Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG các GIẢI PHÁP xây DỰNG mô HÌNH THỂ THAO GIẢI TRÍ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH bãi BIỂN NHẬT lệ THÀNH PHỐ ĐỒNG hới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 87 trang )

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỂ
THAO GIẢI TRÍ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÃI BIỂN NHẬT LỆ
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

Mã số đề tài: CS.14.2016

Chủ nhiệm đề tài: TS. TRẦN THỦY

Quảng Bình, Tháng 4 năm 2017


UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ
HÌNH THỂ THAO GIẢI TRÍ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÃI BIỂN NHẬT LỆ
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI”

Mã số đề tài: CS.14.2016

Xác nhận của Nhà trường



Chủ nhiệm đề tài

TS. TRẦN THỦY

Quảng Bình, Tháng 4 năm 2017


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

1. TS. Trần Thủy - Chủ nhiệm đề tài
2. Ths. Nguyễn Thị Tuyến – thành viên
3. CN. Nguyễn Thị Lan Anh – thành viên
4. CN. Dương Công Vĩnh – thành viên


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.............................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4
1.1 Vị trí của nghề nghiệp của thể dục thể thao giải trí................................... 4
1.1.1

Vị trí thể dục thể thao giải trí trong kinh tế thể thao........................ 4

1.1.2
Ảnh hưởng chủ đạo của thị trường kinh tế thể thao đối với ngành
thể dục thể thao giải trí ................................................................................... 4

1.1.3

Đẩy mạnh phát triển thị trường kinh tế thể thao .............................. 5

1.2. Cơ sở định hướng xây dựng giải pháp phát triển lĩnh vực thể thao giải trí 6
1.2.1 Tăng cường quản lý, chuẩn hóa hệ thống để thích ứng với quy luật thị
trường ............................................................................................................. 6
1.2.2 Xây dựng ý thức hệ “tập thể dục suốt đời ” thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng
hàng hóa thể thao ........................................................................................... 7
1.2.3 Tăng cường thu hút nhân tài nâng cao trình độ chuyên môn................ 8
1.2.4 Định hướng thị trường để nâng cao năng lực canh tranh ..................... 9
1.3. Khái quát các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan
đến xã hội hóa TDTT và thể thao giải trí ......................................................... 10
1.3.1. Quan điểm chung ............................................................................... 10
1.3.2 Cơ sở pháp lý cho tổ chức các hoạt động TDTT và thể thao giải trí .. 11
1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước ...................... 13
1.4.1 Ở trong nước ....................................................................................... 13
1.4.2. Ở nước ngoài ...................................................................................... 14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ... 16

i


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 16
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 16
2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 16
2.2.1. Cách tiếp cận ...................................................................................... 16
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 17
2.2.2.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu .................................... 17

2.2.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn, điều tra ...................................... 17
2.2.2.3. Phương pháp quan sát ..................................................................... 18
2.2.2.4. Phương pháp toán học thống kê ...................................................... 19
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ................................... 20
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của thể thao giải trí ...................... 20
3.1.1.

Giải trí là nhu cầu tất yếu của xã hội phát triển ............................. 20

3.1.3.

Thể dục thể thao giải trí ................................................................. 24

3.1.4 Các chức năng của Thể dục thể thao giải trí ....................................... 25
3.2 Nghiên cứu thực trạng các hoạt động thể thao giải trí tại bãi biển Nhật Lệ
tỉnh Quảng Bình .............................................................................................. 28
3.2.1. Thực trạng các hạng mục, công trình thể thao giải trí tại bãi biển Nhật
Lệ .................................................................................................................. 28
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý các hạng mục thể thao giải trí khác trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình .............................................................................. 29
3.2.3. Thực trạng số người đến du lịch tại Quảng Bình ............................... 32
3.2.4. Thực trạng về nhu cầu muốn được tham gia hoạt động thể thao giải trí
...................................................................................................................... 34
3.3. Nghiên cứu các giải pháp xây dựng mô hình thể thao giải trí tại bãi
biển Nhật Lệ thành phố Đồng Hới – Quảng bình ............................................ 41
3.3.1 Quy trình xây dựng giải pháp ............................................................. 41
ii


3.3.2 Xây dựng các nhóm giải pháp ứng dụng mô hình thể thao giải trí tại

bãi biển Nhật Lệ thành phố Đồng Hới ......................................................... 42
3.3.3. Phân tích bàn luận các giải pháp thông qua ý kiến các chuyên gia ... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 64
Kết luận ............................................................................................................ 64
Kiến nghị .......................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 67
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 69

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng/ biểu đồ

TT
1
2

3
4

5
6
7
8
9

10

11

12

13

Bảng 1. Nội dung phiếu phỏng vấn chuyên gia

Trang
17

Bảng 2. Bảng phân loại danh mục của WTO thuộc ngành văn hóa
giải trí (1998)

26

Bảng 3. bảng thống kê các hoạt động thể thao giải trí có giấy phép
kinh doanh trên địa bàng tỉnh Quảng Bình

30

Bảng 4. Kết quả khảo sát về khách thể đến tham quan du lịch nghỉ
ngơi tại bãi biển Nhật Lệ

34

Bảng 5: Mức độ tham gia của khách du lịch tại bãi biển Nhật lệ vào
các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi

36

Bảng 6: Các môn thể thao giải trí được khách du lịch ở bải biển Nhật

Lệ yêu thích

38

Bảng 7. Kết quả phỏng vấn các giải pháp thông qua ý kiến các
chuyên gia

45

Bảng 8. Kết quả phỏng vấn nhóm giải pháp chính sách phát triển
nguồn nhân lực thể thao giải trí

47

Bảng 9. Kết quả điều tra phỏng vấn các biện pháp trong giải pháp
nghiên cứu nhu cầu khách du lịch

50

Bảng 10. Kết quả điều tra phỏng vấn các biện pháp trong giải pháp
phát triển và quy hoạch có các môn thể thao giải trí phù hợp với điều
kiện địa lý

53

Bảng 11. Kết quả điều tra phỏng vấn các biện pháp nâng cao chất
lượng cung ứng dịch vụ kết hợp với hoạt động thể thao giải trí

56


Bảng 12. Kết quả điều tra phỏng vấn các biện pháp tăng cường công
tác truyền thông và xúc tiến quảng bá du lịch biển

60

Biểu đồ 1. Kết quả phỏng vấn các giải pháp thông qua ý kiến các

46

iv


chuyên gia
14

Biểu đồ 2. Kết quả phỏng vấn nhóm giải pháp chính sách phát triển
nguồn nhân lực thể thao giải trí

15

48

Biểu đồ 3. Kết quả điều tra phỏng vấn các biện pháp trong giải pháp
nghiên cứu nhu cầu khách du lịch

16

51

Biểu đồ 4. Biểu đồ minh họa điều tra phỏng vấn các biện pháp trong

giải pháp phát triển và quy hoạch có các môn thể thao giải trí phù
hợp với điều kiện địa lý

17

54

Biểu đồ 5. Biểu đồ minh họa điều tra phỏng vấn các các biện pháp
nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ kết hợp với hoạt động thể thao
giải trí

18

57

Biểu đồ 6. Biểu đồ minh họa kết quả điều tra phỏng vấn các biện
pháp tăng cường công tác truyền thông và xúc tiến quảng bá du lịch
biển

60

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1

CLB

Câu lạc bộ


2

GDTC

Giáo dục thể chất

3

NXB

Nhà xuất bản

4

TDTT

Thể dục thể thao

5

TP

Thành phố

6

TT

Thứ tự


7

UBND

Ủy ban nhân dân

8

VH-TT

Văn hóa – Thể thao

vi


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

Đơn vị: Khoa GDTC - QP
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp xây dựng mô hình thể thao giải trí
trong phát triển du lịch bãi biển Nhật Lệ thành phố Đồng Hới
- Mã số: CS.14.2016
- Chủ nhiệm: Trần Thủy
- Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Quảng Bình
- Thời gian thực hiện: 12 tháng
2. Mục tiêu:
Mục tiêu 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của thể thao giải trí
Mục tiêu 2 Nghiên cứu thực trạng các hoạt động thể thao giải trí tại bãi biển Nhật Lệ

tỉnh Quảng Bình
Mục tiêu 3. Nghiên cứu các giải pháp xây dựng mô hình thể thao giải trí tại bãi biển
Nhật Lệ thành phố Đồng Hới – Quảng bình
3. Tính mới và sáng tạo
Bãi biển Nhật Lệ được nhiều du khách khắp cả nước lựa chọn để nghỉ ngơi
tham quan các địa danh nổi tiếng trên vùng đất Quảng Bình, tuy nhiên các dịch vụ hỗ
trợ kèm theo phục vụ cho hoạt động trên đang thiếu và yếu, trong đó có hoạt động thể
thao giải trí. Do vậy việc nghiên cứu xây dựng các giải pháp có hiệu quả thu hút du
khách, phát triển dụ lịch bền vững sẽ góp phần giải quyết được vấn đề tồn tại nêu trên.
4. Kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực trạng đã đề xuất 05 giải pháp mang
tính khả thi, có thể áp dụng trong việc định hướng phát triển thể dục thể thao giải trí
phục vụ thư giãn trong các tour du lịch trọng điểm mô hình hoạt động thể dục thể thao
giải trí tại bãi biển Nhật Lệ - Quảng Bình, góp phần tích cực mở rộng và nâng cao chất

vii


lượng hoạt động thể dục thể thao cho quần chúng nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao
chất lượng giá trị của cuộc sống.
5. Sản phẩm
- 02 bài báo khoa học
- 01 báo cáo phân tích kết quả
- 01 bản kiến nghị
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng
Đề xuất với Sở VH-TT và Sở Du lịch Quảng Bình kêu gọi đầu tư, ứng dụng 05
nhóm giải pháp nghiên cứu của đề tài ứng dụng xây dựng và phát triển mô hình thể
thao giải trí trên biển Nhật Lệ nhằm kích cầu du lịch Quảng Bình phát triên, nâng cao
đời sống thể chất và tinh thần cho nhân dân.


Ngày

tháng

năm 2017

Đơn vị chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên)

(ký, họ và tên)

TS. Trần Thủy

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, với nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
đã làm cho các mối quan hệ kinh tế ngày càng phát triển đa dạng về hình thức lẫn nội
dung. Cùng với sự phát triển đó, ngành Thể dục thể thao (TDTT) cũng chịu ảnh hưởng
và không thể đứng ngoài cuộc, đòi hỏi phải thay đổi hình thức quản lý, các phương
thức kinh doanh trong lĩnh vực TDTT nói chung và Thể thao giải trí nói riêng cũng
được nhiều nhà đầu tư tính toán sao cho phù hợp với xu hướng phát triển đó. Kinh
doanh phát triển TDTT giải trí là một lĩnh vực khá mới và đang ở những bước đi ban
đầu trong bối cảnh kinh tế Việt Nam có những bước chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế có nhiều hoạt động kinh doanh

Thể thao giải trí chưa được khai thác hoặc hiệu quả khai thác chưa tương xứng với
tiềm năng vốn có. Đây là một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng để đầu tư phát
triển có lợi cho cả hai khuynh hướng, một là tính kinh tế lợi nhuận lâu dài; hai là về sức
khỏe và thể chất. Vì vậy, đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa thể thao giải trí sẽ có lợi cho
sự phát triển kinh tế -xã hội và lĩnh vực thể dục thể thao nói riêng.
Trong những năm qua, Quảng Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong
lĩnh vực thể thao thành tích cao. Tuy nhiên ở lĩnh vực thể thao giải trí còn trong giai
đoạn khởi đầu. Việc khai thác để quy hoạch phát triển thể thao giải trí tùy thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó điều kiện địa lý chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Với bãi biển
Nhật Lệ thơ mộng cùng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở trong nước và trên thế
giới, là điều kiện thuận lợi cho phát triển lĩnh vực văn hóa – thể thao – du lịch. Ngành
du lịch thành phố Đồng Hới trong những năm gần đây phát triển rất mạnh. Số lượng
người đến tham quan ngày một tăng, thu hút nhiều lượt khách quốc tế và trong nước
đến tham quan khám phá. Tuy nhiên xét về góc độ du lịch, nghỉ ngơi và giải trí mới chỉ
dừng lại ở chỗ đến tham quan để khám phá, nghỉ ngơi, nhưng để khai thác hết các tiềm
năng sẵn có thì chưa phát huy được hiệu quả. Ví dụ: ở góc độ giải trí và thư giãn của
các tour tham quan vẫn chưa được khai thác; các điểm du lịch chưa xây dựng được các

1


công trình thể thao giải trí phục vụ du khách, đặc biệt là các môn Thể thao giải trí thế
mạnh phù hợp với điều kiện tự nhiên ban tặng. Do đó việc nghiên cứu xây dựng mô
hình thể thao giải trí phục vụ thư giãn trong các tour du lịch trọng điểm là rất quan
trọng và cần thiết.
Bãi biển Nhật Lệ - Đồng Hới – Quảng Bình có vị trí địa lý thuận lợi trong du
lịch, phù hợp với các môn thể thao giải trí như: Bóng đá-bóng chuyền bãi biển; hệ
thống các môn xà đơn, xà kép, xà lệch, cầu thăng bằng; đua thuyền thúng, lướt ván, ca
nô kéo dù bay; ca nô kéo lướt ván; ca nô kéo chuối; ca nô kéo phao trượt nước; mô tô
trượt nước; lướt ván buồm; thuyền buồm…. Tuy nhiên các giải pháp để xây dựng mô

hình thể thao giải trí phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới chưa có một
công trình nào được nghiên cứu xây dựng, ứng dụng trong lĩnh vực du lịch, có chăng
mới chỉ xuất hiện một số môn thể thao mang tính tự phát, vì vậy chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp xây dựng mô hình thể thao giải trí trong phát
triển du lịch bãi biển Nhật Lệ thành phố Đồng Hới” làm tiền đề, từ đó định hướng
cho Tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đánh giá thực trạng của các hoạt động thể thao giải trí trên bãi biển
Nhật Lệ, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm thu hút du khách đến với Quảng
Bình ngày một tăng lên, đồng thời xây dựng được sân chơi lành mạnh góp phần nâng
cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của thể thao giải trí
Mục tiêu 2 Nghiên cứu thực trạng các hoạt động thể thao giải trí tại bãi biển
Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình
Mục tiêu 3. Nghiên cứu các giải pháp xây dựng mô hình thể thao giải trí tại bãi
biển Nhật Lệ thành phố Đồng Hới – Quảng bình

2


GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Thể thao giải trí là môn Thể thao mới, du nhập ở Việt Nam trong khoảng 20
năm trở lại đây, việc nghiên cứu tìm ra phương thức hoạt động có hiệu quả hết sức cần
thiết và quan trọng trong điều kiện sống xã hội ngày càng phát triển. Từ quá trình
nghiên cứu thực trạng hoạt động thể thao giải trí trên bãi biển Nhật Lệ - Quảng Bình,
đến việc xây dựng các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế có ý nghĩa quyết định
trong việc kêu gọi đầu tư xây dựng và phát triển mô hình thể thao giải trí, kết hợp phát
triển du lịch bền vững, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh nhà.


3


Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí của nghề nghiệp của thể dục thể thao giải trí
1.1.1 Vị trí thể dục thể thao giải trí trong kinh tế thể thao
“Thể dục thể thao giải trí là loại hình hoạt động của thể dục thể thao có ý thức,
có lợi cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của con người, được tiến hành trong
thời gian tự do ngoài giờ làm việc, đây là loại hình hoạt động thể dục thể thao tự giác,
vừa sức”. Đó chính là sự khác biệt với các loại hình giải trí khác. Giải trí theo “Từ điển
bách khoa Việt Nam” là làm cho trí óc thảnh thơi bằng một hoạt động hứng thú. Con
người có thể giải trí thông qua thưởng thức văn hóa nghệ thuật, xổ số, du lịch sinh thái
hoặc đặt cược, đặc biệt là qua hoạt động thể dục thể thao....[1]
Dựa vào sự phát triển của xã hội, các phương thức, tiêu chuẩn cuộc sống của người
dân đều có những thay đổi đáng kể, thể thao giải trí đã trở thành một xu hướng mới cho
người dân tiếp cận. Trong môi trường này lĩnh vực công nghiệp thể dục thể thao giải trí
đạt được tốc độ phát triển nhanh, tạo thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời
trong kinh tế thể thao. Trong đó lĩnh vực thể thao giải trí, kinh tế thể thao và thi đấu
biểu diễn cùng chung tạo thành chủ thể của sản phẩm công nghiệp thể thao giải trí.
Sản phẩm chính của nó bao gồm: (1) Các Trung tâm, đơn vị thể thao giải trí kinh
doanh (các khu vui chơi giải trí gắn với các địa danh, các hoạt động thể thao giải trí tại
các bãi biển, các hình thức du lịch hang động…). (2) Các đơn vị sự nghiệp có quản lý
các sân vân động (các trung tâm Thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể thao…). (3) Triển
khai các hoạt động thể thao có tính lợi nhuận ở các trường học (các trường học thuộc
hệ thống giáo dục quốc gia). Tất cả các lợi ích thu được của hoạt động chủ yếu là
phương thức triển khai hoạt động, chi phí cho người chỉ đạo kỹ thuật, công tác quản lý,
các cuộc thi đấu và giao lưu biểu diễn...
1.1.2

Ảnh hưởng chủ đạo của thị trường kinh tế thể thao đối với ngành thể dục thể

thao giải trí

Dựa vào sức mạnh kinh tế thị trường không ngừng tăng cường, đời sống vật chất,
tinh thần và giải trí cũng như các chi phí khác của người dân có nhu cầu ngày càng

4


nâng cao, đó chính là điều kiện và nền tảng cần thiết cho ngành công nghiệp thể dục
thể thao giải trí phát triển.
Ở nước ta, từ khi Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
Luật Thể dục, thể thao vào năm 2006 quy định cụ thể “Cơ quan quản lý Nhà nước về
TDTT các cấp phối hợp với tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao, vận động mọi
người tham gia phát triển phong trào TDTT, phổ biến kiến thức, hướng dẫn luyện tập
TDTT phù hợp với sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho cộng tác viên TDTT cơ sở...”[15]. Luật TDTT ra đời đã thúc đẩy sự phát
triển của ngành Thể dục thể thao nói chung và công nghiệp thể thao giải trí nói riêng,
cùng với đó là sự đảm bảo các chính sách và sự hỗ trợ mạnh mẽ để thúc đẩy sự tăng
trưởng nhanh chóng của thị trường thể thao giải trí.
Hiện nay thị trường thể thao giải trí ở nước ta có xu thế phát triển tốt theo hướng
đa dạng và toàn diện, do đó ngành công nghiệp thể thao giải trí của kinh tế thể thao
nước nhà ngày càng có địa vị quan trọng trong đời sống xã hội, đồng thời với sự dẫn
dắt đó đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển đối với thị trường kinh tế thể thao.
1.1.3 Đẩy mạnh phát triển thị trường kinh tế thể thao
Ở Việt Nam, đây là giai đoạn thuộc về sự phát triển ở bên trong, nhưng ở mỗi
phương diện đều xuất hiện năng lực biểu thị có triển vọng phát triển tốt, mặc dù ngành
công nghiệp thể thao ở nước ta phát triển có sự khởi đầu tương đối muộn do nhiều
nguyên nhân khác nhau, nhưng với sự cải cách và mở cửa của cơ chế thị trường, các
sản phẩm thể thao từng bước đã có môi trường để chiếm lĩnh, hiện nay phát triển thể
thao giải trí bước đầu đã có quy mô nhất định ở các địa phương, đồng thời ở các thành

phố lớn đã mở ra được nhiều công trình thể thao giải trí phục vụ nhân dân, các hạng
mục ấy đều có tính đa dạng đặc sắc riêng theo vùng miền và địa danh. Theo số liệu của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, “hiện nay kinh doanh hoạt động thể thao
đang phát triển tương đối mạnh, tập trung chủ yếu tại các khu vực nội đô, nội thị do
nhu cầu giải trí, rèn luyện sức khỏe của người dân ngày càng tăng. Theo thống kê tại
17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (chưa tính Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) thì
có 2.336 cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao ở các môn thể thao cơ bản như: Bóng đá,

5


Thể dục thể hình, Billard, Thể dục thẩm mỹ, võ thuật, bơi lặn, quần vợt, cầu lông, lặn
biển, cano kéo dù... Riêng Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.000 cơ sở, trong đó có
khoảng 500 doanh nghiệp thể thao” [13]. Thực tế hiện nay ở nước ta chưa có nghị định
chính thức về Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh hoạt động thể thao, mà đang trong
giai đoạn dự thảo, vì vậy để đưa các hoạt động đó vào quy củ cần phải có thời gian và
tiềm lực đầu tư hơn nữa.
Nước ta với số lượng dân số trên 90 triệu dân, các dự án và công trình Thể dục thể
thao đang dần dần bổ sung, làm tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thể thao trong rèn
luyện nâng cao sức khỏe. Để phát triển được các công trình đó sẽ góp phần to lớn cho
sự phát triển của thể thao, từng bước đóng góp một vai trò rất lớn nhằm thúc đẩy sự
phát triển về kinh tế nước nhà.
Ngày nay các hình thức phát triển lĩnh vực thể thao giải trí đa dạng và phong phú,
điều tất yếu có thể dẫn đến đó là quản lý kinh tế và mô hình thể thao giải trí cũng phải
đa dạng hóa, tuy nhiên vấn đề này sẽ xuất hiện một số mô hình, dịch vụ bất ổn. Ví dụ:
(1) Quản lý phê duyệt đấu thầu kinh doanh quá tùy tiện; (2) Triết lý quản lý quá cứng
nhắc, thiếu độ mềm mại và tính nhân đạo; (3) Quá trình phát triển quá độc lập, đơn lẻ,
giữa chúng không thực sự hình thành các dây chuyền công nghiệp. Đứng trước vấn đề
trên cần phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ mới có thể phát triển lĩnh vực thể
dục thể thao giải trí, đồng thời có chiến lược xây dựng hệ thống giám sát phải đầy đủ,

bền vững mới thúc đẩy được sự phát triển lành mạnh của lĩnh vực này.
1.2. Cơ sở định hướng xây dựng giải pháp phát triển lĩnh vực thể thao giải trí
1.2.1 Tăng cường quản lý, chuẩn hóa hệ thống để thích ứng với quy luật thị trường
Ở nước ta trong giai đoạn này có thể nói đang thực hiện hệ thống kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên. Do tình hình hoạt động cơ bản của thị trường
cũng như một số lý do cho sự kiểm soát vĩ mô tiếp tục đóng một vai trò quan trọng,
cho nên thể dục thể thao giải trí của nước ta muốn phát triển phù hợp với cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì Nhà nước dưới góc độ vĩ mô phải tăng cường
công tác quản lý và chuẩn hóa các hệ thống quản lý khác nhau (đặc biệt là phải xây
dựng được quy chế quản lý các dịch vụ kinh doanh thể dục thể thao giải trí).

6


Muốn có căn cứ chế định đặc điểm của ngành thể thao giải trí thì cần phải xây dựng
các quy chế tổ chức hoạt động phù hợp với đặc điểm ngành nghề và Luật pháp Việt
Nam. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc chung của thị trường, quy luật thị trường, quy
luật giá trị hàng hóa, quy luật kinh tế thị trường của thể thao giải trí. Muốn vậy phải
hoàn thiện được hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, làm cho thị trường thể
thao giải trí được pháp chế hóa, quy phạm hóa, để từ đó thúc đẩy hướng phát triển kinh
tế thể thao chuẩn xác, đúng hướng phù hợp với quy luật thị trường ở nước ta.
1.2.2 Xây dựng ý thức hệ “tập thể dục suốt đời ” thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
thể thao
Ý thức hệ “tập thể dục suốt đời ” đã được Bác Hồ viết trong lời kêu gọi toàn dân
tập thể dục ngày 27 tháng 3 năm 1946, Người viết: “...Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước
nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người
dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt; mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh
khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, là bổn phận của mỗi một người yêu
nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng
làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết

lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe ”[4]
Ngày nay, dựa vào sự phát triển kinh tế của đất nước, định mức kinh tế dần thay đổi,
đời sống nhân dân dần được cải thiện, những người có nhu cầu tham gia tập luyện thể
dục ngày càng tăng lên, kèm theo đó bệnh béo phì ở trẻ em có xu hướng gia tăng,
nguyên nhân cơ bản gồm: (khẩu phần ăn vượt quá nhu cầu, ngủ ít, lười vận động, trẻ sơ
sinh có cân năng quá lớn khi mới chào đời và do di truyền) [14]. Nhưng thực tế ý thức
chủ động tham gia luyện tập thể dục thể thao không nhiều, vẫn chưa đạt được mức độ
cao của sự chủ động tích cực nhiệt tình để thâm nhập lĩnh vực thể thao giải trí cho bản
thân, vẫn chưa thực sự xem thể thao giải trí là một hoạt động luyện tập để thư giãn cho
bản thân.
Do đó, trong tư tưởng chiến lược nhất thiết phải xây dựng con người có thói quen
tập luyện thể thao thường xuyên, để mỗi ngày có một giờ tập luyện thể thao thì suốt cả

7


một quảng đời làm việc nhận thức “tập thể dục suốt đời” đã được hình thành, làm cho
mọi người hiểu được giá trị chân chính của thể dục thể thao, chú trọng đến sức khỏe
thể chất và tinh thần, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường công nghiệp thể dục
thể thao giải trí.
1.2.3 Tăng cường thu hút nhân tài nâng cao trình độ chuyên môn
Thị trường ngành công nghiêp thể thao hoạt động ở nước ta ở giai đoạn này mới là
bước đầu của sự phát triển, tốc độ của dịnh vụ phát triển nhanh, nội dung phong phú,
tập thể dục giải trí là một trong những bộ phận quan trong cấu thành ngành công
nghiệp thể dục thể thao giải trí. Mục đích chủ yếu của con người đến với sân tập là
tham gia giải trí và hoạt động dịch vụ, tính chất hoạt động của dịch vụ là để phục vụ sự
phát triển của ngành công nghiệp đó, từ đó thông qua thực tế vận động ngành thể dục
thể thao xây dựng lên ý thức mạnh mẽ trong mỗi cá nhân trong hoạt động dịch vụ đó,
từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt
nhất để có được sự hài lòng của khách hàng.

Thị trường ngành công nghiệp thể thao nước ta khởi động tương đối muộn so với
các nước đang phát triển khác, thực tế tương quan của quá trình vận động kể cả nội
dung, hình thức và chất lượng phục vụ chưa phải là thực sự lý tưởng, thiếu trầm trọng
tính quy phạm tương quan, cần cải thiện hơn nữa. Mặc dù tập thể dục thể thao giải trí
có thể được gọi là “tài năng”, nhưng những chuyên gia tinh thông về công tác quản lý
ngành trên phương diện thể thao giải trí vẫn còn thiếu hụt, thực tế trong quá trình vận
động thể hiện rất rõ ràng: đó là với những người phục vụ và nhân viên kinh doanh ở
lĩnh vực này trình độ chuyên môn vẫn còn thấp, chưa được trang bị chuyên môn sâu,
đến mức không thể đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển ngành công nghiệp thể thao
giải trí.
Do đó căn cứ vào sự phát triển thị trường tập luyện thể dục giải trí, nhu cầu cụ thể
của phong trào để tăng cường giới thiệu một vài môn thể thao không chỉ biết mà còn
am hiểu sâu, hiểu được cách quản lý tài năng đó ở nhiều phương diện (tức là phải quần
chúng hóa đến với mọi người). Đồng thời đối với nhân viên thị trường phải bồi dưỡng

8


nhận thức và phương pháp quản lý kinh tế chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng toàn
diện của các nhân viên hiện tại, để ngành công nghiệp thể thao giải trí phát triển kiên
cố và vững chắc trong thế kỷ 21, là thế kỷ của cuộc cạnh tranh tài năng thu hút và phát
triển nhân tài thể thao và tài năng quản lý cho thị trường thể thao giải trí cùng nhau
phát triển đạt được sự bền vững nhất định.
1.2.4 Định hướng thị trường để nâng cao năng lực canh tranh
Khi thực hiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa làm chủ đạo, kế hoạch tổng thể là
có một thể chế nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mang đậm bản sắc Việt Nam, bởi vì trong
quá trình vận động và phát triển của thị trường thể thao giải trí phải tuân theo hành
động định hướng phát triển của ngành công nghiệp, dựa vào sự điều tiết của thị trường
để thu hút nguồn vốn, nhằm nâng cao cường độ cạnh tranh của ngành công nghệ thể
thao giải trí.

Ở nước ta với số lượng dân số tương đối đông, sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế, đời sống nhân đân không ngừng nâng cao, nhu cầu tập luyện nâng cao sức
khỏe càng ngày càng được chú trọng, do đó ngành công nghiệp thể thao giải trí nhất
định phải có một tiềm lực rất to lớn cho sự phát triển, tạo không gian phát triển mở thì
ngành thể thao giải trí sẽ đạt được sự bền vững. Bởi vì, hiện nay ở trên Thế giới tính
canh tranh của thị trường là quy luật tất yếu của sự phát triển, phải chăng trong môi
trường Quốc tế ngành thể thao giải trí nước ta phải đảm bảo tính cạnh tranh đầy đủ
mãnh liệt có thể đảm bảo sinh tồn của nền kinh tế thị trường? Điều quan trọng là phải
nhìn được thực lực tổng hợp của ngành thể thao giải trí. Vấn đề cơ bản và quan trong là
hiện nay là ngành thể thao giải trí cần làm được chất lượng bên trong, hình ảnh bên
ngoài, để theo kịp với yêu cầu của kinh tế thị trường, vấn đề đó chỉ là ở một thời gian
nhất định nào đó sẽ có chỗ đứng trên thị trường Quốc tế và sẽ đạt được lợi ích kinh tế
tốt hơn.

9


1.3. Khái quát các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến
xã hội hóa TDTT và thể thao giải trí
1.3.1. Quan điểm chung
Hoạt động Thể dục thể thao là một xu hướng quan trọng nhằm thực hiện chủ trương
xã hội hóa trong lĩnh vực này, quan điểm xã hội hóa TDTT của Đảng và nhà nước là
nhằm huy động tiềm năng to lớn của quần chúng nhân dân để cùng xây dựng một nền
TDTT xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước và phục vụ lợi ích của nhân dân
lao động. Đây có thể coi là chủ trương, là điểm tựa đưa TDTT nước ta vận hành trong
cơ chế thị trường
Mục đích của hoạt động là nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng
công trình TDTT có hiệu quả, đồng thời nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT phù
hợp với đối tượng, và nhu cầu của nhân dân, thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để nhân
dân thường xuyên tập luyện TDTT, sinh hoạt hưởng thụ văn hóa và vui chơi giải trí;

phát huy vai trò quản lý nhà nước của Ngành TDTT và năng lực tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cơ sở quản lý, sử dụng công trình TDTT.
Quản lý và sử dụng công trình TDTT phải đạt hiệu quả, phát huy tối đa công năng
thiết kế cho hoạt động TDTT; góp phần tổ chức các hoạt động văn hóa xã hội khác
nhằm nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho cộng đồng dân cư, tạo điều kiện
thuận lợi để mọi người tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí; sử
dụng công trình TDTT phải tuân theo các quy định của pháp luật; khuyến khích mọi
nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư, quản lý, sử dụng công trình TDTT phù hợp với
quy hoạch phát triển TDTT của quốc gia và địa phương. Việc đẩy mạnh xã hội hóa
hoạt động TDTT là tổ chức đa dạng các loại hình hoạt động để phục vụ các tầng lớp xã
hội. Chú trọng phát triển nhiều loại hình liên kết hoạt động phục vụ cộng đồng nhằm
huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư cho phát triển sự nghiệp TDTT; xác định
rõ loại hình dịch vụ để tăng cường phát triển kinh tế thể thao khuyến khích các hình
thức liên doanh, liên kết, hợp tác giữa nhà nước, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các
doanh nghiệp tham gia hoạt động để kêu gọi đầu tư phù hợp với điều kiện địa lý.

10


1.3.2 Cơ sở pháp lý cho tổ chức các hoạt động TDTT và thể thao giải trí
Đại hội Đảng toàn quốc lần IX năm 2001 và quan điểm về phát triển TDTT,
Văn kiện Đại hội IX [9] đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và
các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động văn hóa, thể thao. Khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư và bảo trợ các hoạt động văn hóa, thể thao. Phát triển thị
trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa, thể thao phong phú và lành mạnh”.
Triển khai tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng IX ngày 23/10/2002, Ban Bí thư
Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 17 CT/TW về phát triển TDTT đến năm 2010
[9], Chỉ thị nêu rõ: “Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc của
người Việt nam, phát triển phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới rộng khắp, đẩy
mạnh xã hội hóa TDTT… đổi mới cơ bản các hình thức và biện pháp quản lý của Nhà

nước về TDTT, tạo cơ hội phát triển kinh tế thể thao…” Như vậy, thực hiện chủ trương
xã hội hóa TDTT là giải pháp quan trọng làm tăng sản nghiệp, tăng nguồn thu cho
TDTT.
Quan điểm và định hướng chung về chuyển đổi cơ sở thể thao công lập sang cơ chế
cung ứng dịch vụ được định hướng toàn diện trong Nghị quyết 05/2005/NQCP ngày
18/4/2005 [9] của Chính phủ đã nhấn mạnh: "Chuyển các cơ sở công lập đang hoạt
động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ
cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận (gọi tắt là
cơ chế cung ứng dịch vụ): có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản lý; thực hiện
đúng mục tiêu và nhiệm vụ; hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi...; thường xuyên
nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, sản phẩm; bảo đảm quyền lợi và cơ hội tiếp
cận bình đẳng của người thụ hưởng. Đổi mới chế độ thu phí đi đôi với việc thực hiện
tốt chính sách ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo. Mức phí quy
định theo nguyên tắc đủ trang trải các chi phí cần thiết, có tích luỹ để đầu tư phát triển
và xoá bỏ mọi khoản thu khác. Người thụ hưởng có quyền lựa chọn cơ sở cung ứng
dịch vụ phù hợp với từng lĩnh vực".

11


Văn kiện Đại hội Đảng X (2006) đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh các hoạt động thể dục,
thể thao cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội
tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT. Từng bước chuyển các đơn vị sự
nghiệp thể dục, thể thao công lập sang áp dụng chế độ tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ,
tự chịu trách nhiệm toàn diện như các tổ chức cung ứng dịch vụ công cộng khác”. [10,
tr.221].
Chính sách phát triển TDTT đã được quy định tại Luật Thể dục, thể thao do Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày
29 tháng 11 năm 2006 đã quy định rõ tại điều 18 quy định về thể thao giải trí “nhà
nước tạo điều kiện phát triển các môn thể thao giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí

của xã hội; cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn
hoạt động thể thao giải trí” [6].
Đối với các lĩnh vực cơ sở có nhu cầu kinh doanh thể dục thể thao, Chính phủ vừa
ban hành Nghị định số 106/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động
thể thao. Theo đó, cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao phải đảm bảo các điều kiện: có
cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao do Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh
doanh hoạt động thể thao. Nguồn tài chính do cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao tự
chịu trách nhiệm; Có nhân viên chuyên môn khi kinh doanh hoạt động thể thao theo
quy định. Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao thuộc một trong các trường hợp sau đây
phải có người hướng dẫn tập luyện thể thao: cung cấp dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể
thao; kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có
hướng dẫn tập luyện. Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có hướng dẫn tập luyện do
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định [7].
Tại Quảng Bình trong Quy hoạch phát triển ngành Thể dục, Thể thao tỉnh Quảng
Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh đã ban hành Quyết định
số 2078/QĐ-UBND, cụ thể tại Phương hướng đã chỉ rõ: “Phát triển thể dục thể thao
gắn liền với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Bình; gắn phong trào thể dục

12


thể thao với phát triển văn hoá và du lịch, dịch vụ; sự phát triển thể dục thể thao Quảng
Bình muốn đạt nhịp độ tăng tiến cao, cần kết hợp khéo léo gắn với kinh tế, du lịch,
dịch vụ và văn hoá. Xuất phát từ định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển dịch
vụ-du lịch của tỉnh Quảng Bình tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; chủ
trương của Uỷ ban Thể dục thể thao về phát triển thể dục thể thao thông qua xã hội
hóa, ngành Thể dục thể thao tỉnh nhà triển khai tổ chức các hoạt động thể dục thể thao
gắn liền với phát triển văn hoá-du lịch của địa phương; xem thể dục thể thao là một
động lực góp phần phát triển kinh tế-du lịch”[8].

Như vậy, những cơ sở pháp lý ở trên là điều kiện và nền tảng cho việc xây dựng và
phát triển Thể dục thể thao nói chung và thể thao giải trí nói riêng nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý và sử dụng các công trình TDTT, thu hút nhiều người tham gia tập luyện
thi đấu góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, xây dựng môi trường trong
sạch lành mạnh, góp phần bài trừ các tệ nạn xã hội. Vì thế, những quan điểm, chủ
trương, chính sách xã hội hóa của Đảng và Nhà nước đã được khái quát trên đây là cơ
sở lý luận và là cơ sở pháp lý để đề tài vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu ứng dụng các
giải pháp xây dựng mô hình thể thao giải trí trong phát triển du lịch bãi biển Nhật Lệ
thành phố Đồng Hới. Từ đó kêu gọi đầu tư xây dựng theo hướng xã hội hóa để bãi biển
Nhật Lệ - Quảng Bình là chỗ đến tham quan du lịch lý tưởng, đáng tin cậy của du
khách trong và ngoài nước.
1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước
1.4.1 Ở trong nước
Ngay từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, Thế giới đã bắt đầu nhận biết chức
năng về giải trí hồi phục sức khỏe của TDTT, cho đến năm 2006 TDTT giải trí bước
đầu được hình thành và khẳng định được tâm quan trọng trong đời sống của nhân dân
nước ta và được cụ thể thể hóa trong Luật TDTT. Như vậy có thể nói lĩnh vực thể thao
giải trí là loại hình ra đời muộn nhất tính đến thời điểm này trong hệ thống các lĩnh
vực TDTT, chính vì vậy chưa thu hút đông số lượng tác giả nghiên cứu và công bố,
cho đến thời điểm này mới có tác giả Lê Tấn Đạt (2010) “nghiên cứu sự phát triển thể

13


dục thể thao giải trí ở các tỉnh miền Trung Tây Nguyên để xây dựng môn học chuyên
ngành thể dục thể thao giải trí của trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Tác giả đã chứng
minh thực trạng phát triển của TDTT giải trí khu vực miền Trung Tây Nguyên rất đáng
khích lệ, với các dự liệu phong phú về nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân, số lượng
câu lạc bộ, các dịch vụ thể thao, đặc điểm nguồn cán bộ, đó là nguồn cơ sở để xây
dựng chuyên ngành các môn học chuyên ngành TDTT giải trí ở trường đại học TDTT

Đà Nẵng [1].
Bên cạnh đó cũng có một số công trình thể thao giải trí gắn liền với phát triển du
lịch như ở Ba Na Hill – Đà Nẵng, Vinpearl ở Nha Trang…. đã được xây dựng để phục
vụ nhu khách với nhiều môn thể thao được gắn liền với các trò chơi trên nhiều địa
điểm du lịch khác nhau nhằm đa dạng hóa loại hình giải trí, thư giãn nhằm thu hút
lượng du khách ngày càng nhiều hơn, đó là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội địa
phương nhất thiết phai ứng dụng để khai thác có hiệu quả tiềm năng vốn có của mình.
Tuy nhiên ở Quảng Bình với ưu thế địa lý có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều khu du lịch
ấn tượng và nổi tiếng, nhưng hoạt động thể dục thể thao giải trí vẫn chưa được phát
triển đúng tầm, chưa có công trình nào nghiên cứu liên quan đến thể thao giải trí, chưa
có công trình thể thao giải trí phục vụ cộng đồng và du khách.
1.4.2. Ở nước ngoài
Thể thao giải trí có lịch sử phát triển hàng ngàn năm nay, các hoạt động TDTT
đã gắn liền với nhiều hoạt động lao động sản xuất của nhân dân, ngay lúc xuất hiện
TDTT trong xã hội loài người đã xuất hiện nhiều hoạt động thể thao giải trí ở các cấp
độ khác nhau, tuy nhiên thực tế công tác nghiên cứu, đào tạo và phát triển từ những
năm 90 của thế kỷ trước tới nay.
Ở Mỹ: có học viện sức khỏe, thể dục thể thao giải trí từ những năm 1995 đã đào
tạo được 13.000 cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ cho các Bang của Mỹ và 21 quốc gia trên thế
giới, trong học viện có các ngành học như: Quản lý thiên nhiên và giải trí ngoài trời;
Quản lý công viên và giải trí; Quản lý thể dục thể thao giải trí; giải trí trị liệu và quản
lý du lịch [5].

14


×