Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ hoàng hưng và inrasara (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 15 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ MINH HUỆ

DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ
HOÀNG HƢNG VÀ INRASARA

Chuyên-ngành:
Văn học
Demo Version
Select.Pdf
SDKViệt Nam
Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS-TS. HOÀNG THỊ HUẾ

Thừa Thiên Huế, năm 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào
khác.
Học viên



Nguyễn Thị Minh Huệ

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Được sự phân công cûa khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Huế và
giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Thị Huế, tôi đã thực hiện và hoàn
thành đề tài “Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara”.
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Thị
Huế, người đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Đồng thời, xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, những người đã đem lại cho tôi những kiến
thức bổ trợ vô cùng hữu ích trong những năm học vừa qua. Tôi cüng xin gửi lời
- Select.Pdf
SDKĐào tạo sau đại học, Đại học
cám ơn chânDemo
thành Version
tới Ban Giám
hiệu, Phòng

Sư phạm Huế – Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
giúp đỡ, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
cûa mình.
Huế, ngày 25 tháng 9 năm 2017
Học viên
Nguyễn Thị Minh Huệ


iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................ii
Lời cám ơn ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. 1
A. MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 11
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 11
5. Đóng góp đề tài ................................................................................................ 11
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 12
NỘI DUNG ............................................................................................................. 13

Demo Version - Select.Pdf SDK

CHƢƠNG 1. HOÀNG HƢNG, INRASARA VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CHỦ
NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI ĐẾN THƠ VIỆT NAM SAU 1986 ............................ 13
1.1. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đến thơ Việt Nam sau năm 1986 ... 13
1.1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại .......................................................................... 13
1.1.2. Văn học hậu hiện đại ............................................................................. 15
1.2. Hoàng Hưng, Inrasara với nền thơ ca Việt Nam đương đại ......................... 17
1.2.1. Những thành tựu của thơ Việt Nam sau năm 1986 ............................... 17
1.2.2. Hoàng Hưng - hành trình sáng tác và cách tân thơ ............................... 21

1.2.3. Inrasara- nhìn trong tiến trình đổi mới thơ ca hiện đại .......................... 25
CHƢƠNG 2. DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ HOÀNG HƢNG
VÀ INRASARA NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẢM QUAN VỀ THẾ GIỚI VÀ
CÁI TÔI TRỮ TÌNH ............................................................................................. 31
2.1. Cảm quan về thế giới .................................................................................... 31
2.1.1. Hiện thực cuộc sống đa chiều ................................................................ 31

1


2.1.2. Hiện thực bất an phi lí ........................................................................... 37
2.2. Cái tôi trữ tình ............................................................................................... 40
2.2.1. Cái tôi hoài nghi thực tại ....................................................................... 44
2.2.2. Cái tôi truy tìm bản thể .......................................................................... 47
2.2.3. Cái tôi “phi tôi” ..................................................................................... 51
CHƢƠNG 3. DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ HOÀNG HƢNG
VÀ INRASARA NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT ........................ 55
3.1. Sự mở rộng biên độ thể loại .......................................................................... 55
3.1.1. Thơ tân hình thức ................................................................................... 55
3.1.2.Thơ văn xuôi ........................................................................................... 62
3.2. Kết cấu thơ .................................................................................................... 66
3.2.1. Kết cấu mảnh vỡ .................................................................................... 67
3.2.2. Kết cấu liên văn bản .............................................................................. 71
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu ................................................................................ 75
3.3.1. Ngôn ngữ lạ hóa .................................................................................... 76
3.3.2. Ngôn ngữ trò chơi - Phi lôgic ............................................................... 78

Demo
Version
- Select.Pdf

SDK
3.3.3. Giọng
điệu
hoài nghi
.............................................................................
82
3.3.4. Giọng điệu giễu nhại ............................................................................. 84
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 93

2


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) là trào lưu tư tưởng - văn hoá - triết
học và nghệ thuật nổi lên ở phương Tây từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phát
triển rộng khắp và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nhân loại từ hai
thập niên cuối của thế kỉ XX. Hậu hiện đại là một hệ hình tư duy mới thay thế cho
hệ hình tư duy cũ của chủ nghĩa hiện đại, là một sự vận động mang tính tất yếu của
lịch sử xã hội loài người.Văn học hậu hiện đại đã trở thành một trào lưu có m t hầu
khắp các nền văn học thế giới, không riêng gì ở châu Âu, châu Úc cho đến châu Mĩ
Latin và cả châu Á: Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc…Tuy nhiên, ở Việt Nam, chủ
nghĩa hậu hiện đại nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng v n còn là một điều
khá mới m và có phần xa lạ.
Lí thuyết về “Hậu hiện đại” đi vào Việt Nam khá muộn nhưng việc tiếp
nhận ban đầu lại khá thụ động. Tinh thần hậu hiện đại được các nhà văn chuyển chở
vào tác phẩm khá tích cực song vì những lí do chủ quan l n khách quan khiến việc

Select.Pdf

tiếp nhận củaDemo
đọc giảVersion
có phần -khó
khăn. Vấn SDK
đề đ t ra cho các nhà phê bình, dịch
thuật là những người tiên phong nhằm trang bị cho người đọc những kiến thức cơ
bản về chủ nghĩa hậu hiện đại, giúp họ khám phá tác phẩm được thuận tiện hơn.
Năm 1997, một bài dịch thuật có tên gọi “chủ nghĩa hậu hiên đại” của tác giả Lộc
Phương Thủy được đăng trên tạp chí Văn học, số 5, đánh dấu sự khởi đầu quan
trọng trong việc truyền bá lí thuyết này vào nước ta. Năm 2003, cuốn sách “Các
khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa
Kỳ thế kỷ XX”do Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch; Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội. Trong đó các khái niệm cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại
cũng được giới thiệu rõ ràng, cụ thể góp phần tích cực trong việc nghiên cứu và phổ
biến lí thuyết này cho đời sống văn học nước nhà. Những năm gần đây, thuật ngữ
“chủ nghĩa hậu hiện đại” hay “hậu hiện đại” được xuất hiện nhiều hơn trong nhiều
công trình nghiên cứu văn học nghệ thuật. Trong các cuộc hội thảo lớn đã và đang
trở thành cầu nối cho bạn đọc làm quen với bức tranh văn học hậu hiên đại thế giới,

3


ở nhiều lĩnh vực khác nhau như phê bình, lí luận và trong thực tiễn sáng tác. Nhờ
vậy, đội ngũ sáng tác cũng đã chuyển tải tinh thần hậu hiện đại vào tác phẩm theo
những phong cách riêng, tạo nên diện mạo đa màu sắc cho nền văn học nước nhà
trên đà hội nhập. Với những gương m t tiêu biểu như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm
Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Thúy Hằng, Vi Thùy Linh,
Hoàng Hưng, Phan Huyền Thư, Jalau Anik, Inrasara, Hoàng Long Trường, Lam
Hạnh…
Trong đội ngũ sáng tác mang tinh thần hậu hiện đại ấy, Hoàng Hưng và

Inrasara là hai gương m t nhà thơ đã để lại những ấn tượng với những đóng góp
đáng kể. Mỗi người có một thế giới thơ riêng, phong cách sáng tác đ c trưng riêng
nhưng ở họ ta thấy một điểm chung rất lớn. Đó là sự nỗ lực không ngừng và khát
khao bứt phá vươn lên cái mới, tự làm mới chính bản thân mình trong tư duy sáng
tác. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài “Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng
Hưng và Inrasara” với mong muốn đem lí thuyết hậu hiện đại soi chiếu vào những
sáng tác của họ, so sánh những điểm chung và riêng trong phong cách sáng tác của
hai nhà thơ này. Từ đó, giúp độc giả có thể hiểu sâu hơn về thơ Hoàng Hưng và

Version
- Select.Pdf
SDK
Inrasara dướiDemo
góc nhìn
tiếp nhận
thơ ca hậu hiện
đại, góp phần làm phong phú bức
tranh văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Cách tân luôn là vấn đề trăn trở đối với những người làm nghệ thuật.
Chúng ta có thể thấy thơ Việt Nam từ sau 1986 đến nay, là một bức tranh đa màu
sắc. Ở đó các thi sĩ không ngần ngại thử sức với cái mới, mong muốn tạo nên những
luồng gió lạ cho nền thơ ca dân tộc trong thời kì toàn cầu hóa. Hậu hiện đại khi vào
Việt Nam đã được các thi sĩ vận dụng khéo léo với thực tế xã hội để tạo nên những
dấu ấn mang đậm phong cách cá nhân. Khi thơ Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Hưng ra
mắt công chúng, người ta cảm nhận được đã có một thời đại văn học mới xuất hiện.
2.2. Hoàng Hưng được biết đến như một điển hình của ý thức cách tân sâu
sắc. Vượt lên những sóng gió của cuộc đời, ông v n mãi miết đi tìm cho mình một
lối đi mới trong thơ. Tập Ngựa biển in năm 1988 đánh dấu một bước ngo t trong
hướng cách tân thơ ông. Hoàng Hưng là một người có tài và có tâm thật sự với nghề


4


nghiệp. Nhưng số mệnh đã khiến ông g p những bất trắc khó lường trong cuộc sống
để rồi tạo cho hành trình thơ ông là những ngã rẽ, song sau tất cả con đường thơ ấy
v n là những tam giác đồng quy. Dù có đi đâu, vấp ngã đến tận cùng của sự thất bại
thì với ông chiến thắng cuối cùng là vượt qua chính mình. Đỉnh của vinh quang lớn
nhất v n là vinh quang của người nghệ sĩ dám sống hết mình cho thơ ca. Sự nghiệp
sáng tác của Hoàng Hưng tính đến nay có hơn 05 tập thơ. Hành trình ấy là quá trình
gian nan thử lửa nhưng qua mỗi tập thơ, ông đều để lại những dấu ấn đẹp trong lòng
bạn đọc. Thơ ông không chỉ nhận được sự quan tâm của giới văn nghệ sĩ, phê bình
trong nước mà còn là hiện tượng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu ở nước ngoài.
Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khách quan l n chủ quan mà đến nay, những
công trình nghiên cứu chuyên sâu về thơ ông chưa nhiều. Đa phần là những bài báo,
bình luận, nhận xét của giới chuyên môn trên các tạp chí văn hóa, văn nghệ và các
trang mạng xã hội khác. Ví như bài “Hoàng Hưng đi tìm mặt” của Hoàng Cầm in
trên báo Văn Nghệ năm 1994, tác giả chủ yếu nhìn nhận nội dung thơ trong mối
quan hệ với cuộc đời của Hoàng Hưng. Qua đó, lí giải những khía cạnh và biểu hiện
của nó làm nên nét riêng của nhà thơ. Tác giả đã nhận xét ở phần cuối bài: “Hoàng

Demo
- Select.Pdf
Hưng đã đi đến
một Version
tính cách rõ
rệt trong thơ.SDK
Nỗi quằn quại của đời anh, ngòi bút
anh đang nói với chúng ta đôi điều mới lại về số phận con người” [13]. Năm 1994,
tác giả Phong Lê trong cuốn tiểu luận “Văn học trong hành trình tinh thần của

con người”, Nxb Lao Động, người viết đã đưa ra những ý kiến và bình luận về sự
đổi mới trong tư duy sáng tạo nghệ thuật của Hoàng Hưng ở tập thơ “Người đi tìm
mặt”. Tác giả Phong Lê cho rằng, nhà thơ đã từng chịu:“Sự ám ảnh về một cái gì
đó còn trong phía tối của cả một nội tâm và ngoại giới” [31]. Năm 1996, trong tác
phẩm “Đối thoại với văn chương”, Nxb Hội Nhà văn, tác giả Nguyễn Thị Minh
Thái lấy yếu tố hình ảnh, âm điệu từ góc nhìn siêu thực ở tập thơ “Người đi tìm
mặt” để minh chứng cho sự tìm tòi, thể nghiệm cái mới trong thơ Hoàng Hưng và
đã đưa ra nhận định rằng: “Sự tìm tòi thể nghiệm ấy tất yếu sẽ đẩy Hoàng Hưng tới
những nấc thang cao hơn” [38]. Nguyễn Hữu Hồng Minh với bài“Vùng Hoàng
Hưng” đăng trên trang Talawas, năm 2003, tác giả đã có những lí giải khá sâu về
thơ Hoàng Hưng trên nhiều phương diện. Đ c biệt dưới góc nhìn phân tâm học

5


người viết tỏ ra sắc sảo khi nói về vấn đề tính dục trong thơ ông. Từ đó, tác giả đưa
ra nhận xét:
Cách tân thơ không phải là học trở lại những phong cách đã chết. Là
một tay sừng sỏ, Hoàng Hưng hoàn toàn nắm được các qui tắc của luật
chơi đó. Trong tiến trình thơ hiện đại hôm nay vẫn thấy ông là một trong
số ít ỏi những gương mặt nội lực thơ đi tiền phong [55].
Năm 2006, nhiều bài phê bình đánh giá toàn diện chuyên sâu về thơ ông
cũng được ra mắt bạn đọc. Góp phần đưa đọc giả đến gần với thơ ông nhiều hơn.
Năm 2008, bài “Hành trình tinh thần của một nhà thơ” Tham luận tại hội
thảo“Thơ Việt Nam đương đại”, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP Hồ Chí
Minh. Đây là một bài viết có giá trị trong việc đánh giá hành trình sáng tạo nghệ
thuật của nhà thơ Hoàng Hưng. Bài viết kết thúc bằng những lời đánh giá rất hay về
ông: “Tận tụy và liều lĩnh, ông đã phó thác mình cho những chuyến đi vô tận của
thơ ca và cuộc đời – những chuyến đi quá nhiều sóng gió rủi may, nhưng cũng
không ít vàng ròng sáng tạo!” [66].

Thời gian sau này, bài viết của Lê Hồ Quang với tựa đề “Thơ Hoàng Hưng

- Select.Pdf
– Một vuôngDemo
tường Version
một thế giới”
in trên TạpSDK
chí Thơ năm 2012, đã khái quát lại
ch ng đường sáng tạo thơ của Hoàng Hưng, lí giải những hệ thống biểu tượng
phong phú và đ c sắc mang hơi thở của thơ ca hậu hiện đại. Tác giả cho rằng đó là
một trong những nét nổi bật hấp d n người đọc đến với thơ ông, đồng thời đưa ra
kết luận:
Có thể nói, với Hoàng Hưng, sáng tạo chính là hành trình đi tìm mặt
mình. Đấy là hành trình tìm kiếm cái diện mạo đích thực của con người
cá nhân. Nhìn rộng ra, đó cũng là hành trình tìm kiếm Thơ, tìm kiếm
những giá trị Lý tưởng... Hiện diện trong thơ ông là một hệ thống biểu
tượng phong phú. Đó là sự kết hợp nhuận nhị giữa tư duy lí tính và trực
giác nhạy bén.....[36].
Năm 2013, Inrasara và Thiếu Sơn cũng có những bài viết, phỏng vấn nhà
thơ Hoàng Hưng trên các tạp chí và website như: Tạp Chí Sông Hương,
Talawas…giúp độc giả đến gần hơn với thơ ông. Năm 2014, tác giả Đỗ Ngọc

6


Quyên với bài “Nhà thơ Hoàng Hưng và những vần thơ cháy lòng” đăng trên
trang Văn học quê nhà, người viết đã giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc đời lắm thăng
trầm của Hoàng Hưng. Tác giả cũng có những phân tích về thơ ông chịu ảnh hưởng
và trưởng thành từ hoàn cảnh sống ấy như thế nào:
Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của nhà thơ Hoàng Hưng không chỉ đem

lại cho đời những tác phẩm thơ độc đáo, có giá trị và đầy thi hứng sáng
tạo, mà còn mang đến cho bạn thơ và những người hâm mộ những bài
học quí về một bản lĩnh nghệ sĩ kiên gan trong lao khổ vẫn không ngừng
thắp sáng ngọn lửa của lòng đam mê sáng tạo thi ca [56].
Tác giả Paul. Hoover- chủ biên tạp chí New Amer writing cũng có nhiều bài
viết bàn về thơ Hoàng Hưng như: Người về và mùa mưa hay bài M. Ngoài ra, còn có
một số khóa luận tốt nghiệp khác nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ hay ngôn ngữ
thơ Hoàng Hưng. Vì nhiều nguyên nhân nên đến nay chưa có thật nhiều công trình
nghiên về thơ ông, đ c biệt là nghiên cứu sự cách tân theo hướng hậu hiện đại. Hy
vọng, thời gian tới thơ Hoàng Hưng sẽ được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.
2.3. So với nhà thơ Hoàng Hưng, Inrasara là thế hệ đi sau. Ông nhập cuộc vào

Version
làng thơ ViệtDemo
khá muộn
song sự- Select.Pdf
nhập cuộc nàySDK
rất dứt khoát và mạnh mẽ. Là người
con của nền văn hóa Chăm, thơ Inrasara trước hết mang hơi thở ngọn nguồn của
dân tộc mình. Nhưng với tâm hồn nhạy bén, cá tính mạnh, ông nhanh chóng hòa
mình vào dòng chảy thơ Việt đương đại, một lối thơ phóng khoáng và không ngừng
cách tân tìm tòi đổi mới. Thuở nhỏ, Irasara đã tỏ ra là người say mê với con chữ.
Ông không ngừng đọc và khám phá thế giới nghệ thuật văn chương. Vì lẽ đó, khi
lớn lên con người ấy có trong mình khối kiến thức rất sâu và rộng. Ông trở thành
nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa Chăm. Hiện nay ông không chỉ làm thơ mà
còn là nhà nghiên cứu phê bình hậu hiện đại sắc sảo được giới văn nghệ vô cùng
kính nể. Ông đã nhanh chóng có được một vị trí xứng đáng trong lòng bạn đọc và
giới phê bình nghiên cứu. Chính vì thế, các công trình nghiên cứu và nhiều bài báo
viết về thơ ông khá nhiều. Đầu tiên có thể kể đến đề tài “Thế giới nghệ thuật Thơ
Inrasara” của Võ Thị Hạnh Thủy; Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn; ngành Văn học Việt

Nam hiện đại; Viện Văn học; 2008. Trong phần kết luận, tác giả đã đưa ra nhận xét

7


về nhà thơ này: “Inrasara đã và đang góp phần hoàn thiện con đường hiện đại hóa
của văn học dân tộc, tiên phong cho văn học dân tộc bước sang một giai đoạn mới:
Hậu hiện đại” [43]. Đề tài nghiên cứu cấp trường “Tìm hiểu thế giới nghệ thuật
thơ Inrasara”của Lê Thị Tuyết Lan và Nguyễn Thị Thu Hương; Trường Đại học
KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh; 2008. Hai tác giả đã giới thiệu một cách
tổng quan về thơ Inrasara trên bình diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó giúp người
đọc nhận thấy những thay đổi trong phong cách của ông qua những tập thơ: Tháp
nắng (1996); Sinh nhật cây xương rồng (1997); Hành hương em (1999); Lễ tẩy trần
tháng tư (2002); Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài thơ tân hình thức (2006). Đề tài
bước đầu giúp người đọc có một cách tiếp cận gần hơn về thơ Inrasara, đồng thời
đưa đến một cái nhìn khái quát về văn học nước nhà trên tiến trình phát triển và đổi
mới. Tiếp theo đó, công trình nghiên cứu của Lê Thị Việt Hà; Luận văn Thạc sĩ,
ngành Lí luận văn học; Đại học Vinh; 2009, với đề tài “Hành Trình cách tân thơ
của Inrasara”. Luận văn trình bày hành trình cách tân thơ của Inrasara từ hậu lãng
mạn sang hậu hiện đại, khẳng định hành trình ấy là nỗ lực vượt lên chính mình của
nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật; tác giả đã đánh giá về hành trình thơ ông:

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK đến cái mới. Những ngày đầu
Hành
trình
thơ Inrasara
là hành trình

trong Tháp nắng người đọc tinh ý còn dễ nhận mặt những nắng quái, sầu
miên viễn, tàn tạ, buồn hải hồ qua Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ
tân hình thức đến Ở nơi ấy [thơ thời cuộc] đã là những bước đi dài và có
thể nói Inrasara đã thanh toán sòng phẳng với lãng mạn, nhảy sang bên
kia bờ của hậu hiện đại.
Qua đó, luận văn khẳng định cách tân trong thơ Inrasara luôn gắn liền với
truyền thống, phục vụ truyền thống và làm phong phú truyền thống thơ ca Việt Nam
[16]. Năm 2010, bài viết “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Inrasara” của tác giả Hoàng
Thị Huế và Nguyễn Thị Thủy, đăng trên tập san của Sở giáo dục và đào tạo Thừa
Thiên Huế. Bài viết đã có những kiến giải hay về ngôn ngữ thơ Inrasara, vừa thể
hiện được những giá trị của ngôn ngữ Chăm đồng thời nhà thơ cũng có những cách
tân hết sức táo bạo:“Thành công của Inrasara trong nghệ thuật biểu hiện, đặc biệt
là ngôn ngữ thơ đã đưa nền văn hoá Chăm đến gần và hoà nhập với văn hoá Việt,
đồng thời cũng góp phần đưa thơ ca Việt Nam nói chung hoà nhập với thơ ca thế
8


giới” [20]. “Inrasara từ quan niệm đến phong cách”, Luận văn Thạc sĩ khoa học
của Trần Hoài Nam; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; năm 2010, xem xét góc nhìn
từ quan niệm của tác giả để từ đó định hình phong cách trong sáng tác thơ và cả
sáng tác phê bình nghiên cứu của Inrasara. Phần kết luận, người thực hiện đề tài đã
viết về ông như sau:
Ở Inrasara, có sự đồng bộ giữa sáng tác và phê bình. Nghĩa là có rất
nhiều điều để nói về ông nhưng trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ,
chúng tôi đã chỉ tập trung khảo sát từ quan niệm văn chương đến phong
cách trong sáng tác và phê bình của Inrasara [67].
Năm 2013, đề tài nghiên cứu theo chiều hướng mới của tác giả Nguyễn Thị
Thùy Dung với đề tài “Tinh thần hậu hiện đại trog thơ Inrasara”; ngành Lí luận
văn học; Đại học KHXHNV- Đại học QGHN. Công trình đánh giá tiến trình sáng
tác của Inrasara qua các tập thơ, khảo sát trên phương diện nội dung và nghệ thuật ở

hai tập thơ Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài thơ tân hình thức. Nhìn chung đề tài
này mới chỉ làm nổi bật tinh thần đóng góp lí thuyết hậu hiện đại vào sáng tác của
Inrasara, chưa khai thác sâu các yếu tố một cách toàn diện để giúp người đọc hiểu
rõ dấu ấn hậu hiện đại trong thơ ông được thể hiện độc đáo và riêng biệt như thế

Demo Version - Select.Pdf SDK

nào. Qua đó, người nghiên cứu đã có đánh giá về nhà thơ này:“Inrasara là gương
mặt nổi bật trong nền thơ ca đương đại Việt Nam. Ông là nhà thơ tài hoa, cá tính,
luôn thể hiện nỗ lực đem cái mới vào nền văn học nước nhà” [15]. Ngoài ra còn có
một số đề tài khóa luận tốt nghiệp khác viết về nhà thơ Inrasara nhưng chủ yếu là
khai thác ở các khía cạnh ngôn ngữ và văn hóa Chăm. Những bài báo và công trình
nghiên cứu trên là minh chứng cho tinh thần lao động nghiêm túc vì nghệ thuật của
nhà thơ này.
Có thể nói, sự nỗ lực cách tân của nhà thơ Hoàng Hưng và Inrasara đã ghi
dấu những thành quả đáng kể trong nền thơ ca Việt đương đại. Một trong những
yếu tố quan trọng để tạo nên thành công đó chính là tư duy sáng tạo của cá nhân họ.
Tác giả Hoàng Thị Huế trong bài viết “Ánh xạ từ biểu tượng cái tôi trong thơ Việt
đương đại”, Tạp chí Khoa học- Đại học Huế, Số 5 năm 2016, cũng đã đề cập đến
vấn đề này:

9


Sau đổi mới, thơ ca đương đại đã có bước ngoặt lớn trong tư duy sáng tác,
trong cái nhìn thế giới, con người, không gian, thời gian, chi phối sự lựa
chọn phương thức trữ tình mới mẻ với một giọng điệu riêng và khác lạ, đặc
biệt là sự góp mặt của các gương mặt thơ Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn
Phấn, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh... Trong xu hướng đổi mới chung, các
nhà thơ đã tìm tòi cho mình một hướng đi riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân

của một cái tôi đa chiều kích, đầy kiêu hãnh và độc lập [22].
Từ cái nhìn khách quan trên, khi soi chiếu vào thơ hậu hiện đại của Hoàng
Hưng và Inrasara sẽ cho chúng ta thấy được nhiều sự thay đổi trong quá trình sáng
tác của hai nhà thơ này.
Như vậy, nhìn chung các bài phê bình báo chí hay các công trình nghiên cứu về
nhà thơ Hoàng Hưng và Inrasara, cho thấy rằng giới độc giả cũng như giới phê bình
nghiên cứu đã ghi nhận những cống hiến không hề nhỏ của hai ông cho nền thơ ca Việt
Nam đương đại. Khẳng định những thành quả mà hai nhà thơ đạt được chính là những
nỗ lực không mệt mỏi trong hành trình sáng tác của họ với mong muốn đem đến cho
diên mạo thơ dân tộc những hương vị mới. M c dù đã có sự quan tâm nhiều như vậy

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
nhưng để khám
phá hết
những giá
trị tiềm ẩn trong
thế giới thơ của hai thi sĩ này không
hề đơn giản. Đ c biệt là vấn đề yếu tố hậu hiện đại trong thơ họ chưa được khai thác
nhiều, một cách sâu sắc và toàn diện. Do vậy, với đề tài “Dấu ấn hậu hiện đại trong
thơ Hoàng Hưng và Inrasara”, chúng tôi mong muốn đem đến cái nhìn mới có tính
chuyên sâu. Qua đó, giúp người đọc có sự tiếp cận rõ ràng hơn, sâu sắc hơn về vai trò
của hai nhà thơ đối với nền thơ ca Việt Nam đương đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và
Inrasara. Chính vì vậy, luận văn tập trung khảo sát các tập thơ mang dấu ấn hậu
hiện đại của hai tác giả này. Cụ thể, đối với Hoàng Hưng có các tập Ngựa biển

(1988); Người đi tìm mặt (1994); Hành trình (2005); Thơ Inrasara, khảo sát chủ yếu
ở tập Chuyện bốn mươi năm mới kể và 18 bài thơ tân hình thức (2006) và Ở nơi ấy
[thơ thời cuộc] (2013)

10


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài“Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara” Luận
văn tập trung khảo sát làm rõ những yếu tố hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và
Inrasara ở m t nội dung và phương thức biểu hiện của nghệ thuật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết tập trung vào những phương
pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Đ t tác phẩm trong hệ thống của khuynh hướng hậu hiện đại để nhận xét,
đánh giá và khái quát hiện tượng.
- Phương pháp vận dụng lí thuyết hậu hiện đại, lí thuyết thi pháp học
Với đề tài này, chúng tôi vận dụng lí thuyết hậu hiện đại, lí thuyết thi pháp
học soi chiếu vào tác phẩm để làm nổi bật yếu tố hậu hiện đại được thể hiện trong
thơ Hoàng Hưng và Inrasara.
- Phương pháp thống kê - phân loại
Dùng thống kê những bài thơ của Hoàng Hưng và Irasara đồng thời, phân loại

Select.Pdf
SDK
chúng làm cơDemo
sở choVersion
sự so sánh- đối
chiếu những

đ c điểm giống và khác nhau trong
thơ hậu hiện đại của hai ông trong quá trình thực hiện đề tài.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
So sánh đồng đại để làm bật lên nét tương đồng cũng như khác biệt được
biểu hiện trong nội dung và nghệ thuật trong thơ của Hoàng Hưng và Inrasara.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số thao tác khác để khám phá triệt để các yếu
tố hậu hiện đại trong tác phẩm của hai nhà thơ này.
5. Đóng góp đề tài
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu chung về hai nhà thơ Hoàng
Hưng và Inrasara, khai thác ở góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại. Qua đó, khẳng
định tài năng, phong cách nghệ thuật cùng với lối viết tinh tế, độc đáo và mới mẽ
của hai nhà thơ này. Luận văn sẽ là một tài liệu hữu ích cho việc tìm hiểu, học tập,
nghiên cứu văn học ở phương diện hậu hiện đại trong thơ Việt Nam đương đại.

11


6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN và PHỤ LỤC, phần NỘI DUNG được
chia thành ba chương:
Chương 1: Hoàng Hưng, Inrasara và ảnh hưởng của Chủ nghĩa hậu hiện đại
đến thơ Việt Nam sau 1986
Chương 2: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara nhìn từ
bình diện cảm quan về thế giới và cái tôi trữ tình
Chương 3: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara nhìn từ
phương thức nghệ thuật

Demo Version - Select.Pdf SDK

12




×