ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRỊNH THỊ THÚY
PH T TRI N NĂNG L C C M X C – X H I
CHO H C SINH THÔNG QUA D Y H C MÔN
TI NG VI T L P 3
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)
Mã số:
60140101
Demo
Version
- Select.Pdf SDK
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ TÚ ANH
Thừa Thiên Huế, Năm 2017
1
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh
thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 3” do bản thân tự thực hiện nghiên cứu, tóm
tắt và trích dẫn trung thực từ các tài liệu khoa học dưới sự hướng dẫn của PGS. TS
Trần Thị Tú Anh. Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả nào khác.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện
Trịnh Thị Thúy
Demo Version - Select.Pdf SDK
2
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ................................................................................................................... i
Lời cam đoan ...................................................................................................................ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... 1
Danh mục viết tắt ............................................................................................................ 6
Danh mục bảng ............................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 10
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 10
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 11
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 11
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 12
4.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................. 12
4.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 12
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 12
6. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 12
Demo Version - Select.Pdf SDK
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 13
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................. 13
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................. 13
7.2. Phương pháp thống kê toán học ............................................................................ 14
8. Cấu trúc nội dung luận văn ........................................................................................ 14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM XÚC – XÃ
HỘI CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 ... 16
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 16
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................................. 16
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................ 17
1.2. Năng lực cảm xúc – xã hội ..................................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm về năng lực cảm xúc – xã hội ............................................................ 19
1.2.2. Các thành phần cốt lõi của năng lực cảm xúc – xã hội ...................................... 20
1.2.2.1. Năng lực tự nhận thức ...................................................................................... 20
1.2.2.2. Năng lực tự quản lý .......................................................................................... 20
3
1.2.2.3. Năng lực nhận thức xã hội ................................................................................ 21
1.2.2.4. Năng lực quan hệ xã hội / quản lý các mối quan hệ ........................................ 21
1.2.2.5. Năng lực ra quyết định có trách nhiệm ............................................................ 22
1.2.3. Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội .................................................................. 23
1.3. Hoạt động dạy học và hoạt động dạy học môn tiếng Việt lớp 3 ............................ 26
1.3.1. Hoạt động dạy học ............................................................................................... 26
1.3.2. Hoạt động dạy học môn tiếng Việt lớp 3 ............................................................ 27
1.3.2.1. Mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt lớp 3........................................................... 27
1.3.2.2. Chương trình, nội dung môn Tiếng Việt lớp 3 ................................................. 28
1.3.2.3. Các phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp3.............................................. 30
1.4. Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học .................................. 31
1.4.1. Đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh tiểu học .................................................... 31
1.4.1.1. Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh tiểu học........................................ 31
1.4.1.2. Đặc điểm về nhân cách của học sinh tiểu học. ................................................. 34
1.4.2. Các con đường phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh
tiểu học .......................................................................................................................... 35
Demo
- Select.Pdf
SDK qua dạy học môn Tiếng Việt
1.4.3. Phát triển
năng Version
lực cảm xúc
– xã hội thông
lớp 3 ............................................................................................................................... 37
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học
sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 .............................................................. 37
1.4.4.1 Những yếu tố khách quan .................................................................................. 37
1.4.4.2. Những yếu tố chủ quan..................................................................................... 39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM XÚC – XÃ HỘI
CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 ........... 41
2.1. Khái quát chung về nghiên cứu thực trạng ............................................................. 41
2.1.1. Địa bàn và khách thể khảo sát ............................................................................. 41
2.1.1.1. Trường tiểu học Quảng Công ........................................................................... 41
2.1.1.2. Trường tiểu học Lý Thường Kiệt ..................................................................... 41
2.1.2. Quy trình tổ chức điều tra thực trạng .................................................................. 42
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ............................................................................... 43
2.2.1. Thực trạng năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh lớp 3 .................................. 43
2.2.2. Thực trạng năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên tiểu học ............................ 50
4
2.2.3. Thực trạng hoạt động phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh
tiểu học .......................................................................................................................... 53
2.2.3.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phát triển năng lực cảm xúc – xã hội
cho học sinh ................................................................................................................... 53
2.2.3.2. Cách thức phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học ........... 54
2.2.3.3. Nội dung môn Tiếng Việt lớp 3 có thể tích hợp để phát triển năng lực cảm xúc
– xã hội cho học sinh tiểu học ....................................................................................... 55
2.2.3.4. Phương pháp dạy phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh
tiểu học .......................................................................................................................... 56
2.2.3.5. Các hoạt động phát triển năng lực cảm xúc – xã hội lồng ghép trong dạy học
môn Tiếng Việt lớp 3 ..................................................................................................... 56
2.2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học
sinh tiểu học thông qua hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ......................................... 60
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM XÚC – XÃ HỘI CHO HỌC SINH .... 64
3.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 nhằm phát triển năng
lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học ................................................................... 64
3.1.1. Nguyên tắc
tươngVersion
tác ...........................................................................................
64
Demo
- Select.Pdf SDK
3.1.2. Nguyên tắc trải nghiệm ....................................................................................... 65
3.1.3. Nguyên tắc chú ý đến đặc điểm tâm lí và trình độ tiếng mẹ đẻ của
học sinh .......................................................................................................................... 66
3.1.4. Nguyên tắc thay đổi hành vi ................................................................................ 66
3.1.5. Nguyên tắc thời gian, môi trường giáo dục ......................................................... 67
3.2. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 nhằm phát triển năng
lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học ................................................................... 69
3.2.1. Xác định mục tiêu dạy học .................................................................................. 69
3.2.2. Xác định nội dung dạy học môn tiếng Việt lớp 3 và nội dung năng lực cảm xúc
– xã hội .......................................................................................................................... 72
3.2.3. Lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học ..................................................... 74
3.2.3.1. Chọn những phương pháp, phương tiện có khả năng cao đối với việc thực hiện
mục tiêu dạy học. ........................................................................................................... 74
3.2.3.2. Chọn phương pháp, phương tiện dạy học tương thích với nội dung
học tập............................................................................................................................ 76
5
3.2.3.3. Lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học cần chú ý đến hứng thú, thói
quen của học sinh cũng như kinh nghiệm sư phạm của giáo viên. ............................... 78
3.2.3.4. Lựa chọn phương pháp, phương tiện phù hợp với điều kiện dạy học. ............. 79
3.2.4. Thiết kế giáo án dạy học ...................................................................................... 80
3.2.5. Tổ chức thực hiện giờ dạy học ............................................................................ 82
3.4. Thực nghiệm tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 nhằm phát triển
năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh ........................................................................ 83
3.4.1. Mục tiêu thực nghiệm .......................................................................................... 83
3.4.2. Giả thuyết khoa học của thực nghiệm ................................................................. 83
3.4.3. Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm ........................................................................ 83
3.4.4. Nội dung tác động trong nghiên cứu thực nghiệm .............................................. 85
3.4.4. Kết quả thực nghiệm............................................................................................ 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 94
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 94
1. Về mặt lý luận............................................................................................................ 94
2. Về mặt thực trạng ...................................................................................................... 95
Về phía học sinh
............................................................................................................
95
Demo
Version - Select.Pdf SDK
Về phía giáo viên ........................................................................................................... 96
3. Về tổ chức hoạt động dạy học ................................................................................... 96
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................... 98
1. Tới nhà trường ........................................................................................................... 98
2. Giáo viên.................................................................................................................... 98
3. Gia đình ..................................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 100
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 105
6
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
CS
Cộng sự
CX - XH
Cảm xúc – xã hội
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
TN
Thực nghiệm
Demo Version - Select.Pdf SDK
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Tổng điểm thô và mức độ năng lực cảm xúc – xã hội cho toàn bộ học sinh
được khảo sát .............................................................................................43
Bảng 2.2.
Năng lực tự nhận thức................................................................................44
Bảng 2.3.
Năng lực tự quản lý cảm xúc .....................................................................45
Bảng 2.4.
Năng lực nhận thức xã hội .........................................................................46
Bảng 2.5.
Năng lực xây dựng quan hệ xã hội ............................................................47
Bảng 2.6.
Thực trạng có vấn đề về kỹ năng xã hội ....................................................47
Bảng 2.7.
Thực trạng học sinh có vấn đề về nhóm bạn .............................................48
Bảng 2.8.
Năng lực ra quyết định có trách nhiệm ......................................................48
Bảng 2.9.
Tổng điểm thô và mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên
tiểu học .......................................................................................................50
Bảng 2.10. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của 5 thành phần của năng lực
cảm xúc – xã hội ........................................................................................51
Bảng 2.11. Số lượng và tỉ lệ giáo viên tiểu học ở các mức độ năng lực
cảm xúc – xã hội ........................................................................................52
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
Bảng 2.12. Nhận
thức của
giáo viên
............................................................................
53
Bảng 2.13. Cách thức phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học.....54
Bảng 2.14. Các hoạt động phát triển năng lực cảm xúc – xã hội lồng ghép trong
dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 ...................................................................56
Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho
học sinh tiểu học thông qua hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ..............60
Bảng 3.1.
Các bài học trong môn Tiếng Việt lớp 3 liên quan trực tiếp đến năng lực
cảm xúc – xã hội ........................................................................................72
Bảng 3.2.
Đánh giá hiệu quả các phương pháp dạy học theo phân loại của Bloom ..74
Bảng 3.3.
Mẫu giáo án kết hợp dạy học môn Tiếng Việt và phát triển năng lực
cảm xúc – xã hội ........................................................................................81
Bảng 3.4.
Mẫu giáo án “quá độ” kết hợp dạy học môn Tiếng Việt và phát triển
năng lực cảm xúc – xã hội .......................................................................82
Bảng 3.5.
Mô hình thiết kế thực nghiệm ....................................................................83
8
Bảng 3.6.
Tên bài học và nội dung năng lực cảm xúc – xã hội trong tác động
thực nghiệm ...............................................................................................85
Bảng 3.7.
Năng lực Tự nhận thức trước thực nghiệm ................................................90
Bảng 3.8.
Năng lực Nhận thức xã hội trước thực nghiệm .........................................90
Bảng 3.9.
Năng lực Ra quyết định có trách nhiệm trước thực nghiệm ......................90
Bảng 3.10. Kết quả các năng lực cảm xúc – xã hội thu được sau thực nghiệm...........91
Bảng 3.11. Nên lồng ghép giáo dục kỹ năng cảm xúc- xã hội trong các môn học
hay không ...................................................................................................92
Demo Version - Select.Pdf SDK
9
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách
toàn diện của thế hệ trẻ: Giáo dục nhà trường định hướng sự phát triển toàn diện, tổ
chức các hoạt động dạy học và giáo dục hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ
phát triển tiềm năng vốn có… Trong thời gian gần đây, đổi mới giáo dục đã tạo ra
nhiều thay đổi, trong đó, dạy học, giáo dục lấy người học làm trung tâm và hoạt động
dạy học chuyển từ định hướng tiếp cận nội dung, tri thức sang định hướng tiếp cận
năng lực. Học sinh không chỉ biết, hiểu tri thức mà còn có khả năng sử dụng, vận dụng
tri thức để thực hiện các nhiệm vụ học tập khác, giải quyết những vấn đề nảy sinh
trong thực tế. Bên cạnh năng lực học tập các môn học như Toán, Tiếng Việt, Khoa
học, Mỹ thuật…, học sinh còn được phát triển những năng lực khác, có thể giúp họ
biết cách ứng xử với chính mình, với người khác một cách hiệu quả.
Trong những thập niên gần đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra vai trò to lớn của trí
tuệ cảm xúc đối với sự thành công của con người. Từ đó, cho thấy dạy học, giáo dục
cần thay đổi, không chỉ nhằm giúp người học phát triển trí thông minh (IQ) mà còn
phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ). Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
không chỉ yếu Demo
tố cảm xúc
mà cả -yếu
tố xã hội cũng
Version
Select.Pdf
SDKgóp phần to lớn vào thành công
trong học đường và sự nghiệp. Học sinh có năng lực cảm xúc xã hội sẽ dễ dàng thích
nghi với cuộc sống, dễ hòa đồng, dễ tìm kiếm cơ hội và dễ thành công, thăng tiến hơn
trong công việc. Học giả người Mĩ Kinixti đã từng nói: “Sự thành công của mỗi người
chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào quan hệ giao tiếp
và tài năng xử thế của người đó” [29]. Nhiều nơi trên thế giới đã có nhiều chương
trình, nhiều hoạt động nhằm hướng tới phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học
sinh, từ mầm non, tiểu học đến trung học phổ thông.
Ở Việt Nam, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã nhận được nhiều sự quan
tâm của xã hội và ngành giáo dục. Nhiều chương trình tập huấn kỹ năng sống đã được
tổ chức trong xã hội. Thực hiện quyết định số 2994/QĐ- BGDĐT ngày 20/07/2010 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo giáo dục kỹ năng sống đang được triển khai ở các cấp học.
Các trường đã quan tâm đưa kỹ năng sống vào trong hoạt động giáo dục của trường,
theo nhiều hình thức khác nhau: thông qua việc mời chuyên gia từ các trung tâm giáo
dục kỹ năng sống về tổ chức tập huấn; yêu cầu giáo viên dạy kỹ năng sống như là một
môn học độc lập; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong hoạt động ngoài giờ lên
lớp; và tích hợp trong các môn học. Tuy nhiên, một mặt, giáo dục kỹ năng sống cho
10
học sinh chưa được quan tâm đúng mức và đồng đều. Mặt khác, các chương trình kỹ
năng sống hiện hành chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển năng lực cảm xúc – xã
hội cho học sinh.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan
trọng, tạo nền tảng cơ bản cho các bậc học cao hơn. Mục tiêu của giáo dục tiểu học
được quy định trong Luật Giáo dục là “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.
Nhà trường tiểu học là nơi trẻ bắt đầu làm quen với hoạt động học tập thực sự nhằm
hình thành tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Bên cạnh việc giúp học sinh tiểu học
tiếp cận với tri thức khoa học, các môn học ở tiểu học còn giúp các em hình thành
năng lực học tập. Nhà trường tiểu học cũng là nơi để giúp trẻ mở rộng mối quan hệ xã
hội, tạo điều kiện cho trẻ khẳng định bản thân trong xã hội. Như vậy, phát triển năng
lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học cũng nhằm đạt mục tiêu giáo dục ở bậc tiểu
học. Việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học có thể được thực
hiện theo nhiều phương thức khác nhau, trong đó có thông qua dạy học các môn học.
Với những lí do đã trình bày ở trên, chúng tôi nghiên cứu “Phát triển năng lực
cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp3”.
Demo Version - Select.Pdf SDK
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội
cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 3, từ đó tổ chức hoạt
động dạy học môn tiếng Việt lớp 3 nhằm phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học
sinh tiểu học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học
sinh thông qua dạy học môn tiếng Việt lớp 3.
- Khảo sát thực trạng phát triển cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học thông qua
dạy học môn tiếng Việt lớp 3.
- Tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng Việt lớp 3 nhằm phát triển năng lực cảm
xúc – xã hội cho học sinh tiểu học.
- Thực nghiệm sư phạm tổ chức hoạt động dạy học tiếng Việt lớp 3 nhằm phát
triển năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh tiểu học.
11
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển năng lực cảm xúc –xã hội cho học sinh tiểu học thông qua dạy học
môn tiếng Việt lớp 3.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung vào việc dạy học tập đọc môn tiếng Việt lớp 3 và phát
triển năm kỹ năng cảm xúc- xã hội cốt lõi theo quan điểm của Tổ chức hợp tác về học
tập các môn văn hóa học đường, xã hội và cảm xúc (Collaborative for Academic,
Socail and Emotional Learning – CASEL) là năng lực tự nhận thức, năng lực tự quản
lý, năng lực nhận thức xã hội, năng lực quan hệ xã hội và năng lực ra quyết định có
trách nhiệm cho học sinh tiểu học.
- Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Các trường tiểu học trên địa bàn Thừa thiên Huế.
Demo Version - Select.Pdf SDK
- Phạm vi đối tượng khách thể khảo sát
Luận văn khảo sát các nhóm đối tượng với số lượng như sau:
+ Đối tượng khách thể điều tra: 30 giáo viên dạy môn tiếng Việt lớp 3 và 200
học sinh lớp 3 các trường tiểu học ở Thừa thiên Huế.
+ Đối tượng khách thể phỏng vấn: 10 giáo viên và 5 học sinh.
+ Đối tượng khách thể thực nghiệm: 2 lớp
6. Giả thuyết khoa học
Năng lực cảm xúc – xã hội của một số học sinh lớp 3 còn hạn chế. Việc phát
triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn tiếng
Việt lớp 3 chưa được các giáo viên thực hiện một cách thỏa đáng nên hiệu quả chưa
cao. Tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng Việt lớp 3 hướng đến phát triển năng lực
cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học là việc làm cần thiết, khả thi và đem lại hiệu
quả giáo dục cao.
12
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích:
Nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn, từ đó xác lập cơ sở khoa học cho
việc thiết kế công cụ nghiên cứu cho nghiên cứu thực trạng và tổ chức thực nghiệm
cũng như cho việc lý giải kết quả nghiên cứu.
Cách tiến hành:
- Thu thập, lựa chọn các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề
phát triển năng lực cảm xúc – xã hội thông qua hoạt động dạy học môn tiếng Việt lớp
3.
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến phát triển năng lực
cảm xúc – xã hội thông qua hoạt động dạy học môn tiếng Việt lớp 3 để xây dựng cơ sở
lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Mục đích:
Demo Version - Select.Pdf SDK
Thu thập thông tin để đánh giá thực trạng năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh
tiểu học, thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về năng lực cảm xúc – xã hội và
thực trạng việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học
môn tiếng Việt lớp 3.
Cách tiến hành:
- Xây dựng phiếu hỏi
- Khảo sát thử để đánh giá độ tin cậy, hiệu lực của phiếu hỏi.
- Khảo sát chính thức.
* Phương pháp phỏng vấn
Mục đích:
Thu thập thông tin bổ trợ để đánh giá thực trạng việc phát triển năng lực cảm xúc
– xã hội cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn tiếng Việt lớp 3.
Cách tiến hành:
Phỏng vấn trực tiếp các giáo viên và học sinh.
13
* Phương pháp chuyên gia
Mục đích:
Tranh thủ ý kiến của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu.
Nội dung xin ý kiến chuyên gia:
- Góp ý để hoàn thiện phiếu hỏi.
- Góp ý về việc thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng Việt lớp 3 nhằm
phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học.
* Phương pháp thực nghiệm
Mục đích:
Đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học môn tiếng Việt lớp 3 nhằm phát triển
năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh tiểu học.
Cách tiến hành:
- Đánh giá trước tác động với nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
- Tác động thực nghiệm: Tổ chức hoạt động dạy học cho nhóm thực nghiệm.
Demo Version - Select.Pdf SDK
- Đánh giá sau tác động thực nghiệm với nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng.
7.2. Phương pháp thống kê toán học
Mục đích:
Xử lí, phân tích số liệu, thông tin đã thu thập được qua phần mềm thống kê
trong khoa học xã hội SPSS.
Các tham số thống kê toán học:
Kiểm tra độ tin cậy và tính hiệu lực của công cụ nghiên cứu. Sử dụng thống kê
mô tả (bảng tần suất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn) và thống kê suy luận (so sánh,
tương quan nhị biến, Khi-bình phương).
8. Cấu trúc nội dung luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận, ngoài ra còn có phần
Tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Phần Nội dung gồm 3 chương:
14
Chương 1. Cơ sở lý luận về việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học
sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 3.
Chương 2. Thực trạng phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông
qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 3.
Chương 3. Tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 nhằm phát triển
năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
Demo Version - Select.Pdf SDK
15