc
loại bảo hiểm tự nguyện.
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm được pháp luật áp dụng khi đối tượng cần
mua bảo hiểm không chỉ cần thiết cho một số ít người mà là yêu cầu của toàn xã hội
với mục đích bảo vệ lợi ích cho cộng đồng và an toàn xã hội. Ví dụ: bảo hiểm hành
khách, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba….Điểm

đáng lưu ý là bắt buộc nhưng không làm mất đi tính tự nguyện và bình đẳng trong
quan hệ hợp đồng khi các bên được tự nguyện lựa chọn đối tác và thoả thuận những
vấn đề không phải tuân theo quy định thống nhất của pháp luật.

3

ThS.Võ Thị Pha: Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, Học viện tài chính, Nxb. Tài Chính, Hà Nội,
2005, tr. 30 – 31.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

Ở Việt Nam hiện nay có một số loại hình bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận
chuyển hàng không đối với hành khách, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với
hoạt động tư vấn pháp luật, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm, bảo hiểm cháy, nổ, ….
Trên thế giới, các loại bảo hiểm bắt buộc khá đa dạng tại một số nước. Quan hệ
thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các loại bảo hiểm bắt buộc dường như càng
phong phú hơn. Điều đó tồn tại trong một lĩnh vực kinh doanh có vẻ giống như một
nghịch lý, song nghịch lý đó vẫn được chấp nhận vì nhiều lý do. Lý do cơ bản nhất
liên quan tới chức năng bảo vệ trật tự xã hội của các Nhà nước. Nhằm bảo vệ lợi ích
công cộng, an toàn chung, Nhà nước buộc phải sử dụng công cụ luật pháp để can
thiệp vào việc bảo hiểm cho một số đối tượng nếu như vấn đề đối tượng đó có được
bảo hiểm hay không sẽ can hệ đến lợi ích của nhiều thành viên xã hội.
Ở nước ta hiện nay, ý nghĩa mục đích tốt đẹp đó được thể hiện qua loại hình bảo

hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.
1.2. Lý luận chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
bên thứ ba
1.2.1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ
ba
Muốn hiểu được thế nào là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ta
cần phải hiểu được thế nào là trách nhiệm dân sự, những điều kiện để phát sinh trách
nhiệm dân sự, thế nào là bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Từ đó ta sẽ hiểu được như thế
nào là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Trong
đó nghĩa vụ dân sự chính là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều
chủ thể không được làm hoặc bắt buộc làm một hành động nào đó đối với một hoặc
nhiều chủ thể khác. Người chịu trách nhiệm dân sự mà không thực hiện đầy đủ hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ đó thì phải chịu trách nhiệm đối với người bị hại và
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nhìn chung thì trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh
thần. Trong đó trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần là trách nhiệm bồi
thường những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ
dân sự gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn thiệt hại, thu nhập thực tế

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

bị giảm sút. Người thiệt hại về tinh thần đối với người khác do xâm phạm đến tính
mạng sức khỏe, danh dự, uy tín của người khác thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi
phạm còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị hại. Trong thực tế, trách

nhiệm dân sự được thể hiện dưới hai dạng: Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và
trách nhiệm dân sự theo hợp đồng.
Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng
Được xác định dựa trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự hình thành theo thoả thuận
giữa các bên trong một hợp đồng. Bên có nghĩa vụ dân sự đã cam kết trong hợp đồng
mà không thực hiện hoặc thực hiện khômg đúng nghĩa vụ đó sẽ phải bồi thường cho
bên kia. Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng thường là trách nhiệm đối với hành khách
trên xe và trách nhiệm đối với hàng hóa trên xe.
Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Như đã trình bày, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách
nhiệm này phải phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khỏe, tài sản của người khác. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm
phát sinh trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự do luật dân sự quy định cho các chủ thể.
Hành vi gây hại không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của bất kỳ hợp
đồng nào.
Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng cũng phát sinh khi hội tụ đủ bốn điều kiện
sau đây:
Thứ nhất, phải có thiệt hại. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xem xét đến
việc nghĩa vụ bồi thường có phát sinh hay không.. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
được áp dụng nhằm mục đích khắc phục một phần hoặc toàn bộ tổn thất tài chính cho
người bị thiệt hại. Do đó, chỉ khi có thiệt hại xảy ra thì mới phải bồi thường. Vì vậy,
cần phải xác định xem có thiệt hại xảy ra hay không và thiệt hại là bao nhiêu. Thiệt
hại là những tổn thất xảy ra được tính thành tiền, bao gồm: những mất mát, hư hỏng,
huỷ hoại về tài sản, nguồn thu nhập bị mất, chi phí nhằm ngăn chặn, khắc phục những
hậu quả xấu về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh thần.
Thứ hai, có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật. Đó là những hành vi xâm phạm
tới tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể khác được thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong phạm vi trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, hành vi gây thiệt hại trái pháp


GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

luật được hiểu là hành vi gây tai nạn do không chấp hành hoặc chấp hành không đúng
những quy định trong điều lệ về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại. Một
người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là hậu quả
trực tiếp do hành vi trái pháp luật của họ gây ra, hay hành vi trái pháp luật là nguyên
nhân gây ra hậu quả đó. Mối quan hệ này được hiểu là thiệt hại xảy ra phải đúng là
kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật, và ngược lại, hành vi trái pháp luật thực sự
là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại xảy ra.
Thứ tư, có lỗi của người gây thiệt hại. Đây là yếu tố quan trọng. Thiệt hại xảy ra
có thể do hành vi cố ý hoặc vô ý gây ra, cũng có thể do nguồn nguy hiểm cao độ hoặc
do cây cối, súc vật gây ra. Lỗi của người gây thiệt hại được đánh giá trên cơ sở độ sai
phạm của anh ta. Người gây thiệt hại phải nhận thức được hoặc có thể nhận thức hành
vi của mình là trái pháp luật. Sau những vụ tai nạn giao thông đường bộ, mức độ lỗi
của người gây ra tai nạn được đánh giá bằng việc xem xét, đo đạc hiện trường, kiểm
tra phương tiện và kiểm tra lời khai nhân chứng của cơ quan chức năng. Dù người
gây tai nạn là cố ý hay vô ý, họ đều có lỗi, tuy nhiên người gây tai nạn có thể trốn
tránh trách nhiệm nếu chứng minh được tai nạn xảy ra hoàn toàn là do lỗi của nạn
nhân.
Cần lưu ý rằng, thông thường trách nhiệm dân sự sẽ phát sinh khi người gây tai
nạn có lỗi trong việc điều khiển xe. Tuy nhiên có những trường hợp người gây tai nạn
vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường khi anh ta không có lỗi. Đó là trường hợp tai
nạn xảy ra vì cấu tạo của máy móc, vật liệu.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà bên bảo hiểm cam

kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của bên mua bảo hiểm theo cách thức và hạn
mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với điều kiện bên mua bảo hiểm phải
đóng một khoản phí tương ứng. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời từ rất sớm và
ngày càng phát triển. Hiện nay, có rất nhiều loại hình bảo hiểm trách nhiệm như: bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ tàu biển, bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển trên xe.
Từ những khái niệm về trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm dân sự ta có
thể định nghĩa, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba là
bảo hiểm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng của chủ xe cơ giới khi tham gia loại

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

hình bảo hiểm này chủ xe cơ giới sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thay
phần trách nhiệm mà mình đã gây ra cho bên thứ ba, chủ xe có nghĩa vụ đóng phí cho
doanh nghiệp bảo hiểm.
1.2.2. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bên thứ ba
Đối với bất cứ ngành luật nào nguyên tắc cũng đóng vai trò hết sức quan trọng,
hướng dẫn ta khi làm một việc gì phải tuân thủ thực hiện thì mới chính xác và hợp lý.
Vì vậy, khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ
ba các bên cũng phải tuân theo những nguyên tắc mà pháp luật quy định.
Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 của Chính Phủ về bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Nghị định 103/2008/NĐ-CP) tại Điều 6
có quy định những nguyên tắc cần phải tuân theo khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm

dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba:
Nguyên tắc thứ nhất, do loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm bắt buộc, nên trước
khi cho xe cơ giới tham gia giao thông thì chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định
103/2008/NĐ-CP và Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định.
Nguyên tắc thứ hai, chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trở lên cho cùng một xe cơ giới. Đây là nguyên
tắc nhằm phòng tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm của chủ xe cơ giới và bảo vệ lợi ích
hợp pháp của chủ xe cơ giới.
Nguyên tắc thứ ba, nếu chủ xe cơ giới muốn đảm bảo thiệt hại về tài chính của
mình được giảm, người ngồi trên xe được bảo hiểm rủi ro và tăng mức trách nhiệm
của doanh nghiệp bảo hiểm, nhằm tạo tâm lý thoải mái, yên tâm khi tham gia giao
thông thì chủ xe cơ giới có thể thỏa thuận với bên bảo hiểm tham gia hợp đồng bảo
hiểm tự nguyện.
Nguyên tắc thứ tư, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới các hình thức: Thứ nhất, chủ xe
cơ giới liên hệ trực tiếp doanh nghiệp bảo hiểm có kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Thứ hai, chủ xe cơ giới có thể thông
qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm. Trường hợp bán bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thông qua đại lý bảo hiểm thì đại lý bảo hiểm phải

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản

hướng dẫn thi hành, các quy định khác của pháp luật liên quan. Doanh nghiệp bảo
hiểm không được sử dụng đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
của doanh nghiệp bảo hiểm khác trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đó chấp
thuận bằng văn bản. Thứ ba, có thể thông qua đấu thầu. Thứ tư, là các hình thức khác
phù hợp với quy định của pháp luật.
1.2.3. Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
bên thứ ba
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các phương tiện tham gia giao thông
ngày càng nhiều trong khi hệ thống đường xá của Việt Nam không đáp ứng được tiêu
chuẩn an toàn kĩ thuật, khoa học, cũng như nhu cầu xã hội; ý thức chấp hành luật lệ
giao thông của người dân còn kém. Tình hình tai nạn giao thông xảy ra ngày càng
nhiều và mức độ càng nghiêm trọng. Nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp để làm
giảm bớt tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên, sự cố gắng
của bản thân con người cũng như sự trợ giúp của khoa học công nghệ chúng ta vẫn
chưa thể loại bỏ được tai nạn giao thông xảy ra với mức độ ngày càng nhiều. Khi tai
nạn giao thông xảy ra thiệt hại do tai nạn gây ra rất lớn nó không chỉ ảnh hưởng đến
người bị thiệt hại mà cả xã hội cũng ảnh hưởng bởi lẽ họ là những trụ cột, người lao
động chính trong gia đình, doanh nghiệp….Pháp luật quy định khi xảy ra tai nạn chủ
xe cơ giới phải bồi thường nhưng có trường hợp chủ xe cơ giới không đủ điều kiện tài
chính để bồi thường cho người bị thiệt hại. Để bù đắp những tổn thất về người và tài
sản do những rủi ro bất ngờ gây ra. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba là một cơ chế chắc chắn để khắc phục điều đó. Đôi khi người gây
thiệt hại không đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bồi thường, nên đối với
người gây ra thiệt hại bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ
ba là một cơ chế đảm bảo trách nhiệm bồi thường của họ khi họ gây ra thiệt hại cho
người khác. Đối với người bị thiệt hại bảo hiểm trách nhiệm dân sự tạo cho họ một
tâm lý yên tâm khi những thiệt hại của họ được một doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra
bồi thường thay cho người tham gia bảo hiểm. Để đáp ứng nhu cầu được bảo vệ của
các chủ xe, để bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân, do đó loại hình bảo hiểm trách
nhiên dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba đã ra đời.

Theo như pháp luật đã quy định chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm bồi thường
những thiệt hại về người và tài sản do sự lưu hành xe của họ gây ra đối với bên thứ
ba. Trên thực tế, khi xảy ra tai nạn do trách nhiệm hình sự mà có nhiều người lái xe

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

bỏ chạy, cũng như do điều kiện kinh tế của chủ xe còn hạn hẹp không đủ khả năng
bồi thường cho nạn nhân. Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba khi xảy ra
tai nạn cũng như bảo đảm cho chủ xe khỏi những hoang mang về tinh thần và những
chi phí khổng lồ, cần thiết phải có một quỹ dự trữ bồi thường trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là
tấm lá chắn vững chắc cho chủ xe khi tham gia giao thông. Tạo cho chủ xe tâm lý yên
tâm, thoải mái, tự tin khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. Đề ra các
biện pháp để đề phòng và ngăn ngừa tai nạn tích cực giảm số vụ tai nạn có thể xảy ra.
Bằng cách thông qua việc tham gia bảo hiểm của chủ xe thúc đẩy chủ xe thực hiện tốt
biện pháp an toàn nhằm giảm một cách tối đa các tổn thất có thể xảy ra. Thông qua
công tác bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thống kê được rủi ro, nguyên nhân gây
ra tai nạn từ đó tìm ra biện pháp phòng chống tai nạn. Bên cạnh đó thông qua việc thu
phí bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có nguồn chi vào việc ngăn ngừa tai nạn giao
thông.
Khi tai nạn giao thông xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thông qua hoạt động
của mình mà tiến hành việc chi bồi thường kịp thời cho chủ xe giúp chủ xe có nguồn
để bù đắp sự thiệt hại. Đó là số tiền giúp chủ xe ổn định sản xuất không làm gián
đoạn việc kinh doanh, hạn chế việc giảm thu nhập và cũng giúp cho chủ xe phát huy
quyền tự chủ về tài chính khi không may xảy ra tai nạn bất ngờ phát sinh trách nhiệm

của chủ xe.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba hỗ trợ chủ
xe trong việc thương lượng, hòa giải với bên thứ ba xoa dịu và làm giảm bớt căng
thẳng giữa chủ xe với bên thứ ba. Đồng thời với bên thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới cũng giúp họ giảm bớt những khó khăn ban đầu và có sự
giải quyết thỏa đáng khi tai nạn xảy ra. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới còn đảm bảo quyền được bồi thường của bên thứ ba trong mọi trường hợp. Khi
tai nạn xảy ra, rất nhiều trường hợp chủ xe gây ra tai nạn bị tử vong không còn khả
năng chi trả hoặc bỏ trốn. Trong khi đó những người bị nạn vẫn còn sống và rất cần
có các chế độ đền bù thỏa đáng khi không có một tổ chức nào có kinh phí, chế độ giải
quyết các trường hợp này.
Ngoài ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba
cũng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thông qua việc nộp thuế các
doanh nghiệp bảo hiểm đã góp vào ngân sách nhà nước một số lượng khá lớn. Từ đó,

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

Nhà nước có kinh phí cho việc đầu tư, nâng cấp, xây dựng các cơ sở hạ tầng, công
trình công cộng nâng cao mức sống dân cư.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ra đời là điều tất yếu. Như vậy
với tư cách là bảo hiểm mang tính bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới đối với bên thứ ba vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, thể hiện tinh
thần tương thân tương ái, tính nhân văn, nhân đạo cao cả.
1.2.4. Pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên
thứ ba

Chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới được quy định tại Nghị định
số 30/1988/NĐ-HĐBT ngày 10 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng sau 10
năm thực hiện Nghị định này được thay thế bởi Nghị định 115/1997/NĐ-CP ngày 17
tháng 12 năm 1997 của Chính phủ về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới. Quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được
ban hành rất sớm, điều này cho thấy Nhà nước rất quan tâm đến loại hình bảo hiểm
này. Hiện nay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã được quy định cụ
thể bởi Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 của Chính Phủ về
bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Thông tư 126/2008/TT-BTC ngày
22 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chính Quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và
mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Thông tư
liên tịch 35/2009/TT-BTC-BCA ngày 25 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài Chính và Bộ
Công An hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày
16 tháng 9 năm 2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Thông tư 151/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Tài Chính sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài Chính quy định
Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới và Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài
Chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới.
Khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ
ba, các bên phải tuân thủ những quy định cụ thể của pháp luật về loại bảo hiểm này
thì các bên cũng phải tuân thủ nhũng quy định của luật chung như quy định của Bộ
luật dân sự năm 2005, Luật hợp tác xã năm 2003, Luật doanh nghiệp năm 2005 sửa
đổi, bổ sung năm 2009 và một số quy định khác của pháp luật có liên quan.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ



Quy chế pháp lý bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

Ta có thể thấy pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn những quy định liên quan
đến bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Chủ xe cơ
giới nếu muốn tham gia loại hình này thì sẽ thông qua hình thức hợp đồng với doanh
nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
bên thứ ba. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này người viết sẽ nghiên cứu những quy
định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bên thứ ba ở Chương 2.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Thùy Mỵ


×